Gân cơ mác dài: Một chọn lựa thay thế mãnh ghép trong tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối
Về kỹ thuật lấy mãnh ghép gân mác dài
Trái với gân chân ngỗng có những trẽ bám
phụ vào chung quanh, đường đi của gân uốn
khúc ở vùng gối, gân mác dài không có trẽ
bám phụ nào được ghi nhận và đường đi của
gân thẳng đơn thuần theo trục xương
mác.Chính nhờ thế mà việc lấy gân trở nên dễ
dàng và nhanh chóng. Chúng tôi không nghĩ
việc lấy gân ghép này là một thách thức như
đã thường gặp trong lấy gân chân ngỗng.
Cũng với cách lấy gân này chúng ta hoàn
toàn có thể tránh được tổn thương thần kinh
mác nông(nhánh cảm giác) và thần kinh bắp
chân do chúng cách xa đường rạch da và
hướng đẩy dụng cụ lấy gân. Đây có thể là một
ưu điểm khi so sánh với kỹ thuật lấy gân chân
ngỗng (có thể tổn thương nhánh gối xuống và
hiển lớn).
Về tính chịu lực
Do không có điều kiện đo lực ngay mỗi khi
có mẫu gân tươi nên chúng tôi tự thiết kế
dụng cụ đo lực kéo đứt gân. Dụng cụ thô sơ
chưa thật chuẩn và mẫu gân tươi không nhiều
nên kết quả đo được chưa phải là kết luận cuối
cùng.Tuy nhiên kết quả bước đầu cho thấy gân
mác dài có thể chịu lực kéo đứt cao hơn gân
chân ngỗng. Các mẫu gân tươi chỉ đứt ở nơi cố
định bằng ốc đường hầm nên chú ý rất có thể
cố định bằng treo gân chắc chắn hơn cố định
bằng ốc đường hầm.
Về di chứng sau lấy gân
Điều e ngại còn lại khi lấy gân mác dài là
các chức năng bàn chân bị mất đi. Chúng tôi
nghĩ rằng chức năng bàn chân chỉ mất rất ít
khi lấy gân mác dài bởi vì còn gân mác ngắn
thay thế bù trừ. Mặt khác nhu cầu lật sấp bàn
chân không nhiều và bàn chân bẹt ở người
Việt Nam ít có triệu chứng lâm sàng. Vấn đề
này cần được theo dõi dài hơi hơn với số
lượng bệnh lớn.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gân cơ mác dài: Một chọn lựa thay thế mãnh ghép trong tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 1
GÂN CƠ MÁC DÀi: MỘT CHỌN LỰA THAY THẾ MÃNH GHÉP
TRONG TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI
Đỗ Phước Hùng*, Trang Mạnh Khôi**, Nguyễn Trung Hiếu*, Cao Bá Hưởng*, Phan Minh Trí*
TÓM TẮT
Mở đầu Tổn thương dây chằng khớp gối hiện nay khá phức tạp.Nhiều dây chằng bị tổn thương và không thể
khâu nối lại đựợc.Do vậy yêu cầu mãnh ghép gân để tái tạo đang gia tăng.Ngân hàng mô hiện nay chỉ đáp ứng một
phần nào yêu cầu đó.Việc tìm kiếm nguồn gân ghép tự thân trở nên cần thiết.
Mục tiêu. Bước đầu xác định triển vọng làm mãnh ghép của gân mác dài
Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu trên 15 xác ướp một số đặc điểm giải phẫu của gân cơ mác
bên và so sánh chúng với gân chân ngỗng (gân cơ bán gân và thon). Chúng tôi cũng tìm lực kéo đứt gân mác bên
chập đôi, so sánh với lực kéo đứt 4 dãi gân chân ngỗng trên 5 xác tươi.
Kết quả. Chiều dài trung bình của gân mác bên dài(không kể đoạn ở gan chân) 20,5cm, bên ngắn 13,4cm, thon
12,7cm, bán gân 17,8cm.Đường kính trung bình của các gân này ở điểm giữa chiều dài gân: mác dài 5,3mm,mác
ngắn4,7mm,bán gân 4,5mm, thon3,, 2mm. Gân mác bên chưa thấy các dãi bám phụ tương tự như gân cơ thon hay
bán gân. Thần kinh bắp chân đoạn ở cổ chân và nhánh cảm giác thần kinh mác nông nằm cách xa các gân này. Lực
kéo đứt của các gân chập đôi: mác bên dài lớn nhất 40kg, nhỏ nhất 29 kg, bên ngắn lớn nhất 18kg nhỏ nhất 15kg,
gân chân ngỗng chập đôi lớn nhất 25kg ngỏ nhất 20kg.
