Kiến thức–Thái độ-Thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng i từ 1/12/2009 đến 30/4/2010

Kết quả nghiên cứu ghi nhận có 143 (37,34%) bà mẹ có thực hành chung đúng (mục 4). Nhìn chung thực hành của bà mẹ đã được nâng lên trong những năm gần đây. So với các nghiên cứu trước thì thực hành đúng đã tăng gần gấp đôi. Nghiên cứu cắt ngang của Nguyễn Thị Thanh Thủy (2002) nhận thấy tỉ lệ thai phụ có thực hành chung đúng là 18,4%(6), của Huỳnh Thị Hiếu (2003) là 17%(3). Sự khác nhau này có thể còn do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu, địa điểm tiến hành nghiên cứu. Qua kết quả phân tích (bảng 8) cho thấy nhóm các bà mẹ cư trú ở nội thành có thực hành chung đúng thấp hơn so với nhóm ở ngoại thành có ý nghĩa thống kê với TSSC 0,62 (KTC 95% (0,39 – 0,97)), nhóm các bà mẹ có 2 con có thực hành chung đúng cao hơn so với nhóm 1 con có ý nghĩa thống kê với TSSC 1,78 (KTC 95% (1,15 – 2,77)). Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thủy (2000) yếu tố học vấn càng cao thì thực hành chung đúng tăng gấp 3 lần(6), còn nghiên cứu của Huỳnh Thị Hiếu (2003) thì bà mẹ không phải nội trợ thì thực hành chung đúng tăng gấp 3 lần(3).

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức–Thái độ-Thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng i từ 1/12/2009 đến 30/4/2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 186 KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH VỀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 6 THÁNG TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I TỪ 1/12/2009 ĐẾN 30/4/2010 Tôn Thị Anh Tú*, Nguyễn Thu Tịnh** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ những bà mẹ có con dưới 6 tháng có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về nuôi con bằng sữa mẹ và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành với các đặc điểm dân số, xã hội của bà mẹ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 383 bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi đưa con đến khám bệnh tại phòng khám bệnh viện Nhi Đồng I từ 1/12/2009 đến 30/4/2010. Dữ liệu được thu thập từ các bà mẹ thông qua bảng câu hỏi về các yếu tố dân số xã hội, kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ. Kết quả: Kiến thức chung đúng chiếm 43,34%. Trong đó có 89,82% bà mẹ có kiến thức đúng về lợi ích “Sữa mẹ dễ tiêu hóa và giúp bé hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng”; 91,85% biết rằng “Sau sanh nên cho bé bú sữa non ngay vì trong sữa non có nhiều chất dinh dưỡng quý và nhiều chất miễn dịch”; 69,45% biết rằng “Cho con bú trong vòng giờ đầu sau sanh”; 72,06% biết tư thế trẻ ngậm bắt vú đúng; nhưng chỉ có 48,04% có kiến thức đúng về “Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu”. Thái độ chung đúng là 80,68%. Trong đó hầu hết (97,39%) đồng ý “sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất”; 78,07% đồng ý “Nuôi bằng sữa công thức thì không có lợi cho sức khỏe của bé giống như nuôi bằng sữa mẹ”; nhưng 47,26% không đồng ý “Vắt sữa dự trữ cho bé bú”. Thực hành chung đúng là 37,34%. Trong đó 98,17% đã từng hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ; chỉ có 45,74% không cho con uống gì khác trước lần bú mẹ đầu tiên, 44,68% cho bé uống sữa khác; tỉ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 18,02%; phần lớn cho trẻ bú mẹ và sữa bình 45,43% . Mối liên hệ: mẹ làm