Đánh giá các kết quả đạt được của chương trình phòng chống sốt rét 2006 - 2010

Quản lý và điều trị ca bệnh Thuốc SR cấp cho tự điều trị đã thay thế cho điều trị dự phòng, chiếm 75 - 80% tổng số liều thuốc cấp. Năm 2006, có 1,1 bệnh nhân SR/1.000 dân được điều trị (các loại) giảm còn 0,7 bệnh nhân SR điều trị /1.000 dân năm 2010. 70% số bệnh nhân SR được điều trị tại tuyến xã. Số điều trị dự phòng và cấp thuốc tự điều trị giảm từ 7,8 người/ 1000 dân năm 2006 còn 4,6 người/ 1000 dân năm 2010. Số điều trị dự phòng và cấp thuốc tự điều trị hàng năm cao hơn 6 - 7 lần so với số bệnh nhân SR điều trị. Chẩn đoán, điều trị sốt rét của các cơ sở y tế (trạm y tế xã, BV huyện) 90% cơ sở y tế có phác đồ in và tài liệu hướng dẫn chẩn đoán điều trị sốt rét cập nhật của Dự án quốc gia. 100% cơ sở y tế có đủ thuốc sốt rét không có tồn đọng thuốc SR. Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện được xét nghiệm máu đạt 92,2% với 58% bệnh nhân có trả lời kết quả xét nghiệm. 100% bệnh nhân chẩn đoán sốt rét được điều trị trong 6 giờ đầu (4,2h). Một BNSR có thời gian nằm điều trị tại bệnh viện trung bình 5,3 ngày. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị đúng thuốc và đủ liều lượng đạt 80%, chưa đúng phác đồ 20%. Thực hiện các biện pháp phòng chống véc tơ. Độ bao phủ của phòng chống vector đạt 100% dân số nguy cơ cần bảo vệ. Hàng năm cả nước có 10 - 11 triệu người được bảo vệ bằng hóa chất, trong đó 1,5 - 1,8 triệu người bảo vệ bằng phun tồn lưu và 8 - 10 triệu người bảo vệ bằng màn tẩm hóa chất và có từ 4,0 triệu đến 4,5 triệu chiếc màn của dân được tẩm hóa chất.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá các kết quả đạt được của chương trình phòng chống sốt rét 2006 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 19 ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT 2006 - 2010 Lê Xuân Hùng*, Nguyễn Mạnh Hùng*, Triệu Nguyên Trung**, Lê Thành Đồng*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Để có cơ sở hợp lý cho việc thực hiện và bảo vệ kết quả của Dự án Phòng chống sốt rét (PCSR), cần thiết tiến hành đánh giá đầy đủ và khoa học kết quả PCSR đạt được, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. Đề tài được thực hiện trên phạm vi 30 huyện đại diện cho các vùng dịch tễ trong cả nước, nhằm đánh giá mức độ đầu tư; mục tiêu đạt được và mức độ tác động của chương trình. Đối tượng và phương pháp: Các số liệu hiện có tại các cơ sở y tế, các chủ hộ và người dân của 30 huyện được chọn. Điều tra các dịch vụ y tế xã; điều tra điểm kính hiển vi tại xã/liên xã; điều tra hộ gia đình; điều tra chỉ số hiện mắc. Kết quả: Cho thấy mỗi năm cả nước xét nghiệm 3,1 triệu lam máu, trong đó do xã thực hiện 42%, 77% lam phát hiện thụ động. Thuốc SR cấp cho tự điều trị chiếm 75 - 80% tổng số liều thuốc cấp. Số điều trị dự phòng và cấp thuốc tự điều trị hàng năm cao hơn 6 - 7 lần so với số bệnh nhân SR điều trị. 100% cơ sở y tế có đủ thuốc sốt rét. Tỷ lệ bệnh nhân XN máu đạt 92,2%. