Đánh giá kết quả sửdụng 558 vật tự do tạo hình các khuyết hổng tổ chức

Về kết quả xa sau phẫu thuật (Bảng 7) cho thấy hầu hết các vạt vi phẫu đáp ứng được yêu cầu phục hồi các khuyết hổng tổ chức da, cân, cơ, xương, tạo hình lại các cơ quan tổ chức bị khuyết như vú, dương vật.đáp ứng được chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh với kết quả tốt và khá khá cao, từ 87,9 đến 100%. Trong điều trị liệt mặt bằng ghép cơ thon tự do thay cơ mặt liệt tỷ thành công tới 90,8%, trong đó 37,8% bệnh nhân sau mổ có khuôn mặt cân đối cùng nụ cười tự nhiên, 50% đạt kết quả khá. Tỷ lệ cơ ghép không có chức năng chiếm 9,2%, số bệnh nhân này cần phải có các phẫu thuật phụ trợ để treo góc mép hoặc cần một lần ghép cơ khác. Kết quả thu được của chúng tôi tương đương với các tác giả Ueda(10), Terzis(9). Kết quả điều trị các sẹo co kéo bằng vạt tự do đạt 87,9% tốt và khá. Ưu điểm nổi bật của vạt tự do là có diện tích rộng, tính chất đàn hồi và màu sắc da được bảo tồn sau cấy ghép, đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ. Khác hẳn với vá da kinh điển là da thường cứng, rối loạn sắc tố, da vá có tỷ lệ co ngót cao. Tạo hình xương hàm dưới bằng các vạt xương mác và xương mào chậu cũng có tỷ lệ tốt và khá là 91,4%, xương ghép vẫn giữ nguyên cấu trúc do đó có thể đặt Implant ngay trong mổ hoặc sau mổ để chỉnh hình răng, phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới(1,4). Kết quả tạo hình sàn miệng sau cắt ung thư trong nghiên cứu này bước đầu thu được là rất khả quan, với 95,7% đạt tốt và khá. Tuy nhiên để hoàn thiện quy trình kỹ thuật điều trị ung thư sàn miệng cần có nghiên cứu rộng hơn với số lượng bệnh nhân lớn hơn, kết hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Đây cũng là hướng đi tiếp theo của chúng tôi trong giai đoạn tới.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 34 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả sửdụng 558 vật tự do tạo hình các khuyết hổng tổ chức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 441 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỬ DỤNG 558 VẠT TỰ DO TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT HỔNG TỔ CHỨC Nguyễn Tài Sơn* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá ưu điểm của kỹ thuật vi phẫu trong chuyển ghép vạt tổ chức từ nơi này tới nơi khác của cơ thể để điều trị các tổn khuyết lớn, phục hồi lại chức năng, thẩm mỹ. Phương pháp: Xem xét lại 535 bệnh nhân được phẫu thuật tại khoa Hàm mặt và tạo hình, với 558 vạt tổ chức tự do được sử dụng. Kết quả: Tỷ lệ vạt sống toàn bộ là 96%, hoại tủ 1 phần 1,8%, hoại tủ toàn bộ 2,2%. Tỷ lệ thành công đối với vạt ghép có chức năng là 85% đạt kết quả tốt và khá, vạt che phủ đạt 82%, vạt độn 95%, vạt xương mác 92%... Kết luận: Sự tiến bộ của kỹ thuật vi phẫu và nghiên cứu các vạt tổ chức tự do là công cụ thúc đẩy ngành ngoại khoa nói chung cũng như phẫu thuật tạo hình nói riêng ngày một phát triển. Từ khóa: Vi phẫu thuật, Vạt tự do. ABSTRACT ASSESSMENT THE RESULTS OF 558 FREE TISSUE FLAPS USED IN RECONSTRUCTION OF TISSUE DEFECTS Nguyen Tai Son* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 441 - 446 Objectives: Evaluate the advantages of microsurgery in flap transfer from one to another organ of the body to