Khảo sát những yếu tố có ảnh hưởng trên hiệu quả phục hồi vận động trẻ bại não của phương pháp cuộn da cột sống và cứu Mệnh Môn-Đại Chùy tại tỉnh Bến Tre

Trong dự kiến ban đầu là lấy tất cả 300 trẻ bại não để NC, sau NC chỉ khảo sát được 270 trẻ. Số liệu không đủ do: 9 trẻ bại não được BS chỉ định nhập viện phẫu thuật và điều trị tại trung tâm PHCN số 1A Lý Thường kiệt tp Hồ Chí Minh. 2 trẻ bại não tử vong do viêm phổi nặng. 4 trẻ bại não gia đình không hợp tác NC. 15 trẻ bại não được điều trị bán trú tại BV Nguyễn Tri Phương và tại trung tâm PHCN số 1A Lý Thường Kiệt thành phố Hồ Chí Minh do gia đình trẻ bại não lao động sinh sống và tạm trú tại thành phố HCM. Vì các lí do trên nên cộng tác viên chỉ khảo sát được 270 trẻ bại não được đưa vào NC. Trong lâm sàng thường ngày, phương pháp cuộn da CSTL và cứu ấm huyệt Mệnh môn và Đại chùy, được thành viên gia đình trẻ thực hiện để phục hồi vận động cho trẻ bại não, đạt hiệu quả với tỷ lệ nhóm tốt là 56,67% (các nghiên cứu trước đây kết quả tốt đạt khoảng 60%). Với tỷ lệ thành công như trên đã khẳng định đây là phương pháp có thể áp dụng rộng rãi trong cộng đồng, ở các hộ gia đình có trẻ bệnh bại não, để phục hồi vận động cho trẻ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị: Kỹ thuật cuộn da CSTL: Người có kỹ thuật cuộn đúng làm tăng hiệu quả phục hồi vận động tốt gấp 186 lần. Kiến thức chăm sóc trẻ bại não: Người có kiến thức chăm sóc trẻ bại não làm tăng hiệu quả phục hồi vận động tốt gấp 2,7 lần. Tập VLTL: Trẻ bại não có tập VLTL thì hiệu quả phục hồi vận động tốt gấp 8,7 lần. Thuốc kết hợp: Trẻ bại não có kết hợp thuốc thì hiệu quả phục hồi vận động tốt gấp 2,8 lần.

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát những yếu tố có ảnh hưởng trên hiệu quả phục hồi vận động trẻ bại não của phương pháp cuộn da cột sống và cứu Mệnh Môn-Đại Chùy tại tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 67 KHẢO SÁT NHỮNG YẾU TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG TRÊN HIỆU QUẢ PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG TRẺ BẠI NÃO CỦA PHƯƠNG PHÁP CUỘN DA CỘT SỐNG VÀ CỨU MỆNH MÔN-ĐẠI CHÙY TẠI TỈNH BẾN TRE Võ Thị Kim Loan*, Phan Quan Chí Hiếu** TÓM TẮT Tình hình và mục đích nghiên cứu: Bại não là một trong các di chứng dạng tàn tật có tỷ lệ cao nhất (6). Điều trị bại não hiện vẫn còn khó khăn, và kết quả vẫn còn hạn chế (1,2). Từ 1995, Khoa YHCT- ĐHYD - TP. HCM đã có nhiều nghiên cứu áp dụng phương pháp cuộn da cột sống phối hợp với cứu ấm huyệt; bấm huyệt trên mạch Đốc (3,4,5,7)cho kết quả tốt. Công trình nghiên cứu này được thực hiện để trả lời 2 câu hỏi (a) tỷ lệ thành công của phương pháp này khi áp dụng vào cộng đồng (b) những yếu tố có ảnh hưởng trên hiệu quả phục hồi chức năng vận động của phương pháp này. Thiết kế nghiên cứu: Bệnh chứng trong nghiên cứu đoàn hệ, thực hiện tại tỉnh Bến