Kỹ năng phỏng vấn đi xin việc

Chắc hẳn bạn đã từng bị hỏi qua hàng chục câu hỏi phỏng vấn, có câu hỏi rập khuôn mà ai cũng hỏi, có câu khó, có câu lạ, có câu khiến bạn phải dừng lại suy nghĩ mới trả lời được nhưng “nguy hiểm” nhất là những câu hỏi mánh khóe. James Reed, CEO của Reed, website việc làm hàng đầu của Anh và Châu Âu và là tác giả của cuốn sách “Why You? : 101 Interview Questions You’ll Never Fear Again”, tạm dịch là “Tại sao phải chọn bạn: 101 câu hỏi phỏng vấn bạn sẽ không còn sợ hãi vì chúng nữa” đưa ra một ví dụ của loại câu hỏi phỏng vấn mánh khóe. Đó là câu hỏi dành cho một ứng viên ứng tuyển vào vị trí quản lý: “Bạn muốn được thích hay được sợ?”. James cho rằng với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết phong cách lãnh đạo của ứng viên và cách họ xoay sở với những câu hỏi hay tình huống oái oăm như thế này. Và câu trả lời bạn nên có trong tình huống này chính là: “Tôi muốn được tôn trọng”. James giải thích rằng đây là cách giúp bạn thoát khỏi thế bí và bị bắt bẻ từ nhà tuyển dụng, nghĩa là đưa ra một lựa chọn khác của bản thân miễn là câu trả lời vẫn đúng với trọng tâm câu hỏi của họ

pdf19 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng phỏng vấn đi xin việc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIẾM VIỆC KHÔNG KHÓ TỔNG HỢP 10 BÀI VIẾT VỀ HỒ SƠ VÀ PHỎNG VẤN ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU NHẤT TRÊN HR INSIDER 2CÂU CHUYỆN PHẢI CHUẨN BỊ KỸ TRƯỚC BẤT KỲ CUỘC PHỎNG VẤN NÀO3 Rất nhiều bạn quên rằng 3 câu hỏi sau đây mới thật sự là “vũ khí bí mật” của các nhà tuyển dụng để tìm hiểu xem ứng viên có thật sự phù hợp với văn hóa công ty và các đồng nghiệp trong tương lai hay không. Vòng phỏng vấn là ngưỡng cửa cuối cùng của nhiều bạn trẻ đến với công việc mơ ước của mình. Có lẽ điều đầu tiên mà các bạn sẽ làm khi nhận được thư mời phỏng vấn của công ty là xem lại resume hay CV một lượt. Nhiều bạn kỹ hơn thì lên xem lại mô tả công việc để hôm sau có thể trả lời lưu loát với nhà tuyển dụng. Thế nhưng, rất nhiều bạn quên rằng 3 câu hỏi sau đây mới thật sự là “vũ khí bí mật” của họ để tìm hiểu xem ứng viên có thật sự phù hợp với văn hóa công ty và các đồng nghiệp trong tương lai hay không. Hãy kể một vấn đề mà bạn đã đứng ra giải quyết Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu về khả năng giải quyết vấn đề của bạn thông qua câu chuyện mà bạn kể. Họ muốn biết bạn có sáng tạo, có tính tổ chức, có dám can đảm đứng ra giải quyết vấn đề đó hay không. Tìm ra lời giải cho câu hỏi này là không khó, vì nó có sẵn trong công việc hàng ngày mà bạn gặp phải rồi. Chỉ có điều, trong tích tắc khi được nhà tuyển dụng hỏi, nhiều bạn thấy đầu óc mông lung, nhớ hoài chẳng ra một câu chuyện nào mà mình đã đứng ra giải quyết cả. Vì vậy, trước ngày phỏng vấn, hãy lục lại những sự kiện cũ, chuẩn bị trước cho mình một câu chuyện đúng, hay, lồng ghép được khả năng và kinh nghiệm giải quyết vấn đề của bản thân. Chỉ cần kể được câu chuyện này, bạn đã hơn nhiều ứng viên khác rồi. Hãy kể một tình huống mà bạn đối mặt với những bất hòa trong nhóm Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu về tính cách của bạn nhiều hơn là cách bạn giải quyết mâu thuẫn đó. Bạn là mẫu người nóng tính, ôn hòa, nhút nhát, hay máu lửa, tất cả đều được thể hiện qua câu chuyện này. Kinh nghiệm cho thấy, đa số các bạn trẻ lèo lái câu chuyện của mình theo hướng ôn hòa, với suy nghĩ sẽ chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đó không phải là một ý hay, vì khi ai cũng chọn cách này thì bạn sẽ trở nên mờ nhạt so với các ứng viên khác. Cách tuyệt vời nhất là hãy kể một câu chuyện đúng, thể hiện hết cá tính của bản thân. Hãy kể một thành công đáng tự hào nhất mà bạn từng đạt được Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng thực sự muốn nhìn thấy niềm đam mê, sự khát vọng của bạn được thể hiện qua lời kể. Họ hầu như không quan tâm nhiều đến thành tựu của bạn, mà là làm sao và như thế nào bạn đạt được thành công đó. Cũng giống như 2 câu hỏi trên, nếu bạn không chuẩn bị trước, bạn sẽ không tìm được một câu chuyện thành công mà bạn thật sự đã làm hết sức mình để đạt được. Vì vậy, hãy chuẩn bị trước, rồi hãy kể lại cho nhà tuyển dụng nghe một cách thật hào hứng, có lửa, có nhiệt huyết để thể hiện được chính xác nhất bản thân mình. Nói tóm lại, ngoài kĩ năng chuyên môn, 3 câu hỏi trên đây sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bản thân bạn để họ có thể ra được quyết định cuối cùng chính xác nhất. Chỉ cần chuẩn bị trước 3 câu chuyện nêu trên, bạn đã đến gần hơn với công