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị đúng thuốc, đủ liều đạt 80%. Độ bao phủ phòng chống vector đạt 100% dân số nguy cơ. Hàng năm cả nước có 10 - 11 triệu người được bảo vệ bằng hóa chất. Kết luận: Hoạt động của điểm kính hiển vi chưa đạt yêu cầu. Thuốc SR cấp cho tự điều trị qúa nhiều, điều trị dự phòng và cấp thuốc tự điều trị cao hơn 6 - 7 lần số BNSR điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị đúng thuốc và đủ liều lượng đạt 80%. Từ khoá: Kết quả phòng chống sốt rét 2006-2010. ABSTRACT EVALUATION ON THE RESULTS IN THE MALARIA PREVENTION PROGRAM ACHIEVED 2006 – 2010 Le Xuan Hung, Nguyen Manh Hung, Trieu Nguyen Trung, and Le Thanh Dong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 19 - 25 Hypothesis: In order to have a reasonable basis for the implementation and protection results of the malaria project, it is necessary to evaluate obtained malaria results fully and scientifically, from which to draw lessons. The thesis is made throughout 30 districts representing the endemic areas of the country, to review the level of investment; objectives achieved and the impact of the program. Subjects and methods: The available data at the health facilities, the head of households and the people of the 30 selected districts are used. The goal is to evaluate the social health services, investigation points at commune / commune, household survey, and review the prevalence index. The results: Show that each year the sample test is 3.1 million nationwide, of which so far made 42%, 77% is by passive detection. The malaria treatment accounts for 75 - 80% of the total number of doses available. Primary prophylaxis and self-treatment takes 6-7 times higher compared to patients of malaria treatment. 100% of *Viện Sốt rét - KST - CT Trung ương; **Viện Sốt rét - KST - CT Quy Nhơn; ***Viện Sốt rét - KST - CT TP. HCM Tác giả liên lạc: PGS. TS. Lê Xuân Hùng, ĐT: 0912323874, Email: xuanhungvsr@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 20 health facilities have sufficient anti-malaria drugs. Percentage of blood tested patients reachas to 92.2%. The rate of patients treated with the right medicine and dosage is 80%. Vector prevention coverage reaches 100% of the population at risk. Each year there are 10 - 11 million people protected by the usage of insecticides. Conclusion: Detection of cases and operations by a microscopic point is unsatisfactory. Prophylaxis and self- treatment is 6-7 times higher compared to positive cases. The patients treated with the right regimen reaches 80%. Keyword: Results of malaria prevention 2006-2010. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ đầu thập kỷ 1980, tình hình sốt rét ở Việt Nam diễn biến phức tạp, bệnh sốt rét quay trở lại nhiều nơi. Đến năm 1991, tình hình trở nên trầm trọng, cả nước có 4.646 người chết, 144 vụ dịch và 1.091.201 người mắc sốt rét (SR). Trước tình hình trên, từ 1992, Chính phủ và Bộ Y tế đã đưa Dự án quốc gia phòng chống sốt rét (PCSR) thành một trong những chương trình y tế quốc gia ưu tiên với các mục tiêu: Giảm chết, giảm dịch và giảm mắc do sốt