Nghiên cứu tình trạng chấn thương sọ não từ sau khi qui định đội mũ bảo hiểm

KẾT LUẬN Qua điều tra trên 658 bệnh nhân được chẩn đoán bị chấn thương đầu do tai nạn giao thông khi đi xe gắn máy có hoặc không có đội nón bảo hiểm vào khám tại khoa Cấp Cứu trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2008, chúng tôi ghi nhận đa số bệnh nhân nhận viện là bệnh nhân trẻ (tuổi trung bình là 30,9 ± 14,4 tuổi) mà tập trung phần lớn vào nhóm tuổi 18 -25 tuổi, nam giới chiếm đa số các trường hợp (66,5%), Tỷ lệ các trường hợp không đội nón bảo hiểm còn cao (23,2%), trong số những hợp trường hợp có đội nón thì tỷ lệ nón rơi ra khỏi đầu cao (26,2%), Tỷ lệ chấn thương sọ não trong thời gian khảo sát từ sau khi Nghị quyết 32 chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống giảm so với cùng kỳ năm trước. Đa số bệnh nhân chấn thương sọ não ở mức độ tổn thương nhẹ được chẩn đoán là chấn thương đầu và cấp toa kèm tờ theo dõi ở nhà (81,7%), tỷ lệ có tổn thương trên phim CT sọ thấp (18,2%), tỷ lệ tử vong 2,0%. Khi thống kê phân tích thì có sự khác biệt giữa tỷ lệ có tổn thương trên CT ở nhóm có đội nón bảo hiểm và nhóm không đội nón bảo hiểm có ý nghĩa thống kê (OR = 1,97; p < 0,01). Những đặc điểm trên cho thấy tỷ lệ chấn thương sọ não trong tai nạn giao giảm, giảm tỷ lệ tổn thương nặng trong chấn thương sọ não. Qua đây cho thấy chủ trương đúng đắn của Đảng, nhà nước, bộ giao thông vận tải khi đưa Nghị quyết 32 chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống. Tuy nhiên để nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, người dân thực sự có ý thức cần sự tham gia của các ban ngành liên quan.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tình trạng chấn thương sọ não từ sau khi qui định đội mũ bảo hiểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
319 NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO TỪ SAU KHI QUI ĐỊNH ĐỘI MŨ BẢO HIỂM Trương Phước Sở*, Tô Vĩnh Ninh*, Phạm Dũng Nghiệp*, Hồ Thái Sơn*, Nguyễn Minh Bằng* TÓM TẮT: Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ chấn thương sọ não từ khi Nghị định 32/2007/NQ-CP có hiệu lực. Mức độ nghiêm trọng của chấn thương sọ não sau Nghị định. Phương pháp & đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán bị chấn thương đầu do tai nạn giao thông khi đi xe gắn máy có hoặc không có đội nón bảo hiểm vào khám tại khoa cấp cứu từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2008 Kết quả: Qua điều tra trên 658 bệnh nhân được chẩn đoán bị chấn thương đầu do tai nạn giao thông khi đi xe gắn máy có hoặc không có đội nón bảo hiểm vào khám tại khoa Cấp Cứu trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2008, chúng tôi ghi nhận đa số bệnh nhân nhận viện là bệnh nhân trẻ (tuổi trung bình là 30,9 ± 14,4 tuổi) mà tập trung phần lớn vào nhóm tuổi 18 -25 tuổi, nam giới chiếm đa số các trường hợp (66,5%). Tỷ lệ các trường hợp không đội nón bảo hiểm còn cao (23,2%), trong số những hợp trường hợp có đội nón thì tỷ lệ nón rơi ra khỏi đầu cao (26,2%). Tỷ lệ chấn thương sọ não trong thời gian khảo sát từ sau khi Nghị quyết 32 chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống giảm so với cùng kỳ năm trước. Đa số bệnh nhân chấn thương sọ não ở mức độ tổn thương nhẹ được chẩn đoán là chấn thương đầu và cấp toa kèm tờ theo dõi ở nhà (81,7%), tỷ lệ có tổn thương trên phim CT sọ thấp (18,2%), tỷ lệ tử vong 2,0%. Khi thống kê phân tích thì có sự