Trong nguồn của án lệ không có thông
tin là bên được tặng cho phủ nhận văn bản
cam kết, nội dung trong văn bản cam kết. Do
đó, những thông tin chứa đựng trong hai tài
liệu này trở thành chứng cứ về việc tặng cho
có điều kiện. Từ đó Án lệ chỉ rõ: “[12] Mặc
dù hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
không ghi điều kiện nhưng tại các văn bản
nêu trên có thể hiện anh Quàng Văn P2 phải
làm nhà cho ông Quàng Văn P1 ở, chăm sóc
ông Quàng Văn P1 và bố mẹ của ông Quàng
Văn P1” được xác định là một bộ phận cấu
thành nội dung của hợp đồng tặng cho.
Như vậy, nội dung của Án lệ số
14/2017/AL giải thích rõ hơn quy định của
pháp luật, giải thích này là chính xác và có
căn cứ. Bởi lẽ, nghiên cứu các quy định tại
các Điều 466 BLDS năm 1995, Điều 470
BLDS năm 20057 và các điều luật có liên
quan khác, không có quy định bắt buộc về
điều kiện tặng cho tài sản nói chung, tặng
cho quyền sử dụng đất nói riêng, nên điều
kiện đó phải được thể hiện trong hợp đồng
tặng cho thì hợp đồng mới có hiệu lực. Nói
cách khác, tặng cho tài sản có điều kiện hay
tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất có điều
kiện, thì “điều kiện đó” có thể được thể hiện
trong hợp đồng tặng cho hoặc được thể hiện
trong một văn bản khác, đều được coi là một
bộ phận cấu thành nội dung hợp đồng và khi
hợp đồng tặng cho đã tuân thủ các điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng tặng cho thì đều có
giá trị pháp lý. Nội dung này chứa đựng tính
ứng dụng trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận về án lệ số 14/2017/AL: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện tặng cho không được ghi trong hợp đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 2+3(402+403) - T1+2/202024 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1. Các thông tin về Án lệ số 14/2017/Al và
vụ án
1.1. Các thông tin chung về Án lệ số
14/2017/AL
- Án lệ số 14/2017/Al được Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông
qua ngày 14/12/2017 và được công bố theo
Quyết định số 299/QĐ-CA ngày 28/12/2017
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Nguồn án lệ là Quyết định giám đốc
thẩm số 02/2011/DS-GĐT ngày 17/01/2011
của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về
vụ án “Yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất” tại tỉnh Điện Biên giữa
nguyên đơn là ông Quàng Văn P1 với bị đơn
là anh Quàng Văn P2, chị Phan Thị V.
- Vị trí nội dung án lệ: Đoạn 10, 11
và 12 phần “Nhận định của Toà án”.
BÌNH LUẬN VỀ ÁN LỆ SỐ 14/2017/AL:
HỢp đỒng tẶng cHo quYền sỬ DỤng đất mà
điều Kiện tẶng cHo KHÔng đưỢc gHi trong HỢp đỒng
Tưởng Duy lượng
Nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Án lệ, hợp đồng, bản án,
quyền sử dụng đất.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 15/12/2019
Biên tập : 20/12/2019
Duyệt bài : 26/12/2019
Article Infomation:
Keywords: Law case; agreement;
judgement; land use right.
Article History:
Received : 15 Dec. 2019
Edited : 20 Dec. 2019
Approved : 26 Dec. 2019
Tóm tắt:
Án lệ là một trong những nguồn của luật, được phổ biến rộng rãi,
không chỉ áp dụng trong thực tiễn mà còn là nguồn tài liệu tham khảo
phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo
luật. Do vậy, cần phải cân nhắc thật thận trọng, kỹ lưỡng khi chọn
một bản án, quyết định nào đó là án lệ. Bài viết này bình luận về Án
lệ số 14/2017/AL.
Abstract:
Case law is one of the sources of laws, widely available, not only
applied in practice but also used as a reference source for teaching
and studying activities in law training institutions. Therefore, it is
necessary to review carefully and thoroughly when we consider a
judgment or a decision as a law case. This article is to provide
commentings to the Law Case No14/2017.AL
25Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
- khái quát nội dung của án lệ
+ Tình huống án lệ
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng
đất không ghi điều kiện tặng cho nhưng tại
các văn bản, tài liệu khác có liên quan thể
hiện các bên đã có thỏa thuận, thống nhất về
điều kiện tặng cho và điều kiện tặng cho là
hợp pháp.
+ Giải pháp pháp lý
Trường hợp này, Tòa án phải công
nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền
sử dụng đất và xác định hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất đó là hợp đồng tặng cho
tài sản có điều kiện.
- Quy định của pháp luật liên quan
đến án lệ: Điều 125, Điều 126 và Điều 470
Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 (tương
ứng với Điều 120, Điều 121 và Điều 462
BLDS năm 2015).
- Từ khóa của án lệ: “Hợp đồng tặng
cho quyền sử dụng đất”; “Giao dịch dân sự
có điều kiện”; “Tặng cho tài sản có điều
kiện”.
1.2. Nội dung vụ án
Tại đơn khởi kiện đề ngày 27/12/2006,
ngày 10/01/2007 và trong quá trình giải
quyết vụ án, nguyên đơn là ông Quàng Văn
P1 và chị Quàng Thị N trình bày:
Năm 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện
Biên cấp cho ông 72m2 đất mặt đường quốc
lộ 279 (theo Quyết định số 1487 ngày
25/9/2003). Ngày 24-12-2003, ông lập thủ
tục chuyển quyền sử dụng đất cho vợ chồng
anh Quàng Văn P2 (là con trai của ông) và
chị Phan Thị V (là con dâu của ông) diện tích
đất nêu trên. Ngày 06/12/2003, ông lại lập
hợp đồng chuyển quyền sở hữu đất nhà ở cho
anh Quàng Văn P2, chị Phan Thị V diện tích
đất nêu trên, có xác nhận của Ủy ban nhân
dân phường T, thành phố P, tỉnh Điện Biên.
Năm 2005, giữa ông và chị Quàng Thị
N (là con gái của ông) có tranh chấp diện
tích đất này nên tại Bản án dân sự phúc thẩm
số 08/DSPT ngày 24/8/2005, Tòa án nhân
dân tỉnh Điện Biên đã buộc chị Quàng Thị
N phải trả cho ông diện tích đất nêu trên.
