Như vậy, theo quy định hiện nay, giáo
dục sau đại học vẫn được coi là một bộ phận
của giáo dục đại học, chịu sự điều chỉnh
chung của Luật Giáo dục đại học là không
phù hợp. Những quy định trực tiếp điều chỉnh
hoạt động giáo dục sau đại học chủ yếu trong
các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm
quyền ban hành của Bộ trưởng (các thông tư),
và thường xuyên bị sửa đổi, bổ sung nên
không đảm bảo tính thống nhất, ổn định. Có
thể nói, ngành giáo dục vẫn đang “loay hoay”
trong việc tìm kiếm một cơ chế quản lý thích
hợp với một lĩnh vực đào tạo chất lượng cao
như trình độ sau đại học. Chính vì vậy, trong
giai đoạn sắp tới, cần nghiên cứu xây dựng
Luật Giáo dục sau đại học làm cơ sở pháp lý
chung, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp
luật sau đại học, đảm bảo sự phát triển của
giáo dục sau đại học ở Việt Nam. Bởi lẽ, nhu
cầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
của Việt Nam là rất cấp thiết, nhưng số lượng
phải đi đôi với chất lượng. Luật Giáo dục sau
đại học nên quy định theo hướng tăng cường
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở
đào tạo để phát triển giáo dục sau đại học theo
nhu cầu của xã hội. Để phát triển đào tạo sau
đại học, Nhà nước phải quản lý theo hướng
vĩ mô, xóa bỏ cơ chế “xin cho” về chỉ tiêu
tuyển sinh, về in cấp phôi bằng như hiện nay.
Bên cạnh đó, phải bảo đảm sự quản lý, kiểm
tra, giám sát, kiểm định chất lượng của Nhà
nước đối với giáo dục sau đại học. Cần thiết
phải thành lập các trung tâm kiểm định chất
lượng thuộc Bộ GD&ĐT và các trung tâm
kiểm định do tư nhân thành lập để có thể
đánh giá khách quan, minh bạch chất lượng
giáo dục sau đại học
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện pháp luật về giáo dục sau Đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
HOAÂN THIÏÅN PHAÁP LUÊÅT VÏÌ
GIÁO DỤC SAU ĐẠI HỌC
Lê NHư PHoNg*
Giáo dục là một vấn đề hết sức quantrọng trong đời sống kinh tế - xã hộicủa mỗi quốc gia. Việt Nam đang
trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, hướng tới mục tiêu hội nhập
sâu rộng với quốc tế, việc phát triển giáo dục
được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng.
Khoản 1 Điều 61 Hiến pháp năm 2013 đã
quy định: “Phát triển giáo dục là quốc sách
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Trong
hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục sau đại
học có một vai trò quan trọng, bởi đây là tiền
đề tạo ra nguồn nhân lực có trình độ và chất
lượng cao, tạo động lực cho sự phát triển của
xã hội. Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về giáo dục sau đại học giữ một vị
trí quan trọng trong các lĩnh vực quản lý của
Nhà nước. Hệ thống văn bản pháp luật luôn
có lịch sử hình thành, kế thừa và phát triển.
Vì vậy, nghiên cứu lịch sử hình thành và
phát triển pháp luật giáo dục sau đại học là
cơ sở để đánh giá những ưu điểm, hạn chế,
từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn
thiện thể chế ở lĩnh vực này.
