Hiệu quả của cpp-Acp trên PH mảng bám răng ở một nhóm trẻ khuyết tật tại thành phố Hồ Chí Minh

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về khả năng sinh axít mảng bám giữa pH mảng bám ban đầu với pH mảng bám sau 12 tuần thoa Tooth Mousse. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) về khả năng sinh axít mảng bám giữa pH mảng bám sau 12 tuần thoa Tooth Mousse với pH mảng bám sau 2 tuần ngưng thoa Tooth Mousse, pH mảng bám ban đầu với pH mảng bám sau 2 tuần ngưng thoa Tooth Mousse. Sau 12 tuần thoa Tooth Mousse, trẻ có số lượng răng ≥ 21 có cơ hội tăng pH mảng bám gấp 4,82 lần so với trẻ có số lượng răng ≤ 20 (p = 0,019).

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của cpp-Acp trên PH mảng bám răng ở một nhóm trẻ khuyết tật tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 134 HIỆU QUẢ CỦA CPP-ACP TRÊN pH MẢNG BÁM RĂNG Ở MỘT NHÓM TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Quỳnh Anh*, Phan Ái Hùng* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sâu răng là một quá trình động diễn ra trong mảng bám vi khuẩn đưa đến mất cân bằng giữa mô răng với chất dịch chung quanh, hậu quả là sự mất khoáng mô cứng răng. Nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò kháng sâu răng của CPP-ACP thông qua ức chế sự khử khoáng và tăng cường sự tái khoáng hóa men răng. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá pH mảng bám răng của trẻ khuyết tật trước, sau và ngưng thoa CPP-ACP, đồng thời phân tích một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi pH mảng bám răng. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng. 65 trẻ khuyết tật được đo pH mảng bám ban đầu, sau 12 tuần liên tục thoa Tooth Mousse và sau 2 tuần ngưng thoa Tooth Mousse. Kết quả và kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về khả năng sinh axít mảng bám khi so sánh pH mảng bám ban đầu với pH mảng bám sau 12 tuần thoa Tooth Mousse. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) về khả năng sinh axít mảng bám khi so sánh pH mảng bám sau 12 tuần thoa Tooth Mousse với pH mảng bám sau 2 tuần ngưng thoa Tooth Mousse, pH mảng bám ban đầu với pH mảng bám sau 2 tuần ngưng thoa Tooth Mousse. Trẻ có số lượng răng ≥ 21 có cơ hội tăng pH mảng bám gấp 4,82 lần so với trẻ có số lượng răng ≤ 20 (p=0,019). Từ khóa: CPP-ACP, pH mảng bám, khử khoáng, tái khoáng hóa. ABSTRACT EFFECT OF CPP-ACP ON pH PLAQUE IN A GROUP OF DISABLED CHILDREN IN HO CHI MINH CITY Nguyen Quynh Anh, Phan Ai Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 133 - 137 Background: Tooth decay which leads to an imbalance between dental tissue and its surrounding fluid is a dynamic process taking place in bacterial plaque, resulting in the demineralization of hard dental tissue. Many studies represent the role of anticariogenicity of CPP-ACP by inhibiting demineralization and enhancing remineralization of tooth enamel. The objective of this study were to assess the pH plaque of disabled children before, after and after stop applying CPP-ACP, and to analyze some factors relating to the change of pH dental plaque. Methods: Clinical tests with non-control groups. 