Ngày 12/6/2006, Ủy ban nhân dân
thành phố P, tỉnh Điện Biên cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho ông.
Ngày 27/10/2006, ông làm hợp đồng
tặng cho anh Quàng Văn P2 (là con trai của
ông) với điều kiện anh Quàng Văn P2 phải
xây nhà cho ông ở.
Khi ông hoàn tất thủ tục sang tên theo
hợp đồng tặng cho, anh Quàng Văn P2 đã
không thực hiện việc xây nhà như đã hứa mà
còn yêu cầu ông ra thị trấn M, huyện G ở nên
yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho đất vì anh
Quàng Văn P2, chị Phan Thị V không thực
hiện điều kiện đã cam kết.
Bị đơn là anh Quàng Văn P2 và chị
Phan Thị V trình bày: Ông Quàng Văn P1
(là bố của anh) đã tặng cho vợ chồng anh
diện tích đất nêu trên từ khi ông Quàng Văn
P1 còn minh mẫn, tỉnh táo. Nay ông Quàng
Văn P1 không còn minh mẫn thì chị Quàng
Thị N (là chị gái của anh) ép ông Quàng Văn
P1 làm đơn hủy hợp đồng tặng cho. Việc
bố cho anh đất không có điều kiện và cam
kết gì nên không chấp nhận theo yêu cầu của
nguyên đơn.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số
03/2007/DSST ngày 30/6/2007, Tòa án nhân
dân thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện
Biên quyết định:
Không chấp nhận yêu cầu của ông
Quàng Văn P1 về việc hủy hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất số 82 ngày
06/10/2006, giữa bên chuyển nhượng là ông
Quàng Văn P1, bên nhận chuyển nhượng
anh Quàng Văn P2, chị Phan Thị V.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn
quyết định về án phí, quyền kháng cáo của
các đương sự.
Số 2+3(402+403) - T1+2/202026 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số
14/2007/DSPT ngày 28/8/2007, Tòa án nhân
dân tỉnh Điện Biên quyết định: Sửa Bản án
sơ thẩm số 03/2007/DSST ngày 30/6/2007
của Tòa án nhân dân thành phố Điện Biên
Phủ, tỉnh Điện Biên.
Chấp nhận đơn kháng cáo của ông
Quàng Văn P1. Hủy hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất số 82 ngày
06/10/2006 giữa người chuyển nhượng ông
Quàng Văn P1 với người nhận chuyển
nhượng anh Quàng Văn P2 đối với mảnh đất
theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
số AĐ 762/197 thửa đất 2A, tờ bản đồ 289
IV-D-d tổ dân phố 8, phường T, thành phố P,
tỉnh Điện Biên.
Kiến nghị với Phòng Tài nguyên và
Môi trường của thành phố P, tỉnh Điện Biên
phải đính chính khôi phục lại giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đối với người đứng
tên sử dụng đất ông Quàng Văn P1 số AÐ
762/197 thửa đất 2A, tờ bản đồ 289 IV-D-d
tổ dân phố 8, phường T, thành phố P, tỉnh
Điện Biên.
Kiến nghị với Phòng Tài nguyên và
Môi trường thành phố P, tỉnh Điện Biên thu
hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối
với người đứng tên trong giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đối với anh Quàng Văn
P2 số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất H 06445/QSDĐ. Quyết định cấp
sổ: 822/2006/QĐ-UBND ngày 27/10/2006
đối với thửa đất số 2A tờ bản đồ số 289-IV-
D-d tại tổ dân phố 8, phường T, thành phố P,
tỉnh Điện Biên.
Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn
quyết định về án phí.
Sau khi xét xử phúc thẩm, anh Quàng
Văn P2 có đơn khiếu nại đề nghị xem xét
theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án
dân sự phúc thẩm nêu trên.
Tại Quyết định số 579/2010/KN-DS
ngày 26/8/2010, Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao đã kháng nghị đối với Bản án dân sự
phúc thẩm số 14/2007/DSPT ngày
28/8/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Điện
Biên, đề nghị Toà dân sự Toà án nhân dân
tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án dân
sự phúc thẩm nêu trên và huỷ Bản án dân sự
sơ thẩm số 03/2007/DSST ngày 30/6/2007
của Tòa án nhân dân thành phố Điện Biên
Phủ, tỉnh Điện Biên, giao hồ sơ vụ án cho
Toà án nhân dân thành phố Điện Biên Phủ,
tỉnh Điện Biên xét xử sơ thẩm lại theo đúng
quy định của pháp luật với nhận định:
Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án
thì nguồn gốc 72m2 đất thửa 2A, tờ bản đồ 289
IV-D-d tổ dân phố 8, phường T, thành phố P,
tỉnh Điện Biên là của ông Quàng Văn P1 được
chính quуền địa phương cấp để làm nhà ở theo
giấy cấp đất số 1487 ngày 25/9/2003.
Ngày 06/12/2003, ông Quàng Văn P1
lập giấy chuyển quyền sở hữu lô đất cho vợ
chồng anh Quàng Văn P2, có chữ ký của ông
Quàng Văn P1, vợ chồng anh Quàng Văn P2,
nhân chứng là Bí thư Chi bộ, Khối trưởng và
xác nhận của Ủy ban nhân dân phường.
Ngày 24/12/2003, ông Quàng Văn P1
lại có “Đơn xin chuyển quyền sử dụng đất”
vẫn có nội dung chuyển quyền sử dụng diện
tích đất cho vợ chồng anh Quàng Văn P2, có
chữ ký của ông Quàng Văn P1 và xác nhận
của trưởng phố.
Tuy nhiên, diện tích đất trên giữa ông
Quàng Văn P1 với chị Quàng Thị N đang có
tranh chấp. Tại Bản án dân sự phúc thẩm số
08/DSPT ngày 24/8/2005, Tòa án nhân dân
tỉnh Điện Biên mới buộc chị Quàng Thị N
trả diện tích đất cho ông Quàng Văn P1 và
tại “Biên bản giải quyết việc thi hành án”
ngày 22/3/2006 thì chị Quàng Thị N mới trả
đất cho ông Quàng Văn P1.