rét (4). Nhờ sự đầu tư ngày càng tăng, các biện pháp tổ chức điều hành và biện pháp chuyên môn kỹ thuật mạnh mẽ, đồng bộ nên SR đã được khống chế. Đến cuối 2010, cả nước có: 348 người chết, 3 vụ dịch và 666.153 bệnh nhân mắc sốt rét. Đối với Dự án quốc gia PCSR, đánh giá hàng năm đều được tiến hành nhưng cũng chỉ dừng ở việc thực hiện kế hoạch và các chỉ số mục tiêu. Để có cơ sở hợp lý cho việc thực hiện và bảo vệ kết quả của Dự án PCSR, cần thiết tiến hành đánh giá đầy đủ và khoa học hơn. Kế hoạch “Đánh giá kết quả PCSR ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010” đã được thực hiện trên phạm vi 30 huyện đại diện trong cả nước, nhằm đánh giá: Mức độ đầu tư (input) của Chính phủ và viện trợ từ bên ngoài về kinh phí, vật tư với đáp ứng nhu cầu của chương trình PCSR. Mục tiêu đạt được (outcomes) trong việc ứng dụng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật qui ước về phạm vi bao phủ (coverage); và chất lượng thực hiện (quality). PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ Chọn mẫu Việc này chủ yếu dựa trên số liệu hiện có, nguồn cung cấp và thời gian thu thập. Huyện là tuyến quan trọng, hoạt động độc lập về chuyên môn, lập kế hoach, tổ chức thực hiện các biện pháp nên huyện là đơn vị mẫu đánh giá. Với gần 700 huyện trong cả nước, 30 huyện sẽ được chọn ngẫu nhiên. Cả nước chia làm 7 vùng với những đặc điểm sinh cảnh, địa lý, xã hội và dịch tễ học khác nhau. Đây là 7 vùng cơ bản mà các chương trình kinh tế, xã hội khác nhau thường sử dụng để đánh giá, đó là: Vùng miền núi phía Bắc; Vùng Đồng bằng trung du Bắc Bộ, Khu 4; Ven biển miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (1,5). Mỗi vùng chọn ra 4-5 huyện để làm đơn vị đánh giá dựa trên phương pháp ngẫu nhiên. Cần thiết phải tiến hành 1 số cuộc điều tra thực địa để cung cấp thêm thông tin không có sẵn trong hệ thống báo cáo. Như vậy phải có thêm thủ tục chọn mẫu phụ (sub-sample): Chia huyện chọn làm 3 cụm xã khác nhau theo khu vực địa lý. Mỗi cụm chọn 1 xã ngẫu nhiên. Bốn (4) loại điều tra sẽ được thực hiện: Điều tra các dịch vụ y tế xã; Điều tra điểm kính hiển vi tại xã/liên xã; Điều tra hộ gia đình; Điều tra chỉ số hiện mắc (1). Phân tích và xử lý số liệu Sử dụng phần mềm STATA quản lý, phân tích số liệu và phiên giải kết quả. Nội dung và các chỉ số đánh giá. Bảng 1. Nội dung và các chỉ số đánh giá chủ yếu (7). Quá trình thực hiện (Process) Đầu tư đưa vào (input) Quản lý Nhân lực Vật lực Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 21 Sản phẩm (output) Các sản phẩm vật liệu Người được tập huấn Vật tư được phân phối Kế hoach hành động Kết quả đạt được (Outcome) Các hoạt động qui ước. Quản lý bệnh Phòng bệnh Phòng dịch Tác động (Impact) Các hiệu quả về mặt dịch tễ. Phòng và giảm chết Phòng và giảm mắc Phòng và giảm dịch Các tác động về kinh tế, xã hội KẾT QUẢ Phát hiện ca bệnh Bảng 2. Phát hiện ca bệnh toàn quốc 5 năm: 2006 -2010. Năm Số lam phát hiện (PH) Lam y tế xã (%) Lam huyện, tỉnh (%) Lam bệnh viện (%) Lam điều tra dịch tễ (%) 2006 2 842 429 40,5 14,0 35,6 9,7 2007 