khác biệt giữa tỷ lệ có tổn thương trên CT ở nhóm có đội nón bảo hiểm và nhóm không đội nón bảo hiểm có ý nghĩa thống kê (OR = 1,97; p < 0,01). Từ khóa: Chấn thương đầu, kẹt xe, mủ bảo hiểm. ABSTRACT SURVEY ABOUT HEAD INJURY DUE TO TRAFFIC ACCIDENT IN HO CHI MINH CITY AFTER HELMET WEARING’S RESOLUTION HAS DONE Truong Phuoc So, To Vinh Ninh, Pham Dung Nghiep, Ho Thai Son, Nguyen Minh Bang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 319 - 327 Objective: Rate of head injury in time when the resolution 32/2007/NQ-CP had done, The level of brain injury of patents when this resolution had done. Method: This is a prospective study, The surveillance of all head trauma patients cause of traffic jam, had or not protected hat in Emergency department of Nhan Dan Gia Dinh hospital for 12 months (1– 12/2008). Results: The surveillance of 658 head trauma patients cause of traffic jam, had or not protected hat in Emergency department of Nhan Dan Gia Dinh hospital for 12 months (1– 12/2008) showed that almost patients are young patients (mean ages is 30.9 ± 14,4 year) improved in 18–25 group, male was twice higher than female. There were 20.3% patients hadn’t wore protected hat, in cases had wore protected hat there were 26.2% the protected hat out of the head after accidents. Rate of head injury in time- when the study has done decreased. Almost patients in this study were mild head injury (81.7%), 18.2% had brain injury, dead was 2%. When * Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân Dân Gia Định Địa chỉ liên lạc: BS Trương Phước Sở ĐT: 0982.399.096 Email: drtpso@gmail.com 320 comparative analysis between the two groups had or not wear protected hat, there were identify different between them at level brain injury in the CT (OR = 1,97; p < 0,01). Key words: Head trauma, Traffic jam, Protected hat ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương sọ não gây ra những nguy cơ đáng sợ và nặng nề như: chảy máu bên trong hộp sọ, não bị dập nát, sưng phù chất não làm thể tích gia tăng trong khi hộp sọ không còn khả năng giãn nở, máu không tới nuôi não. Điều đáng sợ nhất của chấn thương sọ não là để lại hậu quả nặng nề, có thể gây tử vong tại chỗ, trên đường di chuyển đến bệnh viện hoặc bị chấn thương quá nặng, không còn khả năng cứu chữa. Tổn thương này có thể để lại các di chứng lâu dài như đau đầu, co giật, giảm trí nhớ, rối loạn tiếng nói, run tay(8). Tai nạn giao thông đã trở thành nguy cơ đe doạ sức khoẻ và tính mạng cộng đồng lớn nhất ở châu á-Thái Bình Dương, với hơn 10 triệu người bị thương và thiệt mạng mỗi năm, Thông tin này được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương đưa ra ngày 5/4/2004(4). WHO dự báo nếu xu hướng hiện nay còn tiếp tục duy trì, tai nạn giao thông sẽ trở thành nguyên nhân gây hại cho sức khoẻ con người đứng hàng đầu thế giới vào năm 2020, chỉ sau bệnh đau tim và trầm cảm. Khi đó số người chết và thương tật do tai nạn giao thông sẽ tăng hơn 60% hiện nay. Đằng sau nỗi đau thể xác, tinh thần, tai nạn giao thông còn tác động mạnh tới xã hội. Thống kê cho thấy hơn nửa số nạn nhân có độ tuổi từ 15-44, độ tuổi tốt đẹp nhất để con người lao động, nuôi sống bản thân, gia đình và cộng đồng. Sự ra đi của họ ảnh hưởng mạnh tới sự cân bằng trong gia đình và xã hội. Trên bình diện toàn cầu, tai nạn giao thông đang là thủ phạm cướp đi mạng sống hơn 1,2 triệu người mỗi năm. Bên cạnh đó có từ 20-50 