Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH Niềm Tin (NTC)

Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp: - Hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chia thành các khối chức năng riêng biệt: Mỗi trung tâm sẽ phụ trách kinh doanh một loại mặt hàng thuộc các lĩnh vực khác nhau, có thể phối hợp hỗ trợ nhau trong các dự án khi cần thiết, mỗi trung tâm lại bao gồm khối chức năng riêng phục vụ cho công việc của trung tâm: + Khối kinh doanh. + Khối kỹ thuật sản xuất : Nghiên cứu phát triển sản phẩm, đặc tính kỹ thuật, lắp đặt vận hành kỹ thuật hệ thống. + Khối điều phối dự án (Project Coordinater-Điều tiết các hoạt động của dự án: tiến độ nhập hàng, tiến độ thi công, hỗ trợ nhập hàng, thi công, thanh toán,.) + Khối nhập hàng: ( Purchase Order: Nhập hàng hóa cho công trình và bàn giao đúng tiến độ) + Khối tài chính kế toán trung tâm đảm nhiệm vai trò thanh toán và thu chi của trung tâm. + Ban quản lý: Bao gồm quản lý trung tâm và quản lý dự án.

doc44 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH Niềm Tin (NTC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác dịch vụ và sản phẩm mà công ty cung cấp, mở ra các triển vọng kinh doanh mới. - Tham gia các hội trở triển lãm: Các hội trợ về lĩnh vực công nghiệp, thiết bị tin học, viễn thông, xây dựng: Hội trợ Vietbuild, EXPO, hội chợ hàng công nghiệp, hội chợ tự động hóa,thông qua đó giới thiệu về doanh nghiệp, tư vấn về sản phẩm và giải pháp, tìm kiếm đối tác và khách hàng. - Hoạt động PR: Quảng bá và tổ chức các sự kiện, các khóa đào tạo và hội thảo giới thiệu sản phẩm: Hội thảo về thiết bị tổng đài HiPath3000, hội thảo về thiết bị hội nghị truyền hình Tenberg. 2.1.6. Công tác thu thập thông tin Marketing: Các kênh và phương pháp thu thập thông tin marketing chính: - Thu thập thông tin qua phản hồi trực tiếp hay gian tiếp của khách hàng hoặc người sử dụng cuối về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, dịch vụ sau bán hàng và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Mỗi khách hàng ghé thăm website của công ty có thể gặp bảng câu hỏi và yêu cầu trả lời về chất lượng dịch vụ khi cần thiết, được cung cấp thông tin về bộ phận hỗ trợ và phản ánh thông tin của khách hàng tới công ty, mỗi trung tâm kinh doanh đều có Helpdesk office là nhân viên hỗ trợ các công tác liên quan đến kinh doanh, hỗ trợ chăm sóc khách hàng, thu thập các thông tin về thị trường. - Tiếp cận thị trường qua các kênh bán hàng hoặc các đại lý, ghi nhận các nhu cầu thị trường về chất lượng, chủng loại sản phẩm, những nhu cầu mới phát sinh để đáp ứng khách hàng một cách tốt nhất. - Qua các hội nghị khách hàng, hội thảo giới thiệu sản phẩm mới để nắm bắt nhu cầu của thị trường, đối thủ cạnh tranh. - Các phương tiện khác: viễn thông, các kênh chuyên cung cấp thông tin, các thông tin của các nhà khảo sát thị trường, các hãng sản xuất Điều này đã được làm khá tốt, ví dụ như: Khi nắm bắt được nhu cầu thị trường về điều khiển tòa nhà ở khu vực phía bắc, công ty đã mạnh dạn đẩy mạnh công tác tiếp thị và kinh doanh sản phẩm cho lĩnh vực này và đến nay đã đạt được rất nhiều thành công. 2.1.7. Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các công ty họat động kinh doanh trong cùng lĩnh vực hoặc lĩnh vực có liên quan về về nghành nghề kinh doanh: - Các công ty kinh doanh về sản phẩm viễn thông,tin học, máy bộ đàm cầm tay, tổng đài điện thoại, thiết bị hội nghị truyền hình: Công ty IEC, công ty VIETTECH, - Các công ty kinh doanh trong lĩnh vực các dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp, bảo trì, phần mềm, call center: VMS, VINAPHONE, VINA KINDEN, - Các công ty kinh doanh trong lĩnh vực điều khiển tòa nhà BMS, SmartHome: Johnson Control, Honeywell, Crestron, Đặc biệt trong hòan cảnh Việt Nam gia nhập WTO, có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham tham gia vào thị trường Việt Nam, tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn mà lợi thế về công nghệ luôn thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Các đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Đó là các hãng hay văn phòng đại diện các hãng cạnh tranh thị trường cung cấp các sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp, sẽ thông qua một công ty khác làm đại diện để cạnh tranh với sản phẩm và dịch vụ mà công ty đang kinh doanh. 2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing: - Những thuận lợi: Công ty là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực điện, điện tử, tin học viễn thông, đã có trên 10 năm kinh nghiệm và trên 1000 khách hàng được phục vụ. Tài sản rất lớn của công ty là đội ngũ nhân viên tài năng, năng động, nhiệt tình, sáng tạo, được đào tạo cơ bản và chuyên sâu đã biến những tiềm năng của công ty thành hiện thực. Được sự hỗ trợ và cung cấp đầy đủ các dịch vụ kèm theo sản phẩm của các hãng lớn và uy tín trên thế giới. Là một trong những công ty đi đầu trong các lĩnh vực mà công ty kinh doanh nên dành được thị trường lớn và sự tín nhiệm cao của khách hàng. - Những khó khăn: Thị trường ngày càng biến động liên tục, tính cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Các yêu cầu của khách hàng ngày càng trở nên khắt khe hơn. - Tình hình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ: Doanh thu của công ty tăng lên nhiều sau mỗi năm, tỷ trọng của các nhóm sản phẩm kinh doanh thay đổi: nhóm sản phẩm về BMS dần chiếm tỷ trọng cao hơn thay cho nhóm các sản phẩm viễn thông, tin học. - Công tác marketing: Chính sách giá: Có các chương trình trình giảm giá cho khách hàng truyyền thống và khách hàng có hợp đồng giá trị lớn, tuy nhiên mục tiêu của chính sách giá là nó phải mang lại ý nghĩ trong kinh doanh, không giảm giá bằng mọi cách, thay vào đó là một dich vụ hoàn hảo với mức giá chấp nhận được. Khuyến mãi: Thực hiện các chương trình khuyến mãi cho khách hàng như phát lộc đầu xuân của PSC với các dịch vụ bảo trì miễn phí. Tiếp cận mở rộng thị trường: Ngòai việc phát triển các kênh kinh doanh truyền thống, mở rộng bằng các đại lý cấp dưới qua kênh kinh doanh gián tiếp, phát hiện các thị trường mới: điều khiển tòa nhà BMS, tự động hóa công nghiệp. 2.2. Phân tích công tác lao động tiền lương: 2.2.1. Cơ cấu lao động: Bảng 2.4: Số lượng lao động Đơn vị: Người Trình độ Năm 2006 2007 Trên ĐH 3 7 ĐH 42 40 CĐ 5 15 THCN 2 10 THPT 3 3 Tổng 55 75 Nguồn: Phòng nhân sự Qua bảng trên ta thấy số lượng nhân viên của công ty tăng lên theo từng năm, cơ cấu lãnh đạo tương đối ổn định, số lượng nhân viên lao động trực tiếp tăng đột biến năm 2007 là do mở thêm trung tâm call center giải đáp thắc mắc và tư vấn qua điện thoại với rất nhiều các điện thoại viên. Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo trình độ. Đơn vị: Người Trình độ Năm 2006 2007 Trên ĐH 3 7 ĐH 42 40 CĐ 5 15 THCN 2 10 THPT 3 3 Tổng 55 75 Nguồn: Phòng nhân sự Qua bảng cơ cấu lao động theo trình độ ta thấy lực lượng lao động của công ty chủ yếu là các cử nhân, kỹ sư có trình độ đại học, chiếm đại đa số, đối với lao động có trình độ cao đẳng ngày càng tăng lên do phát triển trung tâm tư vấn qua điện thoại call center. Bảng 2.6: Cơ cấu lao động theo giới tính. Đơn vị: Người Giới tính Năm 2006 2007 Nam 34 45 Nữ 21 30 Tổng 55 75 Nguồn: Phòng nhân sự Bảng 2.7: Cơ cấu lao động theo độ tuổi. Đơn vị: Người Tuổi Năm 2006 2007 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 18-20 0 - 2 2.67 21-30 39 70.91 53 70.67 31-40 11 20.00 14 18.67 41-50 3 5.45 4 5.33 >50 2 3.64 2 2.67 Tổng cộng 55 100.00 75 100.00 Nguồn: Phòng nhân sự Qua bảng cơ cấu nhân sự theo độ tuổi ta thấy lao động của công ty chủ yếu là các lao động trẻ có tính năng động và sáng tạo cao, nhiệt tình và làm việc với hiệu suất, áp lực cao đó là các yếu tố phù hợp với công việc kinh doanh và kỹ thuật. 2.2.2. Định mức lao động Để xác định định mức lao động công ty dùng phương pháp kinh nghiệm, xác định bằng những trải nghiệm thực tế của những người đi trước để có thể đưa ra định mức phù hợp cho các lao động, ví dụ như: Thời gian cài đặt một tổng đài của nhân viên sau khi đã lắp đặt trung bình là 30 phút. Tuy nhiên trên thực tế điều này chỉ mang tính tương đối vì các công việc liên quan đến kỹ thuật và kinh doanh còn có rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng đến chúng và hiệu quả, doanh số và chất lượng dịch vụ, sản phẩm mới là yếu tố quyết định. 2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động: - Thời gian làm việc của nhân viên là 44h/tuần, 8h/ ngày, nghỉ chiều thứ Bảy và Chủ nhật - Thời giờ được tính vào giờ làm việc: 30’ nghỉ trưa với các bộ phận làm việc trực tiếp Thời gian nghỉ cần thiết trong quá trình lao động theo nhau cầu sinh lý tự nhiên - Nghỉ hàng năm: 15 ngày phép 1 năm - Nghỉ Lễ, Tết: 09 ngày theo Quy định của Bộ Luật lao động (Tết Dương lịch: 1 ngày; Tết nguyên đán: 04 ngày; Giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày; Ngày Chiến thắng miền Nam; 1 ngày; Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày, Ngày Quốc khánh: 1 ngày). 2.2.4. Năng suất lao động: Bảng 2.8: Năng suất lao động năm 2006-2007 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm Tăng/giảm năm 2007 so với năm 2006 2006 2007 Giá trị Tỷ lệ % Doanh thu 52,250,066,576 74,424,373,169 22,174,306,593 42.44 Số LĐ 55 75 20 36.36 Năng suất LĐ 950,001,210 992,324,976 42,323,765 4.46 Tổng quỹ lương 1,724,208,577 2,984,208,720 1,260,000,143 73.08 Thu nhập bình quân 2,612,437 3,315,787 703,350 26.92 Nguồn: Phòng tài chính-kế toán Qua bảng năng suất lao động ta thấy doanh thu của công ty tăng trong khi mức tăng của số lượng nhân viên thấp hơn nên năng suất lao động tăng lên, tuy nhiên, mức tăng là năng suất là không đáng kể, tuy nhiên quỹ lương và thu nhập bình quân tăng lên rất nhiều do doanh nghiệp làm ăn có lãi và có thay đổi cơ bản về mức lương cho nhân viên trong khi số lượng nhân viên đã tăng rất nhiều 2.2.5. Công tác tuyển dụng và đào tạo: - Công tác tuyển dụng: Khối CoD phụ trách văn phòng và nhân sự có nhiệm vụ tìm kiếm và tuyển dụng các nhân sự cho công ty theo kế hoạch và các yêu cầu của các trung tâm kinh doanh. Trong những năm qua, công ty NTC được đánh giá là 1 trong 150 nhà tuyển dụng hành đầu Việt Nam, đã tuyển được hàng chục ứng viên xuất sắc cho các trung tâm kinh doanh, trong đó có nhiều vị trí quản lý then chốt trong công ty, trong đó có nhiều người đã thực sự trưởng thành và thành công cũng như đóng góp được cho thành sự nghiệp chung của công ty. Khi có các yêu cầu về nhân sự theo kế hoạch hoặc theo yêu cầu của các trung tâm kinh doanh, CoD có trách nhiệm soạn thảo và lên kế hoạch tuyển dụng các ứng viên phù hợp nhất cho vị trí công việc yêu cầu, đăng thông báo rộng rãi trên website công ty hoặc các website về tuyển dụng và việc làm. Các ứng viên được chọn lựa sàng lọc qua hồ sơ trước khi được đến vòng thi tuyển chọn và phỏng vấn, chỉ khi thống nhất được tất cả các yêu cầu của công việc cũng như khả năng của ứng viên thì mới tiến hành tuyển dụng. Hầu hết các ứng viên khi đến với NTC đều thỏa mãn được các yêu cầu công việc và phát triển được các kỹ năng nghề nghiệp của mình khi đến với NTC. - Công tác đào tạo: Đối với các nhân viên bắt đầu làm việc cho NTC, họ sẽ có cơ hội được học hỏi rất nhiều qua các khóa đào tạo kỹ năng chuyên môn, học hỏi từ đồng nghiệp và các văn hóa NTC đã được xây dựng và phát triển tương đối bền vững trong 10 năm qua. Đối với các nhân viên đã làm việc cho NTC một thời gian, họ sẽ được đào tạo liên tục trong quá trình làm việc ở NTC theo chu kỳ hoặc theo các yêu cầu cụ thể của công việc mà người đó đảm nhận để họ luôn tự tin và mạnh mẽ về kiến thức mà họ có để phục vụ tốt nhất cho công việc của họ. 2.2.6. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương: Cách xây dựng đơn giá tiền lượng dựa vào các yếu tố: - Kế hoạch kinh doanh của từng trung tâm kinh doanh - Định mức số nhân viên cần của mỗi bộ phận - Xây dựng khoảng lương có thể chấp nhận cho mỗi vị trí của bộ phận đó - Các khoản phụ cấp, trách nhiệm của mỗi vị trí - Hiệu quả kinh doanh và công việc do mỗi vị trí mang lại Từ đó tính ra tổng quỹ lương Bảng 2.9: Bảng công thức tính lương của một nhân viên Đơn vị: VNĐ Họ và tên Cấp bậc Lương cơ bản Hệ số K2 Hệ số K3 Hệ số K4 TLM1 HSM1 TLM2 HSM2 Lương cứng Lc= (Mltt*(K1+h)+ĐVLcb*K2)*T/Tqd Ngày công theo quy định (Tqd) Ngày công thực tế (T) Lm1 =ĐVLcb* HSM1*T/Tqd Lm2= ĐVLcb* HSM2*T/Tqd KHOẢN TRÍCH NỘP TN maxct=(Lc+Lm1+Lm2max+PCtn_-BH Thu nhập hiện tại cả khoán Lm3max=Tnmaxct* 20% Tổng thu nhập theo tháng TN max=Tnmaxct+ Lm3max Lương tối thiểu (Mltt) Hệ số K1 Mức lương Bảo hiểm BH=(Mltt*K1)*6% Nguyễn Thu Huyền CM23 450,000 2.34 1,053,000 2.16 2.07 0.70 0.35 0.51 0.65 0.94 2,025,000 24 24 227,850 423,150 63,180 2,612,820 2,600,000 522,564 3,135,384 TỔNG 2,025,000 3,135,384 Bảng 2.10: Trích bảng lương nhân viên trung tâm kinh doanh BSC tháng 1/2007 Đơn vị: VNĐ STT Tên nhân viên Mức lương 1 Nguyễn Nữ Hoàng Anh 2,756,784 2 Nguyễn Thị Phương Anh 3,102,566 3 Nguyễn Trần Bình 3,000,000 4 Phạm Lê Hoàng 3,245,690 5 Nguyễn Thu Huyền 3,135,384 6 