3 634 060 30,2 8,9 28,2 5,6 2008 3 632 083 42,7 11,4 39,4 6,2 2009 2 829 516 44,5 12,2 38,6 4,6 2010 2 760 119 49,5 11,9 34,0 4,4 Chung (TB) 3 139 641 42,0 12,0 35,0 6,5 Từ năm 2006 đến 2010, trung bình mỗi năm cả nước phát hiện (PH) hơn 3,1 triệu lam máu, trong đó lam do xã phát hiện chiếm 42%, số còn lại do bệnh viện (35%), do huyện tỉnh PH (12%) và lam lấy từ các cuộc điều tra dịch tễ (6,5%). Bảng 3. Hoạt động phát hiện ca bệnh ở các huyện đánh giá: 2006 – 2010. Vùng Năm đánh giá % lam PH/ Dân số chung % lam PH/ Dân số sốt rét Tỷ lệ % lam PH tại xã Miền núi phía Bắc 2006 6,4 11,2 50,0 2010 5,3 20,8 64,5 Đồng bằng Bắc Bộ 2006 0,69 5,0 37,2 2010 0,62 > 40 34,0 Khu IV 2006 2,35 5,1 44,5 2010 2,2 5,8 58,6 Ven biển miền Trung 2006 5,1 15,4 43,0 2010 4,8 15,9 48,0 Tây Nguyên 2006 12,2 14,6 35,2 2010 12,9 14,3 36,4 Đông Nam Bộ 2006 5,2 13,4 24,6 2010 5,6 15,5 36,5 Đồng bằng Cửu Long 2006 2,0 8,5 44,0 2010 1,6 6,2 52,0 Chung 2006 3,4 10,4 40,6 2010 3,2 10,7 47,5 Lam máu xét nghiệm (XN) chủ yếu từ hệ thống PH thụ động: 77, trong đó cao nhất là của các trạm y tế xã, điểm kính hiển vi xã, sau đó là các bệnh viện (2). Tỷ lệ lam máu XN cả nước hàng năm đạt >10% dân số sốt rét. Tuy nhiên nhiều khu vực chỉ số này vượt quá 10%, như Miền núi phía Bắc, Ven biển miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (15% - 20%). Lam PH từ nhiều nguồn, trong đó lam PH tại tuyến xã (thụ động) chiếm gần 50%. Hoạt động của điểm kính hiển vi Bảng 4. Phạm vi hoạt động của điểm kính xã tại các huyện, 2010. Vùng Số ĐKHV điều tra Số ĐK HV xã Số ĐKHV liên xã Số ĐKHV huyện Miền núi phía Bắc 6 3 1 2 Đồng bằng Bắc Bộ 5 0 2 3 Khu IV 3 1 2 0 Ven biển miền Trung 5 4 0 1 Tây Nguyên 2 2 0 0 Đông Nam Bộ 2 2 0 0 Đồng bằng Cửu Long 4 3 0 1 Chung 27 15 5 7 Tỷ lệ % 55,5 18,5 26,0 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 22 Bảng 5. Khả năng xét nghiệm của điểm kính xã tại các huyện, 2010. Chỉ số Miền núi phía Bắc Đồng bằng Bắc Bộ Khu 4 Ven biển miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng Cửu Long Cộng Tổng số Tỷ lệ % Số ĐK điều tra 6 5 3 5 2 2 4 27 Nguồn lam tại xã 6 5 3 5 2 2 4 27 100 Nguồn lam YTTB 6 5 3 5 2 2 4 27 100 Lam XN/tháng 49 85 57 52 150 90 79 - 80 Trả lời KQ sau (h) 12 8 16 8 5 7 4 - 8,5h Gửi lam KT 6 5 3 5 2 2 4 27 100 Lam XN tại các điểm kính từ 2 nguồn: Lam lấy từ nhân viên y tế thôn bản và lam lấy tại trạm y tế xã. Số lam soi trung bình 1 tháng cho một điểm kính hiển vi là 80 chiếc. Ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ chỉ số này cao hơn (150 và 90 lam/ tháng). Thời gian trả lời XN trung bình mỗi điểm kính là 8,5 giờ, khu vực Miền núi phía Bắc, Khu 4 lâu hơn: 12 - 16h. 100% điểm kính gửi lam lên tuyến trên để kiểm tra chất lượng soi lam. Đánh giá kỹ năng và trình độ soi lam của nhân viên XN điểm kính cho thấy mức độ Tốt đạt 52,0% (14/27), Trung bình đạt 48% (13/27), không ai bị đánh giá đạt mức độ Kém. Riêng điểm kính khu vực Đông Nam Bộ không ai đạt loại tốt (1,2,3). Điều trị ca bệnh Dự án quốc gia PCSR luôn đảm bảo thuốc SR cấp đủ và miễn phí cho