Một trong những điểm mới đáng kể
của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là
vợ chồng có quyền thoả thuận để lựa chọn
chế độ tài sản: “Trong trường hợp hai bên
kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thoả
thuận thì thoả thuận này phải được lập trước
khi kết hôn ”8. Như vậy, sau khi kết hôn,
vợ chồng không được phép thoả thuận để
lựa chọn áp dụng chế độ tài sản khác ngoài
chế độ pháp định.
Đặc điểm quan trọng của quyền sở
hữu đó là tính tuyệt đối, bất khả xâm phạm.
Do đó, chủ sở hữu có quyền tự do ý chí
quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến
quan hệ tài sản của họ. Về nguyên tắc, pháp
luật chỉ được hạn chế quyền của chủ sở hữu
trong trường hợp việc thực hiện quyền ảnh
hưởng đến lợi ích công cộng hoặc lợi ích
gia đình. Vì thế, trong thời kỳ hôn nhân, vợ
chồng đương nhiên có quyền sửa đổi, bổ
sung, thậm chí thay đổi chế độ tài sản đang
áp dụng cho họ. Có lẽ, việc cấm các bên xác
lập thoả thuận về tài sản để áp dụng chế độ
theo thoả thuận sau khi kết hôn ít nhiều liên
quan đến rủi ro đối với người thứ ba. Tuy
nhiên, những giao dịch xác lập với người
thứ ba có hiệu lực vẫn có giá trị ràng buộc.
Trong trường hợp việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ về tài sản theo thoả thuận của vợ
chồng mà xâm phạm đến lợi ích hợp pháp
của người thứ ba thì phải bồi thường
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế độ hôn sản pháp định: Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHẾ ĐỘ HÔN SẢN PHÁP ĐỊNH:
MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Tóm tắt:
Chế độ hôn sản pháp định là một chế định có ý nghĩa lớn đối với vợ
chồng. Trong xã hội Việt Nam, chế độ hôn sản pháp định được xây
dựng dựa trên mục tiêu đảm bảo sự bình đẳng, đảm bảo tính cộng
đồng và sự công bằng về tài sản giữa vợ, chồng. Trải qua nhiều lần
sửa đổi bổ sung, pháp luật Việt Nam về chế độ tài sản vợ chồng đã
đạt được những thành tựu nhất định song vẫn tồn tại một số vướng
mắc, bất cập, cần được bổ sung hoàn thiện.
Ngô Thanh Hương*
* TS. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Abstract
The legal provisions on marriage properties is a provision with great
significance to the couples. In Vietnamese society, the legal regime
on marriage properties is built on the goal of ensuring equality,
ensuring community and property fairness for the couple. After
several amendments, the Vietnamese law on properties between
husband and wife has reached achievements but there are still a
number of difficulties and shortcomings that need to be reviewed for
further improvements.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: chế độ hôn sản pháp định,
chế độ tài sản vợ chồng theo luật định,
chế độ hôn sản
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 04/04/2019
Biên tập : 22/05/2019
Duyệt bài : 31/05/2019
Article Infomation:
Keywords: legal provisions on marriage
properties; legal regime on properties
owned by husband and wife; regime on
marriage properties
Article History:
Received : 04 Apr. 2019
Edited : 22 May 2019
Approved : 31 May 2019
1. Khái niệm và bản chất pháp lý của chế
độ hôn sản pháp định
Theo quan niệm của các nước theo hệ
thống Civil Law, kết hôn tạo ra những hậu
quả pháp lý về tài sản cho vợ chồng. Quy
định của pháp luật về chế độ hôn sản còn
được gọi là chế độ tài sản vợ chồng.
Dựa trên tiêu chí chủ thể xác lập, người
ta phân loại chế độ hôn sản thành: (i) chế độ
hôn sản ước định và (ii) chế độ hôn sản pháp
định (chế độ tài sản vợ chồng theo luật định
trong pháp luật Việt Nam). Ngược lại với
chế độ hôn sản ước định là những quy tắc
chi phối quan hệ tài sản vợ chồng dựa trên
sự thoả thuận của vợ chồng. Chế độ hôn sản
pháp định được định nghĩa là tất cả các quy
tắc chi phối quan hệ tài sản vợ chồng mà các
quy tắc này dựa trên các căn cứ pháp luật.
