So sánh biến chứng 2 nhóm trong 24 giờ
đầu sau mổ
Chúng tôi nhận thấy mạch, huyết áp trung
bình, nhịp thở vào các thời điểm rút NKQ, sau
rút 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ ở hai nhóm khác nhau
không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên tính
không ổn định của dấu sinh hiệu này ở nhóm G
cũng phù hợp với điểm VAS vào các thời điểm
trên, VAS nhóm G cũng cao hơn, nó chỉ ổn định
ở thời điểm khi mà đau được điều trị tích cực ở
thời điểm sau 12 giờ và 24 giờ. Nhận định này
cũng phù hợp với các tác giả khi đánh giá đau
sau PT mổ mở và so sánh hiệu quả giảm đau
giữa 2 phương pháp gây tê NMC và dùng
mocphin để giảm đau sau mổ(1).
Sự hiện diện suy giảm hô hấp trong giảm
đau NMC tùy thuộc vào tiêu chí sử dụng để
nhận định. Trong 1 nghiên cứu hàng loạt trường
hợp và tra cứu dữ liệu, ghi nhận sự xuất hiện
của suy giảm hô hấp trong khoảng từ 1,1% đến
15,1% sử dụng nhịp thở và SpO2 như dấu hiệu
chẩn đoán; kết quả này rất giống với sự hiện
diện suy giảm hô hấp khi dùng PCA (Cashman
& Dolin, 2004 MĐ IV). Trong nghiên cứu chúng
tôi có ghi nhận 2 trường hợp ở nhóm E và 4
trường hợp ở nhóm G nhịp thở chậm <9
lần/phút kèm theo độ an thần giảm, được chẩn
đoán là quá liều morphine cần dùng naloxone.
Cả 6 BN đều trên 70 tuổi, vì vậy giảm liều
mocphin tĩnh mạch và fentanyl trong dung dịch
NMC là cần thiết ở người lớn tuổi và thể trạng
kém. Thường chúng tôi dùng liều fentanyl ở
NMC 1-2 mcg/ml, đồng thời giảm liều tiêm/giờ
là 3-5ml/giờ. Nếu dùng morphine tĩnh mạch
cũng cần theo dõi sát và điều trị kịp thời(13).
Như vậy theo dõi cẩn thận khi điều trị
giảm đau tích cực cho BN là cần thiết, nên có
monitor và tại đơn vị giảm đau hoặc ICU.
Giảm đau đa phương thức nên được ứng
dụng để giảm liều thuốc tê và morphine và dễ
đạt được mức độ giảm đau hiệu quả. Trong
nghiên cứu cả 2 nhóm chúng tôi đều dùng
kèm paracetamol và khi cần dùng thêm
ketorolac. Chúng tôi cũng dùng thuốc giảm
tiết dạ dày dự phòng loét tiêu hóa sau PT, và
dùng thuốc dự phòng nôn như là những phối
hợp trong điều trị đa phương thức(4).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá những phiền nạn và biến chứng của phương pháp giảm đau ngoài màng cứng phối hợp với gây mê toàn thân trong phẫu thuật nội soi lớn ở vùng bụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 81
ĐÁNH GIÁ NHỮNG PHIỀN NẠN VÀ BIẾN CHỨNG CỦA PHƯƠNG PHÁP
GIẢM ĐAU NGOÀI MÀNG CỨNG PHỐI HỢP VỚI GÂY MÊ TOÀN THÂN
TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI LỚN Ở VÙNG BỤNG
Phan Tôn Ngọc Vũ*, Nguyễn Văn Chừng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phối hợp gây mê toàn thân và gây tê ngoài màng cứng (NMC) trong phẫu thuật nội soi
(PTNS) không những giúp bệnh nhân (BN) đạt được giảm đau tốt hơn trong và sau phẫu thuật (PT), mà còn tạo
cơ hội cho những BN lớn tuổi, có nhiều bệnh kèm có cơ hội tiếp cận với kỹ thuật mổ ít xâm lấn với biến chứng ít
hơn. Ngoài mục tiêu khảo sát những thuận lợi của phương pháp vô cảm này, chúng tôi còn đánh giá những tai
biến và phiền nạn của nó nhằm giảm thiểu tối đa và phòng được những biến chứng có thể xãy ra.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau và biến chứng của phương pháp gây mê phối hợp gây tê ngoài màng
cứng và gây mê toàn thân trong PTNS ở bụng
Phương pháp nghiên cứu: Từ 10/2008 đến tháng 2/2009 chúng tôi tiến hành thực hiện trên 144 bệnh
nhân PTNS lớn ở vùng bụng, nhóm E gồm 72 bệnh nhân được gây tê NMC phối hợp gây mê toàn thân duy trì
liên tục giảm đau NMC sau mổ, nhóm G gồm 72 bệnh nhân gây mê toàn thân duy trì giảm đau morphine sau
phẫu thuật.
