MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH THÚC đẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC CCN LÀNG NGHỀ
- Quy hoạch phát triển CCN làng nghề cần chú ý kết hợp với quy hoạch phát
triển ngành nghề trong chiến lược lâu dài, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy
hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch phát triển các CCN tập trung, CCN vừa và nhỏ
trên địa bàn địa phương.
- để giảm ô nhiễm môi trường, trong mỗi CCN làng nghề, cần giành một diện
tích đất đai nhất định để trồng cây xanh. Cần thay đổi và đổi mới công nghệ sản xuất
theo hướng áp dụng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường. Tại các CCN làng nghề
có thể thành lập các xí nghiệp xử lý chất thải và áp dụng các phương tiện xử lý chất
thải. Nên có các giải pháp để nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người lao
động. Mỗi cơ sở sản xuất - kinh doanh phải có giải pháp xử lý tập trung phế thải ở
CCN làng nghề với sự hỗ trợ có hiệu quả của Nhà nước.
- để quản lý CCN làng nghề có hiệu lực và hiệu quả, chính quyền cần phân
định rõ chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý nội bộ cụm; đặc biệt cần
chú ý đến việc hoàn thiện môi trường thể chế cho phát triển và quản lý các CCN
làng nghề; Nhà nước cần ban hành về mặt pháp quy các tiêu chí đánh giá làng nghề
và CCN làng nghề; Xây dựng cơ chế cho việc thành lập, phát triển, quản lý các CCN
làng nghề; Nên có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với việc hình thành và phát
triển CCN làng nghề. Nhà nước và địa phương cần quan tâm đến đào tạo, nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, tài chính ngân hàng.
đấy là nhân tố đóng vai trò rất quan trọng đối với việc đẩy nhanh sự phát triển, nâng
cao hiệu quả các CCN làng nghề.
- để các làng nghề, CCN nhỏ và vừa tiếp tục phát triển trong quá trình hội
nhập thì đào tạo nguồn nhân lực, lao động có trình độ cần được đáp ứng kịp thời.
Chính quyền cần có sự tác động để người dân khi chuyển mục đích sử dụng đất có
thể tham gia góp vốn với doanh nghiệp bằng đất hoặc tiền được đền bù. điều này sẽ
góp phần thay đổi tư duy trong tiến trình đô thị hóa, bảo đảm quyền lợi người lao
động, giảm thất nghiệp. Khi quy hoạch các khu, CCN nên định hướng theo từng
ngành nghề, kiên quyết chấm dứt tình trạng khu vực sản xuất lẫn với khu vực dân
cư. Với mỗi doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu, đăng ký chất lượng cho sản
phẩm của mình.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng mô hình tổ chức sản xuất cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý
177
HIỆN TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT
CỤM CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ TRÊN ðỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
LÊ VĂN HƯƠNG
Viện ðịa lý, Viện KH & CN Việt Nam
I. ðẶT VẤN ðỀ
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hóa ở nước ta, các hình thức tổ chức
sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ như: khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp
vừa và nhỏ, cụm công nghiệp (CCN) làng nghề ñang hình thành phát triển. Sau khi
có quyết ñịnh số 132/2000/Qð-TTg của Chính phủ về một số chính sách khuyến
khích phát triển ngành nghề nông thôn, hệ thống làng nghề Việt Nam ñã có những
bước phục hồi, phát triển mạnh mẽ, bắt ñầu hình thành các CCN làng nghề. Là tỉnh
có nền sản xuất tiểu thủ công nghiệp lâu ñời ở hầu hết các huyện và thành phố, Bắc
Ninh ñã chọn việc quy hoạch các CCN làng nghề là khâu ñột phá trong quá trình
CNH, HðH nông nghiệp nông thôn. ðây ñược coi là mô hình mới trong việc ñầu tư,
xây dựng, quản lý và phát triển công nghiệp nông thôn trong giai ñoạn hiện nay.
II. HIỆN TRẠNG CCN LÀNG NGHỀ Ở BẮC NINH
Những năm trước ñây, sản xuất của một số làng nghề ở nước ta nói chung, Bắc
Ninh nói riêng vẫn còn những tồn tại như: quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, mặt bằng
sản xuất chật hẹp; tính chuyên môn hóa và hợp tác hóa ở các ngành nghề chưa cao;
ô nhiễm môi trường có xu hướng ngày càng tăng; công tác quản lý nhà nước của các
cấp, các ngành gặp nhiều khó khăn...
