LỜINÓIĐẦU
Mỗi một quốc gia không thể tự mình phát triển mà không cần đến những mối liên hệ với bên ngoài. Vì vậy hội nhập khu vực và thế giới là một tất yếu với Việt Nam và bất kỳ quốc gia nào. Một quốc gia sẽ giảm được nhiều rủi ro khi hội nhập nếu quốc gia đó nhận thức đúng đắn về khả năng và vị thế của mình trong tương quan so sánh với các quốc gia khác.
Là một quốc gia đang phát triển với một nến kinh tếđang trong giai đoạn chuyển đổi từ kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường có sựđiều tiết của Nhà nước, Việt Nam có rất nhiều lợi thế khi đang có những điều kiện thuận lợi mà nhiều quốc gia đang phát triển khác không có, hơn nữa, nhận thức rõđược xu thế phát triển của thời đại. Có thể nói khu vực ASEAN là một khu vực rất năng động- theo nhưđánh giá của nhiều nhà nghiên cứu- với một tốc độ phát triển đáng kinh ngạc khoảng từ 5-6% mỗi năm. Nguồn đầu tư từ bên ngoài vào cũng rất lớn, trong thời gian qua, các nước này đã thu hút được 60% tổng luồng vốn ngắn hạn vào các nước đang phát triển. Việt Nam có lợi ích rất lớn khi cùng nằm trong khu vực này.
Việc tham gia các khối liên minh khu vực và thế giới là xu hướng chung của thời đại. Trong những mối liên kết đó, mỗi quốc gia đều có những cơ hội đạt được những lợi ích to lớn và họ chỉ tham gia khi họ thấy được những cơ hội đó. Tuy vậy, bất kỳ một sự lựa chọn nào cũng có hai mặt của nó. Đi đôi với cơ hội luôn là những thách thức đặt ra và phải đương đầu với nó. Một cơ thể vững mạnh sẽ chống chịu được những tác động mạnh mẽ, và ngược lại, nếu yếu sẽ thất bại nặng nề. Việc Việt Nam tham gia ASEAN là bước đầu tiên trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Sự hội nhập từng bước vào nền kinh tế khu vực sẽ tạo cho Việt Nam sự thích ứng dần trong tiến trình làm quen với những thay đổi. Khu mậu dịch tự do ASEAN-AFTA là một bước hội nhập mới đối với Việt Nam. Với Việt Nam, một nền kinh tế còn đang phát triển và còn nhiều yếu kém thì thách thức đặt ra là nhiều và to lớn. Tận dụng cơ hội làđiều tất nhiên phải làm vìđó chính là mục đích ta hướng tới, nhưng làm sao để hạn chế những rủi ro, đánh đổi ở mức tối thiểu làđiều cần thiết phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng.
Khoá luận "Những thách thức của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA" sẽ cố gắng giải quyết phần nào vấn đề này.
Khoá luận của được chia làm 3 chương:
Chương 1:Hiệp định AFTA và những cam kết của Việt Nam.
Chương 2: Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA.
Chương3: Giải pháp đối mặt với thách thức và triển vọng hợp tác của Việt Nam trong thời gian tới.
Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương 1 Hiệp định AFTA và những cam kết của Việt Nam 3
1.1 Khu mậu dịch tự do ASEAN – AFTA 3
1.1.1 Sự ra đời của AFTA 3
1.1.2 Mục tiêu của AFTA 6
1.1.3 Nội dung chính 10
1.1.4 Cơ chế hoạt động và tiến trình thực hiện AFTA 12
1.1.4.1 Hiệp định thuế quan có hiệu lực chung-CEPT 12
1.1.4.2 Loại bỏ các hạn chế định lượng và hàng rào phi thuế quan 16
1.1.4.3 Vấn đề hải quan 18
1.1.4.4 Các thể chế phối hợp trong tiến trình thực hiện AFTA 19
1.2 Tình hình triển khai AFTA trong thời gian qua 22
1.2.1 Tình hình triển khai AFTA tại các nước ASEAN-6 22
1.2.2 Tình hình triển khai AFTA tại các nước ASEAN-4 23
1.3 Những cam kết của Việt Nam 23
1.3.1 Danh mục loại trừ hoàn toàn 23
1.3.2 Danh mục loại trừ tạm thời 24
1.3.3 Danh mục cắt giảm thuế ngay 25
1.3.4 Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến 26
Chương 2 Những thách thức của Việt Nam trong tiễn trình hội nhập AFTA 27
2.1 Cơ hội cho Việt Nam 27
2.1.1 Cơ hội mở rộng thị trường 27
2.1.2 Thu hút nhiều đầu tư hơn 28
2.1.3 Nguồn đầu vào rẻ hơn 28
2.1.4 Tăng hiệu quả kinh tế 29
2.2 Thách thức 30
2.2.1 Thông tin và xử lý thông tin 30
2.2.2 Nguồn nhân lực và năng lực quản lý 31
2.2.3 Khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ 32
2.2.4 Trình độ phát triển và môi trường phàp lý 33
2.3 Tình hình thực hiện các cam kết hội nhập AFTA của Việt Nam 35
2.3.1 Lĩnh vực thuế quan 35
2.3.2 Nghĩa vụ loại bỏ hàng rào phi thuế quan 36
2.3.3 Hợp tác hải quan 37
2.4 đánh giá chung về tác động hội nhập AFTA 37
2.4.1 Tình hình ngoại thương trong khối ASEAN như sau 40
2.4.2 Một số ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi cắt giảm thuế 42
Chương 3 Giải pháp đối mặt với thách thức và triển vọng AFTA trong thời gian tới 46
3.1 Giải pháp 46
3.1.1 Thực hiện chiến lược cắt giảm htuế hợp lý và chặt chẽ 46
3.1.2 Đẩy mạnh hoạt động ngoại thương 47
3.1.3 Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ 49
3.1.4 Tích cực chuyển đổi cơ cấu phù hợp với CEPT 50
3.1.5 Cải thiện môi trường đầu tư 51
3.2 Triển vọng 52
3.2.1 Triển vọng của Việt Nam trong hợp tác ASEAN 52
3.2.2 Triển vọng của hợp tác ASEAN với một số quốc gia khác 54
3.2.2.1 Triển vọng hợp tác Đông Nam á và ba nước Bắc á 54
3.2.2.2 Hợp tác ASEAN –Nga 55
3.2.2.3 Hợp tác ASEAN-Mỹ và EU 57
Kết luận 59
Tài liệu tham khảo 60
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những thách thức của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AN được hưởng thuế suất ưu đãi CEPT mới chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tông kim ngạch xuất khẩu (dưới 1%) tuy có tăng về số lượng theo hàng năm. Mặt khác, một số doanh nghiệp Việt Nam còn chưa chúýđến vấn đềđăng ký thương hiệu hoặc thậm chí cũng không có thương hiệu riêng cho doanh nghiệp mình. Vấn đề này đã gây ra nhiều tổn thất cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và thiệt thòi cho bản thân các doanh nghiệp nói riêng, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam đang tham gia hội nhập khu vực và thế giới. Ta đã có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này trong thời gian qua.
2.2.4 Trình độ phát triển và môi trường pháp lý
Đặc thù dễ nhận thấy của Việt Nam chính làở cơ chế quản lý kinh tế, ở khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam với các nước trong ASEAN đã có nền kinh tế thị trường phát triển, ở năng lực của khối doanh nghiệp bao gồm cả nhà nước và tư nhân trong quá trình cạnh tranh của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế toàn cầu theo hướng tự do hoá; đến các yếu tốkhác của nền kinh tếđang chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng XHCN và các kết cấu hạ tầng cứng (giao thông vận tải, năng lượng…), phần mền (hệ thống pháp luật, chính sách…). Qua mấy năm đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế của Việt Nam vẫn chưa hết dưâm của thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, trong khi ASEAN vốn được đánh giá là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh và năng động nhất. Trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn còn rất thấp, khoảng cách so với các nước ASEAN khác còn rất lớn. Tới nay thu nhập quốc nội theo đầu người của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 1/3 so với Indonexia là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với các nước ASEAN, và bằng 1/70 so với Singapo.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, hệ thống quản lý hành chính chưa hoàn toàn phù hợp cho việc tạo ra môi trường thuận lợi để nền kinh tế có thể hội nhập và trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Cần xem xét và có chương trình hành động cụ thể về việc xây dựng vàđiều chỉnh môi trường pháp lý tạo điều kiện thực hiện CEPT thuận lợi, tham gia AFTA ( sau này là OPEC và WTO) và hội nhập kinh tế khu vực. Trước hết tập trung vào các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến việc xoá bỏ hàng rào phi quan thuế như Luật thương mại, Luật hải quan…..