Kết quả nghiên cứu: Không có sự khác biệt giữ 2 nhóm về tuổi trung bình cân nặng, ASA, thời gian gây
mê, thời gian phẫu thuật, lượng dịch truyền. Lượng fentanyl trung bình ở nhóm E thấp hơn nhóm G(154 mg so
với 376mg), thời gian làm thủ thuật TNMC là 12 phút, đau nhẹ đến trung bình khi làm thủ thuật: 80%, Lượng
mocphin trung bình nhóm G dùng giảm đau 24 giờ đầu: 34mg, nhóm E dùng 4mg. VAS khi nằm yên ở T1
nhóm E và G là(3,33 và 5,00), T2 là (2,50 và 4,00), T4 (1,17 và 3,17), VAS khi ho, vận động ở T1 nhóm E và G
(4,00 và 6,33). Mốc chọc tê NMC chủ yếu ở đoạn ngực D11-D12 (34,73%) và D10-D11 (26,39%), các biến
chứng gồm hạ huyết áp cần điều trị trong mổ và sau mổ là 15% và 4,16%, suy hô hấp sau mổ chiếm 2,8%, chạm
máu khi chọc 8%, không có tụ máu NMC, không có tổn thương thần kinh, chọc lại lần thứ 3:16%, yếu 1 chân
2,8%, đau khi làm thủ thuật chiếm 80%...không có tai biến nghiêm trọng, tử vong.
Kết luận: Phối hợp gây tê NMC với gây mê toàn thân trong và sau mổ làm giảm nhu cầu fentanyl trong mổ
và nhu cầu sử dụng mocphin sau phẫu thuật nội soi lớn ở vùng bụng, biến chứng chính của nhóm gây tê NMC
là hạ huyết áp, suy hô hấp, chạm máu và chọc khó (>3 lần), không có biến chứng nghiêm trọng và tử vong.
Từ khóa: phẫu thuật nội soi, gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng, phối hợp gây tê, gây mê, đau, đau
sau phẫu thuật nội soi, biến chứng gây tê NMC, biến chứng PTNS.
ABSTRACT
COMPLICATION OF COMBINED EPIDURAL- GENERAL ANESTHESIA IN LAPAROSCOPIC
MAJOR ABDOMINAL SURGERY
Phan Ton Ngoc Vu, Nguyen Van Chung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 81 - 86
Background: The combined epidural and general anesthesia for laparoscopic major abdominal surgery is not
only controlled pain after surgery better than morphine, that also help the old patient or abnormal healthy patient
received more advantage from invasive surgery with less complications but there is less study about analgesic and
* Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM ** Đại học Y Dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: ThS Bs Phan Tôn Ngọc Vũ, ĐT: 0908883458 Email: vuphan682003@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 82
anesthetic technique of this surgery in the world, especially in Viet Nam.
Objectives: Study analgesic efficacy and complication of combined epidural anesthesia with general
anesthesia for laparoscopic surgery.
