Tỉ lệ đáp ứng lâm sàng
Tỉ lệ đáp ứng lâm sàng của hai nhóm điều
trị khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tiêu
chí đánh giá đáp ứng lâm sàng của nghiên cứu
này là khi biến mất một trong các sang thương
lâm sàng của nấm móng tại bất kỳ vị trí của
móng như bản móng, giường móng hay xung
quanh móng. Nghiên cứu của chúng tôi không
sử dụng Chỉ số đánh giá lâm sàng bệnh nấm
móng (SCIO). Vì chỉ số này phù hợp với dạng
DLSO, trong khi đó, nấm móng do Candida
biểu hiện lâm sàng đa dạng gồm dạng DSLO,
PSO và SWO.
Tỉ lệ đáp ứng lâm sàng ở hai nhóm xuất hiện
cao nhất ngay trong tháng đầu tiên. Nếu có đáp
ứng với Itraconazole, các bệnh nhân đều biểu
hiện cải thiện lâm sàng trước tháng thứ 3; tương
tự kết quả của tác giả Antonella Tosti. Trong khi
đó, với Fluconazole, cần đến tháng 4, tất cả bệnh
nhân có đáp ứng mới biểu hiện sự thuyên giảm.
Vì vậy, trên thực tế lâm sàng, khi chưa có điều
kiện làm kháng nấm đồ, không nên vội vàng kết
luận điều trị thất bại và ngưng hoặc đổi thuốc
ngay, cần chờ kết quả thể hiện rõ trong tháng
thứ 3, thứ 4.
Tỉ lệ sạch nấm của từng phác đồ điều trị
Các báo cáo trên thế giới về tác dụng vi
sinh của các thuốc kháng nấm rất khác nhau vì
vùng địa lý khác nhau có thể chi phối sự phân
bố chủng nấm gây bệnh, từ đó ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả điều trị. Cụ thể, Aditya ghi nhận
Fluconazole (70,8%) hiệu quả tương tự
Itraconazole (65,6%), còn Gupta lại kết luận
Itraconazole (91,7%) vượt trội hơn Fluconazole
(66,7%). Theo bảng 6, khả năng diệt nấm của
phác đồ Fluconazole cao gấp 1,67 lần phác đồ
Itraconazole (KTC 95% của RR = (1,11 – 2,49); p
= 0,008).
Tỉ lệ tác dụng phụ của hai phác đồ điều trị
Tỉ lệ tác dụng phụ trên lâm sàng và tỉ lệ tăng
men gan của hai nhóm khác biệt không có ý
nghĩa thống kê. Không có bệnh nhân nào ngưng
thuốc vì tác dụng phụ. Phần lớn, tác dụng phụ ở
cả hai phác đồ đều nhẹ và giảm dần theo thời
gian. Cả hai phác đồ đều an toàn khi sử dụng
trong điều trị bệnh nấm móng.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả điều trị của Fluconazole và Itraconazole trên bệnh nấm móng do Candida, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 1
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA FLUCONAZOLE VÀ ITRACONAZOLE
TRÊN BỆNH NẤM MÓNG DO CANDIDA
Phạm Thị Mai Anh*, Nguyễn Tất Thắng**, Nhữ Thị Hoa***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nấm móng do Candida của Fluconazole và Itraconazole.
Phương pháp và đối tượng: Thử nghiệm lâm sàng không mù, có đối chứng được tiến hành trên 62 bệnh
nhân bị viêm móng do Candida điều trị tại BV Da Liễu TP. HCM từ 12/2006 đến 12/2007. Đối tượng nghiên
cứu được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm phác đồ Fluconazole (150mg/ tuần x 6 tháng đối với móng tay, 9 tháng đối
với móng chân) và Itraconazole (200mg 2 lần/ngày 7 ngày mỗi tháng x 2 tháng đối với móng tay, 3 tháng
đối với móng chân). Chúng tôi so sánh tỉ lệ đáp ứng lâm sàng (có cải thiện lâm sàng), tỉ lệ sạch nấm (cấy âm tính)
và các tác dụng phụ giữa 2 nhóm.