Để có thể tham gia hiệu quả vào các chương trình hợp tác của ASEAN trước hết là AFTA, một mặt cần tìm các biện pháp khuyến khích để hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước thâm nhập vào thị trờng các nước ASEAN khác. Mặt khác, Chính phủ cũng phải có biện pháp khuyến khích và quản lý một cách hợp lý sự tham nhập vào thị trường trong nước. Việc này đòi hỏi tất cả các ngành phải rà xoát và xây dựng chính sách phát triển của ngành mình để xác định khu vực, mức độ, điều kiện và thời điểm tham gia các chương trình hợp tác của ASEAN theo một sự chỉđạo, điều phối thống nhất của chính phủ. Cần có cách tiếp cận toàn diện để có hướng điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô. Đây là một vấn đề to lớn và sâu rộng, liên quan tới nhiều mối quan hệ kinh tế, xã hội và trên những phương diện, mức độ nhất định liên quan tới cả quan điểm kinh tế và các quan hệ chính trị xã hội.
Tuy nhiên, có thể trên đây chỉ là những thách thức xuất phát từ những đặc điểm của nến kinh tế của Việt Nam. Một thách thức đang đe doạ nghiêm trọng không chỉ nền kinh tế Việt Nam mà còn đe doạ cả các nên kinh tế các nước ASEAN, đó chính là việc Trung quốc đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới -WTO. Là một nước có dân số lớn nhất thế giới, hơn nữa tiền năng phát triển kinh tế của Trung Quốc được đánh giá là mạnh nhất thế giới. Việc gia nhập WTO của Trung Quốc càng trở thành khó khăn cho các nên kinh tế ASEAN, nhất là Việt Nam, vì nước này sẽ có nhiều lợi thế hơn và xâm nhập thị trường thế giới dễ dàng hơn các nước ASEAN. Các nước ASEAN tuy đã có những thoả thuận song phương với một số nước Châu Âu nhưng những thoả thuận này chỉ mang tính quốc gia không có tác động rộng rãi. Trung quốc đãđề ra chiến lược mở rông thị trường từ lâu và hộđẫ thành công trong việc bành trướng ra các thị trường rộng lớn và giầu tiềm năng như các nước phương Tây. Việt Nam hiện nay đang mới chỉ tiền hành đàm phán song phương vàđa phương ở cấp quốc gia với một số các nước Châu Âu, việc Việt Nam bắt đầu hội nhập vào ASEAN cũng đang được tiến hành và chỉđược hoàn thành sớm nhất là vào năm 2005 (theo kế hoạch mới Việt Nam sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến trình hội nhập AFTA sớm hơn một năm). Sự chậm chễ này sẽ gây thiệt hại cho kinh tế Việt Nam, khó khăn không chỉ về vấn đề thị trường tiêu thụ hàng hoá mà còn cả một số thị trường đầu vào khác. Đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ bị giảm mạnh do thị trường Trung Quốc đã trở nên hấp dẫn hơn, nguồn nhân công của họ rất rẻ vầ cũng hết sức dồi dào. Những nỗ lực củng Chính phủ Trung Quốc trong việc đổi mới cung cách quản lý cũng như mạnh tay trong việc thanh sạch bộ máy điều hành đã làm yên tâm các nhàđầu tư nước ngoài. Mức độ tăng trưởng của Trung Quốc trong những năm gần đây cũng luôn đạt ở mức cao vàđều đặn. Là một nước ở ngay sát Trung Quốc Việt Nam sẽ là nước chịu ảnh hưởng lớn từ những bất lợi thế này, vì vậy chũng ta cần phải nỗ lực hơn gấp bội nếu không muốn là kểđến sau.
2.3 Tình hình thực hiện các cam kết hội nhập AFTA của Việt Nam
2.3.1. Lĩnh vực thuế quan
Năm 2001, Chính phủđã thông qua lịch trình sửa đổi về cắt giảm thuế tổng thể cho tất cả những mặt hàng thuộc danh mục cắt giảm ngay để thực hiện AFTA trong giai đoạn 2001-2006. Theo lịch trình này, chúng ta cần thực hiện giảm quan thuế liên tục cho 6130 dòng thuế nhập khẩu trong tổng số khoảng 6400 dòng thuế hiện hành (còn lại một sốít thuộc danh mục loại trừ hoàn toàn và danh mục nhạy cảm).
Tính đến năm 2002, Việt nam đãđưa 5505 mặt hàng vào danh mục cắt giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định vềưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để hình thành AFTA. Còn lại trên 600 mặt hàng khác sẽ tiếp tục được đưa vào danh mục cắt giảm trong năm 2003 này.
Trong số 5505 mặt hàng đãđược đưa vào thực hiện CEPT, có 3325 dòng thuế có thuế suất không quá 5%, số này sẽ không cần cắt giảm nữa. nhưng có 1650 dòng thuế có thuế suất từ trên 5-20% sẽ phải rà soát cắt giảm để vào năm 2003 phần lớn ở mức thuế suất 0-5% vàđến năm 2006 còn phần lớn chỉở mức 0%. Đôngd thời, số 521 dòng thuế còn lại vẫn đang ở mức thuế suất trên 25% cần phải được giảm ngay xuống 20% và còn được xem xét liên tục hàng năm để cắt giảm sao cho đến 2006 không quá 5%.
2.3.2. Nghĩa vụ loại bỏ hàng rào phi thuế quan.
Cho đến nay, chúng ta mới chỉ còn 4 mặt hàng có hạn chếđịnh lượng nhập khẩu là xăng dầu, đường tinh luyện, ôtô và xe máy cùng linh kiện phụ tùng, trong đó, ôtô và xe máy là các mặt hàng theo cam kết phải đưa vào danh mục cắt giảm ngay trong năm 2003, nghĩa là cũng phải bỏ ngay các hạn ngạch định lượng đi kèm với nó. Nhưng vừa qua, chính phủ có quy định lại, nên sẽđàm phán lại với các nước ASEAN. Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã chỉđạo việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập ASEAN bằng việc đẩy sớm hơn kế hoạch hoàn thành việc giảm thuế sớm hơn một năm, tức là Việt Nam sẽ có thể chính thức tham gia AFTA vào năm 2005.
2.3.3. Hợp tác hải quan.
Các cam kết trong lĩnh vực hải quan bao gồm:
1. Xây dựng thống nhất một danh mục thuế quan chung trong ASEAN. Các nước đã thống nhất thực hiện thưo danh mục AHTN từ năm 2003, với Việt nam là từ 1/7/2003
2. Xây dựng hệ thống luồng xanh hải quan và thống nhất thủ tục hải quan để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hoá
3. Thống nhất hệ thống tính giá hải quan theo hiệp định trị giá hải quan của GATT/WTO, nghĩa là giá tính thuế nhập khẩu căn cứ vào giá trị ghi trên hợp đồng kinh tế thay thế biện pháp tính giá tối thiểu hay trung bình như hiện nay.
Các cam kết này hiện chúng ta đang triển khai.
2.4 Đánh giá chung về những tác động của hội nhập AFTA
Giai doạn 1996-2001,đây là giai đoạn Việt Nam triển khai thực hiện CEPT/AFTA. Giai đoạn này, chúng ta mới bắt đầu đưa vào cắt giảm những mặt hàng mà chúng ta có lợi hoặc có lọi thế xuất khẩu hoặc có nhu cầu nhạp khẩu mà trong nước chua sản xuất được. Những mặt hàng này bản thân đã có mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi phổ thông thấp, chủ yếu dưới 205 và nằm tỏng dải 0-5% là chính. Do đó, việc thực hiện cắt giảm thuế suất theo CEPT/AFTA hầu như chưa gây ra nhiều biến động về xuất nhập khẩu hiện hành, từđó, chưa có tác động lớn đến các hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Về tác động đến sản xuất trong nước: xét về tương quan giữa lợi thế so sánh của các sản phẩm của các nước ASEAN với nước ta, thì trong thời gian này những sản phẩm mà họ có lợi thế hơn ta, hầu hết là những sản phẩm thuộc danh mục các mặt hàng ta đang còn sử dụng các biện pháp phi thuế quan (cả về lượng và các biện pháp kỹ thuật khác) để chống chế. Chẳng hạn: phân ure của Idônêxia, xe máy của Thailan, ô tô của malaixia, đồđiện tử của Singapo…. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã vươn lên khá mạnh mẽ cạnh tranh được với các doanh nghiệp ASEAN khác, không chỉở trong nước, mà ngay cả trên thị trường thứ ba, từđó không chỉ hạn chếảnh hưởng của các sản phẩm của ASEAN đến thị trường trong nước, mà một số mạt hàng còn đẩy lùi được cả tác động của các sản phẩm của Trung Quốc (bia, quần áo, xe đạp, phích nước, quạt điện……).