treat large defects, restore function and aesthetics. Method: Review of 558 free flaps in 535 patients with mean age 34 ± 5.6, who underwent microsurgical reconstruction in Department of Maxillofacial and Plastic Surgery, CMH 108. Results: The total flap survival rate was 96%, partial necrosis- 1.8% and partial flap necrosis- 2.2%. The functional and aesthetic outcome of some individual flaps: in group of functional muscle transfers was 85% with excellent and good results, in group of flaps for surface reconstruction was 82%, in group of vascularized bone flaps was 92%... Conclusion: From our experience, we suggest that the recent advances in microtechnique and free flap studies have provided useful tools for improving surgery in general and plastic and reconstructive surgery in particular. Keyword: Microsurgery, Free tissue flaps. ĐẶT VẤN ĐỀ Kỹ thuật vi phẫu được GS.TSKH Nguyễn Huy Phan triển khai áp dụng tại Việt Nam vào những năm cuối của thập kỷ 70, thế kỷ XX và ngày nay trở thành một kỹ thuật cơ bản của ngoại khoa hiện đại(5). Kỹ thuật vi phẫu được sử dụng rộng rãi trong các chuyên ngành ngoại khoa khác nhau để giải quyết những trường hợp cấp cứu và tạo hình phức tạp như trồng lại chi thể đứt rời, tạo hình các khuyết hổng tổ chức lớn, các dị dạng bẩm sinh hay mắc phải mà các kỹ thuật kinh điển không thể giải quyết được(3). Đặc biệt trong chuyên ngành phẫu thuật hàm mặt, kỹ thuật vi phẫu là một công cụ đắc lực giúp phẫu thuật viên trả lại nét mặt sinh động cũng như * Bệnh viện Trung Ương quân đội 108 Tác giả liên lạc: PGS TS Nguyễn Tài Sơn, ĐT: 0903211900, email: drnguyentaison@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 442 phục hồi các chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh(6). Trong nghiên cứu này chúng tôi nhìn lại 20 năm ứng dụng vi phẫu thuật trong tạo hình hàm mặt và tạo hình chung nhằm đánh giá kết quả sử dụng các vạt tổ chức tự do cũng như hướng phát triển của vi phẫu thuật trong thời gian tới. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 535 bệnh nhân (BN) với 558 vạt tự do đã được tạo hình (TH) các khuyết hổng lớn tổ chức vùng hàm mặt, liệt mặt, khuyết rộng xương hàm trên và dưới, khuyết các bộ phận, cơ quan như dương vật, vú bẩm sinh hay sau cắt bỏ do ung thư tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, BVTƯQĐ 108, trong thời gian từ năm 1990 đến 2010 và có đầy đủ hồ sơ lưu trữ. Phương pháp nghiên cứu Hồi cứu. Nghiên cứu hồ sơ bệnh án, ghi chép mổ và nhận xét đánh giá kết quả phẫu thuật trong các lần bệnh nhân đến tái khám. Phân loại kết quả chung về chức năng và thẩm mỹ dựa trên mức độ cân đối của mặt sau tạo hình, khả năng phục hồi chức năng cũng như hình dáng cơ quan bộ phận được tạo hình và mức độ hài lòng của người bệnh(6). Các tiêu chuẩn đánh giá kết quả chức năng và thẩm mỹ: Tốt Khá Kém Chức năng Vạt ghép sống toàn bộ, phục hồi hình thể và chức phận cơ quan, bộ phận khuyết hổng. Vạt ghép sống toàn bộ, phục hồi được một phần hình thể và chức phận. Vạt hoại tử một phần, không phục hồi hình thể và chức phận. Thẩm mỹ Cơ quan, bộ phận được TH cân đối với bên lành hay hình thể giảI phẫu. Màu sắc da và tính đàn hồi của tổ chức ghép phù hợp Cơ quan, bộ phận TH còn mất cân đối do vạt quá lớn hoặc quá nhỏ. Màu sắc và tính đàn hồi phù hợp Cơ quan, bộ phận TH có biến dạng thứ phát cần sửa chữa. Màu sắc và tính đàn hồi không phù hợp. Chủ quan BN Rất hài lòng Hài lòng Chấp nhận Các số liệu nghiên cứu thu được, được xử lý bằng phần mềm EPSS 17.