Đánh giá ảnh hưởng của hốc khí và trường chiếu nhỏ tới phân bố liều của kế hoạch Jo - Imrt trên bệnh nhân ung thư đầu cổ bằng phương pháp Monte Carlo
DVH giữa MC và TPS cho cùng 1 kế hoạch JO-IMRT trong hình 3 cho thấy liều lượng tới PTV của MC
nhỏ hơn TPS và liều tới tuyến mang tai và tủy sống của MC cao hơn TPS. Kết quả cho thấy tác động khi sử
dụng JO-IMRT cho trường hợp điều trị tại các trường hợp ung thư đầu cổ có chứa hốc khí thì liều ở PTV
và các cơ quan lân cận cũng bị ảnh hưởng.
Kết quả phân tích chỉ số Gamma 2D và 3D giữa
tính toán liều từ TPS và mô phỏng MC trên phần
mềm thương mại VERISOFT 7.0. Kết quả Gamma
2D cho thấy chỉ số Gamma đạt là 3022 pixel / 3060
pixel được đánh giá tương ứng là 98,8%. Vùng màu
đỏ (hình 4a) ứng với Gamma không đạt nó cũng
tương ứng là phần hốc khí tưng ứng trong so sánh
lát cắt CT. Hình 4b là kết quả đánh giá Gamma 3D
giữa TPS và MC kết quả cho thấy sự phù hợp ở hai
chương trình tính liều và mô phỏng là 98,6%.
IV. KẾT LUẬN
Từ các kết quả so sánh liều lượng trên phantom
và bệnh nhân ung thư đầu cổ, chúng tôi kết luận
rằng việc giảm liều ở vùng tiếp giáp mô - không
khí tác động đến độ chính xác của phép tính liều
JO-IMRT. Do đó, cần kiểm tra kế hoạch JO-IMRT
trước khi tiến hành điều trị cho bệnh nhân.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của hốc khí và trường chiếu nhỏ tới phân bố liều của kế hoạch Jo - Imrt trên bệnh nhân ung thư đầu cổ bằng phương pháp Monte Carlo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh viện Trung ương Huế
50 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020
Đánh giá ảnh hưởng của hốc khí và trường chiếu nhỏ tới phân bố liều...
Kỹ thuật
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HỐC KHÍ VÀ TRƯỜNG CHIẾU
NHỎ TỚI PHÂN BỐ LIỀU CỦA KẾ HOẠCH JO - IMRT TRÊN BỆNH
NHÂN UNG THƯ ĐẦU CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP MONTE CARLO
Lương Thị Oanh1, Dương Thanh Tài2,3*, Trương Thị Hồng Loan4,5
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.66.8
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo (MC) để đánh
giá ảnh hưởng các hốc khí trong phantom và bệnh nhân ung thư đầu cổ điều trị bằng kỹ thuật JO - IMRT.
Đối tượng, phương pháp: Chương trình EGSnrc - MC được sử dụng để tính toán mức giảm liều tại
vùng tiếp giáp giữa không khí và mô trong phantom plastic (30×30×30 cm3) có chứa hốc khí (15×4×4 cm3)
với các trường chiếu khác nhau (1×1, 2×2, 3×3, 4×4, 5×5 cm2). Các giá trị hệ số nhiễu loạn liều - DPF và
phần trăm suy giảm liều - PDR được sử dụng để đánh giá trường hợp phantom. Với kế hoạch JO-IMRT cho
bệnh nhân ung thư đầu cổ biểu đồ lượng liều thể tích (DVH), lát cắt (isodose), và chỉ số gamma với tiêu chí
3% /3 mm được sử dụng để so sánh kết quả giữa MC và TPS.
Kết quả: PDF với các kích thước trường 1×1, 2×2, 3×3, 4×4 và 5×5 cm2 tương ứng là 62,04%; 52,34%;
40,71%; 26,72% và 19,85%. Kết quả cũng cho thấy liều hấp thụ trung bình trong PTV của bệnh nhân tính
bằng MC (65,58 Gy) thấp hơn liều tính toán từ TPS (71,41 Gy).
