Thứ ba, bỏ quy định “không vượt quá
giá trị tang vật, phương tiện bị tịch thu” khi
áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật,
phương tiện VPHC thuộc thẩm quyền của
Chỉ huy trưởng BĐBP cấp tỉnh, Chỉ huy
trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc BộTư
lệnh BĐBP22, bởi đây là quy định trái Luật.
Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tiễn thực hiện
thẩm quyền xử phạt VPHC của BĐBP, có
nhiều vụ VPHC mà giá trị tang vật, phương
tiện VPHC lớn, vượt quá mức phạt tiền của
chức danh Đồn trưởng Đồn Biên phòng và
tương đương, nếu phải chuyển vụ việc lên
cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền sẽ xảy ra
tình trạng dồn việc lên trên mà tính chất vụ
việc đó không quá phức tạp. Do đó, nên hủy
bỏ quy định “không vượt quá giá trị tang
vật, phương tiện bị tịch thu” khi áp dụng
hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương
tiện VPHC đối với tất cả các chức danh có
thẩm quyền của BĐBP.
Thứ tư, sửa đổi Luật Xử lý VPHC
năm 2012 theo hướng bổ sung thẩm quyền
áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc
đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá,
vật phẩm, phương tiện” cho chức danh Đồn
trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải
đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu
biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa
khẩu cảng, Chỉ huy trưởng BĐBP cấp tỉnh,
Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực
thuộc Bộ Tư lệnh BĐBP. Bởi lẽ, đây là yêu
cầu khách quan của việc xử phạt VPHC của
BĐBP, khi những năm gần đây, qua công
tác xử phạt VPHC của BĐBP ở khu vực
biên giới thường xuất hiện những hành vi
vi phạm nhập khẩu hàng hóa liên quan đến
vấn đề bảo vệ môi trường, cần áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả này.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của bộ đội biên phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Tóm tắt:
Bộ đội Biên phòng là một trong 14 nhóm chủ thể có thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính. Để đảm bảo hiệu quả của công tác
đấu tranh phòng, chống các vi phạm hành chính, đòi hỏi phải có
cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên, các quy định của pháp
luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên
phòng còn có một số hạn chế, bất cập cần được hoàn thiện.
Phạm Thị Thanh Huế*
* Trung tá. TS. Chủ nhiệm bộ môn, Khoa Pháp luật, Học viện Biên phòng.
Abstract
The Border Guard Force is one of the fourteen legal entities
that are authorised to handle the administrative violations. It is
required the completeness and clarity of the legal ground so that
it is to ensure the effectiveness and efficiency of the fights against
the administrative violations. However, there are a number of
limitations and shortcomings of legal regulations on authority of
the Border Guards Force to handle the administrative violations.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Bộ đội Biên phòng, vi phạm
hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 22/09/2019
Biên tập : 26/09/2019
Duyệt bài : 01/10/2019
Article Infomation:
Keywords: The Border Guard Force;
administrative violations; handling of
administrative violations
Article History:
Received : 22 Sep. 2019
Edited : 26 Sep. 2019
Approved : 01 Oct. 2019
1. Khái quát thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính của Bộ đội Biên phòng
Tính đến tháng 9/2019, bên cạnh
thẩm quyền chung được quy định tại Điều
40 Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC)
năm 2012, thẩm quyền xử phạt VPHC của
Bộ đội Biên phòng (BĐBP) được quy định
tại 49 Nghị định1 với trên 60 lĩnh vực hoạt
động2, bao gồm: Quản lý, bảo vệ biên giới
1 Thống kê từ nguồn https://thuvienphapluat.vn/ và
2 Nếu phân chia theo Luật Xử lý VPHC năm 2012 thì có 67 lĩnh vực, đồng thời tên gọi của một số lĩnh vực có sự khác
biệt nhất định so với cách gọi của Nghị định.