người dân trong cả nước. Mỗi năm chương trình cấp từ 500.000 đến 1 triệu liều thuốc, trong đó số liều thuốc sử dụng cho điều trị BNSR chiếm từ 10 đến 15%. Những năm gần đây lượng thuốc SR cấp cho tự điều trị đã dần thay thế cho điều trị dự phòng tăng lên, chiếm 75 đến 80% tổng số liều thuốc cấp(2,3). Số ca bệnh sốt rét (lâm sàng + xác định) được điều trị giảm dần hàng năm. Cả nước 2006, trung bình có 1,1 BNSR/1000 dân được điều trị (các loại) giảm còn 0,7 bệnh nhân điều trị/ 1.000 dân năm 2010. Tuy có giảm nhưng nhiều khu vực chỉ số này cho đến năm 2010 vẫn còn cao như Miền núi phía Bắc (1,6); Ven biển miền Trung, đặc biệt Tây Nguyên (2,2). Khu vực có chỉ số này thấp và giảm nhiều là Đồng bằng trung du Bắc Bộ và Đồng bằng Cửu Long (0,4). 70% trong tổng số ca bệnh được điều trị tại tuyến xã. Tuy nhiên nhiều nơi tỷ lệ này hiện vẫn thấp (50 - 58%) như Tây Nguyên, Đồng bằng Cửu Long. Số điều trị nguy cơ hàng năm cao hơn rất nhiều (6 đến 7 lần) so với số BNSR điều trị. Bảng 6. Điều trị bệnh nhân sốt rét ở các huyện, 2006 – 2010. Vùng Năm đánh giá Điều trị BNSR/ 1000 dân % BNSR điều trị tại xã Điều trị DP/ 1000 dân Số lần liều DP cao so với liều điều trị Miền núi phía Bắc 2006 2,4 79,4 18,7 7,8 2010 1,6 85,2 10,6 7,2 Đồng bằng Bắc Bộ 2006 0,6 82,3 3,5 5,8 2010 0,4 84,0 2,0 5,3 Khu IV cũ 2006 1,0 86,3 4,3 4,3 2010 0,9 88,6 2,5 2,7 Ven biển miền Trung 2006 1,7 58,0 14,3 8,2 2010 1,1 58,5 6,8 6,8 Tây Nguyên 2006 4,3 58,5 17,6 4,0 2010 2,2 54,0 5,8 3,2 Đông Nam Bộ 2006 1,1 65,0 7,8 7,0 2010 0,6 58,3 3,0 5,0 Đồng bằng Cửu Long 2006 0,2 73,3 6,8 28.5 2010 0,4 50,0 9,0 17,0 Chung 2006 1,1 70,0 8,7 7,2 2010 0,7 70,8 4,6 6,5 Hoạt động của bệnh viện trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân sốt rét Bảng 7. Điều trị bệnh nhân sốt rét tại bệnh viện ở các huyện, 2010. Vùng Số bệnh án hồi cứu Thời gian bắt đầu điều trị sau nhập viện (giờ) Thời gian TB nằm viện (ngày) Thời gian TB dùng thuốc SR (ngày) Miền núi phía 162 3,8 6,3 4,6 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 23 Vùng Số bệnh án hồi cứu Thời gian bắt đầu điều trị sau nhập viện (giờ) Thời gian TB nằm viện (ngày) Thời gian TB dùng thuốc SR (ngày) Bắc Đồng bằng Bắc Bộ 68 4,5 5,0 4,2 Khu IV 76 3,5 5,2 4,8 Ven biển miền Trung 214 3,4 5,1 4,8 Tây Nguyên 196 3,6 5,2 4,8 Đông Nam Bộ 68 4,5 4,8 4,5 Đồng bằng Cửu Long 53 6,2 4,2 4,8 Chung 837 4,2 5,3 4,7 100% bệnh nhân được điều trị trong 6 giờ đầu sau nhập viện (TB 4,2 giờ), khu vực Đồng bằng trung du Bắc Bộ, Ven biển miền Trung thì thời gian này lâu hơn (4,5 đến >6 giờ). Trung bình mỗi BNSR có thời gian nằm điều trị tại bệnh viện là 5,3 ngày. Thời gian dùng trung bình một bệnh nhân là 4,5 ngày và giống nhau ở tất cả các bệnh viện (1). Bảng 8. Chất lượng điều trị BNSR tại bệnh viện ở các huyện, 2010. Vùng Số bệnh án % Điều trị đúng, đủ liều % Điều trị sai (thiếu liều, sai thuốc) Tỷ lệ điều trị khỏi (%) Miền núi phía Bắc 162 85,2 14,81 97,5 Đồng bằng Bắc Bộ 68 66,2 33,82 100 Khu IV 76 34,2 67,11 96,05 Ven biển miền Trung 214 89,7 10,28 99,07 Tây Nguyên 196 87,7 