Tăng cường phổ biến các số liệu điều tra để
phục vụ xây dựng các chỉ số giá của một số
sản phẩm xuất nhập khẩu chủ lực của nền
kinh tế; giá của những sản phẩm thiết yếu
của đời sống dân sinh; chỉ số phát triển; về
tổng phương tiện thanh toán, về dư nợ tín
dụng trong các ngành sản xuất và khu vực
kinh tế ở mức chi tiết hơn vì số liệu này rất
có ích cho các nhà nghiên cứu khi xây dựng
các mô hình dự báo theo thời gian thực;
- Thực hiện thu thập và cung cấp các
thông tin dữ liệu thống kê liên quan đến các
thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán và
thị trường hàng hóa, trong đó nhất là dữ liệu
ở tần suất theo ngày.
- Cung cấp số liệu thống kê quốc tế
của những nước đối tác có quan hệ thương
mại lớn với nền kinh tế Việt Nam.
- Tăng cường và chú trọng hình thức
điều tra trực tuyến để thu thập thông tin, xử
lý và cung cấp thông tin một cách tự động
cho các đối tượng sử dụng;
- Chú trọng xây dựng các Robot dữ liệu
để có thể thu thập tự động thông tin dữ liệu
theo tần suất cao như tuần, ngày, giờ để
cung cấp cho các đối tượng người sử dụng.
- Phát triển website của Hệ thống
thống kê nhà nước, để trở thành nơi cung
cấp toàn diện, đầy đủ và khai thác thuận lợi
nhất tất cả các thông tin, dữ liệu thống kê
mà Hệ thống thống kê nhà nước có thể phổ
biến và cung cấp cho xã hội.
- Xây dựng cổng dữ liệu, với các
phương thức, giao thức kết nối các ứng dụng
(API) thông tin thống kê của Hệ thống thống
kê nhà nước.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ hội và thách thức của hệ thống thống kê nhà nước trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập ngành Thống kê và 45 năm Ngày thành lập Viện Khoa học Thống kê
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HỆ THỐNG THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
PGS.TS. Đỗ Văn Thành*
Tóm tắt:
Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà con người đang phải thay đổi cách sống, cách làm
việc và phương thức sản xuất với việc ứng dụng các công nghệ số, từ đó dẫn đến cần thiết
phải xây dựng nền kinh tế số, chính phủ số và xã hội số. Bài viết này phác họa ban đầu những
cơ hội và thách thức, những hạn chế hiện tại và những khắc phục cần được thực hiện trong
Hệ thống thống kê nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
1. Vai trò của Tổng cục Thống kê ngày
càng quan trọng trong nền kinh tế số
Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà con
người đang phải thay đổi cách sống, cách làm
việc và phương thức sản xuất với việc ứng
dụng các công nghệ số. Quá trình thay đổi
như vậy hiện được gọi là chuyển đổi số.
Chuyển đổi số sẽ dẫn đến xây dựng nền kinh
tế số, Chính phủ số và xã hội số.
Theo định nghĩa đơn giản, dễ hiểu và
đang được sử dụng khá rộng rãi hiện nay thì
cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 là sự
“kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ
ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh
học”. Ở lĩnh vực công nghệ sinh học, CMCN
4.0 tập trung nghiên cứu nhằm tạo những
bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản,
y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi
trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật
liệu. Ở lĩnh vực vật lý, CMCN 4.0 tập trung
tạo ra robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái,
các vật liệu mới và công nghệ nano; trong
lĩnh vực kỹ thuật số, CMCN 4.0 tập trung vào
* Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin và Dự
báo kinh tế - xã hội quốc gia.
nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết
nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn
(Big data). Về bản chất các nội dung của
CMCN 4.0 đều liên quan đến ứng dụng công
nghệ số và xử lý thông tin được số hóa. Thực
hiện cuộc cách mạng này tất yếu sẽ dẫn đến
hình thành và phát triển nền kinh tế số, đó là
nền kinh tế ứng dụng công nghệ số.
