Tỷ suất NKBV hiện mắc cao, các yếu tố có
liên quan tỷ lệ thuận với NKBV: trẻ nhũ nhi,
Down, suy dinh dưỡng nặng, bệnh tim có tăng
lưu lượng máu lên phổi. Vì vậy cán bộ y tế cần
chăm sóc một cánh toàn diện các trẻ có nguy cơ
trên, đặc biệt phát hiện và điều trị sớm tình
trạng cao áp phổi và suy tim. Thở máy, thở
NCPAP, nuôi ăn qua thông dạ dày có liên quan
với viêm phổi bệnh viện. Nên hạn chế các can
thiệp thủ thuật và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên
tắc vô trùng khi thực hiện thủ thuật. Hai tác
nhân chiếm đa số là Klebsiella pneumonie,
Acinetobacter có mức độ kháng thuốc cao. Vì vậy
nên sử dụng kháng sinh đúng chỉ định, hướng
về vi khuẩn Gram âm khi có bằng chứng nhiễm
khuẩn bệnh viện trên lâm sàng.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm nhiễm khuẩn bệnh viện tại phòng bệnh nặng khoa tim mạch bệnh viện Nhi Đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 255
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI PHÒNG BỆNH NẶNG
KHOA TIM MẠCH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Nguyễn Phước Mỹ Linh*, Nguyễn Thị Thanh Lan**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn bệnh viện là mối đe dọa nghiêm trọng đối với bệnh nhi bị tim bẩm sinh. Tại Việt
Nam thông tin dịch tễ về nhiễm khuẩn bệnh viện tại các đơn vị chăm sóc tăng cường tim mạch còn hạn chế.
Mục tiêu: mô tả đặc điểm nhiễm khuẩn bệnh viện và xác định các yếu tố liên quan đến NKBV tại phòng
bệnh nặng khoa tim mạch.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang. Tất cả bệnh nhi nằm phòng bệnh nặng trên 48 giờ
từ 2/2009 đến 9/2009 được đưa vào lô nghiên cứu. NKBV được định nghĩa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của
CDC 2002.
Kết quả: Trong 174 bệnh nhi đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, tỷ suất NKBV hiện mắc 21.8%, tỷ trọng NKBV
15/1000 ngày bệnh nhi , tỷ trọng viêm phổi bệnh viện 64/1000 ngày thở máy. Viêm hô hấp dưới là vị trí thường
gặp nhất (63%), kế đó là viêm dạ dày ruột (31%). Klebsiella pneumonia, Acinetobacter là các tác nhân gây viêm
phổi phân lập được nhiều nhất. Các yếu tố liên quan đến NKBV: trẻ nhũ nhi, Down’s, suy dinh dưỡng nặng,
bệnh tim tăng lưu lượng máu lên phổi cao áp phổi, suy tim. Thở máy, thở NCPAP, đặt thông dạ dày có liên
quan với viêm phổi bệnh viện.
Kết luận: Tỷ suất NKBV cao ở phòng bệnh nặng khoa tim mạch. Cần bổ sung các khuyến cáo theo dõi và
phòng chống NKBV tại đây để giảm thiểu NKBV.
Từ khóa: Nhiễm khuẫn bệnh viện, bệnh tim mạch.
ABSTRACTS
CHARACTERISTICS OF NOSOCOMIAL INFECTIONS IN PEDIATRIC CARDIAC INTENSIVE CARE
ROOMS (PCICR), CARDIOLOGY DEPARMENT, CHILDREN’S HOSPITAL 2
Nguyen Phuoc My Linh, Nguyen Thi Thanh Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 255 - 260
Background: Nosocomial infections are a major threat to congenital heart disease patients. In Vietnam,
limited data exist on the epidemiology of pediatric cardiac intensive care unit.
Objective: describe characteristics of nosocomial infections and determine their related factors in PCICR.
Meterial & mathods: Cross sectional study. Data were collected from 2/2009 to 9/2009. All patients stay
in these romes for more than 48 hours were eligible for inclusion in this study. Nosocomial infections were
identified using the Centers for Disease Control and Prevention definitions 2002.