1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển
của pháp luật về giáo dục sau đại học ở
nước ta
Giai đoạn trước năm 1945
Trường đại học đầu tiên của Nhà nước
phong kiến Việt Nam là Quốc Tử Giám
Thăng Long, do vua Lý Nhân Tông thành
lập vào năm 10761. Sau khi mở mang việc
dạy học ở kinh đô, dần dần Nhà nước phong
kiến chú ý đến việc tổ chức hoạt động giáo
dục ở địa phương. Năm 1397, thời vua Trần
Thuận Tông, triều đình cho đặt học quan ở
các lộ, phủ lớn (đơn vị hành chính tương
đương với cấp tỉnh ngày nay) để lo việc giáo
dục. Đến thế kỷ XV - XVI, nền giáo dục
Việt Nam đã phát triển rực rỡ. Các phủ, lộ
đều có trường công. Đồng thời với việc phát
triển hệ thống giáo dục, Nhà nước phong
kiến rất quan tâm tổ chức các kỳ thi, xem
đây là biện pháp quan trọng nhằm chọn
người tài giỏi tham gia bộ máy điều hành
quốc gia. Chế độ thi cử thời phong kiến
được chia thành 3 cấp: thi Hương, thi Hội
và thi Đình.
Với ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội, thi
* NCS, Học viện Hành chính Quốc gia.
1 Phương Anh, Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, truy cập ngày
27/06/2015.
41
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 12(316) T6/2016
42
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 12(316) T6/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
2 Nguyễn Võ Hinh, Cần hiểu đúng về học hàm học vị, Nguồn: đăng ngày 08/16/2014.
Đình, cũng có thể coi như các cấp bậc từ đại
học đến sau đại học. Trong đó, thi Hội và thi
Đình xét ở một khía cạnh nào đó cũng tương
đương với trình độ thạc sĩ và tiến sĩ ngày nay.
Từ cuối thế kỷ XIX và gần nửa thế kỷ
XX, trong hơn 80 năm nước ta bị thực dân
Pháp xâm lược, dưới chế độ thuộc địa, nền
giáo dục Nho học được thay thế dần bằng
nền giáo dục Pháp - Việt, chủ yếu để đào tạo
người phục vụ cho bộ máy cai trị của thực
dân. Trong thời kỳ này, Việt Nam chưa có
pháp luật về giáo dục sau đại học.
Pháp luật về giáo dục sau đại học ở
Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975
Tháng 8/1945, Cách mạng tháng Tám
thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa non trẻ ra đời và tiếp quản di sản
của nền giáo dục thực dân sau hơn 80 năm
Pháp thuộc. Ngày 10/10/1945, Chính phủ đã
ra Sắc lệnh số 45/SL về việc thiết lập Ban
đại học Văn khoa và Sắc lệnh thiết lập Quỹ
tự trị cho đại học Việt Nam. Bộ Quốc gia
giáo dục của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa được thành lập đã ban hành Nghị định
số 333/NĐ ngày 25/7/1946 ấn định nhiệm
vụ của Hội đồng quản trị đại học; tiếp đó là
Nghị định số 448/NĐ ngày 26/9/1946 về tổ
chức bộ máy của trường đại học. Đây là các
văn bản pháp lý đầu tiên đặt nền móng xây
dựng và phát triển nền giáo dục đại học Việt
Nam. Thời kỳ này, việc đào tạo sau đại học
chưa được triển khai, chính vì thế chưa hình
thành pháp luật về giáo dục sau đại học.
Trong suốt 20 năm từ năm 1954 đến
năm 1974, miền Bắc thực hiện đồng thời hai
nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã
hội và đấu tranh thống nhất đất nước. Vì
vậy, ở miền Bắc Việt Nam mới hình thành
cao nhất đến cấp độ đào tạo đại học, tương
ứng là các văn bản pháp luật điều chỉnh
quản lý nhà nước về giáo dục đại học thông
qua những quy định cụ thể về tuyển sinh, thi
kiểm tra, phân phối sinh viên tốt nghiệp
Các văn bản pháp luật về đào tạo sau đại học
chưa được hình thành.
