Thời gian điều trị trung bình để hen từ bậc 4
về bậc 1 là 264 ngày (9 tháng). Kết quả này cũng
phù hợp với khuyến cáo GINA là thời gian để
giảm mỗi bậc điều trị là 3 tháng. Trong nghiên
cứu của Nguyễn Năng An và cộng sự, 70,5%
bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng cải thiện sau
3 tháng điều trị hen theo GINA(5). Trong khi đó,
nghiên cứu của Lương Thị Thuận cho thấy rằng,
94% bệnh nhân hen đã hết triệu chứng lâm sàng
sau 2 tuần lễ điều trị hen theo GINA(3). Còn trong
nghiên cứu của chúng tôi, thời gian để triệu
chứng lâm sàng đạt tiêu chuẩn kiểm soát hoàn
toàn là 40 ngày. Thời gian để hô hấp ký đạt tiêu
chuẩn kiểm soát hoàn toàn là 14 ngày. Do đó,
chúng ta nên chỉ định cho bệnh nhân đo lại hô
hấp ký sau 2 tuần lễ đầu điều trị hen để đánh giá
mức độ đáp ứng. Nếu bệnh nhân có đáp ứng
hoàn toàn về tiêu chuẩn hô hấp ký thì chúng ta
sẽ thấy rõ tại lần đo hô hấp ký này.
Bảng 7 cho thấy, các đặc điểm về giới tính,
độ tuổi, tình trạng phơi nhiễm, bệnh đi kèm, tiền
căn dùng corticosteroid uống kéo dài, hô hấp ký
có hội chứng tắc nghẽn hay không đã không làm
ảnh hưởng đến thời gian cần thiết để điều trị hen
từ bậc 4 về bậc 1 (P > 0,05). Tình trạng không
khác biệt này có thể do bản chất hoặc do cở mẫu
trong nghiên cứu này chưa đủ lớn.
Nghiên cứu này vẫn chưa cho thấy rõ vai trò
của các yếu tố thuận lợi khiến hen bậc 4 về hen
bậc 1 trong quá trình điều trị. Hạn chế này là do
thời gian nghiên cứu có giới hạn nên cở mẫu
chưa đủ lớn. Chúng ta có thể khắc phục được
hạn chế này nếu thời gian nghiên cứu dài hơn
với cở mẫu lớn hơn hoặc so sánh với nhóm bệnh
nhân hen bậc 4 được bắt đầu điều trị hen cùng
thời điểm nhưng không thể đưa về hen bậc 1.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân hen được kiểm soát hoàn toàn từ bậc 4 về bậc 1 tại phòng khám hô hấp bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 1
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN HEN ĐƯỢC KIỂM SOÁT
HOÀN TOÀN TỪ BẬC 4 VỀ BẬC 1 TẠI PHÒNG KHÁM HÔ HẤP
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM
Bùi Thị Hạnh Duyên*, Nguyễn Văn Thọ**, Lê Thị Tuyết Lan*
TÓM TẮT
Giới thiệu: Bệnh nhân hen được kiểm soát hoàn toàn thì có chất lượng cuộc sống tốt, không nhập viện và
không cấp cứu. Nếu bệnh nhân hen được điều trị đạt kiểm soát hoàn toàn và được đưa trở về hen bậc 1 thì họ
không cần phải dùng thuốc ngừa cơn hoặc dùng với liều tối thiểu, chi phí điều trị hen là rất thấp.
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng và hô hấp ký trước điều trị ở những bệnh nhân hen từ
bậc 4 về bậc 1. Xác định thời gian cần thiết để điều trị hen từ bậc 4 về bậc 1 tại Phòng khám Hô hấp, Bệnh viện
Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Phương pháp: mô tả - hồi cứu. Chọn tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán hen bậc 4, được điều trị ngoại
trú theoGINA và đã trở về hen bậc 1 trong khoảng thời gian từ tháng 2/2007 đến tháng 8/2008.