Methods: We performed analgesic and anesthetic management for 144 patients who passed laparoscopic
surgery from October 2008 to February 2009. All patients were divided into two group. In group 1, patients
received general anesthesia and epidural anesthesia to control intraoperative and postoperative pain (group E). In
group 2, patients received general anesthesia and infusion of Morphine to control postoperative pain (group G).
Results: There was insignificant different in age, ASA classification, anesthetic and surgical duration
between two group. Average consumption of Fentanyl in group E was less than group G (154mg vs 376mg).
Morphine requirement in 24 hours was 34mg vs 4mg (group G vs group E). VAS at rest between group E and
group G at assessed times was 3.33 vs 5.00, 2.50 vs 4.00 and 1.17 vs 3.17. VAS on movement was 4.00 in group
E vs 6.33 in group G.
Conclusions: Combined epidural–general anesthesia reduce intraoperative requirement of Fentanyl and
postoperative requirement of Morphine in laparoscopic surgery. Epidural anesthesia is more efficient than
infusion of Morphine to control postoperative pain after laparoscopic surgery. Complications of epidural analgesia:
severe hypotension in perioperative and postoperative (15%, 4.16%), depressive respiration (2.8%), severe
complications (0%), death (0%).
Key words: Laparoscopic surgery, epidural anesthesia, general anesthesia, pain after laparoscopic surgery,
abdominal laparoscopy, general anesthesia, epidural anesthesia, the combined epidural and general anesthesia,
complication of epidural.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiệu quả của giảm đau ngoài màng cứng
(NMC) đã được chứng minh là chắc chắn. Bất kể
đã sử dụng thuốc gì, vị trí của catheter, loại
phẫu thuật, thời điểm đánh giá đau, NMC đều
được đánh giá là cung cấp giảm đau tốt hơn là
dùng nhóm opioid (Werawatganon &
Charuluxanun, 2005 MĐ I; Wu và CS, 2005 MĐ
I; Guay, 2006 MĐ I; Nishimori và CS, 2006 MĐI;
Marret và CS, 2007 MĐ I)(3).
Một nghiên cứu phân tích hồi cứu khác về
lợi ích của giảm đau NMC phối hợp với gây mê
toàn thân (Guay, 2006 MĐ I). Trên nhiều loại
PT, cách thức sử dụng NMC và ghi nhận giảm
tác dụng phụ như loạn nhịp tim, rút NKQ sớm
hơn, giảm thời gian nằm săn sóc đặt biệt (ICU),
giảm lượng hormon, cortisol và glucoza tiết ra
do stress cũng như giảm suy chức năng thận khi
giảm đau vùng được sử dụng.
Giảm đau được cải thiện với gây tê NMC
làm tăng PaO2 và giảm tỷ lệ nhiễm trùng hô hấp
và giảm biến chứng hô hấp khi so sánh với sử
dụng opioid hệ thống (Ballantyne và CS, 1998
MĐ I). Đặc biệt, ngoài những lợi ích về giảm
đau, những điểm tích cực khác như chức năng
dạ dày ruột hồi phục sớm hơn đã khuyến khích
các nhà lâm sàng ứng dụng nhiều trong PT
vùng bụng(3,6).
Tuy nhiên, những biến chứng tiềm tàng của
NMC như tổn thương mạch máu, thần kinh và
phản ứng thuốc tê, giảm đau khác hoặc tụ máu
NMC, nhiễm trùng cũng làm e ngại và giảm sự
nhiệt tình của nhiều Bác Sĩ gây mê khi tiến hành
thủ thuật này(14,6,1).
Phẫu thuật nội soi (PTNS) ngày càng thực
hiện rộng rãi trên nhiều PT lớn ở vùng bụng(0,7).