Hiểu theo nghĩa hẹp, chế độ hôn sản pháp
định là toàn bộ các quy tắc mà pháp luật quy
định nhằm điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 9(385) T5/2019
liên quan đến sản nghiệp của vợ chồng.
Có ý kiến cho rằng, về bản chất pháp
lý, chế độ hôn sản pháp định cũng chỉ là
một chế độ ước định nhưng là một chế độ
ước định mặc nhiên1. Theo quan điểm này,
nếu các bên kết hôn không lập thoả thuận
hôn sản thì suy luận rằng: họ đã mặc nhiên
(thống nhất ý chí) lựa chọn chế độ hôn sản
pháp định.
Ngược lại, xuất phát từ tính chất hợp
đồng của hôn nhân, người ta áp dụng tương
tự lý thuyết của luật hợp đồng đối với chế độ
hôn sản pháp định. Luật hợp đồng được xem
như luật bổ trợ, áp dụng trong trường hợp
các bên trong quan hệ hợp đồng không có
thoả thuận hoặc có thoả thuận nhưng chưa
rõ hoặc bị huỷ nhằm đảm bảo lợi ích của các
bên. Chế độ hôn sản pháp định bản chất là
sự bổ khuyết cần thiết, buộc phải có trong
trường hợp các bên không lập thoả thuận
hôn sản. Trong khi đó, về lý luận và thực
tiễn, mỗi cặp vợ chồng không thể không có
một chế độ tài sản áp dụng đối với họ nhằm
mục đích: (i) ấn định các quyền và nghĩa vụ
về tài sản của vợ chồng từ đó làm căn cứ để
vợ, chồng thực hiện các hành vi pháp lý liên
quan đến tài sản; (ii) ấn định cho người thứ
ba biết các quyền lợi khi kết lập các giao
dịch liên quan đến tài sản vợ chồng và (iii)
xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ
chồng trong khi đời sống chung vợ chồng
tất yếu mang đến sự hỗn hợp dĩ nhiên tài sản
vợ chồng2
Như vậy, về bản chất, chế độ hôn sản
pháp định là chế độ mà pháp luật dự liệu và
bắt buộc được áp dụng nếu vợ chồng không
có thoả thuận hôn sản. Trong trường hợp
này, không cần và không bắt buộc phải xem
xét ý chí của các bên kết hôn về việc họ có
hay không có lựa chọn chế độ hôn sản pháp
1 Bùi Tưởng Chiểu, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, 1974-1975, tr. 121.
2 Bùi Tưởng Chiểu, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 118.
3 Default rule là một lý thuyết về hợp đồng có nguồn gốc từ hệ thống pháp luật Common Law. “Default rule” được hiểu
là những quy tắc pháp lý do pháp luật đặt ra, sẽ được áp dụng cho các bên hợp đồng trừ phi các bên có thoả thuận khác.
Xem thêm: Randy E. Barnett, The sound of slince: Default Rules and Contractual Consent (1992), Georgetown Law
Faculty Publications and Other Work.1255, đăng trên website: https://scholarship.law.georgetown.edu.
định. Chế độ hôn sản pháp định là cần thiết
nhằm đảm bảo lợi ích của vợ chồng.
2. Đặc điểm của chế độ hôn sản pháp định
Thứ nhất, chế độ hôn sản pháp định là
một định chế hay chế độ tài sản do pháp luật
xác lập thay cho vợ chồng
Trong chế độ hôn sản pháp định, pháp
luật đã ấn định mọi mối tương quan pháp
lý về tài sản giữa vợ chồng, cụ thể là quy
định các căn cứ xác lập tài sản, quyền và
nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung,
tài sản riêng; vấn đề chia tài sản giữa vợ và
chồng Tất nhiên, sự ấn định này được cho
là có lợi nhất đối với vợ chồng, phù hợp và
đảm bảo được lợi ích gia đình và lợi ích xã
hội. Hoặc có thể nói, một chế độ tài sản được
lựa chọn làm chế độ pháp định bởi pháp luật
nhà nước đó cho rằng nó là phương án mà
đa số vợ chồng lựa chọn, phù hợp nhất với
lợi ích vợ chồng và các điều kiện kinh tế,
văn hoá, xã hội của quốc gia đó. Tương tự lý
thuyết về “default rules”3 của luật hợp đồng
nhằm giúp các bên giảm chi phí giao dịch.