việc mơ ước của mình rồi. MẸO NHỎ Chuẩn bị thật kỹ những câu hỏi thường gặp. Chuẩn bị 3 câu chuyện đã nêu ở trên. Trả lời chân thật, có lửa, có nhiệt huyết và đam mê. 3NHÀ TUYỂN DỤNG TÌM KIẾM GÌ Ở CV TRONG 6 GIÂY ĐẦU TIÊN Mỗi ngày nhà tuyển dụng phải đọc hàng trăm hồ sơ ứng tuyển (CV), biết được nhà tuyển dụng đang tìm kiếm gì trong hồ sơ ứng tuyển sẽ giúp hồ sơ của bạn chiến thắng trong cuộc đua này. Sau đây là những gì nhà tuyển dụng tìm kiếm ở mỗi CV trong 6 giây đầu tiên. Đó là: Thông tin cá nhân Các vị trí công việc và tên công ty bạn đã làm Thời gian làm việc Học vấn: bạn tốt nghiệp trường nào và thời gian tốt nghiệp Lời kết Kinh nghiệm công việc hiện tại, công việc trước đó, học vấn, thông tin cá nhân là những thông tin quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Hãy trình bày các phần này theo thứ tự hợp lý và rõ ràng trong CV của bạn. Chỉ cần biết cách làm nổi bật các phần này để nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên phù hợp với công việc, bạn sẽ vượt qua hàng ngàn ứng viên khác. Chúc bạn thành công. 4ĐIỀU GÌ KHIẾN BẠN KHÁC BIỆT SO VỚI NHỮNG ỨNG CỬ VIÊN KHÁC ? Câu hỏi về sự khác biệt vẫn luôn là một câu hỏi khó cho các ứng cử viên. Ms. Duyên Dáng sẽ chia sẻ 3 cách để giúp bạn trả lời thành công và gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng nhé ! Sau khi vượt qua bao nhiêu công đoạn từ tìm kiếm, lựa chọn, viết và nộp CV, bạn đã được nhà tuyển dụng gọi điện để mời phỏng vấn cho công việc. Bạn hồi hộp, lo lắng, chuẩn bị kỹ càng những câu hỏi thường gặp. Mọi việc vẫn diễn ra suôn sẻ cho đến khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi “Điều gì làm bạn đặc biệt so với những ứng cử viên khác?”. Và bạn chết máy. Bạn cố suy nghĩ xem mình có gì khác biệt hay không? Nhưng dường như tất cả câu trả lời đều chung chung và mơ hồ. Buổi phỏng vấn kết thúc và bạn ra về với tâm trạng mờ mịt. Vậy làm thể nào để thể hiện sự khác biệt của bạn và chiến thắng những ứng tuyển viên khác? Ms. Duyên Dáng cùng chia sẻ một vài bí quyết có thể giúp bạn tự tin trả lời câu hỏi phỏng vấn này nhé. NIỀM ĐAM MÊ ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC Niềm đam mê với công việc chính là chìa khóa để tạo nên sự khác biệt. Nhà tuyển dụng thường sẽ ưu tiên và có thiện cảm hơn với những ứng tuyển viên thực sự ưa thích vị trí công việc được đề xuất. Galileo Galilei, nhà Vật lý học, Thiên văn học vĩ đại của Italia đã từng nói “Niềm đam mê là nguồn gốc của thiên tài”. Quả thật vậy, bạn sẵn sàng bỏ nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện công việc tốt hơn nếu nó hợp với sở thích của bản thân. Điều này còn thể hiện rõ hơn ở những người làm trong ngành nghệ thuật và đòi hỏi sáng tạo cao như Marketing, Thiết kết và Thời Trang. Vậy làm cách nào để thể hiện sự đam mê với công việc trong buổi phỏng vấn? Hãy kể một câu chuyện, sự kiện là lý do khởi nguồn cho niềm đam mê của bạn đối với công việc ứng tuyển. Ví dụ như bạn đam mê thiết kế sau khi phát hiện ra mình có năng khiếu/sở thích vẽ từ nhỏ. Hay là bạn thích viết và đọc sách nên theo học ngành báo chí và mong muốn được làm công việc liên quan. Cũng có thể là bạn ứng tuyển làm giáo viên vì có bố/mẹ trong nghành giáo dục và bạn mơ ước muốn trở thành như họ. Sự đam mê có thể bộc lộ qua nhiều hình thức và được bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Hãy khéo léo lồng ghép câu chuyện của bản thân và làm nổi bật cái tôi của bạn. Tuy nhiên, bạn nên tránh bộc lộ thái quá hoặc sa đà vào kể lể khi trả lời phỏng vấn. Bạn cần thể hiện cái tôi riêng biệt nhưng trung thực và chừng mực để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. 5GIÁ TRỊ Hãy cho nhà tuyển dụng biết về giá trị của bạn. Họ sẽ được gì nếu lựa chọn bạn so với những ứng cử viên khác. Điều này đòi hỏi bạn phải nhận thức rõ và hiểu được ưu điểm hay kỹ năng của bản thân. Khi đã xác định được mình có năng khiếu gì thì bạn đừng quên dẫn dắt và chứng minh cụ thể giá trị mà kỹ năng đó có thể giúp bạn trong công việc. Thay vì nói “Tôi có thể giao tiếp tốt”, hãy nói “Khả năng giao tiếp chính là thế mạnh của tôi và giúp tôi tạo mối quan hệ tốt với nhiều bạn bè từ các ngành nghề khác nhau. Cũng vì thế tôi có thể tạo thiện cảm tốt và thuyết phục khách hàng dễ dàng hơn”. Câu hỏi về sự khác biệt vẫn luôn là một lời đố khó cho các ứng cử viên. Nó là một câu hỏi mở và không có đáp án đúng hay sai. Nội dung tuy quan trọng nhưng cách bạn trả lời mới là đều làm nên sự khác biệt. Hãy thể hiện dấu ấn cá nhân trong buổi phỏng vấn để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng