Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung quy
định về biện pháp phong tỏa, cụ thể là:
- Cần phải có văn bản hướng dẫn rõ
ràng về biện pháp phong tỏa tài khoản theo
hướng phong tỏa cả chiều ra và chiều vào của
tài khoản hay chỉ phong tỏa chiều ra của tài
khoản. Theo tác giả để bảo đảm hiệu quả của
thi hành án thì pháp luật chỉ cần quy định
phong tỏa chiều ra của tài khoản.
- Vì LTHADS năm 2014 đã bổ sung
thêm biện pháp phong tỏa tài sản ở nơi gửi
giữ vào Điều 67 nên để tương thích với
Điều 66 trước đó thì cần bổ sung cụm từ
“tài sản nơi gửi giữ” vào điểm a khoản 3
Điều 66. Như vậy Điều 66 LTHADS 2014
nên sửa đổi, bổ sung là: “3. Các BPBĐTHA
bao gồm:
a) Phong tỏa tài khoản, tài sản nơi
gửi giữ;
b) Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
c) Tạm dừng việc đăng ký, chuyển
quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng
tài sản”.
Thứ hai, cần sửa đổi, bổ sung quy định
về biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của
đương sự, cụ thể là:
- Cần quy định bổ sung về cơ chế đảm
bảo cho việc bồi thường khi yêu cầu tạm giữ
tài sản, giấy tờ không đúng gây thiệt hại cho
người phải THA hoặc người thứ ba.
- Cần có quy định cụ thể hơn về trách
nhiệm phối hợp, hỗ trợ của các Cơ quan, tổ
chức, cá nhân hữu quan trong việc thực hiện
biện pháp bảo đảm tạm giữ tài sản, giấy tờ
của đương sự để việc áp dụng biện pháp này
được thống nhất, thuận lợi cho việc áp dụng
biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ cũng như
quá trình tổ chức THA.
- Cần có hướng dẫn hợp lý về việc thi
hành nghĩa vụ của người phải THA là phần vốn
góp trong các tổ chức, doanh nghiệp để CHV
không còn e ngại khi xử lý quyền tài sản này
vì họ nhận được đự đồng thuận từ phía các tổ
chức, doanh nghiệp do việc xử lý phần vốn góp
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện quy định của pháp luật thi hành án dân sự về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VỀ CÁC BIỆN PHÁP
BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
COMPLETING THE REGULATIONS OF CIVIL IMPLEMENTATION LAW
ON MEASURES TO GUARANTEE CIVIL IMPLEMENTATION
Đinh Thị Hằng*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/03/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/9/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/9/2019
Tóm tắt: Thi hành án dân sự là khâu cuối cùng trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự. Việc giải quyết vụ việc dân sự tại tòa án tuy rất quan trọng nhưng
quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đã được tòa án quyết định muốn
trở thành hiện thực thì phải thông qua việc thi hành án. Tuy nhiên, để thi hành án được đảm
bảo hiệu quả thì pháp luật cần phải có qui định các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
để nhằm bảo đảm cho các bên tự thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định.
Từ khóa: Thi hành án, vụ án dân sự, quyền và nghĩa vụ, đương sự.
Abstract: Civil judgment execution is the fi nal stage in the process of protecting the
legal rights and interests of the litigants. The resolution of a civil case in court is very
important, but for the rights and obligations of the litigants in the civil cases decided by the
court to become reality, it is necessary to pass the judgment execution. However, in order to
make the execution of the sentence to be eff ective, the law needs to take measures to ensure
civil judgment enforcement for the parties agree on themselves or by law.
Keywords: Judgment execution, civil cases, rights and obligations, litigants.
* Khoa Luật, Trường Đại học Mở Hà Nội
Tạp chí Khoa học - Viện Đại học Mở Hà Nội 59 (09/2019) 36-43
1. Khái quát chung về biện pháp bảo
đảm thi hành án dân sự
Thực tiễn THADS cho thấy nhiều
trường hợp, ngay sau khi có bản án, quyết
định của tòa án, bên đương sự phải THA có
hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ THA
hay tẩu tán, hủy hoại tài sản để không THA.
