Một là, nghiên cứu xây dựng pháp luật theo
hướng nâng cao kỹ thuật lập pháp, nội hàm các
khái niệm pháp lí, nội dung các điều luật cần sử
dụng từ ngữ một cách rõ ràng, đơn nghĩa, thống
nhất với các luật khác và các điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên.
Hai là, xây dựng tiêu chí và có lộ trình đánh
giá thường xuyên hiệu quả đối với từng loại chế
tài đã và đang áp dụng, đặt biệt là hình thức
phạt tiền. Khi xác định các chế tài trong xử phạt
vi phạm hành chính cũng như việc thực hiện
các chế tài trong quyết định xử phạt và biện
pháp khắc phục hậu quả, phải lưu ý đến khả
năng thực hiện của các cơ quan có thẩm quyền,
cũng như trang thiết bị phục vụ cho việc phát
hiện và xử phạt vi phạm hành chính.
Ba là, nghiên cứu thực hiện hoàn thiện xây
dựng hệ thống chế tài vi phạm theo hướng bổ
sung các hình thức xử phạt như buộc công khai
danh tính, phạt xin lỗi công khai để tập trung
xử phạt những hành vi vi phạm ít gây thiệt hại
về vật chất hoặc những hành vi xâm phạm đến
quyền nhân thân không gắn với tài sản; cần có
những nghiên cứu cụ thể, đánh giá xác thực về
tính chất mức độ nguy hiểm đối với nhóm vi
phạm pháp luật hành chính để khi xây dựng chế
tài phải thật sự tương thích với hành vi vi phạm
thì việc áp dụng các biện pháp chế tài sẽ mang
lại nhiều hiệu quả thiết thực.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất các nguyên lí cần bảo đảm khi xây dựng chế tài trong xử phạt vi phạm hành chính ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 63-72
63
Review Article
Principles need to Guarantee When Building Sanctions in
Sanctioning Administrative Violations in Vietnam
Phan Trung Hien1,*, Nguyen Xuan Loc2
1School of Law, Can Tho University, 3/2 street, Ninh Kieu, Can Tho, Vietnam
2People's Procuracy of Ninh Kieu district, 17, Thu Khoa Huan, Tan An, Ninh Kieu, Can Tho, Vietnam
Received 17 February 2020
Revised 15 March 2020; Accepted 24 March 2020
Abstract: Along with administrative sanctions, sanctions against administrative violations are
determined very early in Vietnam [1] and gradually improved. However, a part of the sanctions is
not really comprehensive due to the simple and convenient factor when applied. Under these
conditions, important principles stemming from the philosophy of sanctions are not properly
addressed. As a result, the application of sanctions faces many difficulties, some of which are
incompatible with the nature of the violations or the form of sanctions that are not really consistent
with the nature and extent of the acts violate. This does not only affects the consistency in the
application of sanctions when sanctioning administrative violations but also sometimes negatively
affects the deterrence, validity and effectiveness of sanctioning decisions. Based on the logical
thinking, characteristics and characteristics of each type of sanctions, the paper focuses on
analyzing the principles to be guaranteed to build a complete administrative sanctions system in
Vietnam today.
Keywords: Principles in state management, principles in building sanctions, sanctions against
administrative violations.
________
Corresponding author.
E-mail address: pthien@ctu.edu.vn
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4274
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 63-72
64
Đề xuất các nguyên lí cần bảo đảm khi xây dựng
chế tài trong xử phạt vi phạm hành chính ở Việt Nam
Phan Trung Hiền1,*, Nguyễn Xuân Lộc2
1Khoa Luật, Đại học Cần Thơ, đường 3/2, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam
2Viện Kiểm sát Nhân dân Quận Ninh Kiều, 17, Thủ Khoa Huân, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ
Nhận ngày 17 tháng 2 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 15 tháng 3 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 3 năm 2020
Tóm tắt: Cùng với các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, chế tài xử phạt vi phạm hành chính
được xác định rất sớm ở Việt Nam [1] và dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, một bộ phận các chế tài
chưa thực sự toàn diện do chỉ tính đến yếu tố đơn giản, tiện lợi khi áp dụng mà điển hình là các
chế tài được quy định dưới hình thức phạt tiền. Trong điều kiện đó, những nguyên lí quan trọng
xuất phát từ những triết lí về xây dựng chế tài là thì chưa được quan tâm đúng mức. Kết quả là
việc áp dụng chế tài này gặp nhiều khó khăn, một số được áp dụng không tương thích với bản chất
của hành vi vi phạm hoặc xác định hình thức chế tài chưa thực sự phù hợp với tính chất và mức độ
của hành vi vi phạm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính thống nhất trong việc áp dụng các
chế tài khi xử phạt vi phạm hành chính mà đôi khi còn tác động tiêu cực đến tính răn đe, hiệu lực
và hiệu quả của quyết định xử phạt. Trên cơ sở tư duy logic, đặc điểm, tính chất của từng loại chế
tài, bài viết tập trung phân tích những nguyên lí cần bảo đảm để xây dựng một hệ thống chế tài
hành chính hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Nguyên lí trong quản lí nhà nước, nguyên lí trong việc xây dựng chế tài, chế tài xử phạt
vi phạm hành chính.
1. Khái quát về chế tài trong xử phạt vi
phạm hành chính *
Cũng như những quy phạm pháp luật khác,
quy phạm pháp luật hành chính cũng được cấu
thành từ ba bộ phận chính: giả định, quy định
và chế tài. Tuy nhiên, trong một điều luật hoặc
________
* Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: pthien@ctu.edu.vn
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls. 4274
một văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm
pháp luật thường không đầy đủ ba bộ phận, phổ
biến là một trong ba trường hợp sau đây: (a)
Quy phạm pháp luật chỉ có quy định; (b) Quy
phạm pháp luật có giả định và quy định; (c)
Quy phạm pháp luật có giả định về chế tài [2].