Việt Nam thực hiện CEPT, tham gia AFTA là chặng đâu tiên trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tiến trình này bắt đầu từ những năm 1990 bằng việc ký hiệp định khung về kinh tế với EU và gia nhập ASEAN năm 1995, tham gia APEC năm 1998, ký Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ năm 2000 vàđang tích cực chuẩn bị hành trang đứng trong tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong thời gian tới.
Xét trên khía cạnh lý thuyết, việc Việt Nam gia nhập ASEAN giúp cho nến kinh tế Việt Nam tăng cường hội nhập vào nên kinh tế thế giới, phù hợp với xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá ngày càng tăng hiện nay. Cạnh tranh quôca tếđẩy mạnh hơn nữa việc phân bổ các nguồn lực kinh tế. Khi Việt Nam phải tham gia vào quá trình sản xuất cạnh tranh với các nước ASEAN trong khu vực, các nguồn lực sẽđược chuyển sang các hoạt động tạo ra thu nhập và của cải lớn cho nhân dân.
Xét trên khía cạnh thực tế, việc Việt Nam tham gia Chương trình CEPT và các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN khác nhu quyền sở hữu trí tuệ, hợp tác công nghiệp vàđầu tư sẽ tạo tín hiệu tích cực cho các nhàđầu tư nước ngoài vềđịnh hướng chính sách kinh tế của Việt Nam. Đồng thời khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục tự do hoá thương mại vàđầu tư. Việc tham gia vào AFTA giúp Việt Nam bước đầu chấp nhận các nguyên tắc và thông lệ quốc tế khi điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế, chuẩn bị cho việc ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu được "tập dượt" kinh doanh trong môi trường tự do mới với các nước trong khu vực. Môi trường này có khoản cách về trình độ phát triển nhỏ hơn so với khoảng cách trong môi trường kinh tế toàn cầu.
Tính đến năm 2000, năm năm Việt Nam trong ASEAN cũng đồng thời là 5 năm trong lộ trình thực hiện hiệp định CEPT để tham gia AFTA vào 2006. Trong những năm này, quan hệ thương mại vàđầu tư ASEAN và Việt Nam tăng rõ rệt thể hiện xu hướng hiệu quả trong liên kết khu vực. Mặc dù bị suy giảm FDI do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ- kinh tế Châu Á, cho đến nay ở Việt Nam có trên 2540 dựán đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng kíđạt 35,3 tỉ USD, vốn thực hiện đạt gần 18 tỉ USD. Đến năm 2002 thì tổng vốn đầu tưđã lên trên 39 tỉ USD, vốn thực hiện đạt gần 30 tỉ USD. Đặc biệt, trong đó luồng FDI vào Việt Nam tăng nhanh, với tỉ trọng vốn từ 3,7% trong những năm 1998-1990, con số này tăng lên 17,3% trong khoảng thời gian từ 1991-1995 vàđạt mức 28,8% trong năm 1996-2000. Bảy nước thành viên ASEAN chiếm tỉ trọng gần 22,7% tổng vốn FDI đăng kí và gần 20% vốn FDI đã thực hiện tại Việt Nam.
Bảng 3: Tình hình FDI của các nước thành viên ASEAN vào Việt Nam (còn hiệu lực đến cuối năm 2000- đơn vị tính USD):
Nước đầu tư
Số dựán
Tổng vốn đầu tư
Vốn pháp định
Vốn thực hiện
Xingapo
235
6.744.684.282
2.079.826.508
1.837.615.432
Thái Lan
92
1.081.002.247
434.870.858
479.606.511
Malaysia
79
1.009.827.131
471.534.569
841.217.824
Philippin
18
206.969.612
112.764.097
128.579.928
Inđônêsia
8
113.002.000
53.129.000
107.140.200
Lào
3
10.853.528
5.253.527
3.208.527
Campuchia
2
3.500.000
3.500.000
2.618.488
Tổng
437
9.223.838.800
3.160.878.559
3.399.986.910
Nguồn: Vụ quản lý dựán đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch vàđầu tư
2.4.1 Tình hình ngoại thương của Việt Nam với các nước trong khối ASEAN như sau.
Tình hình xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN trong năm 1998 và 1999, hai nhóm mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn là nhóm nông sản và nguyên liệu thô chiếm 50-60% tổng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN, tỉ trọng của nhóm nông sản tăng lên chủ yếu là do kim ngạch xuất khẩu gạo sang Inđonexia, Philippin và Singapo tăng mạnh. Tỉ trọng của nhóm nguyên liệu thô sang Singapo giảm mạnh (kim ngạch mặt hàng dầu thô xuất sang Xingapo năm 1996 là 909,8 triệu USD; năm 1997 là 707,3 triệu USD; năm 1998 chỉ còn 310 triệu USD và năm 1999 chỉ số này đạt 279 triệu USD).
Đối với nhóm nông sản, một số mặt hàng như hạt tiêu, quế, cao su, rau tươi, thuỷ sản mới đủđiều kiện hưởng ưu đãi đặc biệt theo CEPT. Mặt hàng và một số loại quảđược xếp trong danh mục TEL nên chưa được hưởng ưu đãi, cà phê sơ chế tuy đãđược xếp trong danh mục IL từ năm 1998 nhưng do các nước ASEAN khác (trừ Inđônêsia) xếp mặt hàng này vào danh mục TEL nên chưa được hưởng ưu đãi theo CEPT. Mặt hàng chè tuy đãđược đưa vào danh mục IL từ năm 1998 nhưng mức thuế nhập khẩu hiện nay vẫn là 40% nên cũng chưa được hưởng ưu đãi khi xuất sang ASEAN.
Sang năm 1999 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN là 11.541 triệu USD và năm 2000 đạt 14.308 triệu USD. Quan hệ về trao đổi thương mại trong ASEAN, Việt Nam cũng xuất khẩu sang ASEAN 5.516,3 triệu USD, sang năm 2000 chỉ còn 2.613 triệu USD.
Tình hình nhập khẩu, trong năm 1999 tổng giá trị nhập khẩu từ các nước ASEAN của Việt Nam đạt kim ngạch 3,29 tỉ USD, chiếm 28% tổng kim ngạch nhập khẩu từ các nước khác. Về cơ cấu hàng nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu từ ASEAN chủ yếu là nguyên vật liệu dùng cho sản xuất như xăng dầu, phân bón, hoá chất, sắt thép, xi măng, nhựa, các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị… trong đó xăng dầu là mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn nhất chiếm trên 25% tổng kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN. Máy móc thiết bị chiếm khoảng 10%, phân bón chiếm 5-7%, linh kiện xe máy CKD, IKD chiếm khoảng 7%. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN trong giai đoạn này không có biến động lớn, tương đối ổn định.
Về thị trường nhập khẩu, Xingapo là nước xuất khẩu nhiều nhất. Năm 1999, Việt Nam nhập khẩu từ Xingapo với kim ngạch 1,8 tỉ USD, chiếm 57,2% trong số các nước ASEAN. Tiếp đến là Thái Lan (556,3 triệu USD), Malaisia (309 triệu USD), và Inđônêsia ( 285,2 triệu USD).
Về nhập khẩu của Việt Nam nói chung : năm 1999 là 11,724 triệu USD, năm 2000 là 15.635 triệu USD. Trong đó, trao đổi thương mại với ASEAN trong năm 1999 là 3.290,9 triệu USD, năm 2000 là 4.519,4 triệu USD.
Bảng 4: Tình hình quan hệ thương mại Việt Nam- ASEAN
Năm
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Tỷ trọng NK trong tổng nhập khẩu
Tỷ trọng XK trong tổng xuất khẩu
1995
2.378
1.112
29
20,4
1996
2.788
1.364
25
18,8
1997
3.166
1.911
27,3
20,8
1998
3.749
2.372
32,6
25,3
1999
3.288
2.463
28,3
21,3
2000
4.519
2.612
28,8
18
2001
4.222
2.548
26,1
16
2002
4.765
2.475
24,8
15.5
Nguồn: Ban thư kí ASEAN - 2003
Mặc dù có nhiều tiến triển trong quan hệ thương mại giữa các nước ASEAN với Việt Nam nhưng một nguy cơđang trở nên rõ nét, gây cản trở lớn và bất lợi cho Việt Nam, đó là " ASEAN đang dần giảm vị thế thương mại với Việt Nam ". Qua số liệu trong bảng trên ta nhận thấy một điều là mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu giữa ta và ASEAN có tăng về số tuyệt đối nhưng về tương đối thì lại giảm mạnh. So với các đối thủ như EU, Mỹ thì tỷ trọng hàng hoá trao đổi giữa ta và ASEAN giảm rõ rệt.
