Bài giảng Dẫn đường và quản lý không lưu - Chương 2: Bản đồ và biểu đồ - Hà Duyên Trung
Các phép chiếu đồ
Phép chiếu mercator
nghiêng
• Giữ được tính tương hợp
• Trục X bay theo vòng tròn lớn
có tỉ lệ xích đúng thật
• Mỗi đường bay theo một vòng
tròn lớn phải thiết lập một phép
chiếu riêng biệt
• Góc phương vị vô tuyến không
thể kẻ ngay trên bản đồ
Các phép chiếu đồ
• Các kinh tuyến là những đường thẳng gặp
nhau ở một tụ điểm
• Các vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm mà
tâm là tụ điểm của các kinh tuyến
• Kinh tuyến và vĩ tuyến cắt vuông góc với nhau
• Công dụng : vẽ được những vùng có chiều
rộng theo vĩ độ hẹp, còn theo kinh độ thì rộng
ra. Thông thường, không có phép chiếu nào
vừa giữ được sự tương hợp lại vừa đảm bảo
được diện tích đồng đều
31 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Dẫn đường và quản lý không lưu - Chương 2: Bản đồ và biểu đồ - Hà Duyên Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẪN ĐƯỜNG VÀ
QUẢN LÝ KHÔNG LƯU
(ET5290)
TS. Hà Duyên Trung
Bộ môn Điện tử Hàng không – Vũ trụ
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Viện Điện tử - Viễn thông
Bản đồ và Biểu đồ
2
Nội dung
1. Khái niệm chung
2. Thiết lập và chọn phép chiếu
3. Tỉ lệ xích không đổi & độ phương vị trung
thực
4. Các phép chiếu
Bản đồ và biểu đồ 3
Khái niệm
• Bản đồ: là sự mô tả quy ước tất cả mặt đất hay một phần mặt
đất được thu nhỏ lại lên mặt phẳng giấy.
• Phép chiếu đồ là một phương pháp trình bày có hệ thống các
kinh tuyến và vĩ tuyến của địa cầu lên mặt phẳng.
Bản đồ và biểu đồ 4
Khái niệm
• Sơ đồ: là sự mô tả quy ước địa hình, địa vật lên mặt phẳng
giấy với tỉ lệ lớn đặc biệt.
• Khi thiết lập sơ đồ không cần tính đến độ cong của quả đất. Sơ
đồ vẽ bán kính chừng 15-20nm. Trên sơ đồ có thể diễn đạt tất
cả các chi tiết địa hình mà không bị sai lệch, thông thường sơ
đồ lập tỉ lệ 200m trong 1cm (656 feet/cm) 1:10.000, 1:20.000
Bản đồ và biểu đồ 5
Thiết lập một phép chiếu
• Căn cứ vào tính chất nhiệm vụ. Người ta ứng dụng một
phương pháp để chuyển các kinh tuyến, vĩ tuyến lên bản đồ
nhằm giữ được một số đặc tính đã chọn càng giống càng tốt.
các phương pháp chiếu có thể theo toán học hay phép chiếu
bối cảnh.
• Phép chiếu bối cảnh hay phép chiếu hình học bao gồm chiếu
trực tiếp hệ tọa độ trên địa cầu từ một điểm được chọn lên mặt
có thể triển khai được. Tính chất và hình dàng của bản đồ
được thiết lập tùy thuộc vào hai yếu tố : mặt khai triển và vị trí
của điểm chiếu.
Bản đồ và biểu đồ 6
Cách chọn phép chiếu
• Phép chiếu đồ lí tưởng là phải ghi đúng các đặc tính trên địa
cầu và phải đạt phương hướng thật đúng. Khoảng cách phải
theo một tỉ lệ không đổi trên toàn bộ bản đồ, kích thước và hình
dạng các đặc điểm địa lí chính xác, các đặc tính phải đạt là:
– Sự tương hợp ( giống nhau )
– Diện tích đồng đều
– Tỉ lệ xích không đổi
– Các vòng tròn lớn ( đường orthodrom ) là đường thẳng
– Các đường cong góc đều ( locxodrom ) là đường thẳng
– Góc phương vị trung thực
– Vị trí địa dư dễ xác định
Bản đồ và biểu đồ 7
Tỉ lệ xích không đổi
• Diện tích đồng đều: các loại bản đồ này muốn tạo diện tích
không đổi của các vùng đất trên toàn cả bản đồ, mặc dù hình
dáng thật có bị biến dạng, vì phải kéo kinh độ gia tăng thì phải
giảm vĩ độ tương ứng.
• Đường thẳng: bản chất của đường thẳng đối với bản đồ cũng
quan trong như tính chất tương hợp. Đường locxorom và
orthodrom mà Phi công – Hoa tiêu vẽ bên bản đồ phải là
đường thẳng mà những đường này lại là đường cong. Chỉ có
phép chiếu Mercator mới diễn đạt được các đường orothodrom
tức là bay theo vòng tròn lớn là đường ngắn nhất nối liền giữa
hai điểm trên quả đất.