quốc gia; an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa
cháy; phòng, chống bạo lực gia đình; báo
chí; xuất bản; quốc phòng; kinh doanh sổ
số; khí tượng thủy văn; đo đạc, bản đồ; bưu
chính; viễn thông; công nghệ thông tin; tần
số vô tuyến điện; hải quan; thương mại; sản
xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm; bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng; bổ trợ tư pháp;
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48 Số 19(395) T10/2019
hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình;
bình đẳng giới; thi hành án dân sự; phá sản
doanh nghiệp, hợp tác xã; y tế; quản lý phí,
lệ phí; lao động; bảo hiểm xã hội; đưa người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng; kinh doanh trò chơi điện
tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
quyền tác giả, quyền liên quan; quản lý các
vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đất
đai; giao thông đường thủy nội địa; giống
cây trồng; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; bảo
vệ môi trường; tài nguyên nước; khoáng sản;
dầu khí; kinh doanh xăng dầu và khí; thú y;
phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi; đê điều; tiêu chuẩn và
quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; chất lượng
sản phẩm hàng hóa; hàng hải; phân bón;
giống vật nuôi; an toàn thực phẩm; thể thao;
du lịch; lâm nghiệp; thủy sản.
Luật Xử lý VPHC năm 2012 và các
Nghị định quy định xử phạt VPHC có liên
quan quy định thống nhất các chức danh có
thẩm quyền xử phạt trong BĐBP, bao gồm
09 loại chức danh: Chiến sĩ BĐBP đang thi
hành công vụ; Trạm trưởng, Đội trưởng của
Chiến sĩ BĐBP đang thi hành công vụ; Đồn
trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải
đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu
biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa
khẩu cảng; Chỉ huy trưởng BĐBP cấp tỉnh,
Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực
thuộc Bộ Tư lệnh BĐBP. Thẩm quyền xử
phạt của BĐBP gồm có thẩm quyền áp dụng
04 hình thức xử phạt và 05 loại biện pháp
khắc phục hậu quả3. Trong đó, tất cả các
chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC
trong BĐBP đều có thẩm quyền xử phạt
cảnh cáo và phạt tiền. Thẩm quyền phạt tiền
của từng loại chức danh được tính theo tỷ lệ
phần trăm hoặc được xác định cụ thể mức
3 Điều 40 Luật Xử lý VPHC năm 2012.
tối đa theo quy định của từng Nghị định.
Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn chỉ có chức
danh Chỉ huy trưởng BĐBP cấp tỉnh, Chỉ
huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc
Bộ Tư lệnh BĐBP được áp dụng. Hình thức
xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC
thuộc thẩm quyền của Đồn trưởng Đồn Biên
phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng,
Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ
huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ
huy trưởng BĐBP cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng
Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh
BĐBP. Các biện pháp khắc phục hậu quả
thuộc thẩm quyền của BĐBP được quy định
trong Luật Xử lý VPHC năm 2012 và các
Nghị định xử phạt VPHC có liên quan. Để
ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC, BĐBP
được quyền áp dụng 06 biện pháp ngăn chặn
và bảo đảm xử lý VPHC. Trong trường hợp
cần thiết, các chức danh có thẩm quyền xử
phạt trong BĐBP (trừ Chiến sĩ BĐBP đang
thi hành công vụ) được giao quyền cho cấp
phó thực hiện thẩm quyền xử phạt VPHC
(một cách thường xuyên hoặc theo vụ việc,
bằng văn bản).
2. Một số vấn đề bất cập trong các quy
định của pháp luật về thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính của Bộ đội
Biên phòng
Một là, các văn bản dưới luật quy định
cách xác định về thẩm quyền phạt tiền của
chức danh Đồn trưởng Đồn Biên phòng và
tương đương không thống nhất; quy định
thẩm quyền về xử phạt VPHC trong BĐBP
chưa phù hợp với quy định của Luật Xử lý
VPHC năm 2012.
Mức phạt tiền tối đa là 50.000.000
đồng (theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều
24 Luật Xử lý VPHC năm 2012 và các Nghị
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
49Số 19(395) T10/2019
định có liên quan) được quy định đối với
10 lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử phạt của
BĐBP là: Quản lý, bảo vệ biên giới quốc
gia; hóa chất; thể thao; du lịch; phòng và
chữa cháy; bổ trợ tư pháp; quản lý phí, lệ
phí; khí tượng thủy văn; bảo vệ và kiểm
dịch thực vật; thú y; nhưng quy định không
thống nhất. Tuy nhiên, trong các Nghị định
quy định xử phạt VPHC có cách xác định
khác nhau:
1) Đồn trưởng Đồn Biên phòng và
tương đương được phạt tiền đến 25.000.000
đồng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên
giới quốc gia4; thể thao5 và du lịch6;
2) Chức danh này chỉ được phạt tiền
đến 10.000.000 đồng đối với hành vi VPHC
trong lĩnh vực hóa chất7; khí tượng thủy
văn8; bảo vệ và kiểm dịch thực vật9; thú y10;
3) Viện dẫn cách xác định thẩm quyền
phạt tiền theo Điều 40 Luật Xử lý VPHC
năm 2012 trong ba lĩnh vực: Phòng và chữa
cháy11; bổ trợ tư pháp12; quản lý phí, lệ phí13.