nhé ! CÁI TÔI RIÊNG BIỆT Điều làm nên cái tôi của bản thân chính là sự kết hợp giữa tính cách, sở thích và suy nghĩ quan điểm. Khi trả lời câu hỏi về sự khác biệt, đừng cố bắt chước bất kỳ ai mà hãy thể hiện tính cách của mình. Một người tự tin, nóng vội hay nhiệt tình sẽ được thể hiện qua ánh mắt, thái độ và phong thái nói chuyện. Ngôn ngữ cơ thể nói nhiều hơn bạn tưởng. Chỉ cần sự thay đổi tích cực từ những động tác cơ thể có thể kh- iến bạn tăng sức thuyết phục đối với nhà tuyển dụng. Một buổi phỏng vấn trung bình kéo dài từ 15’ – 20’. Thay vì chỉ đơn giản trả lời rồi ra về, bạn đừng quên giao tiếp và chia sẻ những quan điểm và tính cách của bản thân. Hãy tạo hứng thú và khiến nhà tuyển dụng muốn hiểu thêm về bạn. 6KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN QUA CÁC GIAI ĐOẠN Bạn đã trải qua bao nhiêu lần phỏng vấn? Kinh nghiệm qua những lần phỏng vấn khác nhau như thế nào? Một bạn đọc ở Hà Nội chia sẻ về sự thay đổi những lần phỏng vấn qua các giai đoạn cùng với những bài học quý giá. Tôi ra trường được hơn 10 năm và đã làm ở 3 công ty khác nhau. Số lần tham dự phỏng vấn không dưới 10 lần, đỗ cũng có, mà trượt cũng có. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ tới các bạn sự thay đổi phỏng vấn qua các giai đoạn cũng như những kinh nghiệm để có buổi phỏng vấn thành công. PHỎNG VẤN T H Ờ I “ KHI NGƯỜI TA MỚI RA TRƯỜNG” Khi mới ra trường, ai cũng muốn nhanh chóng tìm được việc làm. Cũng như tất cả mọi sinh viên khác, tôi nộp hồ sơ tới tất cả ngân hàng đang tuyển dụng vị trí tôi mong muốn được làm việc. Tâm lý của sinh viên mới ra trường ai cũng như nhau, chỉ cần tìm được việc làm ngay đã, còn làm ở đâu cũng được. Vì thế, tôi nộp hồ sơ thì và đi phỏng vấn ở rất nhiều ngân hàng. Đặc điểm chung của những buổi phỏng vấn giai đoạn này là thể hiện sự quyết tâm, khao khát được làm việc, được thể hiện mình ở môi trường mới. Giai đoạn này, khi đi phỏng vấn, không có nhiều sự lựa chọn, sự lựa chọn duy nhất là được đi làm thôi. Nhưng tuổi trẻ đúng là nông nổi và bồng bột. Sau khi xác nhận sẽ đi làm ở ngân hàng đầu tiên trúng tuyển với đầy sự háo hức và quyết tâm, tôi tiếp tục đi phỏng vấn ở tất cả các ngân hàng đã qua vòng thi viết và được gọi đi phỏng vấn. Tuổi trẻ thì thích thể hiện bản thân và tham lam, thế rồi cứ xác nhận đi làm, rồi lại báo hủy mỗi khi có kết quả đỗ ở ngân hàng khác với mức lương cao hơn, phải đến 5 lần như thế. Nghĩ lại thấy mình thật vô trách nhiệm và có lỗi. Các nhà tuyển dụng chắc chắn là không bao giờ muốn những ứng viên như tôi ứng tuyển, vì mất thời gian lại không tuyển được người. 7PHỎNG VẤN ở N G Ư Ỡ N G T U Ổ I “BĂM” Đi làm được vài năm, thêm bao nhiêu tuổi cũng là thêm bấy nhiêu năm kinh nghiệm làm việc. Khác với khi mới ra trường, đây là lúc người ta có thêm sự lựa chọn về nơi làm việc của mình. Sự lực chọn về thu nhập và môi trường làm việc Sự lựa chọn dành cho gia đình Lời kết: Rồi tôi lập gia đình, cuộc sống của người độc thân với người có gia đình có rất nhiều sự khác biệt. Lúc này khi lựa chọn công việc, bạn thường sẽ ưu tiên về thu nhập và môi trường làm việc. Vì vậy, tôi lại tiếp tục công cuộc nộp hồ sơ – thi viết – phỏng vấn quen thuộc ngày nào nhưng với sự lựa chọn kỹ càng hơn. Vị trí ứng tuyển bây giờ là một công việc của một trong những ngân hàng thuộc Rồi tôi có cháu, công việc cũ cho tôi môi trường làm việc ổn định và mức thu nhập khá. Tuy nhiên, do đặc thù công việc tôi lại thường xuyên phải đi công tác, ít thì một tuần, nhiều thì một tháng, hai tháng. Nhà neo người, từ lúc vợ tôi mang bầu đến khi sinh cháu, thời gian tôi có mặt ở nhà để chăm sóc vợ con rất ít. Vì vậy, tôi quyết định chuyển việc. Đến tận bây giờ nhiều người vẫn thắc mắc với quyết định chuyển việc mới của tôi. Tuy nhiên, quyết định của mỗi người trong cuộc sống đều gắn với những lựa chọn và chi phí cơ hội phải đánh đổi. Với tôi, chi phí cơ hội có cao thật đấy, nhưng tôi chọn gia đình, và tôi không hối tiếc. hàng “Big 4 Bank” ở Việt Nam, một công việc nhiều người mong ước và mức thu nhập đã được khẳng định trên thị trường. Hiện tại tôi đã tìm được việc làm cho phép tôi có thể ở bên gia đình như mong muốn. Qua nhiều lần chuyển việc thành công tôi xin chia sẻ 3 kinh nghiệm sẽ giúp bạn thành công trong phỏng vấn: Bạn sẽ ghi điểm ở 3 điểm (I) Tìm hiểu kỹ vị trí công việc, (II) Tìm hiểu kỹ về công ty đang tuyển dụng và (III) Khẳng định nếu được tuyển dụng, bạn có thể đáp ứng và đóng góp được cho công ty về nghiệp vụ chuyên môn. Khi đó, thật khó để nhà tuyển dụng từ chối bạn. Chúc các bạn có những buổi phỏng