Để bảo đảm chắc chắn việc THADS được
thực hiện hiệu quả thì pháp luật THADS đã
quy định về các BPBĐTHADS. Các quy định
này được xây dựng từ nguyên lý nhà nước
phải có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân là các đương sự trong
bản án, quyết định của Tòa án.
38 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Trong nghiên cứu khoa học pháp lý,
“bảo đảm là trách nhiệm của một chủ thể
là cá nhân, tổ chức phải làm cho quyền, lợi
ích của chủ thể bên kia chắc chắn thực hiện
được, được giữ gìn, nếu xảy ra thiệt hại thì
phải bồi thường”†. Bảo đảm có thể do các bên
thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Bảo
đảm có tác dụng tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau
giữa các bên, đặt trách nhiệm cho các bên
trong việc xác lập và thực hiện cac quan hệ
pháp luật. Trong quá trình THADS, để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp đã được tuyên
trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật, người được THA có yêu cầu cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền THA quyết định áp
dụng các biện pháp mang tính quyền lực nhà
nước để đặt tài sản mà người phải THA đang
quản lý, sử dụng trong tình trạng bị hạn chế
quyền sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn
việc người phải THA tẩu tán, trốn tránh việc
THA. Những biện pháp này còn nhằm bảo
toàn tình trạng tài sản của người phải THA,
đôn đốc người phải THA tự nguyện thi hành
nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Tòa án.
Như vậy, BPBĐTHADS có thể được hiểu
“là biện pháp pháp lý mang tính quyền lực
Nhà nước do CHV áp dụng nhằm đặt động
sản hoặc bất động sản của người phải THA
trong tình trạng bi hạn chế quyền sử dụng,
định đoạt hoặc bị cấm định đoạt, nhằm ngăn
chặn người phải THA tẩu tán, định đoạt tài
sản, trốn tránh việc THA, đồng thời đôn
đốc người phải THA tự nguyện thực hiện
† Nguy ễn Hữu Đắc (Trưởng ban biên soạn,1999), Từ điển Luật học, Nxb.Từ điển Bách khoa, Hà Nội,
tr. 27.
‡ Trần Anh Tuấn (2009), “Bản chất pháp lý của BPBĐTHADStheoLTHADS”, Nghiên cứu lập pháp,
(16), tr. 50 – 54.
§ Lê Thu Hà, (chủ biên, 2010), Giáo trình Kỹ năng THADS, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 167.
nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định
của Tòa án".‡Hiểu một cách cụ thể hơn thì
BPBĐTHADS bao gồm các biện pháp cụ thể
và các biện pháp này do pháp luật quy định,
được CHV áp dụng nhằm bảo toàn tài sản,
ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn
tránh việc THA.
Các BPBĐTHA có những đặc tính nổi
bật như tính bảo đảm, tính quyền lực nhà
nước, tính ngăn chặn, phòng ngừa việc tẩu
tán, hủy hoại tài sản, và tính kịp thời, nhanh
chóng về thời gian, đơn giản về thủ tục. Với
mục đích nhằm bảo toàn tình trạng tài sản
hiện có của người phải THA, tránh việc họ
tẩu tán tài sản, đôn đốc họ tự nguyện thi hành
nghĩa vụ THADS của mình, việc áp dụng
các biện pháp bảo đảm góp phần bảo đảm
quyền lợi hợp pháp của người được THA trên
thực tế, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp
luật và hiệu lực của bản án, quyết định của
Tòa án. Khi bị áp dụng BPBĐTHA thì người
phải THA sẽ nhận thức được giải pháp có
lợi hơn cả đối với họ là tự nguyện thi hành
nghĩa vụ của mình đã được xác định trong
bản án, quyết định của Tòa án, nếu không
họ sẽ bị cưỡng chế THA và như vậy các
BPBĐTHADS còn là tiền đề, cơ sở cho việc
thực hiện các BPCCTHA sau này. Việc áp
dụng các BPBĐTHADS còn mang lại những
giá trị kinh tế - xã hội nhất định, góp phần
ổn định các quan hệ xã hội trong lĩnh vực
THADS, đồng thời góp phần nâng cao ý thức
pháp luật của đương sự§.
39Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Việc quy định về các biện pháp bảo
đảm thi hành án dân sự được xuất phát từ yêu
cầu nhà nước phải bảo vệ trên thực tế quyền,
lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được
ghi nhận trong pháp luật, xuất phát từ thực
tiễn phức tạp của việc thi hành án, từ những
khó khăn của việc THADS trong nền kinh tế
thị trường. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động
thi hành án dân sự là pháp luật cần phải quy
định đầy đủ, đa dạng các biện pháp bảo đảm
THADS để có thể áp dụng linh hoạt các biện
pháp đó theo phương thức áp dụng một hoặc
kết hợp một số biện pháp để đảm bảo ngăn
chặn, phòng ngừa được việc tẩu tán tài sản,
trốn tránh thi hành án, đảm bảo án của tòa
thuộc diện án có điều kiện để THADS.
2. Quy định của pháp luật thi hành
án dân sự hiện hành về các biện pháp bảo
đảm thi hành án dân sự
Hiện nay các BPBĐTHADS được quy
định trong LTHADS 2008, được sửa đổi, bổ
sung năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2015 (sau đây gọi tắt là LTHADS 2014)
bao gồm các biện pháp sau:
2.1. Biện pháp phong tỏa tài khoản,
tài sản nơi gửi giữ
Biện pháp phong tỏa tài khoản, tài
sản của người phải THA được quy định tại
Điều 67LTHADS 2014, theo đó điều kiện
áp dụng biện pháp này được quy định tại
khoản 1: “Việc phong tỏa tài khoản, tài sản
ở nơi gửi giữ được thực hiện trong trường
hợp người phải THA có tài khoản, tài sản
gửi giữ”. Mục đích của biện pháp phong
tỏa tài khoản, tài sản của người phải THA
là giữ nguyên được hiện trạng tiền, tài sản
gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, Kho bạc
nhà nước, nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy
hoại tài sản, trốn tránh việc THA. Cơ sở để
quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm này
là dựa trên yêu cầu của đương sự hoặc tự
CHV thấy cần thiết phải áp dụng theo quy
định tại khoản 1 Điều 66 LTHADS 2014.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo đảm
phong tỏa là của CHV và khi áp dụng biện
pháp này CHV không phải thông báo trước
cho đương sự để hạn chế hành vi tẩu tán tiền
trong tài khoản của người phải THA. Phong
tỏa được áp dụng trong trường hợp người
phải THA có nghĩa vụ trả tiền và họ có tiển,
tài sản để thi hành án. Khi biện pháp này
được áp dụng sẽ cô lập, đặt tài khoản, tài
sản của người phải THA trong tình trạng bị
phong tỏa, không thể sử dụng được, ngăn
chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản, tài sản
nơi gửi giữ. Biện pháp này sẽ là cơ sở để sau
đó áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ
tiền trong tài khoản của người phải THA.
Theo quy định tại Điều 67 của LTHADS
và Điều 20 Nghị định 62/2015/NĐ-CP thì khi
áp dụng biện pháp này CHV phải ra quyết
định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi
giữ. Quyết định này phải xác định rõ số tiền,
tài sản bị phong tỏa. CHV giao quyết định
phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
cho người đại diện theo pháp luật của Kho
bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ
chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản
ở nơi gửi giữ hoặc người có trách nhiệm nhận
văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập biên
bản về việc giao quyết định. Biên bản phải
có chữ ký của CHV, người nhận quyết định
phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ.