Kết quả: 62 trường hợp viêm móng do Candida có biểu hiện lâm sàng đa dạng, ở móng tay và móng chân,
bao gồm thể nấm dưới móng bờ xa và rãnh bên (58,1%), nấm dưới móng phần gốc (29,0%), nấm móng trắng
trên bề mặt (12,9%). Các loài Candida spp. khác (59,7%) chiếm ưu thế hơn Candida albicans (40,3%). Tỉ lệ đáp
ứng lâm sàng ở nhóm Fluconazole là 93,6%, không khác biệt với nhóm Itraconazole là 96,8% (p=1,00) nhưng
Fluconazole cho tỉ lệ sạch nấm cao hơn có ý nghĩa thống kê (80,7% so với 48,4%, p=0,008). Tác dụng phụ trên
lâm sàng đều nhẹ ở cả 2 nhóm (19,4% và 16,1%, p=0,50); Còn tỉ lệ tăng men gan của Fluconazole và
Itraconazole lần lượt là 3,2% và 0% (p=0,31). Các tác dụng phụ không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Trên bệnh nấm móng do Candida, Fluconazole hiệu quả hơn Itraconazole.
ABSTRACT
THE EFFICACY OF FLUCONAZOLE AND ITRACONAZOLE IN THE TREATMENT
OF ONYCHOMYCOSIS CAUSED BY CANDIDA
Pham Thi Mai Anh, Nguyen Tat Thang, Nhu Thi Hoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 332 - 338
Objective: To assess the efficacy of the oral antifungal agents Fluconazole and Itraconazole in the treatment
of the onychomycosis caused by Candida.
Patients and Methods: We conducted an open, randomized controlled trial involving 62 patients with
onychomycosis due to Candida, from December, 2006 to December, 2008, at Dermatology-Venereology Hospital,
Ho Chi Minh City. These patients were randomly assigned to receive one of two therapies: Fluconazole (150mg
per week, within 6 months with fingernail, or 9 months with toenail) or Itraconazole (200mg bid, within 7
continuous days per month, within 2 months with fingernail, or 3 months with toenail). The main outcomes were
clinical responses, mycological cure, and adverse effects.
Results: Of the 62 patients in the study, there were various clinical types of Candida infection, including
distal and lateral onychomycosis (58.1%), proximal subungal onychomychosis (29.0%), and, superficial white
onychomychosis (12.9%) on both fingernail and toenail. Other Candida spp. (59.7%) predominated over Candida
albicans (40.3%). At the end of the study, there was no significant difference of clinical responses between
Fluconazole group and Itraconazole group (93.6% vs 96.8%, p=1.00). However, the mycological cure rate in the
Fluconazole group is significantly higher than Itraconazole group (80.7% vs 48.4%, p=0.008). The clinical
* Bệnh viện Da Liễu, TP. HCM ** Bộ Môn Da Liễu, Đại Học Y Dược, TP. HCM
*** Bộ môn Ký Sinh Trùng – Vi Nấm Học, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 2
adverse effects were mild in two groups (19.4% and 16.1%, respectively, p=0.50); And liver enzym elevation of
Fluconazole group and Itraconazole group are 3.2% and 0%, respectively (p=0.31). There was no statistical
difference of adverse effects.
Conclusions: Fluconazole is more efficacious than Itraconazole in the treatment of onychomycosis caused by
Candida.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm móng do vi nấm là một bệnh phổ biến,
chiếm 20-50% các trường hợp bệnh lý ở móng,
gây mất thẩm mỹ, có thể ảnh hưởng đến các
công việc giao tiếp của bệnh nhân nhất là tổn
thương ở móng tay(4). Ba tác nhân gây bệnh chủ
yếu bao gồm vi nấm ngoài da, nấm men và nấm
mốc(10). Gần đây, nhiều báo cáo ở Mỹ chứng tỏ tỉ
lệ viêm móng do vi nấm hạt men có khuynh
hướng tăng dần, khoảng 5-17% các trường hợp
nấm móng(2). Tương tự, tại Ấn Độ, Mishra
Minati khảo sát 120 bệnh nhân viêm móng đã
phát hiện Candida spp. chiếm 19-21% (7); thậm
chí, Jesudanam T. M. phân lập được 58,82% mẫu
nhiễm Candida spp., cao hơn hẳn Dermatophytes
(38,2%)(5). Trong số các loài Candida spp. gây
viêm móng, C. albicans là tác nhân thường gặp
nhất, chiếm 70% các trường hợp(6). Tuy nhiên, sự
phân bố C. albicans và Candida non-albicans thay
đổi rất nhiều theo vị trí gây bệnh và theo các
vùng địa lý khác nhau(8).
