Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh niên trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Social activity is a set of skills that people use to interact with others. Social work skills play an important role in the success, increase the productivity, quality and effectiveness of work and personal life; and changes in the social, economic and political environment, to ensure stability, order, friendliness and harmony. This research paper on social skills training for young people in the context of international integration.

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh niên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2018, Vol. 10, No. 1, pp. 79-83 This paper is available online at BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CHO THANH NIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Mai Hoàng Lâm1 Tóm tắt. Kỹ năng hoạt động xã hội là một tập hợp các kỹ năng mà người ta sử dụng để tương tác, giao tiếp với người khác. Kỹ năng hoạt động xã hội có vai trò quan trọng trong sự thành công, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả của công việc và cuộc sống cá nhân, những thay đổi trong môi trường xã hội, kinh tế, chính trị, đảm bảo sự ổn định, trật tự, thân thiện và hài hòa hơn. Bài viết này, tác giả nghiên cứu hướng bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh niên trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ khóa: Kỹ năng xã hội, hội nhập quốc tế, thanh niên. 1. Đặt vấn đề Thanh niên là lực lượng lao động đông đảo và chủ chốt của đất nước. Thanh niên luôn được xem là đối tượng lao động chính của xã hội. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ đất nước, bên cạnh việc đào tạo kiến thức cơ bản chuyên sâu, công tác bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh niên luôn được Đảng, Nhà nước và cả xã hội quan tâm. Nghị quyết số 29- NQ/TW Về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã khẳng định: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”; từ bậc tiểu học đến đại học, công tác bồi dưỡng kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động xã hội đã và đang được quan tâm chú trọng nhằm thực hiện phương châm: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Kỹ năng hoạt động xã hội là tập hợp các kỹ năng con người sử dụng để tương tác và giao tiếp với người khác. Kỹ năng hoạt động xã hội có vai trò quan trọng quyết định thành công, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và cuộc sống của cá nhân; đồng thời có vai trò điều khiển, tác động thúc đẩy các thay đổi về xã hội, phát triển kinh tế, chính trị, đảm bảo môi trường xã hội ổn định, trật tự, thân thiện và hài hòa hơn. Hiện nay, thanh niên Việt Nam có rất nhiều ưu điểm như: Tự tin, năng động, sáng tạo, thông minh, chịu khó học tập tiếp thu cái mới, khiêm tốn, cần cù... bên cạnh đó, họ cũng có những hạn chế nhất định như: ứng xử thiếu văn hóa nơi giao tiếp công Ngày nhận bài: 10/11/2017. Ngày nhận đăng: 09/01/2018. 1Nhà văn hóa thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh; e-mail: nguyenduytuan03@gmail.com 79 Mai Hoàng Lâm JEM., Vol. 10 (2018), No. 1. cộng; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng; ý thức kỷ luật kém, chỉ thích làm việc tự do, thoải mái, không thích hợp tác, không quen làm việc có tổ chức... Khi bước vào thời đại mới, đặc biệt là trước sự phát triển như vũ báo của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, trong cuộc sống ấy luôn nảy sinh những vấn đề phức tạp và bất định, đòi hỏi mỗi thanh niên phải có đủ kiến thức, kỹ năng để làm việc, để ứng phó, tránh mọi rủi ro và để cùng phát triển trong một thế giới phẳng. Do đó, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh niên có vai trò hết sức quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. 2. Kết quả công tác bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh niên Qua khảo sát thực trạng công tác bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh niên hiện nay cho thấy: 2.1. Về ưu điểm Về nhận thức, trong những năm qua nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và người học về tầm quan trọng của kỹ năng hoạt động xã hội không ngừng được nâng lên. Từ bậc mầm non tới bậc học đại học, chúng ta đều có chương trình giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động xã hội... đặc biệt, vấn đề trang bị kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh, thiếu nhi luôn được tổ chức Đoàn, nhà văn hóa thanh niên, nhà văn hóa sinh viên... ở các địa phương quan tâm và tổ chức với các hoạt động hết sức đa dạng như: tổ chức lớp tập huấn, các buổi báo cáo chuyên đề, trại huấn luyện, chương trình học kỳ quân đội... Về nội dung bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh niên tập trung vào 5 nhóm kỹ năng chủ yếu là: Nhóm kỹ năng tự nhận thức (gồm có các kỹ năng xác định giá trị bản thân, kỹ năng tự tin, kỹ năng tự trọng); Nhóm kỹ năng giao tiếp (gồm có các kỹ năng phản hồi, lắng nghe; kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng; kỹ năng ứng xử, giao