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tuổi, giới - Tuổi: 535 bệnh nhân có độ tuổi từ 11 đến 74 tuổi, trung bình 34 ± 5,6 tuổi. - Giới: Nữ: 378 bệnh nhân, chiếm 70,6% Nam: 157 bệnh nhân, chiếm 29,4 % Giới và các bệnh lý - Liệt mặt: Nữ 155/164, chiếm 94,5% Nam 9/164, chiếm 5,5% - Sẹo co kéo: Nữ 86/ 148, chiếm 58,1% Nam 78/148, chiếm 41,9% Các dạng bệnh lý có chỉ định sử dụng vạt vi phẫu Bảng 1: Các dạng bệnh lý (n=535) STT Các dạng bệnh lý Số BN Tỷ lệ % 1 Liệt mặt 164 30,65 2 Sẹo co kéo 148 27,7 3 U men xương hàm dưới 61 11,4 4 Khuyết phần mềm 45 8,4 5 Khuyết dương vật 27 5 6 K lưỡi-sàn miệng 23 4,3 7 Khuyết vú sau PT cắt K vú 12 2,2 8 Các dạng bệnh lý khác 58 10,8 Tổng số 535 100 Bảng 1 cho thấy liệt mặt là bệnh lý hay gặp nhất, chiếm 30,6%, tiếp theo là các sẹo co kéo vùng cổ mặt, chiếm 27,7%. Điều này chứng minh những biến dạng mặt gây mặc cảm lớn cho người bệnh, do vậy nhu cầu chỉnh sửa khuôn mặt được quan tâm hơn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 443 Tuổi và các dạng bệnh lý Bảng 2: Liên quan tuổi và các dạng bệnh lý STT Các dạng bệnh lý Số BN 10- 20 tuổi 21- 30 tuổi 31- 40 tuổi 41- 50 tuổi 51- 60 tuổi >60 tuổi Tuổi trung bình 1 Liệt mặt 164 75 58 21 8 2 0 23,0 2 Sẹo co kéo 148 13 41 58 25 11 0 33,6 3 U men 61 0 35 25 1 0 0 29,4 4 Khuyết phần mềm 45 8 13 16 8 0 0 25,0 5 Khuyết dương vật 27 0 9 11 6 1 0 33,8 6 K lưỡi-sàn miệng 23 0 0 0 5 12 6 55,4 7 Khuyết vú 12 0 1 2 7 2 0 43,3 8 Các dạng BL khác 55 0 13 19 15 7 1 36,6 Bảng 2 cho thấy tuổi trung bình cao nhất (55,4 tuổi) hay gặp ở nhóm bệnh nhân bị ung thư lưỡi-sàn miệng, thấp nhất là nhóm bệnh nhân bị liệt mặt (23 tuổi), sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Các loại vạt tổ chức tự do được sử dụng Bảng 3: Các vạt tổ chức tự do được sử dụng (n=558) STT Các dạng vạt tự do Số lượng Tỷ lệ % 1 Cơ thon 171 30,6 2 Vạt bả-bên bả 155 27,8 3 Vạt cẳng tay quay 40 7,2 4 Vạt xương mác 56 10,0 5 Vạt đùi trước ngoài (ALT) 48 8,6 6 Mào chậu 37 6,6 7 Cánh tay ngoài 17 3,0 8 Cơ lưng rộng 14 2,5 9 Bắp chân trong 5 0,89 10 Vạt xuyên ngực lưng 3 0,53 11 Vạt thượng vị sâu dưới (DIEP) 12 2,1 Tổng số vạt 558 100 Trong số các vạt tự do được thống kê, vạt cơ thon nhiều nhất chiếm 30,6%, vạt bả bên bả chiếm 27,8%, vạt sử dụng ít nhất là vạt xuyên ngực lưng, chiếm 0,53%. Điều này cho thấy thói quen sử dụng cũng như kỹ năng lấy vạt không đồng đều, đòi hỏi phải nghiên cứu rộng hơn nữa để có nhiều sự lựa chọn khi sử dụng vạt. Số lượng vạt sử dụng trên 1 bệnh nhân Bảng 4: Số lượng vạt trên một bệnh nhân (n=535) STT Số vạt Số bệnh nhân Tỷ lệ % 1 Một vạt tự do 499 93,3 2 Hai vạt tự do 32 6 3 Ba vạt tự do 4 0,7 4 Tổng số 535 100% Bảng 4 cho thấy nhu cầu sử dụng 1 vạt tự do là chủ yếu, chiếm 93,3%. Sử dụng từ 2 vạt trở lên trên một bệnh nhân, trong một lần mổ chỉ chiếm 6,7%. Điều này cho thấy có thể sử dụng nhiều vạt trong một lần mổ, trên một bệnh nhân, tuy nhiên còn phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe người bệnh chứ không phụ thuộc vào kỹ thuật lấy