Điểm đặc trưng quan trọng của các quá
trình ra quyết định trong nền kinh tế số,
trong chính phủ số và xã hội số là dựa vào
dữ liệu, các quyết định khi đó khách quan,
khoa học và giảm thiểu tính chủ quan của
người ra quyết định. Là cơ quan sản xuất và
cung cấp các số liệu thống kê phục vụ công
tác quản lý điều hành kinh tế, xã hội của
Chính phủ, phục vụ cộng đồng doanh nghiệp
và người dân trong việc xây dựng chiến lược
và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh,
vai trò của Tổng cục Thống kê ngày càng trở
nên quan trọng.
Ngày 3/6/2020, Chính phủ đã phê duyệt
để triển khai thực hiện Chương trình chuyển
đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030. Với chức năng nhiệm vụ của
mình, Tổng cục Thống kê cần là cơ quan tiên
phong, giữ vai trò quan trọng trong chiến
2
Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập ngành Thống kê và 45 năm Ngày thành lập Viện Khoa học Thống kê
lược chuyển đổi số quốc gia. Tổng cục Thống
kê cần đẩy mạnh việc số hóa tất cả thông tin
dữ liệu thống kê, thay đổi tổ chức và cách
làm việc trong Ngành dựa trên việc ứng dụng
công nghệ số và thay đổi phương thức điều
tra, thu thập, lưu trữ, xử lý và phổ biến
thông tin, dữ liệu thống kê. Sự thành công
của quá trình chuyển đổi như vậy ở Tổng cục
Thống kê có ảnh hưởng nhiều đến sự thành
công của việc xây dựng nền kinh tế số, trong
đó đặc biệt là chính phủ số ở đó hầu hết các
hoạt động của chính phủ đều sử dụng công
nghệ số, việc ra quyết định quản lý, chỉ đạo
điều hành kinh tế - xã hội đều được dựa vào
dữ liệu được số hóa.
Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 có thể được xem là quá
trình số hóa, thay đổi cách làm việc và
phương thức hoạt động thống kê của ngành
Thống kê, quá trình này là liên tục và không
ngừng được đổi mới. Việc thực hiện chiến
lược này thực sự nâng cao vị thế của Tổng
cục thống kê, tạo tiền đề quan trọng để xây
dựng chính phủ số và một phần xã hội số ở
Việt Nam. So với 10 năm trước đây, các số
liệu thống kê cung cấp cho xã hội đã phong
phú, đa dạng, bao phủ, toàn diện và dễ tiếp
cận hơn rất nhiều.
Nhu cầu sử dụng số liệu thống kê trong
các cơ quan nhà nước, trong cộng đồng
doanh nghiệp và dân cư, trong các tổ chức
nghiên cứu, học thuật cũng như trong các tổ
chức và người nước ngoài ngày càng tăng.
Sự hài lòng của của họ về số liệu thống kê
cũng được nâng lên nhiều, tuy rằng các loại
số liệu thống kê được cung cấp cũng như
phương thức cung cấp vẫn chưa đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của
người sử dụng. Mặt khác, với sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học và công nghệ số hóa,
nhất là kết nối vạn vật, thông tin dữ liệu kinh
tế - xã hội nói chung, dữ liệu thống kê kinh
tế - xã hội nói riêng được hình thành rất
nhanh, với tốc độ hàm mũ. Khái niệm Big
data đã ra đời, Big data là một tập dữ liệu có
các đặc trưng đặc biệt, được xử lý (lưu trữ,
tính toán, chuyển dạng) và được phân tích
để tìm ra thông tin tri thức mới lạ, hữu dụng
từ dữ liệu bằng các quy trình hoặc công cụ
đặc biệt nhằm phục vụ dự báo và hỗ trợ các
quá trình ra quyết định. Đặc trưng đặc biệt
của Big data được thể hiện bởi 5“V” bao
gồm: volume, khối lượng dữ liệu; velocity,
tốc độ vào ra dữ liệu; variety, tính đa dạng
của dữ liệu; veracity, tính xác thực, khả dụng
của dữ liệu; và value: thể hiện chất lượng,
giá trị của dữ liệu. Big data hiện diện hầu
như ở khắp mọi nơi và được tạo ra với tốc độ
rất nhanh, nhanh hơn nhiều so với khả năng
tính toán, xử lý chúng và có thể nói không
thể xử lý hoặc phân tích được các Big data
bằng các quy trình và công cụ truyền thống.