Ở miền Nam, trước năm 1975 hầu như
cũng chưa có một văn bản pháp luật nào quy
định về giáo dục sau đại học. Tuy nhiên, kế
thừa nền giáo dục Pháp và Mỹ, trong các cơ
sở đào tạo đã có giảng viên có trình độ thạc
sĩ. Học vị thạc sĩ này được chia thành hai
cấp: thạc sĩ trung học, được quyền dạy bậc
trung học và thạc sĩ đại học, được dạy bậc
đại học. Mô hình này được ứng dụng nhiều
nhất trong các ngành luật học, y khoa và
dược khoa. Một số nhà khoa học Việt Nam
đã có học vị này vào thời điểm đó như Phạm
Biểu Tâm (thạc sĩ y khoa, cấp đại học), Vũ
Quốc Thúc (thạc sĩ luật kinh tế, cấp đại học),
Hoàng Xuân Hãn (thạc sĩ toán, cấp trung
học), Phạm Duy Khiêm (thạc sĩ ngữ pháp,
cấp trung học)2
Pháp luật về giáo dục sau đại học từ
1975 đến nay
- Giai đoạn từ 1975 đến 1997
Pháp luật về giáo dục sau đại học ở Việt
Nam bắt đầu hình thành từ năm 1976, sau
khi Quyết định số 224-TTg ngày 24/5/1976
của Thủ tướng Chính phủ được ban hành.
Căn cứ vào Quyết định này, Bộ Đại học và
Trung học chuyên nghiệp chính thức triển
khai tổ chức đào tạo sau đại học, bậc phó
tiến sĩ và tiến sĩ theo mô hình Liên Xô.
Trường Đại học Sư phạm là cơ sở đào tạo
sau đại học đầu tiên ở Việt Nam từ năm
1977. Trong những năm đầu của thập kỷ 90,
Việt Nam chỉ có đào tạo hệ nghiên cứu sinh
nên số tốt nghiệp chỉ có phó tiến sĩ (nay là
tiến sĩ) và tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ khoa
học). Bên cạnh đó, một số lượng lớn cán bộ
có trình độ sau đại học ở Việt Nam được đào
tạo ở các nước Đông Âu trước đây (mỗi năm
có khoảng từ 300- 500 người).
Tháng 12/1986, Đại hội lần thứ VI của
Đảng đề ra đường lối đổi mới, giáo dục đào
tạo nói chung và giáo dục sau đại học nói
43
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 12(316) T6/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
3 Bộ GD&ĐT (2009), Báo cáo sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học và các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất
lượng đào tạo, số 760.
riêng đã có nhiều đổi mới mạnh mẽ. Năm
1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ
GD&ĐT) được thành lập trên cơ sở sáp
nhập Bộ Đại học và Trung học chuyên
nghiệp và Dạy nghề với Bộ Giáo dục.
Năm 1991, hình thành cấp cao học với
học vị thạc sĩ ở trên cấp đại học và dưới cấp
tiến sĩ theo Quyết định số 55-HĐBT ngày
09/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Như
vậy, trong hệ thống đào tạo sau đại học ở
Việt Nam tồn tại song song hai hình thức
đào tạo: mô hình đào tạo của Liên Xô cũ
(bao gồm đào tạo phó tiến sĩ và tiến sĩ) và
hình thức đào tạo cao học (thạc sĩ).
Năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị
định số 90/CP ngày 24/11/1993 quy định về
cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc
dân, hệ thống văn bằng chứng chỉ về giáo
dục và đào tạo của Việt Nam, theo đó, ở cấp
đào tạo sau đại học chỉ có 2 hình thức: đào
tạo cao học (cấp bằng thạc sĩ) và nghiên cứu
sinh (cấp bằng tiến sĩ). Trên thực tế, đào tạo
phó tiến sĩ và tiến sĩ theo quy định cũ chính
thức kết thúc vào năm 1997 theo Quyết định
số 647/GD-ĐT ngày 14/02/1996 ban hành
quy chế mới về đào tạo và bồi dưỡng sau đại
học. Nếu trước kia khi chưa đào tạo hệ cao
học, những người tốt nghiệp cử nhân được
thi tuyển nghiên cứu sinh, tốt nghiệp cấp
bằng phó tiến sĩ, thì từ năm 1997, trước khi
vào hệ nghiên cứu sinh, học viên phải có
bằng thạc sĩ.