Tre. (gồm 8 huyện và 1 thành phố), từ 9/2009 – 6/2010. Đối tượng tham gia nghiên cứu: 270 bệnh nhi bại não (123 nữ và 147 nam), với độ tuổi trung bình 8,42 ± 4,4. Phương pháp tiến hành: Các số liệu được thu thập thông qua (a) việc phỏng vấn trực tiếp với gia đình trẻ bại não (b) quan sát trực tiếp kỹ thuật gia đình trẻ bại não thực hiện tại nhà (c) đối chiếu với hồ sơ bệnh án lưu. Kết quả chính: Chỉ số Barthel tăng có ý nghĩa thống kê sau điều trị (từ 30,62 ± 6,6 lên 41,92 ± 9,35). Tỷ lệ phục hồi tốt 56,67%. Các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị gồm kỹ thuật cuộn da trên mạch Đốc (tốt gấp 186 lần), kiến thức chăm sóc trẻ bại não (tốt gấp 2,7 lần), tập VLTL (tốt gấp 8,7 lần), thuốc kết hợp (tốt gấp 2,8 lần) (0,0001 p 0,05). Kết luận: Cuộn da trên mạch Đốc phối hợp với cứu ấm Mệnh môn, Đại chùy có thể áp dụng rộng rãi trong cộng đồng, ở các hộ gia đình có trẻ bệnh bại não, để cùng tham gia phục hồi vận động cho trẻ. Từ khóa: Bại não, kỹ thuật cuộn da cột sống, cứu bổ huyệt Mệnh môn - Đại chùy, Barthel, kiến thức chăm sóc trẻ bại não. ABSTRACT INFLUENCE FACTORS ON THE EFFECTS OF GV MERIDIAN PINCHING-ROLLING TECHNIQUE PLUS GV 4, BL 23 HEATING IN MOTOR REHABILITATION OF CEREBRAL PALSY CHIDREN AT BEN TRE PROVINCE Vo Thi Kim Loan, Phan Quan Chi Hieu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 67 – 71 Background and aims: Cerebral palsy (CP) has been among the leading medical problems of disability. Cerebral palsy rehabilitation still confront many difficulties and limited results. Since 1995, there have been many studies on the technique of Governor Vessel (GV) meridian pinching (pricking)-rolling and VG4, BL23 heating (3,4,5,7) in Traditional Medicine Faculty of University Medical Center of Ho Chi Minh city (HCMC) and have shown good results. This study was conducted for answering 2 questions (a) what is the actual rate of good result in daily practice at community level; and (b) what are the influence factors on the effects of this technique in * BV YHCT tỉnh Bến Tre ** Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược Tp. HCM Tác giả liên lạc: BSCKII. Võ Thị Kim Loan ĐT: 0918813670 Email: bsloan66@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 68 rehabilitation of motor deficit. Study design: A case-control cohort study was carried out at Ben Tre province. (included 8 districts and 1 city), from 9/2009 to 6/2010. Participants: 270 CP children (123 female and 147 male), mean age 8.42 ± 4.4. Collecting data: The data were collected by (a) direct interview members of CP child’s family; (b) direct observation on the technique at children’s home; and (c) cross-check with archives of hospital record of patients. Results: Barthel index was significantly increased after the treatment (from 30.62 ± 6.6 up to 41.92 ± 9.35). Rate of good effect was 56.67%. Influence