vạt. Các dạng vạt tự do Bảng 5: Các dạng vạt tự do (n=558) STT Các dạng vạt Số lượng Tỷ lệ % 1 Vạt có chức năng (cơ thon) 164 29,4 2 Vạt che phủ 227 40,7 3 Vạt tạo hình cơ quan (vú, dương vật) 39 6,9 4 Vạt tạo hình độn 35 6,2 5 Vạt xương + Vạt phức hợp da, cơ, xương 93 32/93 (34,4%) 16,6 Tổng số 558 100 Bảng 5 cho thấy vạt được sủ dụng che phủ được sử dụng nhiều nhất 227 vạt, chiếm 40,7%; tiếp sau để phuc hồi chức năng (vạt cơ thon) trong điều trị liệt mặt 164 vạt, chiếm 29,4% và vạt xương có 93 vạt, chiếm16,6%. Tỷ lệ sống và hoại tử vạt - Vạt sống toàn bộ: 536 vạt, chiếm 96 % - Vạt hoại tử một phần: 10 vạt, chiếm 1,8% - Vạt hoại tử toàn bộ: 12 vạt, chiếm 2,2% Bảng 6: Tỷ lệ hoại tử của từng loại vạt (n=12) STT Các dạng vạt tự do Số lượng Tỷ lệ % 1 Cơ thon 1 8,3 2 Vạt bả-bên bả 1 8,3 3 Vạt cẳng tay quay 2 16,7 4 Vạt xương mác 4 33,3 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 444 STT Các dạng vạt tự do Số lượng Tỷ lệ % 6 Mào chậu 2 16,7 7 Cánh tay ngoài 2 16,7 Tổng số vạt 12 100 Bảng trên cho thấy vạt xương mác có tỷ lệ hoại tử cao gồm 4 vạt, chiếm 33,3%, ít nhất là vạt cơ thon và vạt bả bên bả, chiếm 8,3% trong tổng số các vạt bị hoại tử, sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Điều này cho thấy sử dụng vạt xương mác có nhiều khó khăn trong các thì lấy vạt và cắt gọt cho phù hợp với khuyết hổng hơn là các vạt phần mềm. Kết quả về chức năng và thẩm mỹ 6 tháng sau phẫu thuật, đối với ghép cơ sau 12 tháng Bảng 7: Kết quả chức năng và thẩm mỹ (n=535) STT Các dạng bệnh lý Số BN Tốt Khá Kém n % n % n % 1 Liệt mặt 164 62 37,8 87 53,0 15 9,1 2 Sẹo co kéo 148 75 50,7 65 43,9 8 5,4 3 TH xương hàm dưới 92 48 52,2 36 39,2 8 8,6 4 TH độn phần mềm 35 24 68,5 11 31.5 0 0 5 TH dương vật 27 15 55,6 9 33,3 3 11,1 6 TH lưỡi-sàn miệng 23 16 69,6 6 26,1 1 4,3 7 TH vú 12 10 83,3 2 16,7 0 0 8 TH các dạng khác 34 21 61,7 11 32,3 2 5,9 Kết quả chung 535 273 51,0 225 42,0 37 6,9 Bảng 7 cho thấy kết quả phẫu thuật sau 6 tháng trở lên đạt 93% tốt và khá, chỉ có 6,9% kết quả kém cần có sửa chữa bổ xung thêm. Về từng loại bệnh lý thì kết quả tạo hình độn và tạo hình vú cho kết quả tối đa, không có kết quả kém. BÀN LUẬN Kỹ thuật chuyển vạt vi phẫu lần đầu tiên được cố GS.TS Nguyễn Huy Phan thực hiện đầu những năm 80 của thế kỷ XX(5) tại Việt Nam. Trong giai đoạn đầu mới chỉ sử dụng một số vạt tự do nhất định như vạt bẹn, vạt cẳng tay quay...do trang thiết bị còn thiếu thốn và nhất là đội ngũ phẫu thuật viên tạo hình vi phẫu còn non trẻ, số lượng ít. Trong khoảng 20 năm trở lại đây kỹ thuật này được sử dụng thường xuyên và tại nhiều cơ sở y tế lớn trong cả nước thu được kết quả rất khả quan. Kỹ thuật vi phẫu có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi, từ 11 đến 74 tuổi, trung bình 34 ± 5,6, với các dạng bệnh lý khác nhau. Liệt mặt là dạng bệnh lý hay gặp nhất trong nghiên cứu này. Các tác giả Ueda(10), Terzis(8) đã tiến hành ghép cơ tự do điều trị liệt mặt cho những bệnh nhân có độ tuổi từ 3 đến 15 tuổi và nhận được kết quả chức năng của vạt ghép tốt, thời gian phục hồi sớm. Van Landuyt(11) đã sử dụng vạt mạch xiên che phủ khuyết phần mềm cho các bệnh nhi nhỏ tuổi, trong đó có bệnh nhi 28 tuần tuổi mà không gặp bất kỳ tai biến nào. Đối với những bệnh nhân cao