Ảnh hưởng của thời gian sử dụng Edta trên cấu trúc ngà chân răng trong sửa soạn ống tủy: Nghiên cứu với kính hiển vi điện tử quét

BÀN LUẬN So sánh hiệu quả làm sạch lớp mùn giữa các phần ba chân răng của các nhóm bơm rửa dung dịch EDTA (Mỹ) và dung dịch EDTA (pha) trong 1 phút, 5 phút và 10 phút Hiệu quả làm sạch lớp mùn tại 1/3 chóp vẫn kém hơn so với 1/3 cổ và 1/3 giữa ống tủy chân răng trong cả 6 nhóm thực nghiệm, kém nhất là 1/3 chóp của nhóm 1 (EDTA-Mỹ, 1 phút) và nhóm 4 (EDTA-pha, 1 phút). Kết quả của nghiên cứu này tương tự với kết quả của nhiều nghiên cứu khác, đó là dung dịch EDTA hiệu quả trong việc loại bỏ lớp mùn ở 1/3 giữa và 1/3 cổ chân răng nhưng kém hiệu quả hơn ở 1/3 chóp(5,6,7). So sánh hiệu quả làm sạch lớp mùn của dung dịch EDTA (Mỹ) giữa các khoảng thời gian 1 phút, 5 phút, 10 phút Sử dụng dung dịch EDTA (Mỹ) trong 1 phút có mức độ làm sạch lớp mùn kém hơn so với 5 phút và 10 phút (p<0,05). Tuy nhiên, giữa 5 phút và 10 phút thì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bơm rửa dung dịch EDTA (Mỹ) trong 1 phút có hiệu làm sạch lớp mùn chỉ kém hơn nhóm bơm rửa trong 5 phút tại 1/3 chóp chân răng. So sánh hiệu quả làm sạch lớp mùn của dung dịch EDTA (pha) giữa các khoảng thời gian 1 phút, 5 phút, 10 phút Dung dịch EDTA (pha) có hiệu quả làm sạch lớp mùn trong các khoảng thời gian 1 phút, 5 phút và 10 phút là tương đương nhau. Riêng ở 1/3 chóp thì bơm rửa trong 1 phút làm sạch lớp mùn kém hơn trong 10 phút. So sánh hiệu quả loại bỏ lớp mùn giữa dung dịch EDTA (Mỹ) và dung dịch EDTA (pha) trong 1 phút, 5 phút và 10 phút Trong 1 phút và 5 phút, dung dịch EDTA (pha) loại bỏ lớp mùn hiệu quả hơn dung dịch EDTA (Mỹ), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,002). Trong 10 phút, dung dịch EDTA (pha) loại bỏ lớp mùn hiệu quả hơn dung dịch EDTA (Mỹ) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,100).

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thời gian sử dụng Edta trên cấu trúc ngà chân răng trong sửa soạn ống tủy: Nghiên cứu với kính hiển vi điện tử quét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 210 ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN SỬ DỤNG EDTA TRÊN CẤU TRÚC NGÀ CHÂN RĂNG TRONG SỬA SOẠN ỐNG TỦY: NGHIÊN CỨU VỚI KÍNH HIỂN VI ĐIỆN TỬ QUÉT Nguyễn Thị Bảo Trâm*, Phan Ái Hùng** TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát ảnh hưởng của thời gian sử dụng EDTA trên cấu trúc ngà răng trong sửa soạn ống tủy với kính hiển vi điện tử quét. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trong labo theo phương pháp mù đơn, so sánh nhóm, thực hiện trên 32 răng trước trên của người đã nhổ. Các răng được sửa soạn và bơm rửa với các dung dịch EDTA 15% (của Mỹ và tự pha) theo các nhóm sau: 1, 5, 10 phút và nhóm chứng (sửa soạn với dung dịch NaOCl 2,5%). Chân răng được chuẩn bị để khảo sát với kính hiển vi điện tử quét. Kết luận: Cả hai loại dung dịch EDTA đều có hiệu quả làm sạch thành ống tủy chân răng ở 1/3 cổ và 1/3 giữa ống tủy. Nhưng cả hai dung dịch này đều không hiệu quả ở 1/3 chóp. Từ khóa: chất chelat, EDTA, dung dịch bơm rửa, lớp mùn. ABSTRACT THE EFFECT OF APPLICATION TIME OF EDTA ON INTRACANAL STRUCTURE DURING ROOT CANAL PREPARATION: AN SEM ANALYSIS Nguyen Thi Bao Tram, Phan Ai Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 210 - 215 Objective: The aim of this in vitro study was to verify the influence of irrigation time with ethylenediaminetetraacetic acid solutions (EDTA) on intracanal smear layer removal under the scanning electron microscope (SEM). Materials and method: Thirty-two extracted human permanent incisive teeth with single straight root canals were included. The root canals of the teeth were instrumented and, at the end of preparation, were irrigated with 5 mL of 15% EDTA, for 1 min (group 1), for 5 min (group 2), and for 10 min (group 3). Finally, followed by 5 mL of distilled water. Two EDTA solution were used (1 commercial product and 1 experiment product). The canals of teeth in group 7 (control) received only 5 mL of 2.5% NaOCl. The teeth were sectioned longitudinally and prepared for an SEM. The dentinal wall of cervical, middle and apical thirds was graded according to the amount of debris and smear layer remaining on the walls. The results were analysed using the Mann-Whitney test. Conclusion: Canal irrigation with both of EDTA solutions for 1 - 5 min were equally effective in removing the smear layer from the canal walls of straight roots at the cervical and middle thirds. But these solutions were not effective at the apical thirds. Key words: chelating agent, EDTA, irrigating solutions, smear layer * Học viên Cao học 2010-2012- Khoa RHM- Đại học Y Dược TP. HCM ** Bộ môn Răng trẻ em- Khoa RHM- Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Thị Bảo Trâm ĐT: 0983970710 Email: ntbt79@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 211 MỞ ĐẦU Vi khuẩn còn tồn tại trong ống tủy sau điều trị là nguyên nhân chính của thất bại nội nha(10). Theo Peters và cộng sự (2001), có đến hơn 35% diện tích thành ống tủy không được dụng cụ chạm tới(4). Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng các dung dịch bơm rửa để làm sạch và khử khuẩn tất cả các vùng của thành ống tủy. Có nhiều loại dung dịch bơm rửa nhưng không có dung dịch bơm rửa nào hòa tan được cả hai thành phần hữu cơ và vô cơ của lớp mùn(7,8). Vì vậy, các tác giả đề nghị sử dụng phối hợp dung dịch NaOCl với EDTA để loại bỏ lớp mùn, làm sạch thành ống tủy nhằm tạo thuận lợi cho giai đoạn trám bít ống tủy sau này(1,2,3,9). Phần lớn các nhà thực hành lâm sàng thường xuyên sử dụng dung dịch NaOCl để bơm rửa