Results: Among 174 patients admitted, the overall patient nosocomial infection rate 21.8%, incidence
density rate 15 per 1000 admissions, nosocomial infection rate per 1000 device-days was 64 for ventilator
associated pneumonia. Lower respiratory tract infection (LRTI) accounted for most of the infections (63%),
followed by gastrointestinal tract (31%). Klebsiella pneumonia, Acinetobacter were the most frequently isolated
microorganisms. The related factors of nosocomial infections were infant less than 1 year old, Down’s, severe
malnutrition, heart disease with increased pulmonary blood flow, hypertension pulmonary, heart failure.
* Khoa Tim mạch – BV. Nhi đồng I ** Bộ môn Nhi ĐHYD Tp. HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Phước Mỹ Linh ĐT: 0988437907 Email: npmylinh@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 256
Mechanical ventilation, NCPAP, nasogastric tube related LRTI.
Conclusion: There was a high rate of nosocomial infections in PCICR. Guidelines for surveillance and
prevention of nosocomial infections must be implemented in order to reduce that rate.
Keywords: nosocomial infections, vascular heart disease.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) đang là
một trong những mối quan tâm hàng đầu của
ngành y tế vì hậu quả nghiêm trọng mà nó gây
ra. Trong quá trình làm việc tại phòng bệnh
nặng khoa tim mạch bệnh viện Nhi Đồng 2,
chúng tôi nhận thấy đây là nơi tập trung nhiều
bệnh nặng, đa số là bệnh tim bẩm sinh với
nhiều biến chứng tim mạch. Bệnh nhân vốn có
cơ địa dễ nhiễm trùng lại tiếp xúc nhiều với
dụng cụ hỗ trợ hô hấp như máy thở, thở áp lực
dương liên tục và các can thiệp xâm lấn như
đặt catheter mạch máu, thông tiểu, chọc dẩn
lưu màng ngoài tim, màng phổi. Thêm vào đó,
bệnh nhi có thời gian điều trị khá dài nên rất
hay bị NKBV. Tình trạng này đã gây nhiều
hậu quả nặng nề cho bệnh nhi cũng như bệnh
viện. Thống kê năm 2008, hơn 50% ngân sách
bệnh viện Nhi Đồng 2 dành cho kháng sinh,
trong đó khoa tim mạch có tỷ lệ sử dụng
kháng sinh cao nhất. Tại Việt Nam chưa có
nghiên cứu nào về NKBV trên bệnh nhi bị tim
mạch. Trước nhu cầu thực tiễn đó, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đặc điểm và các yếu tố
liên quan đến NKBV trên bệnh nhân nằm
phòng bệnh nặng khoa tim mạch.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả bệnh nhi nhập phòng bệnh nặng khoa
tim mạch BV Nhi Đồng 2 từ 1/2/2009 đến
30/9/2009 nằm lại trên 48 giờ. Loại trừ bệnh nhi
đã có NKBV trước khi vào phòng bệnh nặng
hoặc có biểu hiện NKBV trong vòng 48 giờ đầu
nhập phòng bệnh nặng.
Mô tả phòng bệnh nặng khoa tim mạch
bệnh viện Nhi Đồng 2:
Phòng bệnh nặng bao gồm 3 gian phòng:
gian phòng thở máy, gian phòng cấp cứu và
gian phòng số 5 dành cho các bệnh nhi thở
NCPAP hoặc oxy cannula, nuôi ăn tĩnh mạch
hoặc ăn qua ống thông, gồm 17 giường.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả. Chọn
mẫu không xác suất. Tác giả trực tiếp thu thập
số liệu. Tất cả bệnh nhi được hỏi bệnh và khám
theo bệnh án mẫu, tầm soát nhiễm trùng nếu có
triệu chứng nghi ngờ, theo dõi và đánh giá sự
phơi nhiễm với các yếu tố liên quan, nếu bệnh
nhi có dấu hiệu nghi ngờ NKBV sẽ làm các xét
nghiệm xác định ca bệnh. Thực hiện thống kê
mô tả bằng các phép kiểm χ2, Fisher, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0.05, khoảng tin
cậy 95%.