tuổi, Talbi năm 2010(7) đã sử dụng vạt cẳng tay quay tạo hình má cho một bệnh nhân bị ung thư ở tuổi 97 và nhận thấy không có sự khác biệt nào về kết quả nối ghép vạt tổ chức tự do ở người già so với người trẻ(2). Theo Tezis 1997 kết quả khác biệt liên quan đến tuổi chỉ thể hiện ở khả phục hồi dẫn truyền thần kinh và phục hồi chức phận cơ ghép trong chuyển ghép các vạt tự do có chức phận(9). Trong nghiên cứu này độ tuổi có chỉ định sử dụng kỹ thuật vi phẫu để cấy ghép các vạt tổ chức tự do có biên độ giao động lớn, từ 11 đến 74 tuổi, kết quả của chúng tôi phù hợp với các đánh giá của của các tác giả trên về độ tuổi không có ảnh hưởng tới kết quả sử dụng vạt tổ chức tự do. Liên quan độ tuổi với các dạng bệnh lý cho thấy các bệnh nhân liệt mặt có độ tuổi trung bình là 23,0 tuổi, trẻ hơn so với các bệnh nhân bị ung thư sàn miệng có độ tuổi trung bình là 55,4 tuổi, điều này phản ánh đúng tính chất bệnh và nhu cầu cần tạo hình. Đối với liệt mặt thì bệnh có thể bẩm sinh hoặc mắc phải ở lứa tuổi rất trẻ và nhu cầu điều trị cao hơn, mặt khác về kỹ thuật ghép cơ ở độ tuổi dưới 20 cho kết quả phục hồi chức năng tốt hơn những bệnh nhân trên 30 tuổi(6,9). Độ tuổi còn phản ánh tính chất bệnh lý: u men xương hàm dưới thường gặp ở những bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi, ung thư đầu mặt cổ gặp chủ yếu ở những bệnh nhân trên 50 tuổi. Kết quả nghiên cứu về liên quan giữa tuổi và bệnh lý của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 445 chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu về bệnh lý cũng như chỉ định phẫu thuật tạo hình vi phẫu của các tác giả trong và ngoài nước(8,10). Kỹ thuật vi phẫu được áp dụng trong hầu hết các bệnh lý (Bảng 1) gây khuyết hổng tổ chức da, cơ, xương, sau phẫu thuật cắt u hay sẹo co kéo, khuyết bộ phận, cơ quan, mất chức năng do cơ bị liệt lâu dài... Đây là các dạng bệnh lý mà các kỹ thuật kinh điển không thể giải quyết được. Kỹ thuật vi phẫu cho phép chuyển ghép các vạt tổ chức tự do từ xa đến nơi nhận để phục hồi các cơ quan, tổ chức bị khuyết hổng ngay trong một thì mổ, rút ngắn thời gian cũng như nâng cao chất lượng điều trị. Khối lượng tổ chức có thể lấy tối đa, phù hợp với nơi nhận về màu sắc da, độ dày mỏng. Có thể lấy được từng loại tổ chức như da, cơ, xương hay phức hợp tổ chức da cơ xương theo yêu cầu tạo hình khuyết hổng(5). Trong điều trị ung thư, nhờ có kỹ thuật vi phẫu mà các phẫu thuật viên có thể cắt rộng, triệt để các tổ chức bệnh lý, khuyết hổng tổ chức hay cơ quan sau đó được tạo hình ngay trong một thì mổ(13). Hầu hết các loại vạt tổ chức tự do được sử dụng trong nghiên cứu này, trong đó vạt cơ thon và vạt da cân bả bên bả được sử dụng nhiều nhất, chiếm 58,4% (326/558 vạt), vạt bắp chân trong và vạt mạch xiên ngực lưng có số lượng ít nhất. Điều này được giải thích là các bệnh nhân liệt mặt có nhu cầu phẫu thuật ghép cơ thon thay thế các cơ mặt bị thoái hóa có nhu cầu cao hơn cả, mặt khác khẳng định kỹ thuật ghép cơ thon tại BVTƯQĐ là ổn định, đạt kết quả tốt. Vạt bả bên bả cũng là chất liệu tạo hình được các phẫu thuật viên ưa dùng vì có cuống mạch hằng định, dễ bóc tách vạt và đặc biệt diện tích của vạt rất lớn, 30 x 40 cm(12). Các vạt tự do khác như vạt xương mác, vạt đùi trước ngoài, vạt cánh