12,24 97,45 Đông Nam Bộ 68 86,7 13,24 77,94 Đồng bằng Cửu Long 53 86,8 11,32 98,11 Chung 837 81,0 19,5 96,42 Hồi cứu bệnh án để đánh giá chất lượng chẩn đoán, điều trị sốt rét tại các bệnh viện huyện cho thấy: Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị đúng thuốc, đúng chỉ định và đủ liều lượng trung bình đạt 81% và tỷ lệ này tương đương ở hầu hết các bệnh viện (85- 89%). Riêng Khu 4 và Đồng bằng trung du phía Bắc tỷ lệ này thấp hơn (34 - 66%). Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh sau điều tri thuốc sốt rét chung cho các bệnh viện là 94%(2,3). Phòng chống véc tơ Bảng 9. Biện pháp phòng chống véc tơ ở các huyện, 2006 – 2010. Vùng Năm đánh giá Dân số Phòng chống véc tơ Số màn tẩm /1000 dân được tẩm màn Tỷ lệ % dân phun và tẩm Tỷ lệ % dân tẩm màn Miền núi phía Bắc 2006 21,0 70,0 503 2010 19,5 66,3 513 Đồng bằng Bắc Bộ 2006 2,9 94,7 457 2010 2,4 94,8 496,3 Khu IV 2006 20,0 84,6 498,6 2010 18,2 88,3 524 Ven biển miền Trung 2006 15,0 81,0 518 2010 15,1 85,7 533,5 Tây Nguyên 2006 50,4 82,5 457,5 2010 45,0 84,4 480 Đông Nam Bộ 2006 20,0 95,5 535,8 2010 12,8 91,5 565,8 Đồng bằng Cửu Long 2006 8,1 92,5 493 2010 6,0 92,6 522,7 Chung 2006 13,5 84,0 498,8 2010 11,6 84,2 522,2 Từ năm 2006, mỗi năm có từ 10 đến 11 triệu người trong vùng SR lưu hành được bảo vệ bằng hóa chất diệt muỗi, trong đó có từ 1,5 triệu người đến 1,8 triệu người được bảo vệ bằng phun tồn lưu và từ 8 triệu đến 10 triệu người được bảo vệ bằng màn tẩm hóa chất diệt muỗi. Số màn tẩm hóa chất diệt muỗi trước năm 2008 có phần cao hơn (4,4 triệu đến 4,9 triệu mỗi năm) so với những năm sau đó (4 triệu đến 4,3 triệu mỗi năm). Biện pháp có độ bao phủ rộng và nhiều là biện pháp tẩm màn (dân số bảo vệ hơn 7 lần so với phun). Hàng năm trung bình có khoảng 12 đến 14% dân vùng sốt rét được phòng chống vector, trong đó cao nhất là các huyện Tây Nguyên (50% năm 2006 và 45% năm 2010, sau đó là các huyện miền núi phía Bắc và Khu 4 (19 - 20% dân số mỗi năm). Từ năm 2006 đến 2010 các biện pháp phòng chống véc tơ đều giảm dần qua các năm, từ 13,5% năm 2006 giảm xuống 11,6% năm 2010 (chủ yếu giảm dân số phun tồn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 24 lưu). Tuy độ bao phủ hàng năm của biện pháp tẩm màn hóa chất giảm không đáng kể nhưng số lượng màn được tẩm trong dân lại tăng lên sau mỗi năm. BÀN LUẬN Phát hiện ca bệnh Lam máu được phát hiện từ 2 hệ thống: (i) Hệ thống phát hiện chủ động (bao gồm lam máu lấy từ các cuộc điều tra dịch tễ, điều tra nghiên cứu... của các tuyến tỉnh huyện, xã); (ii) Hệ thống phát hiện thụ động bao gồm lam lấy tại các cơ sở y tế công (trạm y tế xã, bệnh viện). Lam máu xét nghiệm chủ yếu từ hệ thống phát hiện bệnh thụ động, số liệu điều tra cho thấy 77% trong tổng số lam phát hiện và xét nghiệm được thực hiện tại các trạm y tế xã, điểm kính hiển vi xã, sau đó là các phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện, trong đó tại trạm y tế xã số lượng lam xét nghiệm chiếm phần đông (50%). Nhiều nơi lam do tuyến xã phát hiện còn thấp như: Đồng bằng trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (hàng năm chỉ đạt 30 đến 40% trong tổng số lam). Như vậy có sự thiếu cân bằng trong phát hiện ca bệnh giữa 2 hệ thống. Phát hiện chủ động quá ít sẽ không phát hiện hết được ca bệnh tồn tại trong cộng đồng(2,3). Hoạt động của điểm kính hiển vi Khu vực miền núi phía Bắc số xã có điểm kính hiển vi mới chỉ đạt 50%, còn lại là điểm kính ở bệnh viện huyện và liên xã. Ở khu vực có sốt rét nhẹ như Đồng bằng Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long số điểm kính xã còn ít hơn, thậm chí có huyện không có điểm kính xã. Như vậy, thời gian trả lời kết quả XN sẽ lâu hơn. Các vật tư khác phục vụ cho XN kính hiển vi vẫn còn thiếu và không đồng bô. Số lam soi trung bình mỗi tháng cho một điểm kính hiển vi là 80 chiếc. Tuy nhiên ở các vùng sốt rét như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ chỉ số này cao hơn. Như vậy số lam soi mỗi ngày của 1 điểm kính không nhiều, có phần còn ít (trung bình 03 - 06 lam/ ngày). Thời gian trả lời kết quả xét nghiệm trung bình chung cho mỗi điểm kính là 8,5 giờ. Thời gian này ở các điểm kính khu vực Miền núi phía Bắc, Khu 4 lâu hơn (thường gấp đôi). Lý giải hiện tượng này có thể (i) điều kiện đi lại ở các khu vực này khó khăn hơn, (ii) điểm kính miền Bắc thường có phạm vi hoạt động liên xã (1). Điều trị ca bệnh Hiện tượng số lượng thuốc SR sử dụng hàng năm giảm dần là điều hoàn toàn phù hợp với nhiều lý do như số bệnh nhân sốt rét giảm, thuốc điều trị toàn dân trong các vụ dịch rất ít và hạn chế trong điều trị dự phòng. Tuy có giảm như đã nêu trên nhưng nhiều khu vực chỉ số này cho đến năm 2010 vẫn còn cao như Miền núi phía Bắc; Ven biển miền Trung, đặc biệt khu vực Tây Nguyên. Có khoảng 2/3 số ca bệnh được điều trị tại tuyến xã và hầu như không thay đổi hàng năm. Tuy nhiên nhiều khu vực tỷ lệ này hiện vẫn còn thấp (<60%) như Tây Nguyên, Đồng bằng Cửu Long) vì rằng bệnh nhân SR chủ yếu được chẩn đoán và phát hiện tại tuyến xã (2,3). Phòng chống véc tơ Từ năm 2006 đến nay, mỗi năm có từ 10 đến 11 triệu người trong vùng SR lưu hành được bảo vệ bằng hóa chất diệt muỗi, trong đó số người được bảo vệ bằng màn tẩm từ 1,5 triệu đến 1,8 triệu người và bằng hoá chất phun từ 8 đến 10 triệu người. Đây là kết quả chỉ định của phân vùng dịch tễ sốt rét và can thiệp năm 2003 và 2009. Hiện nay biện pháp phòng chống véc tơ chủ yếu là tẩm màn bằng hóa chất, biện pháp này có độ bao phủ rộng với dân số bảo vệ gấp 6 - 7 lần so với phun tồn lưu. Từ năm 2006 đến 2010 các biện pháp phòng chống véc tơ đều giảm dần qua các năm, điều này hoàn toàn phù hợp vì theo phân vùng dịch tễ diện tích và dân số và mức độ lưu hành bệnh ngày càng thu hẹp (2,3). KẾT LUẬN Phát hiện ca bệnh và hoạt động của điểm kính hiển vi Trung bình mỗi năm cả nước phát hiện 3,1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 25 triệu lam máu, trong đó lam do xã phát hiện chiếm 42%. 77% số lam XN là lam phát hiện thụ động; Tỷ lệ lam máu phát hiện đạt 10% dân số nguy cơ vùng sốt rét hàng năm. Trung bình: 11%, Kém: 15%. 