Phối hợp gây mê toàn thân và gây tê NMC
trong PTNS không những giúp BN đạt được
giảm đau tốt hơn trong và sau PT, mà còn tạo cơ
hội cho những BN lớn tuổi, có nhiều bệnh kèm
có cơ hội tiếp cận với kỹ thuật mổ ít xâm lấn với
biến chứng ít hơn(9,12). Ngoài mục tiêu khảo sát
những thuận lợi của phương pháp vô cảm này,
chúng tôi còn đánh giá những tai biến và phiền
nạn của nó nhằm giảm thiểu tối đa những biến
chứng có thể xảy ra.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 83
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang có nhóm
chứng. Chúng tôi tiến hành thực hiện trên 144
bệnh nhân PTNS lớn ở vùng bụng, chọn ngẫu
nhiên chia thành 2 nhóm, nhóm I gồm 72 bệnh
nhân được gây tê ngoài màng cứng(NMC) phối
hợp gây mê toàn thân duy trì giảm đau NMC
sau mổ (nhóm E), nhóm II gồm 72 bệnh nhân
gây mê toàn thân duy trì giảm đau mocphin
(nhóm G). Ghi nhận những biến cố khi làm thủ
thuật tê ngoài màng cứng, thay đổi sinh hiệu
trong và sau khi phẫu thuật. Đánh giá đau khi
nằm yên và khi vận động vào các thời điểm sau
phẫu thuật, nhu cầu nhóm mocphin trong và
sau phẫu thuật ở 2 nhóm trong 24 giờ đầu sau
phẫu thuật. Thu thập và xử lý số liệu trên phần
mềm Stata/SE 10.0.
Loại ra khỏi nghiên cứu những trường hợp
chuyển mổ mỡ hoặc thất bại khi gây tê NMC
hoặc bệnh nhân phải thở máy sau mổ.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Chọn lựa mốc chọc gây tê NMC
Mốc
chọc
L2-L1 D12-
L1
D11-
D12
D10-
D11
D9-
D10
D8-D9 Tổng
số
Số lần 1 6 25 19 16 5 72
% 1,39 8,33 34,73 26,39 22,22 6,94 100
Theo khuyến cáo trong mổ mở, vị trí của
catheter NMC nên chọn là
Bảng 2: Vị trí catheter so với vị trí phẫu thuật
Vị trí phẫu thuật Vị trí catheter
Ngực D4- D8
Bụng trên D6- D10
Bụng dưới D10- L3
Chi dưới L1- L4
(Nguồn: nhà xuất bản y học 2004)(2)
Tuy nhiên, PTNS ổ bụng có bơm hơi toàn bộ
trong phúc mạc vì vậy nếu chọn lựa vị trí
catheter dựa vào đường rạch như mổ mỡ kinh
điển là không đặt ra, gây tê NMC đơn thuần cho
PTNS lớn ở vùng bụng cũng rất khó khăn, khó
mà đạt được mốc phong bế từ cơ hoành đến túi
cùng Douglas. Nên chọn lựa phối hợp gây mê
toàn thân và gây tê NMC là cần thiết để đảm
bảo sự an toàn trong PTNS(3). Mốc chọc tê chúng
tôi thường chọn nhất là D11-D12 (34,73%) và
D10-D11 (26,39%), như vậy sau khi luồn catheter
5-6 cm thì vị trí đầu của nó khoảng D6-D10.
Lợi ích của gây tê NMC cũng được ghi
nhân là tốt hơn so với gây tê vùng thắt lưng
trong nhiều nghiên cứu so sánh ngẫu nhiên
(MĐ I). Theo Steinbrook (1998), Jorgensen (2000)
Giảm đau NMC đoạn ngực sử dụng sau PT lớn
ở bụng và lồng ngực. Dùng thuốc tê NMC ngực
cải thiện sự hồi phục chức năng ruột sau PT ổ
bụng tốt, trong khi lợi ích này là không chắc
chắn khi dùng thuốc NMC ở đoạn lưng. So sánh
dùng NMC đoạn ngực và đoạn lưng ở BN mổ
phụ khoa nhận thấy dùng đoạn ngực giảm đau
tốt hơn, ít ức chế vận động hơn nhưng tỉ lệ ngứa
nhiều hơn (Richman và CS, 2007 MĐ I)(3).