công nhân viên, học vấn ≥ cấp 2, được nhân viên y tế hướng dẫn có kiến thức đúng cao hơn; mẹ làm công nhân viên, học vấn ≥ cấp 2, khoảng cách sinh con từ 2 năm trở lên có thái độ đúng cao hơn; mẹ ở ngoại thành, có số con ≥ 2 có thực hành đúng hơn. Kết luận: Đối với vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ thì đa số bà mẹ có thái độ đúng, kiến thức đúng thì tương đối nhưng thực hành đúng còn kém. Tỉ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu còn thấp. Mẹ ở ngoại thành, làm công nhân viên, học vấn ≥ cấp 2, số con ≥ 2, được nhân viên y tế hướng dẫn có tương quan mạnh với kiến thức và thực hành. Từ khóa: nuôi con bằng sữa mẹ, bú mẹ hoàn toàn, kiến thức, thái độ, thực hành. ABSTRACT KNOWLEDGE – ATTITUDE – PRACTICE OF BREASTFEEDING MOTHERS WITH INFANTS UNDER 6 MONTHS OLD AT CHILDREN’S HOSPITAL 1 FROM DECEMBER 1, 2009 TO APRIL 30,2010 Ton Thi Thanh Tu, Nguyen Thu Tinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 186 - 191 Objectives: To determine the proportion of mothers with infants under 6 months old have the right breastfeeding knowledge, attitudes, practices and the correlation between the population, social factors of mothers * Khoa Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, ** Bộ môn Nhi, Đại học Y dược TPHCM Tác giả liên lạc : BS. Tôn Thị Anh Tú Điện thoại: 0909449444 Email: anhtu_cd@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 187 and knowledge, attitudes, practices. Materials and methods: A cross-sectional study was conducted on 383 mothers with infants under 6 months took their children received treatment at outpatient department of the Children Hospital 1, Ho Chi Minh City, Viet Nam from Jan 12,2009 to April 30,2010. Data were collected from the breastfeeding mothers by interviewer using a structured questionnaires on demographics, knowledge, attitudes and practices. Results: The right general knowledge was 43.34% in which included 89.82% of mothers had the right knowledge about the benefits of “Breast milk helps babies easily digested and absorbing more nutrients”; 91.85% among them said that “After being born should immediately feeding by colostrum because colostrum has many nutrients and immunity”; 69.45% had the knowledge about “Breastfeeding within the first hour after birth”; 72.06% knew the right posture breast sucking of baby; but only 48.04% had the right knowledge about “Exclusive breastfeeding in 6 months early”. The right general attitude is 80.68% in which almost (97.39%) agreed to “Breast milk is the ideal food for babies”; 78.07% agreed “Breastfeeding provides health benefits for infants that cannot be provided by infant formula” but 47.26% did not agree “Expressed breast milk can be stored for later use”. The right general practice was 37.34% in which 98.17% had used breastfeeding; only 45.74% had given nothing for their baby before the first breastfeeding; 44.68% had given other milk; exclusive breastfeeding in 6 months early was 18.02%; the majority of mothers (45.43%) had given breastfeeding and bottle milk for baby. Correlation: breastfeeding mothers who are employees, educated above primary school, or were medical staff-guided had the higher proportion of right knowledge; mothers who are employees, educated above primary school, or the distance from birth of 2 years or more had the higher proportion of right