Trong đó, nội dung phần chế tài chứa đựng
những hậu quả bất lợi mà thông qua đó trật tự
chung được bảo vệ. Theo Luật xử lí vi phạm
hành chính thì xử lí vi phạm hành chính bao
gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện
P.T..Hien, N.X. Loc / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 63-72 65
pháp xử lí hành chính. Chế tài xử phạt vi phạm
hành chính được hiểu là một thành tố của quy
phạm pháp luật hành chính ghi nhận cách thức
tác động của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức
thực hiện một hành vi không phù hợp với các
quy tắc về quản lí nhà nước hoặc không thực
hiện một hành vi vi phạm các quy định về quản
lí nhà nước trong các lĩnh vực. Mặt khác, theo
quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật xử lí vi phạm
hành chính năm 2012 thì xử phạt vi phạm hành
chính được định nghĩa như sau: “Xử phạt vi
phạm hành chính là việc người có thẩm quyền
xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp
khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức
thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy
định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính.” Như vậy, với định nghĩa này chế tài
trong xử phạt vi phạm hành chính không chỉ là
hình thức xử phạt mà còn là các biện pháp khắc
phục hậu quả. Tuy nhiên, do giới hạn trong
khuôn khổ của một bài báo nên nhóm tác giả
chỉ tập trung phân tích các yêu cầu của chế tài
được quy định dưới hình thức phạt tiền - hình
thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng
phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.
Nếu như hình phạt trong pháp luật hình sự
là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất với
mục đích trừng trị, giáo dục người phạm tội trở
thành người có ích cho xã hội thì mục đích của
xử phạt vi phạm hành chính là một biện pháp
cưỡng chế với mục đích giáo dục, bắt buộc tất
cả những chủ thể thuộc đối tượng trong phạm vi
điều chỉnh của pháp luật hành chính phải tuân
thủ các quy định pháp luật. Chủ thể làm trái
hoặc không làm theo, được xem là vi phạm
pháp luật hành chính và sẽ bị áp dụng một hình
thức xử phạt tương thích từ thấp đến cao. Đây
là công cụ hữu hiệu để Nhà nước tác động lên ý
thức của toàn thể người dân và buộc họ phải
tuân thủ, chấp hành theo quy định pháp luật. Từ
đó suy ra rằng, bên cạnh tác dụng điều tiết kinh
tế, góp phần ổn định xã hội, chế tài xử phạt vi
phạm hành chính được đặt trong mối quan hệ
bắt buộc tuân thủ của Nhà nước đối với các chủ
thể khác; điều này đảm bảo trật tự quản lí của
Nhà nước đối với xã hội.
2. Nguyên lí khi xây dựng chế tài xử phạt vi
phạm hành chính
Nguyên lí khi xây dựng chế tài xử phạt vi
phạm hành chính là những yêu cầu cần bảo đảm
khi xây dựng chế tài với mục đích hình thức,
mức độ tác động của chế tài xử phạt vi phạm
hành chính tương thích với tính chất và mức độ
nguy hiểm của hành vi vi phạm hành chính. Để
việc ban hành và áp dụng chế tài phát huy hiệu
quả tích cực, dựa trên bản chất của từng hình
thức xử phạt và kết quả tổng hợp tình hình xử
phạt vi phạm hành chính trong thời gian qua ở
Việt Nam [3], có thể rút ra các nguyên lí cơ bản
khi xây dựng chế tài xử phạt vi phạm hành
chính như sau:
2.1 Tính hợp lí và tương thích với bản chất của
hành vi vi phạm
Nguyên lí “chế tài tương thích với hành vi
vi phạm” cũng là một trong những yêu cầu cơ
bản khi xây dựng chế tài mà đặc biệt là trong
chế tài hành chính, một vi phạm phải được áp
dụng một chế tài tương thích, không quá nặng,
không quá nhẹ để việc xây dựng hệ thống quy
phạm sát với hiện thực đời sống xã hội, đảm
bảo chế tài mang lại hiệu quả và phát huy tác
dụng khi áp dụng vào thực tiễn.
Như vậy, khi xây dựng chế tài cần tính toán
đến các thiệt hại do vi phạm mang lại; bao gồm:
các thiệt hại vật chất và những thiệt hại khác, cụ
thể như: (i) thiệt hại trực tiếp về tài sản thực tế
bị tiêu hao, thất thu thuế hoặc các nguồn thu
cho ngân sách nhà nước, mất nguồn thu nhập
hợp pháp của các cá nhân, tổ chức; (ii) thiệt
hại về uy tín, thương hiệu của quốc gia trên
trường quốc tế, ảnh hưởng đến nguồn khách du
lịch trong nước,
Cụ thể, đối với hành vi vi phạm trật tự an
toàn giao thông, với mức phạt vi phạm về nồng
độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày
30/12/2019 của Chính phủ so với Nghị định
46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 là rất cao. Tuy
nhiên, quy định này đạt được sự đồng thuận của
xã hội vì với những thiệt hại do hành vi vi phạm
này mang lại cho xã hội là rất lớn tác động đến
nhiều mặt, nhiều lĩnh vực như y tế, kinh tế, trật
P.T..Hien, N.X. Loc / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 63-72
66
tự, an toàn xã hội, sức khỏe, tính mạng của
người khác, Đồng thời, nếu so sánh chế tài
cho hành vi này đối với một số quốc gia khác
trên thế giới sẽ thấy được mức chế tài của ta
hiện vẫn còn thấp. Ví dụ: Ở Slovakia, luật pháp
nước này quy định tài xế có nồng độ cồn từ 0 -
0,01% bị xử lí hình sự với mức phạt tiền 200 -
1.000 USD và phạt tù tới 12 tháng. Còn đối với
Luật Hình sự Canada quy định ở lần vi phạm
đầu tiên với nồng độ cồn trong máu vượt quá
0,04%, tài xế bị buộc nộp phạt 1.000 USD. Nếu
tái phạm lần 2, người lái xe bị buộc ngồi tù 30
ngày. Nếu vi phạm lần thứ 3, hình phạt tăng lên
120 ngày tù. Mức án cao nhất dù phạm tội lần
đầu tiên hay tái phạm đều là 10 năm tù. Trong
khi đó, ở hầu hết các bang của Mỹ, người bị
quy vào tội lái xe trong tình trạng say xỉn đều bị
xử lí hình sự. Người vi phạm lần đầu với nồng
độ cồn từ 0,08 - 0,18% có thể bị phạt 500 -
1.000 USD, phạt tù tới 12 tháng và tước bằng
lái xe 6 tháng. Mặt khác, mức phạt cho người vi
phạm lần đầu có nồng độ cồn trên 0,18% là nộp
phạt tối thiểu 1.000 USD, phạt tù tối thiểu 12
tháng, thu hồi bằng một năm và bị buộc lắp đặt
thiết bị kiểm tra nồng độ cồn trước khi được
phép khởi động xe. Đối với những tài xế tái
phạm hơn 3 lần khiến người khác bị thương hay
gây tai nạn chết người, bản án có thể từ 10 năm
tù đến chung thân, tước bằng lái vĩnh viễn, tịch
thu phương tiện, hủy đăng kí xe [5].
