Sốt rét là bệnh khá thường gặp ở các quốc gia
vùng nhiệt đới. Mặc dù có thuốc điều trị đặc
hiệu nhưng vẫn có trường hợp tử vong do bệnh
diễn tiến nặng, nhập viện trễ và điều trị muộn.
Cả 4 trường hợp đề cập trên đây đều nhập viện
trong bệnh cảnh sốt kéo dài hơn 1 tuần, tính chất
sốt không điển hình của bệnh lý sốt rét, có giảm
ít nhất 2 trong 3 dòng tế bào máu ngoại biên, gan
lách to, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý của hệ tạo
máu. So sánh với tiêu chuẩn chẩn đoán hội
chứng thực bào máu 2004: sốt cao, lách to, tăng
ferritin và thấy hiện tượng thực bào trên lam tủy
đều hiện diện ở cả 4 bệnh nhân trên. Tuy nhiên,
mức độ tăng ferritin ở những bệnh nhân này
dường như thấp hơn những trường hợp hội
chứng thực bào máu liên quan đến virus như sốt
xuất huyết Dengue(4) hay Epstein-Barr virus(2).
Kết quả công thức máu cho thấy hồng cầu luôn ở
mức thấp vì bên cạnh hemoglobin máu giảm do
hiện tượng thực bào, còn có tán huyết trong
bệnh sốt rét. Vì lý do này mà chỉ số bạch cầu và
tiểu cầu giảm có giá trị nhiều hơn trong chẩn
đoán hội chứng thực bào máu. Đối với tiêu
chuẩn tăng triglycerid và/hoặc giảm fibrinogen,
chúng tôi nhận thấy tăng triglyceride thường
gặp hơn giảm fibrinogen máu. Bảng 1 cho thấy
kết quả fibrinogen ở cả 4 bệnh nhân trên đều
trong giới hạn bình thường. Từ các kết quả trên
chúng tôi thấy rằng trong các tiêu chuẩn chẩn
đoán hội chứng thực bào máu, tiêu chuẩn tăng
triglyceride máu và/hoặc giảm fibrinogen máu ít
gặp hơn cả ở những bệnh nhân hội chứng thực
bào máu thứ phát sau sốt rét.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội chứng thực bào máu ở bệnh nhân sốt rét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 513
HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU Ở BỆNH NHÂN SỐT RÉT
Lê Bửu Châu*, Nguyễn Trần Chính**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hội chứng thực bào máu thứ phát sau nhiễm trùng liên quan chủ yếu đến virus, đặc biệt là
Epstein-Barr virus. Các trường hợp hội chứng thực bào máu thứ phát sau sốt rét là bệnh cảnh ít gặp, dễ chẩn
đoán nhầm với các bệnh lý khác.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả lần lượt 4 trường hợp sốt rét, chẩn đoán xác định bằng soi lam máu
dưới kính hiển vi có Plasmodium vivax và/hoặc Plasmodium falciparum. Các bệnh nhân này đủ tiêu chuẩn chẩn
đoán hội chứng thực bào máu, điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ tháng 03/2012 đến tháng 09/2013.
Kết quả: Tất cả 4 trường hợp đều nhập viện vì sốt vào tuần thứ 2 và 3 của bệnh, giảm ít nhất 2 trong 3 dòng
tế bào máu ngoại biên, gan lách to, tăng ferritin máu, tủy đồ có hiện tượng thực bào. Triglyceride tăng cao ở 3
trường hợp. Không trường hợp nào có giảm fibrinogen trong máu. Kết quả ký sinh trùng sốt rét: 01 trường hợp
do Plasmodium vivax, 01 trường hợp do Plasmodium falciparum, 02 trường hợp đồng nhiễm cả Plasmodium
vivax và Plasmodium falciparum. Bệnh hồi phục hoàn toàn với điều trị thuốc kháng sốt rét và điều trị hỗ trợ mà
không cần dùng đến các thuốc điều trị hội chứng thực bào máu như corticoids, etoposide và cyclosporin A.
