Kết quả ở Bảng 2 cho thấy: các nhóm thỏ
uống M3NC-MTC nạp famotidine, M3NCMTD nạp famotidine, M3NC-MTG nạp
famotidine và viên nén famotidine thương mại
đạt được Cmax sau lần lượt là 6, 6, 4, 2 giờ,
chứng tỏ, famotidine trong viên nén thương mại
được hấp thụ nhanh hơn so với famotidine được
nạp trong các loại vật liệu M3NC. Nồng độ
thuốc cực đại trong huyết tương trên thỏ uống
các loại vật liệu M3NC nạp famotidine đều thấp
hơn so với thỏ uống viên nén famotidine
thương mại. Thời gian bán thải (t1/2) và giá trị
diện tích dưới đường cong (AUC) của các loại
vật liệu M3NC nạp famotidine đều cao hơn so
với viên nén famotidine thương mại. Tmax của
M3NC-MTC nạp famotidine và M3NC-MTD
nạp famotidine cao hơn M3NC-MTG nạp
famotidine, và viên nén famotidine thương mại
có Tmax nhỏ nhất. Như vậy, các loại vật liệu
M3NC nạp famotidine có thể giúp thuốc giải
phóng kéo dài, trong đó thời gian giải phóng
kéo dài của vật liệu M3NC-MTC và M3NCMTD nạp famotidine cao hơn M3NC-MTG nạp
famotidine. Sinh khả dụng in vivo của vật liệu
M3NC-MTC nạp famotidine là 172%, M3NCMTD nạp famotidine là 159%, M3NC-MTG
nạp famotidine là 131% so với viên nén
famotidine trên thị trường. Các loại vật liệu
M3NC nạp famotidine đã giúp cải thiện sinh
khả dụng của famotidine so với viên nén
famotidine thương mại. Kết quả nghiên cứu của
Jha và cộng sự [18] cho thấy các công thức vi
nhũ tương nạp famotidine sau khi sử dụng qua
đường uống được thực hiện trên thỏ cho kết quả
về khả năng xuyên thấm thuốc qua thành ruột
và Cmax cao hơn thuốc tinh khiết; sinh khả dụng
tăng của famotidine được nạp vào hệ vi nhũ
tương có thể là do tính xuyên thấm thuốc qua
thành ruột tăng. Nghiên cứu sinh khả dụng in
vivo của các công thức vi cầu nổi nạp
famotidine được Mishra và cộng sự [19] thực
hiện trên thỏ; Cmax, Tmax và AUC được tính toán
và xác nhận rằng công thức vi cầu nổi nạp
famotidine giúp phân phối thuốc được kiểm
soát và cải thiện sinh khả dụng đường uống.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 96 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sinh khả dụng in vivo của Famotidine từ vật liệu mạng lưới 3DNano-cellulose nạp famotidine được tạo ra từ acetobacter xylinum trong một số môi trường nuôi cấy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 2 (2018) 19-25
19
Đánh giá sinh khả dụng in vivo của famotidine từ vật liệu
mạng lưới 3D-nano-cellulose nạp famotidine được tạo ra từ
Acetobacter xylinum trong một số môi trường nuôi cấy
Nguyễn Xuân Thành*
Viện Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2,
Số 32, Nguyễn Văn Linh, Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc, Việt Nam
Nhận ngày 20 tháng 6 năm 2018
Chỉnh sửa ngày 07 tháng 11 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2018
Tóm tắt: Mạng lưới cấu trúc 3D-nano-cellulose (M3NC) có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y sinh
và các hệ thống phân phối thuốc tiên tiến. Vật liệu M3NC tạo ra từ Acetobacter xylinum trong môi
trường chuẩn (M3NC-MTC), nước dừa (M3NC-MTD) và nước vo gạo (M3NC-MTG) được nạp
famotidine bằng phương pháp hấp thụ thu được các M3NC vận tải thuốc để khảo sát sinh khả
dụng in vivo của thuốc. Nghiên cứu sinh khả dụng của vật liệu M3NC nạp famotidine được thực
hiện trên thỏ và định lượng famotidine trong mẫu huyết tương bằng phương pháp HPLC. Kết quả
cho thấy các loại vật liệu M3NC nạp famotidine có thể tạo hệ vận tải thuốc giải phóng kéo dài,
trong đó thời gian giải phóng kéo dài của vật liệu M3NC-MTC nạp famotidine và M3NC-MTD
nạp famotidine cao hơn vật liệu M3NC-MTG nạp famotidine. Sinh khả dụng in vivo của vật liệu
M3NC-MTC nạp famotidine là 172%, M3NC-MTD nạp famotidine là 159%, M3NC-MTG nạp
famotidine là 131% so với viên nén famotidine trên thị trường. Các loại vật liệu M3NC nạp
famotidine đã làm tăng sinh khả dụng của famotidine so với viên nén famotidine thương mại.