65 disabled children were measured original pH plaque, after 12 weeks continuously applying Tooth Mousse and after 2 weeks stopping Tooth Mouse applying. Results and conclusion: There was a statistically significant difference (p<0.05) in the ability of creating acid plaque between the original plaque and pH plaque after 12 weeks applying Tooth Mousse. There is no significant difference (p>0.05) in the ability of creating acid plaque between pH plaque after 12 weeks applying Tooth Mousse and after 2 weeks stop applying it; between the original pH plaque and the pH plaque after 2 weeks stop applying Tooth Mousse. Children with or more than 21 teeth had chance of increasing pH plaque 4.82 times * Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM. Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Quỳnh Anh ĐT: 0983529614 Email: mimidhy@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 135 than children with or less than 20 teeth (p=0.019). Keywords: CPP-ACP, pH plaque, demineralization, remineralization. ĐẶT VẤN ĐỀ Sâu răng là một quá trình động diễn ra trong mảng bám vi khuẩn dính trên bề mặt răng, đưa đến mất cân bằng giữa mô răng với chất dịch chung quanh và theo thời gian, hậu quả là sự mất khoáng mô cứng răng. Nhiều vi khuẩn có trong mảng bám răng có khả năng lên men từ chất nền là cacbohydrate và sinh ra một lượng lớn axít hữu cơ(14). Có nhiều nghiên cứu ghi nhận các kết quả khác nhau về mối liên quan giữa mảng bám răng và sâu răng, tuy nhiên mảng bám vẫn được xem là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với sâu răng. Trẻ khuyết tật không thực hiện được các hoạt động chăm sóc răng miệng cần thiết thông thường để kiểm soát mảng bám. Tình trạng này càng nặng hơn khi tuổi của trẻ càng lớn(5) và độ trầm trọng của khuyết tật càng cao(12). Vì vậy, các nỗ lực kiểm soát mảng bám là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược chăm sóc dự phòng sâu răng ở trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, kiểm soát mảng bám bằng cơ học khó thực hiện trên đối tượng trẻ khuyết tật do sự kém hợp tác, do đó kiểm soát mảng bám bằng liệu pháp hóa học là một giải pháp hỗ trợ cho đối tượng này(1). Sữa và các sản phẩm từ sữa được xếp vào nhóm thực phẩm có hiệu quả chống sâu răng nhờ các yếu tố: calci, phosphate, casein và lipid(2). Casein Phosphopeptide (CPP) là một loại protein hòa tan trong sữa, kết hợp với Amorphous Calcium Phosphate tạo thành CPP- ACP. CPP-ACP được thừa nhận là tác nhân tái khoáng lần đầu tiên vào năm 1998(8). Để đánh giá hiệu quả của CPP-ACP (có trong sản phẩm Tooth Mousse) đối với pH mảng bám răng, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng được thực hiện trên 65 trẻ khuyết tật. So sánh pH mảng bám ban đầu với pH mảng bám sau 12 tuần thoa Tooth Mousse, sau 2 tuần ngưng thoa Tooth Mousse. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi pH mảng bám răng. VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu Bộ kit “Plaque - Check + pH” đo pH mảng bám, Tooth Mousse với thành phần chính CPP- ACP của hãng GC. Mẫu nghiên cứu 65 trẻ từ 2 đến 14 tuổi gồm 40 nam và 25 nữ tại cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật Thiên Phước, ấp lô 6, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng. Quy trình nghiên cứu Mảng bám được thu thập vào khoảng 9 giờ sáng, cách 2 giờ sau bữa ăn sáng và được thu thập vào 3 thời điểm: Lần 1: thời điểm ban đầu khi chưa can thiệp thoa TM. Lần 2: sau khi đã thoa TM liên tục trong 12 tuần. Lần 3: sau khi ngưng thoa TM 2 tuần kể từ lần 2. KẾT QUẢ Bảng 1: Kết quả pH mảng bám qua các lần đo. pH mảng bám lần 1 pH mảng bám lần 2 pH mảng bám lần 3 Tổng N = 65 (100%) ≤ 5,5 n = 21 (32,3%) ≥ 6,0 n = 44 (67,7%) ≤ 5,5 n = 18 (27,7%) ≥ 6,0 n = 47 (72,3%) ≤ 5,5 n = 23 (35,4%) ≥ 6,0 n = 42 (64,6%) Tuổi ≤ 5 5 (23,8) 7 (15,9) 7 (38,9) 5 (10,6) 4 (17,4) 8 (19,0) 12 (18,5) > 5 16 (76,2) 37 (84,5) 11(61,1) 42 (90,3) 19 (82,6) 34 (81,0) 53 (81,5) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 136 P 0,503 0,014 0,896 Giới tính Nam 13 (61,9) 27 (61,4) 11 (61,1) 29 (61,7) 15 (65,2) 25 (59,5) 40 (61,5) Nữ 8 (38,1) 17 (38,6) 7 (38,9) 18 (38,3) 8 (34,8) 17 (40,5) 25 (38,5) P 0,967 0,965 0,652 Loại khuyết tật Bại não 20 (95,3) 31 (70,5) 17 (94,4) 34 (72,3) 19 (82,6) 32 (76,2) 51 (78,5) KT khác 1 (4,77) 13 (29,5) 1 (5,6) 13 (27,7) 4 (17,4) 10 (23,8) 14 (21,5) P 0,026 0,052 0,745 Nhai thức ăn Biết nhai 8 (38,1) 23 (52,3) 5 (27,7) 26 (55,3) 9 (39,1) 22 (52,4) 31 (47,7) Không biết nhai 13 (61,9) 21 (47,7) 13 (72,3) 21 (44,7) 14 (60,9) 20 (47,6) 34 (52,3) P 0,304 0,047 0,306 Kiểm định chính xác Fisher Bảng 2: So sánh pH mảng bám giữa các lần đo. N TB ĐLC p pH mảng bám lần 1 65 5,90 0,32 0,047 pH mảng bám lần 2 65 6,0 0,38 pH mảng bám lần 2 65 6,0 0,37 0,813 pH mảng bám lần 3 65 5,98 0,41 pH mảng bám lần 1 65 5,90 0,32 0,188 pH mảng bám lần 3 65 5,98 0,41 Kiểm định t bắt cặp Bảng 3: Mô thức hồi quy logistic một số yếu tố liên quan mảng bám răng ở nhóm trẻ có pH mảng bám tăng sau 12 tuần thoa TM (so với nhóm trẻ có pH mảng bám không thay đổi). Yếu tố Tỉ lệ (%) Hệ số Hồi quy β OR (KTC 95%) p Tuổi ≤ 5 8 (14,8) -0,701 0,496 0,58 > 5 46 (85,2) (0,04-6,25) Giới tính Nam 34 (63) 0,9 2,46 (0,67-9,09) 0,177 Nữ 20 (37) Nhai thức ăn Biết nhai 24 (44,4) 0,894 2,44(0,64-9,31) 0,19 Không biết nhai 30 (55,6) Loại khuyết tật Bại não 42 (77,8) -0,201 0,82 (0,17-4,05) 0,806 Khuyết tật khác 12 (22,2) Số lượng răng ≥ 21 răng 30 (55,6) 1,573 4,82 (1,3-17,9) 0,019 ≤ 20 răng 24 (44,4) BÀN LUẬN Khả năng sinh axít trong môi trường pH thấp là một dấu chứng quan trọng của vi khuẩn sinh bệnh. Vì vậy, đánh giá khả năng sinh axít của mảng bám cũng được xem là cần thiết trong đánh giá nguy cơ sâu răng(5,13). pH mảng bám là khả năng sinh axít của mảng bám sau khi tiếp xúc với đường. Trong nghiên cứu này, khả năng sinh axít của mảng bám được đánh giá thông qua sự đổi màu mảng bám theo thời gian sau khi tiếp xúc với dung dịch sucrose sau 5 phút(14). pH giảm đến mức pH tới hạn của men răng và duy trì trong một thời gian dài, hiện tượng mất khoáng men răng xảy ra. Do đó, can thiệp một tác nhân có thể trung hòa axít mảng bám hoặc kéo dài thời gian kiềm của mảng bám sẽ hạn chế được quá trình mất khoáng mô cứng của răng. Có thể thúc đẩy quá trình tái khoáng men răng bằng CPP- ACP(4). Thật vậy, nghiên cứu in vitro của Reynolds(7) đã chứng minh CPP-ACP