tay ngoài, vạt cẳng tay quay... đã và đang được nghiên cứu sử dụng, đây là đề tài của một loạt luận án tiến sĩ sẽ được hoàn thành trong thời gian tới. Ngoài ra sử dụng loại vạt nào còn phụ thuộc vào từng trung tâm tạo hình vi phẫu cũng như thói quen của từng phẫu thuật viên(9,13). Tại Khoa PT Hàm mặt và Tạo hình, các vạt được sử dụng nhiều mục đích khác nhau, trong đó dùng để che phủ chiếm 40,7%, vạt cơ có chức năng là 29,4%, khẳng định thế mạnh của chúng tôi, tuy vậy chúng tôi cũng chú trọng đến các mục tiêu khác như tạo hình độn, tạo hình các cơ quan bộ phận quan trọng bị mất hay bị cắt bỏ do bệnh lý như xương hàm dưới, vú, dương vật, sàn miệng... Về tỷ lệ vạt sống sau phẫu thuật, trong nghiên cứu này cho thấy: tỷ lệ vạt sống toàn bộ là 96%, hoại tử 1 phần là 1,8% và hoại tử toàn bộ vạt là 2,2%. Tỷ lệ ghép vạt thành công của chúng tôi tương đương với kết quả của các trung tâm vi phẫu thuật lớn trên thế giới như Mỹ(3), Nhật(10), Đài loan(9)... Tỷ lệ thành công của từng vạt có khác nhau, trong đó vạt cơ thon là 163/164, chiếm 99,4%, vạt xương mác 52/56, chiếm 92,8% , ngược lại có vạt tỷ lệ thành công thấp: vạt cánh tay ngoài là 15/17, chỉ được 88,2%. So sánh tỷ lệ hoại tử của các loại vạt (Bảng 6), thì vạt cơ thon và vạt bả bên bả có tỷ lệ thất bại thấp nhất, chiếm 8,3% các loại vạt hoại tử, vạt xương mác có tỷ lệ thất bại cao hơn cả, chiếm 33,3%. Điều này cho thấy việc bóc tách vạt xương mác là khó khăn, cắt tạo hình xương rất phức tạp, dễ gây tổn thương mạch nuôi, do vậy cần phải nghiên cứu hoàn thiện hơn chỉ định sử dụng vạt cũng như kỹ năng bóc loại vạt tổ chức này. Về kết quả xa sau phẫu thuật (Bảng 7) cho thấy hầu hết các vạt vi phẫu đáp ứng được yêu cầu phục hồi các khuyết hổng tổ chức da, cân, cơ, xương, tạo hình lại các cơ quan tổ chức bị khuyết như vú, dương vật...đáp ứng được chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh với kết quả tốt và khá khá cao, từ 87,9 đến 100%. Trong điều trị liệt mặt bằng ghép cơ thon tự do thay cơ mặt liệt tỷ thành công tới 90,8%, trong đó 37,8% bệnh nhân sau mổ có khuôn mặt cân đối cùng nụ cười tự nhiên, 50% đạt kết quả khá. Tỷ lệ cơ ghép không có chức năng chiếm 9,2%, số bệnh nhân này cần phải có các phẫu thuật phụ trợ để treo góc mép hoặc cần một lần ghép cơ khác. Kết quả thu được của chúng tôi tương đương với các tác giả Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 446 Ueda(10), Terzis(9). Kết quả điều trị các sẹo co kéo bằng vạt tự do đạt 87,9% tốt và khá. Ưu điểm nổi bật của vạt tự do là có diện tích rộng, tính chất đàn hồi và màu sắc da được bảo tồn sau cấy ghép, đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ. Khác hẳn với vá da kinh điển là da thường cứng, rối loạn sắc tố, da vá có tỷ lệ co ngót cao. Tạo hình xương hàm dưới bằng các vạt xương mác và xương mào chậu cũng có tỷ lệ tốt và khá là 91,4%, xương ghép vẫn giữ nguyên cấu trúc do đó có thể đặt Implant ngay trong mổ hoặc sau mổ để chỉnh hình răng, phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới(1,4). Kết quả tạo hình sàn miệng sau cắt ung thư trong nghiên cứu này bước đầu thu được là rất khả quan, với 95,7% đạt tốt và khá. Tuy nhiên để hoàn thiện quy trình kỹ thuật điều trị ung thư sàn miệng cần có nghiên cứu rộng hơn với số lượng