Trong vòng 6 năm qua, giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đã tăng lên gấp đôi. Tuy vậy so với năm 1998, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cn sang ASEAN chiếm 1/4 tổng kim ngạch, thìđến năm 2002 con số này chỉ còn 15,5 %, Xin gapo đã từng là bạn hàng lớn của Việt Nam, nhưng nay đã tụt xuống hàng thứ năm (sau Nhận bản, Hoa kỳ, Trung quốc và Australia). Một trong những nguyên nhân của sự thây đổi trên là Việt Nam đã kýđược những thoả thuận quan trọng với nhiều thị trường về các nặt hàng Việt Nam có thé mạnh nổi bật. Điển hình là mặt hàng dệt may xuất chủ yếu sang Mỹ, EU, thuỷ sản sang Mỹ, Nhật bản, EU, da dày sang UE, Bắc Mỹ… Năm 2002, sự tăng trưởng đột biến về kim ngạch của các nặt hàng trên (đặc biệt là hàng dệt may vào Mỹ) được coi là một trong những thành công lớn nhất của Việt Nam.
Về nhập khẩu, Xingapo là nhà cung cấp hàng của Việt Nam trong mộ thời gian dà, nhưng đến năm 2002 phải nhường vị trí này cho Đài loan. Trong khi đó, giá trị hàng hoá nhập khẩu từ Thai lan và Indonexia lại tăng đáng kể. Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng ít tìm các nhà cung cấp ASEAN, mà dần chuyển hướng sang Đài loan, Nhật bản, Hàn quốc (chỉ riêng 4 nước này đã chiếm đến gần 50 % kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2002).
2.4.2 Một số ngành hàng quan trọng bịảnh hưởng khi cắt giảm thuế
Việc cắt giảm thuế quan theo CEPT để thực hiện AFTA là một trong những thách thức to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Nhiều ngành kinh tế của ta hiện có nhiều khả năng bịảnh hưởng lớn, những thiệt hại cần phải được tính toán, cân nhắc sao cho giảm thiểu rủi ro.
Nhóm hàng sản phẩm hoá chất: Đây là ngành hàng thuộc diện cạnh tranh yếu của ta. Hiện mức thuế suất nhập khẩu MFN của nhóm hàng hoá chất rất đa dạng. Cụ thể: Phân bón và Hóa chất thuần tuý là 0 - 10%; sản phẩm cao su 30 - 50%; Hoá mỹ phẩm, xà phòng và các chất tẩy rửa 30 - 50%; Pin, ắc quy 20 - 30%. Trong năm 2003, lịch trình cắt giảm thuế sẽáp dụng với các mặt hàng lốp, săm ôtô và xe máy. Các mặt hàng này đang ở mức thuế 30% hay 50% đều giảm xuống còn 20%.
Nhóm ngành hàng giấy, phần lớn các mặt hàng giấy trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam có mức thuế suất nhập khẩu cao (40%) sẽ bị giảm ngay xuống còn một nửa bắt đầu từ 1/1/2003. Vì vậy, khả năng cạnh tranh của ngành Giấy giảm ngay tại thị trường nội địa bởi giấy ngoại với chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ tràn vào thị trương Việt Nam. Để tránh gây tác động đột ngột, đồng thời bảo hộ những mặt hàng giấy trong nước đã sản xuất có hiệu quả, lịch trình cắt giảm nhóm hàng giấy năm 2003 hiện chỉ bao gồm: Các loại giấy viết và giấy photocopy; giấy và bìa giấy không tráng; giấy tissue; phong bì, bưu thiếp, danh thiếp; giấy vệ sinh; vở ghi chép; giấy bìa, nỉ xenlulô dùng để viết, in và các mục đích đồ hoạ khác.
Nhóm ngành hàng thép, hiện ngành Thép của Việt Nam đang được bảo hộ với mức thuế nhập khẩu cao (40%), nhưng nay mức thuếđã cắt giảm đáng kể và sẽ tiếp tục cắt giảm theo lộ trình năm một cho đến năm 2006. Đây sẽ là thách thức không nhỏđối với ngành sản xuất thép trong nước. Cụ thể, các sản phẩm thép thanh, thép hình, thép dây sẽ chịu thuế 20% năm 2003, hạ xuống còn 15% vào năm 2004, 10% vào năm 2005 và 5% khi kết thúc lộ trình vào năm 2006. Riêng thép ống sẽ hạ từ 15% năm 2003 xuống còn 10% vào năm 2004 và 2005, kết thúc lộ trình 2006 sẽ còn 5%.
Nhóm ngành hàng ximăng, đây là ngành hàng có tiềm năng phát triển ở Việt Nam, sản xuất xi măng của nước ta đãđáp ứng được nhu cầu trong nước, nhưng khi cắt giảm thuế thì vẫn không đủ sức cạnh tranh với xi măng nhập khẩu bởi lý do năng suất thấp, giá thành cao. Vì vậy, Chính phủđã phải thay lịch trình cũ bằng lịch trình mới với bước cắt giảm là 1% trong năm 2003 và 2004, 10% năm 2005 và 5% năm 2006. Nhờđó, clinker và xi măng thành phẩm bước đầu chỉ giảm từ 40% xuống còn 20% vào năm 2003, giữ nguyên mức thuếđó vào năm 2004 để cho ngành Xi măng cóđủ thời gian nâng sức cạnh tranh, tuy nhiên khi kết thúc lộ trình năm 2006 ngành Xi măng vẫn phải cắt giảm thuế quan xuống còn 5%.
Nhóm ngành hàng điện tử, ngành điện tử của chúng ta đã có tới 10 năm phấn đấu với mức bảo hộ cao 50% nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả cao, vẫn chủ yếu là các nhà máy lắp ráp, gia công. Vì thế, khi phải đối mặt với sự nhập khẩu tràn lan các sản phẩm điện tử từ các nước ASEAN, ngành Điện tử Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Nhìn một cách tổng thể, qua 8 năm thực hiện CEPT, những thành công Việt Nam thu được là chưa nhiều. Chúng ta đã cố gắng hoạch định ra những đường lối chính sách phù hợp, có nhiều chính sách ưu đãi để giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thực hiện CEPT cũng như các chương trình hợp tác ASEAN một cách hiệu quả nhưng việc thực thi chúng vẫn chưa đáp ứng được thực tế yêu cầu. Thời gian thực hiện CEPT cũng là thời gian thử thách vàđánh giá khả năng cũng như nỗ lực của ta trong hội nhập khu vực. Trong 3 năm gần đây, ngân sách Nhà nước đẫđầu tư khoảng 8 nghìn tỷđồng trong đó khoảng 15% làđể bù lỗ cho các doanh nghiệp. Ngoài ra từ năm 96 cho đến nay, Nhà nước còn miễn giảm thuế 2.288 tỷđồng cho doanh nghiệp. Qua đánh giá khách quan của một chuyên viên kinh tế thuộc Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương cho rằng khoảng 21% số doanh nghiệp quốc doanh của ta sẽ không tồn tại được khi chúng ta chính thức tham gia AFTA. Nhận định này không phải không có cơ sở thực tế. Tâm lýỷ lại trông chờ vào Nhà nước, Chính phủ bảo hộ cho mình của các doanh nghiệp tuy đã giảm nhiều nhưng vẫn còn tồn tại. Trong khi nhiều doanh nghiệp đã chủđộng tham gia AFTA sớm và sẵn sàng chịu lỗđể có thể tồn tại và cạnh tranh lâu dài không những chỉ trên sân nhà mà còn vươn ra các thị trường bạn, ngược lại, không ít doanh nghiệp vẫn mong đợi vào sự ra hạn hay ưu đãi nào đó. Thêm vào đó là những chính sách hết sức hợp lý và kịp thời khi được đưa vào thực hiện lại không được như dự kiến. Xảy ra tình trạng này là do nhiều nguyên nhân, trong đó những nguyên nhân thuộc về trách nhiệm thực thi các chính sách nhất làở cấp cơ sở làđáng quan tâm nhất.