Kỹ thuật học máy (machine learning) là một
nhánh con rất quan trọng của trí tuệ nhân
tạo được đề xuất để xử lý các tập dữ liệu lớn.
Học máy dạy cho máy tính làm được những
gì mà một cách tự nhiên con người và động
vật cần đến nó, đó là: học hỏi từ kinh
nghiệm1. Thuật toán học máy sử dụng các
phương pháp tính toán để “tìm hiểu” thông
tin trực tiếp từ dữ liệu mà không dựa vào
một phương trình được xác định trước làm
mô hình. Học máy có liên quan trực tiếp với
Big data. Trong ngữ cảnh của big data, khi
nói về AI thì thường được ngầm hiểu là nói
về học máy. Big data và học máy đặc biệt
thành công trong gần 2 thập kỷ qua và sự
thành công này thực sự là động lực để phát
triển các hoạt động thống kê và nâng cao vị
thế của ngành thống kê. Đó là ngành có thể
được xem là có nhiều điều kiện nhất để hình
thành các tập dữ liệu thống kê lớn trong các
1
www.mathworks.com/trademarks/5
th
_IIBA_Confere
nce Proceeding_Florida_ November 2015 (179-
189).pdf
3
Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập ngành Thống kê và 45 năm Ngày thành lập Viện Khoa học Thống kê
lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó nhất là từ
các số liệu điều tra.
Hiện tại, người ta đã có thể phân tích và
xây dựng mô hình dự báo trên tập Big data
với hàng triệu quan sát và hàng chục ngàn
biến. Những mô hình dự báo như vậy có độ
chính xác rất cao, cao hơn hẳn các mô hình
dự báo được xây dựng theo cách truyền
thống bởi những mô hình như vậy nắm bắt
được rất nhiều thông tin liên quan đến nội
dung cần được dự báo so với các mô hình
được xây dựng theo cách truyền thống. Với
vai trò ngày càng tăng của Tổng cục Thống
kê, nhiều cơ hội phát triển mới sẽ được mở
ra, nhưng nhiều thách thức lớn đã và đang
xuất hiện, đòi hỏi ngành Thống kê sớm hình
dung và có kế hoạch khắc phục.
2. Thách thức của Hệ thống thống
kê nhà nước
Số liệu thống kê kinh tế - xã hội của
ngành thống kê trong những năm gần đây
đã cung cấp kịp thời phục vụ công tác chỉ
đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, các cấp, các ngành và địa
phương. Tuy nhiên một số chỉ tiêu thuộc hệ
thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chỉ tiêu
thống kê bộ, ngành và chỉ tiêu thống kê cấp
tỉnh, huyện, xã chưa được tính toán và công
bố. Một số chỉ tiêu chưa phân tổ chi tiết để
phục vụ công tác phân tích chuyên sâu.
Chẳng hạn, hai trong số các chỉ tiêu rất quan
trọng mà bất kỳ chiến lược, quy hoạch và kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội nào cũng
đều cần, nhắm đến là tăng trưởng và giảm
thất nghiệp. Ở cấp độ các địa phương và
ngành kinh tế, rất cần có số liệu về tăng
trưởng kinh tế của các ngành kinh tế cấp 2
và một số ngành kinh tế cấp 3, cung và cầu
lao động phân theo các nghề làm việc cấp 2
và một số đến cấp 3,... nhưng các số liệu này
hiện mới chỉ dừng ở ngành kinh tế cấp 1 và
một số bộ, ngành cung cấp số liệu đến
ngành kinh tế cấp 2, về cung, cầu lao động
cũng như vậy. Một ví dụ khác, để có chính
sách điều hành nền kinh tế hiệu quả, người
ta rất cần số liệu (chỉ số) về tiêu thụ, về tồn
kho trong các ngành sản xuất của nền kinh
tế, người ta cần có số liệu về đầu tư, về dư
nợ phân theo các ngành kinh tế, khu vực
kinh tế, thậm chí là phân theo các địa
phương. Việc người dùng tiếp cận được
những số liệu như trên hiện nay là chưa thể.