vấn thành công! Phải có sự khác biệt: Suy nghĩ và chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn: Chủ động nêu ý kiến/hiểu biết về vị trí tuyển dụng: Bạn có thể tham khảo nhiều nguồn khác nhau liên quan đến phỏng vấn xin việc, tuy nhiên, nếu như tất cả các ứng viên đều có những câu trả lời như nhau thì rất khó cho bạn nếu muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Kinh nghiệm của tôi là, tham khảo những câu trả lời đã có và tự tìm ra cho mình câu trả lời khác biệt và phù hợp nhất với CV của bản thân. Do mỗi vị trí, công việc đều có đặc điểm, yêu cầu tuyển dụng riêng, nên không thể có khuôn mẫu câu hỏi nào cho mỗi vị trí. Vì vậy, bạn cần nghiên cứu thật kỹ yêu cầu của công việc và tự đặt cho mình những câu hỏi phỏng vấn có thể hỏi rồi tìm câu trả lời khác biệt nhất. Nếu nhà tuyển dụng không hỏi, bạn cũng có thể chủ động trình bày những chuẩn bị của mình – đây là sự khác biệt và ấn tượng của riêng bạn. Chẳng hạn, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí chuyên viên phát triển sản phẩm thẻ trong ngân hàng, bạn có thể trình bày các ý tưởng về sản phẩm mới hiện nay chưa xuất hiện trên thị trường hoặc đã phát triển thành công ở ngân hàng khác nhưng chưa có ở đây. 8C Â U H Ỏ I MÁNH KHÓE NHẤT T R O N G B U Ổ I P H Ỏ N G V Ấ N Vì sao lại gọi là câu hỏi mánh khóe? đó là vì với những câu hỏi này, chẳng có đáp án nào là đúng cả. Chắc hẳn bạn đã từng bị hỏi qua hàng chục câu hỏi phỏng vấn, có câu hỏi rập khuôn mà ai cũng hỏi, có câu khó, có câu lạ, có câu khiến bạn phải dừng lại suy nghĩ mới trả lời được nhưng “nguy hiểm” nhất là những câu hỏi mánh khóe. James Reed, CEO của Reed, web- site việc làm hàng đầu của Anh và Châu Âu và là tác giả của cuốn sách “Why You? : 101 Interview Questions You’ll Never Fear Again”, tạm dịch là “Tại sao phải chọn bạn: 101 câu hỏi phỏng vấn bạn sẽ không còn sợ hãi vì chúng nữa” đưa ra một ví dụ của loại câu hỏi phỏng vấn mánh khóe. Đó là câu hỏi dành cho một ứng viên ứng tuyển vào vị trí quản lý: “Bạn muốn được thích hay được sợ?”. James cho rằng với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết phong cách lãnh đạo của ứng viên và cách họ xoay sở với những câu hỏi hay tình huống oái oăm như thế này. Và câu trả lời bạn nên có trong tình huống này chính là: “Tôi muốn được tôn trọng”. James giải thích rằng đây là cách giúp bạn thoát khỏi thế bí và bị bắt bẻ từ nhà tuyển dụng, nghĩa là đưa ra một lựa chọn khác của bản thân miễn là câu trả lời vẫn đúng với trọng tâm câu hỏi của họ. Và đây là toàn bộ câu trả lời mà Reed gợi ý cho bạn: “Thực sự thì tôi không muốn người ta sợ mình. Sợ là một cảm giác cực kỳ tồi tệ, người ta thường sợ hãi khi người ta bị đối xử và trừng phạt vô lý, hoặc người kia quá uy quyền và “lạnh” khiến người khác không biết mình đang muốn gì. Chắc chắn tôi sẽ không cư xử như thế với người khác và càng không muốn ai nghĩ rằng tôi thật đáng sợ.” “Mọi người ai cũng muốn được yêu thích, nhưng luôn được yêu thích chưa hẳn đã là tốt. Thỉnh thoảng bạn vẫn phải làm những gì người khác không thích để công việc hoàn thành tốt. Tôi thích được người khác tôn trọng, đó là sự kết hợp giữa việc được thích (được mọi người yêu mến) và được sợ (khả năng khiến người khác phải hoàn thành mọi việc được giao phó và giữ đúng cam kết), và làm cho đồng ng- hiệp hiểu rằng tôi làm như vậy để mang lại lợi ích tốt nhất cho cả team.” Loại câu hỏi mánh khóe này còn giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tính cách và tính chính trực của ứng viên, vì thế họ thường hỏi những câu hỏi kiểu này cho những tình huống liên quan tới đạo đức và nghĩa vụ. Reed giải thích: “Cách hay nhất để trả lời những câu hỏi kiểu này là hãy thể hiện rằng bạn biết rõ những gì bạn đang làm và cho ra những quyết định phù hợp với giá trị mà bạn sẽ mang đến cho công việc mới.” 9Những Câu Hỏi Phỏng Vấn “Phạm Luật” Theo luật lao động và luật bình đẳng tại Việt Nam, có một số câu hỏi mà nhà tuyển dụng không được quyền hỏi ứng viên. Bằng việc hiểu biết các giới hạn mà nhà tuyển dụng được phép hỏi, bạn có quyền từ chối trả lời. Điều này sẽ giúp bạn bớt căng thẳng hơn trong buổi phỏng vấn. VietnamWorks tổng hợp 7 câu hỏi phỏng vấn thường xuyên được hỏi mặc dù chúng “phạm luật”. Khi được hỏi các câu này, ứng viên có quyền từ chối trả lời: Bạn bao nhiêu tuổi? Bạn có phải là gay/les không? Câu hỏi phỏng vấn tưởng chừng như cơ bản nhất này lại chính là câu hỏi “phạm luật” thông dụng nhất. Mặc dù thông tin tuổi tác này có thể được tìm thấy trong hồ sơ ứng tuyển của ứng viên, người phỏng vấn không có quyền được hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp trong buổi phỏng vấn. Điều này không chỉ vi phạm luật bình đẳng ở Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong trường hợp nhà tuyển dụng cần chứng thực tuổi của ứng viên đã đủ tuổi lao động chưa hoặc đã đủ tuổi để có thể đảm nhiệm một vị trí quan trọng nào đó, họ có thể yêu cầu ứng viên gửi các hồ sơ liên quan. Nếu được hỏi câu này trong buổi phỏng vấn, bằng cách trực tiếp hay gián tiếp (hỏi năm sinh của bạn), Tương tự như câu hỏi phía trên, câu hỏi về giới tính là điều cấm kỵ. Câu hỏi này không giải quyết được cho việc bạn có phù hợp với công việc đăng tuyển hay không, và bất cứ nhà tuyển dụng nào hỏi câu đó đều vi phạm nghiêm trọng luật bình đẳng giới. Khi nhận được câu hỏi này, bạn cần có một thái độ nghiêm khắc hơn với nhà tuyển dụng, bạn nên nhắc họ đây là một chủ đề không liên quan và không thích hợp trong môi trường chuyên nghiệp này. Câu hỏi phỏng vấn này đang gây nhiều tranh cãi, rằng nhà tuyển dụng có quyền được biết ứng viên có từng phạm tội hay chưa. Tuy nhiên, có một số trường hợp ứng viên đã từng bị bắt giữ bởi cảnh sát nhưng họ vô tội, thì câu hỏi này thật sự khó trả lời. Nhà tuyển dụng có thể tự tìm hiểu trên Internet, nhưng bạn có thể thành thật và cởi mở về những lỗi lầm trong quá khứ của bạn. Nếu không, bạn chỉ cần trả lời bằng cách khẳng định bạn chưa bao giờ bị kết án. Bạn đã từng bị bắt giữ vì phạm luật chưa? bạn có quyền quyết định trả lời hay không. Nếu cảm thấy không thoải mái, bạn có thể hỏi lý do vì sao họ muốn biết, hoặc tuổi của bạn có ảnh hưởng gì đến vai trò công việc hay không trước khi trả lời. 10 Tôn giáo của bạn là gì? Đây là câu hỏi không thể chấp nhận được trong bất kỳ cuộc phỏng vấn hay tình huống chuyên ng- hiệp nào. Dù là câu hỏi liên quan tới một vết sẹo nhỏ trên mặt, tay, chân hay lớn hơn là một dị tật gì đó trên cơ thể, nó cũng thể hiện sự phân biệt và kỳ thị. Và bạn hoàn toàn không cần phải trả lời, trong trường hợp này bạn có thể trả lời người hỏi rằng bạn không thấy thoải mái để trả lời các câu hỏi đó. Nhà tuyển dụng cần biết thông tin này để biết bạn có thể nghỉ làm vào một số thời điểm nào đó trong năm vì tôn giáo của bạn hay không. Nhưng họ có vô số cách để biết được điều đó thay vì hỏi trực tiếp bạn trong buổi phỏng vấn, chẳng hạn như chỉ ra những sự kiện đặc biệt của công ty bắt buộc phải tham gia, hoặc khoảng thời gian họ cần ứng viên phải sẵn sàng để làm việc. Vết sẹo đó từ đâu mà có? Tại sao bạn lại bị dị tật? Tuy nhiên, công ty có quyền có quy định không cho phép nhân viên sử dụng chất kích thích hay uống rượu bia trong công ty. Đó là lý do vì sao nhiều công ty thường kiểm tra nồng độ cồn và thuốc ngẫu nhiên trong công sở để phát hiện nhân viên có sử dụng những loại này hay không. Bạn có nghiện rượu, thuốc lá hay dùng chất kích thích hay không? Câu hỏi kỳ hoặc này không giúp tiết lộ điều gì về kinh nghiệm làm việc hay kỹ năng của bạn. Do đó, nó không được cho phép hỏi trong bất kỳ cuộc phỏng vấn ứng tuyển nào. Địa chỉ trang cá nhân của các tài khoản xã hội của bạn là gì? Các trang mạng xã hội bao gồm các trang cá nhân của tất cả các mạng xã hội Facebook, Linked In, Google Plus, Snapchat là quyền riêng tư của ứng viên và nhà tuyển dụng không được quyền yêu cầu cung cấp. Nhà tuyển dụng có thể tự mình tìm kiếm và điều tra các trang xã hội của ứng viên, nhưng họ không có quyền yêu cầu ứng viên phải cung cấp. Bạn có thể từ chối một cách lịch sự khi nhận được yêu cầu này. 11 LỖI ĐÀM PHÁN LƯƠNG KHIẾN BẠN MẤT ƯU THẾ TRƯỚC NHÀ TUYỂN DỤNG Khi nhận được công việc mong muốn, nhiều ứng viên quá vui mừng đến nỗi “bỏ quên” việc đàm phán lương để đảm bảo quyền lợi tài chính cho bản thân. Người Việt Nam nói chung vẫn còn có tư duy khép kín về vấn đề lương bổng, do đó đàm phán lương là một trong những việc mà các ứng viên đang làm kém nhất. Vì sao hai ứng viên giỏi như nhau nhưng một người thì lương tăng vùn vụt mỗi khi chuyển việc, còn một người lại chỉ thấy mức lương ì ạch tiến lên từng bước chậm rãi? Tất cả phụ thuộc ở khả năng đàm phán lương. VietnamWorks HR Insider tổng hợp các lỗi đàm phán lương cơ bản khiến các ứng viên mất quyền lợi ngay trước khi được nhận vào làm việc. Đừng mang tư tưởng cũ xưa là mình đang đi “xin việc”. Hãy xem bất cứ cuộc phỏng vấn tìm việc nào cũng là cuộc đối thoại bình đẳng giữa bạn và nhà tuyển dụng để chuẩn bị cho sự hợp tác lâu dài. Đừng bao giờ cảm thấy áp lực phải chia sẻ tất cả thông tin mà nhà tuyển dụng hỏi, đặc biệt khi các thông tin này có thể ảnh hưởng đến khả năng đàm phán lương sau này