KẾT QUẢ
Tỷ lệ hiện mắc NKBV
174 bệnh nhi nằm tại phòng bệnh nặng khoa
tim mạch bệnh viện Nhi Đồng 2 trong thời gian
nghiên cứu có 38 ca biểu hiện NKBV theo tiêu
chuẩn của CDC 2002, chiếm tỷ lệ 21,8%. Tỷ
trọng hiện mắc NKBV chung tính trên 1000 ngày
bệnh nhân là 15. Trong đó, tỷ trọng mới mắc
viêm phổi bệnh viện là 13,3. Tỷ trọng mới mắc
viêm dạ dày ruột và viêm da bệnh viện lần lượt
là 6; 1,2. Tỷ trọng mới mắc của viêm phổi bệnh
viện trên bệnh nhân thở máy tính trên 1000 ngày
thở máy là 64.
Vị trí NKBV
Trong 38 bệnh nhi bị NKBV, chúng tôi ghi
nhận có 52 lượt NKBV. Viêm phổi là vị trí
NKBV thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 63%, kế
đến là viêm dạ dày ruột chiếm 31%, còn lại ít
gặp nhất là viêm da 6%. Nghiên cứu chúng tôi
không ghi nhận trường hợp nào thỏa mãn tiêu
chuẩn nhiễm trùng huyết theo CDC 2008.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 257
Tỷ lệ tử vong
Chúng tôi ghi nhận có 17 trường hợp tử
vong. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhi nằm phòng
bệnh nặng khoa tim mạch trong thời gian 8
tháng nghiên cứu là 9,77%. Trong đó tỷ lệ tử
vong của nhóm trẻ bị NKBV là 6,3%. Tỷ lệ tử
vong của trẻ không bị nhiễm khuẩn bệnh viện
là 3,4%.
Mối liên hệ giữa NKBV và đặc điểm dịch
tễ học
Bảng 1: Mối liên hệ giữa NKBV và đặc điểm dịch tễ
học
NKBV Đặc điểm dịch tễ
học có Không
Giá trị P
χ2(1)
Nhũ nhi 29 (27%) 78 (73%)
Trẻ nhỏ và trẻ lớn 9 (14%) 55 (68%)
0,047
Đủ tháng 29 (21%) 112 (79%)
Thiếu tháng 8 (29%) 20 (71%)
0,35
Down’s 13 (41%) 19 (59%)
Không Down’s 25 (18%) 117 (82%)
0,004
Dinh dưỡng CN/tuổi
Suy DD nhẹ 8 (19%) 34 (81%)
Suy DD trung bình 9 (20%) 36 (80%)
Suy DD nặng 6 (55%) 5 (45%)
Bình thường 15 (20,5%) 58 (79,5%)
0,012
Dinh dưỡng CC/tuổi
Suy DD nhẹ 8 (15%) 39 (85%)
Suy DD trung bình 6 (18%) 28 (82%)
Suy DD nặng 6 (60%) 4 (40%)
Bình thường 18 (22,5%) 62 (78%)
0,017
Nam nữ có tỷ lệ NKBV khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê
Mối liên hệ giữa NKBV và bệnh tim mạch
Bảng 2: Mối liên hệ giữa NKBV và bệnh tim mạch
NKBV Bệnh tim mạch
Có Không
Giá trị P
χ2 (1)
Có tăng lưu lượng
máu phổi
30 (29,4%) 72 (70,6%)
không tăng lưu lượng
máu phổi
1 (2,2%) 44 (97,8%)
0,001
có cao áp phổi 31 (32%) 67 (68%)
không cao áp phổi 7 (9%) 69 (91%)
0,001
Suy tim 16 (32%) 34 (68%)
không suy tim 22 (18%) 102 (82%)
0,039
Mối liên hệ giữa viêm phổi bệnh viện và
can thiệp thủ thuật
Bảng 3: Mối liên hệ giữa viêm phổi bệnh viện
(VPBV) và can thiệp thủ thuật
VPBV Can thiệp thủ thuật
Có (N=33) Không
(N=141)
Giá trị
P χ2 (1)
Đặt nội khí quản thở máy 20 (59%) 14 (41%)
Không NKQ thở máy 13 (9%) 127 (91%)
0,001
Thở NCPAP 21 (48%) 23 (52%)
Không NCPAP 12 (9%) 118 (91%)
0,001
