Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 4: Nhà nước và pháp luật thế giới thời kỳ trung đại - Trần Hồng Nhung
QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHÍNH THỂ QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ - THỜI KỲ SUY
VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN
Hai giai đoạn
Giai đoạn 1: Xác lập chính thể quân chủ trung ương tập quyền nhằm xóa
bỏ chế độ phân quyền cát cứ của các lãnh chúa lớn.
Giai đoạn 2: Xây dựng và củng cố nhà nước theo chính thể quân chủ
chuyên chế
PHÁP LUẬT PHONG KIẾN TÂY ÂU
Về nguồn luật: Đa dạng, gồm tập quán pháp; văn bản pháp luật của nhà nước; luật
pháp La Mã cổ đại; luật lệ của các giáo hội, các lãnh chúa; luật lệ của các chính
quyền thành phố tự trị.
• Về nội dung: Mang nặng tính tôn giáo
Điển hình: Luật Salic (được pháp điển hóa dưới thời đế quốc Frăng).
Luật lệ Cơ Đốc giáo.
Đánh giá:
Pháp luật Tây Âu thời phong kiến phát triển chậm.
Pháp luật chịu nhiều ảnh hưởng của Cơ Đốc giáo.
Pháp luật phong kiến Tây Âu mang tính đa dạng
24 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - Bài 4: Nhà nước và pháp luật thế giới thời kỳ trung đại - Trần Hồng Nhung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015112215
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ
PHÁP LUẬT THẾ GIỚI
Giảng viên: ThS. Trần Hồng Nhung
1
v1.0015112215 2
BÀI 4
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
THẾ GIỚI THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
Giảng viên: ThS. Trần Hồng Nhung
v1.0015112215 3
• Trình bày được cơ sở hình thành, đặc trưng cơ bản
của nhà nước và pháp luật phong kiến Trung Quốc –
đại diện điển hình của phong kiến phương Đông thời
kỳ trung đại.
• Trình bày được sự thiết lập phong kiến ở Tây Âu, ba
giai đoạn phát triển cơ bản của nhà nước và pháp luật
phong kiến Tây Âu.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
v1.0015112215 4
• Để học tốt môn học này, sinh viên cần có kiến thức
của môn Lý luận chung nhà nước và pháp luật.
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
v1.0015112215 5
• Đọc tài liệu tham khảo.
• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những
vấn đề chưa nắm rõ.
HƯỚNG DẪN HỌC
v1.0015112215 6
Nhà nước và pháp luật Trung Quốc thời kỳ trung đại4.1
Nhà nước và pháp luật Tây Âu thời kỳ trung đại4.2
CẤU TRÚC NỘI DUNG
v1.0015112215 7
4.1.1. Về quá trình
hình thành
và phát triển
4.1.3. Pháp luật
Trung Quốc thời kỳ
trung đại
4.1.2. Nhà nước
Trung Quốc thời kỳ
trung đại
4.1. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
v1.0015112215 8
4.1.1. VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Lược sử các triều đại phong kiến Trung Quốc
v1.0015112215 9
• Hình thức chính thể: Quân chủ chuyên chế điển hình - Hoàng đế nắm mọi quyền
lực (thế quyền và thần quyền). Thể hiện tính chất Nhất nguyên về chính trị.
• Cơ sở hình thành hình thức chính thể quân chủ chuyên chế:
Cơ sở kinh tế: sở hữu công về ruộng đất tồn tại lâu dài;
Nhu cầu trị thủy, thủy lợi và chiến tranh xâm lược;
Cơ sở tư tưởng: Hệ tư tưởng chính trị:
Nho gia: Do Khổng Tử sáng lập, chủ trương đức trị, dùng đạo đức để cai trị.
Pháp gia: Chủ trương Pháp trị, dùng pháp luật để cai trị. Đại diện tiêu biểu là
Hàn Phi Tử.
• Chức năng đối ngoại điển hình: Tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng
lãnh thổ.
