Kết quả điều trị thở áp lực dương ngắt quãng qua mũi trên trẻ sinh non sau rút nội khí quản tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ

KẾT LUẬN Nhóm trẻ sinh non ≤ 32 tuần mắc bệnh màng trong và nhiễm trùng sơ sinh nguy cơ bị suy hô hấp nặng thở máy cao. Thở áp lực dương ngắt quãng qua mũi sau rút nội khí quản giúp đạt tỷ lệ thành công cao 96,4% cai máy thở. Đồng thời các biến chứng do phương pháp hỗ trợ hô hấp này xảy ra thấp <10% do đó giúp giảm tỷ lệ thất bại cai máy thở so với trước đây thở áp lực dương liên tục qua mũi, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, giảm tỷ lệ tử vong sinh non. KIẾN NGHỊ Thở áp lực dương ngắt quãng qua mũi là kiểu thở không xâm lấn, an toàn, ít biến chứng. Dễ áp dụng cho các tuyến cơ sở nơi có trẻ sinh non suy hô hấp nặng, có hệ thống máy thở hỗ trợ. Do đó, chúng tôi kiến nghị: Cần có đội ngũ chuyên môn tốt, kịp thời phát hiện và xử trí khi có biến chứng. Tuy nhiên đây chỉ là những nhận xét ban đầu của thở áp lực dương ngắt quãng qua mũi trên cỡ mẫu nhỏ. Cần có nhiều nghiên cứu tiếp theo trên cỡ mẫu lớn hơn, những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng để có thể áp dụng tốt kiểu thở này trong điều trị suy hô hấp trẻ sinh non nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân tốt hơn, giảm gánh nặng, giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị thở áp lực dương ngắt quãng qua mũi trên trẻ sinh non sau rút nội khí quản tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 228 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THỞ ÁP LỰC DƯƠNG NGẮT QUÃNG   QUA MŨI TRÊN TRẺ SINH NON SAU RÚT NỘI KHÍ QUẢN   TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN TỪ DŨ  Chung Thị Mộng Thúy*, Huỳnh Thị Duy Hương**  TÓM TẮT  Mở đầu: Theo hiệp hội hô hấp Hoa Kỳ, tỷ lệ cai máy thở thất bại 2,7 ‐ 22% đối với trẻ lớn và 40 ‐ 60% với  trẻ cân nặng lúc sinh thấp. Do đó, thở áp lực dương ngắt quãng qua mũi (NIPPV) là kiểu thở máy không sử  dụng ống NKQ, đã được chứng minh giảm tỷ lệ thất bại cai máy thở.   Mục tiêu nghiên cứu  Xác định tỷ lệ thành công và biến chứng của phương pháp thở áp lực dương ngắt quãng qua mũi ở trẻ sinh  non sau rút nội khí quản.   Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả loạt ca.  Thời gian thực hiện: Khoa Sơ Sinh Bệnh Viện Từ Dũ từ 25/04/2012 đến 31/03/2013     Đối tượng nghiên cứu: Trẻ sinh non bị suy hô hấp nặng thở máy ≥ 48 giờ cần rút nội khí quản cai máy thở  thỏa các tiêu chí chọn mẫu.  