Từ khóa: Acetobacter xylinum, famotidine, giải phóng kéo dài, mạng lưới 3D-nano-cellulose
(M3NC), sinh khả dụng in vivo.
1. Mở đầu
Famotidine là một trong số các loại thuốc
đường tiêu hóa dùng qua đường tiêm hoặc
uống, hòa tan được trong axit, rất ít tan trong
nước. Thuốc có tác dụng làm giảm tiết dịch vị
nhờ cơ chế đối kháng với histamine tại thụ thể
_______
Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-912478845.
Email: nguyenxuanthanh@hpu2.edu.vn
https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4103
H2 ở các vách tế bào niêm mạc dạ dày, làm
giảm tiết cả số lượng và nồng độ HCl của dịch
vị, làm lành các vết loét dạ dày,... Tuy nhiên,
sinh khả dụng của famotidine thấp (khoảng 40
– 45%) đã làm giảm tác dụng dược lý của nó
[1]. Các nghiên cứu hiện nay tập trung cải thiện
công thức và quy trình bào chế nhằm tạo chế
phẩm có độ hòa tan cao, cải thiện sinh khả dụng
của thuốc [1, 2]. Mạng lưới 3D-nano-cellulose
(M3NC) được tạo ra bởi vi khuẩn Acetobacter
xylinum (A. xylinum) có cấu trúc hóa học rất
N.X. Thành / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 2 (2018) 19-25
20
giống cellulose của thực vật nhưng có một số
tính chất hóa lý đặc biệt như đường kính sợi
nhỏ (cỡ nanomet), độ tinh khiết cao, độ
polymer hóa lớn, độ bền cơ học và khả năng
thấm hút nước cao, Vì vậy, vật liệu M3NC
được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ.
Trong lĩnh vực y học, M3NC được nghiên cứu
dùng làm tá dược, mặt nạ dưỡng da, mạch máu
nhân tạo, màng sinh học trị bỏng và đặc biệt sử
dụng làm hệ vận tải và phân phối thuốc [3].
Huang và các cộng sự đã sử dụng M3NC được
lên men từ môi trường chuẩn (Hestrin –
Schramm [9]) dùng cho vận tải và phân phối
berberine in vitro [4]. Kết quả nghiên cứu khác
cho thấy M3NC được lên men từ môi trường
chuẩn có tiềm năng làm hệ vận tải và phân phối
thuốc qua đường uống [3]. Satishbabu và các
cộng sự đánh giá hệ thống giải phóng thuốc
chậm của famotidine dựa trên dầu gan cá thu
kết hợp với hạt calcium alginate [5]. Anraku và
các cộng sự đã nghiên cứu giải phóng chậm của
famotidine từ viên nén: chitosan/sulfobutyl
ether β – cyclodextrin composites [6]. Zhu và
các cộng sự đã nghiên cứu thiết kế hệ thống
phân phối thuốc làm tăng sinh khả dụng của
famotidine trên chuột cống [1]. Maday và các
cộng sự đã đánh giá chức năng axit của
carboxymethyl – beta – cyclodextrin trong việc
cải thiện sự ổn định hóa học, sinh khả dụng
đường uống và hương vị đắng của famotidine
[7]. Fahmy và các cộng sự đã đánh giá tỉ lệ giải
phóng thuốc famotidine thông qua xây dựng
viên liquisolid trên cả in vitro và in vivo [8].