Như vậy, có cơ sở để xác định tuy từ
năm 2003 ông Quàng Văn P1 lập giấy cho vợ
chồng anh Quàng Văn P2, nhưng ở tại thời
điểm này chị Quàng Thị N vẫn là người quản
27Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
lý và sử dụng đất; đến ngày 24/8/2005, ông
Quàng Văn P1 mới được xác định là người
có quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất trên
(theo quyết định có hiệu lực của Tòa án) và
đến ngày 22/3/2006, ông Quàng Văn P1 mới
thực tế nhận đất. Do đó, việc ông Quàng Văn
P1 làm giấy tặng cho anh Quàng Văn P2
trước đó là không có giá trị pháp lý, hơn nữa
vợ chồng anh Quàng Văn P2 cũng chưa làm
được thủ tục sang tên, chưa nhận đất.
Sau khi nhận đất, ngày 25/3/2006, ông
Quàng Văn P1 mới ủy quyền cho anh Quàng
Văn P2 xin giấy phép xây dựng, giải phóng
mặt bằng, xây nhà cho ông Quàng Văn P1 ở
và chăm sóc cụ K (cha của ông Quàng Văn
P1). Ngày 12/6/2006, ông Quàng Văn P1
mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Ngày 03/6/2006, tại thành phố Hà Nội,
ông Quàng Văn P1 lại ủy quyền cho anh
Nguyễn Viết H làm thủ tục để ông Quàng
Văn P1 tặng cho vợ chồng anh Quàng Văn
P2 diện tích đất nêu trên.
Tại Hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất số 82/HĐ-UBND (không ghi
ngày tháng) tại Ủy ban nhân dân phường T,
thành phố P, tỉnh Điện Biên thể hiện ông
Quàng Văn P1 cho anh Quàng Văn P2 diện
tích đất trên. Hợp đồng trên có chữ ký đề tên
ông Quàng Văn P1, anh Quàng Văn P2,
người được ủy quyền là anh Nguyễn Viết H.
Nhưng Ủy ban nhân dân phường lại có xác
nhận vào hồi 8h ngày 06/10/2006. Trên cơ
sở hợp đồng trên, anh Quàng Văn P2 được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong thực tế từ ngày 17/02/2003, ông
Quàng Văn P1 bị bệnh phải điều trị tại thành
phố Hà Nội (tai biến mạch máu não, liệt nửa
người bên trái, liệt thần kinh trung ương...).
Như vậy, trong năm 2006, ông Quàng
Văn P1 đã ký nhiều văn bản để định đoạt
72m2 đất mà ngày 12/6/2006, ông được cấp
giấy chứng nhận. Tuy nhiên, ông Quàng Văn
P1 ở thành phố Hà Nội đang bị liệt thần kinh
trung ương, liệt nửa người và ông Quàng
Văn P1 cũng chưa hề sử dụng đất.
Lẽ ra, phải làm rõ, xác định ý chí của
ông Quàng Văn P1 về việc định đoạt 72 m2
đất này, xem xét đánh giá ông Quàng Văn P1
có ý chí cho anh Quàng Văn P2 hay ông
Quàng Văn P1 chỉ giao cho anh Quàng Văn
P2 xây cất nhà để ở; đồng thời làm rõ ông
Quàng Văn P1 ký hợp đồng khi nào? ở đâu?
giá trị pháp lý của hợp đồng này, lý do ông
Quàng Văn P1 ký hợp đồng nay lại xin hủy
hợp đồng? Nếu ông Quàng Văn P1 chỉ giao
cho anh Quàng Văn P2 xây cất nhà để ông ở
và ông Quàng Văn P1 có nhu cầu sử dụng đất
thì phải hủy hợp đồng trên, công nhận ông
Quàng Văn P1 có quyền sử dụng đất, nhưng
ông Quàng Văn P1 phải thanh toán các chi
phí hợp lý trong việc làm thủ tục sang tên đất
nếu anh Quàng Văn P2 có yêu cầu.
Trong trường hợp ông Quàng Văn P1
không có nhu cầu sử dụng và thể hiện ý chí
đã cho anh Quàng Văn P2 thì phải bác yêu
cầu của ông Quàng Văn P1.
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp
phúc thẩm chưa xác minh làm rõ các vấn đề
nêu trên, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ
vào các văn bản do ông Quàng Văn P1 ký và
việc anh Quàng Văn P2 được công nhận có
quyền sử dụng đất để bác yêu cầu của ông
Quàng Văn P1, còn Tòa án cấp phúc thẩm
cho rằng ông Quàng Văn P1 bị bệnh không
nhận thức được hành vi khi ký kết các văn
bản và thủ tục tặng cho không tuân thủ các
quy định của pháp luật, từ đó, hủy hợp đồng
chuyển nhượng, công nhận ông Quàng Văn
P1 có quyền sử dụng đất đều chưa đủ căn cứ.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân mới là cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, nhưng Tòa án cấp phúc
thẩm lại kiến nghị Phòng Tài nguyên và Môi
trường thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất của anh Quàng Văn P2 là không
chính xác.
Số 2+3(402+403) - T1+2/202028 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện
Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng quyết
định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao là cần thiết vì năm 2003 ông
Quàng Văn P1 có lập hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất cho vợ chồng anh
Quàng Văn P2 và năm 2006 lập giấy ủy
quyền tặng cho đất cho vợ chồng anh Quàng
Văn P2, tuy giấy tờ ghi chuyển nhượng quyền
sử dụng, nhưng đều thể hiện nội dung là ông
Quàng Văn P1 tặng cho vợ chồng anh Quàng
Văn P2. Vì vậy, cần làm rõ việc tặng cho của
ông Quàng Văn P1 có điều kiện hay không để
giải quyết theo quy định của pháp luật.
1.3. Nhận định của Tòa án
[1] Khi khởi kiện và trong quá trình
giải quyết vụ án, ông Quàng Văn P1 cho
rằng ngày 25/9/2003, Ủy ban nhân dân tỉnh
Điện Biên cấp cho ông 72m2 đất tại thửa 2A,
tờ bản đồ 289 IV-D-d tổ dân phố 8, phường
T, thành phố P, tỉnh Điện Biên theo Quyết
định số 1487.
[2] Ngày 06/12/2003, ông Quàng Văn
P1 lập giấy chuyển quyền sở hữu lô đất cho
vợ chồng anh Quàng Văn P2, chị Phan Thị V
có Bí thư Chi bộ, Khối trưởng chứng kiến và
có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường T.
[3] Ngày 24/12/2003, ông Quàng Văn
P1 lại có “Đơn xin chuyển quyền sử dụng
đất” chuyển quyền sử dụng đất cho vợ chồng
anh Quàng Văn P2, chị Phan Thị V, có xác
nhận của trưởng phố.