Trường hợp người nhận quyết định phong tỏa
tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ không ký thì
phải có chữ ký của người chứng kiến. Trường
hợp cần phong tỏa ngay tài khoản, tài sản của
40 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
người phải THA ở nơi gửi giữ mà chưa ban
hành quyết định phong tỏa thì CHV lập biên
bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang
quản lý tài khoản, tài sản của người phải THA
phong tỏa tài khoản, tài sản đó. Trong thời
hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, CHV phải
ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản.
Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi
gửi giữ được ban hành sau khi CHV lập biên
bản phong tỏ a với trường hợp trên phải được
gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi
có tài khoản, tài sản đã bị phong tỏa. Trường
hợp người đại diện theo pháp luật hoặc người
có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan,
tổ chức không nhận quyết định phong tỏa tài
khoản, tài sản ở nơi gửi giữ thì CHV lập biên
bản về việc không nhận quyết định, có chữ
ký của người làm chứng hoặc chứng kiến và
tiến hành niêm yết quyết định phong tỏa tài
khoản, tài sản ở nơi gửi giữ của người phải
THA tại trụ sở cơ quan, tổ chức đó. Trường
hợp người đại diện theo pháp luật hoặc người
có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ
chức không nhận quyết định phải chịu trách
nhiệm theo quy định của pháp luật và phải
bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra. Kể từ thời
điểm nhận được quyết định hoặc biên bản về
việc phong tỏa tài khoản, Cơ quan, tổ chức,
cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản phải
thực hiện ngay yêu cầu của CHV về phong
tỏa tài khoản, tài sản. CHV có trách nhiệm
bảo mật các thông tin về tài khoản, tài sản
của người phải THA bị áp dụng biện pháp
bảo đảm khi được Kho bạc Nhà nước, tổ
chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi
¶ Vũ Chiến Hà (2011), “Những vướng mắc khi phong tỏa tài khoản để THA”, Dân chủ & Pháp luật,
(Số chuyên đề về THADS 07), tr.13-15.
** Lê Thu Hà, tlđd chú thích 18, tr. 170.
có tài khoản, tài sản cung cấp. Trong thời hạn
10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa
tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, CHV phải áp
dụng biện pháp cưỡng chế hoặc ra quyết định
chấm dứt việc phong tỏa.
Áp dụng quy định về biện pháp phong
tỏa trên hiện đang tồn tại vướng mắc cần
được khắc phục vì có các quan điểm khác
nhau.Có quan điểm cho rằng: Phong tỏa tài
khoản là phong tỏa toàn bộ tài khoản (cả
chiều vào và chiều ra của tài khoản)¶. Có
quan điểm cho rằng phong tỏa tài khoản nên
được hiểu là biện pháp nghiệp vụ làm cho
mọi hoạt động “tiền ra” từ một tài khoản nhất
định bị hạn chế và kiểm soát**. Việc phong
tỏa tài khoản sẽ chỉ hạn chế giao dịch đầu ra
của chủ tài khoản thông qua tài khoản đó, vì
thế CHV chỉ phong tỏa chiều ra (chiều giải
ngân) của tài khoản, không phong tỏa chiều
vào của tài khoản, có như vậy lượng tiền vào
tài khoản vẫn hoạt động bình thường và trong
trường hợp tiền trong tài khoản không đủ để
khấu trừ thì rất có thể do có khoản tiền nào
đó chuyển vào tài khoản nên người phải THA
lại có thêm, có đủ tiền để THA. Vì thực tiễn
đang chưa có sự đồng nhất về quan điểm nên
để thống nhất trong hoạt động thi hành án thì
trong thời gian tới chúng ta cần phải có văn
bản hướng dẫn rõ ràng về vấn đề này.