Vật liệu M3NC có khả năng hấp thụ và giải
phóng thuốc khác nhau khi được tạo ra từ A.
xylinum trong các loại môi trường dinh dưỡng
khác nhau như: môi trường chuẩn (MTC) [3, 4,
9-11], nước dừa (MTD) [11-13], nước vo gạo
(MTG) [11-13], Nghiên cứu này nhằm đánh
giá sinh khả dụng in vivo của famotidine từ vật
liệu M3NC nạp famotidine được tạo ra từ A.
xylinum trong môi trường chuẩn (MTC), nước
dừa (MTD) và nước vo gạo (MTG).
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Hóa chất và trang thiết bị
Vật liệu và hóa chất: Famotidine 99,5%
(Sigma - Mỹ); viên nén famotidine (FAMSYN-
20, Haryana - Ấn Độ); cao nấm men (Mỹ);
pepton (European Union); methanol, acetonitril,
natri acetat trihydrat, triethylamin, acid acetic
băng, (Merck); các hóa chất khác đạt tiêu
chuẩn dùng trong sắc ký và phân tích.
Trang thiết bị: Cân phân tích (Sartorius,
Thụy Sỹ); khuấy từ gia nhiệt (IKA, Đức); máy
lắc tròn tốc độ chậm (Orbital
Shakergallenkump, Anh); máy lắc (Lab
companion, SKF-2075, Hàn Quốc); tủ sấy, tủ
ấm (Binder, Đức); buồng cấy vô trùng
(Haraeus); nồi hấp khử trùng (HV-
110/HIRAIAMA, Nhật Bản); máy sắc ký lỏng
(Acquity UPLC HClass, kết hợp khối phổ Xevo
TQD, Waters, Mỹ); thiết bị lắc (xor Vortex
ZX3, Velp Scientifica, Mỹ); thiết bị lắc xoáy
ngang (Reciprocating Shaking 3006, GFL,
Đức); thiết bị bốc hơi dung môi ở áp suất giảm
(Centrivap solvent system, Labconco, Mỹ); tủ
lạnh sâu (MDF 236, Sanyo, Nhật).
2.2. Chủng vi khuẩn, môi trường nuôi cấy và
động vật thí nghiệm
Chủng vi khuẩn: Vi khuẩn Acetobacter
xylinum được phân lập và nuôi cấy tại phòng
sạch Vi sinh – Động vật, Viện Nghiên cứu Khoa
học và Ứng dụng - Trường ĐHSP Hà Nội 2.
Môi trường nuôi cấy [9-11]: Môi trường
chuẩn (MTC) gồm glucose (20 g), pepton (5 g),
diamoni photphat (2,7 g), cao nấm men (5 g),
acid citric (1,15 g), nước cất 2 lần (1000 mL);
môi trường nước dừa già (MTD) gồm glucose
(20 g), pepton (10 g), diamoni photphat (0,5 g),
amoni sulfat (0,5 g), nước dừa già (1000 mL);
môi trường nước vo gạo (MTG) gồm glucose
(20 g), pepton (10 g), diamoni photphat (0,5 g),
amoni sulfat (0,5 g), nước vo gạo (1000 mL).
Động vật thí nghiệm: Thỏ trắng khỏe mạnh,
khối lượng khoảng 2,5-2,7 kg, 3-3,5 tháng tuổi,
đạt tiêu chuẩn thí nghiệm, được cung cấp từ
Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương. Thỏ
N.X. Thành / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 2 (2018) 19-25 21
được cho thích nghi với điều kiện phòng thí
nghiệm ít nhất một tuần và cho nhịn đói 12 giờ,
chỉ uống nước trước khi thí nghiệm.
2.3. Tạo vật liệu M3NC nạp famotidine dùng
đánh giá sinh khả dụng in vivo
Lên men thu M3NC từ 3 môi trường theo 6
bước [11]: Chuẩn bị môi trường; Hấp khử trùng
môi trường đó ở 113oC trong 15 phút; Lấy môi
trường ra khử trùng bằng tia UV trong 15 phút
rồi để nguội; Bổ sung 10% dịch giống và lắc
cho giống phân bố đều trong dung dịch;
Chuyển dịch sang dụng cụ nuôi cấy theo kích
thước nghiên cứu (buồng nuôi cấy tế bào 24
giếng d1,5 cm), dùng gạc vô trùng bịt miệng
dụng cụ, đặt tĩnh trong 10-14 ngày ở 28 oC; Thu
vật liệu M3NC thô và xử lý tinh sạch M3NC
trước khi nạp thuốc. Vật liệu M3NC có đường
kính 1,5 cm với độ dày 1 cm được nạp
famotidine theo điều kiện tối ưu trong nghiên
cứu trước đây của chúng tôi [10, 11].