Bản đồ và biểu đồ 8
Độ phương vị và trung thực
• Một phép chiếu tạo được phương hướng hay góc
phương vị trung thực trên toàn bản đồ là điều lí tưởng
nhất. Nhất là đối với Phi công – Hoa tiêu. Đặc tính này
đòi hỏi một bản đồ phải có sự tương hợp, trên đó các
đường orthodrom biểu diễn thành những đường thẳng
và sẽ không thể có được loại bản đồ này.
• Tuy nhiên, kiểu chiếu đồ phương vị (AZIMUTHAL
CHART) có thể trình bày phương thực sự của một
đường orthodrom nhưng chỉ ngay tâm điểm của hình
chiếu, hoặc tại tiếp điểm của bản đồ.
Bản đồ và biểu đồ 9
Các phép chiếu đồ
• Các phép chiếu :
– Theo độ phương vị
– Theo hình trụ
– Theo hình nón
Bản đồ và biểu đồ 10
Các phép chiếu đồ
• Các phép chiếu : Theo độ phương vị
– Còn gọi là theo thiên đỉnh
– Các điểm trên địa cầu được chiếu trực tiếp lên một mặt
phẳng tiếp xúc với địa cầu
– Nếu góc điểm chiếu là tâm hình cầu: chiếu XUYÊN TÂM
– Nếu góc điểm chiếu nằm trên mặt địa cầu, xuyên tâm qua
tiếp điểm của mặt phẳng: phép CHIẾU NỔI
– Nếu góc điểm chiếu nằm ở vô cực: chiếu TRỰC HỌA
Bản đồ và biểu đồ 11
Các phép chiếu đồ
Bản đồ và biểu đồ 12
Các phép chiếu đồ
Bản đồ và biểu đồ 13
Các phép chiếu đồ
Phép chiếu xuyên tâm
- Ưu điểm: Phép chiếu phối cảnh
Điểm chiếu được chiếu từ tâm địa cầu lên mặt phẳng tiếp xúc với
địa cầu tại bất cứ điểm nào đã chọn. Mỗi vòng tròn lớn đều cắt
qua tâm địa cầu nên điểm chiếu nằm được trên mặt phẳng của
vòng tròn lớn, và là một đường thẳng.
Bản đồ và biểu đồ 14
Các phép chiếu đồ
Phép chiếu xuyên tâm
- Nhược điểm: không giữ được sự tương hợp. Hình dáng đều
biến dạng và góc đo không đúng thật. Độ phương vị chỉ đúng
tại một điểm, đó là trung tâm của điểm chiếu.
Bản đồ và biểu đồ 15
Các phép chiếu đồ
Phép chiếu xuyên tâm vùng cực
Đặc điểm:
-Các kinh tuyến đều là những đường thẳng xuyên tâm tỏa ra từ
cực theo góc độ trung thực vì chiếu theo độ phương vị tại tâm của
hình chiếu. Các vĩ tuyến là những vòng tròn nhỏ trên địa cầu và
được chiếu thành các vòng tròn đồng tâm
• Các vùng biến dạng ngày càng lớn khi tiến gần đến các mép
biên của phép chiếu
• Không thể chiếu được xích đạo vì mặt phẳng chiếu và mặt
phẳng xích đạo nằm song song
Bản đồ và biểu đồ 16
Các phép chiếu đồ
Phép chiếu xuyên tâm vùng cực
• Các kinh tuyến và vĩ tuyến cắt nhau thành góc vuông nhưng tỉ
lệ xích gia tăng dọc theo các vĩ tuyến khác với mức gia tăng
trên các kinh tuyến.
• Do đó phép chiếu xuyên tâm vùng cực không có tính chất
tương hợp
• Mục đích sử dụng: thường dùng để xác định đường bay theo
vòng tròn lớn. Từ đó các đường bay này được chuyển sang
bản đồ đánh dấu để kẻ đường hàng không (navigation plotting
chart)
Bản đồ và biểu đồ 17
Các phép chiếu đồ
Phép chiếu xuyên tâm vùng xích đạo
Đặc điểm:
• Các kinh tuyến là những đường thẳng song song không cách
đều nhau
• Các vĩ tuyến là các Hyperbol bề lõm quy về phía các cực
• Các góc giữa kinh tuyến và vĩ tuyến thay đổi
• Không có sự tương hợp
• Các vòng tròn lớn là những đường thẳng
• Các đường Locxodrom cong
.