ống tủy nhưng lại hay quên sử dụng dung dịch EDTA. Với mong muốn điều chế dung dịch EDTA có giá thành rẻ hơn nhưng vẫn có hiệu quả tương đương với các sản phẩm EDTA được bán trên thị trường, cùng với sự hỗ trợ của Bộ môn Hóa vô cơ – Khoa Hóa và Công nghệ thực phẩm – Đại học Bách Khoa TP.HCM, dung dịch EDTA 15% được điều chế theo công thức của Nygaard-Þstby (1957). Dung dịch EDTA 15% thử nghiệm này được tạm đặt tên là dung dịch EDTA 15% (pha). Dung dịch EDTA 15% của Miltex, Mỹ được sử dụng để so sánh hiệu quả làm sạch ống tủy với dung dịch EDTA 15% (pha). Hơn nữa, hiện nay không có sự thống nhất về thời gian sử dụng dung dịch EDTA để đạt hiệu quả tốt nhất trên lâm sàng. Mục tiêu của nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian sử dụng EDTA trên cấu trúc ngà răng trong sửa soạn ống tủy, nghiên cứu in vitro. Mục tiêu cụ thể 1. So sánh hiệu quả làm sạch giữa các phần ba chân răng của dung dịch EDTA 15% (Mỹ) và hiệu quả làm sạch giữa các phần ba chân răng của dung dịch EDTA 15% (pha) với thời gian bơm rửa 1 phút, 5 phút và 10 phút. 2. So sánh hiệu quả làm sạch ống tủy chân răng của dung dịch EDTA 15% (Mỹ) giữa các khoảng thời gian 1 phút, 5 phút, 10 phút. 3. So sánh hiệu quả làm sạch ống tủy chân răng của dung dịch EDTA 15% (pha) giữa các khoảng thời gian 1 phút, 5 phút, 10 phút . 4. So sánh hiệu quả làm sạch ống tủy chân răng giữa hai dung dịch EDTA 15% (Mỹ) và dung dịch EDTA 15% (pha) trong 1 phút, 5 phút, 10 phút. VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên 32 răng đã nhổ với tiêu chí chọn mẫu như sau: Răng cửa và răng nanh vĩnh viễn hàm trên của người, mới nhổ, một chân, một ống tủy thẳng, đóng chóp hoàn toàn, chưa điều trị nội nha và ống tủy không bị vôi hóa, chân răng và chóp răng còn nguyên vẹn, không nứt gãy. Xác định bằng chụp phim quanh chóp, chụp tại bộ môn Tia X, khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Vật liệu nghiên cứu Dung dịch bơm rửa Hyposol (NaOCl 3%) (Ấn Độ). Dung dịch EDTA 15% (Miltex, Mỹ). Dung dịch EDTA 15% được điều chế theo công thức của Nygaard-Þstby (1957). Phương tiện nghiên cứu Trâm K-files (MANI.INC, Nhật Bản) số 10 đến số 80. Kim bơm rửa Parcan (þ 0,50 x 40mm) (Septodont, Pháp). Hiển vi điện tử quét (JSM-6480 LV, JEOL, Nhật Bản). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 212 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thực nghiệm trong labo (in vitro) theo phương pháp mù đơn, so sánh nhóm. Tiến trình thực hiện nghiên cứu Giai đoạn 1: chọn răng, làm sạch và bảo quản răng Giai đoạn 2: sửa soạn và bơm rửa ống tủy - Các chân răng đều được chuẩn hóa với chiều dài 15mm. - Xác định chiều dài làm việc: 14,5mm. - Các chân răng được chôn trong khối cao su nặng. - Sửa soạn ống tủy với phương pháp bước lùi: dùng trâm K sửa soạn phần ba chóp ống tủy chân răng tới số 50, bước