Kết luận: Hội chứng thực bào máu thứ phát sau bệnh sốt rét do P.vivax và P.falciparum có thể hồi phục
hoàn toàn với điều trị thuốc kháng sốt rét kết hợp với điều trị nâng đỡ.
Từ khóa: Hội chứng thực bào máu, sốt rét, Plasmodium vivax, Plasmodium falciparum.
ABSTRACT
MALARIA- ASSOCIATED HEMOPHAGOCYTIC SYNDROME
Le Buu Chau, Nguyen Tran Chinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 513 - 517
Introduction: Secondary hemophagocytic syndrome is mainly associated with viral infection, especially with
Epstein-Barr virus (EBV). Malaria-associated hemophagocytic syndrome is rare and can be misdiagnosed with
other aetiologies.
Methods: We describe four cases of malaria satisfying the criteria of hemophagocytic syndrome treated at the
Hospital for Tropical Diseases (HTD) from March 2012 to September 2013.
Results: All four of the cases were admitted to HTD for fever on the 2nd and the 3rd week of illness with
bicytopenia or pancytopenia, hepatosplenomegaly, hyperferritinemia, pathologic findings of hemophagocytosis in
the bone marrow. Three of the four cases noted hypertriglyceridemia. None of the cases had hypofibrinogenemia.
The blood smear showed one case of Plasmodium vivax, one case of Plasmodium falciparum and two cases of
Plasmodium vivax and Plasmodium falciparum co-infection. Four patients were treated successfully with
antimalarial agents and symptomatic treatments without immunochemotherapy for hemophagocytic syndrome
such as corticosteroids, etoposide and cyclosporin A.
Conclusion: Hemophagocytic syndrome secondary to P.vivax and P.falciparum infection can be cured with
antimalarial agents and symptomatic treatments.
Key words: Hemophagocytic syndrome, malaria, Plasmodium vivax, Plasmodium falciparum.
* Bộ môn Nhiễm, Đại học Y Dược TP HCM ** Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
Tác giả liên lạc: BS. Lê Bửu Châu ĐT: 0918115600 Email: buuchaule@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 514
MỞ ĐẦU
Hội chứng thực bào máu là một tình trạng
bệnh lý nặng, tỷ lệ tử vong cao. Các hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị chủ yếu dựa vào kết quả
những nghiên cứu ở bệnh nhân nhi mắc hội
chứng thực bào máu nguyên phát(3,9). Hội chứng
thực bào máu cũng là biến chứng hiếm gặp của
nhiều loại nhiễm trùng khác nhau và tiên lượng
của những trường hợp này cũng khác nhau tùy
thuộc tác nhân gây bệnh. Sốt rét là bệnh truyền
nhiễm khá phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, sốt rét
với biểu hiện hội chứng thực bào máu thường
chỉ được đề cập trong y văn thoáng qua trong
các bài tổng quan về hội chứng thực bào máu(5)
hay báo cáo một hoặc nhiều trường hợp(1,6). Đã có
những trường hợp chẩn đoán sốt rét có biểu hiện
hội chứng thực bào máu bị chậm trễ.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Chúng tôi mô tả 4 trường hợp sốt rét, chẩn
đoán xác định bằng soi lam máu dưới kính hiển
vi phát hiện Plasmodium vivax và/hoặc
Plasmodium falciparum, được điều trị tại bệnh
viện Bệnh Nhiệt đới (BV BNĐ) từ tháng 03/2012
đến tháng 09/2013. Các bệnh nhân này thỏa ít
nhất 5 trên 8 tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng
thực bào máu theo Hội thực bào thế giới 2004(3)
(theo tiêu chuẩn này bệnh nhân phải thỏa mãn ít
nhất là 5 trên 8 tiêu chuẩn nhưng trong điều kiện
hiện tại, có 2 xét nghiệm chúng tôi chưa làm
được là đo hoạt lực của tế bào diệt tự nhiên và
CD25 hòa tan, nên chúng tôi chọn những bệnh
nhân có ít nhất 5 trên 6 tiêu chuẩn còn lại). Các
xét nghiệm được làm tại Khoa xét nghiệm BV
BNĐ. Riêng tủy đồ được thực hiện và đọc kết
quả tại bệnh viện Truyền máu và Huyết học bởi
các bác sĩ chuyên khoa huyết học. Diễn tiến lâm
sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị được theo
dõi cho đến khi bệnh nhân ra viện.
