Nền kinh tế số hoạt động xuyên biên
giới. Các cơ quan nhà nước, tài chính Việt
Nam phải hợp tác, trao đổi thông tin với
các cơ quan tương đương của các nước
liên quan để thực hiện quản lý phù hợp
với nền kinh tế số. Đó thực sự là một cuộc
chuyển đổi có tính cách mạng của toàn
thể nền kinh tế và xã hội để không còn
chỗ hổng cho khu vực kinh tế phi chính
thức xuất hiện trong nền kinh tế số. Nhận
thức đúng những cơ hội và thách thức,
tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển
mạnh mẽ nền kinh tế số đồng thời cũng
kịp thời hạn chế khả năng một bộ phận
của nền kinh tế số rất hiện đại và đầy hy
vọng này chậm hay chưa được kiểm soát,
bị rơi vào kinh tế phi chính thức, bị quy
chụp hay hạn chế không cần thiết.
Rất mong Việt Nam sớm tiếp cận với
những nhận thức này để ngăn chặn nguy
cơ một bộ phận chưa được kiểm soát của
nền kinh tế số rơi vào khu vực kinh tế phi
chính thức truyền thống trước đây ngoài ý
muốn của những người tham gia vào nền
kinh tế số này./.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế số và kinh tế phi chính thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ HÔM NAY
39Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
KINH TẾ SỐ VÀ KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC
TS. Lê Đăng Doanh *
Tóm tắt: Bài viết giới thiệu về kinh tế số như một xu thế phát triển tiến bộ trong
nền kinh tế của thế giới hiện đại, nêu các thí dụ về thực trạng của kinh tế số hiện nay ở
các nước và Việt Nam. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng phải nhận thức rõ
về kinh tế số, có biện pháp quản lý phù hợp để thúc đẩy kinh tế số phát triển và để kinh
tế số đóng góp xứng đáng cho tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
Từ khóa: Kinh tế số, kinh tế phi chính thức, kinh tế điện tử, kinh tế chia sẻ, kinh
tế tạm thời.
Abstract: The articleintroduces the digitaleconomy as a trend of progressive
development in the modern world economy, and also gives some examples of the
current situation of digital economy in other countries and in Vietnam. The author
especially addresses the importance in the clear awareness of the digital economy,
taking appropriate management measures to promote the development of digital
economy and to enable the digital economy to make a worthy contribution to the
economic growth and to deal with social issues.
Keywords: Digital economy, informal economy, electronic economy, shared
economy, temporary economy.
Nền kinh tế số (digital economy) kết
nối sâu rộng qua công nghệ thông tin đã
tạo điều kiện thuận lợi chưa từng có cho
lao động và việc làm mới, giao dịch,
thương mại, tạo cơ hội để người dân bình
thường có thể tiếp cận thuận lợi nhất việc
làm trong và ngoài nước, sản phẩm, dịch
vụ, mở ra rất nhiều hình thức làm việc, trao
đổi hàng hóa mới, mở ra khả năng tiếp cận
công việc, buôn bán xuyên biên giới chưa
hề có trước đây. Nền kinh tế tự do hay kinh
tế tạm thời (gig economy) là một ví dụ, theo
đó người lao động có thể ký hợp đồng lao
động tạm thời, thực hiện những công việc
ngắn hạn, như tư vấn, dịch thuật, lái xe cho
Uber hay Grab, Theo Cơ quan Lao động
Mỹ, tỷ lệ người làm việc tự do như vậy ở
Mỹ đã lên đến 34% tổng số lao động (2017)
và dự báo có thể sẽ tăng lên đến 42% vào
năm 2020. Ưu điểm của mô hình làm việc
này là người lao động không phải đi đến
nơi làm việc, tránh kẹt xe, ô nhiễm không
khí khi phải đi đến nơi làm việc, tiết kiệm
thời gian và chi phí vận chuyển, có thể chủ
động lịch làm việc, thậm chí có thể cùng
một lúc làm được nhiều việc theo những
hợp đồng khác nhau. Nơi ký hợp đồng
cũng tiết kiệm được chi phí văn phòng và
trả tiền công thấp hơn so với lao động dài
hạn như trước đây. Không ít lao động có
trình độ chuyên môn sinh sống ở Việt Nam
hiện nay đang tham gia buôn bán chứng
khoán ở Mỹ và thị trường chứng khoán
toàn cầu, làm việc cho các công ty tư vấn
hay phần mềm ở Pháp hay Nhật, được trả
tiền qua ngân hàng điện tử.