Kết quả: có 112 trường hợp trẻ sinh non thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu. Trong đó trẻ  nam chiếm 51%. Trẻ có cân nặng trung bình 1521 ± 325 gr, tuổi thai trung bình 30.8 ± 2 tuần. Nguyên nhân  gây suy hô hấp do bệnh màng trong chiếm 50%, do nhiễm trùng sơ sinh 36,6%, do ngạt 6,2%, viêm phổi 6,2%,  tràn khí màng phổi 0,9%. Tỷ lệ thành công thở áp lực dương ngắt quãng qua mũi sau rút nội khí quản cai máy  thở là 96,4%. Trong đó tỷ lệ thành công bệnh màng trong là 96,4%. Tỷ lệ thành công bệnh nhiễm trùng sơ sinh  là 95,1%. Tỷ lệ thành công bệnh viêm phổi, ngạt, tràn khí màng phổi là 100%. Thời gian thở áp lực dương là 58  giờ (12‐240 giờ). Tỷ lệ biến chứng do thở áp lực dương ngắt quãng qua mũi thấp nhẹ, tất cả đều có thể khắc phục  được như trầy xước niêm mạc mũi là 3,1%, chướng bụng là 7,3%, tràn khí màng phổi 0%.   Kết luận: nhóm trẻ sinh non ≤ 32 tuần mắc bệnh màng trong và nhiễm trùng sơ sinh cần thở máy cao. Thở  áp lực dương ngắt quãng qua mũi sau rút nội khí quản giúp đạt tỷ lệ thành công cao 96,4% cai máy thở. Đồng  thời các biến chứng do phương pháp hỗ trợ hô hấp này xảy ra thấp <10% do đó giúp giảm tỷ lệ thất bại cai máy  thở so với trước đây thở áp lực dương liên tục qua mũi, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, giảm tỷ  lệ tử vong sinh non.   Từ khóa: sinh non, thở áp lực dương ngắt quãng qua mũi, nội khí quản, cai máy thở.  ABSTRACT  RESULTS OF SYNCHRONIZED NASAL INTERMTTENT POSITIVE PRESSURE VENTILATION   AS MODES OF EXTUBATION IN PRETERM INFANTS IN TU DU HOSPITAL  Chung Thi Mong Thuy, Huynh Thi Duy Huong   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 228‐233  Background: Extubation  failure  rates  reported  in  the  literature  range  between 1.8%‐ 18.6%  for  adults,  2.7%‐22%  for  children,  and  may  be  as  high  as  40%‐60%  for  low  birthweight  (5).  Synchronized  nasal  * Khoa nhi, bệnh viện phụ sản Từ Dũ  ** Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: BS.CKII Chung Thị Mộng Thúy  ĐT: 0989165707  Email: chungthuy1973@yahoo.com.vn  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 229 intermittent positive pressure ventilation, ventilatory support that does not use an invasive artificial airway such  as an endotracheal tube (ETT), reduced the failure rates for endotracheal reintubation infants.  Objective:  To  determine  good  outcome  and  complication  of  synchronized  nasal  intermittent  positive  pressure ventilation after extubation in preterm infants.  Methods  and  subject: Prospective descriptive  serial  cases  study. Subject:  Infants who were <37 weeks’  gestational age and were ventilated over 48 hours for many causes of respiration depression from 25 April 2012  to 31 March 2013 in Tu Du hospital.     Results: of 112 preterm infants received synchronized nasal intermittent positive pressure ventilation after  extubation. Of these, 51% was male and was mean birthweight 1521 ± 325 gr, 30.8 ± 2 weeks’ gestational age. Of  respiratory causes, 50% was Hyaline membrane, 36.6% was sepsis, 6.2% was asphysia, 6.2% was pneumonia.  One‐hundred and seven (96.4%) of 112 infants were extubated. Successfully with the use of synchronized nasal  intermittent positive pressure ventilation. Time of synchronized nasal intermittent positive pressure ventilation  after extubation was fifty eight hours, maximum two‐hundred and forty hours. Ten of one hundred and twelve  infants  were  complicated.  