Số liệu của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
theo tần suất năm, quý, tháng hiện nay đã
phong phú hơn trước rất nhiều, nhưng việc
phổ biến chúng đang được thực hiện theo
hình thức lát cắt ngang của thời điểm được
ban hành, trong khi thực tế người dùng cần
dữ liệu chuỗi thời gian của các chỉ tiêu để
phục vụ cho việc dự báo cũng như phân tích
để tìm ra quy luật và các mối quan hệ giữa
các sự kiện kinh tế - xã hội.
Việc cung cấp các số liệu điều tra cũng
như công cụ để cho người sử dụng có thể
tìm kiếm, khai thác các số liệu điều tra vi mô
cần phải đáp ứng tốt hơn. Thông tin số liệu
điều tra là rất hữu ích trong việc hoạch định
các chủ trương chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước. Các dữ liệu điều tra thường rất lớn
và việc phân tích chúng cần phải sử dụng các
công cụ, kỹ thuật chuyên biệt. Các công cụ
và kỹ thuật như vậy cần phải được khuyến
nghị và hướng dẫn người dùng.
Hệ thống thống kê nhà nước hiện rất
khó để đáp ứng cung cấp các dữ liệu thống
kê kinh tế - xã hội theo tần suất ngày, cũng
như những thông tin, dữ liệu thống kê được
hình thành trong quá trình hoạt động của bộ
máy quản lý hành chính nhà nước, trong khi
nhu cầu về những loại dữ liệu này ngày càng
tăng lên do kỹ thuật phân tích và dự báo trên
tập Big data theo thời gian thực đang được
phát triển rất mạnh, rất nhanh và sẽ trở
thành xu thế phân tích dữ liệu tất yếu trong
tương lai gần. Một trong những hình ảnh dữ
liệu thời gian thực là dữ liệu chứng khoán
4
Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập ngành Thống kê và 45 năm Ngày thành lập Viện Khoa học Thống kê
(https://www.cophieu68.vn). Chúng ta có thể
tham khảo địa chỉ:
để nhận thấy sự chênh lệch rất lớn về khối
lượng, tính đa dạng, mức độ chi tiết và theo
thời gian thực của dữ liệu mà Hệ thống thống
kê nhà nước và của website này công bố.
Trên website này, dữ liệu được công bố theo
tần suất ngày, tuần, tháng, quý và năm,
trong đó các dữ liệu theo ngày là rất nhiều
và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tài chính,
như dữ liệu về hoạt động của các thị trường
tài chính, ngân hàng, chứng khoán và dữ liệu
về giá cả các mặt hàng chiến lược và tỷ giá.
Dữ liệu thống kê về giá, về phía cầu của
nền kinh tế, về tiền tệ chưa được chú trọng
và cung cấp trong Hệ thống thống kê nhà
nước. Dữ liệu về giá là rất quan trọng để
hiểu và phân tích mức độ tăng trưởng thực
của các toàn nền kinh tế và các ngành kinh
tế, về mức sống thực của người dân, về hiệu
quả thực hiện công tác chỉ đạo điều hành,...