Đối với từng nhóm vi phạm, thiệt hại, hệ
thống chế tài cần bao quát và đánh giá được
toàn bộ các chuỗi thiệt hại và cụ thể từng vi
phạm để có chế tài tương thích. Nhìn chung,
việc xây dựng một số chế tài thể hiện dưới dạng
đánh vào thiệt hại vật chất nên phải căn cứ trên
mức thu nhập, mức sống trung bình của người
dân trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, thậm chí có thể tính đến sự
khác nhau giữa các khu vực đô thị hóa cao và
nông thôn [6].
Thực tế cho thấy, nhiều chế tài áp dụng phổ
biến hiện nay ở Việt Nam đều tập trung về xử
lý dưới hình thức phạt tiền đối với đối tượng vi
phạm, vi phạm càng lớn mức phạt càng cao.
Trong tất cả các báo cáo của Bộ Tư pháp, số
tiền phạt “thu đạt, thu được” luôn được tổng
hợp thống kê đầy đủ, cụ thể từng năm như sau:
Năm 2014 tổng số tiền phạt thu được là:
11.883.944.685.169 đồng, năm 2015 với số
tiền: 8.515.914.534.928 đồng, năm 2016 là:
12.674.747.484.808 đồng, năm 2017 là:
7.862.070.341.631 đồng và năm 2018 tổng số
tiền phạt thu được là: 6.523.321.444.249 đồng.
Qua các số liệu vừa nêu có thể nhận thấy,
mức thu phạt đạt cao nhất vào năm 2016 với
12.674.747. 484.808 đồng, mức thu phạt thấp
vào năm 2018 (6.523.321.444.249 đồng). Có
thể thấy rằng, việc chấp hành nghiêm chỉnh
quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với
cá nhân, tổ chức vi phạm có chiều hướng giảm
17% so với năm 2017 [7].
Tuy nhiên, việc quy định và áp dụng phổ
biến hình thức phạt tiền tuy có một số ưu điểm
nhất định, song cũng cho thấy mức độ tương
thích với hành vi vi phạm của chế tài xử phạt vi
phạm hành chính trong một số trường hợp chưa
thực sự cao. Một số hành vi xử phạt quá nặng
so với tính chất nguy hiểm của hành vi, một số
khác đang vật chất hóa các chế tài trong xử lí vi
phạm hành chính.
Ví dụ 1: Liên quan đến vụ việc cô gái bị
người đàn ông sàm sỡ trong thang máy chung
cư bị áp dụng chế tài xử phạt với số tiền
200.000 đồng cùng với biên bản ngăn chặn, yêu
cầu người đàn ông nêu trên cam kết sẽ không
tái phạm hành vi tương tự [8] là chưa tương
thích với bản chất của hành vi vi phạm, gây
nhiều ý kiến trái chiều.
Thứ nhất, bộ phận chế tài tại quy định này
là một trong những ví dụ điển hình về việc vật
chất hóa chế tài (còn gọi là tiền tệ hóa chế tài)
trong xử phạt vi phạm hành chính. Có thể nói
hành vi vi phạm trong bộ phận giả định là hành
vi “có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu
ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người
khác” là hành vi xâm phạm khách thể kép: (i)
trực tiếp xâm phạm danh dự và nhân phẩm đối
với một cá nhân; (ii) gián tiếp tác động tiêu cực
đến trật tự, an toàn xã hội. Khách quan mà nói
thì khách thể trực tiếp và quan trọng nhất, trong
trường hợp này, là danh dự và nhân phẩm của
P.T..Hien, N.X. Loc / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 63-72 67
cá nhân vì “con người là vốn quý nhất của xã
hội”. Hơn nữa, nhận thức, ý thức về bảo vệ
danh dự, nhân phẩm của con người tỷ lệ thuận
với mức độ văn minh của một quốc gia. Đối với
bản chất của vi phạm về trật tự an toàn xã hội
thì có thể định danh bằng mức phạt tiền (trong
trường hợp này thì mức phạt 200.000 đồng đã
là không tương thích). Tuy nhiên, đối với khách
thể của vi phạm nhân phẩm, danh dự của một
con người thì không thể bù đắp được bằng tiền.
Thứ hai, việc áp dụng chế tài trong trường
hợp này chưa đủ tính răn đe và chưa có tác
dụng tốt trong việc phòng ngừa vi phạm. Xét về
nguyên nhân, hậu quả của hành vi vi phạm và
biện pháp chế tài nhằm khắc phục hậu quả cũng
chưa được tương thích vì chủ thể bị vi phạm là
một người cụ thể nhưng đối tượng được bù đắp
thiệt hại lại là chủ thể khác (nộp phạt vào ngân
sách nhà nước). Như vậy, từ chỗ không xác
định rõ bản chất của hành vi dẫn đến chế tài
hoàn toàn không tương thích. Theo lẽ, hành vi
cố ý xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm này
nên được “răn đe” bằng việc bị buộc công khai
danh tính và công khai xin lỗi đối với nạn nhân
(nhưng không cần nêu tên nạn nhân) trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
Ví dụ 2: Vào ngày 23/10, UBND TP Cần
Thơ đã có Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính 90 triệu đồng đối với ông Nguyễn Cà
Rê (38 tuổi, ở phường An Hòa, quận Ninh
Kiều) vì đã mang đổi 100 USD tại tiệm vàng.