Kết luận: Từ nghiên cứu này, chúng tôi kết luận rằng việc giảm liều ở vùng tiếp giáp mô/không khí tác
động đáng kể đến độ chính xác của phép tính liều JO-IMRT ở bệnh nhân ung thư đầu cổ (H & N).
Từ khoá: Hốc khí, JO - IMRT, Monte Carlo, Ung thư đầu cổ
ABSTRACT
MONTE CARLO EVALUATION OF AIR CAVITY AND SMALL FIELD EFFECTS IN JO
- IMRT DOSE DISTRIBUTIONS ON PATIENTS WITH HEAD AND NECK CANCER
Luong Thi Oanh1, Duong Thanh Tai2,3*, Truong Thi Hong Loan4,5
Purposes: The goal of this study was to use Monte Carlo (MC) simulation to examine the dosimetric
effects of the air cavity on JO-IMRT dose distribution at air-tissues interfaces in head-and-neck (H&N) patients.
1 Ngành Vật lý Y khoa, Khoa Y, Trường Đại học Nguyễn Tất
Thành, Hồ Chí Minh;
2 Bộ môn Điện tử Công nghiệp - Y Sinh, Khoa Điện Tử, Trường
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - TP. Hồ Chí Minh;
3 Khoa Ung bướu và Y học Hạt nhân, Bệnh viện Đa khoa Đồng
Nai, Đồng Nai;
4 Bộ môn Vật lý Hạt nhân - Kỹ thuật Hạt nhân, Khoa Vật lý -
Vật lý Kỹ thuật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh;
5 Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
- Ngày nhận bài (Received): 2/10/2020
- Ngày phản biện (Revised): 5/11/2020;
- Ngày đăng bài (Accepted): 21/12/2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Dương Thanh Tài
- Email: thanhtaiphys@gmail.com; ĐT: 0945 569 139
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020 51
I. GIỚI THIỆU
IMRT là kĩ thuật sử dụng các trường chiếu điều
biến (trường chiếu nhỏ) để tối ưu phân bố liều theo
hình dạng khối u không đều. Việc sử dụng trường
chiếu nhỏ có ảnh hưởng rất đáng kể tới hiệu quả
điều trị của IMRT và đang là vấn đề được quan tâm
của các nhà Vật lý Y khoa trong nước và trên thế
giới. Năm 2017, cơ quan Năng lượng Nguyên tử
Quốc tế (IAEA) đặc biệt quan tâm đến vấn đề sử
dụng trường chiếu nhỏ trong xạ trị photon và đã
đưa ra 1 bộ quy tắc giành riêng cho việc đo liều
lượng của các trường chiếu nhỏ sử dụng trong xạ trị
ngoài [1]. Một môi trường thích hợp để thực hiện
khảo sát sự thay đổi liều lượng của các trường chiếu
nhỏ là trong các vùng có mật độ không đồng nhất
(phantom chứa hốc khí). Khi sử dụng kỹ thuật xạ
trị IMRT trong xạ trị ung thư đầu cổ sử dụng nhiều
trường chiếu nhỏ cần lưu ý tới phân bố liều đến các
khối u tiếp giáp với hốc khí dẫn đến sự mất cân bằng
điện tử xung quanh vùng tiếp giáp mô - không khí.
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Allen Li năm
2001 đưa ra đánh giá về sự thay đổi liều lượng hốc
không khí trong các chùm tia X [2]. Năm 2007, tác
giả Bart De và các cộng sự cho thấy ảnh hưởng của
các hốc không khí trong PTV đối với tối ưu hóa
IMRT dựa trên mô phỏng MC [3]. Gần đây nhất
nhóm tác giả Navin đã phát hiện vùng liều sau hốc
khí bị ảnh hưởng bởi trường chiếu nhỏ bằng việc so
sánh với các liều kế và mô phỏng MC [4]. Do đó,
mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng
của hốc khí và các trường chiếu nhỏ trong phân bố
liều của kế hoạch JO-IMRT bằng phương pháp MC.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục tiêu đề ra trong phần giới
thiệu, đầu tiên chúng tôi khảo sát sự thay đổi liều bề
mặt trên phantom không đồng nhất có chứa hốc khí
được chiếu bởi các trường chiếu nhỏ. Sau đó thực
hiện các so sánh đánh giá trên thay đổi liều trên kế
hoạch JO - IMRT bằng chương trình EGSnrc - MC.