Việc thực hiện Hiệp định CEPT chỉ là một bước thử nghiệm ban đầu nhằm đánh giá khả năng cũng như nỗ lực của Việt Nam trong tiến trình hội nhập khu vực. Trong thời gian tới sẽ có rất nhiều việc phải làm, chúng ta cần rút kinh nghiệm không chỉ của riêng mình mà còn cần phải học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn đi trước. Hơn nữa, cần phải triệt để hơn nữa trong viêc thực thi các biện pháp, chính sách đãđề ra.
CHƯƠNG 3
GIẢIPHÁPĐỐIMẶTVỚITHÁCHTHỨCVÀTRIỂNVỌNG AFTA TRONGTHỜIGIANTỚI
3.1 Giải pháp:
3.1.1 Thực hiện chiến lược cắt giảm thuế quan hợp lý và chặt chẽ
Vấn đềđiều chỉnh thuế suất hàng nhập khẩu là giải pháp hàng đầu, vừa cóý nghĩa trước mắt làđảm bảo nguồn thu ngân sách, đồng thời góp phần tạo ra động lực cải tiến kỹ thuật sản xuất, hạ thấp chi phí và tác động đến cơ cấu sản xuất ngành và sản phẩm hàng hoá.
Hiện nay, Việt Nam đãđưa ra danh mục hàng giảm thuế gồm 857 mặt hàng giảm ngay, 1.189 mặt hàng giảm trong những năm cuối thực hiện AFTA và 146 mặt hàng ngoại lệ vĩnh viễn. Trong số 857 mặt hàng giảm ngay thì có 584 mặt hàng đã miễn thuế hoàn toàn (0%), 309 mặt hàng có mức thuế quan từ 1 - 5%. So với tổng số hàng giảm thuế Việt Nam đã có 57% thuế từ 0 đến 5%, cao hơn ASEAN chỉ có từ 15 đến 25%. Vì thế, số mặt hàng cần giảm ngay có thể thực hiện được mà không ảnh hưởng gì lớn đến nguồn thu ngân sách cũng như mức độ cạnh tranh. Song, số mặt hàng tạm thời chưa giảm ngay mà thực hiện những củng cố, cải tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì thế, Chính phủ cần có chính sách bảo hộ tích cực.
Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước châu Á cho thấy nếu bảo hộ quá lâu thì các ngành đo phát triển không lành mạnh và không thể trở thành lợi thế so sánh để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhật Bản cho rằng mở cửa hội nhập phải có 3 chiến lược đồng thời: đặt thời khoá biểu cắt giảm thuế; đưa ra chính sách, biện pháp để tỏ ra sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp, có chính sách yểm trợ xuất khẩu; tổ chức đẩy mạnh xuất khẩu để các ngành công nghiệp của mình tiếp cận thị trường thế giới, nắm bắt thời cơ do việc hội nhập đưa lại.
Kinh nghiệm của NAFTA cũng cho thấy, thực hiện khu mậu dịch tự do nhanh không chú trọng từng bước để các nước thành viên có thời gian giảm thuế hợp lý. Vì thế, tác động tiêu cực là hàng hoá của Mỹ tràn ngập trên thị trường NAFTA, làm phá sản hàng loạt công ty vừa và nhỏ của Mêhicô, Canada…
Do vậy, thực hiện cắt giảm thuế hợp lý, tạo động lực cho các ngành sản xuất cần phải:
Một: Cần có kế hoạch và lịch cắt giảm thuế cụ thể từng mặt hàng, tạo sự chủđộng của các xí nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hai: Đẩy mạnh xản suất các mặt hàng giảm thuế trước mắt là các ngành hàng có lợi thế so sánh tĩnh chưa sử dụng lao động nhiều, nguyên vật liệu tại chỗ cao… các ngành này phát huy tác dụng nhanh nhất và vừa sức đối với nước ta hiện nay.
Ba: Thực hiện chính sách bảo hộ giảm dần, hạ mức thuế nhập các sản phẩm gắn liền với biện pháp kích thích đầu tư và cải tiến kỹ thuật đặc biệt chú trọng các mặt hàng danh mục tạm thời ở ngoài kế hoạch.
Bốn: Giữ nguyên mức thuế nhập đối với các nước thành viên ASEAN, tạo ra sự chênh lệch giữa các nước ASEAN và các nước ngoài ASEAN ; kích thích nước ngoài đầu tư vào ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.
3.1.2 Đẩy mạnh hoạt động ngoại thương
Từđầu thập kỷ 90 đến nay, quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN đạt bình quân trên 30% trong tổng số kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Trừ Singapo là nước trung chuyển mậu dịch, 4 nước khác như Inđônêsia, Malaysia, Thái Lan, Philippin thì chỉ có 5% và hơn 10% nhập khẩu của Việt Nam. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN như dầu và sản phẩm dầu, gạo, đậu, cao su, chè, ngô, hạt điều, rau quả tươi, thuỷe sản, thép, gỗ… Hầu hết các mặt hàng này lại giống những mặt hàng xuất khẩu của các nước ASEAN. Tỷ trọng các mặt hàng này tham gia CEPT còn qua ít vì chưa được chế biến. Trong lúc đó các nước có trình độ phát triển cao hơn nước ta đặc biệt trong lĩnh vực chất biến, đều làm giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng của nước ta trong quá trình xuất khẩu. Có thể nói rằng, tham gia CEPT và AFTA chưa có tác động khuyến khích lớn trong việc nâng kim ngạch ngoại thương ở nước ta. Song, mặt khác do việc giảm thuế xuống 0 - 5% của trên 2000 mặt hàng sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách đáng kểđồng thời giảm mức bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước. Theo tính toán của Bộ Tài chính, kim ngạch nhập khẩu của năm 2006 như năm 1995 thì trong 10 năm đó nước ta thất thu khoảng 2.134 tỷđồng băng 21% kim ngạch xuất khẩu. Nếu thận trọng cắt giảm theo lịch trình thì con số này là 935 tỷđồng tương đương 9,3%. Do vậy, để bùđằp vào nguồn thu ngân sách từ thất thu thuế và tăng sức cạnh tranh hàng hoáđã cắt giảm thuế theo CEPT, Việt Nam cần đẩy mạnh ngoại thương theo hướng:
Một: Đẩy mạnh chiến lược hướng về xuất khẩu, nâng cao năng lực xản xuất hàng hoá xuất khẩu, không những đáp ứng nhu cầu thị trường trong các nước ASEAN mà còn ngoài các nước ASEAN.
Hai: Có chính sách khuyến khích, mở rộng các thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu. Đảm bảo sự bình đẳng trong hợp tác và cạnh tranh.
Ba: Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng được ưu đãi từ các nước ASEAN. Để khuyến khích sản xuất một số ngành và mặt hàng các nước ASEAN đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng quy chế ngoài CEPT như thuế nhập nguyên vật liệu, chính sách thương mại, quan hệ hợp tác song phương, đa phương.
Bốn: Tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Kinh nghiệm cho thấy sự hợp tách phân công lao động tại chỗ ( Nhật Bản hợp tác tại ASEAN ) có tác động thúc đẩy sản xuất ở các nước này, cung cấp sản phẩm cho các nước trong khu vực với hiệu quả cao.
3.1.3 Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ
Về phía Nhà nước, trước hết cần phải xây dựng môi trường pháp lý rõ ràng, nhất quán vàổn định nhằm tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, loại bỏđộc quyền và chống hành vi gian lận thương mại. Hai là, cần có chính sách toàn diện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, trong đóđặc biệt chú trọng hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp, nới lỏng quy định vềđiều kiện kinh doanh. Mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp trong các lĩnh vực xác định giá, quảng cáo, quản lý nhân sự, quản lý tài chính tiền lương, chếđộ khuyến khích, thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện. Xoá bỏ các trở ngại hành chính, quan liêu, tăng cường tính minh bạch. Mở rộng cạnh tranh trong xây dựng và cung cấp các dịch vụ hạ tầng. Đồng thời có chính sách chọn lọc, củng cố một số DNNN thuộc các ngành kinh tế kỹ thuật then chốt cóđủ sức cạnh tranh với các đối tác nước ngoài. Ba là,đẩy mạnh xúc tiến thương mại ở cấp chính phủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến ở thị trường ngoài nước để cóđịnh hướng chiến lược lâu dài cho các doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược xuất khẩu hướng vào ngành công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý. Bốn là, xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn để có một lực lượng lao động và cán bộ quản lý có trình độ cao, thích ứng với đòi hỏi của hội nhập. Năm là, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về cạnh tranh. Sử dụng công cụ phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục, tuyên truyền nhằm ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và giám sát các hành vi lạm dụng ưu thế trên thị trường.