KẾT QUẢ
Bệnh nhân 1
Bệnh nhân nữ, 20 tuổi, ở Nhà Bè, Tp Hồ Chí
Minh, nhập viện ngày 19.03.2012 vì sốt ngày thứ
10. Sốt mỗi ngày một cơn kèm lạnh run, nhức
đầu, ho khan, tiêu phân lỏng không đàm máu,
ngày 2 lần. Sau 4 ngày điều trị tại nhà, diễn tiến
không cải thiện, nhập Bệnh viện Quận 7, điều trị
6 ngày không rõ thuốc, lâm sàng còn sốt, thiếu
máu, chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Yếu
tố dịch tễ: đang cư ngụ ở Nhà Bè, Quận 7. Lúc
nhập viện: sốt 38,50C, thiếu máu. Kết quả xét
nghiệm: Công thức máu (CTM): bạch cầu (BC)
3880/mm3, BC đa nhân trung tính: 2570/mm3,
Hb: 7,3 g/dl, TC: 110.000/mm3, hồng cầu lưới:
0,5%. Các xét nghiệm khác: creatinine: 47
µmol/L, AST/ALT/GGT: 32/23/50 U/L, bilirubine
toàn phần: 6,7 µmol/L, ferritin: 520 ug/L, sắt
huyết thanh: 27,06 µmol/L, fibrinogen: 4,11 g/L,
LDH: 387 U/L. Cholesterol: 3,29 mmol/L,
triglyceride: 4,78 mmol/L, CRP: 65 mg/L,
Coombs test: âm tính, siêu âm bụng: gan, lách to.
Phết máu ngoại biên tìm ký sinh trùng sốt rét
(KSTSR) lúc nhập viện: âm tính, lặp lại xét
nghiệm nhiều lần, sau 2 ngày kết quả Vt (+), test
nhanh chẩn đoán sốt rét dương tính với
Plasmodium vivax, Widal test, cấy máu, AFP đàm
3 lần và huyết thanh chẩn đoán sốt xuất huyết
Dengue: âm tính. Kết quả tủy đồ: hội chứng thực
bào máu nghi do nhiễm trùng. Điều trị:
Chloroquine phối hợp với Primaquine uống.
Ngoài ra, chỉ điều trị nâng đỡ, không dùng "các
thuốc điều trị hội chứng thực bào máu". Bệnh
nhân hết sốt sau 6 giờ điều trị thuốc kháng sốt
rét, lâm sàng ổn định, xuất viện sau 8 ngày nằm
viện. Lúc xuất viện BC: 3100/mm3, BC đa nhân:
1410/mm3, Hb: 7,2 g/dL, tiểu cầu 228.000/mm3.