2.4. Nghiên cứu sinh khả dụng in vivo của
famotidine giải phóng từ M3NC nạp thuốc
Thiết kế thí nghiệm: 12 thỏ thí nghiệm được
chia thành 04 nhóm (n = 3 cho mỗi nhóm). Mỗi
thỏ cho uống 01 viên chế phẩm hoặc 01 viên
nén với liều đơn có nồng độ 20 mg/thỏ: nhóm 1
(viên nén famotidine thương mại), nhóm 2 (chế
phẩm M3NC-MTC nạp thuốc), nhóm 3 (chế
phẩm M3NC-MTD nạp thuốc), nhóm 4 (chế
phẩm M3NC-MTG nạp thuốc).
Phương pháp lấy mẫu: Sau khi cho thỏ dùng
thuốc lần lượt lấy mẫu máu thỏ vào thời gian
trước khi dùng thuốc (mẫu trắng không có dược
chất), sau đó lấy máu lần lượt từ 0,5 giờ, 1 giờ,
2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ, và 24
giờ sau dùng thuốc [14]. Chọn tĩnh mạch thích
hợp, máu được lấy ở sau tai thỏ. Dùng mũi kim
đã sát khuẩn trích tĩnh mạch sau tai thỏ, hứng
máu vào ống nghiệm có chứa sẵn chất chống
đông máu (EDTA). Ngay sau khi lấy, mỗi mẫu
máu được lắc nhẹ nhàng để đảm bảo trộn hoàn
toàn với các thuốc chống đông máu và ngay lập
tức ly tâm ở 5000 rpm trong 10 phút ở 4 oC để
tách huyết tương. Huyết tương (plasma) nổi sẽ
được chuyển sang ống sạch và tiến hành phân
tích [14].
Định lượng famotidine trong huyết tương
thỏ bằng phương pháp HPLC: Khảo sát điều
kiện sắc ký, quy trình xử lý mẫu và thẩm định
phương pháp phân tích được thực hiện theo kết
quả nghiên cứu trước đây của chúng tôi [15].
Chúng tôi đã khảo sát, tối ưu hóa các điều kiện
sắc ký và lựa chọn được các điều kiện như sau:
Cột là cột thép không gỉ C18 (15 cm x 4,6 cm,
5 µm); Tốc độ: 1,2 mL/phút; Detector: 275 nm;
Nhiệt độ: 40 oC; Thể tích tiêm: 50 µL; Pha
động: Đệm pH 6,0 (Hoà tan 13,6 g natri acetat
trihydrat trong 750 mL nước. Thêm 1 mL
triethylamin, điều chỉnh đến pH 6,0 bằng acid
acetic băng, pha loãng với nước đến 1000 mL)
– acetonitril = 90:10. Quy trình xử lý mẫu: Hút
1 mL huyết tương thỏ tại các thời điểm nghiên
cứu (ly tâm khoảng 3 mL máu thỏ 7000
vòng/phút trong 10 phút thu lấy dịch nổi) vào 1
mL methanol, trộn đều. Ly tâm 7000 vòng/phút
trong 10 phút thu dịch nổi, tiêm 50 μL vào hệ
thống HPLC.
2.5. Các thông số đánh giá sinh khả dụng in vivo
Nồng độ cực đại (Cmax), thời gian đạt nồng
độ cực đại (Tmax), diện tích dưới đường cong
(AUC), thời gian bán hủy của thuốc (t1/2).
SKDtương đối = 100thu chuan
chuan thu
AUC D
AUC D
(1).
Trong công thức 1: AUCthu là diện tích dưới
đường cong của thuốc thử; AUCchuan là diện tích
dưới đường cong của thuốc đối chiếu; Dthu là
liều sử dụng của thuốc thử; Dchuan là liều sử
dụng của thuốc đối chiếu. Nếu chế phẩm thử
có SKD = 80 – 125% so với chế phẩm đối
chiếu sẽ được coi là tương đương sinh học
với chế phẩm đối chiếu [16].