Kết quả: 58 bệnh nhân hen được điều trị từ bậc 4 về bậc 1. Trước nghiên cứu: tỉ lệ nữ/nam: 3/1, trình độ
cấp 2 trở lên: 95%, điều kiện kinh tế đủ ăn trở lên: 98%, thời gian khởi bệnh: khoảng 2 năm, đang hút thuốc lá:
5%, thường xuyên dùng corticosteroid uống: 10%. Trong nghiên cứu: Có triệu chứng lâm sàng điển hình cho
hen: 88%, có triệu chứng lâm sàng tương ứng hen bậc 4: 95%, có hội chứng tắc nghẽn và/hoặc hỗn hợp: 26%, có
đáp ứng với thuốc giãn phế quản: 53%, FEV1:77±18%, PEF: 78±23%. sử dụng ICS + LABA để điều trị hen:
97%, tuân thủ tốt với điều trị: 95%. Thời gian điều trị để hen từ bậc 4 về bậc 1: 264 ± 97 ngày.
Kết luận: Đặc điểm bệnh nhân hen bậc 4 về bậc 1: trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên, điều kiện kinh tế đủ ăn
trở lên, thời gian khởi bệnh ngắn, không hút thuốc lá, giá trị của FEV1 và PEF còn cao, tuân thủ điều trị tốt.
Thời gian cần thiết để điều trị hen từ bậc 4 về bậc 1 là 9 tháng.
ABSTRACT
CLINICAL CHARACTERISTICS OF PATIENTS WITH ASTHMA CONTROLLED TOTALLY
FROM STEP 4 DOWN TO STEP 1 AT THE RESPIRATORY CONSULTING-ROOM
OF UNIVERSITY MEDICAL CENTER AT HO CHI MINH CITY
Bui Thi Hanh Duyen, Nguyen Van Tho, Le Thi Tuyet Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 167 - 172
Introduction: Patients with totally controlled asthma have good quality of life, no admission and no
emergency care. If asthmatic patients are treated to be totally controlled and to step down to step 1, they will not
need to use controllers or use with the minimum dosage, the cost of treatment will be very low.
Objectives: To study the pre-treament characteristics of epidemiology, clinical symptoms and spirometric
result in asthmatic patients who stepped down from step 4 to step 1. To determine the neccesary duration of
treatment to bring step 4 down to step 1.
Methods: Retrospective observational study. Selecting all patients who were diagnosed as persistent severe
asthma (step 4), treated according to GINA as out-patients, and stepped down to step 1 during the time from
February 2007 to August 2008.
∗
Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ∗∗ Bộ môn Lao và Bệnh phổi, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 2
Results: 58 asthmatic patients were treated to step down from step 4 to step 1. Before this study: female/male
ratio: 3/1,literacy level of secondary school or higher: 95%, economic condition of having enough to eat or higher:
98%, duration of symptoms: about 2 years, current smokers: 5%, frequently using oral corticosteroid: 10%.
During this study: classical symptoms for asthma: 88%, clinical symptoms correlating to step 4: 95%, obstructive
and/or mixed syndromes: 26%, positive response to broncholators: 53%, FEV1:77±18%, PEF: 78±23%, using
ICS + LABA to treat asthma: 97%, good compliance with treatment: 95%. Duration of treatment to bring step 4
down to step 1: 264 ± 97 days.
Conclusion: Characteristics of asthmatic patients who stepped down from step 4 to step 1 were literacy level
of secondary school or higher, economic condition of having enough to eat or higher, short duration of symptoms,
no smokers, high values of FEV1 and PEF, good compliance with treatment. The neccesary duration of treatment
to bring step 4 down to step 1 was 9 months.