Bệnh nhân 2
Bệnh nhân nam, 16 tuổi, ở Đức Hòa, Long
An, nhập viện ngày 02.01.2013 vì sốt ngày thứ 14
của bệnh. Yếu tố dịch tễ: có đi Bình Phước về 2
tuần sau xuất hiện sốt. Lúc nhập viện: tỉnh, sốt
cao 400C, da xanh niêm nhợt, gan lách to. Kết
quả xét nghiệm: CTM: BC 2170/mm3, BC đa nhân
trung tính: 740/mm3, Hb: 6,9 g/dL, tiểu cầu:
148000/mm3. Các xét nghiệm sinh hóa máu:
creatinine: 67 µmol/L, AST/ALT/GGT: 39/53/36
U/L, bilirubin toàn phần: 13,6 µmol/L, ferritin:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 515
535,9 ug/L, fibrinogen: 3 g/L, LDH: 717 U/L,
triglyceride: 1,86 mmol/L, siêu âm bụng: gan to
17,6 cm, lách to 20,8 cm, CRP: 19 mg/L. KSTSR
lần 1: âm tính, lần 2 (sau 24 giờ): Vtg 450/400 BC,
Fg: 2/400 BC, test nhanh chẩn đoán P.falciparum
và P.vivax đều dương tính. Kết quả tủy đồ: hội
chứng thực bào máu nghi do nhiễm trùng. Điều
trị: Dihydro-artemisinine và Piperaquine phối
hợp Primaquine uống và truyền máu. Bệnh
nhân hết sốt sau 15 giờ điều trị thuốc kháng sốt
rét, KSTSR âm tính sau 48 giờ và xuất viện sau 6
ngày nằm viện. Lúc ra viện: BC 3090/mm3, Hb:
7,8 g/dL, TC: 210.000/mm3.
Bệnh nhân 3
Bệnh nhân nam, 27 tuổi, ở Gò Vấp, TP HCM,
nhập viện ngày 18.03.2013 vì sốt ngày thứ 20. Sốt
2-3 cơn/ngày kèm rét run, mỗi cơn kéo dài
khoảng 30 phút. Yếu tố dịch tễ: Có đến Bình
Phước khoảng 2 tháng trước khi khởi bệnh. Lúc
nhập viện: tỉnh, sốt cao 39,50C, thiếu máu, gan
lách to. Kết quả xét nghiệm: CTM: BC 2700/mm3,
BC đa nhân trung tính: 1140/mm3, Hb: 8,3 g/dL,
tiểu cầu: 60000/mm3, HC lưới 0,44%. Các xét
nghiệm khác: ferritin: 1707 ug/L, creatinine: 99
µmol/L, AST/ALT/GGT: 31/29/40 U/L, bilirubin
toàn phần: 29,9 µmol/L, fibrinogen: 5,06 g/L,
albumin máu: 36,5g/L, triglyceride: 5,3 mmol/L,
siêu âm bụng: gan to 14,8 cm, lách to 15,7 cm,
CRP: 149 mg/L, X-quang phổi: bình thường.
KSTSR: Ftg(+), Vtg(++). Kết quả tủy đồ: có hiện
tượng thực bào máu. Điều trị: Dihydro-
artemisinine và Piperaquine phối hợp
Primaquine uống. Bệnh nhân hết sốt sau 12 giờ
điều trị đặc hiệu, KSTSR âm tính sau 48 giờ và
xuất viện sau 4 ngày nằm viện. Lúc ra viện: BC
2790/mm3, Hb: 7,6 g/dL, TC: 93.000/mm3.
Bệnh nhân 4
Bệnh nhân nam, 28 tuổi, ở Đồng Nai, nhập
viện ngày 24.09.2013 vì sốt ngày thứ 9. Sốt 3
cơn/ngày kèm rét run. Yếu tố dịch tễ: Có đến
vùng rừng núi ở Phú Yên 10 ngày trước khi khởi
bệnh. Lúc nhập viện: tỉnh, sốt 38,50C, thiếu máu
nhẹ, gan lách to, vàng mắt nhẹ. Kết quả xét
nghiệm: CTM: BC 2400/mm3, BC đa nhân trung
tính: 805/mm3, Hb: 8,75 g/dL, tiểu cầu:
91.600/mm3. Các xét nghiệm sinh hóa máu:
creatinine: 69 µmol/L, AST/ALT/GGT: 70/64/116
U/L, bilirubin toàn phần: 40,8 µmol/L, ferritin:
1620 ug/L, fibrinogen: 3,01 g/L, albumin máu:
28,6g/L, triglyceride: 4,53 mmol/L, siêu âm bụng:
gan to 16,7 cm, lách to 13,9 cm, tràn dịch màng
phổi phải lượng vừa, CRP: 224 mg/L, cấy máu:
âm tính. KSTSR: Ft,g (+), test nhanh chẩn đoán
sốt rét dương tính với P. falciparum. Kết quả tủy
đồ: có hiện tượng thực bào máu. Điều trị:
Dihydro-artemisinine phối hợp Piperaquine
uống,. Bệnh nhân hết sốt sau 12 giờ điều trị đặc
hiệu, KSTSR âm tính sau 12 giờ và xuất viện sau
7 ngày nằm viện. Lúc ra viện: BC 6030/mm3, Hb:
8,4 g/dL, TC: 205.000/mm3, bilirubin máu về bình
thường.