tiếp; kỹ năng thể hiện sự cảm thông); Nhóm kỹ năng suy nghĩ sáng tạo (gồm có các kỹ năng nêu vấn đề; kỹ năng bình luận; kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin; kỹ năng phân tích đối chiếu); Nhóm kỹ năng ra quyết định (gồm có các kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng ứng phó; kỹ năng thương lượng); Nhóm kỹ năng làm chủ bản thân (gồm có các kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm; kỹ năng kiểm soát cảm xúc). Những kỹ năng này rất bổ ích, được đông đảo thanh niên quan tâm. Về hình thức bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh niên. Thanh niên là lứa tuổi mà tâm sinh lý đang phát triển phức tạp đòi hỏi việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện phải thường xuyên được đổi mới về hình thức, phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động tạo điều kiện cho họ phát triển toàn diện. Vì thế, các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội được tổ chức sáng tạo, chú trọng tích hợp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội trong các hoạt động vui chơi, giải trí để thanh niên có quá trình rèn luyện thường xuyên nhưng không làm họ cảm thấy nặng nề. Trong đó, văn hóa, văn nghệ, tự trải nghiệm là hình thức rất quan trọng để truyền tải các kỹ năng hoạt động xã hội. Thông qua hoạt động này nội dung bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội được truyền tải nhẹ nhàng, sinh động và gây ấn tượng mạnh với thanh niên. 80 THỰC TIỄN JEM., Vol. 10 (2018), No. 1. 2.2. Về khuyết điểm Nhìn chung, đại đa số đoàn viên thanh niên ngày nay có lập trường chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, có chí tiến thủ, tích cực học tập, trau dồi phẩm chất, đạo đức cách mạng, sẵn sàng tình nguyện đến những nơi khó khăn, gian khổ để đem sức trẻ, trí tuệ, lòng nhiệt huyết của mình phục vụ, cống hiến cho đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đoàn viên thanh niên được trang bị một số vốn kiến thức kỹ thuật, chuyên môn nhất định nhưng lại thiếu một nhãn quan rộng, thiếu một tầm nhìn ra ngoài ngành nghề hẹp của mình, cho nên bị hạn chế ngay trong việc phát triển chuyên môn và càng bị hạn chế khi đứng trước những vấn đề xã hội, văn hóa không thuộc phạm vi chuyên môn hẹp của mình. Hầu như mỗi người chỉ biết việc của mình, chỉ lo cho mình, ít khả năng và cũng không thích thú hợp tác với bạn bè đồng nghiệp, dễ bị lâm vào thế ếch ngồi đáy giếng, không hòa nhập vào dòng chảy văn minh của thời đại. 3. Biện pháp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh niên Để phát huy những điểm đã làm được đồng thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong một bộ phận không nhỏ thanh niên hiện nay, công tác bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh niên cần làm tốt một số giải pháp sau đây: 3.1. Thúc đẩy công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội và thanh thiếu niên Công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội và thanh thiếu niên về kỹ năng hoạt động xã hội, giới thiệu các chương trình huấn luyện, bồi dưỡng kỹ năng đến thanh thiếu niên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua nhiều hình thức như diễn đàn, tọa đàm, các chuyên mục trên các trang tin điện tử, các ấn phẩm báo chí... nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết của kỹ năng hoạt động xã hội và việc huấn luyện, trang bị kỹ năng hoạt động xã hội cho các đối tượng thanh thiếu niên. Tăng cường thông tin, truyên truyền về tầm quan trọng của kỹ năng hoạt động xã hội đến thanh thiếu nhi, phụ huynh thông qua các hoạt động phong trào của Đoàn - Hội, các bài viết trên các báo, các trang tin điện tử. Đa dạng các hình thức thông tin và giới thiệu các chương trình huấn luyện, bồi dưỡng kỹ năng đến thanh thiếu niên, tập trung vào các sản phẩm tuyên truyền trực quan. 3.2. Đổi mới hình thức và nâng cao chất lượng các khóa huấn luyện, chương trình bồi dưỡng trang bị kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh niên Nâng cao chất lượng các lớp huấn luyện kỹ năng hoạt động xã hội; đổi mới hình thức các lớp, chương trình huấn luyện, trang bị kỹ năng hoạt động xã hội ngắn và dài hạn hiện nay theo hướng đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm thực tế, tăng cường tính tương tác, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng. Duy trì tổ chức các chương trình “Học kỳ quân đội”, các chương trình trải nghiệm thực tế hiện nay; phối hợp thực hiện các chương trình truyền hình thực tế gắn với rèn luyện kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh niên. Tăng cường phối hợp giữa tổ chức Đoàn của địa phương, doanh nghiệp, nhà trường với thành Đoàn, tỉnh đoàn trong tổ chức các lớp trang bị kỹ năng, chương trình huấn luyện kỹ năng cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn. 81 Mai Hoàng Lâm JEM., Vol. 10 (2018), No. 1. 