- Giai đoạn từ năm 1998 đến nay
Năm 1998 đánh dấu bước phát triển
pháp luật về giáo dục sau đại học với sự ra
đời của Luật Giáo dục - văn bản mang tính
pháp điển đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục.
Cùng với sự ra đời của Luật Giáo dục, rất
nhiều các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt
động đào tạo sau đại học cũng được ban
hành. Năm 2005, Quốc hội đã ban hành
Luật Giáo dục năm 2005 (thay thế Luật
Giáo dục năm 1998), tạo cơ sở pháp lý để
tiếp tục xây dựng và phát triển nền giáo dục
nước nhà trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Luật Giáo dục năm 2005 đã tạo
được bước tiến quan trọng, tháo gỡ nhiều
vướng mắc trong hoạt động giáo dục. Luật
đã góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục,
nâng cao trình độ dân trí và chất lượng
nguồn nhân lực, góp phần đào tạo nhân tài
cho đất nước. Năm 2009, Luật Giáo dục tiếp
tục được sửa đổi, bổ sung, trong đó có một
số nội dung liên quan đến đào tạo sau đại
học để phù hợp với tình hình mới.
Những văn bản pháp lý trên đã tạo bước
phát triển lớn về đào tạo sau đại học. Tính đến
tháng 9/2009, cả nước có 159 cơ sở giáo dục
đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, gồm 71 viện
nghiên cứu khoa học (chiếm 44,7%) và 88
trường đại học (chiếm 55,3%); trong đó có
121 cơ sở giáo dục đào tạo trình độ thạc sĩ và
100 cơ sở giáo dục đào tạo trình độ tiến sĩ3.
Các quy định của Luật Giáo dục năm
1998 và sau đó là Luật Giáo dục năm 2005
đã tạo điều kiện để ngành giáo dục mở rộng
quy mô, nâng cao chất lượng, tăng cường
hiệu quả, thực hiện công bằng xã hội nhằm
đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy
nhiên, các quy định về giáo dục đại học
trong Luật Giáo dục mới chỉ là những quy
định mang tính nguyên tắc. Hệ thống các
văn bản pháp luật về giáo dục hiện nay, tuy
ngày càng được hoàn thiện nhưng vẫn chưa
đủ để điều chỉnh các quan hệ về giáo dục đại
học, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn
đặt ra.
Để tập trung điều chỉnh chuyên biệt
hoạt động giáo dục đại học nói chung và
giáo dục sau đại học nói riêng, Quốc hội
khóa XIII đã thông qua Luật Giáo dục Đại
học tại Kỳ họp thứ 3 gồm 12 chương, 73
điều quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền
44
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 12(316) T6/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
4
hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động
đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ,
hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất
lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại
học, giảng viên, người học, tài chính, tài sản
của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà
nước về giáo dục đại học. Đặc biệt, Luật
Giáo dục đại học năm 2012 quy định một số
vấn đề mới cơ bản như: phân tầng đại học,
xã hội hóa giáo dục đại học, quyền tự chủ
của cơ sở giáo dục đại học và kiểm soát chất
lượng đào tạo, trong đó, quyền tự chủ của cơ
sở giáo dục đại học được thể hiện nhất quán
và xuyên suốt trong các quy định của Luật.
Đây cũng là văn bản pháp luật hiện hành có
giá trị pháp lý cao nhất sau Hiến pháp năm
2013 điều chỉnh các nội dung về quản lý nhà
nước đối với giáo dục sau đại học.
Tính đến năm 2013 cả nước có 24.300
tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996
đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm,
trong đó tiến sĩ tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng
14%/năm, có 633 tiến sĩ là giảng viên các
trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên
các trường đại học4.