có vai trò như một nguồn dự trữ ion calci, phosphate bù đắp cho sự giảm pH, ngăn ngừa sự khử khoáng, thúc đẩy quá trình tái khoáng men răng. Tác dụng ngừa giảm pH mảng bám của CPP-ACP sau tiếp xúc với sucrose đã được Caruana và cộng sự ghi nhận(3). Kết quả nghiên cứu của tác giả cho biết, thoa CPP- ACP trước sử dụng sucrose khi sẽ giảm được tình trạng giảm pH mảng bám. Thêm vào đó, khả năng hạn chế sâu răng của CPP-ACP cũng được Rose và cộng sự(10) chứng minh CCP-ACP kết hợp tốt vào mảng bám răng, dự trữ một lượng lớn calci, phosphate bên trong mảng bám và khuếch tán từ từ calci, phosphate tự do. Điều này làm hạn chế quá Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 137 trình mất khoáng khi có tác nhân gây sâu răng và cung cấp một nguồn calci, phosphate cho quá trình tái khoáng xảy ra sau đó. Sau 12 tuần thoa Tooth Mousse, so với pH mảng bám lần 1, đã có sự thay đổi về pH mảng bám trong lần đo này. Tỉ lệ % trẻ có pH mảng bám ≤ 5,5 giảm hay nói cách khác tỉ lệ % trẻ có mảng bám có khả năng lên men cao giảm, tỉ lệ % trẻ có pH mảng bám ≥ 6,0 tăng lên (Bảng 1). Chúng tôi nhận thấy rằng, khi thoa Tooth Mousse liên tục trong 12 tuần, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về khả năng sinh axít mảng bám khi so sánh pH mảng bám ban đầu (lần 1) và pH mảng bám sau 12 tuần (lần 2) thoa Tooth Mousse liên tục cho trẻ khuyết tật (Bảng 2). Khi ngưng thoa Tooth Mousse 2 tuần, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khả năng sinh axít của mảng bám khi so sánh pH mảng bám lần 3 với pH mảng bám lần 2 cũng như pH mảng bám lần 3 với pH mảng bám lần 1 (Bảng 2). Như vậy, sau 12 tuần thoa Tooth Mousse liên tục tỉ lệ % trẻ có pH mảng bám ≤ 5,5 thấp nhất và tỉ lệ % trẻ có pH mảng bám ≥ 6,0 cao nhất qua 3 lần đo pH mảng bám. Nhưng khi ngưng thoa Tooth Mousse 2 tuần, tỉ lệ % trẻ có pH mảng bám ≤ 5,5 và tỉ lệ % trẻ có pH mảng bám ≥ 6,0 lại quay về pH mảng bám ban đầu (Bảng 1). Điều này cho thấy CPP-ACP thật sự có hiệu quả đối với pH mảng bám. Tuy nhiên, cần phải sử dụng liên tục cho trẻ khuyết tật mới mong giảm tỉ lệ sâu răng cho đối tượng này. Khi thêm yếu tố số lượng răng vào bảng phân tích logistic một số yếu tố liên quan đến mảng bám răng ở nhóm trẻ có pH mảng bám tăng sau 12 tuần thoa Tooth Mousse so với nhóm trẻ có pH mảng bám không thay đổi, chúng tôi nhận thấy yếu tố số lượng răng chính là yếu tố liên quan đến sự tăng pH mảng bám (Bảng 3). Trẻ có số lượng răng ≥ 21 có cơ hội tăng pH mảng bám 4,82 lần so với trẻ có số lượng răng ≤ 20 (p=0,019) (Bảng 3). Vai trò kháng sâu răng của CPP-ACP được thể hiện qua CPP ổn định và khu trú ACP lên bề mặt răng và mảng bám răng. Sự gia tăng nồng độ các ion Ca2+, PO43-, CaHPO4 từ ACP khi có sự hiện diện của axít sinh ra từ mảng bám vi khuẩn sẽ bù đắp sự giảm pH vì thế ngăn ngừa được quá trình mất khoáng men răng(6,9). Có thể càng nhiều răng, diện tích bề mặt răng tiếp xúc với CPP- ACP càng nhiều, sự lưu giữ calci, phosphate trên mảng bám răng và trên bề mặt răng càng tăng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có tài liệu nào đủ để giải thích được điều này. Vì vậy, chúng tôi đề nghị cần có nghiên cứu sâu hơn hoặc những nghiên cứu đơn lẻ liên quan đến vấn đề này. KẾT LUẬN Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về khả năng sinh axít mảng bám giữa pH mảng bám ban đầu với pH mảng bám sau 12 tuần thoa Tooth Mousse. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) về khả năng sinh axít mảng bám giữa pH mảng bám sau 12 tuần thoa Tooth Mousse với pH mảng bám sau 2 tuần ngưng thoa Tooth Mousse, pH mảng bám ban đầu với pH mảng bám sau 2 tuần ngưng thoa Tooth Mousse. Sau 12 tuần thoa Tooth Mousse, trẻ có số lượng răng ≥ 21 có cơ hội tăng pH mảng bám gấp 4,82 lần so với trẻ có số lượng răng ≤ 20 (p = 0,019). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abreu MH, Paixão HH, Resende VL, Pordeus IA (2002). Mechanical and chemical home plaque control: a study of Brazilian children and adolescents with disabilities. Spec Care Dentist, 22(2): 59-64. 2. Aimutis WR (2004). Bioactive properties of milk proteins with particular focus on anticariogenesis. J Nutr, 134(4): 989-995. 3. Caruana PC, Mulaify SA, Moazzez R, Bartlett D (2009). The effect of casein and calcium containing paste on plaque pH following a subsequent carbohydrate challenge. J Dent, 37(7): 522-526. 4. Cochrance NJ, Saranathan S, Cai F, Cross KJ, Reynolds EC (2008). Enamel subsurface lesion remineralisation with casein phosphopeptides stabilised solution of calcium, phosphate and fluoride. Caries Res, 42(2): 88-97. 5. Gao XJ, Fan Y, Kent RLJ, Van HJ, Margolis HC (2001). Association of caries activity with the composition of dental plaque fluid. J Dent Res, 80(9): 1834-1839. 6. Reynolds EC (1987). The prevention of sub-surface demineralization of bovine enamel and change in plaque Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 138 composition by casein in an intra-oral model. J Dent Res, 66(6): 1120-1127. 7. Reynolds EC (1997). Remineralization of enamel subsurface lesions by casein phosphopeptide-stabilized calcium phosphate solutions. J Dent Res, 76(9): 1587-1595. 8. Reynolds EC (1998). Anticariogenic complexes of amorphous calcium phosphate stabilized by casein phosphopeptide: A review. Spec Care Dentist, 18(1): 8-16. 9. Reynolds EC, Cain CJ, Webber FL, Black CL, Riley PF, Johnson IH, Perich JW (1995). Anticariogenicity of calcium phosphate complexes of tryptic casein phosphopeptides in the rat. J Dent Res, 74(6): 1272-1279. 10. Rose RK (2000). Bingding characteristics of streptococcus mutans for calcium and casein phosphopedtide. Caries Res, 34(5): 427-431. 11. Rose RK (2000). Effects of anticariogenic casein phosphopeptide on calcium diffusion in streptococcal model dental plaques. Arch Oral Biol, 45(7): 569-575. 12. Shaw L, Maclaurin ET, Foster TD (1986). Dental study of handicapped children attending speacial schools in Birmingham, UK. Community Dent Oral Epimediol, 14(1): 24-27. 13. Tung MS, Eichmiller FC (2004). Amorphous calcium phosphates for tooth mineralization. Compend Contin Educ Dent, 25: 9-13. 14. Walsh LJ (2006). Dental plaque fermentation and its role in caries risk assessment. Int Dent S Afric, 1: 4-13.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_cua_cpp_acp_tren_ph_mang_bam_rang_o_mot_nhom_tre_kh.pdf