lùi đến trâm số 80. Bơm rửa mỗi răng 2ml dung dịch NaOCl 2,5% sau mỗi lần rút trâm. - Sau đó các mẫu răng được rửa lại bằng 5ml nước và lau khô bằng côn giấy. - 32 mẫu chân răng được mã hóa và chia ngẫu nhiên thành 6 nhóm thực nghiệm, mỗi nhóm 5 răng. Một nhóm chứng gồm 2 răng, không bơm rửa dung dịch EDTA, chỉ bơm rửa với dung dịch NaOCl 2,5%. Nhóm 1: Bơm rửa 5ml dung dịch EDTA 15% (Mỹ) trong 1 phút. Nhóm 2: Bơm rửa 5ml dung dịch EDTA 15% (Mỹ) trong 5 phút. Nhóm 3: Bơm rửa 5ml dung dịch EDTA 15% (Mỹ) trong 10 phút. Nhóm 4: Bơm rửa 5ml dung dịch EDTA 15% (pha) trong 1 phút. Nhóm 5: Bơm rửa 5ml dung dịch EDTA 15% (pha) trong 5 phút. Nhóm 6: Bơm rửa 5ml dung dịch EDTA 15% (pha) trong 10 phút. Nhóm 7: Bơm rửa 5ml dung dịch NaOCl 2,5%, là nhóm chứng. - Sau đó các mẫu chân răng được rửa bằng 5ml nước cất, tiếp đến lau khô bằng côn giấy vô trùng.. Tách dọc chân răng thành 2 nửa bằng nhau, chọn ngẫu nhiên một nửa chân răng để chuẩn bị mẫu quan sát dưới hiển vi điện tử quét. - Các mẫu răng được quan sát dưới hiển vi điện tử quét với độ phóng đại X350. Chụp ảnh 9 ảnh trên mỗi mẫu chân răng tại 3 vị trí: cách chóp chân răng 2mm, 6mm, 10mm. Mỗi vị trí chụp 3 hình. Phương pháp đánh giá và thu thập số liệu Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mảnh vụn và lớp mùn trong nghiên cứu dựa vào bảng thang điểm của Gambarini và Laszkiewicz (2002): Mảnh vụn 1: thành ống tủy sạch chỉ có rất ít mảnh vụn. 2: có vài khối nhỏ mảnh vụn. 3: có nhiều khối mảnh vụn, ít hơn 50% thành ống tủy bị bao phủ. 4: hơn 50% thành ống tủy bị mảnh vụn bao phủ. 5: hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn thành ống tủy bị bao phủ bởi mảnh vụn. Lớp mùn 1: không có lớp mùn, miệng ống ngà trống rỗng. 2: một số lượng nhỏ của lớp mùn, một số ống ngà mở. 3: lớp mùn đồng nhất bao phủ hầu hết thành ống tủy, chỉ có một ít ống ngà mở. 4: toàn bộ thành ống tủy được bao phủ bởi lớp mùn đồng nhất, không có ống ngà nào mở. 5: một lớp mùn dày, đồng nhất bao phủ toàn bộ thành ống tủy. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 213 KẾT QUẢ Bảng 1: Hiệu quả làm sạch lớp mùn tại các phần ba chân răng của các nhóm bơm rửa dung dịch EDTA 15% (Mỹ) Nhóm Vị trí Trong cùng một nhóm Giữa các nhóm EDTA-Mỹ Nhóm Vị trí p Nhóm Vị trí p 1. EDTA (Mỹ,1 phút) 1/3 chóp 1 1/3 giữa 0,000* 2 1/3 chóp 0,006* 1/3 giữa 1 1/3 cổ 0,514 2 1/3 giữa 0,694 1/3 cổ 1 1/3 chóp 0,000* 2 1/3 cổ 0,069 2. EDTA (Mỹ,5 phút) 1/3 chóp 2 1/3 giữa 0,042* 3 1/3 chóp 0,056 1/3 giữa 2 1/3 cổ 0,264 3 1/3 giữa 0,836 1/3 cổ 2 1/3 chóp 0,000* 3 1/3 cổ 0,169 3. EDTA (Mỹ,10 phút) 1/3 chóp 3 1/3 giữa 0,002* 1 1/3 chóp 0,000* 1/3 giữa 3 1/3 cổ 0,289 1 1/3 giữa 0,000* 1/3 cổ 3 1/3 chóp 0,003* 1 1/3 cổ 0,000* Kiểm định Mann-Whitney; * P<0,05 Bảng 2: Hiệu quả làm sạch lớp mùn tại các phần ba chân răng của các nhóm bơm rửa dung