triệu người bị thương tật, nhiều người trở thành tàn phế. Song đa phần những người thương tật và cái chết là thảm kịch cá nhân, thường không thu hút nhiều lắm sự chú ý của giới truyền thông, Đó cũng là lý do tại sao WHO tổ chức ngày sức khoẻ thế giới (7/4) năm nay với chủ đề an toàn giao thông(7). Tất nhiên, tất cả những mất mát này có khả năng ngăn chặn, bằng cách giảm bớt nguy hiểm khi tham gia giao thông, LHQ khuyến cáo các nước tăng cường những yêu cầu sau: Giảm tốc: tốc độ chiếm 30% nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn và cái chết. Mỗi km/h tăng thêm từ mốc an toàn sẽ tăng 3% nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc 5% nguy cơ tử vong. Nghiêm cấm điều khiển phương tiện khi say rượu. Đội mũ bảo hiểm: Chấn thương đầu là nguyên nhân chính gây nên tử vong ở những tài xế lái xe hai bánh. Cần khuyến cáo người dân sử dụng mũ bảo hiểm ở các nước sử dụng nhiều xe máy(4). Từ sau Nghị quyết 32, trung bình số tai nạn giao thông nhập viện giảm 14 bệnh nhân mỗi tháng, chủ yếu là bệnh nhân chấn thương vùng đầu giảm đến 13. Kể từ khi Nghị quyết 32 chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, với sự triển khai mạnh mẽ của tất cả các ban ngành và địa phương trong cả nước, tình hình trật tự ATGT đã có bước chuyển rõ rệt. Nếu như 6 tháng đầu năm, TNGT và số người chết gia tăng nghiêm trọng, tháng sau tăng cao hơn tháng trước thì trong 3 tháng gần đây, TNGT liên tục giảm cả 3 mặt(3). Vậy để khảo sát tình trạng chấn thương sọ não trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh khu vực phía Đông Nam thành phố do bệnh viện đảm trách, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nay với những mục tiêu sau: Mục tiêu Khảo sát tỷ lệ chấn thương sọ não từ khi có quy định đội nón bảo hiểm. 321 Mức độ nghiêm trọng của chấn thương sọ não từ khi có quy định đội nón bảo hiểm. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán bị chấn thương đầu do tai nạn giao thông khi đi xe gắn máy có hoặc không có đội nón bảo hiểm vào khám tại khoa Cấp Cứu. Thời gian thực hiện 12 tháng từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2008 Phương pháp tiến hành Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương đầu do tai nạn giao thông khi đi xe gắn máy có hoặc không có đội nón bảo hiểm đều được bác sỹ cấp cứu tiếp nhận đánh giá toàn diện qua: - Hỏi kỹ về việc điều khiển xe máy, cơ chế đụng xe. - Đội nón hay không đội nón bảo hiểm, ví trí nón bảo hiểm ngay sau khi xảy ra tai nạn. - Thăm khám toàn diện phát hiện những tổn thương, sang thương ở đầu và các nơi khác trong cơ thể, đánh giá tri giác theo thang điểm Glassgow. - Chỉ định chụp CT ở những trường hợp có điểm Glassgow thấp, hay qua theo dõi phát hiện diễn tiến nặng lên. Sau đó bệnh nhân được xử trí theo các hướng phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng và tổn thương trên CT sọ. Xử lý số liệu Số liệu được thu thập đầy đủ, xử lý, phân tích dựa trên phần mềm Epi-info phiên bản 2000. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu Phân bố bệnh nhân theo giới Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo giới Giới n % Nam 437 66,5% Nữ 221 33,5% Tổng 658 100,0% Trong 658 trường hợp, có 437 trường hợp là nam giới chiếm 66,5% gấp đôi nữ giới. Tuy tỷ lệ tham gia giao thông là gần như bằng nhau giữa hai giới, nhưng hành vi tham gia giao thông của nam giới tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm như: uống rượu, bia, liều lĩnh, thích tốc độ Những nghiên cứu khác cũng cho cùng kết quả, Nghiên cứu của Bùi Thị Thắm về tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên thành phố Đà Nẵng thì tỷ lệ nam nữ là 2:1(5). Phân bố bệnh nhân theo tuổi 322 Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo tuổi Nhóm tuổi Nam % Nữ % Tổng % < 18 30 6,9 24 10,9 54 8,2 18-25 183 41,9 81 36,7 264 40,1 26-35 100 22,9 42 19,0 142 21,6 36-45 65 14,9 25 11,3 90 13,7 46-55 37 8,5 32 14,5 69 10,5 > 55 22 5,0 17 7,7 39 5,9 Tổng 437 100, 221 100 658 100, 30,9 ± 14,4 (6-85) Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 30,9 ± 14,4 tuổi, trong đó bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 1 tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 85 tuổi. Nhóm tuổi từ 18 đến 35 tuổi chiếm đa số hơn 60% số trường hợp, trong đó nhóm từ 18 đến 25 tuổi lại chiếm đa số hơn 40% trên tổng số bệnh nhân. Hai nhóm tuổi dưới 18 và trên 55 tuổi chiếm tỷ lẹ thấp lần lược là 8,2%; 5,9%. Tuổi trung bình của các bệnh nhân chấn thương đầu do tai nạn giao thông tương đối trẻ 30,9 ± 14,4 tuổi. Đặc biệt nhóm tuổi từ 18 – 25 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn 40%, điều này càng nói lên tính cấp thiết về giáo dục về hành vi tham gia giao thông, chấp hành luật giao thông trong giới trẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu đánh giá tình hình tai nạn giao thông nhập bệnh viện ND 115 dựa trên số liệu ghi nhận từ 1/1/2004 đến 31/8/2008, trong nghiên cứu này tuổi trung bình là 35,5 tuổi. Cũng tương tự nghiên cứu của Bùi Thị Thắm về tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên thành phố Đà Nẵng thì đa số những bệnh nhân tai nạn giao tập trung trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi (chiếm 68,5%)(3)(5). 30 24 183 81 100 42 65 25 37 32 22 17 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 55 Phân bố theo tuổi và giới Nam Nữ Hình 1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới, Đặt tính về tham gia lưu thông Điều khiển xe máy Bảng 3: Phân bố bệnh nhân theo điều khiển xe Điều khiển xe n % Có 501 76,1 323 Ngồi sau xe 157 23,9 Tổng 658 100,0 Tỷ lệ những bệnh nhân không trực tiếp điều khiển xe máy chiếm 23,9%. Đội nón bảo hiểm khi giao thông Bảng 4: Phân bố bệnh nhân theo đội nón bảo hiểm Đội nón bảo hiểm n % Có 480 72,8 Không 178 23,2 Tổng 658 100,0% Số trường hợp không đội nón bảo hiểm khi tham gia lưu thông chiếm tỷ lệ 23,2%, Con số trên 23% số trường hợp chấn thương đầu không đội nón bảo hiểm cũng đủ nói lên ý thức của người dân về phương tiện bảo vệ có giá trị này còn hờ hững, đặt biệt là dân ở ngoại thành thành phố. Đã hơn 2 tháng kể từ lúc nghị quyết 32/2007/nq-cp đi vào cuộc sống thì ý của người dân nhất là ở khu vực ngoại thành vẫn chưa cao. Thực trạng này cũng có thể thấy ở những địa phương khác trong cả nước, trong 821 ca chấn thương sọ não vào Bệnh viện Việt Đức từ 15/12/2007 đến nay, gần 600 người có đội mũ bảo hiểm. Số người chấn thương não có mũ tăng so với những ngày mới bắt buộc đội(3). Trong sáng 14/1, khoa Cấp cứu tiếp nhận 6 bệnh nhân thì 5 người có đội mũ bảo hiểm, nhưng mũ văng khỏi đầu khi tai nạn xảy ra. Ông Nguyễn Vũ Khuê, đại diện Ủy ban An toàn giao thông TP HCM cho biết, hiện gần 99% người tham gia giao thông tại nội thành TP HCM đã đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Còn ở ngoại thành, nhiều người đội mũ một cách hờ hững để không bị phạt chứ không ý thức được giá trị của phương tiện bảo vệ này(3). Tình trạng ñội nón bảo hiểm 480 178 Có ñội Không ñội Hình 2: Phân bố bệnh nhân theo tình trạng đội nón bảo hiểm, Cơ chế đụng xe Bảng 5: Phân bố bệnh nhân theo cơ chế đụng xe Cơ chế ñụng xe N % Xe tải 18 2,7% Xe ô tô 41 6,2% Xe máy 420 63,9% Tự ngã 135 20,5% Khác (xe ñạp, ba gác, không rõ,) 44 6,6% Tổng 658 100,0% Trong nghiên cứu của chúng tôi, cơ chế đụng xe chủ yếu là xe máy đụng xe máy chiếm gần 64%, tiếp đó là tự ngã chiếm 20,5%. 