Of  early  complication,  3.1%  skin  damange  resulting  from  the  adhesive,  7.3%  distending pressure.  Conclusion:  Prematurity  and  birthweight  under  1500  gram  infants  had  higher  rate  of  mechanical  ventilation.  Hyaline  membrane,  sepsis  were  2  main  kind  of  severe  respiratory  causes  in  under  32  weeks’  gestational age. 96.4% infants was successfully with the use of synchronized nasal intermittent positive pressure  ventilation  after  extubation  in weaning  infants  from mechanical  ventilation. Rarely  complication was noted.  Synchronized nasal intermittent positive pressure ventilation after extubation reduced the cost, the length of stay,  and the mortality in preterm infants.    Keywords:  preterm  infants,synchronized  nasal  intermittent  positive  pressure  ventilation,  extubation  ventilation.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Thở  áp  lực  dương  ngắt  quãng  qua  mũi  (NIPPV) là kiểu thở máy không sử dụng ống nội  khí  quản  (NKQ).  NIPPV  là  phương  pháp  rất  hữu ích làm tăng hiệu quả của thở áp lực dương  liên tục qua mũi (NCPAP) trong cai máy thở trẻ  sinh non. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng  minh NIPPV  giảm  tỷ  lệ  thất  bại  cai máy.  Sử  dụng NIPPV  sau  rút nội khí quản giảm  tần  số  ngưng  thở, giảm  tần  suất bệnh phổi mạn  tính,  giảm số ngày nằm viện(4,7).  Tại khoa  sơ  sinh bệnh viện Từ Dũ, việc áp  dụng NIPPV mới  bắt  đầu  thực  hiện  từ  tháng  4/2012. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu  này nhằm đánh giá kết quả điều trị NIPPV sau  rút NKQ  với mong muốn  góp  phần  nâng  cao  chất  lượng  điều  trị  và  giảm  tỷ  lệ  tử  vong  tại  khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ.  Mục tiêu nghiên cứu  Xác định tỷ lệ thành công và biến chứng của  phương pháp thở áp lực dương ngắt quãng qua  mũi  ở  trẻ  sinh  non  sau  rút  nội  khí  quản  thực  hiện tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ từ 04/2012  đến 03/2013.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Nghiên cứu tiền cứu, mô tả loạt ca. Thời gian  thực hiện  từ  25/4/2012  đến  tháng  31/3/2013  tại  khoa sơ sinh BV Từ Dũ.  Đối tượng nghiên cứu  Trẻ sinh non bị SHH nặng thở máy ≥ 48 giờ  cần cai máy thở thỏa các tiêu chí chọn mẫu.  Phương pháp chọn mẫu  Lấy mẫu ngẫu nhiên không xác suất. Tất cả  trẻ sinh non thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa  vào nghiên cứu.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 230 Phỏng vấn trực tiếp bố mẹ trẻ, trình bày và  giải thích cặn kẽ về phương pháp điều trị sau rút  NKQ.  Phát bản đồng thuận tham gia nghiên cứu.  Nếu chấp thuận ký tên vào bản đồng thuận và  tiến  hành  thu  thập  số  liệu  đã  được  soạn  sẵn  theo mẫu.  