dịch EDTA 15% (pha) Nhóm Vị trí Trong cùng một nhóm Giữa các nhóm EDTA-pha Nhóm Vị trí p Nhóm Vị trí p 4. EDTA (pha,1 phút) 1/3 chóp 4 1/3 giữa 0,000* 5 1/3 chóp 0,154 1/3 giữa 4 1/3 cổ 0,926 5 1/3 giữa 0,814 1/3 cổ 4 1/3 chóp 0,000* 5 1/3 cổ 0,113 5. EDTA (pha,5 phút) 1/3 chóp 5 1/3 giữa 0,000* 6 1/3 chóp 0,334 1/3 giữa 5 1/3 cổ 0,229 6 1/3 giữa 0,414 1/3 cổ 5 1/3 chóp 0,000* 6 1/3 cổ 0,343 6. EDTA (pha,10 phút) 1/3 chóp 6 1/3 giữa 0,013* 4 1/3 chóp 0,024* 1/3 giữa 6 1/3 cổ 0,553 4 1/3 giữa 0,360 1/3 cổ 6 1/3 chóp 0,010* 4 1/3 cổ 0,449 Kiểm định Mann-Whitney; * P<0,05 Bảng 3: Hiệu quả làm sạch lớp mùn giữa các nhóm bơm rửa dung dịch EDTA 15% (Mỹ) và dung dịch EDTA 15% (pha) Nhóm Vị trí Giữa dung dịch EDTA (Mỹ) và EDTA (pha) Nhóm Vị trí p 1. EDTA (Mỹ,1 phút) 1/3 chóp 4. EDTA (pha,1 phút) 1/3 chóp 0,009* 1/3 giữa 1/3 giữa 0,082 1/3 cổ 1/3 cổ 0,002* 2. EDTA (Mỹ,5 phút) 1/3 chóp 5. EDTA (pha,5 phút) 1/3 chóp 0,245 1/3 giữa 1/3 giữa 0,942 1/3 cổ 1/3 cổ 0,004* 3. EDTA (Mỹ,10 phút) 1/3 chóp 6. EDTA (pha,10 phút) 1/3 chóp 0,696 1/3 giữa 1/3 giữa 0,189 1/3 cổ 1/3 cổ 0,944 Kiểm định Mann-Whitney; * P<0,05 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 214 BÀN LUẬN So sánh hiệu quả làm sạch lớp mùn giữa các phần ba chân răng của các nhóm bơm rửa dung dịch EDTA (Mỹ) và dung dịch EDTA (pha) trong 1 phút, 5 phút và 10 phút Hiệu quả làm sạch lớp mùn tại 1/3 chóp vẫn kém hơn so với 1/3 cổ và 1/3 giữa ống tủy chân răng trong cả 6 nhóm thực nghiệm, kém nhất là 1/3 chóp của nhóm 1 (EDTA-Mỹ, 1 phút) và nhóm 4 (EDTA-pha, 1 phút). Kết quả của nghiên cứu này tương tự với kết quả của nhiều nghiên cứu khác, đó là dung dịch EDTA hiệu quả trong việc loại bỏ lớp mùn ở 1/3 giữa và 1/3 cổ chân răng nhưng kém hiệu quả hơn ở 1/3 chóp(5,6,7). So sánh hiệu quả làm sạch lớp mùn của dung dịch EDTA (Mỹ) giữa các khoảng thời gian 1 phút, 5 phút, 10 phút Sử dụng dung dịch EDTA (Mỹ) trong 1 phút có mức độ làm sạch lớp mùn kém hơn so với 5 phút và 10 phút (p<0,05). Tuy nhiên, giữa 5 phút và 10 phút thì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bơm rửa dung dịch EDTA (Mỹ) trong 1 phút có hiệu làm sạch lớp mùn chỉ kém hơn nhóm bơm rửa trong 5 phút tại 1/3 chóp chân răng. So sánh hiệu quả làm sạch lớp mùn của dung dịch EDTA (pha) giữa các khoảng thời gian 1 phút, 5 phút, 10 phút Dung dịch EDTA (pha) có hiệu quả làm sạch lớp mùn trong các khoảng thời gian 1 phút, 5 phút và 10 phút là tương đương nhau. Riêng ở 1/3 chóp thì bơm rửa trong 1 phút làm sạch lớp mùn kém hơn trong 10 phút. So sánh hiệu quả loại bỏ lớp mùn giữa dung dịch EDTA (Mỹ) và dung dịch EDTA (pha) trong 1 phút, 5 phút và 10 phút Trong 1 phút và 5 phút, dung dịch EDTA (pha) loại bỏ lớp mùn hiệu quả hơn dung dịch EDTA (Mỹ), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,002). Trong 10 phút, dung dịch EDTA (pha) loại bỏ lớp mùn hiệu quả hơn dung dịch EDTA (Mỹ) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,100). KẾT LUẬN 1. Cả hai dung dịch EDTA (pha) và EDTA (Mỹ) có hiệu quả làm sạch tốt ở 1/3 cổ và 1/3 giữa ống tủy nhưng kém hiệu quả hơn ở 1/3 chóp. 2. Dung dịch EDTA 15% (Mỹ) có hiệu quả làm sạch trong 1 phút kém hơn 5 phút nhưng sự khác biệt có ý nghĩa chỉ xảy ra ở 1/3 chóp (p=0.006). 