Chế độ hôn sản pháp định giúp vợ chồng
đỡ tốn công sức để xác lập một thoả thuận
về chế độ tài sản vợ chồng hay các chi phí
liên quan đến việc công chứng hoặc chứng
thực văn bản thoả thuận về chế độ tài sản vợ
chồng. Ngoài ra, nó cũng hạn chế sự sứt mẻ
tình cảm trong trường hợp các bên không
đạt được sự thống nhất ý chí về việc xác lập
chế độ tài sản áp dụng đối với vợ chồng
Chế độ hôn sản pháp định là các quy tắc
pháp lý do pháp luật đặt ra điều chỉnh quan
hệ tài sản vợ chồng và có tính chất tuỳ nghi.
Nó được hiểu rằng, nếu vợ chồng có thoả
thuận khác thì phải áp dụng thoả thuận của
vợ chồng. Suy diễn ra, vợ chồng không
những có quyền thay đổi chế độ hôn sản ước
định mà còn có quyền thoả thuận để thay
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 9(385) T5/2019
đổi chế độ hôn sản pháp định. Điều này hợp
lý bởi các lý do: một là, dựa trên nguyên tắc
chủ sở hữu tài sản có quyền định đoạt đối
với tài sản. Theo đó, vợ chồng tự do quyết
định về số phận tài sản của họ. Dựa trên nhu
cầu và nguyện vọng, vợ chồng xác lập các
quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản bằng
thoả thuận tài sản vợ chồng. Đó có thể là
sự thoả thuận một phần hoặc toàn bộ tài sản
hiện có và bao gồm cả những tài sản hình
thành trong tương lai; hai là, thực tế chỉ sau
khi chung sống, vợ chồng mới hiểu rõ được
hoàn cảnh cuộc sống hôn nhân của mình để
lựa chọn được một chế độ tài sản phù hợp
nhất với nhu cầu và điều kiện của vợ chồng.
Do đó, cần công nhận và không phân biệt
thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
xác lập trước khi kết hôn và sau khi kết hôn.
Ngược lại, một số quốc gia (trong đó
có Việt Nam) không cho phép vợ chồng thoả
thuận thay đổi chế độ hôn sản pháp định.
Pháp luật những nước này xem chế độ hôn
sản pháp định là một định chế có tính chất
bắt buộc. Theo đó, các bên kết hôn không
thể bằng thoả thuận của mình để thay đổi các
quy tắc chi phối quan hệ tài sản vợ chồng mà
pháp luật đã đặt ra.
Thứ hai, chế độ hôn sản pháp định
được áp dụng khi các bên kết hôn không có
thoả thuận hôn sản
Tính chất hợp đồng của hôn nhân dẫn
đến hệ quả các bên kết hôn có quyền thoả
thuận về quan hệ tài sản vợ chồng, cụ thể là
các quyền và nghĩa vụ đối với sản nghiệp của
họ. Chế độ hôn sản pháp định được áp dụng
khi vợ chồng không thoả thuận lựa chọn chế
độ tài sản. Ngoài ra, nếu vợ chồng đã xác lập
và thực hiện chế độ hôn sản ước định nhưng
phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng
thoả thuận hoặc thoả thuận chưa rõ ràng thì
các quy tắc của chế độ hôn sản pháp định sẽ
được áp dụng trong trường hợp này.
4 Bùi Tưởng Chiểu, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 122.
5 Katharina Boele-Woelki, Frédérique Ferrand, Cristina González Beilfuss, Maarit Jantera-Jareborg, Ngel Lowe, Dieter
Martiny, Walter Pintens, Principle of European Family Law Regarding Property Relations Between Spouses, published
by the Organising Committee of the Commission on European Family Law, p. 13-15.