4.1.2. NHÀ NƯỚC TRUNG QUỐC THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
v1.0015112215 10
• Về nguồn luật (rất đa dạng):
Lệnh: Chiếu chỉ của Hoàng đế.
Luật: Quy định các vấn đề cụ thể (chế độ ruộng đất, sản xuất nông nghiệp...).
Cách: Quy định về cách thức làm việc của quan chức.
Thức: Thể thức liên quan đến việc khám nghịm, điều tra, xét xử...
Lệ: án lệ.
• Pháp luật có sự kết hợp giữa lễ và hình
Lễ: Là nguyên tắc xử sự của con người, mang tính thứ bậc (tam cương thể hiện
nguyên tắc xử sự).
Hình: Được hiểu rộng là pháp luật.
• Pháp luật phong kiến Trung Quốc là pháp luật Nho giáo.
4.1.3. PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
v1.0015112215 11
4.2.1. Sự thiết lập
nhà nước phong kiến
ở Tây Âu
4.2.3. Chính quyền
tự trị thành thị và
cơ quan đại diện
đẳng cấp
4.2.5. Pháp luật
phong kiến Tây Âu
4.2.4. Quá trình xác
lập chính thể quân
chủ chuyên chế -
thời kỳ suy vong của
chế độ phong kiến
4.2.2. Trạng thái
phong kiến
phân quyền cát cứ
4.2. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TÂY ÂU THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
v1.0015112215 12
• Nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của nhà nước phong kiến ở Tây Âu
Sự xuất hiện quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc La Mã.
Sự tấn công vào lãnh thổ La Mã của các tộc người Giéc Manh.
VăngđanVisigot
Ănggio
Xacxông
Buốcgông
Phơ răng
4.2.1. SỰ THIẾT LẬP NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU
v1.0015112215 13
4.2.1. SỰ THIẾT LẬP NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (tiếp theo)
• Nhà nước phong kiến Frăng
Hoàng đế
CLÔVIT
Công
tước
Hầu
tước
Bá
tước
Tử
tước
Nam
tước
• Tể tướng
• Quan Tế tự, thủ kho,
Chưởng ấn
• Tăng lữ
v1.0015112215 14
• Nhà nước phong kiến Frăng
Sơ lược: Sau khi đánh chiếm La Mã, Clôvit (người đứng đầu nhà nước Frăng) đã
đem ruộng đất của chủ nô La Mã trước kia ban tặng cho quý tộc, tướng lĩnh và
những người thân cận của mình. Quý tộc Frăng trở thành những lãnh chúa và
thiết lập lãnh địa riêng.
Về cơ cấu xã hội phong kiến:
Lãnh chúa phong kiến: Quý tộc Frăng dùng ruộng đất thiết lập lãnh địa riêng,
phát canh ruộng đất cho nông nô cày cấy và thu tô đặc trưng của quan hệ
sản xuất phong kiến.
Nông nô: Có quyền làm người, có tài sản riêng, có gia đình riêng. Tuy nhiên,
ngoài việc nộp tô còn phải nộp thuế, đi lính, lao dịch...
Tôn giáo: Tiếp tục duy trì Cơ đốc giáo của đế quốc La Mã.
4.2.1. SỰ THIẾT LẬP NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (tiếp theo)
v1.0015112215 15
4.2.1. SỰ THIẾT LẬP NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (tiếp theo)
• Về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Frăng
Đứng đầu là Hoàng đế, nắm tất cả quyền lực (vừa là tổng chỉ huy quân đội, là
quan tòa cao nhất).
Đứng đầu các quan lại là thừa tướng và các quan trông coi các công việc.
Hình thành 5 bậc tước: Công – hầu – bá –tử - nam (cha truyền con nối).
Đơn vị hành chính địa phương là các khu quản hạt (Đứng đầu là Bá tước, nắm
cả quyền hành chính, tư pháp, tài chính và quân sự).