2.1. Kế hoạch JO-IMRT trên Prowess
Panther
Chúng tôi thực hiện tối ưu tính liều bằng kĩ thuật
IMRT với thuật toán Covolution Cone Convolution
(CCC) trên Prowess - TPS đang sử dụng tại bệnh
viện Đa khoa Đồng Nai.
Các kế hoạch được thực hiện trên phantom và
trên bệnh nhân ung thư đầu cổ.
- Phantom đồng nhất với vật liệu tương đương mô
(D = 1,19 g / cm3, HU = 0) có kích thước 30×30×20
cm3 được chia thành 3×71×57 voxels. Phantom
không đồng nhất có kích thước tương đương trong
trường hợp đồng nhất, chứa hốc khí (D = 1 g / cm3,
HU = -1000) độ dày 4 cm được đặt cách bề mặt của
phantom 3 cm. Góc chiếu hợp với trục thẳng đứng
góc 00 với mức năng lượng 6 MV phát ra từ máy
gia tốc Primus M5497 (Hãng Siemens, Đức) với các
trường chiếu 1×1, 2×2, 3×3, 4×4 và 5×5 cm2.
Methods: The EGSnrc - MC code system was used to calculate the dose reductions in air-tissue interface
region for single field irradiations with 1×1, 2×2, 3×3, 4×4, and 5×5 cm2 in solid acrylic phantoms (30×30×20
cm3) and seven fields in a JO-IMRT plan. With phantom, the PDD values in both with and without an air
cavity (15×4×4 cm3) which is 2.5 cm away from the anterior surface of phantom were used to evaluate. With
the JO-IMRT plan, the dose-volume histograms (DVH), slice by slice isodose, and the gamma index using
global methods implemented in PTW-VeriSoft with 3%/3 mm criteria were used to evaluate.
Results: The study results indicate that the dose reductions in the air-tissue interface region of the
phantom are strongly dependent on field size. The average percentage dose reductions at 1 mm from the
air-water interface for the field size 1×1, 2×2, 3×3, 4×4, and 5×5 cm2 are 62.04%, 52.34%, 40.71%, 26.72%,
and 19.85%, respectively. Additionally, the mean MC dose in the PTV (65.58 Gy) of patients were lower
than the TPS predicted dose (71.41 Gy).
Conclusions: From this study, we conclude that the dose reduction in near air-tissue interfaces is a
significant effect on JO-IMRT dose distribution in head-and-neck (H&N) patients.
Keywords: Air cavity, JO-IMRT, Monte Carlo simulation, Head-and-neck cancer.
Bệnh viện Trung ương Huế
52 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020
Đánh giá ảnh hưởng của hốc khí và trường chiếu nhỏ tới phân bố liều...
- Kế hoạch JO-IMRT bệnh nhân ung thư đầu cổ
gồm 7 trường chiếu được chọn là 720, 1000, 1550,
2100, 2520, 2650, 3000; mỗi trường chiếu được chia
thành 7 trường chiếu nhỏ.
Các thông số vật lý từ kế hoạch đã được tối ưu
bao gồm thông số về tâm trường chiếu, kích thước
trường chiếu, được sử dụng để thực hiện mô
phỏng MC trên chương trình EGSnrc bao gồm 2
phần mềm BEAMnrc để mô phỏng đầu máy gia tốc
và DOSXYZnrc để thực hiện tính liều 3D.
2.2. Phương pháp mô phỏng Monte Carlo
Trong nghiên cứu trước chúng tôi đã mô phỏng
máy gia tốc tuyến tính Primus simens M5497 đang
sử dụng tại Bệnh viện với mức năng lượng 6 MV
phù hợp tốt với thực nghiệm [5]. Nghiên cứu này
chúng tôi thực hiện mô phỏng các trường chiếu
1×1, 2×2, 3×3, 4×4 và 5×5 cm2 và các trường chiếu
nhỏ của trường hợp bệnh nhân ung thư đầu cổ bằng
chương trình BEAMnrc.