Cũng cần nhấn mạnh lại rằng xu thế
phân tích và dự báo trên tập Big data theo
thời gian thực đang và sẽ trở thành một xu
thế tất yếu trong tương lai gần, trong đó bao
gồm cả phân tích và dự báo thống kê. Chẳng
hạn, người ta thực hiện dự báo tỷ lệ thất
nghiệp ở tần suất quý chỉ dựa vào thông tin
tìm việc làm hàng ngày trên mạng xã hội và
số liệu dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở tần suất
quý có thể được cập nhật mới hàng ngày; dự
báo kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu ở tần
suất tháng được cập nhật hàng ngày chỉ dựa
vào thông tin các thanh toán mua sắm hàng
hóa được thanh toán thông qua hệ thống
ngân hàng trong ngày, dự báo tăng trưởng
kinh tế ở tần suất quý được cập nhật hàng
ngày chỉ dựa vào thông tin theo ngày trên thị
trường chứng khoán cũng như chỉ dựa vào số
liệu điều tra doanh nghiệp,... Các mô hình dự
báo xây dựng theo cách tiếp cận như vậy
đều được thực hiện trên big data, độ chính
xác rất cao và điều quan trọng nhất là luôn
cho phép cập nhật dự báo theo thời gian
thực. Cách tiếp cận dự báo này xuất hiện lần
đầu năm 2008 và được gọi là Nowcast. Tên
Nowcast cũng như ý tưởng chính của
Nowcast kinh tế là tương tự như dự báo thời
tiết, nó cho phép dự đoán các hoạt động kinh
tế có thể xảy ra trong tương lai theo thời
gian thực. Nói đến Nowcast là nói đến Big
data, và xét trong lĩnh vực kinh tế là nói đến
dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô ở tần suất
thấp theo các chỉ số kinh tế vĩ mô (được gọi
là dữ liệu cứng) và dữ liệu điều tra, dữ liệu
được phổ biến trên mạng xã hội,... (được gọi
là dữ liệu mềm) ở nhiều tần suất khác nhau
và cao hơn. Làm cách nào để có dữ liệu thời
gian thực khi xây dựng các mô hình Nowcast
như vậy? Phải sử dụng các Robot dữ liệu: đó
là các phần mềm tin học có thể tự động đọc
và chiết xuất dữ liệu trên các website, mạng
xã hội,... và tự động cập nhật vào cơ sở dữ
liệu theo một khuôn dạng dữ liệu quy định.
Robot dữ liệu hiện đã trở thành phổ biến ở
các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển
kinh tế OECD, thống kê liên minh châu Âu và
kể cả Cục dữ trữ liên bang Mỹ, FED.
Sự kết nối giữa các đơn vị làm công tác
thống kê trong Hệ thống thống kê nhà nước
chưa thực sự hỗ trợ việc khai thác thông tin
dữ liệu thống kê phải cung cấp cho xã hội có
trong Hệ thống. Hệ thống thống kê nhà nước
chưa có một Cổng chung theo hình thức API
để cung cấp và khai thác dữ liệu thống kê.
Vì thế khi đang khai thác số liệu về GDP của
các ngành kinh tế cấp 1, việc chuyển sang
khai thác số liệu về GDP của một số ngành
cấp 2 hoặc GDP của địa phương là rất mất
thời gian và gây nhiều khó khăn cho người
sử dụng.
Ngoài ra, các hình thức cung cấp thông
tin dữ liệu thống kê hiện chưa linh hoạt và đa
dạng, chưa cho phép người dùng ở bất kỳ
đâu, bất kỳ thời điểm nào, với máy tính nối
mạng hoặc các thiết bị thông minh cầm tay
5
Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập ngành Thống kê và 45 năm Ngày thành lập Viện Khoa học Thống kê
đều có thể truy cập, khai thác sử dụng thông
tin dữ liệu thống kê.
Nhu cầu sử dụng thông tin thống kê có
độ bao phủ rộng, tính chính xác cao, tính kịp
thời ngày càng tăng. Hiểu biết của người sử
dụng về thông tin, số liệu thống kê cũng
ngày càng cao đòi hỏi Hệ thống thống kê
nhà nước phải liên tục cập nhật, thay đổi
mới có thể đáp ứng được nhu cầu đó. Có
thể nói, thách thức lớn nhất là thuộc về
nhân lực làm việc trong Hệ thống thống kê
nhà nước: để có thể đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng và đa dạng về sử dụng các dữ
liệu thống kê đòi hỏi người làm công tác
thống kê trong Hệ thống thống kê nhà nước
phải liên tục chuyển đổi tư duy và nhân
thức, thay đổi cách thức làm việc; nâng cao
năng lực trong đó nhất là năng lực ứng
dụng công nghệ số để triển khai thực hiện
các hoạt động điều tra, thu thập, xử lý, lưu
trữ và cung cấp thông tin dữ liệu thống kê
cho phù hợp với sự tiến bộ như vũ bão của
công nghệ và nhu cầu sử dụng thông tin
thống kê của người dùng.
