Mối liên hệ giữa triệu chứng đau với loãng
xương
Loãng xương là một bệnh âm thầm thường
không có triệu chứng, người bị loãng xương
không biết mình bị bệnh cho đến khi có biến
chứng, thường gặp là đau do gãy xương. Trong
nghiên cứu của chúng tôi trong số bệnh nhân
trên 50 tuổi nhập viện có 61 (54%) bệnh nhân có
triệu chứng đau nhức xương khớp. Kết quả trên
cho thấy phần lớn bệnh nhân loãng xương đều
đã có biến chứng. Điều này phản ánh việc chẩn
đoán và điều trị loãng xương còn nhiều bất cập,
hiệu quả chưa cao. Mật độ xương ở bệnh nhân
có triệu chứng đau nhức thấp hơn ở bệnh nhân
không có triệu chứng đau tuy nhiên sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê với p =
0,626 > 0,05.
Mối liên hệ giữa loãng xương với nơi ở
Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân
ở thành phố chiếm đa số 77%, bệnh nhân ở
nông thôn chỉ chiếm có 23% do bệnh viện
chúng tôi nằm trên địa bàn thành phố. Mật độ
xương ở nhóm dân thành thị (T-score -3, 249 ±
0,128) thấp hơn so với nông thôn (-2,715 ± 0,216)
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p = 0,021 <
0,05. Và tỷ lệ loãng xương ở nhóm dân thành
thị cao hơn so với nông thôn. Dân cư thành phố
có lối sống ít vận động, ít tiếp xúc với ánh nắng
mặt trời hơn so với nông thôn cũng là một
trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ loãng
xương ở thành phố
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình trạng loãng xương ở bệnh nhân lớn tuổi điều trị tại khoa nội cơ xương khớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 256
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN LỚN TUỔI
ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP
Lê Thị Huệ*, Nguyễn Trung Kiên*, Đỗ Thị Kim Yến*
TÓM TẮT
Cơ sở nghiên cứu: Loãng xương là một rối loạn chuyển hoá của xương, ảnh hưởng đến chất lượng xương,
hậu quả làm giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Loãng xương rất phổ biến. Phát
hiện các yếu tố nguy cơ, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời giúp giảm tỷ lệ gãy xương và cải thiện chất lượng
sống cho bệnh nhân.
Mục tiêu: (1) Tìm tỷ lệ mắc loãng xương ở bệnh nhân lớn tuổi điều trị tại khoa Nội Cơ Xương Khớp.(2)
Mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ: tuổi, giới, BMI, tiền sử dùng corticoid kéo dài, bệnh kèm theo(viêm phế quản
mạn, COPD, bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh cơ xương khớp khác) với loãng xương. (3) Mối liên hệ giữa
triệu chứng đau và nơi ở với loãng xương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, các bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên điều trị tại
Khoa Nội Cơ Xương Khớp được đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng bằng phương pháp DEXA
Kết quả và kết luận: 113 bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên, tuổi trung bình 71,03±10,67, nam 40 bệnh nhân
(35,4%), nữ 73 bệnh nhân(64,6%). Tỷ lệ loãng xương 71,7%, mật độ xương trung bình -3,14 ± 1,19 SD. Mối
liên hệ giữa giới, nơi ở, sử dụng corticoid kéo dài, bệnh viêm phế quản, COPD, tăng huyết áp với loãng xương có
ý nghĩa thống kê. Mối liên hệ giữa tuổi, BMI, triệu chứng đau, bệnh đái tháo đường, bệnh cơ xương khớp khác
với loãng xương không có ý nghĩa thống kê.
Từ khoá: loãng xương, bệnh nhân lớn tuổi
ABTRACT
SURVEYING ON OSTEOPOROSIS IN ELDERLY PATIENTS
AT DEPARTMENT OF JOINT-MUSCULOSKELETAL
Le Thi Hue, Nguyen Trung Kien, Do Thi Kim Yen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 256-262
Background: Osteoporosis is a metabolic disorder of bone, affecting bone strength, resulting in fracture,
worsening patient's quality of life, increasing mortality rate. Osteoporosis is very common. Detecting risk factors,
early diagnosis, suitable treatment help to reduce fracture rate and improve quality of life of patients
Objects: 1. Percentage of osteoporosis in 50 year old and over in patients at Department of joint and
Musculoskeletal Disorders – Thong Nhat hospital. 2. Relationship between osteoporosis and risk factors. 3.