2.6. Xử lý số liệu
Các số liệu được phân tích, xử lý thông qua
phần mềm Microsoft Excel 2010 và được biểu
diễn dưới dạng “số trung bình ± độ lệch chuẩn”.
Kiểm định giả thiết về giá trị trung bình của hai
mẫu bằng cách sử dụng test thống kê. Những
N.X. Thành / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 2 (2018) 19-25
22
khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi
giá trị p < 0,05. Các thông số dược động học
được tính toán, xử lý bằng chương trình bổ
sung cho phân tích dữ liệu trong Microsoft
Excel (PKSolver) [17].
3. Kết quả và bàn luận
Quy trình phân tích famotidine trong huyết
tương thỏ đã được chúng tôi xây dựng và công
bố [15] bao gồm phương pháp xử lý mẫu và
phương pháp phân tích bằng HPLC. Qua khảo
sát, chúng tôi đã chọn được dung môi pha mẫu
là methanol, các điều kiện phân tích sắc ký lỏng
hiệu năng cao phù hợp về cột, pha động,
detector, tốc độ dòng, thể tích tiêm mẫu cho
phép phân tích famotidine trong huyết tương thỏ
với giới hạn phát hiện nhỏ 0,0644 μg/mL và giới
hạn định lượng là 0,212 μg/mL [15].
Quy trình định lượng famotidine trong
huyết tương thỏ đã được thẩm định về tính đặc
hiệu, độ tuyến tính, khoảng xác định, giới hạn
xác định, giới hạn định lượng, độ đúng, độ lặp
lại, độ chính xác trung gian. Các kết quả nghiên
cứu cho thấy phương pháp phù hợp để định
lượng famotidine trong huyết tương thỏ [15].
Các mẫu huyết tương thỏ thu được sau khi
cho uống 3 loại vật liệu M3NC nạp famotidine
và viên nén famotidine với cùng nồng độ 20
mg/thỏ [18, 19] được xử lý và định lượng theo
phương pháp mô tả trong nghiên cứu trước đây
của chúng tôi [15]. Kết quả xác định nồng độ
famotidine trong huyết tương thỏ sau khi uống
3 loại vật liệu M3NC nạp thuốc và viên nén
famotidine được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Nồng độ famotidine trong huyết tương thỏ sau khi uống 3 loại vật liệu M3NC nạp famotidine và viên
nén famotidine thương mại cùng nồng độ 20 mg/thỏ (n = 3)
Thời gian
(giờ)
M3NC-MTC nạp
famotidine (µg/mL)
M3NC-MTD nạp
famotidine (µg/mL)
M3NC-MTG nạp
famotidine (µg/mL)
Viên nén
(µg/mL)
0,5 2,641 ± 0,154 5,641 ± 0,154 6,917 ± 0,292 6,479 ± 0,979
1 6,006 ± 0,278 8,567 ± 0,220 9,520 ± 1,565 11,860 ± 0,760
2 9,751 ± 0,286 9,504 ± 0,279 11,318 ± 0,656 14,015 ± 0,933
4 10,946 ± 0,146 10,687 ± 0,082 12,972 ± 0,526 9,931 ± 0,711
6 11,723 ± 0,138 11,410 ± 0,190 11,518 ± 0,332 7,887 ± 1,068
8 11,274 ± 0,086 10,604 ± 0,102 6,410 ± 0,456 4,364 ± 0,463
10 8,906 ± 0,465 8,037 ± 0,182 3,974 ± 0,245 2,666 ± 0,319
12 5,804 ± 0,244 4,761 ± 0,288 2,689 ± 0,343 0,933 ± 0,218
24 0,834 ± 0,047 0,517 ± 0,277 0,207 ± 0,103 0,031 ± 0,006
Kết quả ở Bảng 1 cho thấy, vào các thời
điểm khảo sát đầu, nồng độ famotidine trong
huyết tương thỏ tăng chậm ở thỏ uống M3NC-
MTC nạp famotidine hoặc M3NC-MTD nạp
famotidine, nhưng tăng nhanh ở thỏ uống
M3NC-MTG nạp famotidine hoặc viên nén
famotidine thương mại. Ở đa số các thời
điểm, nồng độ famotidine trong huyết tương
thỏ uống các loại vật liệu M3NC nạp
famotidine đều cao hơn khi thỏ uống viên nén
famotidine thương mại.