GIỚI THIỆU
Hen là một gánh nặng toàn cầu, tỉ lệ mới
mắc hen ngày càng tăng ở nước ta và trên thế
giới. Tổ Chức Y Tế Thế Giới ước tính trên toàn
thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen vào
năm 2005 và sẽ tăng lên 400 triệu vào năm
2025(4). Hiện nay, mặc dù chúng ta không thể
chữa khỏi nhưng chúng ta có thể kiểm soát hoàn
toàn được hen(4,9). Mục tiêu chính của việc điều
trị hen theo Chiến lược toàn cầu về hen (GINA)
là giúp người bệnh kiểm soát hen hoàn toàn.
Bệnh nhân hen nếu được kiểm soát hoàn toàn thì
có chất lượng cuộc sống tốt hơn, không nhập
viện và không cấp cứu(7,10). Theo hướng dẫn của
GINA, một khi bệnh nhân hen đạt được kiểm
soát hoàn toàn ở một bậc nặng nào đó trong ít
nhất ba tháng thì bác sĩ sẽ cân nhắc giảm liều
thuốc ngừa cơn xuống bậc kế tiếp. Nếu bệnh
nhân hen được điều trị đạt kiểm soát hen hoàn
toàn và được đưa trở về hen bậc 1 thì họ không
cần phải dùng thuốc ngừa cơn hoặc dùng với
liều tối thiểu, khi đó chi phí điều trị hen là rất
thấp(4). Như vậy, một bệnh nhân hen bậc 4 mà
được điều trị tốt để trở về hen bậc 1 thì sẽ hưởng
rất nhiều lợi ích. Vậy trong số những bệnh nhân
hen bậc 4 được điều trị theo GINA, những bệnh
nhân nào sẽ có khả năng trở về hen bậc 1, thời
gian cần thiết để điều trị là bao lâu ? Đó là lý do
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng
và hô hấp ký trước điều trị ở những bệnh nhân
hen từ bậc 4 về bậc 1 tại Phòng khám Hô hấp,
Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Xác định thời gian cần thiết để điều trị hen từ
bậc 4 về bậc 1 tại Phòng khám Hô hấp, Bệnh
viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả - hồi cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán
hen bậc 4, được điều trị ngoại trú theo GINA tại
Phòng khám Hô hấp Bệnh viện Đại Học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh và đã trở về hen bậc 1 trong
khoảng thời gian từ tháng 2/2007 đến tháng
8/2008.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bênh nhân >15 tuổi
Được chẩn đoán xác định hen bậc 4 tại thời
điểm ban đầu
Hiện đang được kiểm soát hoàn toàn và
đang được điều trị hen bậc 1
Tiêu chuẩn loại trừ
* Có 1 trong các tiêu chuẩn sau:
- Bệnh nhân chưa được giảm xuống bậc 1
hoặc đã giảm xuống bậc 1 nhưng thất bại trong
vòng 3 tháng sau đó.
- Bệnh nhân không được đo Hô hấp ký tại
mỗi thời điểm giảm bậc.
- Hồ sơ bị thiếu thông tin.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 3
Phương pháp thực hiện
Các Bác sĩ của Phòng khám Hô Hấp, Bệnh
viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh sẽ ghi lại
tên và số hồ sơ của tất cả những bệnh nhân đúng
tiêu chuẩn chọn mẫu vào một bảng danh sách.
Bác sĩ nghiên cứu sẽ tìm lại hồ sơ của những
bệnh nhân này đã được lưu tại Phòng khám Hô
Hấp. Một số thông tin chưa rõ có thể sẽ được
phỏng vấn qua điện thoại (nếu có thể). Các biến
số cần phải thu thập gồm có: tuổi, giới, nghề
nghiệp, nơi cư trú, hút thuốc lá, thời gian mắc
bệnh hen, yếu tố dị ứng, thuốc đã sử dụng, triệu
chứng lâm sàng, kết quả hô hấp ký, bậc nặng
của hen, thuốc điều trị, tuân thủ điều trị, mức độ
kiểm soát hen, thời gian để hen về bậc 1.