Bảng 1: Tóm tắt các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của 4 trường hợp trên
Lâm sàng và xét nghiệm Bệnh nhân 1 Bệnh nhân 2 Bệnh nhân 3 Bệnh nhân 4
Giới/tuổi nữ/20 nam/16 nam/27 nam/28
Ngày bệnh nhập BV BNĐ N10 N14 N20 N9
Sốt cao > 7 ngày (+) (+) (+) (+)
BC đa nhân trung tính/mm
3
2570 740 1140 805
Hb (g/dL) 7,3 6,9 8,3 8,75
Tiểu cầu//mm
3
110.000 148.000 60.000 91.600
AST/ALT/GGT(U/L) 32/23/50 39/53/36 31/29/40 70/64/116
Bilirubin TP (µmol/L) 6,7 13,6 29,9 40,8
Fibrinogen (g/L) 4,11 3 5,06 3,01
Triglyceride (mmol/L) 4,78 1,86 5,3 4,53
Ferritin (ug/L) 520 535,9 1707 1620
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 516
Lâm sàng và xét nghiệm Bệnh nhân 1 Bệnh nhân 2 Bệnh nhân 3 Bệnh nhân 4
Siêu âm bụng Gan lách to Gan lách to Gan lách to Gan lách to, tràn dịch
màng phổi
KSTSR Vt (+) Vtg (++), Fg(+) Vtg (++), Ftg(+) Ftg (+)
Tủy đồ HCTBM HCTBM HCTBM HCTBM
Điều trị sốt rét Chloroquine +
Primaquine
Dihydro-artemisinine +
Piperaquine +
Primaquine
Dihydro-artemisinine +
Piperaquine +
Primaquine
Dihydro-artemisinine +
Piperaquine
Điều trị HCTBM Không Không Không Không
Kết quả Hồi phục hoàn toàn Hồi phục hoàn toàn Hồi phục hoàn toàn Hồi phục hoàn toàn
HCTBM: Hội chứng thực bào máu, Vt: Plasmodium
vivax thể dưỡng bào (trophozoites), Ft: Plasmodium
falciparum thể dưỡng bào, g: giao bào (gametocyte).
BÀN LUẬN
Sốt rét là bệnh khá thường gặp ở các quốc gia
vùng nhiệt đới. Mặc dù có thuốc điều trị đặc
hiệu nhưng vẫn có trường hợp tử vong do bệnh
diễn tiến nặng, nhập viện trễ và điều trị muộn.
Cả 4 trường hợp đề cập trên đây đều nhập viện
trong bệnh cảnh sốt kéo dài hơn 1 tuần, tính chất
sốt không điển hình của bệnh lý sốt rét, có giảm
ít nhất 2 trong 3 dòng tế bào máu ngoại biên, gan
lách to, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý của hệ tạo
máu. So sánh với tiêu chuẩn chẩn đoán hội
chứng thực bào máu 2004: sốt cao, lách to, tăng
ferritin và thấy hiện tượng thực bào trên lam tủy
đều hiện diện ở cả 4 bệnh nhân trên. Tuy nhiên,
mức độ tăng ferritin ở những bệnh nhân này
dường như thấp hơn những trường hợp hội
chứng thực bào máu liên quan đến virus như sốt
xuất huyết Dengue(4) hay Epstein-Barr virus(2).