Để có thể minh họa rõ hơn sự khác nhau về
nồng độ famotidine trong huyết tương giữa 4
nhóm thỏ, các số liệu được biểu diễn dưới dạng
đường cong nồng độ famotidine trung bình theo
thời gian được thể hiện trên Hình 1.
N.X. Thành / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 2 (2018) 19-25 23
Hình 1. Biểu diễn nồng độ famotidine trong huyết tương thỏ theo thời gian.
Bảng 2. Thông số dược động học trung bình của 3 loại M3NC nạp famotidine và
viên nén famotidine thương mại
Thông số Đơn vị
M3NC-MTC nạp
famotidine
M3NC-MTD nạp
famotidine
M3NC-MTG nạp
famotidine
Viên
nén
Tmax giờ 6 6 4 2
Cmax μg/mL 11,72 11,41 12,97 14,02
t1/2 giờ 4,21 3,64 3,27 2,24
AUC0-t giờ.μg/mL 152,44 142,82 119,12 91,19
AUC0-∞ giờ.μg/mL 157,51 145,53 120,09 91,29
Các thông số liên quan đến hấp thụ thuốc
qua đường uống trên các nhóm thỏ uống các
loại vật liệu M3NC nạp famotidine và viên
nén famotidine thương mại được trình bày ở
Bảng 2.
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy: các nhóm thỏ
uống M3NC-MTC nạp famotidine, M3NC-
MTD nạp famotidine, M3NC-MTG nạp
famotidine và viên nén famotidine thương mại
đạt được Cmax sau lần lượt là 6, 6, 4, 2 giờ,
chứng tỏ, famotidine trong viên nén thương mại
được hấp thụ nhanh hơn so với famotidine được
nạp trong các loại vật liệu M3NC. Nồng độ
thuốc cực đại trong huyết tương trên thỏ uống
các loại vật liệu M3NC nạp famotidine đều thấp
hơn so với thỏ uống viên nén famotidine
thương mại. Thời gian bán thải (t1/2) và giá trị
diện tích dưới đường cong (AUC) của các loại
vật liệu M3NC nạp famotidine đều cao hơn so
với viên nén famotidine thương mại. Tmax của
M3NC-MTC nạp famotidine và M3NC-MTD
nạp famotidine cao hơn M3NC-MTG nạp
famotidine, và viên nén famotidine thương mại
có Tmax nhỏ nhất. Như vậy, các loại vật liệu
M3NC nạp famotidine có thể giúp thuốc giải
phóng kéo dài, trong đó thời gian giải phóng
kéo dài của vật liệu M3NC-MTC và M3NC-
MTD nạp famotidine cao hơn M3NC-MTG nạp
famotidine. Sinh khả dụng in vivo của vật liệu
M3NC-MTC nạp famotidine là 172%, M3NC-
MTD nạp famotidine là 159%, M3NC-MTG
nạp famotidine là 131% so với viên nén
famotidine trên thị trường. Các loại vật liệu
M3NC nạp famotidine đã giúp cải thiện sinh
khả dụng của famotidine so với viên nén
N.X. Thành / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 2 (2018) 19-25
24
famotidine thương mại. Kết quả nghiên cứu của
Jha và cộng sự [18] cho thấy các công thức vi
nhũ tương nạp famotidine sau khi sử dụng qua
đường uống được thực hiện trên thỏ cho kết quả
về khả năng xuyên thấm thuốc qua thành ruột
và Cmax cao hơn thuốc tinh khiết; sinh khả dụng
tăng của famotidine được nạp vào hệ vi nhũ
tương có thể là do tính xuyên thấm thuốc qua
thành ruột tăng. Nghiên cứu sinh khả dụng in
vivo của các công thức vi cầu nổi nạp
famotidine được Mishra và cộng sự [19] thực
hiện trên thỏ; Cmax, Tmax và AUC được tính toán
và xác nhận rằng công thức vi cầu nổi nạp
famotidine giúp phân phối thuốc được kiểm
soát và cải thiện sinh khả dụng đường uống.