Định nghĩa các biến số nghiên cứu
Bậc nặng của hen được phân loại theo Bảng 1
Bảng 1 Phân loại bậc nặng của hen(4)
Triệu chứng ban
ngày
Triệu chứng
về đêm
FEV1 hoặc
PEF
Bậc 4
Nặng
Dai
dẳng
- Mỗi ngày
- Hạn chế hoạt động
thể lực
- Thường có cơn cấp
Thường
xuyên
≤ 60% trị số dự
đoán hoặc trị
số tốt nhất của
bệnh nhân
Bậc 3
Vừa
Dai
dẳng
- Mỗi ngày
-Cơn cấp có thể ảnh
hưởng hoạt động thể
lực và giấc ngủ.
- Phải hít chất đồng
vận β2 tác dụng ngắn
mỗi ngày.
> 1 lần/tuần
60-80% trị số
dự đoán hoặc
trị số tốt nhất
của bệnh nhân
Bậc 2
Nhẹ
Dai
dẳng
-> 1 lần / tuần nhưng
< 1 lần / ngày.
- Cơn cấp có thể ảnh
hưởng hoạt động thể
lực và giấc ngủ.
> 2 lần/tháng
≥ 80% trị số dự
đoán hoặc trị
số tốt nhất của
bệnh nhân
Bậc 1
Không
thườn
g
xuyên
- ≤ 1 lần / tuần
- Cơn cấp ngắn (từ
vài giờ đến vài ngày)
≤ 2 lần /
tháng
≥ 80% trị số dự
đoán hoặc trị
số tốt nhất của
bệnh nhân
(Chỉ cần bệnh nhân có 1 trong các biểu hiện nêu trên
là đủ để xếp vào độ nặng tương ứng và chọn bậc cao
nhất.)
Hen đạt kiểm soát hoàn toàn khi thỏa tất cả
các tiêu chuẩn sau(4)
Triệu chứng ban ngày: ≤ 2 lần/tuần
Không giới hạn hoạt động
Nhu cầu dùng thuốc cắt cơn: ≤ 2 lần/tuần
Chức năng hô hấp bình thường (PEF hoặc
FEV1 ≥ 80% giá trị dự đoán hoặc giá trị tốt nhất)
Không có đợt kịch phát
Hô hấp ký(3)
Hội chứng tắc nghẽn: (F)VC ≥ 80% và
FEV1/(F)VC < 70%
Hội chứng hạn chế: (F)VC < 80% và
FEV1/(F)VC ≥ 70%
Hội chứng hỗn hợp: (F)VC < 80% và
FEV1/(F)VC < 70%
Hô hấp ký chứng tỏ có đáp ứng với thuốc
giãn phế quản sau 15 phút phun 400µg
Salbutamol khi thỏa ít nhất 1 trong các tiêu
chuẩn sau:
(F)VC tăng ≥ 200 ml và tăng ≥ 12%
FEV1 tăng ≥ 200 ml và tăng ≥ 12%
PEF tăng ≥ 15%
Tuân thủ tốt với điều trị hen: thời gian sử
dụng thuốc ngừa cơn ≥ 80% thời gian do bác sĩ
chỉ định.
Xử lý số liệu
Biến số định tính được biểu diễn bằng tần
suất và phần trăm, biến số định lượng được biểu
diễn bằng trung bình và độ lệch chuẩn nếu có
phân phối bình thường, bằng trung vị và khoảng
tứ vị nếu không có phân phối bình thường. So
sánh 2 trung bình của biến số có phân phối bình
thường được kiểm định bằng phép kiểm t-test.
KẾT QUẢ
Có 58 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu,
trong đó có 43 nữ (74%) và 15 nam (26%). Tuổi
trung bình là 40,5 ± 11,3, tuổi nhỏ nhất là 19 và
lớn nhất là 65.