attitude; mothers who are in suburban, or have two children or more are in practice better. Conclusions: According to breastfeeding mothers with infants under 6 months old to visit department of the Children Hospital 1, Ho Chi Minh City, Viet Nam from Jan 12, 2009 to April 30, 2010, the majority of them had the right attitude, knowledge but the proportion of mothers with the right practice was low. Exclusive breastfeeding rate in 6 months early was low. Mothers who are in suburban, are employees, educated above primary school, have two children or more, got the medical staff’s guide correlated with knowledge and practices. Key words: breastfeeding, exclusive breastfeeding, knowleadge, attitude, practice. ĐẶT VẤN ĐỀ Sữa mẹ (SM) là món quà quý giá nhất của thiên nhiên dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ đáp ứng những nhu cầu sinh lý, tâm lý và tạo cho bé sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống(1,2,7,9,10,11,13,14). Trong những năm đầu thập kỷ 90, xu hướng nuôi con bằng sữa mẹ có dấu hiệu hồi phục: 98% trẻ ở Châu Phi, 96% trẻ ở Châu Á và 90% ở Nam Mỹ đã được nuôi bằng sữa mẹ. Ngay tại Việt Nam con số này cũng xấp xỉ 90%(8). Theo MICS 2006 chỉ có 16,9% hay cứ 6 bà mẹ mới có 1 người nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời; 58% số bà mẹ cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ sau khi sinh. Tỉ lệ trẻ tiếp tục được bú mẹ cho tới khi 2 tuổi theo khuyến cáo vẫn dừng ở mức 22,9%(12). Với thực trạng bú mẹ hoàn toàn ngày càng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố dân số - xã hội và với chủ đề của Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2009: “Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu – Sự lựa chọn thông minh vì sự sống còn của trẻ nhỏ” cho nên sự tìm hiểu Kiến thức – Thái độ - Thực hành (KT-TĐ-TH) về việc nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi và mối liên quan giữa các yếu tố dân số - xã hội với KT-TĐ-TH là đề tài đang được quan tâm hiện nay. Chúng tôi nghiên cứu theo các mục tiêu sau: - Xác định tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về NCBSM. - Xác định tỉ lệ bà mẹ có thái độ đúng về NCBSM. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 188 - Xác định tỉ lệ bà mẹ thực hành đúng về NCBSM. - Xác định mối liên quan giữa các đặc điểm dân số xã hội của bà mẹ (nơi cư trú, tuổi mẹ, nghề nghiệp, trình độ học vấn, số con, khoảng cách sinh con, kinh tế gia đình, được nhân viên y tế hướng dẫn về cách NCBSM) với kiến thức, thái độ, thực hành. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dân số chọn mẫu Các bà mẹ có ít nhất 1 đứa con dưới 6 tháng tuổi đưa con đến khám bệnh tại phòng khám bệnh viện Nhi Đồng I từ 1/12/2009 đến 30/4/2010. Tiêu chí loại ra khỏi nghiên cứu - Bà mẹ không đồng ý tham gia vào nhóm nghiên cứu. - Bà mẹ không trực tiếp nuôi con. - Bà mẹ không thể trả lời phỏng vấn (câm, điếc, tâm thần, say rượu,). - Bà mẹ có chống chỉ định cho con bú SM theo y tế. Cỡ mẫu 383 (ta chọn p = 0,47 là tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm hết sữa non sau sanh theo nghiên cứu của Huỳnh Văn Sơn để có cỡ mẫu lớn nhất là n = 382.77 ≈ 383). Kỹ thuật chọn mẫu Lấy mẫu thuận tiện Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả, phân tích. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được sẽ xử lý bằng phần mềm Stata 10. Kiểm định mối tương quan giữa các biến bằng phép kiểm Chi bình phương ( 2λ ). Có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Phương pháp thu thập dữ liệu Người nghiên cứu trực tiếp đi phỏng vấn các bà mẹ đủ tiêu chí đưa vào nghiên cứu thông qua bảng phỏng vấn (49 câu), thơi gian phỏng vấn khoảng 30 phút. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian 5 tháng tiến hành nghiên cứu, chúng tôi thu thập được 383 đối tượng thỏa các tiêu chí đề ra với các kết quả được trình bày như sau Mô tả kết quả chung Bảng 1: Đặc điểm dân số xã hội của các bà mẹ trong nghiên cứu Đặc tính N = 383 Địa chỉ ở nội thành 156 (40,73) Tuổi mẹ (năm): Trung bình ≥ 25 28,58 ± 5,35 292 (76,24) Nghề nghiệp:Nội trợ Lao động Công nhân viên 123 (32,11) 180 (47,00) 80 (20,89) Học vấn≥ cấp II 346 (90,34) Số con hiện có ≥ 2 con 159 (41,51) Khoảng cách sinh con từ 2 năm trở lên 147 (92,45) Kinh tế gia đình không nghèo 336 (87,73) Được nhân viên y tế hướng dẫn về NCBSM 102 (26,63) Bảng 2: Kết quả chung về kiến thức NCBSM đúng của các bà mẹ Kiến thức đúng N = 383 SM dễ tiêu hóa và giúp bé hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng 344 (89,82) Bé bú SM thì phòng ngừa được các bệnh nhiễm khuẩn, giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng 316 (82,51) Trí thông minh bé được phát triển tối ưu khi bú SM 301 (78,59) Cho con bú trong vòng 1 giờ đầu sau sanh 266 (69,45) Không nên cho con uống bất cứ thứ gì trước cữ bú mẹ đầu tiên 306 (79,90) Không chờ xuống sữa hay nặn trái tràm rồi mới cho con bú 310 (80,94) Biết tư thế cho bú đúng 292 (76,24) Biết trẻ ngậm bắt vú đúng 276 (72,06) Không vắt bỏ sữa đầu cữ bú vì nghĩ là sữa này không hợp vệ sinh 203 (53) Cho bú bất kể thời gian kể cả ban đêm 350 (91,38) Cho con bú hết sữa của một vú rồi mới chuyển sang vú khác 232 (60,57) Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu 184 (48,04) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 189 Kiến thức đúng N = 383 Mẹ có sữa nhiều khi cho bé bú thường xuyên 176 (45,95) Có nghe nói đến sữa non 319 (83,29) Biết sữa non có ngay sau sanh 242 (75,86) Biết sữa non chấm dứt 1 tuần sau sanh 33 (10,34) Sau sanh cho bé bú sữa non ngay vì trong sữa non có nhiều chất dinh dưỡng quý giúp nuôi dưỡng bé tốt và có nhiều chất miễn dịch giúp bé chống bệnh tật 293 (91,85) Cai sữa cho bé lúc 18-24 tháng 221 (57,70) Nếu mẹ phải đi làm sớm, kinh tế gia đình tốt để cho bé có 1 bữa ăn dặm đầy đủ, có thể cai sữa lúc ≥12 tháng tuổi 164 (42,82) Kiến thức chung đúng 166 (43,34) Bảng 3: Kết quả chung về thái độ NCBSM đúng của các bà mẹ Thái độ đúng N = 383 Đồng ý SM là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất 373 (97,39) Đồng ý cộng đồng khuyến khích NCBSM hơn là nuôi bằng sữa công thức 379(98,96) Đồng ý cho bé bú SM thì thuận tiện và rẻ tiền hơn bú sữa bình 365 (95,3) Không đồng ý nuôi bằng sữa công thức thì đáng tin cậy hơn 285 (74,41) Không đồng ý nuôi bằng sữa công thức thì có lợi cho sức khỏe của bé giống như nuôi bằng SM 299 (78,07) Không đồng ý NCBSM thì vất vả, mất nhiều công sức 264 (68,93) Đồng ý cho con bú giúp gắn kết tình cảm mẹ con 373 (97,39) Không đồng ý NCBSM ngăn cản đi làm tiếp tục 243 (63,45) Nếu đi làm sớm đồng ý vắt sữa để nhà cho bé bú 181 (47,26) Không đồng ý là không nên cho con bú ở nơi công cộng 333 (86,95) Đồng ý cho bé bú mẹ đến 18- 24 tháng mới cai sữa 289 (75,46) Thái độ chung đúng 309 (80,68) Bảng 4: Kết quả chung