Thực tiễn xảy ra những trường hợp các
bên kết hôn đã xác lập chế độ hôn sản ước
định. Tuy nhiên, thoả thuận chế độ hôn sản
bị vô hiệu. Chẳng hạn như, nội dung thoả
thuận vi phạm nguyên tắc tài sản vợ chồng;
xâm hại đến lợi ích gia đình hoặc vi phạm
điều kiện về hình thức của thoả thuận chế độ
tài sản vợ chồng. Theo lý thuyết của sự vô
hiệu hợp đồng, nếu thoả thuận chế độ tài sản
vợ chồng bị vô hiệu (vô hiệu toàn phần hoặc
vô hiệu từng phần) thì các bên hồi tố coi như
chưa lập thoả thuận và chế độ hôn sản pháp
định được áp dụng để xác định các quyền và
nghĩa vụ của vợ chồng.
Thứ ba, có nhiều loại hình chế độ hôn
sản pháp định ở các quốc gia
Thông thường, chế độ hôn sản được
lựa chọn là chế độ pháp định vì nó có lợi hơn
hết cho vợ chồng, phù hợp với phong tục và
nhu cầu của xã hội4. Để thiết lập một chế độ
hôn sản pháp định, nhà làm luật phải xem
xét các yếu tố về điều kiện phát triển kinh
tế - xã hội, truyền thống, tập quán và thực
tế cuộc sống trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình. Do đó, loại hình chế độ hôn sản pháp
định hiện nay rất phong phú và đa dạng.
3. Loại hình cơ bản của chế độ hôn sản
pháp định
Sự phát triển khác biệt về các điều
kiện kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như sự đa
dạng của đời sống hôn nhân tại mỗi quốc gia
dẫn đến sự khác biệt về tổ chức loại hình chế
độ hôn sản pháp định. Tuy nhiên, có hai loại
hình cơ bản của chế độ hôn sản pháp định:
chế độ cộng đồng và chế độ biệt sản.
Thứ nhất, chế độ cộng đồng được hình
thành bởi lý thuyết về tính chất cộng đồng
của quan hệ vợ chồng5. Theo đó, hệ quả của
kết hôn là sự gắn kết hai cá thể độc lập để
cùng chung số mạng cuộc đời, cùng gánh
vác và chia sẻ mọi điều trong cuộc sống.
Tuy nhiên, nếu chỉ tồn tại sự liên kết về
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 9(385) T5/2019
phương diện tình cảm thì quan hệ vợ chồng
không khác gì nhiều so với những người có
quan hệ tình cảm yêu đương nhưng không
có quan hệ hôn nhân. Bởi lẽ đó, về mặt pháp
lý, phải ghi nhận tính cộng đồng về phương
diện tài sản của vợ chồng. Nói cách khác,
pháp luật phải quy định về tài sản chung của
vợ chồng.
Mặt khác, dù thừa nhận vợ chồng buộc
phải có khối cộng đồng tài sản nhưng xuất
hiện hai luận điểm khác nhau về sự quản trị
đối với khối tài sản chung: (1) Cần thống
nhất khối chung tài sản bằng cách giao toàn
bộ tài sản cho một bên vợ, chồng quản trị vì
lợi ích của vợ chồng. Chẳng hạn, thời kỳ đầu,
Bộ Dân luật Pháp năm 18046 ghi nhận người
chồng có quyền quản trị đối với tất cả tài sản
trong gia đình (sau đó Đạo luật của Pháp ngày
13/07/1965 đã dành cho vợ quyền quản trị
khối cộng đồng, ngang với người chồng). (2)
Hoặc quan điểm khác lại công nhận sự quản
trị chung về khối cộng đồng tài sản của vợ
chồng, trong đó, nhấn mạnh cả hai vợ chồng
đều bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt tài sản chung.
Chế độ cộng đồng được rất nhiều các
quốc gia ủng hộ (như Pháp, Ý, Hà Lan,
Slovikia, Nga, Hungary). Loại hình này
tồn tại dưới ba hình thức: (1) Chế độ cộng
đồng toàn sản (vợ chồng không có tài sản
riêng, khối tài sản chung của vợ chồng gồm
tài sản vợ, chồng có trước khi kết hôn và sau
khi kết hôn); (2) Chế độ cộng đồng động sản
và tạo sản (khối tài sản chung của vợ chồng
bao gồm các động sản mà vợ chồng có trước
khi kết hôn và các tài sản sau khi kết hôn);
và (3) Chế độ cộng đồng tạo sản (chỉ những
tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn
nhân mới là tài sản chung của vợ chồng).