Từ khi có quyết ñịnh của Chính phủ về khuyến khích phát triển ngành nghề
nông thôn, các ñịa phương ñã triển khai khá mạnh việc xây dựng và phát triển các
CCN làng nghề. Mặc dù hiện nay, có những cách hiểu khác nhau về CCN làng nghề,
nhưng có thể quan niệm, CCN làng nghề là một hình thức tổ chức lãnh thổ phát triển
và phân bố sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh tế gia ñình kinh
doanh công nghiệp và dịch vụ... Những CCN làng nghề này không những cung cấp
các sản phẩm hàng hóa cho thị trường, tạo thu nhập cho người lao ñộng mà còn khắc
phục ô nhiễm môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng tốt hơn và hình thành ñiều kiện
thuận lợi hơn cho sản xuất kinh doanh. Khác với các CCN tập trung, CCN làng nghề
có quy mô nhỏ hơn, ñiều kiện và phương tiện xử lý môi trường, các cơ sở hạ tầng
ñều ở mức ñơn giản hơn. CCN làng nghề gồm các cơ sở sản xuất ñược hình thành từ
các hộ kinh doanh gia ñình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở làng nghề.
Qua công tác ñiều tra khảo sát tại Bắc Ninh chúng tôi nhận thấy tỉnh ñã có các
chủ trương chính sách và ñã triển khai trong thực tế việc xây dựng các CCN làng
nghề. Trong suốt hơn 5 năm qua, Bắc Ninh ñã nỗ lực khai thác mọi nguồn lực ñầu
tư, hỗ trợ, giúp dân xây dựng các CCN làng nghề ñể tăng cường năng lực, quy mô
sản xuất, giải quyết nhu cầu công ăn việc làm cho người lao ñộng, hạn chế tình trạng
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển
178
tiêu cực của môi trường sống. Các CCN làng nghề Bắc Ninh ñược hình thành và
phát triển bằng hai con ñường chính:
- Sự tự phát từ một cụm sản xuất do các hộ tự xây dựng, sau ñó phát triển
thành CCN làng nghề.
- Xây dựng mới CCN làng nghề.
Theo hướng này, những CCN sản xuất sắt thép tái chế, ñồ gỗ mỹ nghệ, ñồ mộc
dân ñụng, ñồ ñồng, ñồ nhôm, hàng lụa tơ tằm, giấy các loại, hàng may mặc... ñã ñược
quy hoạch phát triển ở các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Gia
Bình... Những nơi có hàng vạn hộ làm nghề, có hàng trăm doanh nghiệp sản xuất ở
Từ Sơn, Yên Phong, Tiên Du, Gia Bình...ñều tiến hành rà soát, bố trí ñất ñai hình
thành các CCN làng nghề, mời gọi ñầu tư, xét cấp ñăng ký kinh doanh cho các doanh
nghiệp thuê ñất, xây dựng cơ sở hạ tầng, chuẩn bị phương án sản xuất lâu dài. Phong
trào xây dựng CCN làng nghề ñã phát triển từ năm 2001 tới nay tạo cho khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh này có bước tiến nhanh cả về quy mô, giá trị sản xuất cũng như
thu hút thêm nguồn nhân công lao ñộng.
Hiện nay trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh ñang tồn tại hai loại CCN làng nghề: CCN
làng nghề ña nghề như CCN làng nghề xã ðình Bảng, Tiên Sơn và CCN làng nghề
ñơn nghề như Châu Khê (sản xuất thép), ðồng Quang (sản xuất ñồ gỗ mỹ nghệ)...
Từ năm 2001- 2005 toàn tỉnh ñã giao 1.135,02ha ñất cho các tổ chức, hộ gia
ñình, cá nhân thuê (ñạt 84,25% so với kế hoạch), ñáp ứng nhu cầu sử dụng ñất cho
phát triển công nghiệp của tỉnh. ðối với các CCN làng nghề và ña nghề theo quy
hoạch ñược duyệt là 39 khu với diện tích 715ha. Hiện tỉnh ñã thu hồi ñược
280,56ha, cho 184 tổ chức và 503 hộ thuê ñất ñể sản xuất kinh doanh. Trong ñó:
CCN làng nghề Châu Khê 22,78ha, CCN làng nghề ðồng Quang 12,62ha, CCN Tân
Hồng - ðồng Quang 12,00ha, CCN làng nghề công nghệ cao Tam Sơn 13,3ha, CCN
làng nghề Quảng Bố 9,6ha, CCN làng nghề ðại Bái 5,5 ha...