* Chuyên gia kinh tế cao cấp
VẤN ĐỀ HÔM NAY
40Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
Cũng đã xuất hiện nhiều dạng mua
bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ
như kinh tế chia sẻ (sharing economy),
như cùng đi chung xe ô tô để đi làm, sử
dụng tã lót hay đồ chơi trẻ em khi con
cái đã lớn và không còn cần dùng nữa,
hay cho thuê phòng khách ở theo dạng
homestay qua môi giới của Airbnb, v.v.
Airbnb xuất hiện năm 2008, đến nay đã
có mặt trên 190 nước, 34.000 thành phố
với số khách lên đến 60 triệu người. Ở
Việt Nam, theo thông tin của ngành du
lịch, hiện đã có hơn 16.000 phòng cho
thuê theo ứng dụng này tại Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh. Số phòng này tương đương
với tổng số phòng của hệ thống khách sạn
2-4 sao của TP Hồ Chí Minh và đang tiếp
tục tăng lên nhanh chóng.
Những hình thức khác cũng đã xuất
hiện, như kinh tế hàng đổi hàng (barter
economy), nơi người dân có thể trao đổi
hàng hóa ngang giá, hay kinh tế quà biếu
(gift economy), khi người dân có thể cho
một số sản phẩm hay vật phẩm của mình mà
không yêu cầu phải trả tiền, thù lao hay hứa
hẹn bất kỳ sự trả ơn nào trong tương lai.
Cơ quan thuế kiểm soát và thu thuế
như thế nào đối với các hình thức lao động
hay trao đổi nói trên (trừ kinh tế quà biếu)
là một thách thức không nhỏ cho nhiều nền
kinh tế, kể cả những nước phát triển. So
với những cá nhân và doanh nghiệp đăng
ký và nộp thuế theo luật, những người lao
động tự do theo gig economy hay cho thuê
phòng theo Airbnb được quản lý và nộp
thuế ra sao nếu chưa có quy định pháp lý
về nghĩa vụ đăng ký? Câu hỏi đặt ra là ở
đây có hình thành một mảng kinh tế phi
chính thức hay chưa và nếu có xuất hiện
thì trách nhiêm thuộc về cơ quan nào?
Rõ ràng nền kinh tế số đang tạo ra những
cơ hội mớí đầy triển vọng và cũng đặt ra
những vấn đề mới cần giải quyết kịp thời.
Theo Tạp chí Forbes, nền kinh tế số
toàn cầu đang có tốc độ phát triển nhanh
chóng với giá trị khoảng 3.000 tỷ USD,
chiếm tỷ trọng 3,8% nền kinh tế toàn cầu
vào năm 2016 [1]. Sự phát triển kinh tế số
còn thể hiện ở việc có khoảng 200 thành
phố trên toàn thế giới dự kiến xây dựng
thành phố thông minh. Dự báo đến năm
2020, tổng thị trường thành phố thông
minh toàn cầu ước đạt 1.500 tỷ USD, chiếm
38% tỷ trọng của kinh tế số toàn cầu, tập
trung chính ở các lĩnh vực chính phủ điện
tử, năng lượng thông minh và y tế.