Kết luận Gân mác bên dài có khả năng trở thành nguồn cung cấp mãnh ghép,là một chọn lựa thay thế trong
trường hợp các mãnh ghép kinh điển không đáp ứng được yêu cầu tái tạo dây chằng.
ABSTRACT
PERONEUS LONGUS: AN ALTERNATIVE GRAFT FOR ANTERIOR CRUCIATE LIGAMENT
Do Phuoc Hung, Trang Manh Khoi, Nguyen Trung Hieu, Cao Ba Huong, Phan Minh Tri
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 1 - 2008: 296 – 299
Background Injury of knee joint now is rather complicated. There may be many ruptured ligaments which
could not be sutured. Then the requirement of tendon graft for reconstruction is increasing. It can be only partly met
by tissue banks. Finding another source of tendon graft becomes necessary.
Objectives Identify the possibility of peroneus longus tendon as a graft for ACL reconstruction.
Method We describe some anatomic characteristics of peroneus and hamstring tendons in 15 mummified
cadavers. We also measure and then compare the forces to destroy the doubled peroneus tendon and 4 bands of
hamstring tendons of 5 fresh amputated lower limbs.
Results The average lengths of the involved tendons are: peroneus longus 20.5cm(not account its plantar
segment), peroneus brevis 13.4cm, gracilis 12,7cm, semitendinosus 17.8cm. Their average diameters at the central
points are: peroneus longus 5.3mm, peroneus brevis 4.7mm, gracilis 3.2mm,semitendinosus 4.5mm. No any
accessory band was found in comparison to gracilis or semitendinosus. Sural nerve and sensory branch of superficial
peroneal nerve were far away from peroneus tendons. The destroying forces of the doubled tendons are: peroneus
longus 29-40kg, peroneus brevis 15-18kg, 4 bands of hamstring tendon 20-25kg.
Conclusion: Peroneus longus tendon may be a source of tendon graft as an alternative in the case that other
conventional grafts can not met the requirement of ligamentous reconstruction.
* Bộ môn CTCH PHCN ĐHYDTPHCM
** Bộ môn Giải phẫu ĐHYDTPHCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 2
MỞ ĐẦU
Các tổn thương dây chằng khớp gối ngày
nay không chỉ gia tăng về số lượng mà còn
phức tạp hơn về tính trầm trọng của thương
tổn(tổn thương nhiều dây chằng,không thể
khâu nối tận tận).Để phục hồi đặc tính giải
phẫu,cơ học và chức năng của các dây chằng
người ta thường sử dụng các mãnh ghép gân
tự thân hoặc đồng loại lấy từ các ngân hàng
mô.Yêu cầu mãnh ghép càng rõ nét khi phải
tái tạo nhiều dây chằng cùng một lúc hoặc các
mãnh ghép gân tự thân kinh điển không thể sử
dụng được(không đáp ứng về kích thước hoặc
bị hỏng trong quá trình lấy mảnh ghép). Các
ngân hàng mô hiện nay ở nước ta chỉ đáp ứng
một phần yêu cầu của lâm sàng. Việc e ngại
các bệnh lây lan qua đường mãnh ghép cũng
là một cản trở lớn cho cả thầy thuốc và bệnh
nhân khi lựa chọn mãnh ghép(4).Chính vì vậy
việc tìm kiếm thêm các nguồn gân ghép tự
thân trở thành mối quan tâm của các nhà chỉnh
hình. Cơ mác bên ngắn và dài có chung chức
năng là đưa bàn chân ra ngoài.Liệu đây có thể
là một nguồn mãnh ghép khác chăng?
SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu của
gân cơ mác
Chúng tôi phẫu tích các gân cơ mác (ngắn
và dài) và gân chân ngỗng(thon và bán
gân)trên 15 xác ngâm formal. Các thông số
được ghi nhận:
*Kích thước
- Chiều dài gân được tính từ nơi bám
tận đến chỗ toàn bộ cơ chuyển thành gân trên
một bề mặt.Riêng cơ mác dài được tính từ chỗ
đi qua nền xương bàn 5.
- Đường kính gân tại trung điểm của
chiều dài gân.Nếu gọi CV là chu vi của gân tại
điểm này thì đường kính D của gân được tính
bằng công thức:
D=CV/3,1416.
*Các dãi bám phụ nếu có
*Đường đi gân mác
*Liên quan của gân mác với thần kinh mác
nông và thần kinh bắp chân.