Đồng thời, ông Rê còn bị tịch thu gần 2,3
triệu đồng đã đổi được.
Tại khoản a điểm 3 Điều 24 Nghị định
96/2014/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ
và ngân hàng, có quy định: "Phạt tiền từ
80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với
hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không
được phép thu đổi ngoại tệ... ". Vậy căn cứ theo
các bộ phận giả định và chế tài thì việc UBND
TP Cần Thơ xử phạt 90 triệu đồng đối với cá
nhân đi đổi 100 USD tại tiệm vàng không có
chức năng thu đổi ngoại tệ là không trái với quy
định pháp luật. Tuy nhiên, cách thiết lập giả
định và chế tài trong trường hợp này là chưa
hợp lí, bởi các lí do sau:
Thứ nhất, giả định và chế tài không tương
thích nhau; giả định còn chung chung và chế tài
không phù hợp với mức thu nhập trung bình đối
với cá nhân, hộ gia đình ở Việt Nam. Thật ra,
chủ thể chịu sự quản lí, kiểm soát về việc thu
đổi ngoại tệ trái phép là các cơ sở kinh doanh
vàng bạc, đá quý; thế nên việc xử phạt cá nhân
đi đổi ngoại tệ với số tiền lên đến 90 triệu đồng
là bất hợp lí. Số tiền đó có thể là không đáng kể
đối với các đơn vị thực hiện dịch vụ thu đổi
ngoại tệ nhưng nó quá lớn so với thu nhập bình
quân của người lao động bình thường có nhu
cầu đi đổi ngoại tệ. Mặt khác, tính chất và mức
độ của hành vi còn phụ thuộc vào số tiền thu
đổi [9]. Vì vậy, quy phạm pháp luật này còn
chung, chưa phân tầng, phân loại dẫn đến chế
tài không tương thích với tính chất và mức độ
của hành vi vi phạm, kể cả đó là chủ thể vi
phạm lần đầu. Ở trường hợp này, chế tài đặt ra
đối với cơ sở kinh doanh vàng, bạc là cần thiết
vì họ biết họ đã biết mình không được phép
kinh doanh nhưng vì lợi nhuận mà họ vẫn làm;
nhưng đối với cá nhân đổi ngoại tệ là không
hợp lí.
Thứ hai, quy phạm pháp luật về thu đổi
ngoại tệ chưa được phổ biến rộng rãi đến toàn
thể người dân; mặt khác, cơ quan quản lí
chuyên ngành ở trung ương và địa phương chưa
có giải pháp đồng bộ để siết chặt việc quản lí
đối với đổi ngoại tệ (Ví dụ: Yêu cầu tất cả các
tiệm vàng viết cam kết không thu đổi ngoại tệ;
thông báo trên các phương tiện thông tin đại
chúng của địa phương về địa điểm được phép
và không được phép đổi ngoại tệ). Đặc biệt là
người lao động bình thường, thỉnh thoảng mới
có nhu cầu đi đổi ngoại tệ với số lượng nhỏ, họ
thường tìm đến các cơ sở như tiệm vàng để đổi
cho thuận tiện. Vả lại, người dân cũng không
thể yêu cầu nơi thu đổi ngoại tệ phải trưng ra
giấy phép, mà quy định pháp luật cũng không
yêu cầu đơn vị thu đổi ngoại tệ phải công khai
giấy phép tại nơi tổ chức thu đổi ngoại tệ cho
người dân được biết. Như vậy, việc áp dụng chế
tài xử phạt dù người đó không biết hành vi này
là vi phạm pháp luật là một điều cần phải xem
xét lại. Điều này càng bất hợp lí đối với các lĩnh
P.T..Hien, N.X. Loc / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 63-72
68
vực pháp luật chuyên ngành như lĩnh vực tài
chính [10].
Thứ ba, việc triển khai, áp dụng quy phạm
pháp luật về thu đổi ngoại tệ chưa được thực
hiện đồng bộ ở các địa phương. Thật ra, có một
số người dân vẫn biết là phải việc đổi ngoại tệ
phải được thực hiện ở các ngân hàng. Tuy
nhiên, khi có nhu cầu về đổi ngoại tệ phục vụ
cho công tác hay du lịch, người dân mất khá
nhiều thời gian tại ngân hàng vì họ được yêu
cầu phải có một số giấy tờ về nhân thân và giấy
tờ xác nhận mục đích của chuyến đi nước
ngoài... Hơn nữa, do nhu cầu về tinh giản biên
chế và giảm quỹ lương nên nhân viên ở một số
quầy giao dịch trong ngân hàng không nhiều.
Với lượng khách giao dịch đông, người đi giao
dịch thường mất nhiều thời gian chờ đợi và chỉ
được giao dịch trong giờ hành chính Trong
khi đó, việc thu đổi ngoại tệ ở các cơ sở kinh
doanh vàng là khá đơn giản, tiện lợi và người
dân vẫn có thói quen đổi ngoại tệ ở các cơ sở
kinh doanh vàng bạc này. Thực tế cho thấy, có
một số chế tài ở nước ta trong các lĩnh vực, kể
cả lĩnh vực tài chính, dù đã được quy định rõ
nhưng không được các địa phương triển khai
trên thực tế hoặc triển khai không đồng bộ dẫn
đến người dân có tâm lí chủ quan, thiếu ý thức
tự giác.