Thứ hai, một số quốc gia (như
Scotland, Ireland, Catalonia) lại chủ
trương xây dựng chế độ biệt sản. Nền tảng
lý thuyết của chế độ này là ý niệm không bắt
6 Bùi Tưởng Chiểu, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, sđd, tr. 125
7 Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb.Tư pháp, Hà Nội,
2008, tr. 36.
buộc và không cần thiết phải có một khối tài
sản chung7. Điều này có nghĩa, dưới chế độ
biệt sản, không có sự thống nhất quyền quản
trị và cũng không có khối tài sản cộng đồng.
Loại hình chế độ biệt sản bảo vệ tuyệt đối
quyền sở hữu riêng về tài sản của vợ chồng,
duy trì sự độc lập và biệt lập về tài sản của
vợ, chồng. Loại hình này được lựa chọn
với mong muốn thúc đẩy sự độc lập của vợ
chồng trong việc tạo lập tài sản. Chế độ biệt
sản có quy định về nghĩa vụ đóng góp của
vợ chồng trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng
giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, sự bình đẳng
đóng góp duy trì gia đình không có tính chất
ngang giá mà tuỳ thuộc vào khả năng của
mỗi bên vợ, chồng.
4. Thực trạng pháp luật Việt Nam về chế
độ hôn sản pháp định và một số kiến nghị
hoàn thiện
Theo quy định của pháp luật Việt Nam,
chế độ hôn sản pháp định được tổ chức theo
loại hình chế độ cộng đồng tạo sản. Tất cả tài
sản mà vợ chồng có trước khi kết hôn và các
tài sản mà vợ chồng được tặng cho, thừa kế
riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng
của vợ, chồng. Khối tài sản chung vợ chồng
bao gồm tất cả những tài sản do vợ, chồng
tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; thu nhập của
vợ, chồng; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn
nhân; những tài sản được tặng cho chung,
thừa kế chung trong thời kỳ hôn nhân
Có thể thấy rằng, loại hình này hoàn
toàn phù hợp với các điều kiện của xã hội
Việt Nam vì lý do sau: một là, nó thúc đẩy
sự gắn kết của vợ chồng vì hôn nhân có tính
chất “đoàn thể phu thê”; hai là, nó tạo ra sự
bình đẳng về địa vị của người vợ và người
chồng trong gia đình. Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam ghi nhận nguyên tắc cơ bản
“vợ chồng bình đẳng”. Vợ chồng bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ liên quan đến mọi mặt
của đời sống gia đình.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 9(385) T5/2019
Tuy nhiên, để thực hiện điều này, vấn
đề tài sản đóng một vai trò quan trọng. Thực
tế cho thấy, khi kết hôn, không phải mọi
trường hợp hai bên đều có tài sản riêng hoặc
đều tham gia lao động. Vì thế, chế độ cộng
đồng tạo sản phù hợp để đảm bảo sự bình
đẳng của vợ chồng với nguyên lý tài sản
được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân không
kể đến vợ hoặc chồng tạo lập thì vẫn được
coi là tài sản chung của vợ chồng. Mặt khác,
theo lẽ tự nhiên trong quan hệ vợ chồng sẽ
luôn có một bên đảm nhận nhiều hơn trách
nhiệm liên quan đến công việc gia đình và
thường là người vợ với thiên chức sinh con
đẻ cái, chăm lo gia đình, vì vậy, tất yếu họ
bị hạn chế khả năng tham gia các hoạt động
kinh tế để tạo ra của cải.
Nhìn chung, quy định về chế độ hôn
sản pháp định hiện nay tương đối phù hợp
với điều kiện kinh tế, xã hội, tập quán gia
đình Việt Nam. Tuy nhiên, loại hình này vẫn
tồn tại một số hạn chế sau:
Một là, quy định trong thời kỳ hôn
nhân, vợ chồng không được thoả thuận để
thay đổi chế độ luật định thành chế độ theo
thoả thuận là chưa hợp lý.