[4] Tuy nhiên, diện tích đất nêu trên
chị Quàng Thị N (là con gái của ông Quàng
Văn P1) đang quản lý, sử dụng. Năm 2005,
ông Quàng Văn P1 đã khởi kiện yêu cầu chị
Quàng Thị N phải trả cho ông diện tích đất
nêu trên. Tại Bản án dân sự phúc thẩm số
08/DSPT ngày 24/8/2005, Tòa án nhân dân
tỉnh Điện Biên đã buộc chị Quàng Thị N trả
lại đất cho ông Quàng Văn P1.
[5] Ngày 12/6/2006, Ủy ban nhân dân
thành phố P, tỉnh Điện Biên đã cấp giấy
chứng nhận cho ông Quàng Văn P1 được
quyền sử dụng 72m2 đất nêu trên.
[6] Ngày 15/9/2006, ông Quàng Văn
P1 có đơn xin xác nhận việc ông ủy quyền
cho anh Quàng Văn P2, chị Phan Thị V được
toàn quyền “Sở hữu và sử dụng đất”.
[7] Ngày 03/10/2006, ông Quàng Văn
P1 lập hợp đồng ủy quyền cho anh Nguyễn
Viết H làm thủ tục tặng cho anh Quàng Văn
P2 diện tích đất nêu trên, có chứng thực của
Phòng Công chứng Nhà nước số 3, thành
phố Hà Nội.
[8] Ngày 06/10/2006, ông Quàng Văn
P1 lại lập hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất cho anh Quàng Văn P2, chị Phan
Thị V, mục giá trị chuyển nhượng ghi “Bố
cho con”; Ủy ban nhân dân thành phố Điện
Biên Phủ đã xác nhận số 82/HĐ-UBND
cùng ngày nên hợp đồng này thể hiện hợp
pháp hóa việc ông Quàng Văn P1 tặng cho
anh Quàng Văn P2, chị Phan Thị V quyền sử
dụng đất.
[9] Ngày 27/10/2006, Ủy ban nhân
dân thành phố P cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho anh Quàng Văn P2, chị Phan
Thị V.
[10] Như vậy, nếu có căn cứ xác định
cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa
phương cấp đất cho ông Quàng Văn P1 từ
năm 2003 (vì Tòa án các cấp chưa thu thập
quyết định cấp đất năm 2003), thì ông
Quàng Văn P1 có quyền sử dụng hợp pháp
đối với diện tích đất nêu trên từ năm 2003
nên ông Quàng Văn P1 có quyền định đoạt
tài sản của mình.
[11] Tuy nhiên, ông Quàng Văn P1
cho rằng việc ông tặng cho vợ chồng anh
Quàng Văn P2 là có điều kiện, đó là vợ
chồng anh Quàng Văn P2 phải làm nhà cho
ông ở, chăm sóc ông và bố, mẹ của ông,
nhưng vợ chồng anh Quàng Văn P2 không
thực hiện cam kết. Tuy anh Quàng Văn P2
không thừa nhận việc ông Quàng Văn P1
29Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
tặng cho có điều kiện, nhưng tại giấy ủy
quyền ngày 25/3/2006, thể hiện ông Quàng
Văn P1 ủy quyền cho anh Quàng Văn P2 xin
giấy phép xây dựng... có trách nhiệm xây
nhà trên lô đất 379B để ông Quàng Văn P1
ở, có trách nhiệm chăm sóc vợ chồng cụ K
(là bố, mẹ của ông Quàng Văn P1). Tại bản
Cam kết ngày 12/10/2006, anh Quàng Văn
P2 có ghi “... Tôi được bố cho mảnh đất...
tôi làm cam kết này với chính quyền địa
phương sẽ tiến hành xây dựng nhà ở cho bố
tôi và không được chuyển nhượng cho ai”.
[12] Mặc dù hợp đồng tặng cho quyền
sử dụng đất không ghi điều kiện nhưng tại
các văn bản nêu trên có thể hiện anh Quàng
Văn P2 phải làm nhà cho ông Quàng Văn P1
ở, chăm sóc ông Quàng Văn P1 và bố mẹ
của ông Quàng Văn P1.
[13] Do vậy, cần thu thập xác minh
anh Quàng Văn P2 có thực hiện đầy đủ các
điều kiện trên hay không? Thời gian ông
Quàng Văn P1 đi điều trị tại bệnh viện thì ai
là người chăm sóc ông Quàng Văn P1? Hiện
vợ chồng anh Quàng Văn P2 đang cư trú tại
Hà Nội, thì điều kiện chăm sóc vợ chồng cụ
K (bố, mẹ ông Quàng Văn P1) như thế nào?
Trên cơ sở xác định việc thực hiện các điều
kiện của vợ chồng anh Quàng Văn P2 để xác
định hợp đồng tặng cho giữa ông Quàng Văn
P1 và vợ chồng anh Quàng Văn P2 đã hoàn
thành hay chưa hoàn thành để giải quyết vụ
án theo quy định của pháp luật.
[14] Mặt khác, theo quy định tại Điều
44 Luật Đất đai, thì Phòng Tài nguyên và
Môi trường không có thẩm quyền thu hồi đất
nên Tòa án cấp phúc thẩm kiến nghị Phòng
Tài nguyên và Môi trường thu hồi Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất của anh
Quàng Văn P2 là không đúng pháp luật.
[15] Hội đồng giám đốc thẩm Tòa Dân
sự Tòa án nhân dân tối cao thấy cần hủy bản
án dân sự phúc thẩm và hủy bản án dân sự
sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại theo quy định
của pháp luật.
[16] Quyết định kháng nghị của Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao là có căn cứ.
[17] Căn cứ vào khoản 2 Điều 291,
Điều 296, khoản 3 Điều 297, Điều 299 Bộ
luật Tố tụng dân sự.
1.4. Quyết định của Tòa án
1. Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số
14/2007/DSPT ngày 28/8/2007 của Tòa án
nhân dân tỉnh Điện Biên và hủy Bản án dân
sự sơ thẩm số 03/2007/DSST ngày
30/6/2007 của Tòa án nhân dân thành phố
Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên về vụ án
“Yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ông
Quàng Văn P1 với bị đơn là anh Quàng Văn
P2 và chị Phan Thị V.
2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân
dân thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện
Biên xét xử sơ thẩm lại theo quy định của
pháp luật.