Ăn qua thông dạ dày 9 (36%) 16 (64%)
Đường miệng 20 (14%) 121 (86%)
0,008
Mối liên quan giữa viêm dạ dày ruột bệnh
viện và nuôi ăn qua thông dạ dày
Bảng 4: Mối liên hệ giữa VDDR bệnh viện và nuôi
ăn qua thông dạ dày
VDDRBV Đường nuôi
ăn (qua) Có (N=29) Không
(N=137)
Giá trị P
Fisher
(1)
Thông dạ dày 3 (12%) 22 (88%)
Đường miệng 12 (8,5%) 129 (91,5%)
0,703
Tác nhân gây viêm phổi bệnh viện
Có 10 trường hợp viêm phổi bệnh viện cấy
bệnh phẩm dương tính, chiếm tỷ lệ 32%. Tác
nhân đứng đầu là Klebsiella pneumonie (4 trường
hợp), kế đó là Acinetobacter (3 trường hợp), còn
lại là Burkhoderia cepacia, Pseudomonas aeruginosa,
Staphylococus epidermidis. Mức độ kháng thuốc
của Klebsiella pneumonie: cả 4 ca kháng với
cephalosporin thế hệ 3, 2/4 ca kháng với
aminoglicoside (gentamycine và amikacine), 3/4
ca kháng ciprofloxacine. Điều đáng lo ngại là
chúng tôi nhận thấy Klebsiella pneumonie kháng
hoàn toàn với ticarciline+clavunalic. Tuy nhiên,
còn nhạy với Imipenem và fosfomycine. Mức độ
kháng thuốc của Acinetobacter: 3 ca đều kháng
với cephalosporin thế hệ 3, ciprofloxacine và
ticarciline+clavunalic. 2/3 ca kháng với
gentamycine. Tuy nhiên nhạy hoàn toàn với
Imipenem và amikacine.
BÀN LUẬN
Tỷ suất NKBV là 21,8%. So sánh với các kết
quả của các nghiên cứu khác 2009 tiến hành tại
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 258
khoa hồi sức: ở Trung Quốc 12,1%(8), ở Lithuania
13,6%(2), ở Viêt Nam bệnh viện nhi tuyến trung
ương 6,2% đến 24,1%. Như vậy, kết quả của
chúng tôi khá cao, đáng lo ngại. Tỷ trọng mới
mắc NKBV/1000 ngày bệnh nhân của chúng tôi
so với kết quả nghiên cứu của tác giả khác thuộc
mức trung bình thấp, cao hơn Đặng Văn Quý
(BV Nhi đồng 2)(6,7), thấp hơn Madani (Morocco),
Asembergiene (Lithuania), Hà Mạnh Tuấn (BV
Nhi Đồng 1)(10). Tuy nhiên tỷ trọng mới mắc
VPBV/ thở máy trên 1000 ngày thiết bị của
nghiên cứu chúng tôi lại rất cao, cao nhất so với
các tác giả nước ngoài và trong nước nêu trên.
Chứng tỏ rằng tình trạng lây nhiễm khi can
thiệp thở máy của chúng tôi trên bệnh nhân
chưa được kiểm soát tốt.
Mối liên hệ giữa các đặc điểm dịch tễ học
và NKBV
Trẻ nhũ nhi có liên quan với NKBV, kết quả
này cũng tương tự như các nghiên cứu khác. Trẻ
càng nhỏ càng dễ bị nhiễm khuẩn do sức đề
kháng còn chưa phát triển hoàn chỉnh. Trẻ thiếu
tháng bị NKBV nhiều hơn trẻ đủ tháng. Tuy
nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p=
0.35. Kết quả này không phù hợp với y văn và
của các nghiên cứu khác là trẻ có tiền căn sanh
non tháng dễ bị nhiễm khuẩn hơn so với trẻ
sanh đủ tháng. Có thể do cỡ mẫu của chúng tôi
còn nhỏ, chưa đại diện cho dân số. Down có liên
quan tỷ lệ thuận với nhiễm khuẩn bệnh viện.