Trong PTNS cắt đại tràng mặc dù đa số chỉ
sử dụng 4 trocars, nhưng khi lấy bệnh phẩm ra
ngoài phẫu thuật viên cần rạch da khoảng 5-6cm
ở vùng bụng trên hoặc dưới rốn. Vì vậy chọn tê
NMC vùng ngực là hợp l y hơn. Vấn đề đau sau
mổ và xâm lấn trong mổ đại tràng không phải là
vết rạch bên ngoài mà phẫu tích bên trong ổ
bụng, BN được hạ đại tràng góc lách, góc gan,
cắt mạc treo, nạo hạch, cắt đoạn đại tràng, trực
tràngnhững bóc tách lớn như vậy gây ra
nhiều tổn thương mô và kích hoạt phản ứng
viêm, là tiền đề cho những cơn đau sau mổ nội
soi(5,4,10,11). Giảm đau trong PTNS lớn ổ bung là
cần thiết và phải giảm đau đầy đủ, dùng liên tục
NMC đoạn ngực làm giảm đau trong và sau
PTNS đã đáp ứng được yêu cầu này(12,4,10).
Bàn về kỹ thuật và biến chứng khi gây tê
NMC
Một trong những trở ngại khi thực hiện gây
tê NMC đoạn ngực là: kỹ thuật khó hơn ở đoạn
thắt lưng. Trong nghiên cứu chúng tôi nhận
thấy tỉ lệ chọc 3 lần hoặc hơn chiếm 16%, chạm
máu 8%, thủng màng cứng 0%, thời gian thao
tác trung bình 12 phút, không có ghi nhận thất
bại khi chọc, điều này được chứng minh khi nhu
cầu fentanyl trong nhóm E giảm rõ rệt. Tuy vậy,
bệnh nhân vẫn cảm thấy đau khi chích chiếm
80% vì vậy khi làm thủ thuật nên an thần giảm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 84
đau trước và gây tê tại chổ tốt. Một trong những
biến chứng đáng ngại nhất là tụ máu ngoài
màng cứng theo y văn khoảng 0,0006%, trong lô
nghiên cứu chúng tôi không có trường hợp nào,
nhưng tại bệnh viện ĐHYD vào cùng thời điểm
nghiên cứu có 1 trường hợp tụ máu NMC xãy ra
khi rút catheter, được phẫu thuật kịp thời. Như
vậy phải luôn nhớ đến biến chứng này để xử lý
theo đúng khuyến cáo. Các phiền nạn khác ở
hậu phẫu không xãy ra, yếu 1 chân ghi nhận
2,8% (Bromage =3), cải thiện khi giảm liều sau 2
giờ.
Bàn về chấn thương thần kinh
Chấn thương thần kinh vĩnh viển là biến
chứng sợ nhất của giảm đau NMC. Một nghiên
cứu hồi cứu ở Thụy Điển về biến chứng thần
kinh nặng sau giảm đau sản khoa NMC là
1:25000 và cho tất cả lọai PT là 1:3600; 67% là tổn
thương vĩnh viển (Moen và CS, 2004 MĐ IV).
Kết quả cũng nhận định loãng xương như là 1
yếu tố nguy cơ đầu tiên(3).
Một nghiên cứu khác thông báo tỷ lệ tác
dụng phụ giảm đau trong đẻ là 1:240000 tổn
thương thần kinh dai dẳng và 1:6700 triệu chứng
thần kinh nhất thời (trong vòng 1 năm) (Ruppen
và CS, 2006 MĐ IV)
Một nghiên cứu khác theo dõi 16 năm, với
8210 catheter NMC có 2 trường hợp tụ máu
NMC, 6 trường hợp áp xe NMC, 1 trường hợp
PT giải ép, không có BN nào có tổn thương thần
kinh lâu dài (Cameron và CS, 2007 MĐ IV).