324 Những trường hợp tai nạn xảy ra do xe máy đụng vào ô tô, xe tải hay ngược lại chiếm tỷ lệ nhỏ lần lược là 2,7%; 6,2%. Tỷ lệ cao trong cơ chế đụng xe là xe máy đụng xe máy điều này nói lên thực trạng giao thông của thành phố: đa số phương tiện tham gia giao thông là xe gắn máy, tình trạng chưa chấp hành tốt các luật giao thông, các lỗi vi phạm như: phóng nhanh, vượt ẩu, lấn tuyến, lái xe trong tình trạng say rượu vẫn là những vấn đề lớn trong công tác bảo vệ an toàn giao thông đường bộ. Ở đây số trường hợp tự ngã chiếm tỷ lệ khá cao hơn 20% điều này như gián tiếp nói lên thực trạng tình trạng uống bia rượu trong tham gia giao thông cũng đang còn phổ biến. Vị trí nón ngay sau tai nạn Bảng 6: Phân bố bệnh nhân theo vị trí nón ngay sau tai nạn Vị trí nón bảo hiểm ngay sau tai nạn n % Còn dính trên ñầu 352 73,8 Rơi ra khỏi ñầu 128 26,2 Tổng 480 100,0% Tình trạng nón bảo hiểm rơi ra khỏi đầu chiếm tỷ lệ lớn 26,2%. Để nghị quyết 32/2007/nq-cp thực sự đi vào cuộc sống thì công tác giáo dục tuyên truyền cần phải tiến hành song song để người dân ý thức được lợi ích của việc đội nón là bảo vệ sức khỏe bản thân chứ không xem đó là việc để đối phó với lực lượng cảnh sát giao thông, đội nón phải cài dây điều đó mới thực sự an toàn. Điều này cũng được nhấn mạnh trong báo cáo của bệnh viên Chợ Rẫy: Theo giám đốc Trương Văn Việt, việc không cài dây hoặc cài dây quá lỏng là nguyên nhân khiến chiếc mũ không bảo vệ được họ(3). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu Tình trạng nhập viện Bảng 7: Phân bố bệnh nhân theo tình trạng nhập viện GLASSGOW n % 13 - 15 ñiểm 405 61,6 9 - 12 ñiểm 193 29,3 6 – 8 ñiểm 35 5,3 4, 5 ñiểm (ñe dọa tụt não) 25 3,8 Tổng 658 100,0 Trong nghiêm cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân có điểm Glassgow từ 13 đến 15 điểm chiếm 61,6%, Có 193 bệnh nhân có Glassgow từ 9 đến 12 điểm chiếm 29,3%. Có 60 trường hợp có glassgow từ 8 điểm trở xuống, trong đó có 25 ca trong tình trạng rất nặng đe dọa tụt não. Qua bản trên cho thấy tỷ lệ những tổn thương nặng trong chấn thương sọ não biểu hiện qua thang điểm Glassgow đã giảm so với thời gian trước đây, điều này sẽ bàn kỹ hơn ở phần tổn thương trên CT sọ và phân tích nguy cơ gia tăng tổn thương nặng ở nhóm không đội nón bảo hiểm. Phân bố bệnh nhân theo chỉ định chụp CT Bảng 8: Phân bố bệnh nhân theo chỉ định chụp CT Số TH ñược chụp CT N % 325 Được chụp CT 539 81,9 Bệnh nhẹ 105 16,0 Không chụp CT Bệnh quá nặng 14 2,1 Tổng 658 100,0 Đa số bệnh nhân được chụp CT chiếm tỷ lệ 81,9%. Có 119 trường hợp không chụp CT thì chiếm phần lớn 88% là những trường hợp có biểu hiện lâm sàng và quá trình theo dõi thấy không cần thiết chụp, 14 trường hợp còn lại do bệnh nặng, diễn tiến nhanh tiên lượng tử vong. Chụp CT 14 119 539 105 Được chụp CT Bệnh nhẹ Bệnh quá nặng Hình 3: Phân bố bệnh nhân theo chỉ định chụp CT Phân bố bệnh nhân theo tổn thương trên CT Bảng 9: Phân bố bệnh nhân theo tổn thương