factors on the effects of treatment were technique of GV meridian pinching-rolling (186-fold better), current knowledge of CP care (2.7-fold better), physical therapy (8.7-fold better), combined medicine (2.8-fold better) (0.0001 p 0.05). Conclusion: The technique of GV meridian pinching-rolling plus GV 4, BL 23 heating can be applied widely for CP children at community level, performed by instructed family members for motor rehabilitation. Keywords: Cerebral palsy (CP), GV meridian pinching-rolling, moxibustion, GV4, BL23, Barthel, CP care. ĐẶT VẤN ĐỀ Bại não là một trong các di chứng dạng tàn tật có tỷ lệ cao nhất, chiếm khoảng 30-40% tổng số tàn tật ở trẻ em(6). Việc điều trị bại não hiện tại vẫn còn thực sự khó khăn, phức tạp và tốn kém nhưng kết quả vẫn còn bị hạn chế. Nhiều qui trình điều trị đa phương tiện đã được khuyên nên áp dụng(1,2). Từ năm 1995, khoa YHCT, ĐHYD - TP.HCM đã có nhiều nghiên cứu áp dụng phương pháp cuộn da cột sống phối hợp với cứu ấm huyệt trên mạch Đốc (3,4,5,7) cho kết quả tốt. Với mong muốn ứng dụng phương pháp này trong lâm sàng thường ngày để phục hồi vận động cho trẻ bại não tại tỉnh Bến Tre, nghiên cứu được thực hiện để trả lời các câu hỏi (a) nếu áp dụng phương pháp này vào cộng đồng thì tỷ lệ thành công thực tế là bao nhiêu? (b) những yếu tố nào có ảnh hưởng trên hiệu quả phục hồi chức năng vận động của phương pháp cuộn da CSTL và cứu bổ huyệt Mệnh môn – Đại chùy? PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP Thiết kế nghiên cứu Bệnh chứng trong nghiên cứu đoàn hệ, tại tỉnh Bến Tre. (gồm 8 huyện và 1 thành phố), từ 9/2009 – 6/2010. Cỡ mẫu Chọn toàn bộ dân số bệnh bại não tại tỉnh Bến Tre. (theo thống kê năm 2009 có 300 trẻ bại não). Cỡ mẫu n = 300. Tiêu chuẩn chọn Bệnh nhi từ 1 – 15 tuổi, không phân biệt giới tính. Được xác định bại não bởi 3 yếu tố: (a) có chậm phát triển trí tuệ, (b) có rối loạn vận động, (c) có rối loạn giác quan: ngôn ngữ và nhận thức. Có gia đình hợp tác tốt. Tiêu chuẩn loại trừ Có bệnh ngoài da vùng lưng, viêm đa dây thần kinh, đang có bệnh cấp cứu nội khoa – ngoại khoa. Ngưng thực hiện nghiên cứu khi. Trong thời gian nghiên cứu có xuất hiện tiêu chuẩn loại trừ. Phân tích và định nghĩa các biến số theo dõi Thời gian mắc bệnh Là thời gian từ lúc trẻ được chẩn đoán bại não cho đến khi trẻ được đưa vào khám và theo dõi trong nghiên cứu, phân làm 2 loại thời gian mắc bệnh ≥ 3 năm, <3 năm. Chỉ số khối cơ thể BMI: Phân loại dựa trên bảng CDC của Hoa kỳ (trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh) BMI = trọng lượng (kg) / [chiều cao (m)]2 - Thiếu cân: BMI < 13 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 69 - Đủ cân: BMI = 13 – 20. - Thừa cân: BMI ≥20 Có kiến thức về chăm sóc trẻ bại não: được xếp vào 2 nhóm tốt và không tốt * Tốt: (a) biết về mức độ bệnh của trẻ (b) có theo