Như vậy, khi so sánh đối chiếu hai ví dụ
trên ta thấy tính nghiêm khắc của hai chế tài
vừa nêu không phù hợp với tính chất và mức độ
vi phạm của hành vi được mô tả trong giả định.
Một hành vi có mức độ xâm phạm nghiêm
trọng đến danh dự, nhân phẩm của con người
thì chế tài áp dụng qua loa, chiếu lệ. Trong khi
đó, một hành vi ít gây tác hại cho xã hội hơn thì
lại bị mức xử phạt quá cao so với thu nhập
trung bình của một công dân Việt Nam. Điều
này không chỉ làm giảm hiệu quả, tính nghiêm
minh của pháp luật mà còn thể hiện một thực tế
đáng quan tâm. Đó là khi ban hành hoặc trình
dự thảo đến các cơ quan ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, một số cơ quan chuyên môn
còn đứng trên góc độ của nhà quản lí. Vì vậy,
các văn bản thường chú trọng đến các yêu cầu
trực tiếp phục vụ cho công tác quản lí ngành
mình, lĩnh vực mình mà thiếu đi sự quan tâm
đúng mức đến việc bảo vệ các quyền và lợi ích
chính đáng của người dân và người yếu thế
trong xã hội. Điều này ảnh hưởng đến tính
khách quan, công bằng khi triển khai áp dụng
các quy phạm pháp luật trên thực tế.
2.2. Tính răn đe, phòng và chống hành vi vi
phạm hành chính
Một trong những tính chất bắt buộc phải có
của quy phạm pháp luật hành chính mà cụ thể là
phần chế tài trong quy định là phải có tính răn
đe. Tính răn đe không chỉ biểu hiện ở mức độ
nặng, nhẹ của hình thức xử phạt mà thực sự để
đánh giá được tính răn đe phải đánh giá từ mức
độ hiệu quả của xử phạt. Như đã phân tích, mục
đích của chế tài xử phạt vi phạm hành chính là
giáo dục và bắt buộc tuân thủ pháp luật hành
chính. Vì vậy, xử phạt chỉ thực sự có hiệu quả
khi đảm bảo được 02 tiêu chí đấu tranh chống
vi phạm và phòng ngừa vi phạm.
Thứ nhất, chống vi phạm hành chính được
hiểu là áp dụng một biện pháp chế tài cụ thể
cho một vi phạm cụ thể nhằm hướng đến mục
tiêu sau khi bị buộc thực hiện chế tài ấy người
vi phạm sẽ có ý thức hiểu được rằng mình
không được vi phạm. Chống vi phạm thể hiện ở
điểm chế tài phải được quy định cụ thể và bao
quát toàn bộ các dạng vi phạm. Hình thức xử
phạt phải tương thích với hành vi vi phạm,
không quá nặng, không quá nhẹ. Đảm bảo tất cả
các chủ thể khi vi phạm đều bị xử phạt và hình
thức xử phạt ít nhất đủ để bù đắp được các thiệt
hại vật chất trong hậu quả của vi phạm gây ra.
Ngoài ra, chế tài còn phải tính đến các thiệt hại
về trật tự an toàn xã hội và các thiệt hại khác
phát sinh có liên quan đến việc vi phạm.
Thứ hai, phòng ngừa vi phạm hành chính
thể hiện ở tác dụng răn đe của chế tài được bộc
lộ trong hai khía cạnh, răn đe đối với đối tượng
chuẩn bị vi phạm tức khi chế tài đã được quy
định thì các chủ thể liên quan có tìm hiểu quy
định sẽ e ngại, lo sợ vi phạm và dạng thứ hai là
các đối tượng đã bị xử phạt vi phạm thì không
tái phạm.
Trong nhiều trường hợp cho thấy hình thức
xử phạt vi phạm hành chính hiện nay chưa đảm
P.T..Hien, N.X. Loc / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 63-72 69
bảo được tính răn đe về phòng ngừa vi phạm.
Bởi lẽ, trong một số lĩnh vực cụ thể như trật tự
an toàn giao thông hay trật tự xã hội các hành vi
vi phạm ngày càng nhiều và mức độ vi phạm
ngày càng nguy hiểm trong khi chế tài phạt vi
phạm cũng liên tục thay đổi nhưng dường như
chưa đạt được hiệu quả nhất định. Thật vậy, đối
với trường hợp phạt vi phạm giao thông hiện
nay, có rất nhiều đối tượng đã thực hiện hành vi
vi phạm liên tục, trên nhiều địa bàn khác nhau
và nhiều trường hợp với lỗi cố ý nhưng do chưa
có cơ sở dữ liệu về thông tin vi phạm nên rất
khó quản lí, kiểm soát.
2.3. Tính thống nhất giữa các văn bản
Tính chất tiếp theo cần chú ý khi xây dựng
chế tài là phải thống nhất, nhất quán giữa các
văn bản khi quy định cùng một vấn đề, việc cấp
dưới khi ban hành văn bản cần phải bám sát nội
dung văn bản của cấp trên để tránh trường hợp
nhiều văn bản quy phạm mâu thuẫn nhau khi
quy định cùng một vấn đề; văn bản cấp dưới
phủ định văn bản cấp trên hay sửa đổi, bổ sung
cho văn bản cấp trên vì điều này hoàn toàn trái
với quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Mặt khác, cần chú ý khi xây dựng quy
phạm pháp luật là việc đảm bảo tính rõ ràng,
đơn nghĩa trong câu chữ, tránh hoặc hạn chế
đến mức thấp nhất việc dùng từ ngữ địa
phương, từ đa nghĩa, từ có thể gây hiểu nhầm,
hiểu sai dẫn đến việc áp dụng hình thức chế tài
gặp nhiều khó khăn trên thực tế. Trường hợp
thường gặp là giả định không được xác định rõ
hoặc gây nhầm lẫn đến đến việc cán bộ, công
chức thừa hành không rõ có áp dụng chế tài
trong trường hợp đó hay không. Mặt khác, đôi
khi một hoặc hai bộ phận của quy phạm pháp
luật được diễn đạt trong một văn bản quy phạm
pháp luật khác, thuộc chuyên ngành khác. Vì
vậy, việc thống nhất giữa các văn bản quy phạm
pháp luật, nội hàm của các khái niệm pháp lí là
là yêu cầu tất yếu đặt ra.