bệnh nhân lớn hơn, kết hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Đây cũng là hướng đi tiếp theo của chúng tôi trong giai đoạn tới. KẾT LUẬN Sử dụng kỹ thuật vi phẫu cho phép chuyển ghép các vạt tổ chức tự do từ nơi này đến nới khác của cơ thể để phục hồi lại hình dáng, chức phận của các cơ quan bộ phận bị khuyết với tỷ lệ thành công cao, vạt sống tới 98,2%. Đây là kỹ thuật tiên tiến, tinh vi, phức tạp nhưng có thể áp dụng tạo hình thành công đối với các dạng bệnh lý khác nhau và ở mọi lứa tuổi. Sử dụng vạt tự do phục hồi các cơ quan, bộ phận cho phép nâng cao chất lượng điều trị các bệnh lý phức tạp, đặc biệt đối với ung thư đầu mặt cổ ngày một gia tăng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chang YM, Coscufirat OK, Wei FC, Tsai CY, Lin HN (2004). “Maxillary reconstruction with a fibula osteoseptocutaneous free flap and simutaneous insertion of osseointegrated dental implants”. 113(4): 1140-1145, 2. Howard MA, Cordeiro PG et al (2005). “ Free tissue transfer in the elderly: Incidence of perioperative complications following microsurgical reconstruction of 197 septuagenarians and octogenarians”. Plast. Reconstr. Surg. 116(6): 1659-1668, 3. Khouri RK, Cooley BC, Kunselman AR et al (1998). A prospective study of microvascular free flap surgery and outcome. Plast. Reconstr.Surg. 102: 711. 4. Koshima I., Nanba Y, Tsutsui T, Itoh S (2004). “Sequential vascularrized iliac bone graft and circumflex iliac artery perforator flap with a single source vessel for established mandibular defects”. Plast. Reconstr. Surg.113(1): 101-106 5. Nguyễn Huy Phan (1999). Kỹ thuật vi phẫu mạch máu-thần kinh. Nhà xuất bản khoa học và xã hội. 6. Nguyễn Tài Sơn (2004), Nghiên cứu điều trị dây thần kinh tế VII bằng ghép cơ thon tự do có nối mạch máu và thần kinh, Luận án tiến sỹ y học, Viện nghiên cứu khoa học Y dược học lâm sàng 108. 7. Talbi M, Stissi J, Schwenk D, Meley M (2000). Successful radial forearm free flap for facial reconstruction in a 97-year-old patient. Plast. Reconstr.Surg. Vol 106, 1656-1657,. 8. Terzis J, Olivares F (2009). Long –Term outcomes of free muscle transfer for smile reconstruction in children. Plast. Reconstr.Surg. Vol 123, 543-555,. 9. Terzis JK, Noah ME (1997), "Analysis of 100 cases of freemuscle transplantation for facial paralysis", Plast Reconstr. Surg 99, No 7, pp 1905- 1921. 10. Ueda K., Harri K., Asato H. (1998). Neurovascular free muscle trans fer combined with cross-face nerve grafting for the treatment of facial paralysis in children. Plast. Reconstr.Surg. Vol 101, 1765-1773,. 11. Van Landuyt K, Hamdi M, Blondeel P, Tonnard P, Verpaele A, Monstrey S (2005). Free perforator flaps in children. Plast. Reconstr.Surg. Vol 116 159-169,. 12. Vũ Ngọc Lâm (2006). Nghiên cứu sử dụng các vạt da cân tự do có nối mạch nuôI trong điều trị sẹo co kéo cổ cằm mức độ nặng. Luận án tiến sĩ y hoc, Viện nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108, Hà Nội. 13. Wei FC, Jain V, Celic N et al (2001). Have we found an ideal soft-tissue flap? An experience with 672 anteriolateral thigh flaps. Plast. Reconstr. Surg. 107: 1759.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_sudung_558_vat_tu_do_tao_hinh_cac_khuyet_ho.pdf
Tài liệu liên quan