2. Một số ưu điểm của hệ thống pháp luật
giáo dục sau đại học ở Việt Nam
Thời kỳ từ 1945 đến 1975, do đất nước
phải trải qua liên tiếp các cuộc chiến tranh,
nên việc đào tạo trình độ sau đại học chưa
được triển khai, đồng nghĩa với việc chưa
hình thành pháp luật đối với giáo dục sau đại
học. Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước
tập trung vào nhiệm vụ xây dựng đất nước
nên đòi hỏi phải đào tạo cho được nguồn
nhân lực chất lượng cao. Vì thế, các quy
định của pháp luật về đào tạo sau đại học bắt
đầu được ban hành.
Sự ra đời của Luật Giáo dục năm 1998
đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong
quá trình quản lý nhà nước đối với lĩnh vực
giáo dục, trong đó có giáo dục sau đại học.
Việc ban hành Luật đã chấm dứt cách thức
quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực giáo
dục bằng các văn bản có tính pháp lý thấp,
như nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh hành
chính, công văn trong một thời gian dài.
Luật Giáo dục năm 1998 là văn bản pháp
luật chuyên ngành đầu tiên điều chỉnh mọi
quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giáo
dục, cho thấy tư duy quản lý đã có sự thay
đổi rõ rệt, ý thức về quản lý nhà nước trong
lĩnh vực giáo dục sau đại học đã được nâng
cao đáng kể. Sau Luật Giáo dục năm 1998,
hàng loạt văn bản pháp luật có tính pháp
điển cao được ban hành sửa đổi, bổ sung,
thay thế như Luật Giáo dục năm 2005 (sửa
đổi, bổ sung năm 2009), Luật Giáo dục đại
học năm 2012.
Hệ thống văn bản pháp luật quản lý nhà
nước đối với giáo dục sau đại học hiện nay
có những ưu điểm nổi trội sau:
- Các văn bản quy phạm pháp luật có
phạm vi điều chỉnh bao quát hầu hết các
lĩnh vực hoạt động giáo dục sau đại học.
Trong thời gian khoảng 20 năm (từ năm
1998 đến nay), chỉ riêng lĩnh vực thành lập
trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo,
giáo dục sau đại học, Quốc hội, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thủ
trưởng cơ quan ngang bộ đã ban hành 155
văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền
(trong đó Quốc hội đã ban hành 11 luật, 02
nghị quyết; Chính phủ ban hành 30 nghị định,
03 quyết định; Thủ tướng Chính phủ ban
hành 41 quyết định, 06 chỉ thị; Bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang bộ ban hành 32 thông
tư, 28 quyết định và 02 chỉ thị).
Về phạm vi điều chỉnh, trong các văn
bản quy phạm pháp luật nói trên, có hai văn
bản về quy hoạch mạng lưới các trường đại
học, cao đẳng, 16 văn bản quy định trực tiếp
về xã hội hóa giáo dục, 08 văn bản quy định
về đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo
dục; 18 văn bản quy định chế độ, chính sách
đối với người học; 02 văn bản quy định các
45
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 12(316) T6/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
5 24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?,
gi.html.
chính sách phân bổ ngân sách nhà nước cho
giáo dục sau đại học, 02 văn bản quy định
về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị
sự nghiệp công lập Ngoài ra còn nhiều
văn bản khác liên quan đến thủ tục quyết
định thành lập trường, cho phép thành lập
trường, điều lệ trường, tuyển sinh, mở ngành
đào tạo, tổ chức và hoạt động đào tạo của
trường, kiểm định chất lượng đào tạo, quan
hệ quốc tế.