Trong quá trình nghiên cứu, nếu bà mẹ cảm  thấy bất an có quyền được dừng nghiên cứu và  trẻ vẫn được đối xử công bằng, vẫn tiếp tục điều  trị như chưa vào nhóm nghiên cứu.  Thu thập dữ liệu  Tất cả trẻ thỏa tiêu chuẩn nhận vào và không  có tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào nghiên cứu.  Các  dữ  kiện  LS, CLS  và  điều  trị  được  thu  thập theo bệnh án mẫu.  Các bước tiến hành  + Chuẩn bị bệnh nhân  Tất cả trẻ sinh non thở máy cần cai máy thở  được tiến hành các bước chuẩn bị sau trước khi  rút NKQ:   ‐ Sử dụng Caffeine de Citrate 10% trước rút  NKQ 30 phút (liều tấn công 20 mg/kg, duy trì 5  mg/kg/ngày).   ‐ Đối với trẻ có thời gian thở máy lâu trên 7  ngày,  trước  khi  tiến hành  rút NKQ  được  tiêm  mạch  Dexamethasone  0,25  –  0,5  mg/kg/ngày  (chia 2 lần) trước rút NKQ 48 giờ và tiếp tục 24  giờ sau đó.  ‐ Trẻ được  thực hiện kiểm  tra khả năng  tự  thở trước khi rút NKQ 30 phút.  Rút NKQ vào buổi sáng các ngày trong tuần.  Nhịn ăn  trước và sau rút NKQ 3 giờ. Trẻ được  hút sạch đàm nhớt trước rút NKQ.  + Phương pháp tác động  Chuẩn bị sẵn Cannula phù hợp kích cỡ mũi  trẻ. Máy thở BABY LOG với các thông số cài đặt  trước rút NKQ:   ‐ Kiểu thở ngắt quãng đồng bộ.  ‐ Tần số thở + 10 lần/phút so trước rút NKQ.  ‐ PIP: trên 2 ‐ 4 cmH2O trước rút NKQ.   ‐ PEEP ≤ 5 cmH2O.  ‐ Thời gian hít vào: 0,4 – 0,5 giây.  ‐ FiO2 ≥ FiO2 đang thở 5 ‐ 10%.  ‐ Lưu lượng: 8 – 10 lít/ph.  Mục  tiêu  đạt  thể  tích  khí  lưu  thông  4  –  6  ml/kg.   Mục  tiêu FiO2  ≤ 0,6 duy  trì SpO2  88  ‐  93%.  Khi thông số cài đặt ban đầu chưa đạt mục tiêu  có thể điều chỉnh máy để đạt mục tiêu đưa ra(9).  Để  tránh  thất  thoát  áp  lực,  trẻ  được  ngậm  kín  miệng  bằng  núm  vú  giả  hoặc  bằng  cách  nâng  cằm  và  cột  dãi  băng  bịt  kín  từ  cằm  đến  đỉnh đầu như trẻ được đội nón có dây đai.   Thu thập, xử lý dữ liệu  Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0  với giá  trị p < 0,05 dùng để xác định mức có ý  nghĩa  thống kê. Các phép kiểm  được  đặt  ở độ  tin cậy 95%, α < 0,05.  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Trong  thời  gian  thực  hiện  nghiên  cứu  tại  khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ từ 25/04/2012 đến  31/03/2013, có 586 trường hợp trẻ sinh non tháng  và đủ  tháng bị suy hô hấp  (SHH) nặng cần hỗ  trợ  thở máy, nhưng có 112  trường hợp  trẻ sinh  non SHH nặng thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được  đưa vào nghiên cứu thở NIPPV. Trong đó có các  đặc điểm sau:  Đặc điểm dịch tễ  Giới tính  Bảng 1  Tác giả Giới tính R.Ramanthan 58% Nabeel Ali 50% C.N.Phượng 55% Nghề nghiệp  Trẻ có mẹ không có việc làm hoặc ở nhà làm  nội  trợ,  chiếm  51,8%,  28/112  ca mẹ  làm  công  nhân  lao  động  nặng  nhọc  tại  các  nhà máy  xí  nghiệp,  chiếm  25%  và  26/112  ca mẹ  là  thành  phần công nhân viên chức, trí thức chiếm 23,2%.