1.5. Nội dung của án lệ
“[10] Như vậy, nếu có căn cứ xác định
cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa
phương cấp đất cho ông Quàng Văn P1 từ
năm 2003 (vì Tòa án các cấp chưa thu thập
quyết định cấp đất năm 2003), thì ông
Quàng Văn P1 có quyền sử dụng hợp pháp
đối với diện tích đất nêu trên từ năm 2003
nên ông Quàng Văn P1 có quyền định đoạt
tài sản của mình.
[11] Tuy nhiên, ông Quàng Văn P1
cho rằng việc ông tặng cho vợ chồng anh
Quàng Văn P2 là có điều kiện, đó là vợ
chồng anh Quàng Văn P2 phải làm nhà cho
ông ở, chăm sóc ông và bố, mẹ của ông,
nhưng vợ chồng anh Quàng Văn P2 không
thực hiện cam kết. Tuy anh Quàng Văn P2
không thừa nhận việc ông Quàng Văn P1
tặng cho có điều kiện, nhưng tại giấy ủy
quyền ngày 25/3/2006, thể hiện ông Quàng
Văn P1 ủy quyền cho anh Quàng Văn P2 xin
giấy phép xây dựng... có trách nhiệm xây
nhà trên lô đất 379B để ông Quàng Văn P1
Số 2+3(402+403) - T1+2/202030 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
ở, có trách nhiệm chăm sóc vợ chồng cụ K
(là bố, mẹ của ông Quàng Văn P1). Tại bản
Cam kết ngày 12/10/2006, anh Quàng Văn
P2 có ghi “... Tôi được bố cho mảnh đất...
tôi làm cam kết này với chính quyền địa
phương sẽ tiến hành xây dựng nhà ở cho bố
tôi và không được chuyển nhượng cho ai”.
[12] Mặc dù hợp đồng tặng cho quyền
sử dụng đất không ghi điều kiện nhưng tại
các văn bản nêu trên có thể hiện anh Quàng
Văn P2 phải làm nhà cho ông Quàng Văn P1
ở, chăm sóc ông Quàng Văn P1 và bố mẹ
của ông Quàng Văn P1”.
2. Bình luận
2.1. Về Bản án sơ thẩm số
03/2007/DSST, bản phúc thẩm số
14/2007/DSPT, Quyết định kháng nghị số
579/KN-DS và Quyết định giám đốc thẩm
số 02/2011/DS-GĐT
2.1.1. Quan hệ pháp luật tranh chấp
là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất hay hợp đồng tặng cho quyền sử dụng
đất?
Đối tượng tranh chấp là 72 m2 đất mặt
đường quốc lộ 279, thuộc thửa đất số 2A tờ
bản đồ số 289-IV-D-d tại tổ dân phố 8,
phường T, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh
Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện
Biên cấp theo quyết định số 1487 ngày
25/9/2003 (nhưng tại đoạn 10 phần “nhận
định của tòa án” tại Quyết định giám đốc
thẩm lại ghi: “vì Tòa án các cấp chưa thu
thập quyết định cấp đất năm 2003”- có phải
do nhầm? Vì tại phần nội dung vụ án đã ghi
rõ: (theo Quyết định số 1487 ngày
25/9/2003, còn Quyết định kháng ghi: giấy
cấp đất số 1487 ngày 25/9/2003). Ngày 12
tháng 6 năm 2006, ông Quàng Văn P1 được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Phần nội dung vụ án, các phần khác
trong án lệ không thể hiện rõ nguyên đơn
khởi kiện theo quan hệ pháp luật nào, nhưng
các thông tin có trong Quyết định giám đốc
thẩm và nội dung án lệ có thể nhận thấy, hai
bên đã lập hợp đồng dù hình thức thể hiện là
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
nhưng nội dung là hợp đồng tặng cho.
Nguyên đơn khai là việc tặng cho đất có điều
kiện, còn bị đơn cho rằng, nguyên đơn tặng
cho đất là không có điều kiện.
Dù người khởi kiện ghi trong đơn
khởi kiện yêu cầu hủy “hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất” như tiêu đề văn
bản thỏa thuận mà hai bên đã ký, thì tên gọi
này không đúng bản chất được thể hiện
trong nội dung hợp đồng, nhưng về phía Tòa
án là cơ quan tài phán thì phải xác định quan
hệ pháp luật tranh chấp là tranh chấp hợp
đồng tặng cho quyền sử dụng đất, đúng như
nội dung của hợp đồng và bản chất quan hệ
pháp luật đang tranh chấp. Kết luận này dựa
trên cơ sở tại đoạn 8 phần “nhận định của tòa
án” có ghi: “Ngày 06/10/2006, ông Quàng
Văn P1 lại lập hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất cho anh Quàng Văn P2,
chị Phan Thị V, mục giá trị chuyển nhượng
ghi “Bố cho con”.
Do đó, tại Bản án sơ thẩm số
03/2007/DSST ngày 30/6/2007 của Tòa án
nhận dân thành phố Điện Biên Phủ và Bản
án phúc thẩm số 14/2007/DSPT ngày
28/8/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Điện
Biên đều xác định quan hệ pháp luật: tranh
chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất là không xác định đúng bản chất
quan hệ pháp luật đang tranh chấp, nhưng
Quyết định kháng nghị số 579/2010/KN-DS
ngày 26/8/2010 của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao và Quyết định giám đốc thẩm số
02/2011/DS-G ĐT ngày 17/01/2011 của Tòa
dân sự Tòa án nhân dân tối cao không có
nhận xét về sai sót này.
Việc xác định quan hệ pháp luật có ý
nghĩa rất quan trọng về cả lý luận và thực
tiễn, vì liên quan đến áp dụng pháp luật. Nếu
là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất thì áp dụng phần thứ năm
“quy định về chuyển quyền sử dụng đất”, cụ
thể là các quy định tại chương XXVIII về
“hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất” Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật đất
đai năm 2003.
Tuy nhiên, thực chất quan hệ tranh
chấp trong vụ án này là tranh chấp hợp đồng
tặng cho quyền sử dụng đất thì phải áp dụng
chương XXXI Bộ luật dân sự năm 2005 và
Luật đất đai năm 2003.
2.1.2. Diện tích 72 m2 đất được Ủy
ban nhân dân cấp cho riêng ông Quàng Văn
P1 hay cấp cho vợ chồng ông Quàng Văn
P1, hộ gia đình? Nếu không phải Ủy ban
nhân dân tỉnh cấp riêng cho ông P1 thì hợp
đồng tặng cho có hợp pháp?