Toà án gồm:
Toà án nhà vua, do một viên pháp quan thay mặt nhà vua phụ trách xét xử.
Khu vực quản hạt: Có toà án địa phương do bá tước chủ trì việc xét xử.
Các đoàn khâm sai: Do nhà vua phái về các địa phương được phép tiến hành
công việc xét xử.
Quân đội: 2 lực lượng bao gồm quân đội nhà vua, quân đội ở quản hạt của các
lãnh chúa.
v1.0015112215 16
• Từ thế kỷ IX – XIV: Chế độ phong kiến châu Âu bước vào thời kỳ phân quyền cát cứ
lãnh thổ.
Vua
Lãnh chúa
• Lãnh địa riêng.
• Quân đội, tòa án riêng, thu thuế riêng
• Nông dân: nộp thuế.
• Duy trì kinh tế nông nghiệp tự nhiên khép kín.
4.2.2. TRẠNG THÁI PHONG KIẾN PHÂN QUYỀN CÁT CỨ
v1.0015112215 17
4.2.2. TRẠNG THÁI PHONG KIẾN PHÂN QUYỀN CÁT CỨ (tiếp theo)
• Từ thế kỷ IX – XIV: Chế độ phong kiến châu Âu bước vào thời kỳ phân quyền cát cứ
lãnh thổ.
• Bản chất của chế độ phân quyền cát cứ ở Tây Âu:
Quyền lực nhà vua bị lấn át, vua hầu như không có khả năng tác động đến các
lãnh chúa.
Các lãnh chúa có lãnh địa độc lập, có quân đội, tòa án riêng hoàn toàn tách khỏi
sự lệ thuộc của vua. Nông dân là người lệ thuộc về ruộng đất của lãnh chúa,
không có quyền chuyển đi nơi khác, ngoài việc nộp tô phải nộp nhiều loại thuế
(thuế thân, thuế kết hôn, thuế thừa kế...).
v1.0015112215 18
4.2.2. TRẠNG THÁI PHONG KIẾN PHÂN QUYỀN CÁT CỨ (tiếp theo)
• Nguyên nhân diễn ra tình trạng phân quyền cát cứ:
Sở hữu tư nhân của các lãnh chúa rất lớn: Sở hữu riêng về ruộng đất, có quân
đội riêng, tòa án riêng không phụ thuộc vào nhà vua; phương thức sở hữu này
được cha truyền con nối.
Quyền lực nhà vua không chi phối mạnh đến các lãnh địa của lãnh chúa. Vua
không nắm quyền sở hữu tối cao về ruộng đất.
Nhà nước được xây dựng trên cơ sở chiến tranh xâm lược, bản chất nhà nước
Frăng là sự liên hiệp tạm thời, thiếu sự vững chắc.
Tình trạng giao thông giữa các lãnh địa kém phát triển.
v1.0015112215 19
• Chính quyền tự trị thành phố
Sự xuất hiện của tầng lớp thị dân: Xuất hiện ngay trong lòng quá trình phát triển
của chế độ phong kiến. Khi nghề thủ công nghiệp hình thành, thợ thủ công và
nông nô từ các vùng nông thôn kéo đến thành thị làm ăn, buôn bán.
Tất cả các thành thị trước khi giành được quyền tự trị đều nằm trên đất của các
lãnh chúa.
Thành thị bị lệ thuộc vào lãnh chúa phong kiến và bị sách nhiễu mọi thứ.
Mâu thuẫn trong xã hội giữa: Lãnh chúa phong kiến với thị dân và dân nghèo.
• Hai xu hướng:
Hình thành phong trào đấu tranh của các thành thị để giành được chế độ tự trị
(nơi không có tiềm lực kinh tế).
Nộp tiền cho lãnh chúa để được hưởng quyền tự trị (nơi có tiềm lực kinh tế).