Theo thông tin từ Google và Temasek,
nền kinh tế số của khu vực ASEAN đã
có những đột phá trong những năm gần
đây và đặc biệt là trong năm 2017. Tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế số khu vực
ASEAN năm 2017 đã vượt kỳ vọng với
tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 27%/năm
và đạt mốc 50 tỷ USD, chiếm khoảng 2%
GDP của khu vực (dự kiến sẽ đạt 6% GDP
vào năm 2025) [2]. Đóng góp vào sự tăng
trưởng này là các ngành, như du lịch trực
tuyến, thương mại điện tử, phương tiện
truyền thông và giải trí trực tuyến, đặt xe
trực tuyến,
Với tổng dân số hơn 90 triệu người,
với hơn 58 triệu người dùng internet, hơn
125 triệu thuê bao di động, hơn 3.000
doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nhiều
doanh nghiệp thành công trong công nghệ
thông tin, công nghệ phần mềm, ứng dụng
công nghệ số (như FPT, DTT, Viettel,...),
Việt Nam đang được đánh giá là một trong
những quốc gia có tiềm năng lớn để phát
triển nền kinh tế số. Tại Việt Nam, xu thế
“số hóa” đã xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh
vực, từ thương mại, thanh toán cho đến
giao thông, giáo dục, y tế,... Nhiều doanh
nghiệp Việt đã bắt đầu tham gia vào
thương mại điện tử (Vuivui.com, Tiki.
vn,...), các nền tảng thanh toán trung gian
VẤN ĐỀ HÔM NAY
41Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
bằng công nghệ QR Code, ví (123Pay và
ZaloPay của ZION, Momo, Webmoney,
Payoo...), mạng xã hội (Zalo), thiết bị IoT
(máy bán nước, máy bán bánh pizza tự
động tích hợp giải pháp thanh toán điện
tử cho máy bán hàng VPOS), thanh toán
trực tuyến của các ngân hàng,...
Tỷ trọng thương mại điện tử trong
tổng số doanh số thị trường bán lẻ của
Việt Nam chiếm 3,6%. Đây là con số
khiêm tốn so với mức trung bình của khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương (14,5%).
Tuy vậy, xếp hạng của Việt Nam trong
nền kinh tế số chưa cao. Theo xếp hạng
Chỉ số phát triển số hóa (Digital Evolution
Index-DEI) của Trường đại học Tufts
thuộc Đại học Harvard (Mỹ), Việt Nam đạt
2,19/5 điểm, xếp thứ 48 trên 60 nền kinh
tế [6]. Cơ quan Xếp hạng Chính phủ điện
tử của Liên Hiệp Quốc UNPAN xếp Việt
Nam hạng 89/193 nền kinh tế năm 2016 và
tăng một bậc, lên 88/193 năm 2017.
Trong ASEAN, xếp hạng của Việt
Nam như sau:
Rõ ràng, bộ máy quản lý Nhà nước
của chúng ta đã chậm so với sự phát triển
của công nghệ và sự năng động của nền
kinh tế hội nhập sâu vào kinh tế khu vực
và thế giới. Đó chính là kẽ hở để một số
loại hình của nền kinh tế số có thể trở
thành một bộ phận mới của mảng kinh tế
phi chính thức vốn đã chiếm tỷ lệ cao về
lao động và GDP của nền kinh tế truyền
thống, dẫn đến bất công trong xã hội, làm
tăng thêm chênh lệch giàu nghèo.
Nền kinh tế số có làm tăng thêm khu vực
kinh tế phi hình thức ở Việt Nam hay không?
Để phát triển nền kinh tế số một cách
chính quy, hợp pháp, nhà nước cần xây
dựng kịp thời môi trường pháp lý phù hợp
cho nền kinh tế số và giao dịch điện tử.
Một khung pháp lý bao quát nền kinh tế
số sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi
từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh
tế số diễn ra một cách mau chóng và thuận
lợi hơn. Khung pháp lý cơ bản có thể gồm
luật về văn bản điện tử, luật giao dịch điện
tử và luật chữ ký số, để tạo điều kiện nhà
VẤN ĐỀ HÔM NAY
42Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
nước quản lý được giao dịch điện tử. Chính
sự chậm trễ của khung pháp lý về các hoạt
động kinh tế số đã tạm thời đẩy các hoạt
động này sang khu vực phi chính thức, làm
cho cơ quan thuế phải truy thu. Càng chậm
trễ thì hoạt động kinh tế số tăng nhanh như
vũ bão sẽ bị rơi vào khu vực kinh tế phi
chính thức nhiều hơn ngoài ý muốn của
những cá nhân và thể nhân tham gia vào
các hoạt động này.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn
bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
cho hay năm 2017 ngành thuế đã triển
khai rà soát các cá nhân kinh doanh qua
mạng xã hội, nhưng chưa kê khai, nộp
thuế. Cụ thể, ngành thuế Hà Nội đã rà
soát, thu thập cơ sở dữ liệu của 13.422
chủ tài khoản trên mạng xã hội có hoạt
động quảng cáo, bán hàng qua mạng,
trong đó 1.950 cá nhân đã đăng ký và
được cấp mã số thuế để kê khai, nộp thuế.