Các thông tin về đối tượng được cấp
đất (cấp cho riêng ông P1 hay cấp cho vợ
chồng) có ý nghĩa rất quan trọng liên quan
đến đường lối giải quyết vụ án, nhưng nội
dung vụ án, nội dung Quyết định kháng
nghị, nhận định của Quyết định giám đốc
thẩm không cho biết thời điểm được cấp đất
vợ ông Quàng văn P1 còn sống hay đã chết,
nếu bà còn sống tại thời điểm đó thì diện tích
72 m2 đất Ủy ban nhân dân tỉnh cấp cho
riêng ông Quàng văn P1 hay cấp cho vợ
chồng ông hoặc cấp cho hộ gia đình? Nếu
cấp cho hộ gia đình thì hộ gồm những thành
viên nào? Ủy ban nhân dân cấp theo tiêu
chuẩn, chính sách gì (hộ nghèo, gia đình
đông người mà đất ở quá ít, thương binh, gia
đình có công). Dù cấp theo tiêu chuẩn
thương binh, gia đình có công với cách
mạng hay lão thành cách mạng (nếu có)
thường gắn với những đóng góp thầm lặng
của vợ ông. Chúng tôi cho rằng, nếu vợ ông
Quàng văn P1 còn sống ở thời điểm cấp đất
thì Ủy ban nhân dân tỉnh khó đưa ra căn cứ
cấp riêng cho ông P1, điều đó có nghĩa là
nếu không cấp cho hộ gia đình thì nhiều khả
năng cấp cho vợ chồng ông P1.
Tại thời điểm tranh chấp, vợ ông còn
sống hay đã chết (nguồn án lệ không cung
cấp các thông tin này)? Nếu diện tích đất
được cấp cho vợ chồng ông Quàng Văn P1
mà khi tranh chấp vợ ông còn sống hoặc đã
chết (nhiều khả năng vợ ông đã chết) thì việc
mình ông ký hợp đồng tặng cho đều không
hợp pháp, có thể bị vô hiệu do vi phạm điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Về xác định thời điểm ông Quàng Văn
P1 có khối tài sản là 72 m2 đất (nếu đất cấp
riêng cho ông P1): Cần phải thấy từ thời
điểm ông Quàng Văn P1 có quyết định cấp
đất (Quyết định số 1487 ngày 25-9-2003) và
nhận đất được cấp thì đã phát sinh quyền sử
dụng đất hợp pháp của ông (hoặc của vợ
chồng) chứ không phải như nhận định
trong Quyết định kháng nghị số 579 là:
“Như vậy, có cơ sở để xác định tuy từ năm
2003 ông Quàng Văn P1 lập giấy cho vợ
chồng anh Quàng Văn P2, nhưng ở tại thời
điểm này chị Quàng Thị N vẫn là người quản
lý và sử dụng đất; đến ngày 24/8/2005 ông
Quàng Văn P1 mới được xác định là người
có quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất trên
(theo quyết định có hiệu lực của Tòa án) và
đến ngày 22/3/2006, ông Quàng Văn P1 mới
thực tế nhận đất. Do đó, việc ông Quàng Văn
P1 làm giấy tặng cho anh Quàng Văn P2
trước đó là không có giá trị pháp lý”.
Cần phải thấy rằng, thời gian chị
Quàng Thị N (con gái ông P1) “quản lý và
sử dụng đất” dù việc quản lý, sử dụng đất bất
kể là hợp pháp hay không hợp pháp (được
ông P1 giao cho quản lý, sử dụng hay do chị
N tự chiếm trái ý chí ông P1) thì thời gian
đó ông P1 vẫn là người chủ hợp pháp của
diện tích đất tranh chấp và Quyết định giám
đốc thẩm nhận định là: “ông Quàng Văn P1
có quyền sử dụng hợp pháp đối với diện tích
đất nêu trên từ năm 2003” là chính xác.
Tại bản án phúc thẩm số 08/DSPT
ngày 24/8/2005 của Toà án nhân dân tỉnh
31Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Số 2+3(402+403) - T1+2/202032 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Điện Biên đã buộc chị Quàng Thị N phải trả
cho ông diện tích đất trên, Bản án này có ý
nghĩa khẳng định ông Quàng Văn P1 mới là
chủ đích thực của diện tích đất. Phán quyết
của Tòa án chỉ là trao trả lại cho ông Quàng
Văn P1 quyền sử dụng đất mà ông đã và
đang có, nhưng bị con gái chiếm không tự
nguyện trả (mới tranh chấp và Tòa án phải
ra phán quyết). Do đó, việc cho rằng, thời
điểm Bản án phúc thẩm số 08 có hiệu lực
ông Quàng Văn P1 “mới được xác định là
người có quyền sử dụng đất hợp pháp” là sai
lầm về pháp lý.
2.1.3. Tặng cho không có “đền bù”
hay tặng cho có điều kiện, và nếu tặng cho
có điều kiện thì khi nào việc tặng cho hoàn
thành?
- Việc tặng cho có điều kiện hay
không?
Như trên đã phân tích, các thông tin
hiện có chưa có cơ sở để kết luận diện tích
72m2 đất là cấp riêng cho ông P1 hay cho
vợ chồng ông, hay cấp cho hộ gia đình. Do
đó, để việc bình luận bảo đảm tính khoa học,
chặt chẽ, rõ ràng theo đúng chủ đề đặt ra tại
mục 2.1.3 này, thì phải tạm mặc định là diện
tích 72 m2 đất Ủy ban cấp riêng cho ông
Quàng Văn P1.
Bộ luật Dân sự chỉ đưa ra quy định
khung, rất cơ bản về nội dung của Hợp
đồng1.
Điều 461 BLDS năm 1995, Điều 465
BLDS năm 2005, Điều 457 BLDS năm 2015
đã định nghĩa giống nhau về hợp đồng tặng
cho tài sản là: “Hợp đồng tặng cho tài sản là
sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng
cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở
hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu
đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận”.
Cả BLDS năm 1995 và BLDS năm
2005 đều có phần thứ năm quy định về quyền
sử dụng đất, nhưng BLDS năm 1995 không
có điều nào quy định về tặng cho quyền sử
dụng đất. BLDS năm 2005 dành hẳn chương
XXXI Phần thứ Năm (từ Điều 722 đến Điều
725) quy định về hợp đồng tặng cho quyền
sử dụng đất. Tuy nhiên, nội dung các điều
này không quy định về việc tặng cho quyền
sử dụng đất có điều kiện. Do đó, chúng tôi
cho rằng, trong trường hợp này, phải trên cơ
sở Điều 470 BLDS năm 2005 để xem xét về
tặng cho tài sản có điều kiện.