Điều này phù hợp với y văn vì đây là tình trạng
đột biến nhiễm sắc thể, có thể ảnh hưởng hầu
hết mọi chức năng của cơ thể. Đặc biệt là hệ
thống miễn dịch: trẻ bị Down có nguy cơ bị
nhiễm khuẩn gấp 12 lần so với trẻ bình thường,
nhất là viêm phổi vì hệ thống tế bào miễn dịch
bị giảm chức năng rất nhiều. Suy dinh dưỡng
nặng có liên quan đến NKBV. Điều này có khác
biệt so với các nghiên cứu khác. Theo Đặng Văn
Quý: trẻ suy dinh dưỡng cn/tuổi < 80% bị nhiễm
khuẩn cao hơn nhóm không suy dinh dưỡng.
Theo Hà Mạnh Tuấn: suy dinh dưỡng mức độ
trung bình nặng là yếu tố nguy cơ NKBV. Theo
y văn, trẻ suy dinh dưỡng bất kể mức độ nào
đều có nguy cơ NKBV cao hơn so với trẻ bình
thường vì tình trạng suy đa cơ quan trong cơ thể
dẫn đến giảm khả năng đề kháng với sự xâm
nhập của các tác nhân gây bệnh vào cơ thể.
Đồng thời, trẻ suy dinh dưỡng thường bị bệnh
nặng, đòi hỏi phải sử dụng nhiều can thiệp chẩn
đoán và điều trị, do đó nguy cơ nhiễm khuẩn
tăng lên rất nhiều. Trong khi đó chúng tôi chỉ
ghi nhận được mối liên quan này ở trẻ suy dinh
dưỡng mức độ nặng, còn mức độ nhẹ và trung
bình thì không có. Điều này có thể do cỡ mẫu
của chúng tôi còn nhỏ, chưa phản ánh hết dân
số mục tiêu.
Mối liên hệ giữa các đặc điểm bệnh tim
mạch và NKBV
Bệnh tim tăng lưu lượng máu lên phổi có
liên quan với viêm phổi bệnh viện. Điều này
phù hợp với cơ chế bệnh sinh của bệnh. Tình
trạng tăng lưu lượng máu lên phổi làm các
mạch máu phổi dãn to, dẫn tới chèn vào các
đường thở, gây cản trở luồng không khí ra vào
phổi, ứ đọng các khí cặn trong phổi, giúp vi
sinh vật dễ phát triển trong phổi. Tình trạng
cao áp phổi có liên quan đến VPBV. Điều này
đã được mô tả nhiều trong y văn, những trẻ có
tình trạng cao áp phổi thường có tình trạng tắc
nghẽn đường dẫn khí do các động mạch phổi
chèn vào các phế quản, tiểu phế quản, gây nên
hội chứng tắc nghẽn hô hấp dưới mạn tính. Sự
bất thường thông khí kéo dài tạo thuận lợi cho
vi khuẩn gây viêm phổi(1,14). Suy tim có liên
quan đến NKBV. Đây là nhận xét chung của
của nhiều tác giả(9). Suy tim là tình trạng tim
không còn khả năng tưới máu mô đầy đủ cho
nhu cầu của cơ thể. Hậu quả là làm suy giảm
hầu hết các chức năng sinh học của cơ thể. Trẻ
bị suy tim thường bú khó, lâu do khó thở, phải
thở nhanh, nên rất dễ bị sặc, hít sữa, thức ăn
vào phổi dẫn tới viêm phổi hít. Bên cạnh đó
các trẻ này thường kèm suy dinh dưỡng, nên
sức đề kháng kém, khi tiếp xúc với vi trùng
hoặc siêu vi trùng rất dễ bị nhiễm bệnh. Về hệ
tiêu hóa, hay đầy bụng khó tiêu do kém tưới
máu dạ dày dẫn đến tăng PH dạ dày, tạo điều
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 259
kiện cho vi khuẩn tồn tại và phát triển. Đặc
biệt, trẻ suy tim có tình trạng dinh dưỡng kém,
sức đề kháng kém nên rất dễ bị bệnh, nhất là
dễ bị nhiễm khuẩn khi phơi nhiễm với các tác
nhân gây bệnh trong bệnh viện.