Đối với doanh nghiệp, trước hết, phải nhận thức được cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập đặc biệt làáp lực cạnh tranh rất khốc liệt khi ta mở cửa thị trường. Hai là, xây dựng chiến lược phát triển ổn định lâu dài, thích ứng với điều kiện thị trường nhiều biến động, giảm ưu tiên, tối đa hoá lợi nhuận trong ngắn hạn mà giành thời gian để củng cố vị thế ( thương hiệu, sản phẩm …) nhằm từng bước tạo uy tín trên trường quốc tế. Ba là, có chiến lược sản phẩm, khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh, chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện đại hoá khâu thiết kế sản phẩm, chọn lựa hệ thống quản lý tiên tiến, phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng hàng hoá. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, phát triển mạng lưới tiêu thụ, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối, nắm bắt và phản ứng kịp thời của đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm những thị trường mới. Bốn là, nâng cao trình độ năng lực kinh doanh, điều hành, quản lý doanh nghiệp, tay nghề của người lao động, kiến thức về tiếp thị, tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, chú trọng đến những sáng kiến, cải tiến của người lao động ở các khâu khác nhau trong hoạt động doanh nghiệp. Năm là, tăng cường vai trò của các hiệp hội, ngành hàng, củng cố tổ chức này ngang tầm với những đòi hỏi của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập.
3.1.4 Tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với CEPT
Trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá, sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam dựa trên ngành hàng có lợi thế so sánh, trong những năm trước mắt những nguồn lực có lợi thế so sánh tĩnh (tài nguyên, lao động rẻ…) có vị trí quan trọng trong việc hạ thấp chi phí và giải quyết việc làm cho nhân dân.
Cơ cấu hàng xuất khẩu của ta hiện nay giống các nước ASEAN, chủ yếu dựa vào tài nguyên và sản phẩm nông sản nhiệt đới. Theo quy định của CEPT thì những nông sản chế biến mới được hưởng ưu đãi thuế quan. Việt Nam phải nâng cao kỹ thuật sản xuất, phát triển công nghệ chế biến đểđạt giá trị cao đồng thời tham gia cạnh tranh trong thị trường ASEAN.
Trong tổng số 857 mặt hàng Việt Nam đưa vào kế hoạch giảm thuế, có 39% là máy móc thiết bị vàđồđiện gia dụng, 17% là kim loại, 8% là vải vóc quần áo, 6% là dụng cụ quang học âm nhạc, còn lại 25% là mặt hàng khác. Hầu hết mặt hàng này có thuế suất 0 - 5% và nằm trong 1705 mặt hàng có thuế quan thấp nhất hiện nay. Điều đó cho thấy kế hoạch tham gia CEPT của Việt Nam là khả thi. Song, nhìn chung só mặt hàng có mức thuế từ 6% trở lên còn khá nhiều chiếm 52,2% trong tổng số 3214 mặt hàng. Mặt khác, số mặt hàng Việt Nam tham gia giảm thuế còn quáít, chỉ chiếm 1,9% so với tổng số mặt hàng giảm thuế của các nước ASEAN. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam không nằm trong CEPT, trong lúc đó, tuy thuế suất cao nhưng một số mặt hàng vẫn tràn ngập thị trường như sản phẩm dệt, giày dép, hàng cơ khí, đồđiện dân dụng, sứ thuỷ tinh, thép cán… đặc biệt là nhứng ngành hàng có chế biến với kỹ thuật cao… Rõ ràng, mức chênh lệch trình độ kinh tế là một thách thức lớn.
Tác động của AFTA, một mặt thúc đẩy chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất đặc biệt ở các quốc gia có chi phí sản xuất thấp. Vì thế, việc phân bố lại cơ cấu sản xuất là yêu cầu cần thiết. Mặt khác, để hưởng mức thuếưu đãi, Việt Nam phải chủđộng:
Một: Tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất sản phẩm xuất khẩu phù hợp vớ CEPT.
Hai: Đẩy mạnh công nghiệp chế biến, tham gia cạnh tranh và giữ thị phần trong ASEAN.
Ba: Kết hợp nhiều trình độđể khai thác, sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh. Chú trọng công nghệ hiện đại để khai thác lợi thế mũi nhọn. Nâng dần những hàng có lợi thế so sánh tĩnh sang lợi thế so sánh động.
Bốn: Liên doanh, liên kết xản xuất (CNTB nhà nước) là con đường khả dĩ giúp Việt Nam vừa chuyển đổi cơ cấu sản xuất vừa rút ngắn mức độ chênh lệch trong công nghệ sản xuất giưac Việt Nam với các nước ASEAN.
3.1.5 Cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư.
Trong những năm đầu tham gia AFTA, có thể chưa thúc đẩy tăng kim ngạch ngoại thương do nhiều nguyên nhân nhưđã phân tích, về lâu dài cùng với việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hình thành hệ thống các mặt hàng xuất khẩu theo CEPT và lúc đó sẽ có tác động làm tăng xuất khẩu. Song, trước mắt, chúng sẽ có tác dụng kích thích đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
CEPT quy định một mặt hàng muốn hưởng ưu đãi chung thì hàm lượng phải cóít nhất 40% của các nước thành viên ASEAN. Đây là một cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặt khác, đề phòng khả năng các nhàđầu tư rút vốn đầu tư ra khỏi Việt Nam vàđầu tưở một nước khác của ASEAN và vẫn được hưởng CEPT khi bán hàng Việt Nam.
Do vậy, môi trường đầu tưđược đặt ra một cách trực tiếp. Có thể nói răng, trong thời gian đầu tham gia AFTA, đầu tư trực tiếp nước ngoài cóđiều kiện cao hơn cả, vì thế cần phải: Đẩy mạnh cải cách hành chính; giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà, giải quyết nhanh các vụ việc. Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội, có chính sách ưu đãi cao đối với những vùng cần khuyến khích (vùng khó khăn, cơ sở cách mạng…) để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhà nước kịp thời tháo gỡ những ách tắc, cản trở thông qua các chính sách, pháp lệnh, đồng thời bổ sung, điều chỉnh mở rộng để có môi trường thông thoáng tạo điều kiện tham gia tôt AFTA và thực hiện tốt chức năng quản lý của Nhà nước.
3.2 Triển vọng.
3.2.1 Triển vọng của Việt Nam trong hợp tác ASEAN.
ASEAN và Việt Nam đã có 9 chương trình hợp tác trong đó chương trình hợp tác thương mại và hải quan sẽđược hoàn thành trong năm 2006, hợp tác trong công nghiệpcũng được hoàn thành trong thời gian này. Trong lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp và lương thực các nước ASEAN trong đó có Việt Nam đãđạt được nhiều thành tựu to lớn về nhiều mặt. Trong thời gian tới, nhiều chương trình hợp tác ASEAN khác sẽ hoàn thành và mồi quan hệ Việt Nam - ASEAN sẽ càng triển vọng. Là một nước có nhiều lợi thế trong nông - ngư nghiệp, việc hợp tác với các nước trong khu vực sẽ tối đa hoá lợi ích của Việt Nam. Chúng ta sẽ không chỉ thu nhận được những kinh nghiệm của các nước ASEAN đã thành công trong các lĩnh vực này mà còn có thể biến nó thành những lợi ích kinh tế cụ thể vì Việt Nam có truyền thống làm đồ mỹ nghệ lâu đời và tinh hoa, trong khi đó thị trường ASEAN lại rất quan tâm đến các sản phẩm này.
Sự hợp tác cùng ASEAN trong lĩnh vực thương mại, hải quan và công nghiệp về cơ bản đã hoàn thành về mặt thủ tục. Tuy nhiên, thời gian để các Hiệp đinh đãđược ký kết phát huy được tác dụng là khi Việt Nam thực hiện xong các cam kết trước Hiệp hội. Việc đạt được các Hiệp định về hợp tác ASEAN này của Việt Nam sẽ giúp chúng ta có nhiều lợi ích hơn nữa không chỉ trong khu vực mà còn gián tiếp giúp ta vươn ra các thị trường khác. Hiệp định AFTA sẽđược hoàn thành trong thời gian tới, cùng với chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) có nhiều đổi mới sẽ giúp Việt Nam gặt hái nhiều thành công hơn nữa.