Cục thuế TP. Hồ Chí Minh cũng đã gửi
13.145 giấy mời với trên 15.297 website
và tài khoản Facebook do cơ quan thuế
thu thập được tới các tổ chức, cá nhân có
kinh doanh thương mại điện tử. Tại Đà
Nẵng, ngành thuế đã rà soát 11.072 chủ
tài khoản; Khánh Hòa có 6.729 chủ tài
khoản; Nghệ An có 3.545 chủ tài khoản
trên mạng xã hội có hoạt động quảng cáo,
bán hàng qua mạng. Chính phủ đã có kế
hoạch xây dựng Chính phủ điện tử, thúc
đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi này.
Một thách thức khác là an ninh, bảo
mật mạng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật,
trình độ công nghệ còn nhiều bất cập mà
hệ quả trực tiếp là kinh tế số dựa trên nền
tảng Internet vẫn chứa đựng nhiều nguy
cơ về bảo mật, an toàn thông tin, tính
riêng tư của dữ liệu. Khi kỹ thuật số trở
nên phổ biến, doanh nghiệp sẽ gặp khó
khăn trong việc ngăn chặn và giải quyết
vấn đề tấn công qua mạng. Bài học ngày
20/7/2018 của Singapore khi hệ thống
Chính phủ điện tử y tế SingHealth bị tin
tặc tấn công, lấy cắp 1,5 triệu hồ sơ bệnh
án và đơn thuốc của 160.000 bệnh nhân,
kể cả của Thủ tướng Lý Hiển Long [5],
là một ví dụ đắt giá. Sau đó, Chính phủ
Singapore đã phải thiết lập hai mạng lưới
riêng biệt, ngăn cách tin tặc tiếp cận được
với hệ thống mạng của Chính phủ.
Một trở ngại nữa là thủ tục rườm rà,
chồng chéo và phi chính thức cao trong
triển khai thương mại điện tử như giấy
phép, điều kiện kinh doanh, chi phí hải
quan, kho vận còn cao, song chất lượng
chưa tương xứng so với nhiều nước trong
khu vực đã hạn chế sự phát triển của
thương mại điện tử ở Việt Nam. Bên cạnh
đó, việc xây dựng lòng tin của người tiêu
dùng vào mua sắm trực tuyến, giao hàng
qua bưu điện còn thấp cũng hạn chế sự
phát triển của hình thức này.
Tổ chức Lao động quốc tế ILO đã dự
báo 86% lao động dệt may và da giày của
Việt Nam có nguy cơ mất việc làm do ứng
dụng người máy và các doanh nghiệp giảm
sử dụng lao động giản đơn [3]. Nhà nước
phải thuyết phục, tạo điều kiện, khuyến
khích hàng triệu người lao động từ thành thị
đến nông thôn học tập suốt đời, sẵn sàng học
một nghề mới, chấp nhận công việc khác,
hợp tác với những cộng sự đến từ nước khác.
Hệ thống giáo dục sẽ phải phát triển để thực
hiện nhiệm vụ khổng lồ này; thị trường lao
động sẽ phải điều chỉnh. Cho đến nay vẫn
chưa ngã ngũ người máy là “thiên thần cứu
tinh hay ác quỷ” đối với người lao động và
có nên đánh thuế người máy hay không.
Nếu không đạt được đồng thuận xã hội, tạo
việc làm mới cho những lao động mất việc
vì người máy, xung đột xã hội sẽ khó tránh
khỏi và lao động phi chính thức sẽ tăng lên.
Khả năng thích ứng với nền kinh tế số
của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế,
VẤN ĐỀ HÔM NAY
43Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(SMEs). Khu vực này có nhiều hạn chế về
trình độ quản trị, tiếp cận nguồn vốn và
công nghệ để hiện đại hóa và mở rộng sản
xuất kinh doanh thông qua nền kinh tế số.