4.2.3. CHÍNH QUYỀN TỰ TRỊ THÀNH THỊ VÀ CƠ QUAN ĐẠI DIỆN ĐẲNG CẤP
v1.0015112215 20
4.2.3. CHÍNH QUYỀN TỰ TRỊ THÀNH THỊ VÀ CƠ QUAN ĐẠI DIỆN ĐẲNG CẤP
(tiếp theo)
Cơ quan đại diện đẳng cấp
• Cơ quan đại diện đẳng cấp ở Pháp
Vua Philip IV triệu tập Hội nghị đại biểu của 3 đẳng cấp:
Tăng lữ.
Quý tộc phong kiến.
Tầng lớp thị dân giàu có (giai cấp tư sản sau này).
Hội nghị 3 đẳng cấp đứng về phía nhà Vua chống lại Giáo Hoàng La Mã, thông qua
Hội nghị, thị dân được tham gia vào đời sống chính trị.
• Nghị viện ở Anh
Năm 1215, vua John ký vào bản “Đại hiến chương tự do” Magna Charta (trong
đó hạn chế quyền lực của nhà Vua).
Năm 1263, xảy ra cuộc xung đột giữa 2 phe, một bên là Vua Henry III và một bên
là liên minh giữa các lãnh chúa lớn do Ximông Đơ Môngpho cùng các kị sĩ, thị
dân giàu có.
v1.0015112215 21
4.2.3. CHÍNH QUYỀN TỰ TRỊ THÀNH THỊ VÀ CƠ QUAN ĐẠI DIỆN ĐẲNG CẤP
(tiếp theo)
Kết quả: Sau cuộc xung đột, nhà vua thừa nhận Nghị viện là cơ quan đại biểu của
lãnh chúa, kị sĩ và thị dân.
Thượng nghị viện: Đại biểu của quý tộc và giáo hội.
Hạ nghị viện: Đại biểu của kị sĩ và thị dân giàu có.
Nghị viện có quyền hành lớn.
v1.0015112215 22
• Hai giai đoạn
Giai đoạn 1: Xác lập chính thể quân chủ trung ương tập quyền nhằm xóa
bỏ chế độ phân quyền cát cứ của các lãnh chúa lớn.
Giai đoạn 2: Xây dựng và củng cố nhà nước theo chính thể quân chủ
chuyên chế.
4.2.4. QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHÍNH THỂ QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ - THỜI KỲ SUY
VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN
v1.0015112215 23
• Về nguồn luật: Đa dạng, gồm tập quán pháp; văn bản pháp luật của nhà nước; luật
pháp La Mã cổ đại; luật lệ của các giáo hội, các lãnh chúa; luật lệ của các chính
quyền thành phố tự trị.
• Về nội dung: Mang nặng tính tôn giáo
Điển hình: Luật Salic (được pháp điển hóa dưới thời đế quốc Frăng).
Luật lệ Cơ Đốc giáo.
Đánh giá:
Pháp luật Tây Âu thời phong kiến phát triển chậm.
Pháp luật chịu nhiều ảnh hưởng của Cơ Đốc giáo.
Pháp luật phong kiến Tây Âu mang tính đa dạng.
4.2.5. PHÁP LUẬT PHONG KIẾN TÂY ÂU
v1.0015112215 24
Qua bài học này, chúng ta đã đề cập đến các nội dung sau đây:
• Nhà nước và pháp luật Trung Quốc thời kỳ trung đại
Sự hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc.
Pháp luật phong kiến Trung Quốc.
• Nhà nước và pháp luật Tây Âu thời kỳ trung đại
Sự thiết lập nhà nước phong kiến ở Tây Âu.
Trạng thái phong kiến phân quyền cát cứ.
Chính quyền tự trị thành thị và cơ quan đại diện đẳng cấp.
Quá trình xác lập chính thể quân chủ chuyên chế - thời kỳ suy
vong của chế độ phong kiến.
Pháp luật phong kiến Tây Âu.
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_lich_su_nha_nuoc_va_phap_luat_the_gioi_bai_4_nha_n.pdf