Kết luận
Các loại vật liệu M3NC nạp famotidine có
thể tạo hệ vận tải thuốc giải phóng kéo dài,
trong đó thời gian giải phóng kéo dài của vật
liệu M3NC-MTC nạp famotidine và M3NC-
MTD nạp famotidine cao hơn vật liệu M3NC-
MTG nạp famotidine. Sinh khả dụng in vivo
của vật liệu M3NC-MTC nạp famotidine là
172%, M3NC-MTD nạp famotidine là 159%,
M3NC-MTG nạp famotidine là 131% so với
viên nén famotidine trên thị trường. Các loại
vật liệu M3NC nạp famotidine đã làm tăng
sinh khả dụng của famotidine so với viên nén
famotidine thương mại.
Lời cảm ơn
Xin trân trọng cảm ơn thành viên và cộng
tác viên của nhóm nghiên cứu Kỹ thuật sinh y
dược học (BIPERG) thuộc Viện Nghiên cứu
Khoa học và Ứng dụng – Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 đã tham gia một phần trong đề tài.
Tài liệu tham khảo
[1] X. Zhu, X. Qi, Z. Wu, Z. Zhang, J. Xing, X. Li,
Preparation of multiple-unit floating-bioadhesive
cooperative minitablets for improving the oral
bioavailability of famotidine in rats, Drug
Delivery 21 (2014) 459.
[2] Lê Thị Phương Thảo, Lê Vĩnh Bảo, Nguyễn Thiện
Hải, Nghiên cứu xây dựng công thức và bào chế
viên nén famotidine 40 mg, Tạp chí Y học TP.
HCM 18 (2014) 72.
[3] M. Badshah, H. Ullah, S. A. Khan, J. K. Park, T.
Khan, Preparation, characterization and in-vitro
evaluation of bacterial cellulose matrices for oral
drug delivery, Cellulose 24 (2017) 5041.
[4] L. Huang, X. Chen, X. T. Nguyen, H. Tang, L.
Zhang, G. Yang, Nano-cellulose 3D-networks as
controlled-release drug carriers, Journal of
Materials Chemistry B (Materials for biology and
medicine) 1 (2013) 2976.
[5] B. K. Satishbabu, R. Shurtinag, V. R. Sandeep,
Formulation and evaluation of floating drug
delivery system of famotidine”, Indian J. Pharm.
Sci 72 (2010) 738.
[6] M. Anraku, A. Hiraga, D. Iohara, J. D. Pipkin, K.
Uekama, Slow-release of famotidine from
tables consisting of chitosan/sulfobutyl ether β-
cyclodextrin composites, Int. J. Pharm 487
(2015) 142.
[7] F. M. Maday, K. A. Khaled, K. Yamasaki, D.
Iohara, K. Taguchi, M. Anraku, M. Otagiri,
Evaluation of carboxymethyl-beta-cyclodextrin
with acid function: improvement of chemical
stability, oral bioavailability and bitter taste of
famotidine, Int. J. Pharm 397 (2010) 1.
[8] R. H. Fahmy, M. A. Kassem, Enhancement of
famotidine dissolutionrate through liquisolid tablets
formulation: In vitro and In vivo evaluation, Eur. J.
Pharm. Biopharm 69 (2008) 993.
[9] S. Hestrin, M. Schramm, Synthesis of cellulose by
Acetobacter xylinum (2. Preparation of freeze-
dried cells capable of polymerizing glucose to
cellulose), Biochem J. 58 (1954) 345.
[10] Phan Thị Huyền Vy, Bùi Minh Thy, Phùng Thị
Kim Huệ, Nguyễn Xuân Thành, Triệu Nguyên
Trung, Tối ưu hóa hiệu suất nạp thuốc famotidin
của vật liệu cellulose vi khuẩn lên men từ dịch trà
xanh theo phương pháp đáp ứng bề mặt và mô
hình Box-Behnken, Tạp chí Dược học 501
(2018) 3.