3. Dung dịch EDTA 15% (pha) có hiệu quả làm sạch trong 1 phút và 5 phút tương đương nhau (p=0,118). 4. Dung dịch EDTA 15% (pha) có hiệu quả làm sạch thành ống tủy chân răng tốt hơn dung dịch EDTA 15% (Mỹ) trong khoảng thời gian 1 – 5 phút. Khi tăng thời gian lên 10 phút, cả hai dung dịch EDTA (pha) và EDTA (Mỹ) đều không tăng hiệu quả làm sạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gambarini G, Laszkiewicz J (2002), “A scanning electron microscopic study of debris and smear layer remaining following use of GT rotary instruments”. International Endodontic Journal, 35, pp. 422-427. 2. Hulsmann M, Heckendorff M, Lennon A (2003), “Chelating agents in root canal treatment: mode of action and indications for their use”. International Endodontic Journal, 36, pp. 538- 546. 3. Mader CL, Baumgartner JC (1984), “Scanning electron microscopic investigation of the smeared layer on root canal walls. Journal of Endodontics, 10(10), pp. 477-483. 4. Peters OA, Schonenberger K, Laib A (2001), “Effect of four Ni- Ti preparation techniques on root canal geometry assessed by micro computed tomography”. International Endodontic Journal, 34, pp. 221-230. 5. Scelza M, Antoniazzi J, Scelza P (2000), “Efficacy of final irrigation a scanning electron microscopic evaluation”. Journal of Endodontics, 26, pp. 355-358. 6. Takeda FH, Harashima T, Kimura Y, Matsumoto K (1999), “A comparative study of the removal of smear layer by three endodontic irrigants and two types of laser”. International Endodontic Journal, 32, pp. 32-39. 7. Teixeira CS, Felippe MCS, Felippe WT (2005), “The effect of application time of EDTA and NaOCl on intracanal smear layer removal: an SEM analysis”. International Endodontic Journal, 38, pp. 285-290. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 215 8. Violich DR, Chandler NP (2010), “The smear layer in endodontics – a review”. International Endodontic Journal, 43, pp. 2-15. 9. Yamada R, Armas A, Goldman M, Lin P (1983), “A scanning electron microscopic comparison of a high-volume final flush with several irrigation solutions”. Part III. Journal of Endodontics, 9, pp. 137-142 10. Zehnder M (2006), “Root canal irrigants”. Journal of Endodontics, 32(5), pp. 389-398. Ngày nhận bài báo: 27/01/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/02/2014 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_thoi_gian_su_dung_edta_tren_cau_truc_nga_chan.pdf