Bên cạnh đó, biểu hiện lâm sàng và hiệu quả
điều trị của thuốc kháng nấm thay đổi tùy theo
tác nhân gây bệnh. Theo nhiều y văn, hiệu lực
điều trị bệnh nấm móng của itraconazole cao
hơn fluconazole(3,9,1). Thế nhưng, tại Việt Nam,
nhiều trường hợp thất bại khi sử dụng
itraconazole đã được ghi nhận và vấn đề này
vẫn chưa được sự quan tâm đúng mực tại Việt
Nam. Vì vậy khảo sát được tiến hành nhằm xác
định hiệu quả điều trị về lâm sàng và vi nấm của
fluconazole và itraconazole đối với bệnh nấm
móng do Candida.
Tổng quan tài liệu
Điều trị nấm móng
Nấm móng là bệnh khó điều trị vì thời gian
điều trị kéo dài, chi phí cao và biểu hiện cải thiện
chậm chạp (nhiều tháng) sau khi đã điều trị sạch
nấm. Điều quan trọng đầu tiên là loại bỏ những
yếu tố thuận lợi ngoại sinh như tránh tiếp xúc
các hóa chất, giữ móng khô ráo bằng cách mang
găng tay và đi ủng Đồng thời, điều trị các
bệnh làm giảm sức đề kháng như tiểu đường,
ngưng kháng sinh và corticoide(7).
Tại chỗ
Có nhiều thuốc trị nấm men dưới nhiều
dạng thuốc bôi như dung dịch màu castellani,
kem ketoconazole... Nhưng có một điều nghịch
lý là trong khi khuyên bệnh nhân nấm móng
tránh ẩm ướt, thì lại có chỉ định thoa kem kháng
nấm tại móng hai lần một ngày. Còn dung dịch
màu thì gây mất thẩm mĩ trong giao tiếp. Hiện
nay, các dung dịch sơn móng như ciclopirox 8%,
amorolfine có thể tránh những khuyết điểm
này, thuốc trong suốt và khô sau vài phút sơn
lên bề mặt móng. Thuốc có chỉ định trong nấm
móng mức độ nhẹ đến vừa và chưa ảnh hưởng
liềm móng, nhưng khi dùng đơn độc, thuốc đạt
hiệu quả kém(4). Hơn nữa, ciclopirox chi phí khá
đắt và chưa lưu hành rộng rãi trên thị trường
Việt Nam.
Tóm lại tỉ lệ thành công của thuốc uống
hầu hết vượt trội hơn thuốc thoa và nấm móng
do nấm men thường đòi hỏi thuốc uống toàn
thân. Nếu cần điều trị kết hợp, chỉ nên sử
dụng dung dịch sơn móng hoặc không chỉ
định thuốc thoa khác.
Toàn thân
Các nhóm kháng nấm cũ
Trước năm 1990, griseofulvine,
amphotericine B và ketoconazole là những thuốc
đầu tay để điều trị bệnh nấm. Nhưng
griseofulvine không có khả năng diệt nấm men.
Ketoconazole thuộc nhóm kiềm nấm phổ rộng
nhưng thuốc có nguy cơ gây độc cho gan, kể cả
gây tử vong do hoại tử tế bào gan, nhất là khi trị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 3
liệu nấm móng kéo dài. Hiện nay, những nhóm
kháng nấm mới đang thay thế các thuốc kháng
nấm cũ trong điều trị nấm móng vì tính an toàn
và hiệu quả của các nhóm thuốc này(2).
Nhóm triazole
Họ azoles có hai nhóm thuốc gồm nhóm
imidazole (ketoconazole) và nhóm triazoles
(fluconazole và itraconazole). Cơ chế tác dụng
của họ azoles là ức chế hệ thống men tiểu thể
cytochrome p450 của vi nấm, cụ thể là men 14--
demethylase có vai trò chuyển hóa lanosterol
thành ergosterol. Hậu quả là tích tụ 14--
methylsterol, làm suy giảm khả năng thấm của
màng, khả năng gắn kết với men của màng và
ngưng trệ sự phát triển của tế bào nấm(2).