Nguyễn Thành Nam 3,100,342 7 Uông Minh Nam 4,854,909 Nguồn: Bảng lương tháng 1/2007 2.2.7. Tình hình trả lương cho các bộ phận: Mỗi nhân viên đều có tài khỏan lương riêng, định kỳ trả lương 2 tuần 1 lần qua thẻ ATM. Các nhân viên kinh doanh sẽ nhận thêm khỏan thưởng hợp đồng theo phần trăm quy định cho mỗi hợp đồng ký được. Các nhân viên thực thi dự án sẽ nhận được các khỏan thưởng cho dự án khi hoàn thành, mức độ hoàn thành và ý nghĩa của nó đối với chủ đầu tư và công ty. 2.2.8. Nhận xét về công tác lao động tiền lương của công ty: - Quỹ lương và lương bình quân của công ty còn thấp, chưa tương xứng với những đóng góp mà các nhân viên mang lại cho công ty cả về giá trị vật chất và vị thế của công ty mà các nhân viên đã cố gắng xây dựng. - Các nguyên nhân chủ quan: Các chi phí cho hoạt động kinh doanh, bán hàng, văn phòng còn cao và chưa được hợp lý, điều này đang từng bước được cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Các nguyên nhân khách quan: Nguồn vốn kinh doanh hạn hẹp, các khoản chi trả của khách hàng kéo dài gây ứ đọng vốn kinh doanh, giảm hiệu quả kinh doanh và quay vòng vốn. Quá trình thực thi dự án cũng như nghiệm thu bàn giao kéo dài dó các lý do khách quan cũng ảnh hưởng đến điều này. 2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định trong doanh nghiệp: 2.3.1. Các loại nguyên liệu dùng trong doanh nghiệp: Các loại hàng hóa được nhập về (trong nước hoặc từ nước ngòai) để phục vụ cho công việc kinh doanh, cung cấp cho khách hàng, các dự án của công ty được coi là nguyên vật liệu của công ty. 2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu: Công ty sử dụng phương pháp định mức nguyên liệu thực tế và tiên lượng theo dự toán. Các vật tư mua sắm để bán cho khách hàng và dùng cho dự án được tính theo bảng dự toán lập ra đáp ứng đủ cho dự án trong đó có dự phòng trong trường hợp hỏng hóc, mất mát phải thay thế. Đối với các thiết bị đặt mua theo đơn đặt hàng được đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và chủng loại. 2.3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu: Phuơng pháp kế toán hàng tồn kho: - Đánh giá hàng tồn kho theo thực tế - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp nhập trước, xuất trước - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. 2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu: Căn cứ vào nhu cầu thị trường, các hợp đồng ký kết, công ty lên kế hoạch đặt hàng liên tục để đạt mức dự trữ trong kho là 10% Với các sản phẩm có đặc thù riêng (dùng cho khách hàng đặc biệt hoặc đáp ứng cho các dự án có yêu cầu cấp hàng nhanh và có khả năng cao giành được hợp đồng khi đấu thầu hoặc chào giá thì sẽ được nhập và dự trữ trước, tùy theo tình hình, điều kiện cụ thể. 2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn tài sản cố định: TSCĐ trong Công ty phần lớn là các loại sau: - Vật dụng văn phòng, xe và các phương tiện vận chuyển. - Máy móc thiết bị: máy tính, máy lập trình chuyên dụng - Thiết bị, công cụ quản lý - Phương pháp kế toán TSCĐ - Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định, thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao TSCĐ: theo chuẩn mực kế toán và Quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính - TSCĐ được xác định theo nguyên giá trừ (-) hao mòn lũy kế - Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Những chi phí mua sắm, cải tiến và tân trang được tính vào giá trị TSCĐ. Riêng những chi phí bảo trì sửa chữa được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng 2.11: Cơ cấu tài sản cố định Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 Chênh lệch năm 2007 so với năm 2006 Giá trị Tỷ lệ % TCSĐ hữu hình 1,625,274,737 1,245,187,756 (380,086,981) (23.39) Nguyên giá 2,697,656,154 3,243,760,123 546,103,969 20.24 Giá trị hao mòn lũy kế (1,072,381,417) (1,998,572,367) (926,190,950) 86.37 Nguồn: Bộ phận Kế toán, Phòng Hành chính Năm 2007 : Đầu tư tài sản cố định của công ty giảm (nguyên giá tăng 546,103,969 VNĐ so với 2006), tuy nhiên mức khấu hao năm 2007 nhiều hơn mức tăng nguyên giá nên TSCĐ hữu hình năm 2007 giảm 380,086,981đồng (23.39%) so với năm 2006. 2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định: Cách tính khấu hao TSCĐ được áp dụng theo quy định: Nhà cửa, vật kiến trúc : 5-50 năm Máy móc thiết bị: 5-15 năm Phương tiện vận tải: 6-10 năm Thiết bị, dụng cụ quản lý : 3-10 năm Thời gian sử dụng thực tế : Công ty sử dụng và khấu hao TSCĐ theo chuẩn mực kế toán về Quyết định 206/2003/QDD - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính. Thực tế, công ty có nhiều tài sản cố định chưa hết khấu hao nhưng yêu cầu về công nghệ: máy tính lập trình, bộ test thiết bị và các thông số cần thay đổi để đáp ứng các yêu cầu của dự án và công việc. Thông thường các thiết bị này được mua kèm vào các dự án có liên quan. Phương pháp khấu hao đều. 2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản: - Nguyên vật liệu: Công ty tiến hành kiểm kê xác định tỷ lệ hao hụt, đánh giá phẩm chất theo tần suất quy định 3 tháng/lần (các thiết bị tồn kho và các thiết bị điện tử,), luôn cập nhật số lượng hàng tồn trên hệ thống máy tính của công ty, đảm bảo luôn đủ hàng để đáp ứng nhu cầu. - Tài sản cố định: làm nhãn mác gắn trực tiếp các máy móc thiết bị, lập hồ sơ tài sản cố định, bàn giao cho bộ phận sử dụng (có Biên bản giao nhận). Nhờ đó, các bộ phận tự quản lý được, thuận tiện trong việc kiểm kê, đánh giá TSCĐ hàng năm. Các cá nhân sử dụng được bàn giao từ phòng kế toán, bộ phận nhân sự, trung tâm kinh doanh, rồi đến người sử dụng có văn bản bàn giao kèm theo, nên việc bảo quản và chịu trách nhiệm về tài sản cố định được giao cho các nhân viên. 2.4. Phân tích chi phí và giá thành: 2.4.1. Các loại chi phí của doanh nghiệp: Theo tài liệu của công ty, chi phí bao gồm các khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Các chi phí này được phân thành 02 nhóm như sau: Chi phí biến đổi gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí các hàng hóa, vật tư nhập về cho kinh doanh, lắp đặt. Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương nhân công trực tiếp và các khoản chi phí tính theo lương Chi phí sản xuất chung: + Chi phí vật liệu + Chi phí khác bằng tiền. Chi phí bán hàng: + Chi phí nhân viên bán hàng + Chi phí vật liệu + Chi phí bảo hành + Chi phí vận chuyển Chi phí quản lý doanh nghiệp: + Chi phí nhân viên quản lý + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Thuế, phí và lệ phí + Chi phí bằng tiền khác Chí phí cố định gồm: Chi phí sản xuất chung: + Chi phí nhân viên ngành hàng + Chi phí dụng cụ kinh doanh + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí xử lý nước thải, lao công, bảo trì máy móc. Chi phí bán hàng: + Chi phí dụng cụ, phương tiện. Chi phí quản lý doanh nghiệp: + Chi phí vật liệu quản lý + Chi phí đồ dùng văn phòng + Chi phí dự phòng Bảng 2.12: Tỷ lệ chi phí biến đổi và chi phí cố định trong năm Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Chi phí biến đổi 32,694,946,063 82.03 44,191,293,476 81.54 Chi phí cố định 7,162,357,439 17.97 10,004,553,318 18.46 Tổng chi phí 39,857,303,502 100.00 54,195,846,795 100.00 Nguồn: Bộ phận Kế toán, Phòng Hành chính Theo bảng trên ta thấy công ty có chi phí biến đổi chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) do đặc điểm của doanh nghiệp chủ yếu là kinh doanh nên chi phí nguyên vật liệu, thiết bị chiếm lượng lớn, chi phí nhân công lớn. Điều này đưa đến tốc độ phát triển của doanh nghiệp chưa cao nhưng nếu gặp rủi ro như khối lượng tiêu thị giảm, nguyên liệu khan hiếm, giá đầu vào tăng cao.. thì sự thiệt hại sẽ thấp hơn so với những công ty có tỷ trọng chi phí cố định lớn. 2.4.2. Hệ thống sổ sách kế toán: Do khối lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều và để thuận lợi cho việc ghi chép, phản ánh số liệu vào hệ thống tài khoản và sổ sách, Công ty sử dụng hình thức ghi nhật ký chung kết hợp với nhật ký đặc biệt - Nhật ký đặc biệt: gồm 03 loại sổ: + Nhật ký thu, chi: Số chi, thu tiền mặt; Sổ tiền gửi ngân hàng; Theo dõi tình hình thu, chi phát sinh trong kỳ; Quản lý lượng tiền mặt tồn quỹ + Nhật ký bán hàng: theo dõi doanh thu, công nợ khách hàng để báo cáo kịp thời cho giám đốc biết doanh thu tiêu thụ theo tuần, tháng, số lũy kế nhằm kịp thời có biện pháp điều chỉnh, có chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế. + Nhật ký mua hàng: theo dõi việc mua các loại nguyên liệu cho các trung tâm kinh doanh trong công ty. Số liệu nhập vào sổ này căn cứ vào các đơn hàng đã hoàn thiện do bộ phận nhận hàng chuyển đến. - Nhật ký chung: Dùng để tổng hợp các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong tháng theo thứ tự thời gian và ghi chép số liệu từ các sổ nhật ký trên trừ nhật ký thu chi. Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên nhật ký chung để tiến hành chuyển vào sổ cái tài sản. Trong quá trình ghi chép vào các sổ nhật lý thì kế toán cũng tiến hành theo dõi các đối tượng kế toán riêng biệt trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết như tài sản cố định, nguyên vật liệu. cuối tháng sẽ tổng hợp số liệu và khóa các sổ, thẻ chi tiết này. Sau đó, căn cứ vào số liệu của sổ, thẻ chi tiết để lập bảng cân đối phát sinh và kiểm tra, chỉnh sửa và đây là căn cứ để lập báo cáo tài chính. - Trình tự ghi sổ: + Hàng ngày, phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, kế toán căn cứ vào ngày đến chứng từ làm gốc. Chứng từ được dung làm căn cứ ghi vào sổ nhật ký chung và sổ nhật ký đặc biệt có liên quan. + Cuối tháng, tổng hợp số liệu sổ nhật ký đặc biệt và căn cứ vào nhật ký chung, trích lọc các tài khoảng phù hợp trên sổ cái + Cuối tháng, cuối mỗi quý, kế toán cộng số liệu trên sổ cái để lập bảng cân đối phát sinh, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Sau khi đối chiếu khớp đúng với số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (lập từ các Sổ kế toán chi tiết), kế toán sử dụng các số liệu này để lập báo cáo tài chính. Chứng từ gốc Máy vi tính Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi phí Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng HÌnh 2.2: Phương pháp ghi sổ kế toán - Phương pháp hạch toán chi phí kinh doanh và tính giá thành: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621): nhu cầu hàng hóa được xác định theo từng dự án hay hợp đồng hoặc theo thời gian căn cứ vào nhu cầu thực tế. + Chi phí nhân công trực tiếp (TK622): các nhân viên trực tiếp tham gia kinh doanh. + Chi phí sản xuất chung (TK627): bộ phận kỹ thuật, kho bãi, vận chuyển. sau đó sẽ được phân bổ theo TK622. + Chi phí bán hàng (TK 641) + Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK624): đội văn phòng, xe con, chi phí văn phòng phẩm. 2.4.3. Công tác xây dựng giá thành kế hoạch Hàng hóa của công ty là dịch vụ cung cấp cho khách hàng hoặc các vật tư thiết bị phục vụ cho kinh doanh, dự án, nên việc tính giá kế hoạch dựa trên giá cả hàng hóa của nhà cung cấp của thời gian trước, tình hình thị trường và các chào giá cho các đơn hàng cụ thể. Công ty đã đề ra quyết tâm là nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyên nghiệp nhất với chi phí hợp lý nhất. Và điều đó đã thực sự được thể hiện trong họat động kinh doanh của công ty và mang lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đối với từng nhóm sản phẩm khác nhau và nhóm khách hàng khác nhau, công ty có các chính sách về giá khác nhau cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh vào từng thời kỳ: - Giảm giá theo tỷ lệ tối đa 2% đối với các khách hàng truyền thống hoặc khách hàng có hợp đồng giá trị trên 10 tỷ đồng. - Trả hoa hồng cho các đại lý và nhà phân phối cấp dưới theo tỷ lệ hoặc theo kết quả kinh doanh quy định trước, hỗ trợ phòng trưng bày sản phẩm. Giá kế hoạch = Giá bình quân năm trước*hệ số dự trù chi phí tăng thêm Hệ số này thay đổi theo từng năm tùy tình hình kinh tế, thị trường, tỷ giá ngoại tệ và giá nguyên vật liệu trong nước và thế giới, tình hình lạm phát. 2.4.4. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế: - Phương pháp tập hợp chi phí: Công ty áp dụng phương pháp kê thai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Theo phương pháp này thì tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hóa sẽ được phản ánh liên tục, có tính hệ thống trên sổ kế toán. Vì vậy, giá trị vật tư hàng hóa tồn kho được xác định ở thời điểm bất kỳ nào trong kỳ kế toán. - Trình tự hạch toán: + Bước 1: tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm các yếu tố đầu vào theo nội dung kinh tế của từng chi phí + Bước 2: Kết chuyển hoặc phân bổ các chi phí sản xuất đã tập hợp ở bước 1 cho các đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có liên quan. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp vào TK621 + Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung: tập hợp vào TK 622 và TK 627 chung. + Bước 3: Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành tập hợp toàn bộ chi phí này vào các TK154 tương ứng theo từng loại sản phẩm để xác định giá thành sản phẩm nhập kho trong kỳ. 2.4.5. So sánh giá thành thực tế, biến động giá thành; Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động (giá xăng dầu tăng cao, giá quy đổi ngoại tệ có nhiều biến động,) ảnh hưởng đến giá thành các nguyên liệu ngoại nhập, doanh nghiệp phải tính toán và dự đoán các biến động đó để có thể điều chỉnh giá thành cho hợp lý. Việc tăng giá thành là điều hoàn toàn dễ hiểu. Trên thực tế, do đã nhận đã nhận biết trước được tình hình thị trường với sự biến động về giá từ cuối năm 2006: Giá xăng, dầu tăng, tỷ giá ngoại tệ quy đổi tăng (EURO và USD), vận chuyển, kho bãi, lạm phát,Nên công tác đánh giá về giá của các loại vật tư thiết bị mà công ty sẽ mua và nhập cho kinh doanh tương đối sát với giá kế hoạch, vì thế công ty có thể lường trước được những biến động về giá xảy ra khi mua hàng và có thể chuẩn bị được đủ nguồn lực cho kinh doanh và mua hàng. 2.4.6. Nhận xét về công tác quản lý chi phí và tính giá thành của doanh nghiệp: Do đặc thù của Công ty là kinh doanh sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật với số lượng lớn, cung cấp hàng cho các các đại lý nên việc áp dụng hình thức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng dự án và theo dự án là phù hợp. - Chi phí nguyên liệu và nhân công trực tiếp được theo dõi chi tiết theo từng nhóm sản phẩm rất thuận tiện cho việc tính giá thành của từng nhóm sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố phát sinh chi phí rất thuận tiện để kiểm tra nhằm giảm bớt những khoản chi bất hợp lý. - Công ty quản lý giá thành Z rất tốt, do việc đặt hàng và vận chuyển được thực hiện hợp lý theo kế hoạch trước nên không gặp phải những trở ngại lớn khi giá nguyên vật liệu tăng cao, giá vận chuyển tăng cao do biến động của thị trường. - Tuy nhiên, còn 1 số điểm chưa phù hợp như: + Chi phí sản xuất chung chỉ được tập hợp theo chi phí và không theo dõi theo từng ngành hàng nên chi phí sản xuất chung không được phản ánh chính xác + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý được phân bổ theo các nhóm ngành hàng theo doanh thu thì đơn giản, dễ làm nhưng doanh thu thường có bản chất thay đổi giữa các kỳ trong đó chi phí ngoài sản xuất thường có bản chất cố định nên phản ánh không thật chính xác 2.5. Phân tích tình hình tài chính: 2.5.1. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 2.13: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Năm Tỷ lệ tăng/giảm (%) 2006 2007 2007/2006 Doanh thu bán hàng 1 52,250,066,576 74,424,373,169 42.44 Các khoản giảm trừ 3 312,781,366 17,328,420 (94.46) 1. Doanh thu thuần (10 = 01-03) 10 51,937,285,210 74,407,044,749 43.26 2. Giá vốn hàng bán 11 28,755,965,620 36,300,004,792 26.23 3. Lợi nhuận gộp (20 = 10 - 11) 20 23,181,319,590 38,107,039,957 64.39 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 301,236,254 145,837,808 (51.59) 5. Chi phí tài chính 22 779,059,278 1,195,721,209 53.48 6. Chi phí bán hàng 24 6,658,359,964 10,699,435,407 60.69 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4,674,355,669 7,518,831,872 60.85 8. Lợi nhuận thuần (30 = 20 + (21 - 22)- (24+25)) 30 11,370,780,933 18,838,889,277 65.68 9. Thu nhập khác 31 - 305,738,547 - 10. Chi phí khác 32 - 253,333,665 - 11. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 - 52,404,882 - 12. Tổng lợi nhuận trước thuế ( 50 = 30 +40) 50 11,370,780,933 18,891,294,159 66.14 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 3,638,649,899 6,045,214,131 66.14 14. Lợi nhuận sau thuế (60 = 50 - 51) 60 7,732,131,034 12,846,080,028 66.14 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 14.80 17.26 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006-2007 Phân tích: - Với các nỗ lực xúc tiến bán hàng nhằm khai thác triệt để nhu cầu thị trường, công ty đã đạt doanh thu trong năm 2007 là 74,424,373,169 VNĐ, tăng 42.44% so với năm 2006. - Mặc dù để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, công ty đã phải tăng thêm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp là 18,218,267,279 VNĐ nhưng vẫn đạt hiệu quả kinh doanh cao, lợi nhuận sau thuế tăng 5,113,948,993 VNĐ, tăng 66,14% so với năm 2006. - Xét về tỷ suất lợi nhuận/doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả, lợi nhuận sinh ra từ doanh thu khá cao. Cụ thể: Năm 2007, cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 17.26 đồng lợi nhuận. 2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán: Bảng 2.14: Bảng cân đối kế toán. Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Năm Chênh lệch năm 2007 so với 2006 2006 2007 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 42,483,598,387 52,777,591,444 24.23 I.Tiền 110 1,795,834,932 2,044,431,599 13.84 1. Tiền mặt tại quỹ 111 1,348,255,574 468,012,448 (65.29) 2. Tiền gửi ngân hàng 112 447,579,358 1,576,419,151 252.21 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 100,000,000 122,310,000 22.31 III. Các khoản phải thu 130 7,199,117,613 13,077,769,453 81.66 1. Phải thu của khách 131 4,437,635,622 9,636,046,896 117.14 2. Trả trước cho người bán 132 810,332,884 3,762,562,138 364.32 3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 660,902,923 186,926,863 (71.72) 4. Phải thu nội bộ 134 838,425,507 (1,026,685,617) (222.45) 5. Các khoản phải thu khác 138 451,820,677 518,919,172 14.85 IV. Hàng tồn kho 140 32,009,386,620 35,093,766,339 9.64 3. Công cụ, dụng cụ tồn kho 143 - 21,230,200 - 4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 144 178,586,324 2,872,444,228 1,508.43 6. Hàng hóa tồn kho 146 31,830,800,296 32,200,091,910 1.16 V. Tài sản lưu động khác 150 1,379,259,222 2,439,236,998 76.85 1. Tạm ứng 151 147,292,754 498,480,297 238.43 2. Chi phí trả trước 152 529,596,334 540,740,595 2.10 5. Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 155 702,370,134 1,400,093,162 99.34 VI. Chi sự nghiệp 160 - - - B.TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 1,625,274,737 1,493,813,759 (8.09) I. Tài sản cố định 210 1,625,274,737 1,245,187,756 (23.39) 1. TCSĐ hữu hình 211 1,625,274,737 1,245,187,756 (23.39) Nguyên giá 212 2,697,656,154 3,243,760,123 20.24 Giá trị hao mòn lũy kế 213 (1,072,381,417) (1,998,572,367) 86.37 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 - - - III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 - 248,626,002 - IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 - - - V. Chi phí trả trước dài hạn 241 - - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 44,108,873,124 54,271,405,202 23.04 NGUỒN VỐN - - A.NỢ PHẢI TRẢ 300 38,970,961,786 47,164,831,207 21.03 I.Nợ ngắn hạn 310 38,970,961,786 47,164,831,207 21.03 1. Vay ngắn hạn 311 7,234,186,653 10,245,062,876 41.62 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 - - 3. Phải trả cho người bán 313 9,994,007,231 18,619,118,342 86.30 4. Nguời mua trả tiền trước 314 20,483,890,203 17,934,379,874 (12.45) 5. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước 315 1,262,912,017 215,519,860 (82.93) 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 (4,034,318) 150,750,255 (3,836.70) II. Nợ dài hạn 320 - - - III. Nợ khác 330 - - - B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 5,137,911,338 7,106,573,995 38.32 I. Nguồn vốn - quỹ 410 5,137,911,338 7,106,573,995 38.32 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 5,000,000,000 6,953,632,027 39.07 3. Chênh lệch tỷ giá 413 (8,674,812) (10,610,163) 22.31 6. Lợi nhuận chưa phân phối 416 146,586,150 163,552,131 11.57 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 - - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 44,108,873,124 54,271,405,202 23.04 Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2006-2007 Qua bảng cân đối kế toán ta thấy: Trong năm 2007, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 10,293,993,057 VNĐ (tương đương với 24.43%) so với năm 2006, chủ yếu do tăng các khoản sau: - Tăng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: 248,596,667 VNĐ. - Tăng đầu tư tài chính ngắn hạn: 22,310,000 VNĐ. - Tăng các khoản phải thu: phải thu khác hàng (tăng công nợ cho khách hàng là 5,198,411,274 VNĐ), trả trước cho người bán: 2,952,229,254 VNĐ. - Tăng hàng tồn kho thêm 3,084,379,719 VNĐ do tình hình thị trường liên tục biến động về giá trong khi nhu cầu của người tiêu dung lại rất lớn nên công ty phải tăng cao lượng hàng dự trữ nhằm bình ổn giá hoặc do yêu cầu của dự án cần cung cấp hàng với thời gian ngắn. Về tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Năm 2007 giảm 131,460,978 VND (tương đương 8,09%) so với năm 2006 do các khoản sau: - Giảm tài sản cố định hữu hình: 380,086,981 VND - Tăng giá trị hao mòn lũy kế: 926,190,950 VND. Do đó, tổng tài sản năm 2007 là 54,271,405,202 VNĐ tăng thêm 10,162,532,078 VNĐ (tương đương 23.04%) so với năm 2006. Bảng 2.15: Cơ cấu tài sản. Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 Chênh lệch 2007 so với 2006 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) TSLĐ & ĐTNH 42,483,598,387 96.32 52,777,591,444 97.25 10,293,993,057 24.23 TSCĐ & ĐTDH 1,625,274,737 3.68 1,493,813,759 2.75 (131,460,978) (8.09) Tổng Tài sản 44,108,873,124 100.00 54,271,405,202 100.00 10,162,532,078 23.04 Nguồn: Phòng kế toán-tài chính Bảng 2.16: Cơ cấu nguồn vốn. Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 Chênh lệch 2007 so với 2006 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Nợ phải trả 38,970,961,786 88.35 47,164,831,207 86.91 8,193,869,421 21.03 Nguồn vốn CSH 5,137,911,338 11.65 7,106,573,995 13.09 1,968,662,657 38.32 Tổng Nguồn vốn 44,108,873,124 100.00 54,271,405,202 100.00 10,162,532,078 23.04 Nguồn: Phòng kế toán-tài chính Nhận xét: Theo số liệu tại bảng 2.15 và bảng 2.16, ta thấy tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn tăng dần tuy nhiên mức tăng không đáng kể mà chủ yếu các khoản nợ phải trả do nhập hàng dự trữ trong kho. Tỷ trọng này đều nhỏ hơn 50% cho thấy mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp chưa cao. Vì vậy, Công ty cần thực hiện các biện pháp chiếm dụng vốn để đảm bảo đầu tư cũng như chú ý đến các khỏan nợ phải trả để đảm bảo đủ vốn đầu tư và mua hàng hóa, Nguyên nhân trên được giải thích là do doanh nghiệp cần tích trữ một lượng hàng hóa lớn để đối phó với biến động của thị trường nên các khoản trả người bán cao cả trong 2007 và 2006.. Về cơ cấu tài sản – nguồn vốn: Nguồn vốn tăng chủ yếu do: - Tăng nợ phải trả: 8,193,869,421 VND, trong đó hoàn toàn là nợ ngắn hạn. - Tăng nguồn vốn chủ sở hữu: 1,968,662,657 VND. Bảng 2.17: Giá trị bình quân và một số giá trị tài chính 2006, 2007 Đơn vị: VNĐ Năm 2006 2007 Giá trị bình quân Hàng tồn kho 31,830,800,296 35,093,766,339 33,462,283,317 Tổng Tài sản 44,108,873,124 54,271,405,202 49,190,139,163 TSLĐ 42,483,598,387 52,777,591,444 47,630,594,915 TSCĐ 1,625,274,737 1,493,813,759 1,559,544,248 Nguồn vốn CSH 5,137,911,338 7,106,573,995 6,122,242,667 Nguồn: Phòng kế toán-tài chính Sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của công ty TSLĐ > Nợ ngắn hạn (TSCĐ < Nợ dài hạn + Nguốn vốn Chủ sở hữu) : TSLĐ được tài trợ bởi nợ ngắn hạn và một phần nguồn vốn dài hạn, tình hình tài chính là vững chắc. 2.5.3. Phân tích một số chỉ số tài chính: Bảng 2.18: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính. Đơn vị: % Các tỷ số tài chính 2006 2007 1. Các tỷ số về khả năng thanh toán 1a. Khả năng thanh toán chung 1.09 1.12 (TSLĐ & đầu tư ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn 1b. Khả năng thanh toán nhanh 0.27 0.37 (TSLĐ&đầu tư ngắn hạn - hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn 2. Các tỷ số về cơ cấu tài chính 2a. Cơ cấu tài sản lưu động 0.96 0.97 (TSLĐ&đầu tư ngắn hạn)/Tổng Tài sản 2b. Cơ cấu TSCĐ 0.04 0.03 (TSCĐ&đầu tư dài hạn)/Tổng tài sản 2c. Tỷ số cơ cấu nguồn vốn CSH 0.12 0.13 Nguồn vốn CSH/Tổng Tài sản 2d. Tỷ số tài trợ dài hạn 0.12 0.13 (Nguồn vốn CSH+Nợ dài hạn)/Tổng tài sản 3. Các tỷ số về khả năng hoạt động 3a. Vòng quay hàng tồn kho 1.63 2.12 Doanh thu/Hàng tồn kho bình quân 3b. Kỳ thu nợ bán chịu 49.60 63.26 Khoản phải thu x360/Doanh thu 3c. Tỷ số vòng quay TSLĐ 1.09 1.56 Doanh thu thuần/(TSLĐ+ĐTNH)bình quân 3d. Tỷ số vòng quay TSCĐ 33.30 47.71 Doanh thu thuần/(TSCĐ+ĐTDH) bình quân 3e. Vòng quay tổng tài sản 1.06 1.51 Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân 4. Các tỷ số về khả năng sinh lời 4a. ROS (sức sinh lợi của DT thuần) 0.15 0.17 LN sau thuế/DT thuần 4b. ROE (sức sinh lời Vốn CSH) 1.26 2.10 LN sau thuế/Nguồn vốn CSH bình quân 4c. ROA (sức sinh lợi của vốn kinh doanh) 0.16 0.26 LN sau thuế/Tổng TS bình quân Nguồn: Bộ phận kế toán, phòng hành chính 2.5.4. Nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp: - Khả năng thanh toán: + Khả năng thanh toán chung của năm 2007 cao hơn năm 2006 và đều >1: Công ty không gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. + Khả năng thanh toán nhanh của năm 2007 lớn hơn 1 chút so với năm 2006. + Trong cả hai năm 2006, 2007, khả năng thanh toán nhanh của công ty đều <0.5 nên công ty gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán nhanh. - Cơ cấu tài chính: + TSCĐ&Đầu tư dài hạn: Phản ánh sự đầu tư dài hạn của công ty. Theo tỷ số ở bảng trên, công ty có TSCĐ& Đầu tư dài hạn < Tỷ số tài trợ dài hạn: Công ty có tình hình tài chính vững chắc, không bị rủi ro do sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn + Tỷ số tự tài trợ: tỷ số này càng lớn thì mức độ rủi ro về tài chính càng nhỏ, công ty có tỷ số tự tài trợ là 0.12, tính rủi ro tương đối cao (giá trị đẹp nhất của tỷ số này là 0.5) - Khả năng hoạt động + Vòng quay hàng tồn kho: chỉ số này cho biết một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho thì góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2007, tỷ số này là 2,12 cao hơn năm 2006 là 1,63. Như vậy, năm 2007, một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho tạo được doanh thu cao hơn năm 2006, tức là khả năng luân chuyển cao hơn. + Vòng quay TSCĐ, TSLĐ, Tổng tài sản: cho biết một đồng vốn đầu tư vào TSCĐ, TSLĐ, tổng tài sản góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay TSCĐ, TSLĐ, tổng tài sản của năm 2007 đều cao hơn năm 2006 phản án hiệu quả đầu tư của năm 2007 cao hơn năm 2006. - Các tỷ số về khả năng sinh lời: + ROS/ROE/ROA: cho biết mức sinh lời doanh thu thuần /nguồn vốn CSH/tổng tài sản (trong 100đồng doanh thu/nguồn vốn CSH/tổng tài sản) thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. + Các tỷ số này càng lớn càng tốt (khả năng sinh lời càng cao). Qua bảng phân tích trên, có thể thấy các tỷ số này của năm 2007 đều cao hơn năm 2006, chứng tỏ công ty đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP. 3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp: 3.1.1. Các ưu điểm - Marketing: + Sản phẩm đa dạng, phong phú,đáp ứng được yêu cầu của nhiều khách hàng khác nhau + Thương hiệu mạnh, có uy tín, được đánh giá là 1 trong 50 nhãn hiệu cạnh tranh quốc gia. + Chính sách giá: thực hiện bán đúng giá niêm yết với mức giá tốt nhất so với các đối thủ cạnh tranh nên luôn thu hút được khách hàng. + Thực hiện hiệu quả các chương trình khuyến mại, chương trình quan hệ với công chúng nhằm tăng doanh số bán hàng, tăng thị phần và góp phần xây dựng và bảo vệ hình ảnh công ty đối với khách hàng. + Các hội nghị khách hàng, các khóa đào tạo hay hội thảo để giới thiệu các sản phẩm và công nghệ mới và tiếp cận thị trường. - Lao động tiền lương: + Áp dụng đúng các chế độ lao động của Nhà nước, chế độ đãi ngộ hợp lý tạo được sự yên tâm cho nhân viên. + Chế độ lương thưởng, rõ ràng theo đúng hợp đồng, đúng với mức độ đóng góp về doanh số của từng người nên kích thích được trách nhiệm trong công việc. + Có chế độ tuyển dụng rõ ràng, chính sách đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. - Công tác quản lý vật tư, tài sản: + Tiến hành kiểm kê định kỳ xác định hao hụt , đánh giá lại chất lượng hàng hóa luôn đảm bảo cho nguyên liệu phục vụ cho việc kinh doanh. + Quản lý TSCĐ: có nhãn mác gắn trực tiếp trên thiết bị, lập hồ sơ thiết bị, có phiếu giao nhận tài sản nên các đơn vị có thể tự quản lý TSCĐ tại đơn vị mình, thuận tiện cho việc kiểm kê và đánh giá - Công tác quản lý chi phí và giá thành của doanh nghiệp: + Chi phí nguyên liệu và nhân công trực tiếp được theo dõi chi tiết theo từng nhóm sản phẩm rất thuận tiện cho việc tính giá thành của từng nhóm sản phẩm của các trung tâm kinh doanh. + Chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố phát sinh chi phí rất thuận tiện để kiểm tra nhằm giảm bớt những khoản chi bất hợp lý. + Công ty quản lý giá thành Z rất tốt, mặc dù năm 2007, giá cả hàng hóa đầu vào liên tục tăng cao do ảnh hưởng của lạm phát nhưng do lường trước được, công ty đã có kế hoạch dự trữ được nguyên liệu nên vẫn giữ được mức giá ổn định trong thời gian dài. - Tài chính: + Nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm hơn 10% trong tổng nguồn vốn, kết hợp với chỉ số phản ánh khả năng thanh toán nhanh cho thấy trong các năm 2006 và 2007, công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ. + Các tỷ số về tài chính cho thấy công ty có tình hình tài chính vững chắc, có khả năng gặp rủi ro do sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. + Hiệu quả kinh doanh của năm 2007 cao hơn năm 2006 (phản ánh qua các tỷ số về khả năng hoạt động) + Công ty có khả năng sinh lời trong năm 2007 cao hơn năm 2006 Tóm lại, năm 2007, công ty TNHH Niềm Tin có kết quả kinh doanh tốt, hiệu quả hơn năm 2006. 3.1.2. Những hạn chế: - Marketing: Khả năng mở rộng kênh phân phối qua các đại lý mặc dù đã có rất nhiều năm kinh nghiệm triển khai nhưng vẫn chưa làm tốt mà chủ yếu là qua kênh Account Manager. - Lao động tiền lương: - Công ty áp dụng hình thức trả lương theo từng vị trí, thông tin lương được coi là “cá nhân và bí mật”. Tuy nhiên, có sự chênh lệch rất lớn giữa lương của người lao động trực tiếp và cấp quản lý, do vậy, không thật sự kích thích các nhân viên làm việc. - Công tác quản lý chi phí và giá thành của Doanh nghiệp: + Chi phí sản xuất chung chỉ được tập hợp theo chi phí và không theo dõi theo từng nhóm sản phẩm nên chi phí sản xuất chung không được phản ánh chính xác + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý được phân bổ theo các nhóm ngành hàng theo doanh thu thì đơn giản, dễ làm nhưng doanh thu thường có bản chất thay đổi giữa các kỳ trong đó chi phí ngoài sản xuất thường có bản chất cố định nên phản ánh không thật chính xác 3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp: Cùng với sự lớn mạnh của công ty, các hợp đồng các dự án được ký kết ngày càng lớn cả về qui mô và số lượng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để triển khai một dự án trong một khoảng thời gian yêu cầu mà vẫn đảm bảo về chất lượng và chi phí theo như dự kiến. Công ty đã tổ chức các khoá đào tạo về quản lý dự án cũng như mời các chuyên gia trong lĩnh vực này tham gia vào các hoạt động của công ty. Tuy nhiên, mọi thứ đang ở giai đoạn đầu. Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của công ty cũng như nâng cao năng lực hiểu biết của bản thân, em lựa chọn đề tài tốt nghiệp của mình sẽ là :”Quản lý dự án vừa và nhỏ” PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản báo cáo kết quả họat động kinh doanh 2006-2007. Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán 2006-2007. Phụ lục 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006-2007 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Năm Tỷ lệ tăng/giảm (%) 2006 2007 2007/2006 Doanh thu bán hàng 1 52,250,066,576 74,424,373,169 42.44 Các khoản giảm trừ 3 312,781,366 17,328,420 (94.46) 1. Doanh thu thuần (10 = 01-03) 10 51,937,285,210 74,407,044,749 43.26 2. Giá vốn hàng bán 11 28,755,965,620 36,300,004,792 26.23 3. Lợi nhuận gộp (20 = 10 - 11) 20 23,181,319,590 38,107,039,957 64.39 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 301,236,254 145,837,808 (51.59) 5. Chi phí tài chính 22 779,059,278 1,195,721,209 53.48 6. Chi phí bán hàng 24 6,658,359,964 10,699,435,407 60.69 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4,674,355,669 7,518,831,872 60.85 8. Lợi nhuận thuần (30 = 20 + (21 - 22)- (24+25)) 30 11,370,780,933 18,838,889,277 65.68 9. Thu nhập khác 31 - 305,738,547 - 10. Chi phí khác 32 - 253,333,665 - 11. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 - 52,404,882 - 12. Tổng lợi nhuận trước thuế ( 50 = 30 +40) 50 11,370,780,933 18,891,294,159 66.14 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 3,638,649,899 6,045,214,131 66.14 14. Lợi nhuận sau thuế (60 = 50 - 51) 60 7,732,131,034 12,846,080,028 66.14 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 14.80 17.26 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006-2007 Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán 2006-2007 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Năm Chênh lệch năm 2007 so với 2006 2006 2007 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 42,483,598,387 52,777,591,444 24.23 I.Tiền 110 1,795,834,932 2,044,431,599 13.84 1. Tiền mặt tại quỹ 111 1,348,255,574 468,012,448 (65.29) 2. Tiền gửi ngân hàng 112 447,579,358 1,576,419,151 252.21 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 100,000,000 122,310,000 22.31 III. Các khoản phải thu 130 7,199,117,613 13,077,769,453 81.66 1. Phải thu của khách 131 4,437,635,622 9,636,046,896 117.14 2. Trả trước cho người bán 132 810,332,884 3,762,562,138 364.32 3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 660,902,923 186,926,863 (71.72) 4. Phải thu nội bộ 134 838,425,507 (1,026,685,617) (222.45) 5. Các khoản phải thu khác 138 451,820,677 518,919,172 14.85 IV. Hàng tồn kho 140 32,009,386,620 35,093,766,339 9.64 1. Hàng mua đang đi trên đường 141 - - - 2. Nguyên, vật liệu tồn kho 142 - - - 3. Công cụ, dụng cụ tồn kho 143 - 21,230,200 - 4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 144 178,586,324 2,872,444,228 1,508.43 5. Thành phẩm tồn kho 145 - - - 6. Hàng hóa tồn kho 146 31,830,800,296 32,200,091,910 1.16 7. Hàng gửi đi bán 147 - - - 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - - - V. Tài sản lưu động khác 150 1,379,259,222 2,439,236,998 76.85 1. Tạm ứng 151 147,292,754 498,480,297 238.43 2. Chi phí trả trước 152 529,596,334 540,740,595 2.10 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 - - - 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 - - - 5. Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 155 702,370,134 1,400,093,162 99.34 VI. Chi sự nghiệp 160 - - - 1. Chi sự nghiệp năm trước 161 - - - 2. Chi sự nghiệp năm nay 162 - - - B.TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 1,625,274,737 1,493,813,759 (8.09) I. Tài sản cố định 210 1,625,274,737 1,245,187,756 (23.39) 1. TCSĐ hữu hình 211 1,625,274,737 1,245,187,756 (23.39) Nguyên giá 212 2,697,656,154 3,243,760,123 20.24 Giá trị hao mòn lũy kế 213 (1,072,381,417) (1,998,572,367) 86.37 2. TSCĐ thuê tài chính 214 - - - Nguyên giá 215 - - - Giá trị hao mòn lũy kế 216 - - - 3. TSCĐ vô hình 217 - - - Nguyên giá 218 - - - Giá trị hao mòn lũy kế 219 - - - II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 - - - 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 - - - 2. Góp vốn liên doanh 222 - - - 3. Các khoản đầu tư dài hạn khác 228 - - - 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 229 - - - III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 - 248,626,002 - IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 - - - V. Chi phí trả trước dài hạn 241 - - - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 44,108,873,124 54,271,405,202 23.04 NGUỒN VỐN - - A.NỢ PHẢI TRẢ 300 38,970,961,786 47,164,831,207 21.03 I.Nợ ngắn hạn 310 38,970,961,786 47,164,831,207 21.03 1. Vay ngắn hạn 311 7,234,186,653 10,245,062,876 41.62 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 - - 3. Phải trả cho người bán 313 9,994,007,231 18,619,118,342 86.30 4. Nguời mua trả tiền trước 314 20,483,890,203 17,934,379,874 (12.45) 5. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước 315 1,262,912,017 215,519,860 (82.93) 6. Phải trả công nhân viên 316 - - - 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 - - - 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 (4,034,318) 150,750,255 (3,836.70) II. Nợ dài hạn 320 - - - 1. Vay dài hạn 321 - - - 2. Nợ dài hạn 322 - - - 3. Trái phiếu phát hành 323 - - - III. Nợ khác 330 - - - 1. Chi phí phải trả 331 - - - 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 - - - 3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333 - - - B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 5,137,911,338 7,106,573,995 38.32 I. Nguồn vốn - quỹ 410 5,137,911,338 7,106,573,995 38.32 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 5,000,000,000 6,953,632,027 39.07 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 - - - 3. Chênh lệch tỷ giá 413 (8,674,812) (10,610,163) 22.31 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 - - - 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 - - - 6. Lợi nhuận chưa phân phối 416 146,586,150 163,552,131 11.57 7. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 417 - - - II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 - - - 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 421 - - - 2. Quỹ quản lý của cấp trên 422 - - - 3. Nguồn kinh phí sự nghiệp 423 - - - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 424 - - - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 425 - - - 4. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 426 - - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 44,108,873,124 54,271,405,202 23.04 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Khoa Kinh tế và Quản lý, Đề cương thực tập và các quy định về thực tập và đồ án tốt nghiệp, 2001. [2] Ngô Trần Ánh (chủ biên) & các tác giả, Kinh tế và quản lý doanh nghiệp, NXB Thống kê: Hà Nội, 2000. [3] Nguyễn Tiến Dũng, Bài giảng Quản trị marketing, 2003. [4] Nguyễn Tiến Dũng và Ngô Trần Ánh, Hướng dẫn Thực tập kinh tế Chuyên ngành Quản trị marketing, 2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5862.doc
Tài liệu liên quan