2.2. Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ
của đương sự
Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ
của đương sự được quy định tại Điều 68
LTHADS 2014 và được hướng dẫn tại Điều
41Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
18 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, theo đó hai
biện pháp tạm giữ tài sản và tạm giữ giấy
tờ có thể được CHV áp dụng một cách độc
lập hoặc áp dụng đồng thời tùy theo từng
trường hợp để đảm bảo hiệu quả của việc
THADS. Tạm giữ tài sản của đương sự là
biện pháp thường được tiến hành trên các
động sản mà người phải THA đang quản
lý, sử dụng dưới phương thức tạm giữ tài
sản, đặt những động sản này trong tình
trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt
nhằm ngăn chặn người phải THA tẩu tán,
định đoạt tài sản, trốn tránh việc THA††.
Biện pháp này sau đó sẽ chuyển đổi thành
biện pháp kê biên, bán đấu giá nếu người
phải THA không tự nguyện THA và đã xác
định được tài sản bị tạm giữ đó thuộc sở
hữu của người phải THA. Ngoài ra, biện
pháp tạm giữ tài sản mà người phải THA
đang quản lý, sử dụng có thể được áp dụng
trong trường hợp người phải THA phải thi
hành nghĩa vụ trả vật. Trong trường hợp
này, biện pháp tạm giữ tài sản là tiền đề
cho việc cưỡng chế trả đồ vật cho người
được THA.
Tạm giữ giấy tờ của đương sự là biện
pháp thường được tiến hành trên các động
sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất
động sản thông qua việc tạm giữ các giấy
tờ liên quan đến động sản, bất động sản mà
người phải THA đang quản lý, sử dụng‡‡.
Biện pháp này là tiền đề, cơ sở cho việc
thực hiện biện pháp cưỡng chế thu giữ
giấy tờ có giá, kê biên quyền sở hữu trí tuệ,
kê biên phương tiện giao thông, cưỡng chế
†† Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột, Giáo trình Công tác THADS Việt Nam, Nxb. Tư pháp,
Hà Nội, tr. 194.
‡‡ Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột, tlđd chú thích 41, tr. 194 – 195.
trả giấy tờ nếu xác định được các tài sản,
giấy tờ bị tạm giữ thuộc sở hữu của người
phải THA.
Việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của
đương sự được thể hiện bằng quyết định.
Quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ phải
xác định rõ loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ.
CHV phải giao quyết định tạm giữ tài sản,
giấy tờ cho đương sự hoặc tổ chức, cá nhân
đang quản lý, sử dụng. Trường hợp cần tạm
giữ ngay tài sản, giấy tờ mà chưa ban hành
quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ thì CHV
yêu cầu giao tài sản, giấy tờ và lập biên bản
về việc tạm giữ. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ
khi lập biên bản, CHV phải ban hành quyết
định tạm giữ tài sản, giấy tờ. Biên bản tạm
giữ tài sản, giấy tờ phải ghi rõ tên người bị
tạm giữ tài sản, giấy tờ; loại tài sản, giấy tờ
bị tạm giữ; số lượng, khối lượng, kích thước
và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị
tạm giữ. Tài sản tạm giữ là tiền mặt thì phải
ghi rõ số lượng tờ, mệnh giá các loại tiền,
nếu là ngoại tệ thì phải ghi là tiền nước nào
và trong trường hợp cần thiết còn phải ghi
cả số sê ri trên tiền.Tài sản tạm giữ là kim
khí quý, đá quý phải niêm phong trước mặt
người bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của
họ. Trường hợp người bị tạm giữ tài sản,
giấy tờ hoặc thân nhân của họ không đồng
ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có
mặt của người làm chứng. Trên niêm phong
phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, khối lượng
và các đặc điểm khác của tài sản đã niêm
phong, có chữ ký của CHV, người bị tạm
giữ hoặc thân nhân của họ hoặc người làm
42 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
chứng. Việc niêm phong phải ghi vào biên
bản tạm giữ tài sản.