Năm 1995, FDA đã chứng nhận Itraconazole
trong phác đồ điều trị liên tục nấm móng tay-
chân do dermatophyte. Bên cạnh đó, FDA còn
khuyến cáo phác đồ điều trị từng đợt nấm móng
tay: uống 200mg 2 lần/ ngày trong 1 tuần của
mỗi tháng, điều trị trong 2 tháng, một số ít
nghiên cứu dùng trong 3 tháng(2) Nhiều nghiên
cứu đã chứng minh hiệu quả của phác đồ điều
trị từng đợt nấm móng chân, uống trong 3-4
tháng nhưng chưa được FDA khuyến cáo(4).
Các nghiên cứu này ghi nhận tỉ lệ thành
công như nhau giữa hai phác đồ điều trị liên tục
và từng đợt. Tỉ lệ sạch nấm từ 45%, 70% đến 90%
và tỉ lệ lành bệnh trên lâm sàng từ 35% - 82%(7).
Fluconazole là thuốc đầu tay trong điều trị
nhiễm Candida(10), nhưng theo Thappa D.M.,
itraconazole là thuốc hiệu quả nhất trong điều trị
nấm móng do Candida. Fluconazole được FDA
chứng nhận trong điều trị bệnh candidiasis hệ
thống (ngoại trừ do tác nhân C. krusei), nhiễm
Candida thực quản và hầu họng(2). Và phòng
ngừa bệnh candidiasis ở bệnh nhân AIDS và
ghép tạng(2). Vùng Bắc Mỹ sử dụng fluconazole
rộng rãi để điều trị bệnh nấm móng nhưng FDA
vẫn chưa chứng nhận hiệu quả của fluconazole.
Những tính chất về dược động học cho phép
thuốc dùng một lần/ tuần. Liều từ 150 mg, 300
mg đến 450 mg mỗi tuần, kéo dài trong 3-6
tháng với móng tay và 6-12 tháng với móng
chân(6). Có tác giả đề nghị uống 1viên 150 mg/
tuần cho đến khi móng khỏi bệnh(5).
Nhóm allylamine
Đây là nhóm kháng nấm mới. Trong đó,
terbinafine là thuốc đầu tay trong điều trị nấm
móng do Dermatophytes nhưng lại ít hiệu quả
với Candida spp. và nấm mốc(2). Hiện nay, thị
trườngViệt Nam vẫn chưa chính thức lưu hành
terbinafine.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thử nghiệm lâm sàng đối chứng, không mù,
được thực hiện trên các trường hợp nấm móng
do Candida spp. đến khám và điều trị tại BV Da
Liễu TP. HCM từ 12/2006 đến 12/2007. Để có
80% cơ hội chứng minh rằng hiệu quả điều trị
nấm móng của itraconazole là 92% cao hơn 67%
của fluconazole ở mức ý nghĩa 5%, cỡ mẫu tối
thiểu cần cho mỗi nhóm là 31 đối tượng. Tất cả
bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn mẫu sẽ được đưa
vào khảo sát: ≥12 tuổi, có tổn thương móng, xét
nghiệm bệnh phẩm chỉ tìm thấy Candida spp.
(sợi tơ nấm giả hoặc/và > 4 tế bào hạt men/quang
trường 40 trong quan sát trực tiếp; thử nghiệm
sinh ống mầm và bào tử bao dày dương tính),
không uống hoặc bôi thuốc kháng nấm trong
vòng, lần lượt, 6 tháng hoặc 4 tuần trước thời
điểm nghiên cứu, SGOT≥ 37 U/L, SGPT ≥ 42 U/L,
urê và creatinine trong giới hạn bình thường,
không dị ứng hoặc không thuộc nhóm chống chỉ
định với các thuốc nghiên cứu, đồng ý tham gia
và tuân thủ điều trị. Các bệnh nhân được chia
ngẫu nhiên theo thứ tự vào 2 nhóm: bệnh nhân
đầu tiên vào nhóm 1, kế tiếp vào nhóm 2, tiếp
theo vào nhóm 1 , lần lượt như thế cho đến khi
đủ cỡ mẫu. Nhóm 1 sử dụng phác đồ
fluconazole 150mg/ tuần x 6 tháng đối với móng
tay, 9 tháng đối với móng chân; nhóm 2 điều trị
với itraconazole 100mg 2 lần/ngày 7 ngày/1
tháng x 2 tháng đối với móng tay, 3 tháng đối
với móng chân. Sau khi kết thúc điều trị, bệnh
nhân được theo dõi thêm hai tháng liên tục về
lâm sàng và về vi nấm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 4
Các dữ kiện được thu thập bằng phỏng vấn
trực tiếp, thăm khám lâm sàng, xét nghiệm bệnh
phẩm trước và sau điều trị dựa trên bảng câu hỏi
cấu trúc. Nhập số liệu bằng Epi data và phân
tích bằng Stata 8.0. Khả năng đáp ứng lâm sàng
(có sự cải thiện về lâm sàng), sạch nấm (cấy nấm
âm tính) và các tác dụng phụ được mô tả bằng
tần số, tỉ lệ cho từng nhóm can thiệp. So sánh
hiệu quả giữa 2 nhóm phác đồ bằng phép kiểm
χ2, ước lượng nguy cơ tương đối (RR) và khoảng
tin cậy 95% của RR.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số có 62 đối tượng tham gia nghiên
cứu, mỗi nhóm gồm 31 bệnh nhân.