trên CT sọ Tổn thương trên CT sọ N % Không phát hiện tổn thương 432 80,1 Tụ máu ngoài màng cứng 24 4,4 Tụ máu dưới màng cứng 24 4,4 Dập não, xuất huyết nội sọ 18 3,3 Vỡ sọ tụ khí 6 1,1 Phối hợp 35 6,5 Tổng 539 100 Trong 539 trường hợp chụp CT, kết quả CT không phát hiện tổn thương chiếm tỷ lệ lớn 80,1%. Tỷ lệ có biểu hiện tụ máu ngoài màng cứng và tỷ lệ bệnh nhân có kết quả CT là tụ máu dưới màng cứng chiếm cùng tỷ lệ là 4,4%. Số bệnh nhân có tổn thương phối hợp mà trong đó chủ yếu là tụ máu ngoài màng cứng có phối hợp thêm tổn thương khác chiếm 6,5%. Biểu hiện dập não, xuất huyết nội sọ chiếm tỷ lệ 3,3%, 1,1% có biểu hiện võ sọ, tụ khí đơn thuần. Những tổn nặng biểu hiện trên phim ở những trường hợp chụp CT chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 20%, Trong số đó những trường hợp có thể can thiệp ngoại khoa đem lại kết quả khả quan chiếm đa số. 326 4 3 2 2 4 2 4 1 8 6 3 5 0 5 0 1 0 0 1 5 0 2 0 0 2 5 0 3 0 0 3 5 0 4 0 0 4 5 0 K h ô n g t ổn t hươn g T ụ má u N M C T ụ má u D M C D ập n ã o V õ s ọ t ụ k h í P hối hợp Tổn thương trên CT Hình 4: Phân bố bệnh nhân theo tổn thương trên phim chụp CT Phân bố bệnh nhân theo tổn thương kết hợp Bảng 10: Phân bố bệnh nhân theo chấn thương kết hợp Chấn thương kết hợp N % Có 43 6,8 Không 615 93,2 Tổng 658 100,0 Có 43 trường hợp chiếm 6,8% số trường hợp có chấn thương kết hợp. Phân bố bệnh nhân theo chẩn đoán Bảng 11: Phân bố bệnh nhân theo chẩn đoán, Chẩn ñoán N % Chấn thương ñầu 538 81,7 Tụ máu ngoài màng cứng 24 3,6 Tụ máu dưới màng cứng 24 3,6 Dập não 18 2,7 Vỡ sọ tụ khí 6 0,9 Phối hợp 35 5,3 Tử vong do CTSN 13 2,1 Tổng 658 100 Trong 658 trường hợp nghiên cứu thì chẩn đoán chấn thương đầu chiếm tỷ lệ 81,7%. Tỷ lệ có biểu hiện tụ máu ngoài màng cứng và tỷ lệ bệnh nhân có kết quả CT là tụ máu dưới màng cứng chiếm cùng tỷ lệ là 3,6%. Số bệnh nhân có tổn thương phối hợp mà trong đó chủ yếu là tụ máu ngoài màng cứng có phối hợp thêm tổn thương khác chiếm 5,3% Biểu hiện dập não, xuất huyết nội sọ chiếm tỷ lệ 2,7%, 0,9% có biểu hiện võ sọ, tụ khí đơn thuần. Có 13 trường hợp tử vong tại cấp cứu do chấn thương sọ não nặng, diễn biến nhanh. Qua bảng 3,8 và bảng 3,9 cho ta thấy rõ tỷ lệ lớn bệnh nhân biểu hiện chấn thương sọ não ở mức độ nhẹ không cần chụp CT hay những bệnh nhân có kết quả CT bình thường tỷ lệ cộng gộp của cả hai nhóm này chiếm hơn trên 80%, Sự khác nhau giưa mức độ nặng của tổn thương giữa hai nhóm đội hay không đội nón bảo hiểm sẽ được bàn kỹ sau. 327 Kết quả này cũng phù hợp với các khảo sát, nghiên cứu tiến hành cung thời gian ở cùng thành phố và ở các đô thị lớn. Nghiên cứu đánh giá tình hình tai nạn giao thông nhập bệnh viện ND 115 từ sau nghị quyết 32/CP, số tai nạn giao thông chung nhập viện giảm (- 14,42BN/tháng, p=0,000) chủ yếu là các chấn thương vùng đầu (-13,34BN/tháng, p=0,000), các chấn thương khác giảm không có ý nghĩa thống kê (-1,03BN/tháng, p=0,832). So với 8 tháng cùng kỳ năm 2007, các bệnh nhân nhập viện tử vong do chấn thương đầu và chấn thương chung có giảm tương ứng 26,29% và 37,10%(3). Còn ở Bệnh viện Chợ Rẫy, đơn vị đầu ngành về ngoại khoa tại TP HCM, số ca chấn thương sọ não nặng đã giảm 20% so với cùng thời điểm năm trước. Nhiều trường hợp bị đa chấn thương rất nặng do tai nạn, nhưng phần đầu vẫn an toàn hoặc chỉ bị thương nhẹ nhờ đội mũ bảo hiểm. Hiện mỗi ngày bệnh viện chỉ phải mổ cấp cứu cho khoảng 5 ca chấn thương sọ não, giảm 3-4 lần so