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 231 Tiền căn sản khoa của mẹ  Bảng 2  Tác giả Corticoid TSG OVS Rene Santin 75% 25% Ramanthan 68% 40% Jucille Meneses 72% 32% Nabeel Khalaf 82% 24% 21% Chúng tôi 8% 22,3% 27,7% Có sự tương đồng về  tiền căn bệnh  lý của  mẹ. Không  có  sự  tương  đồng về  tiền  căn  sản  khoa mẹ sử dụng Corticoid điều này cho thấy  tại các nước  tiên  tiến việc quản  lý  thai nghén  chặt chẽ hơn.   Đặc điểm lâm sàng  Bảng 3  Tác giả Tuổi thai (tuần) Cân nặng (gr) Apgar (tại 5 phút) Barrington 26,3 ± 1,8 831 ± 193gr 8 Aghai 29,5 ± 2,4 1.367 ± 325gr 8 C.N.Phượng 28 ± 1,5 1100 ± 550gr Chúng tôi 30,8 ± 2 w 1521 ± 325gr 6,2 ± 1,6 Có sự khác biệt về tuổi thai và cân nặng giữa  các  tác giả. Đa phần các  tác giả chọn nhóm  trẻ  rất non vì  các nhóm này  có  thời gian  thở máy  lâu, khả năng phục hồi kém, cần sự hỗ trợ nhiều  hơn sau rút NKQ.  Nguyên nhân gây SHH thở máy   Nguyên nhân PV Thanh 2007 LTT Trinh 2007 Chúng tôi Bệnh màng trong (BMT) 51% 43% 50% Nhiễm trùng huyết (NTSS) 36,6% Viêm phổi (VP) 32,6% 6% Ngạt 15% 6% Điều  này  phản  ảnh  bệnh  màng  trong  và  nhiễm trùng vẫn là hai nguyên nhân đứng hàng  đầu gây bệnh tật và tử vong sơ sinh tại các nước  đã và đang phát triển.   Đặc điểm cận lâm sàng  CLS Tổng số ca Trung bình Độ lệch chuẩn Hct 112 45,093 9,0 BC 112 10584,09 4719 DH 112 96,17 34,1 Na 112 136,840 4,5 Ca 112 1,16 0,2 K 112 4,227 0,6 Cl 112 94 4,5 Ure 102 10,2 4,4 Creatinin 102 71,8 22,7 Các giá  trị cận  lâm sàng ổn định  trước  tiến  hành rút NKQ thở NIPPV.  Thành công  Tác giả Đối tượng mẫu NIPPV NCPAP p Friedlich <1500 gr 48 95% 63% 0,016 M.N.Khalaf <34 w 64 94% 60% <0,01 Barrington <1250 gr <6 w tuổi 54 85,2% 56% <0,001 Nhi đồng I 28 ± 1,8 w 1100 ± 550 gr 30 86,7% 74% <0,01 Từ- Dũ 2007 <2500 gr 157 57,23% Sau  48 giờ  thở NIPPV  có  108/112  ca  thành  công (96,4%), 4/112 ca thất bại (3,6%) đặt NKQ ở  giờ thứ 17, 25, 38 và 42. Tuy nhiên, trong 108 ca  thành công có 3 ca cần đặt NKQ ở giờ thứ 72 và  1 ca ở giờ  thứ 96, còn  lại 7 ca  tái đặt NKQ sau  thở NIPPV từ 5 – 13,5 ngày. Theo tác giả Phạm  Việt Thanh tỷ lệ thành công thở NCPAP sau rút  NKQ  tại khoa sơ sinh BV Từ Dũ 2009  là 57,2%  đối với nhóm < 2500gr(8). Như vậy, tại thời điểm  2013  chúng  tôi  áp  dụng  kỹ  thuật mới  với  thở  NIPPV sau rút NKQ cho  thấy  tỷ  lệ  thành công  cao  hơn  gấp  2  lần  so  với  cách  đây  5  năm  áp  dụng NCPAP sau rút NKQ cai máy thở. Tại BV  Nhi Đồng I, theo tác giả Cam ngọc Phượng tỷ lệ  thành công sau 48 giờ thở NIPPV là 86,7% trong  khi  rút NKQ  thở NCPAP  thì  tỷ  lệ  thành  công  thấp hơn 74%  (p <0,01)(3). Tại các khoa hồi sức,  việc áp dụng NIPPV sau rút NKQ sẽ giúp tăng  tỷ lệ thành công cai máy thở.  Biến chứng  Biến chứng BMT NTSS Viêm phổi Ngạt TKMP Tổng TKMP Trầy niêm mạc. Chướng bụng 0 2 2 0 1 4 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 3(30%) 7(70%) Tần suất xảy ra biến chứng chiếm 10/112 ca,  tỷ  lệ  thấp  8,9%. Biến  chứng gặp nhiều nhất  là  chướng  bụng,  chiếm  70%  các  biến  chứng.  