Theo thông tin có trong nguồn của án
lệ, ông Quàng văn P1 có 5 lần lập văn bản để
chuyển quyền sử dụng đất cho anh Quàng
Văn P2 và vợ là chị Phan Thị V vào các thời
điểm khác nhau. Trong dó, văn bản đầu tiên
lập ngày 06-12-2003, nếu có nội dung như
một hợp đồng thì về pháp lý cũng chưa hoàn
thiện về hình thức (chưa có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất) theo quy định của Điều
129 Luật đất đai năm 2003, Điều 463 BLDS
năm 1995. Các văn bản còn lại, chỉ có văn
bản lập ngày 06/10/2006 với tiêu đề: hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
(nhưng tại mục giá trị chuyển nhượng ghi
“Bố cho con”) đáp ứng được yêu cầu về thủ
tục hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (có
chứng nhận của Ủy ban nhân dân thành phố).
Trong nội dung hợp đồng tặng cho
ngày 06-10-2006, không ghi điều kiện tặng
cho, nhưng tại giấy ủy quyền ngày
25/3/2006, thể hiện ông Quàng Văn P1 ủy
quyền cho anh Quàng Văn P2 xin giấy phép
xây dựng... có trách nhiệm xây nhà trên lô
đất 379B để ông Quàng Văn P1 ở, có trách
nhiệm chăm sóc vợ chồng cụ K (là bố, mẹ
của ông Quàng Văn P1). Tại bản Cam kết
ngày 12/10/2006, anh Quàng Văn P2 có ghi
“... Tôi được bố cho mảnh đất... tôi làm cam
kết này với chính quyền địa phương sẽ tiến
hành xây dựng nhà ở cho bố tôi và không
được chuyển nhượng cho ai”.
1 BLDS năm 1995 là Điều 401; BLDS năm 2005 là Điều 402; BLDS năm 2015 là Điều 398.
33Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Như vậy, dù điều kiện khi tặng cho
được thể hiện trong một văn bản khác nhưng
có cơ sở để xác định là hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất của ông P1 là có điều
kiện. Nội dung này được chọn là Án lệ.
- Việc tặng cho giữa ông Quàng Văn
P1 với vợ chồng anh Quàng Văn P2 đã hoàn
thành chưa?
Như đã phân tích, hợp đồng tặng cho
ngày 06/10/2006 đã hoàn thiện về hình thức
của hợp đồng tặng cho theo quy định tại
Điều 467 BLDS năm 20052 (hợp đồng này
được xác lập năm 2006 nên áp dụng BLDS
năm 2005), và khoản 1 Điều 129 Luật đất
đai năm 20033. Tuy nhiên, đây là hợp đồng
tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất có điều
kiện, thì các bên còn phải tuân thủ các điều
470 về tặng cho bất động sản có điều kiện4,
Điều 692 về hiệu lực của việc chuyển quyền
2 Điều 467 BLDS năm 2005 quy định: “1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng,
chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng
ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.
3 Điều 129 Luật đất đai năm 2003 quy định: “ Trình tự, thủ tục đăng ký thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất
1. Việc nộp hồ sơ thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Hồ sơ thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp hộ
gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nông thôn thì nộp tại Ủy ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
b) Hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất gồm di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định
giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật và giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp người được nhận thừa kế là người duy nhất thì hồ sơ thừa kế
gồm đơn đề nghị và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất gồm văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định
của tổ chức tặng cho quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc
chứng nhận của công chứng nhà nước.
2. Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý đất đai thuộc Ủy ban
nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
Trường hợp bên nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà nghĩa vụ tài chính đó được
xác định theo số liệu địa chính thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi số liệu địa chính đến cơ quan
thuế để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
thông báo cho bên nhận quyền sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, người nhận
quyền sử dụng đất nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ.”
4 Điều 470 BLDS năm 2005 quy định: “1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc
nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức
xã hội.
2. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa
vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã
thực hiện.
3. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì
bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Số 2+3(402+403) - T1+2/202034 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
sử dụng đất5, và từ Điều 722 đến Điều 726,
chương XXXI6 BLDS năm 2005.
Về nội dung, điều kiện mà hai bên
thỏa thuận liên quan đến hợp đồng tặng cho
(tạm mặc định là tài sản riêng ông P1) được
coi không vi phạm điều cấm của pháp luật,
đạo đức xã hội. Về hình thức, hợp đồng tặng
cho ngày 06/10/2006 đã hoàn thiện theo quy
định của pháp luật. Như vậy, có thể xác định,
trong trường hợp này, hợp đồng tặng cho đã
hoàn thành, anh P2 đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Trong giấy chứng
nhận, không có thông tin để hạn chế chuyển
nhượng, thì sau khi hợp đồng hoàn thành,
bên được tặng cho có thể đem tài sản tặng
cho chuyển nhượng ngay, không thực hiện
nghĩa vụ trong hợp đồng tặng cho. Đây là
hạn chế của pháp luật hiện hành cần phải
được khắc phục.
Điều kiện mà hai bên thỏa thuận khi
tặng cho thuộc trường hợp thực hiện nghĩa
vụ sau khi được tặng cho, trong đó có nghĩa
vụ cụ thể có thể thực hiện trong thời gian
ngắn “có trách nhiệm xây nhà trên lô đất
379B để ông Quàng Văn P1 ở”, nhưng cũng
có nghĩa vụ phải thực hiện thường xuyên,
kéo dài nhưng lại quá chung chung, đó là “có
trách nhiệm chăm sóc vợ chồng cụ K (là bố,
mẹ của ông Quàng Văn P1)”. Do đó, khi giải
quyết lại vụ án phải làm rõ điều kiện “có
trách nhiệm chăm sóc” có nội hàm như thế
nào để xác định anh P2 có thực hiện hay
không? Nếu vợ chồng anh Quàng Văn P2
không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thì ông
Quàng Văn P1 có quyền đòi lại tài sản. Nhận
định của Quyết định giám đốc thẩm cho thấy,
“vợ chồng anh Quàng Văn P2 không thực
hiện theo cam kết”, không xây nhà như đã
hứa mà còn yêu cầu ông ra thị trấn M, huyện
G ở nên ông yêu cầu hủy hợp đồng. Theo quy
định của Điều 470 BLDS năm 2005, ông
Quàng văn P1 có quyền đòi lại tài sản.