Theo đó, Điều 40 Luật Xử lý VPHC năm
2012 quy định, thẩm quyền phạt tiền được
4 Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 169/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh
vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
5 Khoản 3 Điều 25 Nghị định số 46/2019/NĐ-CP ngày 27/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực
thể thao.
6 Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực
du lịch.
7 Khoản 3 Điều 63 Nghị định số 71/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực
hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp.
8 Điều 19b Nghị định số 84/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 173/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo
đạc và bản đồ.
9 Khoản 3 Điều 37 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực
giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
10 Khoản 3 Điều 46 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực
thú y.
11 Điều 68 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
12 Điều 73 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bổ trợ
tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
13 Khoản 11 Điều 43 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong lĩnh
vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.
tính theo tỷ lệ phần trăm, nhưng không
vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt đã
được xác định đối với một số chức danh.
Cách hiểu phổ biến là khi tính thẩm quyền
phạt tiền theo tỷ lệ phần trăm, nếu không
vượt quá mức tối đa thì quy định và thực
hiện theo thẩm quyền phạt tiền đó; nếu vượt
quá thì chỉ được phép tính đến mức tối đa
theo quy định của Luật Xử lý VPHC năm
2012. Do đó, trong ba lĩnh vực này, thẩm
quyền phạt tiền của chức danh Đồn trưởng
Đồn biên phòng và tương đương đều là đến
10.000.000 đồng.
4) Nghị định số 67/2017/NĐ-CP
ngày 25/5/2017 của Chính phủ về xử phạt
VPHC trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh
xăng dầu và khí quy định: Chiến sĩ BĐBP
đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền
đến 2.000.000 đồng. Quy định này trái với
việc giới hạn mức tối đa trong phạt tiền của
chức danh này theo Điều 40 Luật Xử lý
VPHC năm 2012 (không quá 500.000 đồng
đối với cá nhân, không quá 1.000.000 đồng
đối với tổ chức). Chỉ huy trưởng BĐBP cấp
tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 19(395) T10/2019
trực thuộc Bộ Tư lệnh BĐBP được phạt tiền
đến 1.000.000.000 đồng14 theo Nghị định số
33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính
phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực tài
nguyên nước và khoáng sản. Quy định này
cũng không phù hợp với quy định tại Điều
40 Luật Xử lý VPHC năm 2012 vì Nghị
định điều chỉnh hành vi vi phạm trong hai
lĩnh vực mà theo Luật Xử lý VPHC năm
2012 thì mức phạt tiền tối đa đối với một
hành vi VPHC trong lĩnh vực tài nguyên
nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân
và 500.000.000 đồng đối với tổ chức; trong
lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng
đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối
với tổ chức15.
Hai là, các văn bản dưới luật quy định
thẩm quyền phạt tiền còn mang tính hình
thức, không khả thi; có văn bản đã thu hẹp
thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện
VPHC của chức danh Chỉ huy trưởng BĐBP
cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên
phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh BĐBP.
1) Thẩm quyền phạt tiền còn mang
tính hình thức, không khả thi
- Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của
Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt
VPHC của BĐBP, bao gồm: Chiến sĩ BĐBP
đang thi hành công vụ được quyền xử phạt
01 hành vi (Khoản 1 Điều 38); Trạm trưởng,
Đội trưởng của chiến sĩ BĐBP đang thi hành
công vụ được quyền xử phạt 04 hành vi
(khoản 1 Điều 27; khoản 1 Điều 37; khoản
1, 2 Điều 38); Đồn trưởng Đồn biên phòng,
Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy
trưởng Tiểu khu biên phòng được quyền xử
phạt 68 hành vi (điểm c, khoản 4 Điều 54);
Chỉ huy trưởng BĐBP cấp tỉnh, Chỉ huy
14 Khoản 4 Điều 63 Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh
vực tài nguyên nước và khoáng sản.