Chương trình DOSXYZnrc/EGSnrc Monte
Carlo được sử dụng để tính toán liều trên phantom,
bệnh nhân, ghi nhận mức giảm liều trong vùng giao
diện không khí đối với các môi trường. Chúng tôi
thực hiện tương tự cho tường hợp phantom và bệnh
nhân với chi tiết về dữ liệu chiếu được chuyển đổi
từ thông tin dữ liệu trên TPS cho các trường hợp
phantom và bệnh nhân qua tương quan tọa độ giữa
TPS và MC [6].
2.3. Phương pháp đánh giá kết quả
Trong nghiên cứu này các giá trị hệ số nhiễu loạn
liều - DPF và phần trăm suy giảm liều - PDR được
sử dụng để đánh giá cho trường hợp phantom. Hệ
số nhiễu loạn liều được sử dụng trong công bố của
nhóm tác giả Li năm 2000 [2]. PDR là phần trăm
suy giảm liều được sử dụng trong công bố của nhóm
tác giả Navin và cộng sự [3].
in homo
homo
PDD
PDF
PDD
=
(1)
homo in homoPDR(PDE) PDD PDD= − (2)
PDD
inhomo
là phần trăm liều tại độ sâu z trong
phantom không đồng nhất, PDD
homo
là phần trăm liều
tại độ sâu z (tương ứng) trong phantom đồng nhất.
Để đánh giá kết quả trên bệnh nhân phân bố
liều tính bằng thuật toán CCC trên Prowess Panther
TPS được so sánh với các giá trị liều được tính từ
phần mềm EGSnrc - mô phỏng MC bằng biểu đồ
lượng liều thể tích (DVH), lát cắt (isodose), và chỉ
số gamma 3D với tiêu chí 3% /3 mm.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Phantom
Các kết quả so sánh liều tính từ Prowess Panther
- TPS và mô phỏng MC trên phantom được biểu
diễn ở hình 1 - kết quả nhiễu loạn liều với các
trường chiếu khác nhau và bảng 1 biểu thị kết quả
phần trăm liều giảm tại 1 mm và 1 cm sau hốc khí
cho thấy với trường chiếu thay đổi.
Hình 1: DPF với các trường chiếu khác nhau.
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020 53
Theo hình 1 ta thấy liều bị nhiễu loạn lớn nhất với trường hợp trường chiếu 1×1 cm2 và sự nhiễu loạn
giảm với trường chiếu tăng dần. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với công bố của nhóm tác giả Li và
cộng sự năm 2000. Để chi tiết hơn về sự thay đổi liều chúng ta sẽ xem kết hệ số PDR và PDE về phần trăm
liều giảm và tăng liều giữa môi trường đồng nhất và không đồng nhất xét trên PDD.
Bảng 1: Phần trăm liều giảm ở 1 mm và 1 cm sau hốc khí với trường chiếu thay đổi
Trường chiếu
(cm x cm)
Phần trăm liều giảm tại
1 mm (%)
Phần trăm liều giảm tại
1 cm (%)
1x1 46,79 -11,04
2x2 40,41 -9,79
3x3 26,79 -12,75
4x4 14,55 -11,35
5x5 6,07 -12,48
Kết quả phần trăm liều giảm tại 1 mm sau hốc khí cho thấy với trường chiếu thay đổi phần trăm liều giảm
tương đối lớn giữa PDD chứa hốc khí và PDD không chứa hốc khí ở trường chiếu càng nhỏ (1×1 cm2) thì liều
ở đây suy giảm càng lớn cụ thể sự sai khác lên tới 46,79% trường chiếu càng tăng thì PDR càng giảm ở trường
chiếu 5×5 cm2 phần trăm liều giảm chỉ còn 6,07%. Kết quả PDR sau hốc khí 1 cm cho thấy các giá trị PDR ở
đây bị âm có nghĩa là liều tính ở vị trí sau hốc khí 1cm trong phantom không đồng nhất lớn hơn trong trường
hợp phantom đồng nhất. Tuy nhiên sự suy giảm này thì không đáng kể giữa các trường chiếu.
3.2. Bệnh nhân ung thư đầu cổ
Các kết quả so sánh liều tính bằng Prowess Panther TPS với các giá trị liều được tính mô phỏng MC trên
bệnh nhân được thể hiện trong hình 2 - Lát cắt CT của bệnh nhân, hình 3 - so sánh thông qua biểu đồ lượng
liều thể tích (DVH), và chỉ số gamma 3D với tiêu chí 3% /3 mm trong hình 4.