Một trong những điểm mới đáng kể
của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là
vợ chồng có quyền thoả thuận để lựa chọn
chế độ tài sản: “Trong trường hợp hai bên
kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thoả
thuận thì thoả thuận này phải được lập trước
khi kết hôn”8. Như vậy, sau khi kết hôn,
vợ chồng không được phép thoả thuận để
lựa chọn áp dụng chế độ tài sản khác ngoài
chế độ pháp định.
Đặc điểm quan trọng của quyền sở
hữu đó là tính tuyệt đối, bất khả xâm phạm.
Do đó, chủ sở hữu có quyền tự do ý chí
8 Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
9 Khoản 3 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
10 Katharina Boele-Woelki, Frédérique Ferrand, Cristina González Beilfuss, Maarit Jantera-Jareborg, Ngel Lowe, Dieter
Martiny, Walter Pintens, Principle of European Family Law Regarding Property Relations Between Spouses, published
by the Organising Committee of the Commission on European Family Law, p.99.
quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến
quan hệ tài sản của họ. Về nguyên tắc, pháp
luật chỉ được hạn chế quyền của chủ sở hữu
trong trường hợp việc thực hiện quyền ảnh
hưởng đến lợi ích công cộng hoặc lợi ích
gia đình. Vì thế, trong thời kỳ hôn nhân, vợ
chồng đương nhiên có quyền sửa đổi, bổ
sung, thậm chí thay đổi chế độ tài sản đang
áp dụng cho họ. Có lẽ, việc cấm các bên xác
lập thoả thuận về tài sản để áp dụng chế độ
theo thoả thuận sau khi kết hôn ít nhiều liên
quan đến rủi ro đối với người thứ ba. Tuy
nhiên, những giao dịch xác lập với người
thứ ba có hiệu lực vẫn có giá trị ràng buộc.
Trong trường hợp việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ về tài sản theo thoả thuận của vợ
chồng mà xâm phạm đến lợi ích hợp pháp
của người thứ ba thì phải bồi thường9.
Mặt khác, dưới góc độ luật so sánh,
Bộ nguyên tắc Luật gia đình Châu Âu quy
định: “Bằng thoả thuận tài sản vợ chồng
được lập trước khi kết hôn, các bên sắp kết
hôn có thể lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng.
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể sửa
đổi hoặc thay đổi chế độ tài sản vợ chồng”10.
Tương tự như trong quan hệ hợp đồng, các
bên trong hợp đồng phải có tư cách chủ thể.
Có thể hiểu rằng, việc ghi nhận thoả thuận
về lựa chọn chế độ tài sản trước khi kết hôn
chỉ có ý nghĩa công nhận cho các bên sắp
kết hôn (chưa thực sự có tư cách vợ chồng)
được xác lập thoả thuận về chế độ tài sản
của hai người là vợ chồng. Điều này có ý
nghĩa trong một số hoàn cảnh cụ thể sau: (1)
Sản nghiệp của vợ, chồng quá lớn; (2) Tài
sản của vợ, chồng đang được sử dụng phục
vụ cho hoạt động lao động, sản xuất và nghề
nghiệp; (3) Vợ, chồng đang thực hiện các
nghĩa vụ về tài sản (ví dụ: đang thực hiện
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
55Số 9(385) T5/2019
nghĩa vụ cấp dưỡng)11 Rõ ràng, việc ghi
nhận này là cần thiết nhưng không ngụ ý
rằng sau khi kết hôn các bên không thể thoả
thuận để áp dụng chế độ tài sản theo thoả
thuận. Quyền của chủ sở hữu cho phép vợ
chồng được tự do xây dựng một chế độ tài
sản phù hợp với điều kiện và nhu cầu của vợ
chồng12. Mặt khác, việc cho phép vợ chồng
thoả thuận để áp dụng chế độ thoả thuận sau
khi kết hôn nhằm đảm bảo tính thống nhất
của pháp luật. Bởi lẽ, hiện nay đang có sự
xung đột trong quy định của pháp luật hiện
hành khi, một mặt cho phép vợ chồng được
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân,
nhưng không cho phép vợ chồng thoả thuận
để thay đổi chế độ pháp định. Do đó, cần
cho phép vợ chồng, trong thời kỳ hôn nhân,
được sửa đổi, bổ sung và thay đổi chế độ tài
sản vợ chồng.