Tính ñến ñầu năm 2006, tỉnh Bắc Ninh ñã xây dựng ñược 25 CCN làng nghề,
thu hút trên 370 doanh nghiệp với tổng số vốn ñầu tư trên 320 tỷ ñồng và trên 1,3
triệu USD. Một số CCN làng nghề có vốn ñầu tư lớn như CCN ðồng Quang có trên
200 cơ sở sản xuất ñầu tư hơn 10 tỷ ñồng, CCN Phong Khê thu hút trên 5 tỷ ñồng
vào xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật... Các CCN Tân Hồng, Hoàn Sơn, ðình
Bảng... nhanh chóng lấp ñầy mặt bằng và chỉ vài năm sau ñã có hàng trăm doanh
nghiệp ñi vào sản xuất ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Hoạt ñộng sản xuất
kinh doanh của các CCN làng nghề ñã tạo bước chuyển tích cực trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn, phát huy nguồn nội lực từ các làng nghề. Hàng năm công
nghiệp làng nghề tạo ra hơn 70 % giá trị sản xuất ngoài quốc doanh và 35 - 40% giá
trị công nghiệp toàn ngành. Nửa ñầu năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp toàn
tỉnh Bắc Ninh ñạt gần 3.600 tỷ ñồng thì khu vực ngoài quốc doanh (chủ yếu ở các
CCN làng nghề) chiếm tới hơn 2.200 tỷ ñồng.
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý
179
Lao ñộng trong các CCN làng nghề cũng tăng do số lượng các cơ sở ñi vào sản
xuất kinh doanh ngày càng nhiều, thu nhập của người lao ñộng trong các CCN cũng
tăng lên. Tính ñến cuối năm 2005, tổng số lao ñộng trong các CCN làng nghề Bắc
Ninh là trên 12.000 lao ñộng với mức thu nhập bình quân từ 800.000 -
1.000.000ñ/người/tháng.
Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, ở Bắc Ninh ñã có các mô hình quản lý,
xây dựng CCN làng nghề ña nghề sau:
+ Mô hình CCN làng nghề, ña nghề do UBND các xã có CCN làm chủ ñầu tư
(cụm CN sản xuất thép Châu Khê, cụm CN sản xuất ñồ gỗ mỹ nghệ ðồng Quang,
cụm CN ña nghề ðình Bảng...). Mô hình này chủ ñầu tư là chính quyền cơ sở do vậy
sát thực tế nắm bắt rõ nguyện vọng ñầu tư của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ñây là
mô hình mới, không có cán bộ chuyên môn về kỹ thuật, sự phối kết hợp giữa Ban
quản lý cụm CN các xã với các cơ quan chuyên môn của huyện, tỉnh chưa chặt chẽ.
Việc phối hợp với cấp trên ñể xét cho thuê ñất và quản lý trong quá trình ñầu tư còn
hạn chế, công tác quản lý sau ñầu tư còn buông lỏng gây bức xúc trong nhân dân...
+ Mô hình cụm CN làng nghề cho một số DN thuê ñất trước, sau ñó mới làm
hạ tầng cụm CN (cụm CN - TTCN trung tâm huyện, cụm CN ðồng Nguyên, cụm
CN làng nghề thôn Hồi Quan xã Tương Giang...). Trong mô hình này chủ ñầu tư ñã
và ñang gặp khó khăn khi thu tiền xây dựng cơ sở hạ tầng của các cơ sở sản xuất ñã
thuê ñất.
+ Mô hình cụm CN làng nghề có chủ ñầu tư là các tổ chức kinh tế (khu CN
làng nghề ðồng Quang ñạt tiêu chuẩn môi trường, khu CN làng nghề công nghệ cao
Tam Sơn). Mô hình này chưa có những quy chế rõ ràng ñể tăng cường vai trò quản
lý Nhà nước của Ban quản lý các khu CN huyện với dự án cụm CN trước, trong và
sau ñầu tư.