về thực hành NCBSM đúng của các bà mẹ Thực hành đúng N = 383 Trẻ đã từng được nuôi bằng SM hoặc đang nuôi bằng SM 376 (98,17) Cho bú lần đầu tiên là trong vòng 1 giờ 159 (42,29) Thực hành đúng N = 383 đầu sau sanh Không uống gì khác trước lần bú mẹ đầu tiên Bú mẹ hoàn toàn 172 (45,74) 69 (18,02) Thực hành chung đúng 143 (37,34) Bảng 5: Kết quả các đặc điểm thực hành khác Thực hành N = 383 Nguyên nhân cho bú sau 1 giờ Bé tiếp xúc mẹ trễ Sanh mổ Điều dưỡng hướng dẫn Khác 217 (100) 26 (11,98) (51,61) 2 (0,92) 77 (35,48) Trẻ bú (uống) gì trước lần bú mẹ đầu tiên Không uống gì Bú chực bà mẹ khác Nước chín Nước đường Mật ong Nước cam thảo Sữa khác 383 (100) (45,74) 3 (0,80) 24 (6,38) 0 (0) 6 (1,60) 3 (0,80) 168 (44,68) Trong thời gian qua trẻ được Bú mẹ hoàn toàn Bú mẹ và uống nước sau bú hay khi trời nóng Bú mẹ và sữa bình Bú bình hoàn toàn Bú mẹ và ăn dặm Nguyên nhân bú bình Mẹ mất sữa Mẹ thiếu sữa Mẹ đi làm sớm Bú bình mập hơn Sữa bình tốt Bé nằm dưỡng nhi Khác 383 (100) 69 (18,02) 112 (29,24) 174 (45,43) 18 (4,70) 10 (2,61) 201 (100) 18 (8,96) 114 (56,72) 36 (17,91) 4 (1,99) 3 (1,49) 11 (5,47) 15 (7,46) Kết quả phân tích mối tương quan giữa các đặc điểm dân số xã hội (ĐĐDSXH) của bà mẹ với KT-TĐ-TH đúng Bảng 6: Kết quả phân tích mối tương quan giữa các ĐĐDSXH của bà mẹ với kiến thức chung đúng (KTCĐ) Đặc điểm KTCĐ (n) TSSC (KTC 95%) Địa chỉ nội thành 70 1,11 (0,72 – 1,71) Nhóm tuổi mẹ ≥ 25 133 1,47 (0,88 – 2,47) Nghề nghiệp: Công nhân viên Nội trợ Lao động 49 50 67 2,51(1,47 – 4,32) 0,85 (0,54 – 1,34) 0,62(0,41 – 0,96) Học vấn ≥ cấp 2 162 7,26 (2,50– 28,71) Số con ≥ 2 con 69 1,00 (0,65 – 1,54) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 190 Đặc điểm KTCĐ (n) TSSC (KTC 95%) Khoảng cách sinh con từ 2 năm trở lên 64 1,08 (0,28 – 4,52) Kinh tế không nghèo 150 1,56 (0,79 – 3,18) Được nhân viên y tế hướng dẫn về cách NCBSM 56 1,89 (1,17 – 3,07) Bảng 7: Kết quả phân tích mối tương quan giữa các ĐĐDSXH của bà mẹ với thái độ chung đúng (TĐCĐ) Đặc điểm TĐCĐ (n) TSSC (KTC 95%) Địa chỉ nội thành 129 1,25 (0,72 – 2,20) Nhóm tuổi mẹ ≥ 25 237 1,14 (0,60 – 2,10) Nghề nghiệp Công nhân viên Nội trợ Lao động 73 94 142 2,96 (1,28 – 7,96) 0,68 (0,39 – 1,20) 0,81 (0,47 – 1,38) Học vấn ≥ cấp 2 288 3,78 (1,73 – 8,11) Số con ≥ 2 con 122 0,65 (0,38 – 1,12) Khoảng cách sinh con từ 2 năm trở lên 110 0 (0 – 0,97) Kinh tế không nghèo 272 1,15 (0,48 – 2,51) Được nhân viên y tế hướng dẫn về cách NCBSM 87 1,54 (0,81 – 3,08) Bảng 8: Kết quả phân tích mối tương quan giữa các ĐĐDSXH của bà mẹ với thực hành chung đúng (THCĐ) Đặc điểm THCĐ (n) TSSC (KTC 95%) Địa chỉ nội thành 48 0,62 (0,39 – 0,97) Nhóm tuổi mẹ ≥ 25 109 1,00 (0,60 – 1,68) Nghề nghiệp Công nhân viên Nội trợ Lao động 22 51 70 0,57 (0,32 – 1,01) 1,29 (0,81 – 2,05) 1,13(0,73 – 1,75) Học vấn ≥ cấp 2 133 1,69 (0,76 – 4,03) Số con ≥ 2 con 72 1,78 (1,15 – 2,77) Khoảng cách sinh con từ 2 năm trở lên 67 1,17 (0,30 – 4,91) Kinh tế không nghèo 124 0,86(0,44 – 1,71) Được nhân viên y tế hướng dẫn về cách NCBSM 46 1,56(0,96 – 2,53) BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu ghi nhận có 166 (43,34%) bà mẹ có kiến thức chung đúng (bảng 2). Nhìn chung kiến thức của bà mẹ đã được nâng lên trong những năm gần đây. So với các nghiên cứu trước thì kiến thức đúng đã tăng gần gấp đôi. Trong nghiên cứu cắt ngang của Dương Công Minh (2000) thì có 32% bà mẹ có kiến thức