2.2. Bình luận về nội dung của Án lệ
Như đã đề cập ở phần trên, do thiếu
những thông tin quan trọng (Ủy ban nhân
dân cấp 72 m2 đất cho riêng ông Quàng Văn
P1 hay cấp cho vợ chồng, hộ gia đình) để
làm cơ sở xác định sẽ áp dụng quy định của
pháp luật nào. Vì vậy, để bình luận các nội
dung tiếp theo của Án lệ số 14, chúng tôi tạm
mặc định là diện tích đất Ủy ban nhân dân
5 Điều 692 BLDS năm 2005 quy định: “Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”.
6 Các điều từ Điều 722 đến Điều 726 BLDS năm 2005 quy định: “Điều 722. Hợp đồng tặng cho quyền sử
dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho
mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật
về đất đai; Điều 723. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây: 1. Tên, địa chỉ
của các bên; 2. Lý do tặng cho quyền sử dụng đất; 3. Quyền, nghĩa vụ của các bên; 4. Loại đất, hạng đất,
diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất; 5. Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặng cho; 6.
Quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho; 7. Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng; Điều
724. Bên tặng cho quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây: 1. Giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại
đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận; 2. Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất
cho bên được tặng cho để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất. Điều 725 Bên được tặng cho quyền sử
dụng đất có các nghĩa vụ sau đây: 1. Đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật về đất đai; 2. Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho; 3. Thực
hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai. Điều 726. Bên được tặng cho quyền sử dụng
đất có các quyền sau đây: 1. Yêu cầu bên tặng cho giao đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu
và tình trạng đất như đã thoả thuận; 2. Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn; 3. Được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
35Số 2+3(402+403) - T1+2/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
tỉnh cấp riêng cho ông Quàng Văn P1, là tài
sản riêng của ông.
Xuất phát từ việc trong nội dung hợp
đồng tặng cho không ghi điều kiện mà bên
được tặng cho quyền sử dụng đất (anh
Quàng văn P2) phải thực hiện khi nhận tài
sản, dẫn đến khi tranh chấp hai bên khai
khác nhau. Bên tặng cho thì khai rằng việc
tặng cho quyền sử dụng đất là có điều kiện,
còn bên được tặng cho thì khai là việc tặng
cho không có điều kiện. Tuy nhiên, trong hồ
sơ đã thu thập được hai tài liệu có chứa đựng
chứng cứ quan trọng, mà trong phần nội
dung của Án lệ đã nêu rõ. Tài liệu thứ nhất,
tại giấy ủy quyền ngày 25/3/2006, thể hiện
ông Quàng Văn P1 ủy quyền cho anh Quàng
Văn P2 xin giấy phép xây dựng... có trách
nhiệm xây nhà trên lô đất 379B để ông
Quàng Văn P1 ở, có trách nhiệm chăm sóc
vợ chồng cụ K (là bố, mẹ của ông Quàng
Văn P1). Tài liệu thứ hai có ý nghĩa củng cố
chứng cứ trong tài liệu thứ nhất, đó là tại bản
Cam kết ngày 12/10/2006, anh Quàng Văn
P2 có ghi “... Tôi được bố cho mảnh đất...
tôi làm cam kết này với chính quyền địa
phương sẽ tiến hành xây dựng nhà ở cho bố
tôi và không được chuyển nhượng cho ai”.
Trong nguồn của án lệ không có thông
tin là bên được tặng cho phủ nhận văn bản
cam kết, nội dung trong văn bản cam kết. Do
đó, những thông tin chứa đựng trong hai tài
liệu này trở thành chứng cứ về việc tặng cho
có điều kiện. Từ đó Án lệ chỉ rõ: “[12] Mặc
dù hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
không ghi điều kiện nhưng tại các văn bản
nêu trên có thể hiện anh Quàng Văn P2 phải
làm nhà cho ông Quàng Văn P1 ở, chăm sóc
ông Quàng Văn P1 và bố mẹ của ông Quàng
Văn P1” được xác định là một bộ phận cấu
thành nội dung của hợp đồng tặng cho.
Như vậy, nội dung của Án lệ số
14/2017/AL giải thích rõ hơn quy định của
pháp luật, giải thích này là chính xác và có
căn cứ. Bởi lẽ, nghiên cứu các quy định tại
các Điều 466 BLDS năm 1995, Điều 470
BLDS năm 20057 và các điều luật có liên
quan khác, không có quy định bắt buộc về
điều kiện tặng cho tài sản nói chung, tặng
cho quyền sử dụng đất nói riêng, nên điều
kiện đó phải được thể hiện trong hợp đồng
tặng cho thì hợp đồng mới có hiệu lực. Nói
cách khác, tặng cho tài sản có điều kiện hay
tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất có điều
kiện, thì “điều kiện đó” có thể được thể hiện
trong hợp đồng tặng cho hoặc được thể hiện
trong một văn bản khác, đều được coi là một
bộ phận cấu thành nội dung hợp đồng và khi
hợp đồng tặng cho đã tuân thủ các điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng tặng cho thì đều có
giá trị pháp lý. Nội dung này chứa đựng tính
ứng dụng trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
2.3. Tính ứng dụng của án lệ
Có thể khẳng định rằng, vấn đề được
chọn là nội dung của án lệ vừa có ý nghĩa về
lý luận, vừa có ý nghĩa về thực tiễn và do đó,
có tính ứng dụng cao.
Nếu chỉ xem xét dưới góc độ hình thức
của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
thì nội dung của án lệ là một hình thức giải
thích pháp luật về hình thức hợp đồng.
Trong trường hợp nội dung của hợp
đồng tặng cho không thể hiện điều kiện tặng
cho tài sản, nhưng trong một văn bản khác
dù không ghi rõ là phụ lục hay bộ phận của
hợp đồng tặng cho, nhưng các bên có liên
quan đến việc tặng cho đã cùng nhau ghi
nhận điều kiện tặng cho tài sản, thì văn bản
này được coi là một bộ phận cấu thành hợp
đồng tặng cho tài sản và phải xác định việc
tặng cho tài sản là có điều kiện n
7 Bộ luật dân sự năm 2015 là Điều 462.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- binh_luan_ve_an_le_so_142017al_hop_dong_tang_cho_quyen_su_du.pdf