Relationship between osteoporosis with pain and resident place.
Methods: Cross- sectional study, 50 years and over in-patients included, BMD are calculated by DEXA at
lumber spine.
Result and conclusion: 113 in-patients were included, containing 40(35.4%) males and 73(64.6%) females
Mean age were 71.03±10.67 years old. The percentage of osteoporosis were 71.7%. Mean BMD was: -3.14 ± 1.19
SD. The relationship between osteoporosis and sex, resident place, long term use of corticoid, chronic bronchitis-
COPD, cardiovascular were statistically remarkcable, while the relationship between osteoporosis and other
factors were not.
Keywords: osteoporosis
* Khoa nội cơ xương khớp Bệnh viện Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Thị Kim Yến ĐT: 0988535860 Email: dinhthanhdat_66@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 257
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xương là một trong những bệnh rối
loạn chuyển hoá xương thường gặp, đặc trưng
bởi sự giảm khối lượng xương, tổn thương vi
cấu trúc xương và tăng nguy cơ gãy
xương(5,2,7,Error! Reference source not found.,3).
Mức độ nặng nề của biến chứng gãy xương
trong bệnh loãng xương được xếp tương đương
với tai biến nhồi máu cơ tim trong bệnh tim
thiếu máu cục bộ và tai biến mạch máu não
trong bệnh tăng huyết áp(Error! Reference source not found.,1,3).
Trên thế giới loãng xương là vấn đề y tế rất
thường gặp, ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ và 1/8
đàn ông trên 50 tuổi. Hiện nay, loãng xương
được coi là một bệnh dịch âm thầm, người bị
loãng xương không biết mình bị bệnh cho đến
khi có biến chứng gãy xương. Gãy xương do
loãng xương thường gặp nhất ở cổ tay, đốt sống,
cổ xương đùi. Gãy xương do loãng xương có thể
xảy ra ngay cả trong những hoạt động hàng
ngày, làm cho người bệnh đau đớn, mất khả
năng vận động, mất khả năng sinh hoạt tối
thiểu. Đặc biệt ở người lớn tuổi, gãy đốt sống và
gãy cổ xương đùi không chỉ gây tàn phế mà còn
tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh. Hậu quả
của gãy xương do loãng xương: đối với gãy cổ
xương đùi 10-20% người bệnh tử vong trong
vòng 1 năm, 20% người bệnh phải có người trợ
giúp suốt cuộc đời còn lại, 30% người bệnh bị
tàn phế phải phụ thuộc hoàn toàn vào người
khác, chỉ có khoảng 30% có thể hội nhập trở lại
với cuộc sống xã hội nhưng lúc nào cũng bị
nguy cơ tái gãy xương rình rập(3,4).
Năm 1990 toàn thế giới có khoảng 1,7 triệu
trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương,
thì 31% số này thuộc các nước Châu Á. Dự tính
năm 2050, toàn thế giới sẽ có tới 6,3 triệu trường
hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương và 51% số
này thuộc các nước Châu Á(3).
Năm 1999 tại Mỹ: 25 triệu người bị loãng
xương trong đó có 7,5 triệu người bị gãy xương .
Tỷ lệ mắc loãng xương trong lứa tuổi 50 đến 70
tuổi là 19,6% phụ nữ và 3,1% nam giới. Tỷ lệ
mắc loãng xương trên 70 tuổi là 58,8% phụ nữ và
19,6% nam giới(1).
Hàng năm, chi phí cho điều trị loãng xương
ở các nước phát triển không ngừng tăng lên.
Riêng ở Mỹ chỉ trong vòng 12 năm chi phí cho
điều trị loãng xương đã tăng lên gấp 3,5 lần (5,1
tỷ USD năm 1986 và 18 tỷ USD năm 1998)(4).
Bệnh loãng xương dễ chẩn đoán, điều trị
được. Nếu điều trị đúng có thể giảm 50% nguy
cơ gãy xương. Nhưng điều quan trọng là phải
chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để ngăn ngừa
gãy xương do loãng xương.
Mục tiêu
1. Tìm tỷ lệ mắc loãng xương ở bệnh nhân
lớn tuổi điều trị tại khoa Nội Cơ Xương Khớp.
2. Mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ: tuổi,
giới, BMI, tiền sử dùng corticoid kéo dài, bệnh
kèm theo (viêm phế quản mạn, COPD, bệnh tim
mạch, đái tháo đường, bệnh cơ xương khớp
khác) với loãng xương.
3. Mối liên hệ giữa triệu chứng đau và nơi ở
với loãng xương.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
Đối tượng
Tất cả các bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên được
điều trị nội trú tại khoa Nội Cơ Xương Khớp từ
tháng 8/1013 đến tháng 11/2013
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân nằm liệt giường
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên
cứu
Thu thập số liệu
- Thăm khám bệnh nhân, ghi nhận tuổi, giới,
địa chỉ, cân nặng, chiều cao, BMI, tiền sử đái
tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh cơ xương
khớp, viêm phế quản mạn, COPD
- Phân loại BMI theo WHO: Gầy: BMI < 18,5
Bình thường: BMI từ 18,5 đến 25
Béo phì: BMI > 25
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 258
- Dùng corticoid kéo dài: Trên 3 tháng
steroid với liều prednisolone ít nhất 5mg mỗi
ngày hoặc thuốc tương đương.
- Bệnh xương khớp bao gồm: Viêm khớp
dạng thấp, thoái hoá khớp, gout,
- Bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, suy tim,
bệnh tim thiếu máu cục bộ.
- Nơi ở được phân loại “nông thôn” hay
“thành thị” theo địa giới hành chính
- Bệnh nhân được đo mật độ xương vùng cột
sống thắt lưng bằng phương pháp DEXA. Đánh
giá tình trạng loãng xương qua chỉ số T-score
theo WHO
+ Bình thường: T-score >-1
+ Thiểu xương: T-score từ -1 đến -2,5
+ Loãng xương: T-score<-2,5
+ Loãng xương nặng: T-score <-2,5 kèm theo
gãy xương
* Ghi nhận: “loãng xương“ bao gồm loãng
xương và loãng xương nặng
“không loãng xương” bao gồm bình thường
và thiểu xương
Xử lý số liệu
Phần mềm SPSS16.0, dùng phép kiểm chi
bình phương, T-test với độ tin cậy 95% (p<0,05)
KẾT QUẢ
Đặc điểm bệnh nhân
Tổng số bệnh nhân nghiên cứu: 113 bệnh
nhân
Tuổi trung bình: 71,03±10,67 tuổi, nhỏ nhất
50 tuổi, lớn nhất 96 tuồi
Nhóm tuổi: 50-59 tuổi: 19(16,8%), từ 60-79
tuổi: 68(60,2%), ≥ 80 tuổi: 26(23%)
Giới: nam: 40(35,4%), nữ: 73(6,6%)
Cân nặng trung bình: 53,45 ± 9,63 (kg)
Chiều cao trung bình: 156,42 ±7,3 (cm)
BMI trung bình: 21,69 ± 3,14 9 (kg/m²)
T-score trung bình: -3,14 ± 1,19 SD
Mỗi bệnh nhân mắc trung bình: 2,27 ± 0,857
bệnh
Tỷ lệ mắc loãng xương của mẫu nghiên
cứu
Bảng 1: Tỷ lệ mắc loãng xương của mẫu nghiên cứu
Tình trạng loãng
xương
N Tỷ lệ% T-score trung
bình
Loãng xương 81 71,7 -3,7 ± 0,964
Không loãng xương 32 28,3 -1,675 ± 0,133
Tổng 113 100
Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy trong
ngiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân trên 50
tuổi bị loãng xương chiếm tỷ lệ rất cao 71,7%.
Mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ với
loãng xương
Mối liên hệ giữa nhóm tuổi với loãng xương
Bảng 2: Mối liên hệ giữa nhóm tuổi với loãng xương
Nhóm
tuổi
T-score Tình trạng loãng
xương
Tổng
X±SD Loãng
xương
Không
loãng
xương
50-59 -2,76 ± 0,25 13(68,4%) 6(31,6%) 19(100%)
60-79 -3,10 ± 0,15 47(69,1%) 21(30,9%) 68(100%)
≥80 -3,51± 0,34 21(80,8%) 5(19,2%) 26(100%)
p p(T-
test)=0,140
p(X²)= 0,502
Nhận xét: qua bảng trên ta thấy mật dộ
xương giảm dần theo tuổi. Nhóm tuổi ≥80 có tỷ lệ
loãng xương nhiều nhất nhưng sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với p=0,502 > 0,05.