Chướng  bụng  là  biến  chứng  khá  phổ  biến  nhưng  nhẹ,  không  gây  trầm  trọng  ở  trẻ  thở  NIPPV.  Làm  chậm  tốc  độ  nuôi  ăn  qua  đường  tiêu hóa và giảm hiệu quả tối ưu của thở NIPPV.  Chướng bụng được đánh giá qua đo kích thước  vòng bụng ngang rốn trẻ tăng > 2cm. Vòng bụng  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 232 trung bình trong nhóm nghiên cứu là 23,6 ± 1,7  cm trước và 24,2 ± 1,6 cm sau 48 giờ thở NIPPV,  kích  thước  này  có  cao  hơn  tác  giả Nabeel Ali  (20,3 ± 2,1 cm) do dân số trong nhóm nghiên cứu  có  cân nặng  trung  bình  cao hơn.  Sự  tăng  kích  thước vòng bụng trung bình trong nhóm nghiên  cứu chứng tỏ có 1 lượng khí bị thoát qua dạ dày  trong  1  số nhịp  thở máy hỗ  trợ. Tuy nhiên  sự  thoát khí này không đáng kể nên trẻ vẫn duy trì  được PaO2, SpO2 đặt ra và vẫn dung nạp được  lượng sữa cho cử sau. Trong nhóm nghiên cứu  có  7/96  trường  hợp  (7,3%)  có  tăng  kích  thước  vòng bụng >2 cm sau 48 giờ thở NIPPV, những  trường hợp này được đặt ống thông dạ dày để  mở  thoát khí đồng  thời ngưng  ăn 2 cử kế  tiếp.  Tất cả được cải thiện tốt, không trường hợp nào  phải ngưng ăn kéo dài. Một số nhà nghiên cứu  nhận thấy không có sự liên quan giữa tình trạng  chướng bụng và viêm ruột hoại tử mặc dù duy  nhất  có  tác  giả Garland  báo  cáo  tăng  nguy  cơ  thủng  ruột(6). Trong nghiên cứu  tác giả  Jackson  và cộng sự thực hiện 2003 đã báo cáo có sự liên  quan giữa tình trạng chướng bụng và ống thông  mũi  dạ  dày  sử  dụng  trong NIPPV. Nếu  tình  trạng chướng bụng không giải quyết có thể dẫn  đến  nguy  cơ  viêm  phổi  hít  sặc.  Trong  112  ca  nghiên  cứu,  tất  cả đều  được  đặt  ống  thông dạ  dày và được  rút bỏ khí  trước mỗi cử ăn 3 giờ.  Kết quả chưa có  trường hợp nào cần can  thiệp  ngoại khoa hoặc viêm phổi hít.  KẾT LUẬN   Nhóm  trẻ  sinh  non  ≤  32  tuần  mắc  bệnh  màng  trong và nhiễm  trùng sơ sinh nguy cơ bị  suy hô hấp nặng thở máy cao. Thở áp lực dương  ngắt quãng qua mũi sau rút nội khí quản giúp  đạt  tỷ  lệ  thành  công  cao  96,4%  cai máy  thở.  Đồng  thời các biến chứng do phương pháp hỗ  trợ  hô  hấp  này  xảy  ra  thấp  <10%  do  đó  giúp  giảm tỷ lệ thất bại cai máy thở so với trước đây  thở  áp  lực dương  liên  tục  qua mũi,  giảm  thời  gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, giảm tỷ lệ  tử vong sinh non.   KIẾN NGHỊ   Thở  áp  lực  dương  ngắt  quãng  qua mũi  là  kiểu thở không xâm lấn, an toàn, ít biến chứng.  Dễ áp dụng cho các tuyến cơ sở nơi có trẻ sinh  non suy hô hấp nặng, có hệ  thống máy  thở hỗ  trợ. Do đó, chúng tôi kiến nghị:  Cần  có  đội  ngũ  chuyên môn  tốt,  kịp  thời  phát hiện và xử trí khi có biến chứng.  