Hình 2: Lát cắt CT của bệnh nhân a) TPS, b) MC
Bệnh viện Trung ương Huế
54 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020
Đánh giá ảnh hưởng của hốc khí và trường chiếu nhỏ tới phân bố liều...
Kết quả so sánh về lát cắt CT (hình 2) cho thấy phân bố tính từ TPS và MC là tương đối phù hợp tuy
nhiên tại vùng hốc khí (hốc mũi) thì ta thấy MC thể hiện sự thay đổi rõ hơn trên TPS.
Hình 3: Biểu đồ liều lượng thể tích của MC và TPS
DVH giữa MC và TPS cho cùng 1 kế hoạch JO-IMRT trong hình 3 cho thấy liều lượng tới PTV của MC
nhỏ hơn TPS và liều tới tuyến mang tai và tủy sống của MC cao hơn TPS. Kết quả cho thấy tác động khi sử
dụng JO-IMRT cho trường hợp điều trị tại các trường hợp ung thư đầu cổ có chứa hốc khí thì liều ở PTV
và các cơ quan lân cận cũng bị ảnh hưởng.
Hình 4: Biểu đồ đánh giá Gamma 2D và 3D
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020 55
Kết quả phân tích chỉ số Gamma 2D và 3D giữa
tính toán liều từ TPS và mô phỏng MC trên phần
mềm thương mại VERISOFT 7.0. Kết quả Gamma
2D cho thấy chỉ số Gamma đạt là 3022 pixel / 3060
pixel được đánh giá tương ứng là 98,8%. Vùng màu
đỏ (hình 4a) ứng với Gamma không đạt nó cũng
tương ứng là phần hốc khí tưng ứng trong so sánh
lát cắt CT. Hình 4b là kết quả đánh giá Gamma 3D
giữa TPS và MC kết quả cho thấy sự phù hợp ở hai
chương trình tính liều và mô phỏng là 98,6%.
IV. KẾT LUẬN
Từ các kết quả so sánh liều lượng trên phantom
và bệnh nhân ung thư đầu cổ, chúng tôi kết luận
rằng việc giảm liều ở vùng tiếp giáp mô - không
khí tác động đến độ chính xác của phép tính liều
JO-IMRT. Do đó, cần kiểm tra kế hoạch JO-IMRT
trước khi tiến hành điều trị cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. H. Palmans, P. Andreo, M. S. Huq, J. Seuntjens,
and K. Christaki, Dosimetry of Small Static
Fields used in External Beam Radiotherapy:
An IAEAAAPM international Code of Practice
for reference and relative dose determination.
Technical Report Series 483 2017, International
Atomic Energy Agency, Vienna.
2. X. Allen Li, C. Yu, and T. Holmes, A systematic
evaluation of air cavity dose perturbation in
megavoltage x-ray beams, Medical Physics
2000, 27(5): 1011-1017.
3. S. Navin, S. D. Sharma, N. K. Painuly, A.
Mandal, L. M. Agarwal, A. Sinha, Underdosing
of the maxillary sinus for small fields used in
newer radiotherapy techniques: Comparison
of thermoluminescent dosimeter and Monte
Carlo data. Journal of Cancer Research and
Therapeutics 2018, 4(2): 351 - 356.
4. D. S. Bart, V. Barbara, R. Nick, D. G. Werner,
D. N. Wilfried, T. Hubert, The influence of air
cavities within the PTV on Monte Carlo-
based IMRT optimization, Journal of Physics:
Conference Series 2007, 74 012003.
5. D. T. Tai, N. D. Son, T. T. H. Loan, and H. D.
Tuan, A method for determination of parameters
of the initial electron beam hitting the target
in linac, Journal of Physics Conference Series
2017, 851 012032.
6. L. Zhan, R. Jiang, and E. K. Osei, Beam
coordinate transformations from DICOM to
DOSXYZnrc. Physics in Medicine and Biology
2012; 57(24): 513-523.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
danh_gia_anh_huong_cua_hoc_khi_va_truong_chieu_nho_toi_phan.pdf