Mối liên hệ giữa giới tính với loãng xương
Bảng 3: Mối liên hệ giữa giới tính với loãng xương
Giới T-score Tình trạng loãng xương Tổng
X±SD Loãng
xương
Không
loãng
xương
Nam -2,32 ± 0,17 20(50%) 20(50%) 40(100%)
Nữ -3,57 ± 0,13 61(83,6%) 12(16,4%) 73(100%)
p p(T-test)=0,00 P(X²)= 0,000
Nhận xét: trong nhiên cứu của của chúng tôi
mật độ xương của nữ thấp hơn nam và tỷ lệ nữ
bị loãng xương cao gấp 3 lần nam và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 259
Mối liên hệ giữa BMI với loãng xương
Bảng 4: Mối liên hệ giữa BMI với loãng xương
BMI T-score Tình trạng loãng
xương
Tổng
X±SD Loãng
xương
Không
loãng
xương
Gầy -3,20 ± 0,37 15(68,2%) 7(31,8%) 22(100%)
Bình
thường
-3.15 ± 0.15 54(74%) 19(26%) 73(100%)
Béo phì -2,93± 0,23 12(66,7%) 6(33,3%) 18(100%)
p p(T-
test)=0,766
P(X²)= 0,762
Nhận xét:
Qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mật
độ xương ở người gầy thấp hơn ở người bình
thường và béo phì nhưng sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê p = 0,776.
Tỷ lệ loãng xương ở người béo thấp hơn
người bình thường và người gầy. Nhưng sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p=
0,762 > 0,05.
Mối liên hệ giữa tiền sử dùng corticoid kéo dài
với loãng xương
Bảng 5: Mối liên hệ giữa tiền sử dùng corticoid kéo
dài với loãng xương
Dùng
corti-
coid
T-score Tình trạng loãng
xương
Tổng
X±SD Loãng
xương
Không
loãng
xương
có -3,823 ±
1,012
23 (88,5%) 3 (11,5%) 26 (100%)
không -2,918 ±
1,23
58 (66,6%) 29 (33,4%) 87 (100%)
p P(Ttest)=
0,001
P(X²)=0,03
Nhận xét:
- Bệnh nhân dùng corticoid kéo dài có tỷ lệ bị
loãng xương cao hơn so với không dùng
corticoid. Và sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p = 0,03 < 0,05
- Mật độ xương ở bệnh nhân dùng corticoid
thấp hơn so với bệnh nhân không dùng corticoid
có ý nghĩa thống kê với p = 0,001 < 0,05
Mối liên hệ giữa các bệnh kèm theo với
loãng xương
Mối liên hệ giữa các bệnh cơ xương khớp khác
với loãng xương
Bảng 6: Mối liên hệ giữa các bệnh cơ xương khớp
khác với loãng xương
Bệnh
cơ
xương
khớp
khác
T-score Tình trạng loãng
xương
Tổng
X±SD Loãng
xương
Không
loãng
xương
có -3,167 ± 1,14 41(67,2%) 20(32,8%) 61(100%)
không -3,092 ± 1,326 40(67,9%) 12(32,1%) 52(100%)
p P (T-
test)=0,748
P(X²)=0,254
Nhận xét: mật độ xương, và tỷ lệ loãng
xương của bệnh nhân mắc các bệnh cơ xương
khớp khác và không mắc bệnh khác biệt không
có ý nghĩa thống kê với p = 0,748 và p = 0,254 >
0,05.
Mối liên hệ giữa viêm phế quản mạn-COPD
với loãng xương
Bảng 7: Mối liên hệ giữa viêm phế quản mạn-COPD
với loãng xương
Bệnh
viêm
phế
quản
mạn,
COPD
T-score Tình trạng loãng
xương
Tổng
X±SD Loãng
xương
Không
loãng
xương
có -3,391± 0,97 15 (83,3%) 3 (16,7%) 18 (100%)
không -3,0 ± 1,26 66 (69,5%) 29
(30,5%)
95 (100%)
p P(T-test)=0,045 P(X²)=0,023
Nhận xét: mật độ xương của bệnh nhân
viêm phế quản mạn và COPD thấp hơn so với
mật độ xương của những người không bị bệnh
có ý nghĩa thống kê với p = 0,045 < 0,05. Tỷ lệ
mắc loãng xương cao hơn những người bị bệnh
cao hơn những người không bệnh và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,023 < 0,05.