Tổn thương thần kinh dai dẳng sau giảm
đau NMC trong nhiều nghiên cứu là trong
khoảng 0,013% đến 0,023% (Xie & Liu, 1991
MĐ IV; Tanaka và CS, 1993 MĐ IV; Auroy và
CS, 1997 MĐ IV).
Theo Ballantyne và CS (2003 MĐ IV) Giảm
đau NMC không phải luôn luôn thành công vì
nhiều yếu tố: catheter bị hỏng hoặc không đúng
vị trí, hoặc kỹ thuật và những yếu tố liên quan
đến BN làm không đạt được giảm đau hiệu quả.
Những tác dụng phụ không thể chịu đựng nổi
có thể là 1 chỉ định để kết thúc sớm thai kỳ.
Trong 1 nghiên cứu hồi cứu lớn, 22% BN chấm
dứt thai kỳ sớm có dùng giảm đau NMC sau
mổ; những nguyên nhân thường nhất là tuột
catheter ra khỏi vị trí (10%), giảm đau không
đầy đủ (3,5%), thiếu hụt cảm giác hoặc vận động
(2,2%). Phần lớn những thất bại này xãy ra ở
trong hoặc sau ngày thứ 2 Hậu quả này được
củng cố bởi những điều tương tự tìm thấy trong
nghiên cứu của Burstal và cộng sự (Burstal và
CS, 1998 MĐ IV) và ủng hộ thêm nữa cho sự
cần thiết có những chiến lược hổ trợ giảm đau
NMC như là 1 phần của giảm đau đa phương
thức trong kiểm soát đau cấp tính(2,15).
So sánh sự thay đổi huyết động khi PTNS
ổ bụng giữa 2 nhóm
Tần suất xuất hiện biến cố về huyết động
như: mạch chậm, mạch nhanh, tăng huyết áp là
xuất hiện nhiều hơn ở nhóm G nhưng sự thay
đổi này không có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ hạ
huyết áp ở nhóm E nhiều hơn ở nhóm G có ý
nghĩa thống kê (p=0,05), tuy nhiên hạ huyết áp ở
mức nguy hiểm (độ 3: < 30%) là không có sự
khác biệt giữa 2 nhóm, tổng liều ephedrine dùng
trong mổ cũng không có sự khác biệt. Hạ huyết
áp trong gây tê ngoài màng cứng là hay gặp
nhất là khi có phối hợp với gây mê(10,11,1), khi
dùng giảm đau ngoài màng cứng phối hợp để
giảm liều nhóm mocphin sử dụng trong mổ có
nhiều tác giả chọn thời điểm tiêm liều đầu tiên
trước khi gây mê vì vậy tỷ lệ hạ huyết áp cao.
Trong nghiên cứu, chúng tôi chọn thời điểm
tiêm liều đầu sau khi gây mê toàn thân với
NKQ, sau khi kiểm tra huyết động ổn định và
không có sự cố nào của gây mê toàn thân như:
sốc phản vệ, đường thở khó, vì vậy tỉ lệ hạ
huyết áp độ 3 cần dùng ephedrine của chúng tôi
là 15% so với các tác giả khác 41%(1). Hơn nữa
liều đầu chúng tôi chọn dùng lidocain 1%, liều
từ 6-12ml tùy theo BN, tiêm trước khi rạch da 15
phút, bù dịch cơ bản khoảng 500ml Ringer
lactat, tổng hợp các chọn lựa trên có lẽ giúp
nghiên cứu của chúng tôi ít có BN hạ huyết áp
hơn và việc xử lý nó cũng chủ động và nhẹ
nhàng hơn. Phác đồ này đ gần như thực hiện
thường qui tại bệnh viện ĐHYD TP. Hồ Chí
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 85
Minh và các bác sĩ tại đây gần như không quá e
ngại biến chứng này.