Bảng 2. Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng nghiên
cứu
Đặc điểm n %
Cấp 1 3 5
Cấp 2 18 32
Cấp 3 16 29
Trung cấp 19 29
Trình độ học vấn
Đại học hoặc sau đại học 3 5
Điều kiện kinh tế Nghèo 1 2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 4
Đặc điểm n %
Đủ ăn 50 86
Khá giả 7 12
TP. Hồ Chí Minh 31 53 Cư trú
Tỉnh khác 27 47
Thời gian khởi bệnh, trung vị là 2 năm và
khoảng tứ vị là 1-10 năm.
49 bệnh nhân (85%) không hút thuốc lá, 9
bệnh nhân (15%) đã hoặc đang hút thuốc lá với
số gói-năm trung bình là 16,3 ± 9,6, trong đó chỉ
có 3 bệnh nhân (5%) vẫn còn đang hút thuốc lá.
16 bệnh nhân (28%) có tiếp xúc với khói thuốc lá
thụ động.
Bảng 3. Đặc điểm tiền căn của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm n %
Phơi nhiễm yếu tố kích phát hen 23 40
Chẩn đoán hen từ trước 36 62
Gia đình có người bị hen 21 36
Viêm mũi dị ứng 23 40
Bệnh dị ứng khác 21 36
Bệnh đi kèm: 16 28
Viêm xoang 8 14
Viêm dạ dày 5 8
Trào ngược dạ dày thực quản 1 2
Khác 2 4
Giãn phế quản tác dụng ngắn 19 23
Corticosteroid uống kéo dài 6 10
Tiền căn
dùng thuốc
điều trị hen Thuốc khác 33 47
Bảng 4. Đặc điểm lâm sàng tại thời điểm bắt đầu điều
trị
Đặc điểm lâm sàng n %
1 1 2
3 2 3 Bậc nặng theo GINA
4 55 95
Ho và/hoặc khạc đàm 51 88
Khò khè 54 93 Triệu chứng lâm sàng
Khó thở 53 91
Hô hấp ký tại thời điểm bắt đầu điều trị hen
theo GINA có kết quả như sau (trung bình ± độ
lệch chuẩn): (F)VC: 86% ± 16%; FEV1: 77% ±
18%; FEV1/(F)VC: 76% ± 11%; FEF 25-75%: 55% ±
23%; PEF: 24 ± 41%.
Bảng 5. Đặc điểm hô hấp ký tại thời điểm bắt đầu
điều trị
Đặc điểm hô hấp ký n %
Kết quả Hô hấp Hạn chế 12 21
Hỗn hợp 9 16
Tắc nghẽn 6 10
ký
Không hạn chế và tắc nghẽn 31 53
FVC 7 12
FEV1 17 29
Có đáp ứng với
thuốc giãn phế
quản PEF 24 41
Bảng 6. Đặc điểm điều trị hen
Đặc điểm điều trị n %
Fluticasone + LABA 45 78
Budesonide + LABA 11 19
Thuốc
điều trị
hen Budesonide 2 3
Chích ngừa cúm 9 16
Có tác dụng phụ 11 19
Tuân thủ điều trị tốt 55 95
(LABA: long-acting bronchilator agonist)
Thời gian điều trị trung bình để hen từ bậc 4
về bậc 1 là 264 ± 97 ngày (9 ± 3 tháng).
Thời gian điều trị để kết quả hô hấp ký về
bình thường là 14 (0 – 71) ngày (trung vị (khoảng
tứ vị)).
Thời gian điều trị để đạt kiểm soát hen hoàn
toàn là 40 (14 – 117) ngày (trung vị (khoảng tứ
vị)).