- Nhiều quy phạm pháp luật đã được
điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu
của thực tiễn
Sau khi Luật Giáo dục năm 2005 được
thông qua và có hiệu lực thi hành, quy định
về số lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên
được điều chỉnh, bổ sung như sau: cơ sở
giáo dục đại học phải có số giảng viên cơ
hữu đủ đảm nhận tối thiểu 70% khối lượng
chương trình của mỗi ngành đào tạo; trong
năm đầu hoạt động, số giảng viên cơ hữu có
trình độ thạc sĩ đạt ít nhất 30% và tiến sĩ đạt
12% tổng số giảng viên cơ hữu.
Nhằm điều chỉnh hoạt động đào tạo sau
đại học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành
nhiều văn bản như: Quyết định số
45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05/8/2008 của
Bộ GD&ĐT ban hành quy chế đào tạo trình
độ thạc sĩ; Thông tư số 10/2009/TT -
BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ GD&ĐT
ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ.
Hai văn bản này giao cho các cơ sở giáo dục
sau đại học quyền tự chủ đào tạo thạc sĩ và
tiến sĩ. Tiếp đó là Thông tư số 04/2012/TT-
BGDĐT ban hành Danh mục giáo dục, đào
tạo cấp IV trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; Thông tư
số 33/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung
Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ
thạc sĩ, tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư
số 04/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Thông tư số
38/2010/TT-BGDĐT quy định điều kiện, hồ
sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ
tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào
tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ
thạc sĩ, trình độ tiến sĩ; Thông tư số
05/2012/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế đào tạo trình
độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số
10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Thông tư số
15/2014/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đào
tạo trình độ thạc sĩ.
3. Sự cần thiết ban hành Luật giáo dục
sau đại học ở nước ta
Cùng với xu thế phát triển kinh tế - xã
hội và những nhu cầu bức thiết trong lĩnh
vực đào tạo sau đại học, thiết nghĩ, cần có
một văn bản pháp lý có tính pháp điển hóa
cao, điều chỉnh chuyên biệt trong lĩnh vực
này. Điều này xuất phát từ những lý do sau:
Sau 30 năm đổi mới, giáo dục sau đại
học đã phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng
về loại hình trường và hình thức đào tạo,
cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được,
một vấn đề nổi cộm hiện nay là vấn đề về
chất lượng giáo dục sau đại học. Theo thống
kê của Bộ Khoa học - Công nghệ, đến nay,
cả nước có 24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ.
So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung
bình 11,6%/năm, trong đó tiến sĩ tăng
7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm, “số giáo sư,
tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á
nhưng không có trường Đại học Việt Nam
nào được đứng trong bảng xếp hạng 500
trường Đại học hàng đầu thế giới”5. Một số
chương trình đào tạo sau đại học còn xa rời
thực tế, không phù hợp với xu hướng chung
của các nước trong khu vực và thế giới; nội
dung chương trình còn trùng lặp, nhắc lại các
kiến thức của bậc đại học. Vẫn có tình trạng
“chạy đua” lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ; từ đó
46
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 12(316) T6/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
hình thành thạc sĩ, tiến sĩ “giấy”. Những hạn
chế của đào tạo sau đại học cho thấy, đào tạo
sau đại học vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cung
cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho đất
nước trong giai đoạn đổi mới ngày càng
mạnh mẽ. Đổi mới giáo dục sau đại học thực
sự là vấn đề có tính cấp thiết khi nước ta
đang tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để đổi mới
giáo dục sau đại học, cần rất nhiều yếu tố,
một trong những nội dung đó là hoàn thiện
pháp luật về giáo dục sau đại học.
Hiện nay vẫn còn những hạn chế trong
hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh quản
lý nhà nước đối với giáo dục sau đại học.
Theo Luật Giáo dục, giáo dục sau đại học
cùng với đào tạo cao đẳng, đại học là một
bộ phận của giáo dục đại học. Quan niệm
này hoàn toàn chưa phù hợp bởi với đối
tượng người học khác nhau, chương trình,
nội dung đào tạo, trình độ giảng viên khác
nhau (đào tạo cao đẳng, đại học thì giảng
viên chỉ cần trình độ thạc sĩ trở lên, trong
khi đó đào tạo sau đại học giảng viên phải
từ tiến sĩ trở lên, trừ một số ngành nghề đặc
thù). Vì vậy, quy định chung quản lý nhà
nước đối với giáo dục sau đại học và giáo
dục cao đẳng, đại học là không phù hợp.