So sánh biến chứng 2 nhóm trong 24 giờ
đầu sau mổ
Chúng tôi nhận thấy mạch, huyết áp trung
bình, nhịp thở vào các thời điểm rút NKQ, sau
rút 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ ở hai nhóm khác nhau
không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên tính
không ổn định của dấu sinh hiệu này ở nhóm G
cũng phù hợp với điểm VAS vào các thời điểm
trên, VAS nhóm G cũng cao hơn, nó chỉ ổn định
ở thời điểm khi mà đau được điều trị tích cực ở
thời điểm sau 12 giờ và 24 giờ. Nhận định này
cũng phù hợp với các tác giả khi đánh giá đau
sau PT mổ mở và so sánh hiệu quả giảm đau
giữa 2 phương pháp gây tê NMC và dùng
mocphin để giảm đau sau mổ(1).
Sự hiện diện suy giảm hô hấp trong giảm
đau NMC tùy thuộc vào tiêu chí sử dụng để
nhận định. Trong 1 nghiên cứu hàng loạt trường
hợp và tra cứu dữ liệu, ghi nhận sự xuất hiện
của suy giảm hô hấp trong khoảng từ 1,1% đến
15,1% sử dụng nhịp thở và SpO2 như dấu hiệu
chẩn đoán; kết quả này rất giống với sự hiện
diện suy giảm hô hấp khi dùng PCA (Cashman
& Dolin, 2004 MĐ IV). Trong nghiên cứu chúng
tôi có ghi nhận 2 trường hợp ở nhóm E và 4
trường hợp ở nhóm G nhịp thở chậm <9
lần/phút kèm theo độ an thần giảm, được chẩn
đoán là quá liều morphine cần dùng naloxone.
Cả 6 BN đều trên 70 tuổi, vì vậy giảm liều
mocphin tĩnh mạch và fentanyl trong dung dịch
NMC là cần thiết ở người lớn tuổi và thể trạng
kém. Thường chúng tôi dùng liều fentanyl ở
NMC 1-2 mcg/ml, đồng thời giảm liều tiêm/giờ
là 3-5ml/giờ. Nếu dùng morphine tĩnh mạch
cũng cần theo dõi sát và điều trị kịp thời(13).
Như vậy theo dõi cẩn thận khi điều trị
giảm đau tích cực cho BN là cần thiết, nên có
monitor và tại đơn vị giảm đau hoặc ICU.
Giảm đau đa phương thức nên được ứng
dụng để giảm liều thuốc tê và morphine và dễ
đạt được mức độ giảm đau hiệu quả. Trong
nghiên cứu cả 2 nhóm chúng tôi đều dùng
kèm paracetamol và khi cần dùng thêm
ketorolac. Chúng tôi cũng dùng thuốc giảm
tiết dạ dày dự phòng loét tiêu hóa sau PT, và
dùng thuốc dự phòng nôn như là những phối
hợp trong điều trị đa phương thức(4).
Sự hiện diện hạ huyết áp tùy vào liều
thuốc tê và tiêu chí hạ huyết áp để nhận định.
Trong cùng nghiên cứu (Cashman & Dolin,
2004) thông báo tỷ lệ hạ huyết áp là 5,6 (3,0%-
10,2%). Nó thường là hậu quả của thiếu khối
lượng tuần hoàn (Wheatley và CS, 2001).
Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng nồng độ
thuốc tê 0,1% phối hợp với fentanyl 2-4
mcg/ml, dùng liên tục trong và sau PT vì vậy
chúng tôi có thể điều chỉnh liều từ trong
phòng mổ, vì vậy tỷ lệ hạ huyết áp tại hậu
phẫu ở nhóm E và G là (4,16% và 6,94%). Tuy
nhiên, hạ huyết áp trong nhóm E không cần
dùng vận mạch chỉ cần bù dịch sau đó BN ổn
định, ở nhóm G có 3 trường hợp cần bù dịch
và ephedrine.