[11] Nguyễn Xuân Thành, Đánh giá sự hấp thụ
famotidine của cellulose được tạo ra từ
Acetobacter xylinum trong một số môi trường
nuôi cấy, Tạp chí Khoa học và Công nghệ
(Chuyên san Khoa học Nông nghiệp – Lâm
nghiệp – Y dược) - Đại học Thái Nguyên 180
(2018) 199.
N.X. Thành / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 2 (2018) 19-25 25
[12] Nguyễn Xuân Thành, Nghiên cứu một số đặc tính
của mạng lưới 3D-nano-cellulose nạp curcumin
được sản xuất từ vi khuẩn Acetobacter xylinum,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Chuyên san
Khoa học Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Y dược) -
Đại học Thái Nguyên 184 (2018) 83.
[13] Nguyễn Xuân Thành, Đánh giá sự giải phóng
curcumin của vật liệu cellulose vi khuẩn nạp
curcumin định hướng dùng qua đường uống, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ (Chuyên san Khoa
học Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Y dược) - Đại
học Thái Nguyên 184 (2018) 17.
[14] X. T. Nguyen, L. Huang, L. Liu, A. M. E.
Abdalla, M. Gauthier, and G. Yang, Chitosan-
coated nano-liposomes for the oral delivery of
berberine hydrochloride, Journal of Materials
Chemistry B (Materials for biology and medicine)
2 (2014) 7149.
[15] Phan Thị Huyền Vy, Bùi Minh Thy, Phùng Thị
Kim Huệ, Nguyễn Xuân Thành, Triệu Nguyên
Trung, Thẩm định phương pháp phân tích định
lượng famotidine trong huyết tương thỏ, Tạp chí
Y học Thực hành 1 (2018) 46.
[16] Trần Thị Thu Hằng, Dược động học lâm sàng,
Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội, 2009.
[17] Y. Zhang, M. Huo, J. Zhou, S. Xie, PKSolver: An
add-in program for pharmacokinetic and
pharmacodynamic data analysis in Microsoft
Excel, Comput Methods Programs Biomed 99
(2010) 306.
[18] S. K. Jha, R. Karki, V. D. Puttegowda, D.
Harinarayana, In Vitro Intestinal Permeability
Studies and Pharmacokinetic Evaluation of
Famotidine Microemulsion for Oral Delivery,
International Scholarly Research Notices (2014)
[19] V. Mishra, R. Kaur, Formulation and
pharmacokinetic study of famotidine loaded
floating microballoons, International Journal of
Pharmacy and Pharmaceutical Sciences 4
(2012) 511.
Evaluation of the In Vivo Bioavailability of Famotidine-loaded
3D-nano-cellulose Networks Produced by Acetobacter
xylinum in Selected Culture Media
Nguyen Xuan Thanh
Institute of Scientific Research and Applications, Hanoi Pedagogical University 2,
No 32, Nguyen Van Linh, Xuan Hoa, Phuc Yen, Vinh Phuc, Vietnam
Abstract: 3D-nano-cellulose networks (3DNC) material has various applications in the
biomedical fields and advanced drug delivery systems. 3DNC materials produced from Acetobacter
xylinum in standard medium (3DNC-STM), coconut medium (3DNC-COM) and rice medium (3DNC-
RIM) were loaded with famotidine by absorption method to obtain famotidine-containing 3DNC to
investigate the in vivo bioavailability. The results show that famotidine-loaded M3NCs could produce
prolonged release drug delivery, where the extended release time of famotidine-loaded 3DNC-STM
and famotidine-loaded 3DNC-COM was higher than famotidine-loaded 3DNC-RIM. The in vivo
bioavailability of famotidine-loaded 3DNC-STM was 172%, famotidine-loaded 3DNC-COM was
159%, and famotidine-loaded 3DNC-RIM was 131% compared with the commercial famotidine
tablet. Famotidine-loaded 3DNC materials increased the famotidine’s bioavailability in comparison
with the commercial famotidine tablet.
Keywords: Acetobacter xylinum, in vivo bioavailability, famotidine, prolonged release, 3D-nano-
cellulose networks (3DNC).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_sinh_kha_dung_in_vivo_cua_famotidine_tu_vat_lieu_ma.pdf