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng nghiên
cứu
Đặc tính Nmẫu=62
n (%)
N1 = 31
n (%)
N2 = 31
n (%) p
< 25 8(12,9) 5(16,1) 3 (9,7)
25 - 60 48(77,4) 23(74,2) 25(80,6) Tuổi
> 60 6 (9,7) 3(9,68) 3 (9,7)
0,75
Nữ 46(74,2) 23(74,2) 23(74,2) Giới
Nam 16(25,8) 8(25,8) 8(25,8) 1,00
NC cao 12(19,4) 5(16,1) 7(22,6)
NC thấp 28(45,2) 14(45,2) 14(45,2) Nghề
NT-HT 22(35,5) 12(38,7) 10(32,2)
0,77
< Cấp 3 26(41,9) 12(38,7) 14(45,2) Trình độ
≥ Cấp 3 36(58,1) 19(61,3) 17 (4,8) 0,61
* NC: nguy cơ; NT-HT: nội trợ-hưu trí
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 42,5
± 14,93 (18-84)
Tỉ số Nữ: Nam = 2,87: 1
Các yếu tố dịch tễ học phân bố đồng đều ở
hai nhóm
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên
cứu
Thể
lâm sàng
Nmẫu= 62
n (%)
N1 = 31
n (%)
N2 = 31
n (%) p
DLSO 36(58,1) 15(48,4) 21(67,7) 0,11
SWO-PSO 26(41,9) 16(51,6) 10(32,3)
SWO 8(12,9) 3 (9,7) 5(16,1)
PSO 18(29,0) 13(41,9) 5(16,1)
0,12
* DSLO (distal-lateral subungal onychomycosis): nấm dưới móng
bờ xa và rãnh móng; SWO (superficial white onychomycosis):
nấm móng trắng bề mặt; PSO (proximal subungal
onychomycosis): nấm dưới móng phần gốc móng.
Về giá trị của men gan trước khi tham gia
nghiên cứu, các bệnh nhân đều có kết quả SGOT
(20,5 ± 7,2 U/L) và SGPT (20,8 ± 8,8 U/L) nằm
trong giới hạn bình thường và sự khác biệt
không ý nghĩa thống kê.
Bảng 3. Tỉ lệ phân bố các loài Candida albicans và
Candida non-albicans.
Nmẫu= 62
n (%)
N1 = 31
n (%)
N2 = 31
n (%) p
C. albicans 25 (40,3) 14 (45,1) 11 (35,5)
C. non-albicans 37 (59,7) 17 (54,9) 20 (64,5) 0,44
Candida non-albicans chiếm ưu thế trong toàn
bộ mẫu khảo sát. Không tìm thấy khác biệt về
phân bố các loài Candida spp. giữa hai nhóm
điều trị.
Bảng 4. Tỉ lệ đáp ứng lâm sàng của hai phác đồ điều
trị
Đáp ứng lâm
sàng
N1 = 31
n (%)
N2 = 31
n (%)
Tổng
n (%) p
Có 29 (93,6) 30 (96,8) 59 (95,2)
Không 2 (6,5) 1 (3,2) 3 (4,8)
Tổng n (%) 31 (100) 31 (100) 62 (100)
1,00
Bảng 5. Tỉ lệ đáp ứng lâm sàng theo thời gian của hai
phác đồ điều trị
Sau
thời gian
N1 = 29
n (%)
% tích
lũy
N2 =30
n (%)
%
tích lũy p
1 tháng 14 (48,3) 48,3 19 (63,3) 63,3 0,23
2 tháng 8 (27,6) 75,9 8 (26,7) 90,0 0,94
3 tháng 5 (17,2) 93,1 3 (10,0) 100 0,41
4 tháng 2 (6,9) 100 0 (0) 0,14
100% bệnh nhân có đáp ứng lâm sàng sau
3 tháng điều trị ở nhóm 2 và sau 4 tháng đối
với nhóm 1. Tỉ lệ đáp ứng lâm sàng theo từng
tháng khác nhau không có ý nghĩa thống kê
giữa 2 nhóm can thiệp.