dõi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ: kiểm tra sổ khám sức khỏe theo lịch tái khám từng đợt (c) cho ăn uống đủ chất như thịt, cá, trứng, trái cây tươi. (d) biết tập VLTL cho trẻ mỗi ngày 1- 2 lần, (e) tuân thủ đúng việc cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc, (f) có quan tâm chăm sóc: gần gũi, tổ chức vui chơi với trẻ, tập cho trẻ cách tự sinh hoạt cho bản thân. * Không tốt: không đạt các nội dung trên. Số đường cuộn da cột sống trong 1 ngày: gồm 2 nhóm: >150 đường cuộn, ngày và < 150 đường cuộn/ ngày. Cuộn liên tục 3 tháng: gồm 2 nhóm (a) Liên tục: được cuộn da tất cả các ngày trong tháng trừ các ngày chủ nhật. (b) Không liên tục: không đạt như trên. Kỹ thuật cuộn da cột sống: (nhận xét khi quan sát người nhà làm cho bệnh nhi), gồm 2 nhóm (a) Đúng: véo da và miết từ Mệnh môn (ngay chính giữa cột sống thắt lưng, giữa L2-L3) tới Á môn (hay chính giữa cột sống cổ, giữa C1- C2); sau khi cuộn da vùng cuộn đỏ ửng (b) Không đúng: khi không đạt 1 trong các tiêu chí trên. Thời gian cứu huyệt: phút/ 1 huyệt: gồm 2 nhóm (a) Cứu liên tục: trẻ được cứu mỗi huyệt, cứu 1-3 lần/ ngày, liên tục 3 tháng. (b) Không liên tục: không đạt như trên. Tập VLTL: gồm 2 nhóm (a) Có tập: trẻ được tập vận động thụ động và chủ động bởi kỹ thuật viên hoặc thành viên của gia đình. (b) Không tập: khi không đạt các tiêu chí trên. Thuốc điều trị kết hợp: gồm 2 nhóm (a) Có kết hợp thuốc: nếu có dùng 1 trong 3 loại sau: Thập toàn đại bổ, Lục vị (đông dược); cerebrolysin (tân dược) và (b) Không kết hợp thuốc: nếu không sử dụng các loại thuốc trên. Kết quả phục hồi: gồm 2 nhóm (a) Tốt: chỉ số Barthel ≥ 45 và (b) Không tốt: chỉ số Barthel < 45. Phương pháp tiến hành Các số liệu được thu thập thông qua (a) việc phỏng vấn trực tiếp với gia đình trẻ bại não (b) quan sát trực tiếp kỹ thuật gia đình trẻ bại não thực hiện tại nhà (c) đối chiếu với hồ sơ bệnh án lưu. Xử lý số liệu Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData 3.1. Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 10.0. Xác định những yếu tố có ảnh hưởng với phương pháp phân tích đơn biến, (kiểm đinh chi bình phương có tính OR). Xác định những yếu tố có tương tác, gây nhiễu, không gây nhiễu bằng hồi quy logistic (logistic regression). KẾT QUẢ Thống kê mô tả Tổng số bệnh nhi được nghiên cứu: 270 với các đặc điểm: Báng 1. Bảng mô tả đặc điểm của 270 trẻ bại não tham gia nghiên cứu. Số BN Tỷ lệ Giới tính Nam 147 54,44 Nữ 123 45,56 Tuổi 8,42 ± 4,4 Thời gian mắc bệnh ≤ 3 năm 40 14,8  3 năm 230 85,19 BMI Thiếu cân 105 38,9 Đủ cân 158 58,5 Thừa cân 7 2,6 Kiến thức chăm sóc trẻ bại não Không 58 21,5 Có 212 78,5 Số đường cuộn ≥150 61 22,6 <150 209 77,4 Kỹ thuật cuộn da Không đúng 166 61,5 Đúng 104 38,5 Cuộn da liên tục Không 144 53,3 có 126 46,7 Thời gian cứu / ngày ≥15 phút 21 24,7 <15 phút 64 75,3 Tập VLTL Không tập 71 26,3 Có tập 199 73,7 