Bảng 7. Mối liên quan giữa thời gian điều trị về hen
bậc 1 với các yếu tố liên quan đến hen
Các yếu tố liên quan hen Thời gian (TB ± ĐLC) P
Nam 275 ± 82 Giới
Nữ 261 ± 102
0,6280
≤ 40 256 ± 114 Tuổi:
> 40 273 ± 76
0,5336
Có 264 ± 94 Phơi nhiễm yếu tố
kích phát cơn hen Không 264 ± 100 0,9931
Có tắc nghẽn và
hoặc hỗn hợp 256 ± 90 Hô hấp ký ()
Không 267 ± 100
0,6996
Có 252 ± 96 Bệnh kèm
Không 269 ± 98 0,5622
Có 271 ± 100 Tiền căn dùng
corticosteroid
uống kéo dài Không 263 ± 98
0,8515
BÀN LUẬN
Tỉ lệ nữ/nam = 3/1, tỉ lệ này cao hơn tỉ lệ
chung ở bệnh nhân hen người lớn là 2/1(3,4,9),
chứng tỏ rằng bệnh nhân nữ có khuynh hướng
trở về hen bậc 1 cao hơn nam khi được điều trị.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 5
Tuổi trung bình trong nghiên cứu này (40,5
tuổi) phù hợp với tuổi trung bình của hen người
lớn trong nghiên cứu ARIAP 2 ở vùng Châu Á –
Thái Bình Dương vào năm 2006 (41,3 tuổi)(10).
Theo Bảng 2, 95% bệnh nhân có trình độ văn
hóa từ cấp 2 trở lên, đây có thể là yếu tố góp
phần tăng tỉ lệ tuân thủ điều trị hen và giúp hen
được kiểm soát hoàn toàn. 98% bệnh nhân có
điều kiện kinh tế thuộc nhóm đủ ăn trở lên. Đây
là nhóm bệnh nhân có khả năng chi trả cho điều
trị hen. Chi phí điều trị hen vẫn còn quá cao đối
với bệnh nhân có điều kiện kinh tế nghèo nên tỉ
lệ hen được kiểm soát hoàn toàn về bậc 1 ở
nhóm này là không cao (2%).
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có thời
gian khởi bệnh ngắn (phần lớn là trong vòng 2
năm), đây có thể là một trong những lý do để
hen bậc 4 có thể trở về hen bậc 1 khi điều trị vì
chưa có hiện tượng tái cấu trúc đường dẫn khí
xảy ra(4). Tỉ lệ bệnh nhân đã hoặc đang hút thuốc
lá thấp (15%), lượng thuốc hút cũng không
nhiều nếu có hút (trung bình 16 gói-năm), chỉ có
5% bệnh nhân còn hút, 28% bệnh nhân có tiếp
xúc thụ động với khói thuốc lá. Kết quả của
nghiên cứu ARIAP 2 cho thấy, có tới 15% bệnh
nhân hen người lớn còn hút thuốc lá và 26% tiếp
xúc thụ động với khói thuốc lá(10). Tỉ lệ hút thuốc
lá chủ động thấp trong nghiên cứu này có thể là
yếu tố thuận lợi giúp bệnh nhân hen bậc 4 đáp
ứng tốt với điều trị để về hen bậc 1.
Theo bảng 3, 62% bệnh nhân đã được chẩn
đoán hen trước đó, trong khi đó nghiên cứu của
Lương Thị Thuận cho thấy có 45% bệnh nhân đã
được chẩn đoán hen trước đó(2). 40% bệnh nhân
có phơi nhiễm trong nghề nghiệp hoặc sinh hoạt,
40% có viêm mũi dị ứng đi kèm và 28% có bệnh
khác kèm theo. Điều này cho thấy rằng, chúng ta
vẫn có thể kiểm soát hen tốt dù bệnh nhân có
nguy cơ phơi nhiễm yếu tố kích phát cơn hen và
có bệnh khác đi kèm với hen. 10% bệnh nhân đã
từng sử dụng kéo dài corticosteroid uống để
điều trị bệnh hen trước khi được điều trị theo
GINA. Theo ghi nhận của Osborne ML và cộng
sự(6), sử dụng corticosteroid uống thay vì
corticosteroid hít để điều trị hen có thể làm tăng
tỉ lệ cấp cứu lên 10 lần.