Mối liên quan giữa các đặc điểm can thiệp
thủ thuật và NKBV
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận
thấy có sự liên quan giữa viêm phổi và thở
máy. Kết quả này phù hợp với y văn, thở máy
là yếu tố nguy cơ của viêm phổi bệnh viện
(18). Các nghiên cứu ghi nhận có sự gia tăng
hít ngược chất tiết từ vùng hầu họng, đường
tiêu hóa vào trong đường hô hấp, phá vỡ rào
cản bảo vệ bình thường giữa hầu họng và khí
quản, tổn thương cơ chế làm sạch đường thở,
tổn thương niêm mạc do chấn thương tại chỗ
và khô niêm mạc vì mất cơ chế làm ẩm tự
nhiên. Ống nội khí quản là nơi tích tụ vi
khuẩn, các ổ vi khuẩn sẽ bong ra và đi vào
đường hô hấp khi hút đàm. Thêm vào đó, các
vi khuẩn từ các phương tiện giúp thở như bình
làm ẩm, dây máy thở càng có điều kiện đi
vào đường thở mà không bị ngăn chặn bởi các
cơ chế bảo vệ thông thường của đường hô
hấp(12,17).
Thở NCPAP và nuôi ăn qua đường thông dạ
dày cũng có mối liên quan tỷ lệ thuận với viêm
phổi bệnh viện. Trong y văn kết quả này còn
nhiều bàn cãi. Auriti ghi nhận thở NCPAP ở trẻ
sơ sinh làm tăng nguy cơ NKBV lên 3,16 lần(3),
Hà Mạnh Tuấn(10), Chastre(5), Matlow(13) cũng có
nhận định tương tự. Trong khi đó, Nagata(15) và
Bonten(4) lại cho kết quả ngược lại. Hiện nay
trong y văn, người ta nói nhiều về viêm phổi hít
vi thể trong cơ chế gây VPBV. Bình thường PH
dạ dày không cho phép vi khuẩn phát triển. Tuy
nhiên, trong trường hợp pH tăng như dùng
antacid, anti H2, ức chế bơm proton nhằm mục
đích ngừa loét do stress, hay trong trường hợp
giảm tưới máu nuôi dạ dày do suy tim, lúc này
pH tăng làm vi khuẩn có thể lưu lại trong dạ
dày được. Người ta phân lập được các vi khuẩn
đường ruột, gram dương trên cùng 2 vị trí là
đường hô hấp trên và lớp nhầy niêm mạc dạ
dày. Từ đó người ta đặt giả thuyết rằng hít vi thể
dịch tiết chứa vi khuẩn từ dạ dày và vùng hầu
họng vào phổi là cơ chế bệnh sinh của viêm phổi
bệnh viện. Các yếu tố nguy cơ của viêm phổi hít
này là: bệnh thần kinh cơ, giảm nhu động dạ
dày, đặt nội khí quản, sử dụng an thần(11). Tại
khoa tim mạch, chúng tôi thường sử dụng an
thần cho bệnh nhi trong điều trị phối hợp của
cơn tím thiếu oxy, cơn cao áp phổi cấp, ức chế
hô hấp trên bệnh nhi thở máy... Các bệnh nhi ở
đây đa số tuổi nhũ nhi còn trong lứa tuổi trào
ngược dạ dày thực quản, thở CPAP làm tăng
nuốt khí vào dạ dày, gây chướng bụng. Các yếu
tố này góp phần làm cho bệnh nhi dễ bị viêm
phổi hít vi thể bệnh viện hơn.