Kết quả công thức máu cho thấy hồng cầu luôn ở
mức thấp vì bên cạnh hemoglobin máu giảm do
hiện tượng thực bào, còn có tán huyết trong
bệnh sốt rét. Vì lý do này mà chỉ số bạch cầu và
tiểu cầu giảm có giá trị nhiều hơn trong chẩn
đoán hội chứng thực bào máu. Đối với tiêu
chuẩn tăng triglycerid và/hoặc giảm fibrinogen,
chúng tôi nhận thấy tăng triglyceride thường
gặp hơn giảm fibrinogen máu. Bảng 1 cho thấy
kết quả fibrinogen ở cả 4 bệnh nhân trên đều
trong giới hạn bình thường. Từ các kết quả trên
chúng tôi thấy rằng trong các tiêu chuẩn chẩn
đoán hội chứng thực bào máu, tiêu chuẩn tăng
triglyceride máu và/hoặc giảm fibrinogen máu ít
gặp hơn cả ở những bệnh nhân hội chứng thực
bào máu thứ phát sau sốt rét.
Tác nhân nhiễm trùng liên quan đến hội
chứng thực bào máu thường gặp nhất là nhóm
virus với tỷ lệ Epstein-Barr virus chiếm đa số, kế
đến là nguyên nhân vi trùng. Nhóm tác nhân ký
sinh trùng, nhất là ký sinh trùng sốt rét tương
đối ít gặp(5). Trong y văn, chỉ có 2 loại ký sinh
trùng sốt rét P. falciparum và P. vivax được mô tả
có liên quan đến hội chứng thực bào máu. Khác
với P. falciparum, P. vivax ít liên quan đến hội
chứng thực bào máu hơn. Tác giả Pil Soo Sung(8)
đã hồi cứu y văn cho thấy đến năm 2011, chỉ có 7
trường hợp sốt rét do P. vivax được đề cập trong
y văn tiếng Anh có liên quan đến hội chứng thực
bào máu. Tất cả các trường hợp này đều hồi
phục hoàn toàn khi nhận thuốc kháng sốt rét và
điều trị nâng đỡ. Đại đa số các thể sốt rét nặng là
do P. falciparum. Tuy nhiên, cũng như P. vivax,
các báo cáo về bệnh sốt rét do P. falciparum liên
quan đến hội chứng thực bào máu cũng ít gặp,
thường được đề cập ở dạng báo cáo một hay
nhiều trường hợp(6,7). Hầu hết các trường hợp
này cũng hồi phục tốt mà không cần dùng đến
các thuốc sử dụng cho bệnh nhân hội chứng
thực bào máu như hướng dẫn của hội thực bào
thế giới 2004(3). Trong 4 bệnh nhân của chúng tôi,
có 2 trường hợp là đồng nhiễm cả 2 tác nhân P.
falciparum và P. vivax, cả 2 trường hợp này cũng
đều hồi phục tốt với thuốc kháng sốt rét và điều
trị hỗ trợ. Kết quả này và qua hồi cứu y văn cho
thấy hội chứng thực bào máu liên quan đến sốt
rét thường có tiên lượng tốt nếu dùng thuốc
kháng sốt rét kịp thời, bất kể là sốt rét do P.
falciparum hay P. vivax(6,8,10).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 517
Số trường hợp mắc sốt rét hiện nay giảm nên
chẩn đoán bệnh này đôi khi bị bỏ sót tại một số
cơ sở y tế. Đã có những bệnh nhân sốt rét tử
vong do ban đầu chẩn đoán và điều trị nhầm với
các bệnh lý khác. Chính vì vậy, trước các trường
hợp sốt không rõ nguyên nhân có biểu hiện hội
chứng thực bào máu, cần lưu ý đến nguyên
nhân sốt rét để có hướng chẩn đoán và điều trị
kịp thời. Bệnh thường hồi phục nhanh chóng sau
khi điều trị thuốc kháng sốt rét. Tuy nhiên, thời
gian trở về bình thường của các kết quả xét
nghiệm thường chậm hơn đáp ứng lâm sàng,
đặc biệt là dòng hồng cầu và bạch cầu trong máu
ngoại biên.