Mối liên hệ bệnh đái tháo đường với loãng
xương
Không thấy sự liên hệ giữa bệnh nhân mắc
bệnh đái tháo đường với tỷ lệ loãng xương với p
= 0,366 > 0,05. Mật độ xương của bệnh nhân mắc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 260
bệnh đái tháo dường và không bệnh khác biệt
không có ý nghĩa thống kê p = 0,628 > 0,05.
Bảng 8: Mối liên hệ bệnh đái tháo đường với loãng
xương
Bệnh đái
tháo
đường
T-score Tình trạng loãng
xương
Tổng
X±SD Loãng
xương
Không
loãng
xương
có -3,252± 1,28 12 (63,2%) 7 (36,8%) 19
(100%)
không -3,0 ± 0,99 69 (73,4%) 25 (26,6%) 94
(100%)
p P(T-test)=0,628 P(X²)=0,366
Mối liên hệ giữa bệnh tim mạch với loãng
xương
Bảng 9: Mối liên hệ giữa bệnh tim mạch với loãng
xương
Bệnh
tim
mạch
T-score Tình trạng loãng
xương
Tổng
X±SD Loãng
xương
Không
loãng
xương
có -3,352± 1,28 66(73,3%) 24(26,7%) 90(100%)
không -2,81 ± 0,99 15(65,2%) 8(34,8%) 23(100%)
p P(T-test)=0,042 P(X²)=0,048
Nhận xét:
- Tỷ lệ loãng xương tăng lên ở những bệnh
nhân có bệnh tim mạch và sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p = 0,048 < 0,05.
- Mật độ xương ở bệnh nhân có bệnh tim
mạch thấp hơn ở bệnh nhân không bệnh sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,042 > 0,05.
Mối liên hệ giữa triệu chứng đau và nơi ở
với loãng xương
Mối liên hệ giữa triệu chứng đau với loãng
xương
Bảng 10: Mối liên hệ giữa triệu chứng đau với loãng
xương
Triệu
chứng
đau
nhức
T-score Tình trạng loãng
xương
Tổng
X±SD Loãng
xương
Không
loãng
xương
có -3,118 ± 1,169 42(68,9%) 19(31,1%) 61(100%)
không -3,074 ± 1,30 39(75%) 13(25%) 52(100%)
p P(Ttest)=0,626 P(X²)=0,470
Nhận xét: Sự khác biệt về mật độ xương và
tỷ lệ loãng xương ở bệnh nhân có triệu chứng
đau và không có triệu chứng đau không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05
Mối liên hệ giữa nơi ở với loãng xương
Bảng 11: Mối liên hệ giữa nơi ở với loãng xương
Nơi ở T-score Tình trạng loãng
xương
Tổng
X±SD Loãng
xương
Không
loãng
xương
Thành
phố
-3,249 ± 0,128 67(77%) 20(23%)
87(100%)
Nông
thôn
-2,715 ± 0,261 14(53,8%) 12(46,2%)
26(100%)
p p(T-
test)=0,043
P(X²)=0,021
Nhận xét:
- Qua nghiên cứu của chúng tôi thấy mật độ
xương ở bệnh nhân sống ở thành phố thấp hơn
bệnh nhân sống ở nông thôn có ý nghĩa thống kê
với p = 0,043 < 0,05.
- Tỷ lệ loãng xương ở nhóm dân cư thành
phố cao hơn ở nông thôn và sự khác biệt này có
ý nghĩa thống kê với p = 0,021 < 0,05.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ loãng xương của nhóm nghiên cứu
T-score trung bình tại cột sống thắt lưng
trong nghiên cứu của chúng tôi là -3,14 ± 1,19
SD.Tỷ lệ người bị loãng xương từ 50 tuổi trở lên
khá cao 71,7% cao hơn hẳn các nghiên cứu khác
do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là người
lớn tuổi (71,03 ± 10,67 tuổi) và là những bệnh
nhân điều trị nội trú tại khoa mắc nhiều bệnh
khác kèm theo nên tỷ lệ loãng xương cao. Tỷ lệ
loãng xương tăng theo tuổi do quá trình lão hoá
của tạo cốt bào, làm xuất hiện tình trạng mất cân
bằng giữa huỷ xương và tạo xương, gây nên
thiểu sản xương. Ngoài ra ở người lớn tuổi còn
có sự giảm hấp thu calci ở ruột, và sự giảm hấp
thu calci ở ống thận, thiếu calci trong chế độ ăn,
giảm tổng hợp vitaminD tại da do giảm tiếp xúc
với ánh sáng mặt trời(5,Error! Reference source not found.). Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên
cứu của Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự có 30%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 261
phụ nữ, và 10% nam giới trên 50 tuổi bị loãng
xương(2) do dối tượng nghiên cứu của tác giả là
những người khoẻ mạnh trong cộng đồng.
Mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ với
loãng xương
Mối liên hệ giữa tuổi với loãng xương
Tỷ lệ loãng xương tăng dần theo tuổi. T-
score giảm dần theo tuổi ở nhóm tuổi 50-59 T-
score trung bình là -2,76 trong khi đó T-score ở
nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi là -3,51. Khi chia
đối tượng nghiên cứu theo các nhóm tuổi từ 50
đến 59, từ 60 đến 79 và từ 80 tuổi trở lên chỉ số T-
score giảm dần đồng nghĩa với tỷ lệ loãng xương
tăng lên. Tình trạng loãng xương tăng dần theo
tuổi vì người cao tuổi ít vận động hơn, giảm sự
tái hấp thu canxi ở ruột và giảm sự tái hấp thu
canxi ở thận. Tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với p = 0,502 > 0,05.
Vì ở những người lớn tuổi tình trạng thoái hoá
cột sống và xẹp lún đốt sống là rất phổ biến,
thường gây hiện tượng tăng T-score tại đốt sống
bị xẹp lún. Do đó ảnh hưởng đến kết quả đo
này. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Nguyễn Thị Ngọc Lan và cộng sự(5).
Mối liên hệ giữa giới với loãng xương
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ loãng
xương ở nữ cao gấp 3 lần nam giới và chỉ số T-
score ở nữ là -3,57 ± 0,13 thấp hơn so với nam -
2,32 ± 0,17 có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Vì ở
phụ nữ ngoài loãng xương nguyên phát còn xảy
ra loãng xương sau mãn kinh do sự thiếu hụt
estrogen gây mất cân bằng quá trình huỷ xương
và tạo xương, sự giảm tiết hormon cận giáp
trạng, tăng thải canxi qua nước tiểu. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với hầu hết
các nghiên cứu trước đó(5,2,6,Error! Reference source not found.).
Mối liên hệ giữa BMI với loãng xương
Qua nghiên cứu của chúng tôi thấy BMI
càng thấp thì chỉ số T-score càng thấp, mức độ
loãng xương càng nặng nhưng sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê có thể do mẫu nghiên
cứu của chúng tôi chưa đủ lớn.
Mối liên hệ dùng corticoid kéo dài với loãng
xương
Sử dụng corticoid kéo dài: trong nghiên của
chúng tôi 88,5% bệnh nhân dùng corticoid kéo
dài có loãng xương, tỷ lệ mắc loãng xương ở
nhóm sử dụng corticoid cao hơn hẳn so với
nhóm không sử dụng corticoid và sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p=0,03<0,05. Do tác
dụng của corticoid lên hệ xương, có thể ức chế
hình thành xương, giảm tăng sinh tế bào, giảm
lắng đọng tổ hợp protein của xương làm tăng
nguy cơ loãng xương(5).
Mối liên hệ giữa các bệnh kèm theo với
loãng xương
Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh
đồng thời. Trung bình một người mắc 2,27 bệnh.
Trong nghiên cứu của chúng tôi những bệnh
nhân bị mắc các bệnh tim mạch, viêm phế quản
mạn, COPD thì tỷ lệ bị loãng xương cao và sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều
này được giải thích do những người mắc bệnh
tim mạch thường ít vận động, chế độ ăn uống
kiêng khem không cung cấp đủ nhu cầu canxi
hàng ngày. Bệnh nhân bị bệnh viêm phế quản
mạn và COPD thường có dùng corticoid khéo
dài, giảm vận dộng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy
có sự liên hệ giữa đái tháo dường, các bệnh cơ
xương khớp khác với loãng xương có thề do
mẫu nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn.