Thói quen sử dụng tiền mặt thay vì chi
trả qua mạng thanh toán điện tử bắt nguồn từ
thiếu lòng tin vào chất lượng và an toàn của
dịch vụ. Báo cáo của tổ chức GPFI (Global
Partenership for Financial Inclusion) về “Số
hóa và tính phi hình thức” tại Hội nghị G20
của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới diễn ra
ở Argentina tháng 11/2018 đã được chuẩn
bị với đề nghị số hóa mạnh mẽ các quan hệ
tài chính của cá nhân và SMEs nhằm giảm
mạnh tỷ lệ kinh tế phi chính thức trong nền
kinh tế. Báo cáo kiến nghị cần nhanh chóng
gộp tối đa các cá nhân và thể nhân vào hệ
thống tài chính số hóa, đẩy lùi khu vực tài
chính phi chính thức mà không cần kiểm
soát hành chính các hoạt động đó, như đăng
ký hợp đồng lao động, v.v. [4]. Báo cáo đề
xuất nhiều biện pháp, như sớm số hóa hệ
thống chứng minh cá nhân và đăng ký thể
nhân, thực hiện rộng khắp hệ thống thanh
toán số qua mạng, nâng cấp hệ thống cung
cấp thông tin kinh tế - xã hội cho toàn thể
dân chúng trong xã hội, tăng cường bảo vệ
sự an toàn tài chính của người dân trong
giao dịch mua bán,... Báo cáo cũng kiến
nghị thực hiện giáo dục đào tạo cho mọi
người dân về kinh tế số, khắc phục tình
trạng “mù kinh tế số”.
Nền kinh tế số hoạt động xuyên biên
giới. Các cơ quan nhà nước, tài chính Việt
Nam phải hợp tác, trao đổi thông tin với
các cơ quan tương đương của các nước
liên quan để thực hiện quản lý phù hợp
với nền kinh tế số. Đó thực sự là một cuộc
chuyển đổi có tính cách mạng của toàn
thể nền kinh tế và xã hội để không còn
chỗ hổng cho khu vực kinh tế phi chính
thức xuất hiện trong nền kinh tế số. Nhận
thức đúng những cơ hội và thách thức,
tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển
mạnh mẽ nền kinh tế số đồng thời cũng
kịp thời hạn chế khả năng một bộ phận
của nền kinh tế số rất hiện đại và đầy hy
vọng này chậm hay chưa được kiểm soát,
bị rơi vào kinh tế phi chính thức, bị quy
chụp hay hạn chế không cần thiết.
Rất mong Việt Nam sớm tiếp cận với
những nhận thức này để ngăn chặn nguy
cơ một bộ phận chưa được kiểm soát của
nền kinh tế số rơi vào khu vực kinh tế phi
chính thức truyền thống trước đây ngoài ý
muốn của những người tham gia vào nền
kinh tế số này./.
Tài liệu tham khảo
1. Forbes Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu. https://forbesvietnam.com .vn/
tin -cap.../kinh-te-viet-nam-tang-truong-tren-7-4001.htm...
2. Kinh tế ASEAN năm 2017: tăng trưởng là xu thế chủ đạo. www.sggp.org. vn/
kinh-te-asean-nam-2017-tang-truong-la-xu-the-chu-dao-365613.html
3. Lao động dệt may, da giày đối diện nguy cơ mất việc. https://thitruong.nld.com.
vn/cong-doan/lao-dong-det-may-da-giay-doi-dien-nguy-co-mat-vi...
4. Những điều cần biết về Hội nghị thượng đỉnh G20 2018. https://tintucvietnam.
vn ›thegioi
5. Tin tặc tấn công Singapore và bài học cho Việt Nam. enternews.vn/tin-tac-tan-
cong-singapore-va-bai-hoc-cho-viet-nam-132975.html
6. Việt Nam hăng hái trong số hóa nền kinh tế. vuducdam.org/viet-nam-hanh-hai-
trong-so-hoa-nen-kinh-te.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_te_so_va_kinh_te_phi_chinh_thuc.pdf