Theo Bảng 4, 95% bệnh nhân có triệu chứng
lâm sàng tương ứng hen bậc 4 theo tiêu chuẩn
GINA. Trong khi đó, chỉ có 26% bệnh nhân có
hội chứng tắc nghẽn và/hoặc hỗn hợp (Bảng 5).
Như vậy phần lớn những bệnh nhân hen bậc 4
tại thời điểm bắt đầu điều trị trong nghiên cứu
này là dựa trên tiêu chuẩn triệu chứng lâm sàng.
88% bệnh nhân trong nghiên cứu này có triệu
chứng lâm sàng điển hình cho hen (có cả ho, khò
khè và khó thở).
Giá trị trung bình của FEV1 (77%) và PEF
(78%) tại thời điểm bắt đầu điều trị của bệnh
nhân hen bậc 4 trong nghiên cứu này cao hơn
kết quả trong nghiên cứu của Lương Thị Thuận
(FEV1: 60,2%, PEF: 47,2%)(3). Điều này cho thấy,
giá trị trung bình của FEV1 và PEF còn cao cũng
là một yếu tố thuận lợi để hen bậc 4 về bậc 1
trong quá trình điều trị. Theo Bảng 5, 53% bệnh
nhân có đáp ứng với thuốc giãn phế quản trong
lần đo hô hấp ký đầu tiên, đặc biệt tiêu chuẩn
PEF là nhạy nhất (41%).
Theo Bảng 6, 97% bệnh nhân sử dụng
corticosteroid hít + LABA để điều trị hen bậc 4,
phù hợp với khuyến cáo của GINA(4). 95% bệnh
nhân tuân thủ tốt với điều trị hen. So với kết quả
nghiên cứu của Rob Horne (30-70%)(1) thì đây là
tỉ lệ tuân thủ cao trong quá trình điều trị hen
trong cộng đồng. Do đó, tuân thủ điều trị có thể
là yếu tố chính giúp hen bậc 4 trở về hen bậc 1
trong quá trình điều trị hen. Chỉ có 16% bệnh
nhân có chích ngừa cúm trong quá trình điều trị
hen, một tỉ lệ rất thấp so với khuyến cáo của
GINA. 19% bệnh nhân có tác dụng phụ trong
quá trình điều trị hen.
Thời gian điều trị trung bình để hen từ bậc 4
về bậc 1 là 264 ngày (9 tháng). Kết quả này cũng
phù hợp với khuyến cáo GINA là thời gian để
giảm mỗi bậc điều trị là 3 tháng. Trong nghiên
cứu của Nguyễn Năng An và cộng sự, 70,5%
bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng cải thiện sau
3 tháng điều trị hen theo GINA(5). Trong khi đó,
nghiên cứu của Lương Thị Thuận cho thấy rằng,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 6
94% bệnh nhân hen đã hết triệu chứng lâm sàng
sau 2 tuần lễ điều trị hen theo GINA(3). Còn trong
nghiên cứu của chúng tôi, thời gian để triệu
chứng lâm sàng đạt tiêu chuẩn kiểm soát hoàn
toàn là 40 ngày. Thời gian để hô hấp ký đạt tiêu
chuẩn kiểm soát hoàn toàn là 14 ngày. Do đó,
chúng ta nên chỉ định cho bệnh nhân đo lại hô
hấp ký sau 2 tuần lễ đầu điều trị hen để đánh giá
mức độ đáp ứng. Nếu bệnh nhân có đáp ứng
hoàn toàn về tiêu chuẩn hô hấp ký thì chúng ta
sẽ thấy rõ tại lần đo hô hấp ký này.