Do vai trò của thông tin dữ liệu ngày
càng tăng trong nền kinh tế số và xã hội số,
Hệ thống thống kê nhà nước không tránh
khỏi những cạnh tranh ngày càng khốc liệt
của doanh nghiệp dữ liệu. Sự kiện dự báo
các hoạt động kinh tế trong tương lai theo
thời gian thực có thể không cần sử dụng/
dựa vào dữ liệu của các chỉ tiêu thống kê
truyền thống đang là một thách thức không
nhỏ đối với vai trò và uy tín của Hệ thống
thống kê nhà nước, đòi hỏi cần có tư duy và
chiến lược hoạt động mới. Hiện tại, công ty
Fiingo ( chuyên về dữ liệu
tài chính, đã có thể cũng cấp những số liệu
chi tiết hơn về kim ngạch xuất nhập khẩu;
các chỉ số về tồn kho, dư nợ tín dụng chi tiết
đến các ngành sản xuất theo tần suất tháng,
quý và năm; số liệu về bán lẻ hàng hóa và
dịch vụ tiêu dùng chi tiết đến một ngành và
khu vực kinh tế; số liệu về lãi suất huy động
và lãi suất cho vay theo tuần theo các loại
hình tổ chức tín dụng khác nhau,... là một
trong những ví dụ về sự cạnh tranh như vậy.
Như đã biết, mô hình dự báo được xây dựng
trên tập dữ liệu lớn luôn cho kết quả dự báo
chính xác hơn so với các mô hình dự báo
được xây dựng theo cách truyền thống và
việc Fiingo cung cấp khá kịp thời nhiều chỉ số
kinh tế vĩ mô ở mức chi tiết ngành sản xuất
là lợi thế hơn so với việc sử dụng số liệu
được cung cấp còn ở mức tổng hợp như hiện
nay của Tổng cục Thống kê. Chắc chắn rằng
khi việc phân tích và dự báo theo luồng dữ
liệu thời gian thực được phát triển hơn, nhiều
công ty cung cấp dữ liệu sẽ xuất hiện để
cạnh tranh cùng Tổng cục Thống kê.
3. Một số khuyến nghị
Để tăng cường đáp ứng nhu cầu người
sử dụng thông tin thống kê, trong thời gian
tới, tác giả có một số khuyến nghị như sau:
- Đối với dữ liệu vĩ mô, cần tăng cường
thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin thống
kê ở mức sâu hơn, chi tiết hơn ở mức ngành
kinh tế cấp 2, cấp 3 cho nhiều chỉ tiêu thống
kê quốc gia, thống kê bộ, ngành và địa
phương. Mặc dù các mô hình dự báo kinh tế
- xã hội có thể xây dựng dựa vào các thông
tin, dữ liệu trên internet, trên các mạng xã
hội nhưng chất lượng của mô hình dự báo sẽ
tốt hơn nhiều nếu nó vẫn sử dụng thông tin
thống kê các hoạt động kinh tế. Hơn nữa,
ngoài dự báo các mô hình cần phải có khả
năng mô phỏng, đánh giá tác động của các
chính sách kinh tế và ở phương diện này mô
hình dự báo dựa vào các thông tin dữ liệu
trên mạng xã hội là khó đáp ứng được;
- Đối với dữ liệu vi mô, cần tăng cường
phổ biến thông tin, số liệu của các cuộc điều
tra thuộc chương trình điều tra quốc gia và
điều tra ngoài chương trình điều tra quốc gia
do các bộ, ngành và địa phương thực hiện.