Mặt khác, các văn bản pháp luật do Bộ
GD&ĐT ban hành trực tiếp điều chỉnh hoạt
động quản lý nhà nước đối với giáo dục sau
đại học thường xuyên được sửa đổi, bổ sung.
Ví dụ quy định về Danh mục giáo dục, đào
tạo cấp IV trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, năm 2012
ban hành Thông tư số 04/2012/TT-BGDĐT;
năm 2013 lại ban hành kèm theo Thông tư
số 33/2013/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 04. Sự biến động liên tục thể
hiện “sự bất ổn” trong công tác quản lý nhà
nước. Nhiều quy phạm thiếu tính cụ thể,
thiếu tính khả thi nên mới ban hành đã phải
sửa đổi, bổ sung. Điều này gây tâm lý hoang
mang trong người học và sự xáo trộn trong
hoạt động giảng dạy của các cơ sở đào tạo.
Vì vậy, để có thể bắt kịp xu thế phát triển
của thế giới, quản lý nhà nước về giáo dục
sau đại học cần phải được tăng cường. Trong
đó, trước hết là hệ thống văn bản pháp luật
điều chỉnh các quan hệ xã hội giáo dục sau
đại học cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện. Với xu hướng phát triển và vai
trò quan trọng của giáo dục sau đại học hiện
nay, cần thiết phải pháp điển hóa hệ thống
các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động
liên quan đến giáo dục sau đại học.
Như vậy, theo quy định hiện nay, giáo
dục sau đại học vẫn được coi là một bộ phận
của giáo dục đại học, chịu sự điều chỉnh
chung của Luật Giáo dục đại học là không
phù hợp. Những quy định trực tiếp điều chỉnh
hoạt động giáo dục sau đại học chủ yếu trong
các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm
quyền ban hành của Bộ trưởng (các thông tư),
và thường xuyên bị sửa đổi, bổ sung nên
không đảm bảo tính thống nhất, ổn định. Có
thể nói, ngành giáo dục vẫn đang “loay hoay”
trong việc tìm kiếm một cơ chế quản lý thích
hợp với một lĩnh vực đào tạo chất lượng cao
như trình độ sau đại học. Chính vì vậy, trong
giai đoạn sắp tới, cần nghiên cứu xây dựng
Luật Giáo dục sau đại học làm cơ sở pháp lý
chung, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp
luật sau đại học, đảm bảo sự phát triển của
giáo dục sau đại học ở Việt Nam. Bởi lẽ, nhu
cầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
của Việt Nam là rất cấp thiết, nhưng số lượng
phải đi đôi với chất lượng. Luật Giáo dục sau
đại học nên quy định theo hướng tăng cường
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở
đào tạo để phát triển giáo dục sau đại học theo
nhu cầu của xã hội. Để phát triển đào tạo sau
đại học, Nhà nước phải quản lý theo hướng
vĩ mô, xóa bỏ cơ chế “xin cho” về chỉ tiêu
tuyển sinh, về in cấp phôi bằng như hiện nay.
Bên cạnh đó, phải bảo đảm sự quản lý, kiểm
tra, giám sát, kiểm định chất lượng của Nhà
nước đối với giáo dục sau đại học. Cần thiết
phải thành lập các trung tâm kiểm định chất
lượng thuộc Bộ GD&ĐT và các trung tâm
kiểm định do tư nhân thành lập để có thể
đánh giá khách quan, minh bạch chất lượng
giáo dục sau đại học n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_phap_luat_ve_giao_duc_sau_dai_hoc.pdf