15 Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh
vực tài nguyên nước và khoáng sản.
trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ
Tư lệnh BĐBP được quyền xử phạt 159 hành
vi (điểm d, khoản 4 Điều 54). Đối chiếu với
các hành vi VPHC thuộc thẩm quyền xử
phạt của BĐBP thì mức tiền phạt cao nhất
mà BĐBP có thể áp dụng là 300.000.000
đồng đối với cá nhân và 600.000.000 đồng
đối với tổ chức. Hành vi vi phạm của cá
nhân có thể bị phạt tiền tới 1.000.000.000
đồng là hành vi VPHC quy định tại Điều 20
và Điều 42 của Nghị định này đều không
thuộc thẩm quyền xử phạt của BĐBP. Như
vậy, quy định thẩm quyền phạt tiền của Chỉ
huy trưởng BĐBP cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng
Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh
BĐBP là “1.000.000.000 đồng” không có
tính khả thi. Điều bất khả thi còn thể hiện
ở việc quy định cố định chức danh này chỉ
được phạt tiền là “1.000.000.000 đồng”
(trong khi quy định chính xác phải là “đến
1.000.000.000 đồng”).
- Nghị định số 46/2019/NĐ-CP của
Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt
của BĐBP tại Điều 25 và Điều 27. Theo quy
định tại khoản 4 Điều 27 của Nghị định này
thì những người có thẩm quyền xử phạt của
BĐBP có thẩm quyền lập biên bản vi phạm
hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và
áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
đối với hành vi vi phạm hành chính quy
định tại khoản 3 Điều 18 và khoản 3 Điều
19 Nghị định này theo thẩm quyền quy định
tại Điều 25 Nghị định này và chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Trong đó,
khoản 3 Điều 18, khoản 3 Điều 19 quy định
về mức tiền phạt tối đa là 15.000.000 đồng,
hình thức xử phạt bổ sung là “Đình chỉ hoạt
động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến
03 tháng”. Đối chiếu với thẩm quyền của
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 19(395) T10/2019
các chức danh trong BĐBP thì các chức
danh Chiến sĩ BĐBP đang thi hành công
vụ; Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ
BĐBP đang thi hành công vụ đều không
có thẩm quyền. Do đó, việc quy định các
chức danh với những thẩm quyền cụ thể tại
khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Nghị định
số 46/2019/NĐ-CP cũng chỉ mang tính hình
thức, không thể có khả năng áp dụng. Đồng
thời, trong phân định thẩm quyền nêu trên,
thì các chức danh Đồn trưởng Đồn Biên
phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng,
Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ
huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng; Chỉ
huy trưởng BĐBP cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng
Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh
BĐBP cũng không thể thực hiện được thẩm
quyền áp dụng hình thức xử phạt “Đình chỉ
hoạt động thể thao có thời hạn từ 03 tháng
đến 06 tháng” vì Nghị định quy định thẩm
quyền này cho họ16 nhưng đối với hành vi vi
phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của họ thì
lại không quy định17.
Ngoài ra, khoản 4 Điều 27 Nghị định
số 46/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định
BĐBP có thẩm quyền áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, khoản 3 Điều
18, khoản 3 Điều 19 và Điều 25 của Nghị
định này đều không đề cập đến một biện
pháp khắc phục hậu quả nào thuộc thẩm
quyền của BĐBP. Bởi vậy, về thực chất
trong Nghị định này, BĐBP không có thẩm
quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
2) Thu hẹp thẩm quyền tịch thu tang
vật, phương tiện VPHC của chức danh Chỉ
huy trưởng BĐBP cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng
Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh
BĐBP so với quy định của Luật Xử lý VPHC
16 Điểm d khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 25 Nghị định số 46/2019/NĐ-CP.
17 Khoản 3 Điều 18, khoản 3 Điều 19 Nghị định số 46/2019/NĐ-CP.
18 Điểm d khoản 4 Điều 13 Nghị định số 169/2013/NĐ-CP; điểm d khoản 4 Điều 22 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP.
19 Điểm d khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý VPHC năm 2012.
năm 2012. Theo quy định tại điểm d khoản
4 Điều 40 Luật Xử lý VPHC năm 2012, Chỉ
huy trưởng BĐBP cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng
Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh
BĐBP có quyền “Tịch thu tang vật, phương
tiện VPHC” mà không phụ thuộc vào giá trị
tang vật, phương tiện VPHC bị tịch thu. Tuy
nhiên, trong một số Nghị định xác định cụ
thể thẩm quyền của Chỉ huy trưởng BĐBP
cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên
phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh BĐBP lại giới
hạn thẩm quyền tịch thu tang vật, phương
tiện VPHC của chức danh nêu trên thông
qua việc quy định giới hạn giá trị tang vật,
phương tiện VPHC bị tịch thu18.