với trước khi bắt buộc đội mũ bảo hiểm. Ở Bệnh viện Đa khoa huyện Thủ Đức, số ca chấn thương đầu do tai nạn giao thông cũng giảm hơn 50%. Có nhiều ngày liên tiếp, bệnh viện không có người vào cấp cứu với thương tích này. Còn ở Trung tâm y tế huyện Củ Chi, tỷ lệ chấn thương đầu chỉ còn khoảng 4%, trong khi trước khi đội mũ bảo hiểm bắt buộc, con số này là 16%. Liên quan giữa mức độ nặng của chấn thương với các yếu tố liên quan Liên quan giữa mức độ nặng theo thang điểm glassgow và tình trạng có hay không đội nón bảo hiểm Bảng 13: Liên quan giữa mức độ nặng theo thang điểm glassgowvà tình trạng có hay không đội nón bảo hiểm GLASSGOW Đội nón 13-15(1) 9-12(2) ≤ 8(3) Tổng Có % 322 (67,1%) 123 (25,6%) 35 (7,3%) 480 (100,0%) Không % 83 (46,6%) 70 (39,4%) 25 (14,1%) 178 (100,0%) Tổng % 405 (60,6%) 193 (29,3%) 60 (95,150 657 (100,0%) OR (1),(2)= 2,21,p(1),(2) < 0,01 OR (1),(2)= 2,77; p(1),(3) <0,01 Tỷ lệ bệnh nhân có điểm Glassgow từ 13-15 điểm ở nhóm có đội nón bảo hiểm cao 67,1%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm không đội nón bảo hiểm tương đối thấp 46,6%. Ngược lại tỷ lệ bệnh nhân có điểm Glassgow từ 9-12 điểm hay ≤ 8 chiếm tỷ lệ khá thấp ở nhóm có đội nón bảo hiểm lần lược là 25,6%; 7,3%, trong khi đó tỷ lệ này tăng ở nhóm không đội nón bảo hiểm (39,3%; 14,1%). Sự khác biệt giữa tỷ lệ Glassgow giảm ở các mức (2), (3) so với mức (1) ở nhóm có đội nón bảo hiểm và nhóm không đội nón bảo hiểm có ý nghĩa thống kê (OR (1),(2)= 2,21,p(1),(2) < 0,01 --OR (1),(2)= 2,77; p(1),(3) <0,01). 328 67.1 46.6 25.6 39.3 7.3 14.1 0 10 20 30 40 50 60 70 % Glassgow 13-15 Glassgow 9-12 Glassgow ≤ 8 Phân bố theo ñiểm Glassgow giữa hai nhóm có hay không ñội nón bảo hiểm Đội nón Không ñội nón Hình 5: Liên quan giữa mức độ nặng theo thang điểm glassgow và tình trạng có hay không đội nón bảo hiểm Liên quan giữa mức độ nặng trên phim chụp CT và tình trạng có hay không đội nón bảo hiểm Bảng 14: Liên quan giữa tổn thương trên CTvà tình trạng có hay không đội nón bảo hiểm. TỔN THƯƠNG TRÊN CT ĐỘI NÓN Không phát hiện tổn thương Có tổn thương Tổng Có % 322 83,4 64 16,6 386 100,0 Không % 110 71,9 43 28,1 153 100,0 Tổng % 432 80,1 107 19,9 539 100,0 OR = 1,97, p < 0,01 Tính riêng trên những trường hợp có chụp CT: Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả CT không phát hiện tổn thương ở nhóm có đội nón bảo hiểm cao 83,4%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm không đội nón bảo hiểm thấp hơn 71,9%. Ngược lại tỷ lệ bệnh nhân có kết quả CT phát hiện tổn thương tỷ lệ khá thấp ở nhóm có đội nón bảo hiểm lần lược là 16,6 trong khi đó tỷ lệ này tăng ở nhóm không đội nón bảo hiểm 28,1%. Sự khác biệt giữa tỷ lệ có tổn thương trên CT ở nhóm có đội nón bảo hiểm và nhóm không đội nón bảo hiểm có ý nghĩa thống kê(OR = 1,97; p < 0,01) 83.4 71.9 16.6 28.1 0 20 40 60 80 100 Không phát hiện tổn thương Có phát hiện tổn thương Phân bố theo kết quả chụp CT Đội nón Không ñội nón Như vậy qua thực tế đã chứng minh đội nón bảo hiểm không chỉ giúp hạn chế tỷ lệ chấn thương sọ não trong tai nạn giao thông mà 329 còn giúp giảm độ nặng của chấn thương sọ não trong những va chạm mạnh so với những người không đội nón. Điều này cũng phù hợp về cả cơ chế chấn thương tác dụng bảo vệ của nón trong va chạm, và phù hợp với những khảo sát, nghiên cứu trong và ngoài nước. Tại Bệnh viện Việt Đức, do là tuyến cuối nơi tập trung bệnh nhân nặng nên số chấn thương sọ não