Tuy  nhiên  đây  chỉ  là  những  nhận  xét  ban  đầu của thở áp  lực dương ngắt quãng qua mũi  trên cỡ mẫu nhỏ. Cần có nhiều nghiên cứu tiếp  theo  trên  cỡ mẫu  lớn  hơn,  những  nghiên  cứu  thử nghiệm lâm sàng có đối chứng để có thể áp  dụng tốt kiểu thở này trong điều trị suy hô hấp  trẻ sinh non nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc  và điều trị bệnh nhân tốt hơn, giảm gánh nặng,  giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Barrington KJ, Finer NN, Bull D, (2001) ʺRandomized trial of  nasal  synchronized  intermittent  mandatory  ventilation  compared  with  continuouspositive  airway  pressure  after  extubation of very  low birth weight  infantsʺ. Pediatrics,(107),  pp.638 – 641  2. Bhandari V et al (2010) ʺNasal  intermittent positive pressure  ventilation in the newborn: review of literature and evidence‐ based guidelinesʺ. Journal of Perinatology, (30), pp. 505 ‐ 512.  3. Cam Ngọc  Phượng,  Đỗ Hữu  Thiều  Chương  (2012)  ʺKinh  nghiệm bước đầu thở áp lực dương ngắt quãng qua mũi trên  trẻ non thángʺ. Hội nghị Pháp Việt lần thứ XII.  4. Davis PG, Lemyre B, De Paoli AG (2001) ʺNasal intermittent  positive pressure ventilation (NIPPV) versus nasal continuous  positive airway pressure (NCPAP) for preterm neonates after  extubationʺ. Cochrane Database  of Systematic Reviews,  Issue  3.  Art. No.CD003212. DOI:10.1002/14651858.CD003212.   5. Garland JS, Rice T, Nelson DB, Neu J. (1985) ʺIncreased risk of  gastrointestinal  perforations  in  neonates  mechanically  ventilated with  either  face mask  or  nasal  prongs.  Pediatrics  ;76:406‐410.(PubMed: 4034300)  6. Khalaf  MN,  Hurley  J,  Brodsky  N,  Bhandari  V,  (2001)  ʺA  prospective  randomized  controlled  trial  comparing  synchronized nasal  intermittent positive pressure ventilation  versus nasal continuous positive airway pressure as modes of  extubationʺ. Pediatrics,108(1): 13 ‐ 17.  7. Kulkarni A, Ehrenkranz RA, Bhandari V  (  2006),  ʺEffect  of  introduction  of  synchronized  nasal  intermittent  positive‐ pressure  ventilation  in  a  neonatal  intensive  care  unit  on  bronchopulmonary dysplasia and growth in preterm infantsʺ.  Am J Perinatol; 23,pp; 233‐240.  8. Phạm  Việt  Thanh, Nguyễn  Văn Dũng, Ngô Minh  Xuân  (2008) ʺMột vài nhận xét về tình hình thở máy và cai máy  thở tại khoa sơ sinh BV Từ Dũʺ. Y Hoc TP. Ho Chi Minh, tập  số 4: 69 – 74  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 233 9. Santin  R,  Bhandari  V,  Brodsky  N  (2004),  ʺA  Prospective  Observational Pilot Study of Synchronized Nasal Intermittent  Positive Pressure Ventilation (SNIPPV) as a Primary Mode of  Ventilation  in  Infants Z 28 Weeks with Respiratory Distress  Syndrome  (RDS)ʺ.  Journal  of  Perinatology  24,  487‐493.  doi:10.1038/sj.jp.7211131  Ngày nhận bài báo: 30/10/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_dieu_tri_tho_ap_luc_duong_ngat_quang_qua_mui_tren_tr.pdf