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 70 Số BN Tỷ lệ Thuốc phối hợp Không kết hợp 112 41,5 Có kết hợp 158 58,5 Điểm Barthel trước và sau 3 tháng trị liệu Trước điều trị 30,62 ± 6,6 Sau điều trị 41,92 ±,35 Kết quả phục hồi tốt 153 56,67 không tốt 117 43,33 Phân tích những yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả phục hồi vận động trẻ bại não sau điều trị với cuộn da và cứu bổ các huyệt. Bảng 2. Bảng phân tích những yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả phục hồi vận động trẻ bại não sau điều trị với cuộn da và cứu các huyệt. Những yếu tố liên quan Không tốt Tốt P Thời gian mắc bệnh > 3 năm 96 (41,74%) 134 (58,26%) 0,2 ≤ 3 năm 215 (,,50%) 19 (47,50%) BMI Thiếu cân 69 (65,71%) 36 (34,29%) 0,001 Đủ cân 45 (28,48%) 113 (71,52%) Thừa cân 3 (42,86%) 4 (57,14%) Có kiến thức chăm sóc trẻ bại não Có 85 (40,09%) 127 (59,9%) 0,04 Không 32 (55,17%) 26 (44,83%) Số đường cuộn da ≥ 150/ lần 29 (47,54%) 32 (52,46%) 0,4 < 150/ lần 88 (42,11%) 121 (57,89%) Kỹ thuận cuộn da Không đúng 115 (69,28%) 51 (30,72%) 0,001 Đúng 2 (1,92%) 102 (98,08%) Cuộn da liên tục Không liên tục 84 (58,33%) 60 (41,67%) 0,001 Liên tục 33 (26,19%) 93 (73,81%) Thời gian cứu  15 phút 9 (42,9%) 12 (57,1%) 0,2 ≤15 phút 18 (28,13%) 46 (71,88%) Tập VLTL Không 51 (71,83%) 20 (28,17%) 0,001 Có 66 (33,17%) 66 (33,17%) Dùng thuốc kết hợp Có 66 (33,17%) 117 (74,05%) 0,001 Không 76 (67,87%) 36 (32,14%) Phân tích mức tương quan giữa những yếu tố có ảnh hưởng và hiệu quả phục hồi vận động. Bảng 3. Bảng phân tích mức tương quan giữa những yếu tố có ảnh hưởng và hiệu quả phục hồi vận động. Yếu tố có tương quan OR KTC 95% P BMI Thiếu cân so đủ cân 4,52 2,6 – 7,9 <0,001 Thiếu cân so thừa cân 0,39 0,08 – 1,88 0,22 Kiến thức chăm sóc trẻ 1,8 1- 3,5 0,04 Kỹ thuật cuộn da 115 28,5- 981,2 < 0,001 Cuộn da liên tục 3,9 2,2- 6,9 < 0,001 Tập VLTL 5,1 2,7– 9,8 < 0,001 Dùng thuốc kết hợp 6 3,4– 10,6 < 0,001 Bảng 4. Bảng phân tích mức tương quan giữa những yếu tố có ảnh hưởng và hiệu quả phục hồi vận động sau khi khử nhiều yếu tố gây nhiễu cùng một lúc. Yếu tố ảnh hưởng OR KTC 95% P BMI 1,71 0,86- 3,39 0,122 Kiến thức chăm sóc trẻ bại não 2,7 1 – 7,4 0,05 Kỹ thuật cuộn 186 35,8- 97,2 0,001 Cuộn liên tục 0,52 0,21- 1,23 0,13 Tập VLTL 8,7 2,9- 26,5 0,001 Thuốc kết hợp 2,8 1,32- 6,42 0,005 BÀN LUẬN Trong dự kiến ban đầu là lấy tất cả 300 trẻ bại não để NC, sau NC chỉ khảo sát được 270 trẻ. Số liệu không đủ do: 9 trẻ bại não được BS chỉ định nhập viện phẫu thuật và điều trị tại trung tâm PHCN số 1A Lý Thường kiệt tp Hồ Chí Minh. 2 trẻ bại não tử vong do viêm phổi nặng. 4 trẻ bại não gia đình không hợp tác NC. 15 trẻ bại não được điều trị bán trú tại BV Nguyễn Tri Phương và tại trung tâm PHCN số 1A Lý Thường Kiệt thành phố Hồ Chí Minh do gia đình trẻ bại não lao động sinh sống và tạm trú tại thành phố HCM. Vì các lí do