Mối liên hệ giữa triệu chứng đau, nơi ở với
loãng xương
Mối liên hệ giữa triệu chứng đau với loãng
xương
Loãng xương là một bệnh âm thầm thường
không có triệu chứng, người bị loãng xương
không biết mình bị bệnh cho đến khi có biến
chứng, thường gặp là đau do gãy xương. Trong
nghiên cứu của chúng tôi trong số bệnh nhân
trên 50 tuổi nhập viện có 61 (54%) bệnh nhân có
triệu chứng đau nhức xương khớp. Kết quả trên
cho thấy phần lớn bệnh nhân loãng xương đều
đã có biến chứng. Điều này phản ánh việc chẩn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 262
đoán và điều trị loãng xương còn nhiều bất cập,
hiệu quả chưa cao. Mật độ xương ở bệnh nhân
có triệu chứng đau nhức thấp hơn ở bệnh nhân
không có triệu chứng đau tuy nhiên sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê với p =
0,626 > 0,05.
Mối liên hệ giữa loãng xương với nơi ở
Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân
ở thành phố chiếm đa số 77%, bệnh nhân ở
nông thôn chỉ chiếm có 23% do bệnh viện
chúng tôi nằm trên địa bàn thành phố. Mật độ
xương ở nhóm dân thành thị (T-score -3, 249 ±
0,128) thấp hơn so với nông thôn (-2,715 ± 0,216)
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p = 0,021 <
0,05. Và tỷ lệ loãng xương ở nhóm dân thành
thị cao hơn so với nông thôn. Dân cư thành phố
có lối sống ít vận động, ít tiếp xúc với ánh nắng
mặt trời hơn so với nông thôn cũng là một
trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ loãng
xương ở thành phố.
KẾT LUẬN
- Tỷ lệ bệnh nhân lớn tuổi điều trị nội trú tại
khoa nội Cơ Xương Khớp mắc bệnh loãng
xương là 71,7%.
- Mối liên hệ giữa giới, bệnh tim mạch, viêm
phế quản – COPD, và dùng corticoid kéo dài với
loãng xương có ý nghĩa thống kê.
- Mối liên hệ giữa tuổi, BMI, bệnh cơ xương
khớp, bệnh đái tháo đường với loãng xương
không có ý nghĩa thống kê.
- Mối liên hệ giữa nơi ở với loãng xương có ý
nghĩa thống kê, còn mối liên hệ giữa triệu chứng
đau với loãng xương không có ý nghĩa thống kê.
KHUYẾN NGHỊ
Bệnh nhân lớn tuổi đến khám và điều trị nội
trú tại bệnh viện nên được khám và đo mật độ
xương dễ phát hiện sớm, và điều trị kịp thời
ngăn ngừa biến chứng nặng của loãng xương.
Đặc biệt là những bệnh nhân nữ lớn tuổi, dùng
corticoid kéo dài, mắc nhiều bệnh kèm theo như
bệnh tim mạch, viêm phế quản mạn, COPD
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Center JR, Nguyen TV, Schneider D, Sambrook PN, Eisman
JA, (1999) Motality after all major types of opteoporosis
fracture is men and women: an doservational study. Lancet;
353; 878-82
2. Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự (2011) Chẩn đoán loãng
xương: ảnh hưởng giá trị tham chiếu- thời sự y học 01 và
02/2011 số 57.
3. Lau EM (2002) osteoporosis – A world wide problem at the in
plications is Asia. Ann A cad Med singapore 31(1) 67-68
4. Linray R (1995) The Burden of Osteoporosis Cost, Am J Med
1995, 98, 95-115.
5. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2010) Bệnh học cơ xương khớp nội
khoa - NXB giáo dục Việt Nam tr276.
6. Tào Minh Thuý và cộng sự (2013) Khảo sát các yếu tố nguy cơ
loãng xương ở phụ nữ Miền Bắc Việt Nam từ 50 tuổi trở lên.
Nội Khoa, 249-256.
7. Trần Đức Thọ (2005) Bệnh loãng xương ở người cao tuổi. NXB Y
học, tr34-45.
Ngày nhận bài báo: 11-04-2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20-04-2014
Ngày bài báo được đăng: 20-05-2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_tinh_trang_loang_xuong_o_benh_nhan_lon_tuoi_dieu_tr.pdf