+ Mô hình cụm CN do Ban quản lý các KCN huyện làm chủ ñầu tư (cụm CN
ðồng Nguyên, khu dịch vụ thương mại ðồng Nguyên, cụm CN sản xuất thép Châu
Khê mở rộng)...
Do có nhiều tồn tại, ngày 15/9/2003 tỉnh Bắc Ninh ñã ra Quyết ñịnh số
82/2003/Qð-UB về việc thành lập Ban quản lý các khu CN. Do ñó, hiện nay chỉ tồn
tại 2 mô hình quản lý: Ban quản lý các KCN huyện và và tổ chức kinh tế làm chủ
ñầu tư xây dựng hạ tầng CCN làng nghề, ña nghề trên ñịa bàn huyện.
Từ thực trạng hoạt ñộng của các CCN làng nghề trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh,
chúng tôi có một số nhận ñịnh sau:
Thứ nhất, các CCN làng nghề ñược xây dựng và ñi vào hoạt ñộng ñã khẳng ñịnh
một mô hình phát triển công nghiệp mới ở Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung.
Thứ hai, quy hoạch tổng thể các CCN trên ñịa bàn các huyện bước ñầu ñáp
ứng ñược chủ trương phát triển CCN của tỉnh. Tiến ñộ xây dựng các hạng mục hạ
tầng kỹ thuật trước mắt ñáp ứng cho hoạt ñộng của CCN.
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển
180
Thứ ba, việc xây dựng CCN làng nghề ñã bước ñầu ñem lại hiệu quả kinh tế và
xã hội, tạo ñược môi trường quản lý ñầu tư mới; tạo công ăn việc làm và cải tạo vật
chất cho xã hội; tạo nên bộ mặt nông thôn mới ở khu vực làng nghề; di dời một bộ
phận các doanh nghiệp, doanh nhân hiện phải sản xuất với công nghệ lạc hậu, mặt
bằng chật hẹp vào CCN. Các doanh nghiệp, doanh nhân có ñủ ñiều kiện mặt bằng ñể
xây dựng nhà xưởng phù hợp, mở rộng quy mô sản xuất; hạn chế một phần trước
mắt tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở khu vực làng nghề; công tác quản lý
Nhà nước thuận lợi hơn do tính chất tập trung; tạo môi trường lành mạnh mang tính
cộng ñồng cho các doanh nghiệp, doanh nhân thành lập các nhóm hàng, ngành hàng.
Bên cạnh những mặt tích cực ñó, các CCN làng nghề Bắc Ninh còn bộc lộ
những hạn chế:
- Một số hạng mục công trình hạ tầng chưa ñược ñầu tư xây dựng hoặc tiến ñộ
xây dựng chậm: hệ thống cây xanh, nhà ñiều hành (CCN Châu Khê, ðình Bảng),
ñường giao thông, cống thoát nước (CCN trung tâm huyện)...
- Ngoài những CCN ñược nhanh chóng lấp ñầy (các CCN trên ñịa bàn Từ Sơn)
vẫn còn hiện tượng các cơ sở sản xuất không muốn vào CCN do không ñủ vốn ñầu
tư (CCN ðại Bái).
- Hệ thống hạ tầng chưa ñáp ứng ñầy dủ yêu cầu sản xuất; vấn ñề ô nhiễm môi
trường vẫn còn tồn tại; một số cơ sở sản xuất trong các CCN có dấu hiệu trở thành
khu dân cư mới...
- Thiếu kinh nghiệm quản lý do mô hình mới, việc chấp hành các chính sách
thuế, hợp ñồng lao ñộng của các doanh nghiệp còn hạn chế...
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH THÚC ðẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC CCN LÀNG NGHỀ
- Quy hoạch phát triển CCN làng nghề cần chú ý kết hợp với quy hoạch phát
triển ngành nghề trong chiến lược lâu dài, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy
hoạch sử dụng ñất ñai, quy hoạch phát triển các CCN tập trung, CCN vừa và nhỏ
trên ñịa bàn ñịa phương.
- ðể giảm ô nhiễm môi trường, trong mỗi CCN làng nghề, cần giành một diện
tích ñất ñai nhất ñịnh ñể trồng cây xanh. Cần thay ñổi và ñổi mới công nghệ sản xuất
theo hướng áp dụng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường. Tại các CCN làng nghề
có thể thành lập các xí nghiệp xử lý chất thải và áp dụng các phương tiện xử lý chất
thải. Nên có các giải pháp ñể nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người lao
ñộng. Mỗi cơ sở sản xuất - kinh doanh phải có giải pháp xử lý tập trung phế thải ở
CCN làng nghề với sự hỗ trợ có hiệu quả của Nhà nước.