Ví dụ: Xây dựng trái phép là hành vi bị cấm
quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật xây dựng
năm 2014. Theo quy định của Luật xây dựng thì
hành vi xây dựng nhà hay xây dựng trái phép
được hiểu là hành vi xây dựng không đúng với
giấy phép xây dựng được cấp và xây dựng nhà
trái phép trên các loại đất không được xây
dựng. Trong trường hợp có hành vi xây dựng
trái phép xảy ra thì chủ công trình sẽ phải chịu
các chế tài xử lí vi phạm hành chính theo quy
định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP có hiệu lực
ngày 15/1/2018. Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra
“thế nào là công trình xây dựng”? Theo khoản
10 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014 thì: “Công
trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành
bởi sức lao động của con người, vật liệu xây
dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên
kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới
mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước
và phần trên mặt nước, được xây dựng theo
thiết kế”. Như vậy, thuật ngữ “công trình xây
dựng” vẫn còn chung chung và được giải thích
một cách hoàn chỉnh. Trong khi đó, Luật xây
dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn chưa
đề cập đến những loại công trình như nhà
container cố định hoặc di động, dàn khoan, nhà
hàng nổi (vừa di động và cố định) và những loại
nhà được kéo bằng ô tô như motorhome,
campervan, recreational vehicle (RV) hay
caravan [11] gây khó khăn trong việc áp
dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực xây dựng hiện
nay quy định về “sàn nhà”, “lầu” và “tầng” còn
gây nhiều khó khăn, rắc rối trong cách hiểu;
mỗi nơi giải thích một kiểu, song có thể hiểu
nôm na quy định về “sàn” là một mặt phẳng có
thể xây dựng, thiết kế các phòng và gắn trang
thiết bị lên nó, “tầng” và “lầu” là tổng hợp các
không gian bao gồm một “sàn” và các thiết kế
vật dụng nhất định. Tuy nhiên, gọi là “tầng”
không kể đó là sàn ở dưới mặt đất hay trên mặt
đất; nếu dưới mặt đất gọi là “tầng hầm” trên
mặt đất bao gồm “tầng trệt” và những tầng 1, 2,
3, còn đối với “lầu” thì không tính sàn dưới
mặt đất và sàn trên mặt đất, kể từ sàn tiếp theo
được gọi là “lầu 1”, 2, 3, Tuy nhiên, vẫn
chưa có văn bản nào giải thích chính thức về
“sàn”, “lầu” và “tầng” theo quy định nên chưa
có cách hiểu thống nhất.
2.4. Tính hiệu quả và tính khả thi
P.T..Hien, N.X. Loc / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 63-72
70
Thứ nhất, khi xây dựng chế tài cần thiết
phải xét đến tính thực thi của nó, bảo đảm có
chế tài thì phải xử lí được vi phạm; chế tài phải
được thực thi và mang lại hiệu quả. Nếu như
chế tài hình sự và chế tài trong dân sự được
đảm bảo thi hành bằng cả một cơ quan khác
như cơ quan thi hành án hình sự, thi hành án
dân sự thì chế tài hành chính được đảm bảo
thực thi được chính bởi chủ thể ban hành quyết
định. Điều này, về thực tiễn sẽ có một số thuận
lợi và khó khăn nhất định; thuận lợi do khi ban
hành văn bản chứa đựng biện pháp chế tài, chủ
thể ra quyết định đã hướng đến cách thức thực
hiện nên hầu hết nội dung quyết định đều tạo
thuận lợi cho quá trình thi hành quyết định xử
phạt. Tuy nhiên, trong một khía cạnh khác,
những chế tài mang tính hành chính phụ thuộc
nhiều vào ý chí của bên xử phạt và rất dễ dẫn
đến tranh chấp, khởi kiện hành chính và đôi khi
gây khó khăn trong quá trình thực thi.
Nhìn chung, số lượng vụ việc vi phạm hành
chính ở Việt Nam hằng năm có chiều hướng
giảm song vẫn còn rất cao. Theo Báo cáo của
Bộ Tư pháp,[12] tổng số vụ việc vi phạm hành
chính từ năm 2014 đến năm 2018 được liệt kê
theo từng năm như sau: năm 2014 vi phạm
13.473.118 vụ việc, năm 2015 là 9.530.382 vụ
việc, năm 2016 là 9.845.031 vụ việc, năm 2017
là 8.398.944 vụ việc và năm 2018 là 6.623.670
vụ việc.
Qua số liệu như trên cho thấy số vụ việc vi
phạm hành chính năm 2014 chiếm tỷ lệ cao
nhất với 13.473.188 vụ, số vụ việc ít vi phạm
là 6.623.670 vụ vào năm 2018. Tổng số vụ
việc qua các năm có xu hướng giảm rõ rệt
(ngoại trừ năm 2016 có sự tăng nhẹ là
314.689 vụ khoảng 3,19%).
Thứ hai, các chế tài liên quan đến vấn đề
an sinh, xã hội và trật tự công cộng nên cần
phải sát thực với thực tiễn hơn. Trong điều kiện
kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay ngày càng
phát triển và có chiều hướng gia nhập sâu, rộng
với kinh tế quốc tế nên càng có nhiều người
nước ngoài (người có quốc tịch nước ngoài và
người không quốc tịch) đến Việt Nam lưu trú,
du lịch, sinh sống Điều này ảnh hưởng trực
tiếp đến vấn đề an sinh, xã hội và trật tự công
cộng nên cần thiết những chế tài hành chính
phải dần sát thực với thực tiễn, cải thiện cơ chế
để hướng đến quản lí tốt những đối tượng có
nhiều quốc tịch khác nhau. Việc quy định
chồng chéo mâu thuẫn và còn nhiều điểm hở là
hạn chế rất lớn trong hệ thống quy phạm pháp
luật hành chính mà đặc biệt sơ hở trong việc
xây dựng chế tài là then chốt dẫn đến nhiều bất
cập.