chung đúng(4), của Nguyễn Thị Thanh Thủy (2002) là 34,1%(6), của Huỳnh Thị Hiếu (2003) là 36%(0). Mối tương quan (bảng 6): kiến thức chung đúng cao hơn có ý nghĩa thống kê giữa: nhóm công nhân viên so với nhóm không phải công nhân viên với TSSC 2,51 (KTC 95% (1,47 – 4,32)); nhóm học vấn từ cấp 2 trở lên so với nhóm dưới cấp 2 với TSSC 7,26 (KTC 95% (2,50 – 28,71)); nhóm được nhân viên y tế hướng dẫn so với nhóm không được hướng dẫn với TSSC 1,89 (KTC 95% (1,17 – 3,07)); nhóm lao động thì kiến thức chung đúng thấp hơn so với nhóm không phải lao động có ý nghĩa thống kê với TSSC 0,62 (KTC 95% (0,41 – 0,96)). Trong các nghiên cứu trước đây của Dương Công Minh (2000)(4), Nguyễn Thị Thanh Thủy (2002)(6), Huỳnh Thị Hiếu (2003)(11) thì các yếu tố học vấn, nghề nghiệp, công nhân viên, được nhân viên y tế tham vấn cũng có mối liên quan mang ý nghĩa thống kê với kiến thức chung đúng. Có lẽ khi bà mẹ có trình độ văn hóa phổ thông, là công nhân viên thì sẽ có nhiều điều kiện học hỏi, tiếp cận thông tin khoa học từ sách báo, cơ sở y tế , các phương tiện truyền thông đại chúng nên có hiểu biết nhiều hơn; ngoài ra có công đoàn trong công ty chăm lo cho đời sống nên họ phần nào yên tâm hơn để chăm sóc con. Kết quả nghiên cứu ghi nhận có 309 (80.68%) bà mẹ có thái độ chung đúng (bảng 3). Nhìn chung thái độ của bà mẹ đã được nâng lên trong những năm gần đây. So với các nghiên cứu trước thì thái độ đúng đã tăng gần gấp đôi. Trong nghiên cứu cắt ngang của Dương Công Minh (2000) thì có 34,3% bà mẹ có thái độ chung đúng (4), của Nguyễn Thị Thanh Thủy (2002) là 33,3%(6), của Huỳnh Thị Hiếu (2003) là 85%(3). Qua kết quả phân tích (bảng 7), cho thấy thái độ chung đúng cao hơn có ý nghĩa thống kê giữa nhóm các bà mẹ làm công nhân viên ơn so với nhóm không phải công nhân viên với TSSC 2,96 (KTC 95% (1,28 – 7,96)); nhóm có học vấn từ cấp 2 trở lên so với nhóm dưới cấp 2 có ý nghĩa thống kê với TSSC 3,78 (KTC 95% (1,73 – 8,11)); nhóm có khoảng cách sinh con từ 2 năm trở lên thì thái độ chung đúng thấp hơn so với nhóm khoảng cách sinh con dưới 2 năm với TSSC 0 (KTC 95% (0 – Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 191 0,97)). Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp chúng tôi nhận thấy một số bà mẹ cho con bú dễ tự mình đánh mất niềm tin dẫn đến thực hành sai nhất là khi có sự thúc ép của gia đình và bạn bè. Vì vậy phải xây dựng niềm tin và hỗ trợ bà mẹ. Ngày nay vấn đề NCBSM được đưa vào chương trình giảng dạy cho những người làm nghề y để người thầy thuốc có kiến thức tốt về điều này và như vậy sẽ tăng sự hỗ trợ bà mẹ trong tương lai. Cán bộ y tế được học kỹ năng giúp đỡ để bà mẹ cảm thấy tự tin thoải mái, sự tự tin sẽ giúp bà mẹ thành công trong việc NCBSM. Niềm tin cũng giúp bà mẹ phản ứng lại sức ép của người khác. Kết quả nghiên cứu ghi nhận có 143 (37,34%) bà mẹ có thực hành chung đúng (mục 4). Nhìn chung thực hành của bà mẹ đã được nâng lên trong những năm gần đây. So với các nghiên cứu trước thì thực hành đúng đã tăng gần gấp đôi. Nghiên cứu cắt ngang của Nguyễn Thị Thanh Thủy (2002) nhận thấy tỉ lệ thai phụ có thực hành chung đúng là 18,4%(6), của Huỳnh Thị Hiếu (2003) là 17%(3). Sự khác nhau này có thể còn do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu, địa điểm tiến hành nghiên cứu. Qua kết quả phân tích (bảng 8) cho thấy nhóm các bà mẹ cư trú ở nội thành có thực hành chung đúng thấp hơn so với nhóm ở ngoại thành có ý nghĩa thống kê với TSSC 0,62 (KTC 95% (0,39 – 0,97)), nhóm các bà mẹ có 2 con có thực hành chung đúng cao hơn so với nhóm 1 con có ý nghĩa thống kê với TSSC 1,78 (KTC 95% (1,15 – 2,77)). Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thủy (2000) yếu tố học vấn càng cao thì thực hành chung đúng tăng gấp 3 lần(6), còn nghiên cứu của Huỳnh Thị Hiếu (2003) thì bà mẹ không phải nội trợ thì thực hành chung đúng tăng gấp 3 lần(3). KẾT LUẬN Đối với vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ thì đa số bà mẹ có thái độ đúng, kiến thức đúng thì tương đối nhưng thực hành đúng còn kém. Chỉ có 159 (42,29%) cho bé bú trong vòng 1 giờ đầu sau sanh. Nguyên nhân chủ yếu là do sanh mổ (112; 51,61%) và có tới 168 (44,68%) cho bé uống sữa khác trước cữ bú mẹ đầu tiên. Tỉ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu còn thấp. Phần lớn là do bà mẹ nghĩ mình thiếu sữa (114; 56,72), mẹ phải đi làm sớm (36; 17,91) nên tập cho bé bú sữa khác sớm. Mẹ ở ngoại thành, làm công nhân viên, học vấn ≥ cấp 2, số con ≥ 2, được nhân viên y tế hướng dẫn có tương quan mạnh với KT-TĐ-TH . Học vấn, được nhân viên y tế hướng dẫn có ảnh hưởng hết sức tích cực đến kiến thức, thái độ của bà mẹ trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn nhi – Trường đại học Y Dược TP.HCM (2006). NCBSM. Nhi khoa tập I, lần 3, nhà xuất bản y học, tr. 96 – 108. 2. Bộ môn phụ sản – Trường đại học Y Dược TP.HCM (2006). NCBSM. Sản phụ khoa tập I, lần 4, nhà xuất bản y học, tr. 29 – 32. 3. Huỳnh Thị Hiếu (2003). Kiến thức-thái độ- thực hành NCBSM của bà mẹ ngay sau sinh tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương – TPHCM. Luận văn Thạc sĩ y khoa. Đại học Y Dược TPHCM, tr. 35 – 67. 4. Dương Công Minh (2000). Kiến thức – Thái độ - Thực hành của phụ nữ đang nuôi con <24 tháng tuổi về việc NCBSM tại quận 8 – TPHCM. Luận văn Thạc sĩ y khoa. Đại học Y Dược TPHCM, tr. 42 – 81. 5. Nguyễn Đỗ Nguyên (2006). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y khoa. Bộ môn dịch tễ, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TPHCM. 6. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2002). Kiến thức-thái độ- thực hành NCBSM của thai phụ khám thai tại bệnh viện Từ Dũ – TPHCM. Luận văn Thạc sĩ y khoa. Đại học Y Dược TPHCM, tr. 38 – 69. 7. Hanson LA, Korotkova M, Haversen L (2002). Breastfeeding, a complex support system for the offspring (2002). Pediatr Int. 44(4), pp. 347 – 52. 8. Nutrition Data Banks: Global Data Bank on Breastfeeding. Downloaded from on 2 November 2009. 9. Oddy WH (2002). The impact of breastmilk on infant and child health. Breastfeed_Rev. 10(3), pp. 5-18. 10. Policy Statement (2005). Breastfeeding and the Use of Human Milk. American Academy of Pediatrics, pp. 496 – 506. 11. Protection, Support and Promotion of Breastfeeding. Downloaded from on 20 October 2009. 12. UNICEF-GSO Viet Nam (2006). MICS 2006: Multiple Indicator Cluster Survey 13. World Health Organization CDD Programme, UNICEF. Breastfeeding Counselling: Atraining Cour(César)se, Participants’ Manual; Part I; Session 1 – 9. 14. World Health Organization CDD Programme, UNICEF. Breastfeeding Counselling: Atraining Course, Trainer’s Guide; Part I; Session 1 – 9.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thucthai_do_thuc_hanh_ve_nuoi_con_bang_sua_me_cua_cac_b.pdf
Tài liệu liên quan