Bảng 6. Tỉ lệ sạch nấm của hai phác đồ điều trị
Sạch nấm N1 = 31
n (%)
N2 = 31
n (%)
Tổng
n (%) p
Có 25 (80,6) 15 (48,4) 40 (64,5)
Không 6 (19,4) 16 (51,6) 22 (35,5)
Tổng n (%) 31 (100) 31 (100) 62 (100)
0,008
RR = 1,67 (1,11 – 2,49)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 5
Tỉ lệ sạch nấm giữa hai nhóm khác biệt có
ý nghĩa thống kê.
Bảng 7. Trường hợp bị tác dụng phụ trên lâm sàng
của hai nhóm
Tác dụng phụ
về lâm sàng
N1 = 31
n (%)
N2 =31
n (%)
Tổng
n (%) p
Khơng 25 (80,6) 26 (83,9) 51 (82,3)
Có 6 (19,4) 5 (16,1) 11 (17,7)
Tổng n (%) 31 (100) 31 (100) 62 (100)
0,50
Tác dụng phụ trên lâm sàng ở hai nhóm
đều nhẹ và khác biệt không có ý nghĩa thống
kê; bao gồm: rối loạn kinh nguyệt, ngủ khó,
nhức đầu, mệt, cồn cào, ăn mất ngon, táo bón,
mụn trứng cá. Trong nhóm 2, một bệnh nhân
nữ 19 tuổi, tiền căn bị trĩ độ 1, bị tiêu ra máu
sau 2-3 ngày uống itraconazole ở cả hai đợt
điều trị đầu.
Bảng 8. Tỉ lệ tăng men gan khi kết thúc điều trị
Tăng men gan N1 = 31
n (%)
N2 = 31
n (%)
Tổng
n (%) p
Không 30 (96,8) 31 (100) 61 (98,4)
Có 1 (3,2) 0 (0) 1 (1,6)
Tổng n (%) 31 (100) 31 (100) 62 (100)
0,31
Tỉ lệ tăng men gan giữa hai nhóm không
khác biệt về mặt thống kê. Bệnh nhân duy nhất
bị tăng men gan ở nhóm 1 có tiền căn điều trị
Albendazole trước khi tham gia nghiên cứu.
Khi kết thúc phác đồ, kết quả SGOT trung
bình của 62 bệnh nhân là 25,38 ± 9,91 U/L và
SGPT là 25,40 ± 14,87U/L.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng nghiên
cứu
Tuổi trung bình của các bệnh nhân là
42,5±14,9, chủ yếu tập trung trong độ tuổi lao
động từ 25 – 60 (77,4%). Do đó, những nghề hoặc
công việc hàng ngày liên quan đến tình trạng ẩm
ướt của bàn tay, bàn chân đều tạo thuận lợi cho
viêm móng do Candida spp. phát triển. Mặt khác,
theo sinh lý của móng, tốc độ mọc móng tăng
dần từ sau 15 tuổi và đạt cực đại trước 25 tuổi. Ở
lứa tuổi này, tiến trình đẩy phần móng bệnh khá
nhanh, hỗ trợ cho điều trị, thậm chí có thể giúp
lành bệnh tự nhiên. Sau 25 tuổi, tốc độ mọc
móng giảm 0,5% mỗi năm và chậm nhất sau 60
tuổi. Vì thế, tổn thương viêm móng thường lâu
lành ở những bệnh nhân từ 25 – 60 tuổi, đòi hỏi
thơi gian điều trị kéo dài.
Về nghề nghiệp, đa số đối tượng thuộc
nhóm nghề ít nguy cơ bị nấm móng (45,2%) như
sinh viên, giáo viên, nhân viên văn phòng... Bên
cạnh đó, tỉ lệ bệnh nhân học ≥ cấp 3 (58,1%)
nhiều hơn nhóm < cấp 3 (41,9%), khác biệt so với
y văn mô tả trước đây. Có lẽ trình độ và ý thức
chăm sóc sức khỏe của những người lao động trí
óc cao hơn, đồng thời những ngành nghề này
đòi hỏi giao tiếp nhiều, nên sự mất thẩm mỹ của
móng tay sần sùi sẽ khiến bệnh nhân mất tự tin
và thôi thúc họ đến gặp bác sĩ nhiều hơn.