Ba là, có sự mẫu thuẫn giữa quy định
của văn bản dưới luật với Luật Xử lý VPHC
năm 2012 về thẩm quyền áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả.
Theo quy định tại Điều 40 Luật Xử lý
VPHC năm 2012, đối với chức danh Đồn
trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải
đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu
biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa
khẩu cảng có quyền áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ
và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý VPHC
năm 2012; các chức danh Chỉ huy trưởng
BĐBP cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn
biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh BĐBP có
quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1
Điều 28 Luật Xử lý VPHC năm 2012. Tuy
nhiên, các loại chức danh này đều không có
thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả là “Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc
tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện”19.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 19(395) T10/2019
Tuy nhiên, khoản 4 Điều 35 Nghị
định số 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ
quy định người có thẩm quyền xử phạt của
BĐBP có quyền áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả đối với hành vi VPHC liên
quan đến hoạt động thu gom, bán, cung cấp,
nhập khẩu thực phẩm quy định tại khoản 1
Điều 19 Nghị định này (hành vi quy định tại
khoản 1 Điều 19 bị áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả là “buộc tái xuất thực phẩm,
phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực
phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng
tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm”.
Điểm d khoản 4 Điều 75 Nghị định số
67/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính
phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực dầu
khí, kinh doanh xăng dầu và khí quy định,
Chỉ huy trưởng BĐBP cấp tỉnh, Chỉ huy
trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ
Tư lệnh BĐBP có quyền áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều
3 Nghị định này (trong đó, điểm d khoản
3 Điều 3 quy định “Buộc đưa ra khỏi lãnh
thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hoặc tái xuất hàng hóa là xăng dầu,
khí”), đồng thời, căn cứ vào khoản 3 Điều
80 Nghị định này, người có thẩm quyền xử
phạt VPHC của lực lượng BĐBP có thẩm
quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
đối với hành vi VPHC quy định tại Điều 16
(điểm b khoản 7 Điều 16 có quy định biện
pháp khắc phục hậu quả nêu trên).
Bốn là, một số văn bản dưới luật có
hiệu lực trước năm 2012 chưa được sửa đổi,
bổ sung kịp thời nên không phù hợp với Luật
Xử lý VPHC năm 2012.
Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày
10/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt
20 Khoản 1 Điều 29 Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về XPVPHC trên các vùng
biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 23/2017/NĐ-CP
21 Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 169/2013/NĐ-CP, chức danh “Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng” được gọi là “Chỉ huy
trưởng Hải đội biên phòng”.
VPHC về bình đẳng giới. Trong đó, đối với
thẩm quyền xử phạt VPHC của BĐBP có
nhiều vấn đề không phù hợp với quy định của
Luật Xử lý VPHC năm 2012 như quy định
về thẩm quyền xử phạt của các chức danh
trong BĐBP; căn cứ pháp lý áp dụng các quy
định có liên quan trong xử phạt VPHC; trong
Nghị định không nêu rõ quy định mức phạt
tiền đối với cá nhân hay tổ chức mà chỉ xác
định “mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi
phạm” (khoản 1 Điều 5)
Ngoài ra, các chức danh có thẩm
quyền xử phạt VPHC trong BĐBP trong
Luật Xử lý VPHC năm 2012 không phù hợp
với chức danh hiện đang thực hiện trong
lực lượng BĐBP. Ví dụ, Điều 40 Luật Xử
lý VPHC năm 2012 quy định các chức danh
có thẩm quyền xử phạt VPHC trong BĐBP
gồm: Chiến sĩ BĐBP đang thi hành công vụ;
Trạm trưởng, Đội trưởng của người được
quy định tại khoản 1 Điều 40; Đồn trưởng
Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội
biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên
phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu
cảng; Chỉ huy trưởng BĐBP cấp tỉnh, Chỉ
huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc
Bộ Tư lệnh BĐBP. Trong khi đó, chức danh
“chiến sĩ BĐBP đang thi hành công vụ” lại
được gọi là “Chiến sĩ Biên phòng”20; chức
danh “Đồn trưởng Đồn Biên phòng” được
gọi là “Trưởng Đồn biên phòng”21.