nhập viện giảm không nhiều. Tuy nhiên trong 1 tháng qua, tỷ lệ bệnh nặng và tử vong do nguyên nhân này đã giảm từ 25% xuống còn 16%. Nghiên cứu đánh giá tình hình tai nạn giao thông nhập bệnh viện ND 115 từ sau nghị quyết 32/CP, so với 8 tháng cùng kỳ năm 2007, các bệnh nhân nhập viện tử vong do chấn thương đầu và chấn thương chung có giảm tương ứng 26,29% và 37,10%(3). KẾT LUẬN Qua điều tra trên 658 bệnh nhân được chẩn đoán bị chấn thương đầu do tai nạn giao thông khi đi xe gắn máy có hoặc không có đội nón bảo hiểm vào khám tại khoa Cấp Cứu trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2008, chúng tôi ghi nhận đa số bệnh nhân nhận viện là bệnh nhân trẻ (tuổi trung bình là 30,9 ± 14,4 tuổi) mà tập trung phần lớn vào nhóm tuổi 18 -25 tuổi, nam giới chiếm đa số các trường hợp (66,5%), Tỷ lệ các trường hợp không đội nón bảo hiểm còn cao (23,2%), trong số những hợp trường hợp có đội nón thì tỷ lệ nón rơi ra khỏi đầu cao (26,2%), Tỷ lệ chấn thương sọ não trong thời gian khảo sát từ sau khi Nghị quyết 32 chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống giảm so với cùng kỳ năm trước. Đa số bệnh nhân chấn thương sọ não ở mức độ tổn thương nhẹ được chẩn đoán là chấn thương đầu và cấp toa kèm tờ theo dõi ở nhà (81,7%), tỷ lệ có tổn thương trên phim CT sọ thấp (18,2%), tỷ lệ tử vong 2,0%. Khi thống kê phân tích thì có sự khác biệt giữa tỷ lệ có tổn thương trên CT ở nhóm có đội nón bảo hiểm và nhóm không đội nón bảo hiểm có ý nghĩa thống kê (OR = 1,97; p < 0,01). Những đặc điểm trên cho thấy tỷ lệ chấn thương sọ não trong tai nạn giao giảm, giảm tỷ lệ tổn thương nặng trong chấn thương sọ não. Qua đây cho thấy chủ trương đúng đắn của Đảng, nhà nước, bộ giao thông vận tải khi đưa Nghị quyết 32 chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống. Tuy nhiên để nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, người dân thực sự có ý thức cần sự tham gia của các ban ngành liên quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thu Hiền (2006), Tình hình tử vong do tai nạn giao thông trên toàn quốc 2005-2006. 2. Đỗ Ngọc Hiếu (2005), Nghiên cứu đặc điểm dịch tể thương tich do tai nạn của bệnh nhân khi vào viện, liên quan độ nặng chấn thương. 3. Võ Thành Liêm, Nguyễn Hữu Chỉnh, và Hà Văn Lợi. Tình hình chấn thương sọ não sau nghị quyết 32/2007/NQ-CP đánh giá qua số liệu ghi nhận tại BV Nhân dân 115. 4. Trần Văn Luyện (2003), Trật tự an toàn giao thông đường bộ thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 5. Bùi Thị Thắm (2008), Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoan 2000 -2007. 6. Nguyễn Hữu Tú (1997), Phương pháp TRISS trong tiên lượng và đánh giá chất lượng điều trị bệnh nhân chấn thương tại bệnh viện Việt Đức, Luận văn Tiến sĩ, Y HN 7. Lĩnh vực Chính sách Y tế, Viện Chiến lược và Chính sách y tế (2002), Tình hình tai nạn thương tích ở Việt Nam, các giải pháp phòng chống, NXB Y học. 8. Bullock, R, Clifton G, et al, Guidelines for the Management of Severe Brain Injury New York: Brain trauma foundation/American Association of Neurologic Surgeons, 1995. 9. Champion HR et al (1989), A Revision of the Trauma Score, Journal of Trauma vol 29: 623-629. Marion, DW, Spiegel, TP, Changes in the management of severe traumatic brain injury: 1991-1997, Crit Care Med 2000; 28:16.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_tinh_trang_chan_thuong_so_nao_tu_sau_khi_qui_dinh.pdf
Tài liệu liên quan