của bạn. Các câu hỏi dạng như: “Mức lương hiện tại của bạn là bao nhiêu?”, “Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?”, “Mức lương thấp nhất bạn chấp nhận là bao nhiêu?” đều là những câu hỏi bạn có thể từ chối trả lời cho đến khi nhà tuyển dụng đưa ra mức lương đề nghị của họ. Thậm chí những thông tin cá nhân như tuổi tác cũng có thể không Không than vãn khi đàm phán lương! Bạn cần phải trả tiền nhà trọ, tiền di chuyển do nhà bạn ở xa công ty, hay bạn phải thường xuyên tiêu tốn tiền viện phí cho một căn bệnh mãn tính – tất cả những điều này không liên quan gì đến quá trình đàm phán lương. Đừng than vãn về những điều khó khăn trong cuộc sống và mong rằng nhà tuyển dụng sẽ cho bạn một mức lương cao hơn. cần phải tiết lộ cho nhà tuyển dụng nếu bạn cảm thấy họ có thể dựa vào đó để đề nghị mức lương thấp hơn cho bạn. Hãy nhớ rằng lúc nào bạn cũng có thể chia sẻ thông tin và suy nghĩ của bản thân cho nhà tuyển dụng, nhưng một khi đã chia sẻ thì bạn không thể nào rút lại được lời nói của mình. Chia sẻ quá nhiều thông tin Than vãn Đặt ra những yêu cầu cụ thể về con số “Tôi muốn mức lương ít nhất phải là 10 triệu”, hay “Tôi từng được công ty cũ trả lương 20 triệu, vì thế nên” là những yêu cầu rất cụ thể khi đàm phán lương. Tuy nhiên, đây là cách “trả giá” không được khuyên dùng, đặc biệt khi bạn đang đàm phán lương cho các vị trí cấp cao. Bất cứ con số nào được nói ra trước sẽ là một bất lợi cho bên nói ra, do đó hãy luôn yêu cầu nhà tuyển dụng đưa ra trước mức lương họ dành cho vị trí đang tuyển dụng, rồi sau đó bạn hãy “mặc cả” trên cái giá nhà tuyển dụng đưa ra. 12 Thiếu kiên nhẫn Đồng ý quá nhanh Một trong những điều quan trọng nhất trong đàm phán lương, cũng như bất cứ cuộc đàm phán nào khác, là sự kiên nhẫn. Hãy né tránh khi nhà tuyển dụng muốn bạn đưa ra “mức giá sàn” trước, và hãy tỏ ra rất chậm trong việc trả lời những yêu cầu đưa ra mức lương cụ thể. Hãy chờ đợi cho họ “ra giá” trước, bạn sẽ ở thế chủ động hơn. Đừng tưởng rằng mức lương thỏa thuận ban đầu thấp hơn mức bạn mong muốn đã là thất bại. Hãy chú ý đến việc công ty đó có chính sách tăng lương nhân viên nhanh hay chậm. Tìm hiểu từ chính những người đang làm trong công ty đó để có được thông tin chính xác nhất trước khi ra quyết định chấp nhận một mức lương khởi đầu chưa hoàn toàn làm bạn hài lòng. Nhiều người vì mong muốn có một công việc ngay mà có thể chấp nhận những mức lương chi trả không đủ cho cuộc sống. Hãy tự hỏi bản thân xem nếu bạn cống hiến hầu hết thời gian cho công việc đó, nhưng cuối tháng thì tiền lương chẳng đủ sống hoặc chỉ vừa đủ chi trả các khoản chi tiêu, thì liệu bạn có động lực gắn bó làm việc lâu dài hay không? Công việc bạn đang ứng tuyển có mức lương trung bình bao nhiêu trên thị trường? Nếu không trả lời câu hỏi này được nghĩa là bạn đã đánh mất đi một “át chủ bài” trong quá trình đàm phán lương. Hãy tìm hiểu kĩ về mặt bằng chung của thị trường rồi hãy bước vào phòng đàm phán lương, nếu không sẽ xảy ra 2 trường hợp: hoặc là bạn đàm phán quá thấp đến nỗi nhà tuyển dụng xem thường bạn, hoặc là đàm phán quá cao đến nỗi nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn là kẻ hách dịch, khó có thể hòa hợp vào môi trường làm việc của công ty. Ng- hiên cứu trước là điều cần thiết phải làm trước khi đàm phán lương. Với kĩ năng digital marketing 2 năm kinh nghiệm của bạn thì mức lương tạm ổn là bao nhiêu? Đây cũng là điều bạn cần phải biết bởi nó xác định “giá trị” của bạn trên thị trường. Nếu kĩ năng của bạn quá phổ biến, ai cũng có thể thay thế và làm tốt như bạn thì hiển nhiên, bạn sẽ khó đàm phán mức lương cao. Nhưng nếu bạn thực sự giỏi, tài năng của bạn đang được săn đón, thì việc “hét giá” cao sẽ chẳng phải là vấn đề gì. Đây là lỗi hiển nhiên mà ít người nhận ra nhất. Đừng bao giờ nhận lời ngay khi được nhà tuyển dụng đưa ra một mức lương nào đó. Hãy suy nghĩ thật kĩ, cân nhắc tất cả những điều kể trên để xem mức lương đó đã thực sự là mức lương tối đa – giá trị tối đa mà công việc đó mang lại so với những gì bạn sẽ cống hiến hay chưa. Khi đã hoàn toàn tin tưởng rằng mình đang trao đổi công sức và nhiệt huyết để nhận lấy những lợi ích về lương và phúc lợi xứng đáng, lúc đó hãy đồng ý nhận việc cũng chưa muộn. Khi nhà tuyển dụng cảm thấy bạn phù hợp với công việc, chắc chắn họ sẽ chờ đợi quyết định của bạn, chứ không dễ dàng tìm ứng viên khác. Nếu nhà tuyển dụng nhất quyết không lay chuyển về mức lương, bạn có thể đề nghị họ cho bạn những phúc lợi khác thay vì tăng mức lương đề nghị. Ví dụ: lương 10 triệu và 12 ngày nghỉ phép là mức mà bạn không chấp nhận, thì bạn có thể đề nghị cho bạn mức 10 triệu nhưng với 20 ngày nghỉ phép mỗi năm chẳng hạn. Không nghiên cứu kỹ Không hiểu rõ giá trị bản thân Không quan tâm đến mức tăng lương “Bao nhiêu tiền thì đủ sống?” Lương hoặc những phúc lợi khác 13 CÂU HỎI NHÀ TUYỂN DỤNG MUỐN NGHE SAU PHỎNG VẤN8 Hầu như trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, câu hỏi cuối cùng nhà tuyển dụng dành cho ứng viên sẽ là “Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?”