Nuôi ăn qua thông dạ dày có liên hệ với
viêm phổi bệnh viện. Kết luận này tương tự như
kết quả của các tác giả khác(16). Điều này được
đặt giả thuyết là do cơ chế viêm phổi hít vi thể
tương tự như trên. Đặt thông dạ dày là yếu tố
thuận lợi vì ống thông dễ gây rối loạn nhu động
dạ dày, dễ gây trào ngược, ứ đọng chất tiết, gia
tăng hiện tượng quần tụ vi khuẩn trong dạ dày
và trong lòng ống. Tất cả yếu tố này góp phần
làm cho trẻ được nuôi ăn qua thông dạ dày dễ bị
VPBV hơn.
Tỷ lệ viêm dạ dày ruột ở trẻ nuôi ăn qua
thông dạ dày cao hơn so với tỷ lệ tương ứng ở
trẻ ăn đường miệng. Tuy nhiên, sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.25).
Như vậy, nuôi ăn qua thông dạ dày không có
liên quan tới viêm dạ dày ruột. Điều này có
nghĩa là cách thức cho ăn qua đường miệng
hay qua thông dạ dày không ảnh hưởng đến
nguy cơ viêm dạ dày ruột bệnh viện, có lẽ
nguyên nhân của viêm dạ dày ruột bệnh viện
do vấn đề thực phẩm và vấn đề vệ sinh cá
nhân. Trong các nghiên cứu thực hiện tại khoa
hồi sức, thức ăn cung cấp cho bệnh nhi do
khoa dinh dưỡng nấu và vệ sinh cá nhân của
bệnh nhi do nhân viên y tế phụ trách. Tại khoa
tim mạch, 2 vấn đề này đều do thân nhân bệnh
nhi đảm nhiệm. Vì vậy, vấn đề vệ sinh thực
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 260
phẩm và vệ sinh cá nhân chưa được đảm bảo.
Phải chăng đây là nguyên nhân của tình trạng
viêm dạ dày ruột xảy ra với tần suất cao tại
phòng bệnh nặng khoa tim mạch?
Tác nhân gây NKBV
Chúng tôi nhận thấy tác nhân vi khuẩn chủ
yếu gây VPBV là gram âm, chiếm tỷ lệ 90%. Kết
quả này tương tự như kết quả của các tác giả. Do
các vi khuẩn Gram âm kể trên có thể phát triển
rất dễ dàng trong môi trường bệnh viện, tồn tại
trong các vật dụng, các dung dịch, dụng cụ
không xử lý kỹ, chúng có cơ hội tiếp xúc với
nhiều loại kháng sinh trong bệnh viện nên rất dễ
kháng thuốc. Vi khuẩn gram dương chiếm tỷ lệ
thấp 10%, chúng tôi phân lập được Staphylococus
epidermidis. Các tác giả khác còn phân lập được
Staphylococus aureus và Staphylococus coagulase
negative. Vì vậy, điều trị viêm phổi bệnh viện
nên hướng về tác nhân Gram âm trước, trong
trường hợp nghi ngờ tụ cầu thì phối hợp thêm
kháng sinh kháng tụ cầu(7).
KẾT LUẬN
Tỷ suất NKBV hiện mắc cao, các yếu tố có
liên quan tỷ lệ thuận với NKBV: trẻ nhũ nhi,
Down, suy dinh dưỡng nặng, bệnh tim có tăng
lưu lượng máu lên phổi. Vì vậy cán bộ y tế cần
chăm sóc một cánh toàn diện các trẻ có nguy cơ
trên, đặc biệt phát hiện và điều trị sớm tình
trạng cao áp phổi và suy tim. Thở máy, thở
NCPAP, nuôi ăn qua thông dạ dày có liên quan
với viêm phổi bệnh viện. Nên hạn chế các can
thiệp thủ thuật và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên
tắc vô trùng khi thực hiện thủ thuật. Hai tác
nhân chiếm đa số là Klebsiella pneumonie,
Acinetobacter có mức độ kháng thuốc cao. Vì vậy
nên sử dụng kháng sinh đúng chỉ định, hướng
về vi khuẩn Gram âm khi có bằng chứng nhiễm
khuẩn bệnh viện trên lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Altman, C. A., Englund, J. A., Demmler, G., Drescher, K. L.,
Alexander, M. A., Watrin, C., et al. (2000). Respiratory
syncytial virus in patients with congenital heart disease: a
contemporary look at epidemiology and success of
preoperative screening. Pediatr Cardiol, 21(5), 433-438.