Đặc điểm lâm sàng
Dạng lâm sàng chủ yếu là nấm dưới móng
phần xa và cạnh bên (DSLO, 58,1%). Nấm dưới
móng phần gần (PSO) chỉ chiếm 29,0%. Kết quả
này khác với y văn. Phải chăng các loài Candida
sp. gây bệnh đã chi phối hiện tượng này? Thật
vậy Candida non-albicans ngày càng vượt trội
trong bệnh lý do Candida spp. Cần thực hiện
những khảo sát rộng hơn để khẳng định.
Tỉ lệ phân bố các loài Candida albicans và
Candida spp. khác
Theo y văn, hầu hết các trường hợp nhiễm C.
albicans đều có nguồn gốc nội sinh. Đây là vi
nấm hoại sinh bắt buộc trong cơ thể người và
động vật, luôn ở trạng thái cân bằng với các
chủng vi sinh thường trú khác. Khi có yếu tố
thuận lợi làm mất sự cân bằng như ngâm tay
chân trong nước lâu ngày, suy giảm miễn dịch
, mầm bệnh sẵn có từ cơ thể sẽ dễ dàng bộc
phát và gây bệnh. Trong khi đó, nhóm Candida
non-albicans từ ngoại cảnh, phải xâm nhập vào
cơ thể, kết hợp với yếu tố thuận lợi tại chỗ hay
toàn thân mới có khả năng gây bệnh. Dụng cụ
làm móng gồm kềm cắt, giũa, cọ sơn, khăn, thau
ngâm dùng chung cho nhiều khách hàng có
thể là những vật truyền bệnh nấm móng do
Candida spp.
Tỉ lệ nhiễm Candida non-albicans của toàn bộ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 6
mẫu nghiên cứu (59,7%) cao hơn C. albicans
(40,3%). Theo y văn, C. albicans chiếm 85 – 90%
các trường hợp nhiễm nấm men ở ngoại biên
cũng như hệ thống. Sự vượt trội của Candida
non-albicans (59,7%) trong 62 trường hợp viêm
móng được khảo sát phải chăng báo hiệu khả
năng phát triển của chúng hiện nay? Điều này
rất đáng lo ngại vì có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu
quả điều trị nấm móng trên lâm sàng nói chung.
Tỉ lệ đáp ứng lâm sàng
Tỉ lệ đáp ứng lâm sàng của hai nhóm điều
trị khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tiêu
chí đánh giá đáp ứng lâm sàng của nghiên cứu
này là khi biến mất một trong các sang thương
lâm sàng của nấm móng tại bất kỳ vị trí của
móng như bản móng, giường móng hay xung
quanh móng. Nghiên cứu của chúng tôi không
sử dụng Chỉ số đánh giá lâm sàng bệnh nấm
móng (SCIO). Vì chỉ số này phù hợp với dạng
DLSO, trong khi đó, nấm móng do Candida
biểu hiện lâm sàng đa dạng gồm dạng DSLO,
PSO và SWO.
Tỉ lệ đáp ứng lâm sàng ở hai nhóm xuất hiện
cao nhất ngay trong tháng đầu tiên. Nếu có đáp
ứng với Itraconazole, các bệnh nhân đều biểu
hiện cải thiện lâm sàng trước tháng thứ 3; tương
tự kết quả của tác giả Antonella Tosti. Trong khi
đó, với Fluconazole, cần đến tháng 4, tất cả bệnh
nhân có đáp ứng mới biểu hiện sự thuyên giảm.
Vì vậy, trên thực tế lâm sàng, khi chưa có điều
kiện làm kháng nấm đồ, không nên vội vàng kết
luận điều trị thất bại và ngưng hoặc đổi thuốc
ngay, cần chờ kết quả thể hiện rõ trong tháng
thứ 3, thứ 4.