Đo lực kéo đứt của một số trường hợp gân
mác bên chập đôi, 2 gân bán gân-thon chập
đôi(4 dãi) của cùng một chân trên xác tươi
5 trường hợp bị cắt cụt đùi do ung thư
xương
Chúng tôi tạo đường hầm ở đầu dưới
xương đùi bò,đặt 2 đầu của mãnh ghép vào và
cố định bằng ốc đường hầm titan như trong tái
tạo dây chằng chéo trước. Sau đó chúng tôi đặt
mẫu thí nghiệm này vào khung đo lực kéo đứt
tự chế. Tăng dần lực kéo cho đến khi mẫu gân
đứt.
KẾT QUẢ
Kích thước gân
Chiều dài trung bình của gân mác bên dài
20,5cm, bên ngắn 13,4cm, thon 12,7cm, bán gân
17,8cm.Đường kính trung bình của các gân
này ở điểm giữa chiều dài gân: mác dài
5,3mm,mác ngắn4,7mm,bán gân 4,5mm,
thon3,, 2mm. Như vậy gân cơ mác dài có kích
thước lớn nhất.
Gân mác bên
Chưa thấy các dãi bám phụ tương tự như
gân cơ thon hay bán gân.Ngoài đoạn uốn lượn
phía sau mắt cá ngoài gân cơ mác đi theo
đường thẳng dọc theo trục xương mác.Đường
đi của gân mác dài đoạn ở cẳng chân tương
đối đơn giản.Gân mác ngắn tuy cũng đi thẳng
đơn giản như gân mác dài nhưng nơi chuyển
tiếp giữa gân và cơ nằm sát xương.
Thần kinh bắp chân đoạn ở cổ chân
Thừơng nằm trên lớp cân sâu cẳng
chân,giữa xương mác và gân gót.Nhánh cảm
giác thần kinh mác nông nằm cách xa các gân
này do chúng đi nông dần và chạy ra
trước(luôn ở phía trước đường nối đỉnh mắc
cá ngoài và đỉnh chỏm xuơng mác) xuyên qua
vách gian cơ trước ở đoạn 1/3 giữa -1/3 dưới
cẳng chân.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 3
Kỹ thuật lấy gân mác
Sau khi quan sát một số đặc điểm giải
phẫu gân mác chúng tôi thử lấy gân theo kỹ
thuật riêng. Rạch da khoảng 3cm sau và dưới
mắt cá ngoài.Tìm thấy dễ dàng gân mác nằm
ngay sau mắt cá ngoài. Dùng kéo bóc tách mô
dưới da và rạch mở cân sâu dọc theo trục
xương mác khoảng 5cm. Cắt gân đoạn dưới
mắt cá ngoài. Khâu cột đầu gân để làm chỗ kéo
gân.Luồn gân qua dụng cụ lấy gân rồi đẩy dần
dụng cụ dọc theo trục xương mác và hướng về
đỉnh chỏm xương mác trong lúc vẫn kéo giữ
đầu gân đã khâu cột làm đối trọng. Chúng tôi
thu được mãnh ghép có chất lượng tốt mà
không gặp bất cứ khó khăn gì.
Trên 5 xác tươi đường kính của gân mác
dài chập đôi 7 – 8 mm, gân chân ngỗng chập
đôi 6-7mm. Lực kéo đứt của các gân chập đôi:
mác bên dài lớn nhất 40kg, nhỏ nhất 29 kg, bên
ngắn lớn nhất 18kg nhỏ nhất 15kg, gân chân
ngỗng chập đôi lớn nhất 25kg nhỏ nhất 20kg. Nơi
đứt khi kéo là đầu gân chui vào đường hầm xương
đùi. Nơi chập đôi chỉ bị dãn.
BÀN LUẬN
Một mãnh ghép gân lý tưởng dùng để tái tạo
dây chằng cần có được các tiêu chuẩn sau(3):
- Kích thước: đủ dài, đủ lớn,
- Chịu lực tốt
- Hoà hợp mô tốt
- Kỹ thuật lấy gân không phức tạp
- Di chứng nơi lấy gân và chức năng nhỏ
hoặckhông đáng kể
Tìm hiểu trong y văn chúng tôi nhận thấy
ngoài gân chân ngỗng,bánh chè, tứ đầu, gân
gót,các tác giả chỉ đề cập đến gân chày sau
đồng loại làm mãnh ghép cho tái tạo dây
chằng chéo khớp gối. Có tác giả sử dụng gân
cơ mác nhưng chỉ để tái tạo dây chằng bên
ngoài cổ chân.Tuy nhiên gân mác dài có thể
đáp ứng các yêu cầu của một mãnh ghép.