100% số điểm kính có lam kính và dung dịch Giem sa; 60 - 96% số điểm kính thiếu phương tiện, vật tư phục vụ XN. Gần 90% số lam máu phát hiện được xét nghiệm tại chỗ (tại xã). Số lam soi trung bình /tháng cho một điểm kính HV: 80 chiếc. Thời gian trả lời kết quả XN trung bình cho mỗi điểm kính: 8,5 giờ. Trình độ soi lam của XN viên: Tốt 52,0%, trung bình 48% và Kém 0%. Quản lý và điều trị ca bệnh Thuốc SR cấp cho tự điều trị đã thay thế cho điều trị dự phòng, chiếm 75 - 80% tổng số liều thuốc cấp. Năm 2006, có 1,1 bệnh nhân SR/1.000 dân được điều trị (các loại) giảm còn 0,7 bệnh nhân SR điều trị /1.000 dân năm 2010. 70% số bệnh nhân SR được điều trị tại tuyến xã. Số điều trị dự phòng và cấp thuốc tự điều trị giảm từ 7,8 người/ 1000 dân năm 2006 còn 4,6 người/ 1000 dân năm 2010. Số điều trị dự phòng và cấp thuốc tự điều trị hàng năm cao hơn 6 - 7 lần so với số bệnh nhân SR điều trị. Chẩn đoán, điều trị sốt rét của các cơ sở y tế (trạm y tế xã, BV huyện) 90% cơ sở y tế có phác đồ in và tài liệu hướng dẫn chẩn đoán điều trị sốt rét cập nhật của Dự án quốc gia. 100% cơ sở y tế có đủ thuốc sốt rét không có tồn đọng thuốc SR. Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện được xét nghiệm máu đạt 92,2% với 58% bệnh nhân có trả lời kết quả xét nghiệm. 100% bệnh nhân chẩn đoán sốt rét được điều trị trong 6 giờ đầu (4,2h). Một BNSR có thời gian nằm điều trị tại bệnh viện trung bình 5,3 ngày. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị đúng thuốc và đủ liều lượng đạt 80%, chưa đúng phác đồ 20%. Thực hiện các biện pháp phòng chống véc tơ. Độ bao phủ của phòng chống vector đạt 100% dân số nguy cơ cần bảo vệ. Hàng năm cả nước có 10 - 11 triệu người được bảo vệ bằng hóa chất, trong đó 1,5 - 1,8 triệu người bảo vệ bằng phun tồn lưu và 8 - 10 triệu người bảo vệ bằng màn tẩm hóa chất và có từ 4,0 triệu đến 4,5 triệu chiếc màn của dân được tẩm hóa chất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đình Công, Lê Xuân Hùng và cs (1997). Đánh giá sơ bộ kết quả PCSR ở Việt Nam giai đoạn 1992 - 1995”. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học toàn quốc 1991 - 1996, Viện Sốt rét - KST- Côn trùng TƯ. Trang 7 - 28. 2. Dự án quốc gia PCSR, Viện Sốt rét - KST- Côn trùng TƯ: Báo cáo tổng kết công tác PCSR và giun sán 2001-2005. Hà Nội tháng 3 - 2006. 3. Dự án quốc gia PCSR, Viện Sốt rét - KST- Côn trùng TƯ: Báo cáo tổng kết công tác PCSR và giun sán 2006-2010. Hà Nội tháng 3 - 2011. 4. Dự án quốc gia PCSR, Viện Sốt rét - KST- CT TƯ: Dự thảo Chiến lược phòng chống và loại trừ SR 2011-2015, định hướng đến năm 2020, 2011. 5. Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Quang Thiều, Lê Xuân Hùng và CS: Phân vùng dịch tễ sốt rét can thiệp tại Việt Nam, 2009. Công trình khoa học báo cáo tại Hội nghị ký sinh trùng lần thứ 38, tập I. Trang 15 - 28, 2011. 6. Bộ Y tế: Niêm giám thống kê Y tế 2006; 2009. 7. WHO/ AFRO: Evaluation and Information Support, 1994.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_cac_ket_qua_dat_duoc_cua_chuong_trinh_phong_chong_s.pdf
Tài liệu liên quan