Tỉ lệ sạch nấm của từng phác đồ điều trị
Các báo cáo trên thế giới về tác dụng vi
sinh của các thuốc kháng nấm rất khác nhau vì
vùng địa lý khác nhau có thể chi phối sự phân
bố chủng nấm gây bệnh, từ đó ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả điều trị. Cụ thể, Aditya ghi nhận
Fluconazole (70,8%) hiệu quả tương tự
Itraconazole (65,6%), còn Gupta lại kết luận
Itraconazole (91,7%) vượt trội hơn Fluconazole
(66,7%). Theo bảng 6, khả năng diệt nấm của
phác đồ Fluconazole cao gấp 1,67 lần phác đồ
Itraconazole (KTC 95% của RR = (1,11 – 2,49); p
= 0,008).
Tỉ lệ tác dụng phụ của hai phác đồ điều trị
Tỉ lệ tác dụng phụ trên lâm sàng và tỉ lệ tăng
men gan của hai nhóm khác biệt không có ý
nghĩa thống kê. Không có bệnh nhân nào ngưng
thuốc vì tác dụng phụ. Phần lớn, tác dụng phụ ở
cả hai phác đồ đều nhẹ và giảm dần theo thời
gian. Cả hai phác đồ đều an toàn khi sử dụng
trong điều trị bệnh nấm móng.
KẾT LUẬN
Với thiết kế nghiên cứu thích hợp, các nhóm
can thiệp được phân chia ngẫu nhiên nên các
yếu tố có khả năng tương tác, gây nhiễu được
phân bố như nhau ở cả 2 nhóm, các đối tượng
đều tuân thủ điều trị và không xảy ra mất dấu,
vì vậy, độ tin cậy của các kết quả thu được từ
nghiên cứu ở mức độ cao.
Candida non-albicans chiếm ưu thế trong 62
trường hợp khảo sát, báo hiệu sự phát triển đáng
lo ngại của nhóm Candida spp. này trên bệnh
nấm móng tại BV Da Liễu hiện nay. Trong khi
đó, phác đồ Fluconazole hiệu quả hơn phác đồ
Itraconazole, xét về tiêu chí vi nấm học và chi
phí điều trị. Vì thế, nên chỉ định Fluconazole
trong điều trị bệnh nấm móng do Candida spp.
cho các trường hợp đến khám tại BV Da Liễu TP
HCM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arndt KA., Bowers KE. (2002), “Formulary”, Mannual of
dermatologic therapeuitcs, Lippincott Williams & Wilkins,
Philadelphia, 6th ed, pp. 284-372.
2. Arndt KA.,. Bowers KE (2002). “Fungal infections”, Mannual
of dermatologic therapeuitcs, Lippincott Williams & Wilkins,
Philadelphia, 6th ed, pp. 88-101.
3. Gupta AK, Grequrek – Novak T (2001). “Efficacy of
itraconazole, terbinafine, fluconazole, griseofulvin and
ketoconazole in the treatment of Scopulariopsis brevicaulis
causing onychomycosis of the toes”, Dermatology, 202 (3), pp.
235-238
4. Habif TP. (2004), “Fungal nail infections”, Clinical dermatology,
Mosby, Pennsylvania, 4th ed, pp. 874-879.
5. Madhuri JT et al (2002), “Onychomycosis: A significant
medical problem”, Indian J Dermatol Venereol Leprol, Indian, 68
(6), pp. 326-329.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 7
6. Martin AG., Kobayashi GS. (2003), “Yeast Infections:
Candidiasis, Pityriasis (Tinea) Versicolor”, Fitzpatrick' s
Dermatology in general medicine, McGraw-Hill, New York, 6th
ed, pp. 2358-2371.
7. Minati M et al (2005), “An open randomized comparative
study of oral itraconazole pulse and terbinafine pulse in the
treatment of onychomycosis”. IJDVL 71 (4), pp. 262-266.
8. Nhữ Thị Hoa (2005) “Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm
sóc huyết trắng bệnh lý của phụ nữ bị viêm âm đạo đến khám
tại các bệnh viện tuyến 2, TP. HCM”, Luận văn Thạc sĩ y học,
Đại học Y Dược, TP. HCM, tr.11-76.
9. Roberts D.T. (2003), “Guidelines for treatment of
onychomychosis”, British Journal of Dermatology, UK, 148, pp.
402-410.
10. Rodgers P, Bassler M (2001), “Treating onychomycosis”,
American Family Physician, 63 (4), pp. 663-672.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_dieu_tri_cua_fluconazole_va_itraconazole_tren_benh.pdf