Bản đồ và biểu đồ 18
Các phép chiếu đồ
Phép chiếu xuyên tâm vùng xích đạo
Công dụng:
• Bản đồ kiểu chiếu xuyên tâm vùng xích đạo dùng để xác định
đường bay theo vòng tròn lớn. Rồi chuyển sang bản đồ đánh
dấu đường hàng không (hoặc đường bay nào khác)
.
Bản đồ và biểu đồ 19
Các phép chiếu đồ
Phép chiếu xuyên tâm nghiêng
• Các phép chiếu không có sự tương hợp
• Các góc hồi tự đều không đúng thực
• Các vĩ tuyến là những đường cong và không cách đều nhau,
phần lồi hướng về xích đạo
• Công dụng: bản đồ loại này là để cho các đài tìm hướng để
định vị các trục vô tuyến và dùng theo dõi máy bay bằng máy
móc điện tử
Bản đồ và biểu đồ 20
Các phép chiếu đồ
Các phép chiếu nổi
• Là phép chiếu diễn tả các kinh tuyến là những đường thẳng và
tỏa ra từ một điểm là tâm của hình chiếu tượng trưng cho Bắc
cực hay Nam cực
• Các vĩ tuyến là những đường tròn đồng tâm. Khoảng cách giữa
các vĩ tuyến gia tăng khi càng xa cực.
Bản đồ và biểu đồ 21
Các phép chiếu đồ
• Vòng tròn lớn gần như là đường thẳng ở gần các cực và cong,
nếu ở xa các cực. phần lõm hướng về cực
• Đường Locxodrom chạy xoắn ốc hướng về cực và cắt các kinh
tuyến với những góc không đổi. Đường xoắn ốc tiến dần về
cực nhưng không bao giờ tới cực.
Bản đồ và biểu đồ 22
Các phép chiếu đồ
Phép chiếu trực họa
• Gốc từ nguồn chiếu tới vô cực. Chiếu ô vuông của địa cầu thu
nhỏ lên một mặt phẳng tiếp xúc với địa cầu tại một điểm nào đó
và thẳng hàng với gốc tia chiếu.
• Nếu mp tiếp xúc với địa cầu tại Xích đạo. Các vĩ tuyến là
những đường thẳng. Các kinh tuyến là những đường cong elip
trừ kinh chạy qua tiếp điểm
• Công dụng : dùng trong ngành du hành vũ trụ liên hành tinh
Bản đồ và biểu đồ 23
Các phép chiếu đồ
Phép chiếu cách đều độ phương vị
• không có tính chất phối cảnh, diện tích không đồng đều và
không có tính chất tương hợp.
• Ứng dụng : dùng trong ngành hàng không và vô tuyến
Bản đồ và biểu đồ 24
Các phép chiếu đồ
Phép chiếu hình trụ mercator
• Các kinh tuyến và vĩ tuyến không còn là
đường thẳng
• Đường locxodrom cũng không còn là
đường thẳng
• Các kinh tuyến và vĩ tuyến là những đường
cong phức tạp
• Bản đồ Mercator chiếu ngang khó đánh dấu
các điểm địa lí
Bản đồ và biểu đồ 25
Các phép chiếu đồ
Phép chiếu hình ống ngang có góc bằng nhau ( gause)
Bản đồ và biểu đồ 26
Các phép chiếu đồ
• Sai lệch ít
• Các vĩ tuyến là những hình hơi cong, bề lồi
hướng về xích đạo
• Đường locxodrom có dạng cong, bề lồi hướng
về xích đạo
• Đường orthodrom có khoảng cách chừng dưới
600 dặm được coi như là đường thẳng
Bản đồ và biểu đồ 27
Các phép chiếu đồ
Phép chiếu mercator
nghiêng
• Giữ được tính tương hợp
• Trục X bay theo vòng tròn lớn
có tỉ lệ xích đúng thật
• Mỗi đường bay theo một vòng
tròn lớn phải thiết lập một phép
chiếu riêng biệt
• Góc phương vị vô tuyến không
thể kẻ ngay trên bản đồ
Bản đồ và biểu đồ 28
Các phép chiếu đồ
Các phép chiếu hình nón ( Lambert )
Bản đồ và biểu đồ 29
Các phép chiếu đồ
• Các kinh tuyến là những đường thẳng gặp
nhau ở một tụ điểm
• Các vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm mà
tâm là tụ điểm của các kinh tuyến
• Kinh tuyến và vĩ tuyến cắt vuông góc với nhau
• Công dụng : vẽ được những vùng có chiều
rộng theo vĩ độ hẹp, còn theo kinh độ thì rộng
ra. Thông thường, không có phép chiếu nào
vừa giữ được sự tương hợp lại vừa đảm bảo
được diện tích đồng đều
Bản đồ và biểu đồ 30
Bản đồ và biểu đồ
31
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_dan_duong_va_quan_ly_khong_luu_chuong_2_ban_do_va.pdf