Hai là, quy định “hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản
chung vợ chồng”13 là chưa phù hợp.
Về nguyên tắc, chủ sở hữu của tài sản
gốc là chủ sở hữu của hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản gốc đó. Sẽ là không công
bằng nếu hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng của một bên vợ hoặc chồng là tài sản
chung của cả hai vợ chồng trong khi người
còn lại (không phải là chủ sở hữu tài sản)
không có bất kỳ đóng góp nào vào việc tạo
ra hoa lợi, lợi tức đó. Chẳng hạn, tiền lãi từ
khoản tiền riêng của người vợ hoặc người
chồng gửi trong ngân hàng thì không thể nói
rằng người chồng hoặc người vợ còn lại đã
có công sức đóng góp. Nhưng theo quy định
trên thì khoản lãi này là tài sản chung của
hai vợ chồng. Mặt khác, pháp luật lại quy
định nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu,
11 Katharina Boele-Woelki, Frédérique Ferrand, Cristina González Beilfuss, Maarit Jantera-Jareborg, Ngel Lowe, Dieter
Martiny, Walter Pintens, Principle of European Family Law Regarding Property Relations Between Spouses, published
by the Organising Committee of the Commission on European Family Law, p. 117.
12 Katharina Boele-Woelki, Frédérique Ferrand, Cristina González Beilfuss, Maarit Jantera-Jareborg, Ngel Lowe, Dieter
Martiny, Walter Pintens, Principle of European Family Law Regarding Property Relations Between Spouses, published
by the Organising Committee of the Commission on European Family Law, p. 117.
13 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
14 Khoản 2 Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
15 Khoản 1 Điều 9 Mục 2 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Hôn nhân và gia đình.
sử dụng, định đoạt tài sản riêng là nghĩa vụ
riêng của một bên vợ, chồng có tài sản14.
Như vậy, nghĩa vụ về tài sản riêng là nghĩa
vụ riêng của bên vợ, chồng sở hữu tài sản
nhưng hoa lợi và lợi tức thu được lại là tài
sản chung của vợ chồng. Theo chúng tôi, để
đảm bảo sự công bằng, pháp luật nên quy
định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ chồng.
Nếu pháp luật đã cho phép vợ, chồng duy
trì khối tài sản riêng thì nên cho phép bảo
toàn phát triển khối tài sản đó. Tuy nhiên,
nếu bên chồng, vợ còn lại chứng minh được
đóng góp của mình trong việc tạo ra các hoa
lợi, lợi tức đó thì họ được xem xét để phân
chia giá trị theo công sức đóng góp của họ.
Ba là, bất hợp lý trong quy định các
khoản trợ cấp phát sinh trong thời kỳ hôn
nhân là tài sản chung của vợ chồng15.
Trong chế độ cộng đồng tài sản, chỉ
cần một bên vợ, chồng tạo lập tài sản trong
thời kỳ hôn nhân thì đó là tài sản chung của
vợ chồng dựa trên lý thuyết hôn nhân có tính
cộng đồng, vợ chồng cùng chung sức, chung
ý chí tạo dựng tài sản chung của vợ chồng
nhằm đảm bảo nhu cầu đời sống chung của
gia đình. Tuy nhiên, bản chất các khoản trợ
cấp thường gắn với nhân thân của người thụ
hưởng. Nó là những khoản tiền hoặc tài sản
mang tính chất hỗ trợ cho một cá nhân cụ thể
để khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống
trong trường hợp gặp rủi ro, hiểm nghèo,
nghèo đói, bất hạnh. Ở đây việc phát sinh
các khoản trợ cấp không xuất phát từ ý chí
của vợ chồng để tạo lập tài sản chung mà
gắn với chính sách xã hội của Nhà nước. Do
đó, không nên quy định trợ cấp là tài sản
chung của vợ chồng
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
56 Số 9(385) T5/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- che_do_hon_san_phap_dinh_mot_so_bat_cap_va_kien_nghi_hoan_th.pdf