3.3. Tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng hoạt động xã hội thường xuyên cho thanh niên Lồng ghép các hình thức sinh hoạt, rèn luyện kỹ năng trong các hoạt động phong trào tại địa phương, đơn vị. Tăng cường tổ chức các diễn đàn về kỹ năng hoạt động xã hội, các buổi tập huấn, nói chuyện chuyên đề, xử lý tình huống thực tế trong các buổi sinh hoạt của chi đoàn, chi hội. Đối với các cơ sở Đoàn - Hội khu vực trường học, tham mưu đưa nội dung giáo dục kỹ năng hoạt động xã hội vào các tiết sinh hoạt Đội, tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, tiết giáo dục công dân hoặc tham mưu đưa vào nội dung rèn luyện bắt buộc của sinh viên. Thành lập mới các câu lạc bộ, đội, nhóm kỹ năng hoạt động xã hội; phát huy vai trò của câu lạc bộ, đội, nhóm kỹ năng hiện có của tổ chức Đoàn - Hội trong tạo môi trường rèn luyện thường xuyên các kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh niên; định hướng, hỗ trợ về nội dung, tài liệu cho hoạt động của các câu lạc bộ, đội, nhóm này. Duy trì các hoạt động sinh hoạt kỹ năng định kỳ cho thanh thiếu niên tại các cơ sở Đoàn - Hội; tổ chức các hội thi, hội trại rèn luyện kỹ năng và công nhận rèn luyện cho thanh thiếu niên. Khuyến khích tinh thần tự học và rèn luyện thường xuyên các kỹ năng hoạt động xã hội của thanh niên thông qua việc cung cấp tài liệu, các bài giảng; trao tặng các học bổng học kỹ năng, áp dụng hình thức ưu đãi dành cho thanh thiếu niên khi tham gia các chương trình huấn luyện, trang bị kỹ năng hoạt động xã hội. Triển khai rộng rãi hình thức học và rèn luyện kỹ năng hoạt động xã hội qua mạng, chương trình đào tạo từ xa thông qua tài liệu điện tử, bài giảng online... 3.4. Xây dựng và phát hành tài liệu huấn luyện kỹ năng hoạt động xã hội Xây dựng khung chương trình đào tạo những kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh thiếu niên, có cấp chứng nhận để áp dụng rộng rãi trong hệ thống các đơn vị sự nghiệp, cơ sở Đoàn - Hội. Xây dựng tài liệu huấn luyện, trang bị kỹ năng hoạt động xã hội theo các nhóm đối tượng thanh niên, bao gồm: các sách tham khảo, tài liệu điện tử, các giáo cụ hỗ trợ rèn luyện kỹ năng hoạt động xã hội phù hợp. Xây dựng các tủ sách kỹ năng hoạt động xã hội tại các cơ sở Đoàn - Hội; hình thành chuyên mục Kỹ năng hoạt động xã hội trên trang tin điện tử của tổ chức Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên,... 3.5. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên về hoạt động xã hội xã hội Tăng cường về số lượng và đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên kỹ năng hoạt động xã hội; Xây dựng danh bạ báo cáo viên kỹ năng hoạt động xã hội. Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên kỹ năng hoạt động xã hội là các cán bộ Đoàn - Hội, thủ lĩnh thanh niên, đội, nhóm trưởng nhằm xây dựng đội ngũ tư vấn và hỗ trợ việc rèn luyện thường xuyên các kỹ năng hoạt động xã hội trong thanh thiếu niên tại địa phương, đơn vị; Thành lập câu lạc bộ báo cáo viên kỹ năng hoạt động xã hội của các thành đoàn, tỉnh đoàn, các trường đại học... Phát huy vai trò của Hội đồng huấn luyện kỹ năng của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, đội ngũ Huấn luyện viên, Tổng phụ trách Đội trong tham gia tổ chức và hỗ trợ tổ chức các hoạt động huấn luyện kỹ năng hoạt động xã hội cho cơ sở Đoàn - Hội. 82 THỰC TIỄN JEM., Vol. 10 (2018), No. 1. 4. Kết luận Như vậy, kỹ năng hoạt động xã hội là những kỹ năng rất cần thiết, trở thành hành trang của mỗi người trước những thách thức của cuộc sống và những đòi hỏi mới của công cuộc hội nhập. Đặc biệt, lứa tuổi thanh thiếu niên với những thay đổi về mặt tâm sinh lý, suy nghĩ và hành động, phải tham gia nhiều hơn các mối quan hệ xã hội thì kỹ năng hoạt động xã hội càng cần thiết để giúp cá nhân có thể phân tích, xử lý các tình huống khó khăn, có phương thức tiếp cận và thích ứng với các vấn đề xã hội mới nảy sinh, tạo dựng bản lĩnh sống vững vàng, hoàn thiện và khẳng định bản thân. Do đó, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho thanh niên đã và đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ của toàn xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, khóa XI, Nghị quyết số 29-NQ/TƯ, Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. [2] Nguyễn Thanh Bình (2001), Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên (2010), Hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. [4] Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Cao đẳng, TCCN (Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). ABSTRACT Fostering social activity skills for youth in the context of international integration Social activity is a set of skills that people use to interact with others. Social work skills play an important role in the success, increase the productivity, quality and effectiveness of work and personal life; and changes in the social, economic and political environment, to ensure stability, order, friendliness and harmony. This research paper on social skills training for young people in the context of international integration. Keywords: Social skills, international integration, youth. 83

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfboi_duong_ky_nang_hoat_dong_xa_hoi_cho_thanh_nien_trong_boi.pdf