6
Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập ngành Thống kê và 45 năm Ngày thành lập Viện Khoa học Thống kê
Tăng cường phổ biến các số liệu điều tra để
phục vụ xây dựng các chỉ số giá của một số
sản phẩm xuất nhập khẩu chủ lực của nền
kinh tế; giá của những sản phẩm thiết yếu
của đời sống dân sinh; chỉ số phát triển; về
tổng phương tiện thanh toán, về dư nợ tín
dụng trong các ngành sản xuất và khu vực
kinh tế ở mức chi tiết hơn vì số liệu này rất
có ích cho các nhà nghiên cứu khi xây dựng
các mô hình dự báo theo thời gian thực;
- Thực hiện thu thập và cung cấp các
thông tin dữ liệu thống kê liên quan đến các
thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán và
thị trường hàng hóa, trong đó nhất là dữ liệu
ở tần suất theo ngày.
- Cung cấp số liệu thống kê quốc tế
của những nước đối tác có quan hệ thương
mại lớn với nền kinh tế Việt Nam.
- Tăng cường và chú trọng hình thức
điều tra trực tuyến để thu thập thông tin, xử
lý và cung cấp thông tin một cách tự động
cho các đối tượng sử dụng;
- Chú trọng xây dựng các Robot dữ liệu
để có thể thu thập tự động thông tin dữ liệu
theo tần suất cao như tuần, ngày, giờ để
cung cấp cho các đối tượng người sử dụng.
- Phát triển website của Hệ thống
thống kê nhà nước, để trở thành nơi cung
cấp toàn diện, đầy đủ và khai thác thuận lợi
nhất tất cả các thông tin, dữ liệu thống kê
mà Hệ thống thống kê nhà nước có thể phổ
biến và cung cấp cho xã hội.
- Xây dựng cổng dữ liệu, với các
phương thức, giao thức kết nối các ứng dụng
(API) thông tin thống kê của Hệ thống thống
kê nhà nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết
định số 1803/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược
phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-
2020 và tầm nhìn đến năm 2030, ngày 18
tháng 10 năm 2011;
2. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết
định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình
Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030”, ngày 03 tháng 06 năm
2020.
-----------------------------------------
Tiếp theo trang (39)
4. Agarwal, Rajshree, and Michael
Gort. (2002), „Firm and Product Life Cycles and
Firm Survival‟, American Economic Review, 92
(2): 184-190;
5. Liargovas, p, & Skandalis, k, (2008),
Factor affecting firms‟ financial performance:
The Case of Greece, University of Peloponnese,
Greece;
6. Opler, Tim & Pinkowitz, Lee & Stulz,
Rene & Williamson, Rohan (1999), „The
determinants and implications of corporate cash
holdings‟, Journal of Financial Economics,
Elsevier, vol. 52(1), pp3-46, April;
7. Khalifa Mohamed Khalifa and Zurina
Shafii (2013), „Financial Performance and
Identify Affecting Factors in this Performance of
Non-oil Manufacturing Companies Listed on
Libyan Stock Market (LSM)‟, European Journal
of Business and Management, Vol.5, No.12,
2013;
8. Sivathaasan, N., R. Tharanika, M.
Sinthuja and V. Hanitha (2013), „Factors
determining Profitability: A Study of Selected
Manufacturing Companies listed on Colombo
Stock Exchange in Sri Lanka‟, European Journal
of Business and Management, Vol. 5, pp. 99-
107;
9. Wei Xu, Xiangzhen Xu, Shoufeng Zhang
(2005), „An Empirical Study on Relationship
between Corporation Performance and Capital
Structure‟, China-USA Business Review, 4 (4),
49-53;
10. Zeitun, Rami and Tian, Gary G (2007),
„Capital structure and corporate performance:
evidence from Jordan‟, Australasian Accounting,
Business and Finance Journal, 1(4).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_hoi_va_thach_thuc_cua_he_thong_thong_ke_nha_nuoc_trong_cu.pdf