trên nên cộng tác viên chỉ khảo sát được 270 trẻ bại não được đưa vào NC. Trong lâm sàng thường ngày, phương pháp cuộn da CSTL và cứu ấm huyệt Mệnh môn và Đại chùy, được thành viên gia đình trẻ thực hiện để phục hồi vận động cho trẻ bại não, đạt hiệu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 71 quả với tỷ lệ nhóm tốt là 56,67% (các nghiên cứu trước đây kết quả tốt đạt khoảng 60%). Với tỷ lệ thành công như trên đã khẳng định đây là phương pháp có thể áp dụng rộng rãi trong cộng đồng, ở các hộ gia đình có trẻ bệnh bại não, để phục hồi vận động cho trẻ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị: Kỹ thuật cuộn da CSTL: Người có kỹ thuật cuộn đúng làm tăng hiệu quả phục hồi vận động tốt gấp 186 lần. Kiến thức chăm sóc trẻ bại não: Người có kiến thức chăm sóc trẻ bại não làm tăng hiệu quả phục hồi vận động tốt gấp 2,7 lần. Tập VLTL: Trẻ bại não có tập VLTL thì hiệu quả phục hồi vận động tốt gấp 8,7 lần. Thuốc kết hợp: Trẻ bại não có kết hợp thuốc thì hiệu quả phục hồi vận động tốt gấp 2,8 lần. KẾT LUẬN Phương pháp cuộn da CSTL và cứu bổ huyệt Mệnh môn và Đại chùy đạt hiệu quả với tỷ lệ nhóm tốt là 56,67%. Hiệu quả của kỹ thuật cuộn da CSTL và cứu bổ Mệnh môn- Đại chùy tương quan thuận với kiến thức chăm sóc trẻ bại não kết hợp với tập VLTL và thuốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Graves P. (1995), Therapy methods for cerebral palsy. Comment in: J Paediatric Child Health, 31 (6), pp. 567. 2. Hurr JJ. (1995), Review of research on therapeutic interventions for children with cerebral palsy. Review. Acta Neurologica Scandinavica, 91 (6), pp. 423-32. 3. Nguyễn Đình Báu (1999), Hiệu quả của thủ thuật cuộn da cột sống để điều trị chứng yếu cổ lưng ở trẻ em bại não. Luận văn tốt nghiệp CKI, Y học cổ truyền, Đại học Y Dược Tp. HCM. 4. Nguyễn Thị Lina, Phan Quan Chí Hiếu (2001), Phục hồi một số di chứng vận động trẻ bại não bằng 2 phương pháp cuộn da cột sống và bấm huyệt Thận du -Mệnh môn, Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, tập 5, phụ bản số 4, tr.125-135. 5. Nguyễn Thị Thanh Thảo, Phan Quan Chí Hiếu (2008), Hiệu quả của sự gia tăng tần suất cuộn da cột sống và cứu mệnh môn-đại chùy đối với trẻ bại não, Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, tập 12– phụ bản số 4, ISSN 1859-1779, tr. 35-42 6. Nguyễn Xuân Nghiên (2008), Phục Hồi Chức Năng, Sách đào tạo bác sĩ đa khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 42-45, 182- 192. 7. Võ Thị Kim Loan (2006), Xác định hiệu lực của thủ thuật cứu bổ Mệnh môn – Đại chùy kết hợp cuộn da cột sống và PHCN trong phục hồi vận động và chứng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ bại não. Đề tài tốt nghiệp CKI. Y học cổ truyền, Đại học Y Dược Tp. HCM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_nhung_yeu_to_co_anh_huong_tren_hieu_qua_phuc_hoi_va.pdf
Tài liệu liên quan