. Nhiều người chưa nhận ra sự quan trọng của câu hỏi này mà đánh mất đi cơ hội của mình. “ ” Hãy chuẩn bị sẵn câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Tham khảo 8 câu hỏi mà VietnamWorks gợi ý cho bạn: Bước tiếp theo của buổi phỏng vấn này là gì? Anh/chị còn điều gì cần biết về tôi trước khi ra quyết định không? Tôi rất mong muốn có được việc làm này và cơ hội làm việc với anh/chị. Tôi đã tìm hiểu kỹ về công ty, và qua những gì chúng ta đã trao đổi, tôi muốn biết khi nào anh/chị sẽ ra quyết định”. Nếu bạn thực sự muốn công việc này, bạn sẽ quan tâm đến những bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng như thế nào để chuẩn bị cho chúng. Đừng rời khỏi buổi phỏng vấn khi vẫn chưa biết kế tiếp bạn sẽ gặp ai và cần làm gì, chuẩn bị gì. Hãy chủ động hỏi nhà tuyển dụng rằng công ty còn phỏng vấn những ứng viên khác trước khi quyết định hay không, và khi nào bạn sẽ cần sẵn sàng cho vòng phỏng vấn tiếp theo. Điều này sẽ giúp bạn biết khoảng thời gian mình sẽ chờ đợi câu trả lời và trong thời gian đó hãy chuẩn bị thật tốt cho cuộc phỏng vấn sau. Hãy nói câu này để chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn thật sự rất thích làm việc tại công ty họ và quan tâm tới kết quả phỏng vấn. Câu nói kết thúc này sẽ giúp nhà tuyển dụng ghi nhận bạn là một ứng viên nhiệt tình với vị trí họ đang tuyển và đây có thể là một điểm cộng dành cho bạn. Không những chứng tỏ bạn rất muốn làm việc tại công ty, câu nói này còn cho các nhà tuyển dụng thấy rằng bạn sẵn sàng cung cấp thêm thông tin của mình để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về con người, kỹ năng và tích cách của bạn, để có thêm cơ hội được làm việc tại công ty. Điều này còn cho thấy bạn đã sẵn sàng cho công việc tương lai rồi. 14 Công ty anh/chị cần ứng viên có những kỹ năng mềm nào? Ngoài kinh nghiệm, học vấn, tính cách thì kỹ năng mềm là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. Bằng việc biết được nhà tuyển dụng đang cần ứng viên có kỹ năng mềm nào, bạn sẽ biết mình có thích hợp với công việc đăng tuyển hay không, và chuẩn bị thật tốt các bằng chứng, ví dụ để chứng tỏ mình sở hữu các kỹ năng đó. Chuyên môn của tôi có thích hợp với vị trí mà anh/ chị đang tìm kiếm không? Ai là người đảm nhiệm vị trí này trước đây? Anh/ chị hãy chia sẻ cho tôi về văn hóa công ty? Còn điều gì khiến anh/chị thấy tôi chưa thích hợp với công việc không?” Câu hỏi này giúp bạn biết được kỹ năng, kinh nghiệm và học vấn của bạn đã phù hợp với mong muốn của nhà tuyển dụng chưa. Bạn cũng sẽ biết được nhà tuyển dụng đang nghĩ gì về bạn. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được tại sao họ cần tuyển bạn và vai trò của bạn trong công ty. Bạn cũng có thể biết được ai đã làm công việc này trước đó và lý do vì sao họ không thích hợp nữa để rút kinh nghiệm cho bản thân. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được tại sao họ cần tuyển bạn và vai trò của bạn trong công ty. Bạn cũng có thể biết được ai đã làm công việc này trước đó và lý do vì sao họ không thích hợp nữa để rút kinh nghiệm cho bản thân. Hãy hỏi điều này để biết còn điều gì khiến nhà tuyển dụng đắn đo khi tuyển bạn để hai bên cùng trao đổi ngay lập tức. 15 Những sai lầm khi viết thư cám ơn sau phỏng vấn Một bức thư cảm ơn cẩu thả còn tệ hơn không viết thư cảm ơn trong mắt nhà tuyển dụng.“ ” Chia sẽ L là nhân viên phòng tuyển dụng tại công ty chuyên về thương mại điện tư. L chia sẻ đây là lần đầu tiên cô gặp trường hợp như thế trong những năm gắn bó với công việc của mình. Sau khi cô phỏng vấn một ứng viên nữ cho vị trí nhân viên chính thức, cô nhận được cuộc gọi đến từ mẹ của ứng viên khi nãy. Bà trước hết cám ơn L rồi sau đó huyên thuyên về con gái mình, những điểm tốt của cô ấy khá lâu khiến L như bị đứng hình. Đây đúng là một trường hợp lạ trong tuyển dụng nhưng lại có thật Viết thư cám ơn sau phỏng vấn là điều cần thiết để bày tỏ thái độ mong muốn công việc cũng như trân trọng thời gian bên tuyển dụng đã dành ra cho mình. Nhiều ứng viên ý thức được điều này và thực hiện tốt nhưng phần