Ví dụ: Theo quy định tại khoản 3 Điều 12
và khoản 3 Điều 162 Luật đất đai năm 2013 về
việc Nhà nước nghiêm cấm “sử dụng đất không
đúng mục đích” và “Nghiêm cấm việc lập nghĩa
trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt” đồng thời quy định khu mai
táng, hỏa táng phải bảo đảm các yêu cầu: Phù
hợp với quy hoạch; có vị trí, khoảng cách đáp
ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan
khu dân cư; không gây ô nhiễm nguồn nước và
môi trường xung quanh (khoản 1 Điều 84 Luật
bảo vệ môi trường năm 2014). Ngoài ra, Nghị
định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 về xây
dựng, quản lí và sử dụng nghĩa trang, hiện vẫn
còn giá trị pháp lí, cũng như Nghị định số
23/2015/NĐ-CP ngày 5/4/2016, có hiệu lực từ
ngày 27/5/2016 cũng bắt buộc: Thi hài, hài cốt
phải được mai táng trong các nghĩa trang với
các quy trình rất chặt chẽ về vệ sinh hoặc phải
được hỏa táng tại các nhà hỏa táng đáp ứng đủ
các điều kiện quy định; các nghĩa trang và các
phần mộ riêng lẻ phải di chuyển khi gây ô
nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng mà
không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến
môi trường sống của cộng đồng, không phù hợp
với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt. Tuy nhiên, khi rà soát các
nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực mai táng, hỏa
táng thì không thấy đề cập đến việc xử phạt
hành vi chôn cất người thân ngay trong sân
vườn, sát nhà dân, đồng thời trong lĩnh vực xây
dựng cũng không điều chỉnh xử lí hành vi chôn
cất người chết trên “đất vườn nhà” hay tự ý
chuyển mục đích sử dụng đất ở sang đất làm
nghĩa trang của dòng họ, nên hệ thống chế tài
với hành vi này chưa đầy đủ cùng với việc xử lí
P.T..Hien, N.X. Loc / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 63-72 71
bằng pháp luật đang là một thực tế khó khăn,
vướng mắc.
Thứ ba, một số biện pháp khắc phục hậu
quả gặp khó khăn khi áp dụng. Việc áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả thường xuyên
áp dụng ở các địa phương là buộc khôi phục
tình trạng ban đầu, buộc tháo dỡ công trình xây
dựng không đúng quy định (đối với những
trường hợp mua bán, lấn chiềm lòng lề đường
phải lập biên bản kèm theo biện pháp khắc phục
hậu quả), buộc tháo dỡ công trình xây dựng
không có giấy phép xây dựng. Các chế tài này
này gặp khó khăn trong khâu thực hiện vì rất
nhiều các hộ dân xây dựng nhà để ở là do có
nhu cầu bức thiết về chỗ ở nhưng đất nằm trong
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quá hạn, kéo
dài. Trong trường hợp đó, nếu phải thực hiện
cưỡng chế thì người dân không còn chỗ ở.
Thứ tư, việc giao quá nhiều thẩm quyền xử
phạt cho cấp xã nhưng không tính đến điều kiện
phương tiện để thực hiện công việc đó là chưa
tình hình với tình hình thực tế tại địa phương.
Ví dụ: UBND cấp xã không được trang bị dụng
cụ đo tiếng ồn nên không thể xác định được
hành vi vi phạm dẫn đến công tác xử phạt vi
phạm hành chính còn hạn chế.
3. Kết luận và kiến nghị
Chế tài xử phạt vi phạm hành chính là một
trong những nội dung cốt lõi của quy phạm
pháp luật hành chính. Nội dung của chế tài và
tính hiệu quả của chế tài có tác dụng quyết định
đến toàn bộ hiệu lực của quy phạm pháp luật
hành chính. Chế tài không nghiêm thì quy định
sẽ không có tác dụng, chế tài không tương thích
thì quy định khó được thực thi. Việc tập trung
vào hình thức phạt tiền phần nào đã mang lại
lợi ích kinh tế cho ngân sách nhưng mặt khác,
trong một số trường hợp nhất định, tính hiệu
quả và ý nghĩa thật sự của việc xử phạt đã
không được thể hiện. Điều này không chỉ có
nhiều tác động tiêu cực đến tính răn đe, hiệu lực
và hiệu quả của quyết định xử phạt mà đôi khi
còn không bảo đảm tính thống nhất trong việc
áp dụng các quy định và xác định đối tượng
thiệt hại của hành vi vi phạm hành chính. Qua
nghiên cứu lí luận và thực tiễn, nhóm tác giả rút
ra những kiến nghị sau đây:
Một là, nghiên cứu xây dựng pháp luật theo
hướng nâng cao kỹ thuật lập pháp, nội hàm các
khái niệm pháp lí, nội dung các điều luật cần sử
dụng từ ngữ một cách rõ ràng, đơn nghĩa, thống
nhất với các luật khác và các điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên.
Hai là, xây dựng tiêu chí và có lộ trình đánh
giá thường xuyên hiệu quả đối với từng loại chế
tài đã và đang áp dụng, đặt biệt là hình thức
phạt tiền. Khi xác định các chế tài trong xử phạt
vi phạm hành chính cũng như việc thực hiện
các chế tài trong quyết định xử phạt và biện
pháp khắc phục hậu quả, phải lưu ý đến khả
năng thực hiện của các cơ quan có thẩm quyền,
cũng như trang thiết bị phục vụ cho việc phát
hiện và xử phạt vi phạm hành chính.