Các chương trình hợp tác vềđầu tưđãđược ký kết trong năm 1998 tiến hành trong thời gian vừa qua đã phát huy được tác dụng. Khu vực đầu tư ASEAN dự kiến sẽđược hoàn thành vào năm 2010, tới khi đó Việt Nam cũng như các nước ASEAN sẽ thu hút được nhiều đầu tư hơn nữa. tuy vậy, trong thời gian từ nay cho đến 2010 chúng ta đồng thời phải tiến hành nhiều chương trình khác và như vậy cần nỗ lực rất nhiều. Một số nước ASEAN khác đã ký những hiệp định với một sốđối tác mà ta dựđịnh hợp tác, vì vậy, bất lợi thếđang đe doạ Việt Nam. Các chương trình đầu tư lẫn nhau trong ASEAN sẽ thu được nhiều lợi ích nhưng cần phải có biện pháp thích hợp để tận dụng triệt để lợi ích đó.
Chương trình hợp tác ASEAN trong lĩnh vực dịch vụ, khoáng sản và năng lượng cũng đãđược ký kết vàđang được Chính phủ triển khai xuống các bộ ngành liên quan. Các kế hoạch tổng thể cũng như chi tiết đang được chính thức tiến hành. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Thoả thuận Trao đổi đãđược ký kết năm 1997 nhằm cung cấp những khoản tín dụng cho các thành viên. Trên cơ sở Hiệp định đã ký kết, các ngân hàng ASEAN đã liết kết với nhau khá chặt chẽđể tài trợ cho các dao dịch thượng mại và các dựán liên doanh khá hiệu quả.
Nhiều lĩnh vực hợp tác khác như du lịch, giao thông vận tải- thông tin liên lạc, sở hữu trí tuệ, hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác khoa học công nghệ, hợp tác về môi trường, hợp tác phát triển xã hội, phối hợp lập trường trong các vấn đề quốc tế cũng đang đồng thời được tiến hành và hứa hẹn đem lại kết quả to lớn.
3.2.2 Triển vọng hợp tác ASEAN với một số quốc gia khác.
3.2.2.1. Hợp tác Đông Nam Á và ba nước Bắc Á.
Hội nghị cấp cao 10 nước Đông Nam Á và ba nước Đông bắc Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (ASEAN + 3) đãđược khởi động từ năm 1997. Đến hội nghị cấp cao ASEAN + 3 tại Manila ( Philippin), nguyên thủ 13 quốc gia ởĐông Áđã ký bản hiệp ước chung về hợp tác Đông Á nhằm tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế thương mại vàđầu tư, tài chính, tiền tệ, phát triển nhân lực, khoa học và công nghệđiện tử- thông tin… trong đó hợp tác tài chính tiền tệ tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: tăng cường trao đổi thông tin vàđối thoại về kinh tế tài chính giữa các thành viên; tăng cường trao đổi thông tin và kinh nghiệm về quản lý rủi ro kinh tế vĩ mô, củng cố khu vực tài chính ngân hàng, củng cố cơ chế quản lý công ty, giám sát nguồn vốn trong khu vực và cải tổ hệ thống tài chính, nghiên cứu hình thành cơ chế hỗ trợ và tự hỗ trợ tài chính nhằm hợp tác hỗ trợ và ngăn chặn nguy cơ tái diễn khủng hoảng tài chính tiền tệở khu vực. Khu vực Đông á những năm gần đây đã chiếm vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của ASEAN. Không kể Nhật Bản, nước vốn có lợi ích từ lâu trong khối, Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và Hàn Quốc sau khủng hoảng tài chính đã trở thành hai đối tác quan trọng mà ASEAN phải tính đến trong các quyết sách của mình. Khả năng trở thành siêu cường quốc của Trung Quốc, sự xông xáo của Hàn Quốc đang dần làm thanh đổi bàn cờ kinh tế khu vực. Là thành viên của WTO, Trung Quốc thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài trước hết là vào ASEAN. Chỉ trong hai năm 1999- 2000, tổng giá trịđầu tư trực tiếp vào ASEAN do chính phủ Trung Quốc phê chuẩn đã tăng 50% từ 72 triệu USD lên 108triệu USD. Tháng 11/2001 Trung Quốc đã kí riêng với ASEAN một hiệp định kinh tế và bày tỏýđịnh thành lập một khu vực thương mại tự do hai bên với dung lượng thị trường lên đến gần 2 tỉ người tiêu dùng. Nếu kế hoạch này thành công tổng kim ngạch buôn bán hai chiều sẽ có thể tăng lên 500 tỉ USD vào năm 2015.
Với tư cách là chủ nợ lớn nhất thế giới, là "người cho vay cuối cùng", là chỗ dựa công nghệ cho các nước ASEAN, Nhật Bản hoạt động rất tích cực trong hợp tác ASEAN+ 3 nhằm tăng cường ảnh hưởng trong khu vực và tạo đối trọng với Trung Quốc. Nhật Bản ủng hộ cạnh tranh kinh tế trong khu vực Châu á thông qua trợ giúp hình thành mạng thương mại điện tử ASEAN. Rõ ràng những hoạt động của Nhật Bản gần đây báo trước triển vọng hợp tác sâu rộng giữa họ với ASEAN.
Hàn Quốc mới trỗi dậy sau khủng hoảng đang tích cực đẩy mạnh quan hệ với ASEAN - khu vực được coi là hấp dẫn nhất đối với nước này. Kết quả của cuộc điều tra 1000 doanh nghiệp Hàn Quốc về "xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2002" cho thấy: thị trường ASEAN chiếm được quan tâm của 37% số doanh nghiệp được hỏi, tiếp theo là thị trường Bắc Mỹ chiếm 19,3%, Nhật Bản chiếm 18,9%. Động lực chính để các công ty Hàn Quốc đầu tư vốn ra nước ngoài là mở rộng thị trường và giảm giá thành sản xuất khi chi phíđầu vào trong nước ngày càng có xu hướng tăng cao. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang ASEAN tăng với tốc độ khoảng từ 15% đến 17% và thường đạt thặng dư thương mại. Chính sách kinh tếđối ngoại tích cực, chủđộng của chính phủ cũng như công cuộc cải cách công ty Hàn Quốc đạt nhiều thành tựu đãđặt nền tảng cho sự vươn ra trở lại của Hàn Quốc sang các nước láng giềng. Hơn tất cả, Hàn Quốc ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch ASEAN+ 3.
3.2.2.2 Hợp tác ASEAN- Nga
Có thể nói, hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN đã thiết lập quan hệđối thoại đầy đủ với liên bang Nga từ năm 1996, ASEAN thừa nhận tầm quan trọng chiến lược của Nga trong quan hệđối thoại của mình. Nga là cường quốc hạt nhân lớn thứ hai trên thế giới và là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Trong khi đó, Nga cũng xem trọng vai trò của ASEAN trong các vấn đề Châu Á- Thái Bình Dương.
Tại thời điểm Nga trở thành đối tác đối thoại của ASEAN năm 1996, xuất khẩu của ASEAN sang Nga tăng vọt tới 3,2 tỉ USD. Kim ngạch nhập khẩu của ASEAN từ Nga là hơn 2 tỉ USD. Tuy nhiên do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á năm 1997-1998, năm 1997 xuất khẩu của ASEAN sang Nga giảm mạnh xuống 876 triệu USD; năm 1998 xuống khoảng 500 triệu USD. Năm 1997, kim ngạch ASEAN từ Nga giảm xuống 1,1 tỉ USD, năm 1998 xuống 567 triệu USD. Sự sút giảm thương mại này giữa hai bên là do những bất ổn kinh tế của cả hai bên. Về quan hệđầu tư giữa Nga và ASEAN, tuy hai bên có tiềm năng đầu tư bổ trợ lẫn nhau nhưng mức độđầu tư của Nga vào ASEAN chỉở mức khiêm tốn. Hiện nay, đầu tư của Nga vào ASEAN dừng lại ở con số vài tỉ USD, so với các đối tác Châu Âu khác như Pháp, Đức đều có con số vài chục tỉ USD.
Ngoài quan hệ hợp tác mới thiết lập giữa Nga và ASEAN nói chung, quan hệ kinh tế giữa Nga với Việt Nam nói riêng là quan hệ truyền thống tốt đẹp và toàn diện. Hiện nay, Nga đứng thứ 9 trong khoảng 60 nước đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn trên 1,5 tỉ USD, tập trung vào hơn 30 dựán trong các lĩnh vực dầu mỏ, khíđốt, văn hoá, giáo dục vàđào tạo, trong đó dựán lớn nhất là dựán khai thác khu mỏ Bạch Hổ và nhà máy lọc dầu Dung Quất tại Vũng Tàu. Giá trị thương mại hai chiều bình quân đạt 500 triệu USD/năm và có xu hướng tăng dần kể từ năm 1999.