Trong thời hạn 10, kể từ ngày có có
căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc
quyền sở hữu, sử dụng của người phải THA ra
quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế. Việc
ra quyết định trả lại tài sản, giấy tờ cho người
có quyền sở hữu, sử dụng được thực hiện trong
trường hợp có căn cứ xác định, tài sản, giấy tờ
tạm giữ không thuộc quyền sở hữu, sử dụng
của người phải THA hoặc thuộc quyền sở
hữu, sử dụng của người phải THA nhưng đã
thực hiện xong nghĩa vụ của mình. Khi trả lại
tài sản, giấy tờ tạm giữ, CHV yêu cầu người
đến nhận xuất trình các giấy tờ chứng minh là
người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc là người
được người đó ủy quyền. CHV yêu cầu người
đến nhận kiểm tra về số lượng, khối lượng,
kích thước và các đặc điểm khác của tài sản,
giấy tờ bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của thủ
kho CQTHADS hoặc người được giao bảo
quản. Đồng thời, việc trả lại tài sản, giấy tờ
phải lập thành biên bản. Trường hợp trả lại tài
sản, giấy tờ tạm giữ mà đương sự không nhận
thì CQTHADS xử lý theo quy định tại khoản
2, 3 và 4 Điều 126 LTHADS.
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 13
Nghị định 62/2015/NĐ-CP, khi áp dụng biện
pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
chỉ áp dụng đến mức tương ứng với nghĩa
vụ THA và các chi phí cần thiết. Các tài sản
tạm giữ phải do đương sự quản lý, sử dụng,
không nên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản
đối với các tài sản không được kê biên tại
Điều 87 LTHADS§§. Do yêu cầu của mục
§§ Điều 87 LTHADS 2014
đích ngăn chặn nên LTHADS 2014 không
quy định bắt buộc phải xác định tài sản, giấy
tờ bị tạm giữ thuộc quyền sở hữu của đương
sự nên CHV có thể áp dụng ngay biện pháp
tạm giữ tài sản, giấy tờ.
Thực tiễn áp dụng quy định về biện
pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ cho thấy
đang tồn tại những hạn chế, khó khăn nhất
định như:
- Cơ chế đảm bảo cho việc bồi thường
khi yêu cầu tạm giữ tài sản, giấy tờ không
đúng gây thiệt hại cho người phải THA hoặc
người thứ ba vẫn chưa được quy định.Mặc
dù khoản 2 Điều 66 LTHADS 2014 có quy
định người yêu cầu CHV áp dụng biện pháp
bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về yêu cầu của mình, trường hợp yêu cầu
áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà
gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp
bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi
thường nhưng bồi thường như thế nào, hình
thức bồi thường ra sao thì chưa có quy định
cụ thể, vì vậy nhiều CHV đã không dám áp
dụng “ngay” biện pháp tạm giữ tài sản khi
đương sự có yêu cầu khi chưa tiến hành xác
minh chính xác về chủ sở hữu tài sản bởi
CHV lo thiệt hại xảy ra. Thực tế cũng cho
thấy tất cả các đơn đề nghị áp dụng biện pháp
tạm giữ trong thời gian qua của người yêu
cầu áp dụng chỉ dừng lại ở việc “cam kết sẽ
bồi thường”.
- Trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ của các
Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong
việc thực hiện biện pháp bảo đảm này cũng
chưa được quy định cụ thể, dẫn đến việc áp
43Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
dụng không thống nhất, ảnh hưởng đến quá
trình áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy
tờ cũng như quá trình tổ chức THA.
- Việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của
người phải THA là phần vốn góp trong các tổ
chức, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn bởi
CHV rất e ngại khi xử lý quyền tài sản này
vì thường không nhận được đự đồng thuận từ
phía các tổ chức, doanh nghiệp do việc xử lý
phần vốn góp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến
sản xuất kinh doanh đồng thời thay đổi điều
lệ, cơ cấu nhân sự của tổ chức, doanh nghiệp.