Ba là, nghiên cứu thực hiện hoàn thiện xây
dựng hệ thống chế tài vi phạm theo hướng bổ
sung các hình thức xử phạt như buộc công khai
danh tính, phạt xin lỗi công khai để tập trung
xử phạt những hành vi vi phạm ít gây thiệt hại
về vật chất hoặc những hành vi xâm phạm đến
quyền nhân thân không gắn với tài sản; cần có
những nghiên cứu cụ thể, đánh giá xác thực về
tính chất mức độ nguy hiểm đối với nhóm vi
phạm pháp luật hành chính để khi xây dựng chế
tài phải thật sự tương thích với hành vi vi phạm
thì việc áp dụng các biện pháp chế tài sẽ mang
lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Để việc xây dựng chế tài hiệu quả cần đảm
bảo việc xây dựng dựa trên những nguyên lí cơ
bản thống nhất nêu trên, xây dựng được hệ
thống chế tài chất lượng ổn định chính là đảm
bảo một phần cho việc ổn định chính sách pháp
luật, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của xã
hội. Để đạt được điều này, trước hết cần đầu tư
nhiều hơn nữa công tác nghiên cứu sự phát triển
xã hội, tìm hiểu mối tương quan của những quy
phạm pháp luật hành chính với những mối quan
hệ xã hội có liên quan; kiểm tra đánh giá hiệu
quả của chế tài đối với nhận thức và thay đổi
hành vi của từng cá nhân, đánh giá đầy đủ
những tác động tích cực, tiêu cực của những
quy định mới ban hành, quy định cũ đã lỗi thời.
Từ đó, có những so sánh đánh giá để lựa chọn
P.T..Hien, N.X. Loc / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 63-72
72
xây dựng chế tài từ những quy định phù hợp
nhất. Ngoài ra, cần có phương hướng xây dựng
hệ thống hệ thống thông tin dữ liệu quốc gia về
xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có thông
tin cá nhân trên phạm vi toàn quốc đối với từng
công dân Việt Nam và những cá nhân sinh
sống, làm việc thường xuyên tại Việt Nam đồng
thời liên thông theo tầng nấc, mức độ với từng
cơ quan, đơn vị, ban hành những quy định về
chế độ sử dụng thông tin, những trường hợp
phải công khai thông tin, nội dung cần công
khai, sử dụng phần mềm quản lí thông tin vi
phạm một cách đồng bộ, đảm bảo phần mềm
hoạt động thường xuyên, liên tục nhằm tạo
nên một hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về vi
phạm hành chính dùng làm cơ sở để xây dựng
các quy định mới một cách kịp thời, công khai
và minh bạch phục vụ cho việc quản lí hành
chính của Nhà nước. Có như vậy, việc xây
dựng những quy phạm pháp luật hành chính mà
trong đó là các chế tài trong xử phạt vi phạm
hành chính mới thực sự mang lại nhiều hiệu quả
thiết thực.
Tài liệu tham khảo
[1] Regulations on penalties for violations were
issued in accordance with Decree No. 143 / CP of
May 27, 1977 of the Government Council.
[2] Phan Trung Hien: Theory of state and law (vol.
2), National Political Publishing House, Hanoi,
2011 (second edition).
[3] Report No. 09 / BC-BTP dated January 8, 2018 of
the Ministry of Justice summarizing the
implementation of the Law on handling of
administrative violations.
[4] Clause 1 Article 3 of the Law on handling of
administrative violations in 2012.
[5] Traffic Newspaper: "The countries that punish
people who drank alcohol and beer drive the most
strictly" The Ministry of Transport website:
/nhung-nuoc-
xu-phat-nguoi-uong-ruou--bia-lai-xe-nghiem-
khac-nhat.aspx[accessed: 19/3/2020].
[6] Clause 1 Article 23 and Clause 1 Article 52 of the
Law on handling of administrative violations 2012.
[7] See the following Reports:
[8] Report No. 403/BC-BTP dated December 30,
2016 of the Ministry of Justice on law
enforcement on handling of administrative
violations in 2016.
[9] Report No. 28/BC-BTP dated January 23, 2018 of
the Ministry of Justice on the implementation of the
law on handling of administrative violations in 2017.
[10] The Ministry of Justice's Report No. 82/BC-BTP
dated March 22, 2019 on the implementation of the
law on handling of administrative violations in 2018.
[11] On March 18, 2019, Thanh Xuan District Police
applied Point a, Clause 1, Article 5 of Decree
16/2013/ ND-CP dated November 12, 2013 of the
Government to sanction violations against the
Government. D.M.H (31 years old, born in Hai
Phong) about gesture, cruel words, provocation,
teasing, insulting the honor and dignity of others to
punish a man who has committed sexual acts The
girl in the lift of the Golden Palm apartment building
(Nhan Chinh ward, Thanh Xuan district)
https://thanhnien.vn/thoi-su/co-gai-bi-sam-so-trong-
thang-may-phat-hanh-chinh-yeu-rau-xanh-200000-
dong-1061885.html (accessed September 19, 2019).
[12] Viet Khue - Tung Nguyen, Redeeming 100 USD
is fined 90 USD: What is the law but not
reasonable? https://dantri.com.vn/ban-doc/doi-
100-usd-bi-phat-90-trieu-dong-dung-luat-nhung-
khong-hop-ly-o-diem-nao-
20181109082508651.html [accessed September
19, 2019].
[13] Viet Khue - Tung Nguyen, cited documents.
[14] Le Van Thinh: Is the container on the ground a
construction ?, Electronic Newspaper of the Ministry of
Construction,
/container-dat-tren-mat-dat-co-phai-la-cong-trinh-
xay-dung.html [accessed September 19, 2019].
[15] See the following Reports: Report No. 403 / BC-
BTP dated December 30, 2016; Report No. 28 / BC-
BTP dated January 23, 2018; Report No. 82 / BC-
BTP dated March 22, 2019 of the Ministry of Justice
on the implementation of laws on handling of
administrative violations in 2016, 2017 and 2018.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_xuat_cac_nguyen_li_can_bao_dam_khi_xay_dung_che_tai_trong.pdf