KẾT LUẬN
Trước các bệnh nhân nhập viện trong bệnh
cảnh sốt kéo dài, gan lách to, giảm các dòng tế
bào máu ngoại biên cần lưu ý đến hội chứng
thực bào máu liên quan đến bệnh sốt rét, đặc
biệt là các bệnh nhân sống hoặc đi lại ở vùng
có bệnh sốt rét lưu hành. Ký sinh trùng sốt rét
liên quan đến hội chứng thực bào máu có thể
là P.falciparum hoặc P.vivax hay đồng nhiễm cả
2 tác nhân trên. Điều trị chủ yếu là thuốc
kháng sốt rét và điều trị hỗ trợ. Bệnh thường
hồi phục tốt mà không cần dùng thuốc kháng
viêm hay thuốc ức chế miễn dịch như hội
chứng thực bào máu liên quan đến các tác
nhân nhiễm trùng khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Albaker W (2009). "Acute Plasmodium vivax malaria
presenting with pancytopenia secondary to hemophagocytic
syndrome: case report and literature review". Journal of family
& community medicine, 16, (2), 71-3.
2. Allen CE, Yu X, Kozinetz CA, McClain KL (2008)."Highly
elevated ferritin levels and the diagnosis of hemophagocytic
lymphohistiocytosis". Pediatric blood & cancer, 50, (6), 1227-35.
3. Henter JI, Horne A, Arico M, et al (2007)."HLH-2004:
Diagnostic and therapeutic guidelines for hemophagocytic
lymphohistiocytosis". Pediatr Blood Cancer, 48, (2), 124-131.
4. Lê Bửu Châu, Nguyễn Trần chính, Nguyễn Văn Vĩnh Châu
(2014)."Hội chứng thực bào máu liên quan với sốt xuất huyết
Dengue người lớn". Y Học TP.Hồ Chí Minh, tập 18, phụ bản số
1, tr 335-340.
5. Nadine GR, Naasha JT, Camille V, Kelly C, Roger M, Carolyn
G (2007)."Infections associated with haemophagocytic
syndrome". Lancet Infect Dis, 7, 814-822.
6. Ohnishi K, Mitsui K, Komiya N, Iwasaki N, Akashi A,
Hamabe Y (2007)."CLINICAL case report: falciparum malaria
with hemophagocytic syndrome". The American journal of
tropical medicine and hygiene, 76, (6), 1016-8.
7. Ohno T, Shirasaka A, Sugiyama T, Furukawa H
(1996)."Hemophagocytic syndrome induced by Plasmodium
falciparum malaria infection". International journal of
hematology, 64, (3-4), 263-6.
8. Pil Soo Sung In Ho Kim, Jae Ho Lee, Jong Won Park
(2011)."Hemophagocytic Lymphohistiocytosis (HLH)
Associated with Plasmodium vivax Infection: Case Report and
Review of the Literature". Chonnam Med J, 47, 173-176.
9. Sở Y tế TP.HCM (2012)."Phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị hội chứng thực bào máu". Số 1380/SYT-NVY, ngày
23/02/2012.
10. Vinoth PN, Thomas KA, Selvan SM, Suman DF, Scott JX
(2011)."Hemophagocytic syndrome associated with
Plasmodium falciparum infection". Indian journal of pathology
& microbiology, 54, (3), 594-6.
Ngày nhận bài báo: 27/10/2014
Ngày phản biện nhận bài nhận xét: 30/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoi_chung_thuc_bao_mau_o_benh_nhan_sot_ret.pdf