2.3. Biện pháp tạm dừng việc đăng
ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi
hiện trạng tài sản
Biện pháp tạm dừng việc đăng ký,
chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi
hiện trạng tài sản hiện nay được sửa đổi, bổ
sung tại Điều 69 trong LTHADS 2014 và
được hướng dẫn tại Điều 19 của Nghị định
62/2015/NĐ-CP. Theo đó, CHV có quyền
quyết định áp dụng biện pháp này trong
trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện
đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu,
sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng
tài sản, trốn tránh việc THA. Biện pháp này
sẽ là tiền đề cho việc áp dụng các BPCCTHA
như kê biên, xử lý tài sản của người phải
THA; cưỡng chế trả vật, chuyển quyền sử
dụng đất. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm
này phải ra quyết định. Quyết định đó phải
được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan để thực hiện. Kể từ thời điểm
nhận được quyết định, cơ quan đăng ký,
chuyển quyền sở hữu, sử dụng và cơ quan,
tổ chức, cá nhân liên quan không được thực
hiện việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử
dụng hoặc thay đổi hiện trạng tài sản cho đến
khi nhận được quyết định của CHV về việc
áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc chấm dứt
tạm dừng việc tạm dừng đăng ký, chuyển
quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng
tài sản. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có
căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sở hữu,
sử dụng của người phải THA, CHV phải ra
quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo
quy định của LTHADS; trường hợp có căn cứ
xác định tài sản không thuộc quyền sở hữu,
sử dụng của người phải THA thì CHV phải ra
quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng ký,
chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện
trạng tài sản.
Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm
dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu,
sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản cho thấy
biện pháp này vẫn chưa đạt được hiệu quả
như mong muốn bởi những hạn chế, khó
khăn nhất định như:
- Chế tài đối với các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền không thực hiện tạm
dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu,
sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản chưa
được quy định cụ thể. Nghị định 62/2015/
NĐ-CP quy định kể từ thời điểm nhận
được quyết định về việc tạm dừng đăng
ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay
đổi hiện trạng tài sản, cơ quan đăng ký,
chuyển quyền sở hữu, sử dụng và các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không
được thực hiện việc đăng ký, chuyển quyền
sở hữu, sử dụng hoặc thay đổi hiện trạng
tài sản cho đến khi nhận được quyết định
của CHV về chấm dứt việc tạm dừng đăng
ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi
hiện trạng tài sản nhưng cách thức xử lý ra
sao lại chưa quy định.
44 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
- Cơ chế đảm bảo cho việc bồi thường
thiệt hại xảy ra khi tạm dừng việc đăng ký,
chuyển quyền sở hữu, sử dụng không đúng
cũng chưa được quy định cụ thể. Mặc dù
khoản 2 Điều 66 LTHADS 2014 quy định
việc yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm
không đúng gây thiệt hại cho người bị áp
dụng hoặc người thứ ba phải bồi thường
nhưng chưa có cơ chế đảm bảo cho việc bồi
thường xảy ra hay bồi thường như thế nào?
Đây là một khó khăn cần phải có giải pháp
khắc phục ngay.
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật về các BĐTHADS
Từ thực trạng pháp luật và thực tiễn
thực hiện đang bộc lộ những khó khăn, vướng
mắc nên pháp luật về các BPBĐTHADS cần
phải sửa đổi, bổ sung những vấn đề sau:
Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung quy
định về biện pháp phong tỏa, cụ thể là:
- Cần phải có văn bản hướng dẫn rõ
ràng về biện pháp phong tỏa tài khoản theo
hướng phong tỏa cả chiều ra và chiều vào của
tài khoản hay chỉ phong tỏa chiều ra của tài
khoản. Theo tác giả để bảo đảm hiệu quả của
thi hành án thì pháp luật chỉ cần quy định
phong tỏa chiều ra của tài khoản.