Các biến chứng khác: nôn, buồn nôn, khó
thở, run, co thắt, ho không thấy sự khác biệt
có ý nghĩa ở hai nhóm trong 24 giờ đầu.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu biến chứng và phiền nạn
khi phối hợp gây tê NMC và gây mê toàn
thân trong PTNS lớn ở vùng bụng chúng tôi
nhận thấy: tỷ lệ hạ huyết áp cần điều trị trong
mổ và sau mổ là 15% và 4,16%, suy hô hấp
sau mổ chiếm 2,8%, chạm máu khi chọc 8%,
không có tụ máu NMC, không có tổn thương
thần kinh, chọc lại lần thứ 3:16%, yếu 1 chân
2,8%, đau khi làm thủ thuật chiếm
80%...không có tai biến nghiêm trọng, tử
vong, quan trọng nhất là phải theo dõi BN
liên tục để điều chỉnh và xử l y kịp thời và cần
rèn luyện kỹ năng và kiến thức gây tê NMC
đoạn ngực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Christie W, McCabe S. (2007), ”Major complications of epidural
analgesia after surgery”, Anaesthesia, 62: 335-341.
2. Kehlet H (1997)”Multimodal approach to control postoperative
pathophysology and rehabilitation”, British Journal of
Anesthesia; 78: 606-617
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 86
3. Macintyre PE và CS (2010)”Epidural analgesia in acute pain
management scientific evidence”, Australian and New Zealand
College of Anaesthesiologists and Faculty of Pain Medicine,
C7(2): 186-190
4. Mad U và CS (2007),”The acute pain service: Present and future
role”, Anesthesia and critical care, 18: 135-139.
5. Marc B và CS (2007),”Continous preperitoneal infusion of
ropivacaine provides effective analgesia and accelerates recovery
after colorectal surgery”, Anesthesiology, 107(3): 369-371.
6. Moraca RJ và CS (2003),”The role of epidural anesthesia and
analgesia in surgical practice”, Annals of surgery, 238(5): 663-673
7. Nguyễn Đình Hối (2006), « Phẫu thuật nội soi tại bệnh viện đại
học y dược TP. Hồ Chí Minh », y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản
tập 10, số 4, tr. 1-4.
8. Nguyễn Hoàng Bắc và CS (2003), « Cắt đại tràng nội soi », y học
TP. Hổ Chí Minh, tập 7, phụ bản số 1, tr. 127-131
9. Nguyễn Văn Chừng (2004), « Gây tê NMC ». Sách gây mê hồi
sức, Đại học y dược TP HCM, Nhà xuất bản y học, tr. 92-104
10. Ono K et al (2005),”Effects of postoperative continous epidural
analgesia after laparoscopy-assisted distal gastrectomy”, Masui,
54(7): 772-775.
11. Perla E và Cs (2006),”Laparoscopic surgery may be associated
with sereve pain and high analgesia a requirements in the
immediate postoperative period”, Annals Surgery, 243(1): 41-46.
12. Phan Tôn Ngọc Vũ, Nguyễn Văn Chừng (2011), « Hiệu quả giảm
đau của gây tê ngoài màng cứng phối hợp với gây mê nội khí
quản trong phẫu thuật nội soi ổ bụng », Y học TP. Hồ Chí Minh,
tập 15, phụ bản số 1, tr 368-373.
13. Rawal N (2007)”Postoperative pain relief using regional
anaesthesia”, Current Anaesthesia and Critical Care, 18: 140-148
14. Womey CT & Tsui BCH (2007)”Complication of epidural
blockade”, Springer, C10: 167-190
15. Xi Hong và CS (2006),”Laparoscopy for colectomy accelerates
restoration of bowel function when using patient controlled
analgesia”, CAN J ANESTH,53(6):544-550.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_nhung_phien_nan_va_bien_chung_cua_phuong_phap_giam.pdf