3. Kiến nghị hoàn thiện
Thứ nhất, quy định thống nhất mức
tiền phạt tối đa đối với chức danh Đồn
trưởng Đồn biên phòng và tương đương,
theo hướng: Khi tính toán theo tỷ lệ phần
trăm (20% mức tối đa), nếu mức tiền phạt tối
đa nhỏ hơn mức giới hạn (25.000.000 đồng)
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 19(395) T10/2019
thì xác định theo số tiền cụ thể dựa trên tỷ lệ
phần trăm đó; nếu mức phạt tiền tối đa cao
hơn hoặc bằng mức giới hạn (25.000.000
đồng) thì chỉ được quy định mức tiền phạt
tối đa là 25.000.000 đồng.
Đối với những Nghị định quy định
nhiều lĩnh vực xử phạt mà mỗi lĩnh vực có
mức phạt tiền tối đa khác nhau, thì trong
Nghị định cần quy định rõ chức danh Chỉ
huy trưởng BĐBP cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng
Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh
BĐBP được phạt tiền đến mức tối đa của
từng lĩnh vực cụ thể là bao nhiêu.
Thứ hai, rà soát, sửa đổi những quy
định mang tính bất khả thi về thẩm quyền
xử phạt VPHC của BĐBP, đính chính những
nội dung sai sót về kỹ thuật trong Nghị
định. Cụ thể: Đính chính quy định “phạt
tiền 1.000.000.000 đồng” thành “phạt tiền
đến 1.000.000.000 đồng” tại điểm a khoản
4 Điều 48 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP.
Trong Nghị định số 46/2019/NĐ-CP bỏ
chức danh có thẩm quyền xử phạt là Chiến
sĩ BĐBP đang thi hành công vụ, Trạm
trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ BĐBP
đang thi hành công vụ; bỏ hình thức xử phạt
“Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ
03 tháng đến 06 tháng”; bỏ quy định BĐBP
có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả.
Thứ ba, bỏ quy định “không vượt quá
giá trị tang vật, phương tiện bị tịch thu” khi
áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật,
phương tiện VPHC thuộc thẩm quyền của
Chỉ huy trưởng BĐBP cấp tỉnh, Chỉ huy
trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư
lệnh BĐBP22, bởi đây là quy định trái Luật.
Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tiễn thực hiện
thẩm quyền xử phạt VPHC của BĐBP, có
22 Điểm d khoản 4 Điều 22 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC trong
lĩnh vực du lịch; điểm d khoản 4 Điều 13 Nghị định số 169/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
nhiều vụ VPHC mà giá trị tang vật, phương
tiện VPHC lớn, vượt quá mức phạt tiền của
chức danh Đồn trưởng Đồn Biên phòng và
tương đương, nếu phải chuyển vụ việc lên
cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền sẽ xảy ra
tình trạng dồn việc lên trên mà tính chất vụ
việc đó không quá phức tạp. Do đó, nên hủy
bỏ quy định “không vượt quá giá trị tang
vật, phương tiện bị tịch thu” khi áp dụng
hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương
tiện VPHC đối với tất cả các chức danh có
thẩm quyền của BĐBP.
Thứ tư, sửa đổi Luật Xử lý VPHC
năm 2012 theo hướng bổ sung thẩm quyền
áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc
đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá,
vật phẩm, phương tiện” cho chức danh Đồn
trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải
đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu
biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa
khẩu cảng, Chỉ huy trưởng BĐBP cấp tỉnh,
Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực
thuộc Bộ Tư lệnh BĐBP. Bởi lẽ, đây là yêu
cầu khách quan của việc xử phạt VPHC của
BĐBP, khi những năm gần đây, qua công
tác xử phạt VPHC của BĐBP ở khu vực
biên giới thường xuất hiện những hành vi
vi phạm nhập khẩu hàng hóa liên quan đến
vấn đề bảo vệ môi trường, cần áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả này.
Ngoài ra, cần quy định thống nhất các
chức danh của BĐBP là “Chiến sĩ BĐBP
đang thi hành công vụ” và “Đồn trưởng Đồn
Biên phòng”; đồng thời, sớm ban hành Nghị
định thay thế Nghị định số 55/2009/NĐ-CP
của Chính phủ
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 19(395) T10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cac_quy_dinh_cua_phap_luat_ve_tham_quyen_xu_phat.pdf