- ðể quản lý CCN làng nghề có hiệu lực và hiệu quả, chính quyền cần phân
ñịnh rõ chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý nội bộ cụm; ñặc biệt cần
chú ý ñến việc hoàn thiện môi trường thể chế cho phát triển và quản lý các CCN
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý
181
làng nghề; Nhà nước cần ban hành về mặt pháp quy các tiêu chí ñánh giá làng nghề
và CCN làng nghề; Xây dựng cơ chế cho việc thành lập, phát triển, quản lý các CCN
làng nghề; Nên có chính sách khuyến khích, hỗ trợ ñối với việc hình thành và phát
triển CCN làng nghề. Nhà nước và ñịa phương cần quan tâm ñến ñào tạo, nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, tài chính ngân hàng...
ðấy là nhân tố ñóng vai trò rất quan trọng ñối với việc ñẩy nhanh sự phát triển, nâng
cao hiệu quả các CCN làng nghề.
- ðể các làng nghề, CCN nhỏ và vừa tiếp tục phát triển trong quá trình hội
nhập thì ñào tạo nguồn nhân lực, lao ñộng có trình ñộ cần ñược ñáp ứng kịp thời.
Chính quyền cần có sự tác ñộng ñể người dân khi chuyển mục ñích sử dụng ñất có
thể tham gia góp vốn với doanh nghiệp bằng ñất hoặc tiền ñược ñền bù. ðiều này sẽ
góp phần thay ñổi tư duy trong tiến trình ñô thị hóa, bảo ñảm quyền lợi người lao
ñộng, giảm thất nghiệp. Khi quy hoạch các khu, CCN nên ñịnh hướng theo từng
ngành nghề, kiên quyết chấm dứt tình trạng khu vực sản xuất lẫn với khu vực dân
cư. Với mỗi doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu, ñăng ký chất lượng cho sản
phẩm của mình.
IV. KẾT LUẬN
Quy hoạch, xây dựng và phát triển các CCN làng nghề ở Bắc Ninh là một
bước ñi ñúng ñắn, phù hợp với sự phát triển kinh tế của ñịa phương. Mô hình này
cần ñược ñầu tư và phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, ñồng thời khắc phục
những tồn tại trong quá trình thực hiện quy hoạch và công tác quản lý sau ñầu tư.
ðến 2010 Bắc Ninh sẽ có 54 CCN nhỏ và vừa, là cơ sở giúp các ñịa phương
phát triển thêm nghề mới, bảo tồn nghề truyền thống, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, giải quyết việc làm... góp phần ña dạng các hình thức tổ chức sản xuất, kinh
doanh với công nghệ tiên tiến, ñủ sức cạnh tranh khi bước vào hội nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Dự thảo ñề án chương trình phát triển “mỗi làng một nghề” giai ñoạn 2006-
2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
[2]. Lê Văn Hương, Làng nghề ñúc ñồng ðại Bái trên con ñường phát triển nông
nghiệp nông thôn trong giai ñoạn hiện nay. Tạp chí khoa học số 5/2002, trường ðại
học Sư Phạm Hà Nội.
[3]. Lê Văn Hương, Một số vấn ñề của làng nghề truyền thống Việt Nam hiện nay.
Tạp chí khoa học số 5/2005, trường ðại học Sư Phạm Hà Nội.
[4]. Dương Bá Phượng, Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công
nghiệp hóa - Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội - 2001.
[5]. Trần Minh Yến, Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
ñại hóa, Nxb Khoa học Xã hội - 2004
Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển
182
[6]. Trang web:
SUMMARY
LE VAN HUONG
Producting organization model situation at craft village industrial complexs in
Bac Ninh. In article, the author presented conceptions about craft village industrial
zone, concentrated his efforts on defining management situation, the construction
and development of craft village industrial zone in Bac Ninh. Simultaneously, he
addessed stagnating issuses in craft village industrial complexs project, from then he
initiated some resolutions to promote their development in the integration process.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hien_trang_mo_hinh_to_chuc_san_xuat_cum_cong_nghiep_lang_ngh.pdf