Bảng 5: Quan hệ thương mại Liên bang Nga- Việt Nam
Năm
1999
2000
2001
Xuất khẩu
114,5
122,5
194,5
Nhập khẩu
239
240,6
376,8
Tổng kim ngạch
353,6
363,1
570,3
Nguồn : Tổng cục Hải quan, năm 2002. ( đơn vị triệu USD)
Có thể nói, bắt đầu từ năm 2000, nhất là từ năm 2001 quan hệ thương mại giữa hai nước đang đi vào thếổn định và có xu hướng phát triển. Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những bạn hàng chính của Nga ởĐông Nam Á, chiếm khoảng 15% khối lượng buôn bán hai chiều giữa Nga với khu vực Đông Nam Á.Việt Nam vẫn là một trong những thị trường quan trọng đối với những sản phẩm truyền thống của Nga như máy móc, thiết bị,hụ tùng, phương tiện vận tải, dầu lửa…ngược lại. Việt Nam cũng là nước cung cấp nhiều sản phẩm truyền thống mà thị trường Nga ưu thích như: lương thực, thực phẩm, cao su, chè cà phê, rau quả nhiệt đới, giày dép, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ…
Tuy vậy, nếu so với tiềm năng và với giá trị nhập khẩu của hai nước thì mức độ buôn bán, quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn ở mức độ rất thấp (trước đây quan hệ thương mại củ Việt Nam với Liên bang Xô viết chiếm đến 70% lượng giao dịch thương mại với bên ngoài của Việt Nam). Trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga chưa có các mặt hàng chủ lực, nhất là trong điều kiện các nước này đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
3.2.2.3 Hợp tác ASEAN- Mỹ và EU
Đối với ASEAN, Mỹ làđối tác chiến lược có tầm quan trọng. Hiện nay, trong buôn bán với Mỹ, ASEAN đạt thặng dư thương mại và nhận được lượng đầu tư khá lớn. Đối với Xingapo, Malaixia, Philipin và Thai lan, Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng khi tuần tự chiếm 25%,18% và 10% tổng giá trị xuất khẩu của họ. Hai năm sau khủng hoảng tài chính tiền tệ, chính nhu cầu công nghệ thông tin ở Mỹ góp phần quan trọng trong sự phục hồi của ngành xuất khẩu chủ lực- ngành điện tử- của nhiều nước trong khối. Gần đây, những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Mỹ sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 cũng đẫ hứa hẹn một tốc độ xuất khẩu tốt hơn trong năm 2002 đối với Philipin là 11%, với Malaixia là 7,4%…
Riêng đối với Việt Nam, sau khi bình thường hoá quan hệ với Mỹ và tiếp đến là Hiệp định thương mại Việt - Mỹđược ký kết thì quan hệ kinh tế- thương mại vàđầu tư giữa hai nước đã tăng lên rõ rệt. Giai đoạn 1996- 1999 các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là hồ tiêu từ 84 nghìn USD lên 15 triệu USD, rau quả tăng từ 1,9 triệu USD lên 4,7 triệu USD. Tính cho đến nay, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹđã tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2001, ước đạt khoảng 2,42 tỷ USD. Trong sốđó có một số các mặt hàng chủ lực sẽ có thẻ tăng ở mức sau: dệt may tăng khoảng 600 triệu USD, thuỷ sản tăng khoảng 130 triệu USD, giầy dép tăng khoảng 100 triệu USD. Tình hình sẽ thây đổi rất nhiều phụ thuộc vào cuộc chiến tranh Irắc. Có thể khẳng định rằng thị trường Mỹ là thị trường có tính bảo hộ rất cao, biện pháp thường được sử dụng làđưa ra hạn ngạch, mà gần đay hàng dệt may Việt Nam đã chính thức phải đối mặt với biện pháp bảo hộ này, cùng với hệ thống luật lệ hết sức phức tạp. Nhiều loại hnàg hoá của ta xuất khảu snag thị trường này sẽ phải đương đầu với những vụ kiện cáo và luật lệ hết sức vô lý, những hạn ngạch chặt chẽ.. Mặc dầu vậy, thị trường Mỹ vẫn là mục đích hướng tới của nhiều doanh nghiệp Việt Nam chính vìđây là thị trường hứa hẹn nguồn lợi nhuận to lớn
Đối với thị trường EU, Việt Nam đã có quan hệ thương mại riêng rẽ với nhiều quốc gia trong khối nhưng quan hệ thương mại Việt Nam -EU vẫn chưa để lại nhiều dầu ấn. Châu Âu là thị trường hết sức khó tính, họ có những đòi hỏi về mặt kiểm định cũng như xuất sứđối với nhiều hàng hoá hết sức nghiêm ngặt.Tuy vậy trong thời gian tới, triển vọng về quan hệ này sẽ khả quan hơn. Mục tiêu của Việt Nam trong năm 2003 là tăng trưởng khoảng 12% đối với lượng hàng nhập khẩu vào thị trường này.
Hiện nay, Việt Nam vẫn là nước nhập siêu vì vậy cần cố gắng hơn nữa trong quan hệ thương mại với các nước nhất là các nước phát triển như Liên minh Châu Âu, Nhật bản, Mỹ. Quan hệ thương mại Việt Nam với các nước ASEAN trong thời gian tới sẽ giúp Việt Nam hơn nữa trong quan hệở tầm quốc tế.
KẾTLUẬN
Hội nhập cùng khu vực và thế giới, Việt Nam đã phải đương đầu với rất nhiều những khó khăn và thách thức rất to lớn. Tiến trình hội nhập khu vực sẽ là một bước đầu tiên đưa Việt Nam thâm nhập vào gia đình chung thế giới. Việc nghiên cứu và tiến hành những bước đi táo bạo và thận trọng là cần thiết.
Trong thời gian gần đây, việc Việt Nam nỗ lực trong việc tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA cũng là một trong những thử thách hết sức to lớn, nhiều công việc đặt ra. Chúng ta đã thực hiện nghiêm túc và khẩn trương những công việc đó. Nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà thời điểm cắt giảm thúe theo thuế theo Hiệp định đã tới gần, Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực từ nhiều phía, ở nhiều cấp. Năm 2003 là một mốc hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện các cam kết hội nhập của Việt Nam, vì thế sức ép từ nhiều phía sẽ vừa làđộng lực, vừa là lực cản đối với chúng ta.
Qua việc phân tích những thách thức của Việt Nam trên con đường hội nhập AFTA sẽ làm rõ thêm những yếu tố, vấn đề cần quan tâm trên những chặng đường tiếp theo của quá trình hội nhập. Có thể nói khó khăn thách thức còn rất nhiều và càng trở thành vật cản đối với một nền kinh tếđang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi khó khăn, thách thức lại giúp chúng ta thêm kinh nghiệm để gạt hái nhiều thành công hơn, và góp phần giảm đáng kể cho ta thời gian cũng như các chi phí khác khi mà mọi nguồn lực đều trở nên khan hiếm. Vượt qua những khó khăn trở ngại trong hội nhập cùng khu vực sẽ tạo đà cho Việt Nam thu nhận nhiều hơn nữa những thành cong trên qui mô quốc tế.
Với khả năng và tầm nhìn của một sinh viên, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy cô và các bạn qan tâm và góp ýđể bài viết thêm hoàn thiện.
Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo trực tiếp hướng dẫn em- thầy Nguyễn Hữu Sở - đã giũp em hoàn thành bài viễt này, cũng như cảm ơn các thầy cô bộ môn đã truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết để bài viễt được thành công như hôm nay.
TÀILIỆUTHAMKHẢO
Báo, tạp chí.
- Chiến lược, chính sách công nghiệp 2/2003.
- Châu Mỹ ngày nay.
- Công nghiệp và thương mại.
- Doanh nghiệp.
- Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương.
- Ngoại thương.
- Nghiên cứu kinh tế.
- Nghiên cứu Đông Nam Á.
- Ngoại thương.
- Những vấn đề kinh tế thế giới.
- Nghiên cứu quốc tế.
- Thời báo kinh tế.
- Thời báo tài chính.
- Tạp chí tài chính.
- Thời báo kinh tế Sài gòn.
- Tin tức.
- Tổng luận khoa học công nghiệp kinh tế.
- Thông tin chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật.
- Tạp chí thị trường và giá cả.
Sách tham khảo
- Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và tiến trình hội nhập của ViệtNam.
- Khu mậu dịch tự do ASEAN và các doanh nghiệp Việt Nam.
- Lịnh trình giảm thuế của Việt Nam để thực hiện khu mậu dịch tự do AFTA.
Figure 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KDQT02.docx