2. Asembergiene, J., Gurskis, V., Kevalas, R. & Valinteliene, R.
(2009). Nosocomial infections in the pediatric intensive care
units in Lithuania. Medicina (Kaunas), 45(1), 29-36.
3. Auriti, C. (2003). Risk factors for nosocomial infections in a
neonatal intensive care unit. J Hosp Infect, 53, 25-30.
4. Bonten, M. (2004). Risk factors for ventilator associated
pneumonia: from epidemiology to patient management. CID,
38(1141-1149).
5. Chastre, J. (2002). Ventolator associated pneumonia. Am J
Respir Crit Care Med, 165, 867-903.
6. Đặng Văn Quý. (2002). Đặc điểm nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa
hồi sức Bệnh Viện Nhi Đồng 2. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội
trú, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
7. Đặng Văn Quý. (2005). Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện và
sự đề kháng kháng sinh tại khoa hồi sức BVNĐ2. Luận văn thạc
sĩ, Đại học y dược TP Hồ Chí Minh
8. Ding, J. G., Sun, Q. F., Li, K. C., Zheng, M. H., Miao, X. H., Ni,
W., et al. (2009). Retrospective analysis of nosocomial
infections in the intensive care unit of a tertiary hospital in
China during 2003 and 2007. BMC Infect Dis, 9, 115.
9. Flint, F. J. (1954). The factor of infection in heart failure. Br
Med J, 2(4845), 1018-1022
10. Hà Mạnh Tuấn. (2006). Yếu tố nguy cơ và tác nhân gây nhiễm
khuẩn bệnh viện tại khoa hồi sức cấp cứu BV Nhi Đồng 1. Đại học
y dược TP Hồ Chí Minh
11. Heudorf, U. & Schulte, D. (2009). Surveillance of nosocomial
infections in a long-term care facility. Incidence and risk
factors. Bundesgesundheitsblatt Gesundheitsforschung
Gesundheitsschutz, 52(7), 732-743.
12. Johnson, E. N., Marconi, V. C. & Murray, C. K. (2009).
Hospital-acquired device-associated infections at a deployed
military hospital in Iraq. J Trauma, 66(4 Suppl), S157-163
13. Matlow, A. (2003). Microbial contamination of enteral feed
administration sets in a pediatric institution. Am J Infect
Control, 31, 49-53.
14. Moler, F. W., Khan, A. S., Meliones, J. N., Custer, J. R.,
Palmisano, J. & Shope, T. C. (1992). Respiratory syncytial
virus morbidity and mortality estimates in congenital heart
disease patients: a recent experience. Crit Care Med, 20(10),
1406-1413.
15. Nagata, E. (2002). Nosocomial infections in a neonatal
intensive care unit: incidence and risk factors. Am J Infect
Control, 30, 26-31
16. Nguyễn Hoài Phong. (2004). Đặc điểm nhiễm khuẩn bệnh viện
tại khoa hồi sức tăng cường BV Nhi Đồng 1. Đại học y dược TP
Hồ Chí Minh
17. Panchabhai, T. S., Dangayach, N. S., Krishnan, A., Kothari, V.
M. & Karnad, D. R. (2009). Oropharyngeal cleansing with
0.2% chlorhexidine for prevention of nosocomial pneumonia
in critically ill patients: an open-label randomized trial with
0.01% potassium permanganate as control. Chest, 135(5), 1150-
1156.
18. Wang, Y., Zhang, R., Li, W., Feng, Y. & Leng, T. (2009).
Serious antimicrobial resistance status of pathogens causing
hospital-acquired lower respiratory tract infections in North
China. J Int Med Res, 37(3), 899-907
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_nhiem_khuan_benh_vien_tai_phong_benh_nang_khoa_tim.pdf