Bảng 7 cho thấy, các đặc điểm về giới tính,
độ tuổi, tình trạng phơi nhiễm, bệnh đi kèm, tiền
căn dùng corticosteroid uống kéo dài, hô hấp ký
có hội chứng tắc nghẽn hay không đã không làm
ảnh hưởng đến thời gian cần thiết để điều trị hen
từ bậc 4 về bậc 1 (P > 0,05). Tình trạng không
khác biệt này có thể do bản chất hoặc do cở mẫu
trong nghiên cứu này chưa đủ lớn.
Nghiên cứu này vẫn chưa cho thấy rõ vai trò
của các yếu tố thuận lợi khiến hen bậc 4 về hen
bậc 1 trong quá trình điều trị. Hạn chế này là do
thời gian nghiên cứu có giới hạn nên cở mẫu
chưa đủ lớn. Chúng ta có thể khắc phục được
hạn chế này nếu thời gian nghiên cứu dài hơn
với cở mẫu lớn hơn hoặc so sánh với nhóm bệnh
nhân hen bậc 4 được bắt đầu điều trị hen cùng
thời điểm nhưng không thể đưa về hen bậc 1.
KẾT LUẬN
Bệnh nhân hen bậc 4 có khả năng điều trị về
bậc 1 có các đặc điểm sau: đa số là nữ, trình độ
học vấn từ cấp 2 trở lên, điều kiện kinh tế đủ ăn
trở lên, thời gian khởi bệnh ngắn, không hoặc ít
hút thuốc lá, biểu hiện hen điển hình, giá trị của
FEV1 và PEF còn cao (77% và 78%), tuân thủ
điều trị tốt. Thời gian cần thiết để điều trị hen từ
bậc 4 về bậc 1 là 9 tháng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Horne R (2006), “Compliance, Adherence, and Concordance:
Implications for Asthma Treatment”, Chest; 130, pp. 65-72.
2. Lê Thị Tuyết Lan (2005), Hô hấp ký, Nhà xuất bản Y học, TP.
Hồ Chí Minh
3. Lương Thị Thuận, Lê Thị Tuyết Lan (2005), “Xử trí hen theo
hướng dẫn GINA 2002 tại BV. Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí
Minh”, Y học thực hành; 513, tr. 59 – 62.
4. National Heart, Lung and Blood Inistitute and World Health
Organization (2006), “Global Initiative for Asthma (GINA).
Global strategy for asthma management and prevention”,
NIH Publication No 02- 3659, Bethesda, MD (updated 2006).
5. Nguyễn Năng An (2005), “Kết quả chương trình kiểm soát
hen theo GINA 2002 tại cộng đồng ở nước ta”, Y học thực
hành; 513, tr. 47 – 54.
6. Osborne ML, Pedula KL, O’Hallaren M, et al (2007),
“Predictors of acute care in adult asthmatics: a prospective
HMO-based study”, Chest; 132, pp. 1151–1161.
7. Peters SP, Jones CA, Haselkorn T, Mink DR, Valacer DJ, Weiss
ST (2007), “Real-world Evaluation of Asthma Control and
Treatment (REACT): findings from a national Web-based
survey”, J Allergy Clin Immunol; 119(6), pp. 1454-61
8. Rabe KF, Adachi M, Lai CK, Soviano YB, Vermeire PA, Weiss
KB, Weiss ST (2004), “World wide severity and control of
asthma in children and adults: the global asthma insights and
reality surveys”, J Allergy Clin Immunol; 114(1), pp. 40-7.
9. Sutherland RE., Kraft M, and Crapo JD. (2004), “Diagnosis
and Treatment of Astma”. In: Baum’s Textbook of Pulmonary
Diseases, 7th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, USA, pp.
179-202.
10. Wong G., Gunasekera K., Hong J., Hsu J. (2008), “AIRIAP 2:
Asthma Control in Asia According to the Global Initiative for
Asthma (GINA) Criteria”, Journal of Allergy and Clinical
Immunology, Volume 121, Issue 2, Supplement 1, Pages S95.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_benh_nhan_hen_duoc_kiem_soat_hoan_toan_tu.pdf