Quan sát trên xác ngâm formal chúng tôi
nhận thấy kích thước của gân mác dài lớn nhất
khi so sánh với gân mác ngắn và gân chân
ngỗng. Điều này hứa hẹn khả năng chịu lực
của gân mác bên cao hơn các gân còn lại. Với
chiều dài trên gân mác dài có thể không cần
lấy đến nền xương bàn 5 nhưng vẫn đảm bảo
chiều dài cần thiết tái tạo dây chằng chéo
trước. Nếu tái tạo dây chằng chéo trước theo
đúng giải phẫu của nó(tái tạo 2 bó) gân mác
bên dài có triển vọng đáp ứng được kỹ thuật
này về chiều dài (đường hầm lồi cầu+trong
khớp gối+đường hầm mâm chày =
3cm+3cm+3cm=9cm)(1). Đường kính trung bình
của bó trước trong 4,8mm, sau ngoài 4,9mm ở
người Việt Nam(5). Như vậy rất có thể gân mác
dài đáp ứng được kỹ thuật về mặt đường kính.
Về kỹ thuật lấy mãnh ghép gân mác dài
Trái với gân chân ngỗng có những trẽ bám
phụ vào chung quanh, đường đi của gân uốn
khúc ở vùng gối, gân mác dài không có trẽ
bám phụ nào được ghi nhận và đường đi của
gân thẳng đơn thuần theo trục xương
mác.Chính nhờ thế mà việc lấy gân trở nên dễ
dàng và nhanh chóng. Chúng tôi không nghĩ
việc lấy gân ghép này là một thách thức như
đã thường gặp trong lấy gân chân ngỗng.
Cũng với cách lấy gân này chúng ta hoàn
toàn có thể tránh được tổn thương thần kinh
mác nông(nhánh cảm giác) và thần kinh bắp
chân do chúng cách xa đường rạch da và
hướng đẩy dụng cụ lấy gân. Đây có thể là một
ưu điểm khi so sánh với kỹ thuật lấy gân chân
ngỗng (có thể tổn thương nhánh gối xuống và
hiển lớn).
Về tính chịu lực
Do không có điều kiện đo lực ngay mỗi khi
có mẫu gân tươi nên chúng tôi tự thiết kế
dụng cụ đo lực kéo đứt gân. Dụng cụ thô sơ
chưa thật chuẩn và mẫu gân tươi không nhiều
nên kết quả đo được chưa phải là kết luận cuối
cùng.Tuy nhiên kết quả bước đầu cho thấy gân
mác dài có thể chịu lực kéo đứt cao hơn gân
chân ngỗng. Các mẫu gân tươi chỉ đứt ở nơi cố
định bằng ốc đường hầm nên chú ý rất có thể
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 4
cố định bằng treo gân chắc chắn hơn cố định
bằng ốc đường hầm.
Về di chứng sau lấy gân
Điều e ngại còn lại khi lấy gân mác dài là
các chức năng bàn chân bị mất đi. Chúng tôi
nghĩ rằng chức năng bàn chân chỉ mất rất ít
khi lấy gân mác dài bởi vì còn gân mác ngắn
thay thế bù trừ. Mặt khác nhu cầu lật sấp bàn
chân không nhiều và bàn chân bẹt ở người
Việt Nam ít có triệu chứng lâm sàng. Vấn đề
này cần được theo dõi dài hơi hơn với số
lượng bệnh lớn.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu một số đặc điểm giãi phẫu gân
mác bên, so sánh với gân chân ngỗng cho phép
nghĩ đến khả năng lấy làm mãnh ghép của gân
cơ mác dài. Đó có thể là một cứu cánh khi các
gân gân kinh điển khác không thể đáp ứng
được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Chhabra A, Starman JS, Ferretti M(2006). Anatomic,
radiographic, biomechanical, and kinematic evaluation of
the anterior cruciate ligament and its two functional
bundles.J Bone Joint Surg Am;88(Suppl 4):2–10.
2 Hamner DL, Brown CH Jr, Steiner ME(1999) Hamstring
tendon grafts for reconstruction of the anterior cruciate
ligament: biomechanical evaluation of the use of multiple
strands and tensioning techniques. J Bone Joint Surg Am
81(4):549–57.
3 Miller SL, Gladstone JN(2002) Graft selection in anterior
cruciate ligament reconstruction. Ortho Clin North Am
33:678–683,
4 Spindler KP (2004): Anterior cruciate ligament
reconstruction autograft choice: bone-tendon-bone versus
hamstring: does it really matter? A systematic review. Am
J Sports Med 32(8):1986.
5 Trang Mạnh Khôi (2007):Đặc điểm giải phẫu học dây
chằng chéo trước khớp gối ở người Việt Nam.Luận văn
thạc sĩ y học.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gan_co_mac_dai_mot_chon_lua_thay_the_manh_ghep_trong_tai_tao.pdf