- Vì LTHADS năm 2014 đã bổ sung
thêm biện pháp phong tỏa tài sản ở nơi gửi
giữ vào Điều 67 nên để tương thích với
Điều 66 trước đó thì cần bổ sung cụm từ
“tài sản nơi gửi giữ” vào điểm a khoản 3
Điều 66. Như vậy Điều 66 LTHADS 2014
nên sửa đổi, bổ sung là: “3. Các BPBĐTHA
bao gồm:
a) Phong tỏa tài khoản, tài sản nơi
gửi giữ;
b) Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
c) Tạm dừng việc đăng ký, chuyển
quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng
tài sản”.
Thứ hai, cần sửa đổi, bổ sung quy định
về biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của
đương sự, cụ thể là:
- Cần quy định bổ sung về cơ chế đảm
bảo cho việc bồi thường khi yêu cầu tạm giữ
tài sản, giấy tờ không đúng gây thiệt hại cho
người phải THA hoặc người thứ ba.
- Cần có quy định cụ thể hơn về trách
nhiệm phối hợp, hỗ trợ của các Cơ quan, tổ
chức, cá nhân hữu quan trong việc thực hiện
biện pháp bảo đảm tạm giữ tài sản, giấy tờ
của đương sự để việc áp dụng biện pháp này
được thống nhất, thuận lợi cho việc áp dụng
biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ cũng như
quá trình tổ chức THA.
- Cần có hướng dẫn hợp lý về việc thi
hành nghĩa vụ của người phải THA là phần vốn
góp trong các tổ chức, doanh nghiệp để CHV
không còn e ngại khi xử lý quyền tài sản này
vì họ nhận được đự đồng thuận từ phía các tổ
chức, doanh nghiệp do việc xử lý phần vốn góp
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định về
biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển
quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng
tài sản, cụ thể là:
- Cần bổ sung quy định về chế tài đối
với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền không thực hiện tạm dừng việc đăng
ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi
hiện trạng tài sản. Đặc biệt là cần có quy định
bổ sung về cách thức xử lý khi cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan không được thực
hiện việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử
45Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
dụng hoặc thay đổi hiện trạng tài sản cho đến
khi nhận được quyết định của CHV về chấm
dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở
hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.
- Cần quy định bổ sung về cơ chế
đảm bảo cho việc bồi thường thiệt hại xảy
ra khi tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương
sự không đúng. Mặc dù khoản 2 Điều 66
LTHADS 2014 quy định việc yêu cầu áp
dụng biện pháp bảo đảm không đúng gây
thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người
thứ ba phải bồi thường nhưng chưa có cơ
chế đảm bảo cho việc bồi thường xảy ra
hay bồi thường như thế nàothì chưa quy
định rõ nên LTHADS 2014 cần bổ sung
quy định về mức bồi thường, hình thức bồi
thường, phương thức bồi thường đồng thời
tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về các
vấn đề nêu trên về bồi thường, song những
nội dung đó không được trái pháp luật, đạo
đức xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật thi hành án dân sự năm 2008
2. Luật thi hành án dân sự năm 2014.
3. Nghị định 62/2015/NĐ-CP
4. Nguyễn Hữu Đắc (Trưởng ban biên soạn,1999),
Từ điển Luật học, Nxb.Từ điển Bách khoa, Hà Nội,
5. Trần Anh Tuấn (2009), “Bản chất pháp lý của
BPBĐTHADStheoLTHADS”, Nghiên cứu lập
pháp, (16)
6. Lê Thu Hà, (chủ biên, 2010), Giáo trình Kỹ
năng THADS, Nxb. Tư pháp, Hà Nội
7. Vũ Chiến Hà (2011), “Những vướng mắc khi
phong tỏa tài khoản để THA”, Dân chủ & Pháp
luật, (Số chuyên đề về THADS 07)
8. Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột, Giáo
trình Công tác THADS Việt Nam, Nxb. Tư pháp,
Hà Nội.
Địa chỉ tác giả: Khoa Luật - Trường Đại học
Mở Hà Nội
Email: hangdt@hou.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_quy_dinh_cua_phap_luat_thi_hanh_an_dan_su_ve_cac.pdf