lớn các bạn vẫn thường hay quên lãng bức thư không kém phần quan trọng so với thư xin việc bạn đã gửi trước đó. Bạn có thể vô tình lãng quên nhưng một khi bạn đã viết và gửi cho nhà tuyển dụng, bạn nên nghiêm túc như khi gửi hồ sơ xin việc của mình và đặc biệt là cần tránh những điều sau đây nhé! Bạn sẽ không mất nhiều thời gian cho một lá thư cám ơn. Vốn dĩ thư cám ơn không quá dài nên cần bạn đầu tư thật kỹ, kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp trước khi gửi đi. Viết ngắn gọn, súc tích vì nhà tuyển dụng ắt hẳn không mong muốn dành quá nhiều thời gian để đọc một bức thư quá dài. Ngược lại, nếu như thư viết quá cẩu thả sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn không chuyên nghiệp. Tệ nhất là thư cám ơn của bạn có thể là cánh cửa khép lại cơ hội nghề nghiệp của mình. Đừng để điều đó xảy ra chỉ vì tính không cẩn thận của mình bạn nhé! thể hiện sự chân thành của mình đối với bên tuyển dụng. Những lá thư bạn gửi mang tính bao quát, gửi đại trà cho bất cứ nơi nào bạn đến phỏng vấn. Ngoài ra, nhiều bạn vẫn giữ thói quen viết sẵn một bức thư và khi về chỉ bấm Gửi. Bức thư này sẽ không giúp bạn gợi lại những điểm thích thú giữa bạn và nhà tuyển dụng, không thể hiện rõ hơn niềm đam mê của bạn đối với công việc, những thắc mắc giữa bạn và nhà tuyển dụng còn đang vướng phải. Tại sao bạn không dành một tí thời gian để cá nhân hóa thư cám ơn của mình với những câu chuyện với bên tuyển dụng? Điều gì cũng có một sự đánh đổi nhất định. Nếu bạn đầu tư, chân thành, chuẩn bị kỹ càng thì bạn hãy tin chắc rằng bạn khó có thể thất bại! Có nhiều bạn vẫn nghĩ rằng tặng quà cho nhà tuyển dụng sẽ giúp họ ghi điểm. Nhưng hiệu ứng lại đi theo chiều ngược lại. Điều này sẽ khiến bên tuyển dụng cảm thấy khó xử. Dù bạn không có ý gì nhưng có thể mọi người lại nghĩ khác đi. Nhìn chung, một lá thư cảm ơn được chuẩn bị kỹ càng sẽ thể hiện lòng chân thành của bạn hiệu quả hơn là những món quà. Năng lực thực sự của bạn sẽ là yếu tố chính để nhà tuyển dụng đưa ra câu trả lời cuối cùng. Điều này dẫn đến bạn viết thư cảm ơn cho “có lệ”. Bạn không có động lực để Viết không cẩn thận, ẩu tả Bạn gửi quà cám ơn đến nhà tuyển dụng Bạn cảm thấy không cần thiết khi phải viết 16 CẤP CỨU ! Đến muộn phỏng vấn thì làm sao ?! Lời kêu cứu thất thanh của bạn đã lôi Vui Vẻ thức dậy từ giấc ngủ say. Và để giải cứu người-bạn-không-hề-tốt, Vui Vẻ đã cho ra lò “Cẩm nang làm gì khi đi muộn phỏng vấn”. Lưu ý Lưu ý: Đến muộn phỏng vấn là xác định mất kha khá điểm với nhà tuyển dụng nên bí quyết của Vui Vẻ chỉ giúp bạn giành lại thiện cảm thôi nha. Còn việc được nhận hay không thì do trình độ, khả năng của bạn và hên xui. Sáng nay Mr. Vui Vẻ chưa kịp đập cái đồng hồ báo thức thì đã bị tiếng chuông điện thoại in ỏi của bạn gọi dậy. Đang mắt lèm kèm mơ ngủ, chưa kịp nói gì thì đã bị tiếng kêu cứu thất thanh cao hơn quãng 8 của bạn làm hết hồn. Sau đây là đoạn hội thoại nhỏ giữa Vui Vẻ và bạn: Bạn: “Ông ơi ! Chết tui rồi!” VV: “???” Bạn: “Cứu với! Hư xe nên đi muộn phỏng vấn. Mà công ty đó tui “bồ kết” dữ dội luôn. Làm sao bây giờ?” VV: “Hừm. Để tui tính”. Đi muộn phỏng vấn? Tình huống mà không ai muốn nó sẽ xảy ra. Nhưng cuộc đời đâu ai biết được chữ ngờ. Cho dù bạn chuẩn bị kỹ càng đến mấy, sự cố vẫn có thể diễn ra. Có hàng trăm lý do khiến bạn đến muộn phỏng vấn: từ tai nạn, ngập lụt, xe chết máy, lạc đường, tắt đường Nhưng nguyên nhân không quan trọng, mấu chốt là bạn giải quyết vấn đề như thế nào. Đến muộn phỏng vấn chính là ca khó cần sự trợ giúp của “chuyên gia”. Và tôi, Vui Vẻ – “Chuyên gia đi trễ” sẽ hướng dẫn bạn nên làm gì khi lỡ đi muộn phỏng vấn. Cẩm Nang Khắc Phục Khi Đi Trễ Phỏng Vấn _ Mr. Vui Vẻ _ Đầu tiên, hãy xác định “level” đi trễ của bạn. Bạn hỏi tôi: “Đi trễ mà còn có mức độ khó hay dễ á?” Có chứ sao không. Cùng một vấn đề nhưng mỗi người sẽ trải nghiệm tình trạng khác nhau. Vẫn là căn bệnh đấy, nhưng có người bị nặng/nhẹ hơn người khác. Và trước khi muốn giải quyết vấn đề, bạn cần xác định xem mức độ tình huống của mình đang nằm ở đâu, để có phương pháp giải quyết thích hợp. Vui Vẻ chia tình huống “đi muộn phỏng vấn” thành 2 mức độ và có giải pháp riêng cho chúng. 17 Level “Còn nước còn tát” Level “Chia tay từ đây” Bạn chưa trễ nhưng biết mình sẽ đến trễ buổi phỏng vấn. Bạn đã đến trễ và bị từ chối phỏng vấn. Việc bạn cần làm là ngay lập tức bắt điện thoại lên và gọi thông báo cho nhà tuyển dụng. Trình bày lý do và định lượng khoảng thời gian mình đến trễ. Chìa khóa là ngắn gọn, hợp lý và thể hiện được sự thành khẩn. Nếu lý do làm bạn đi trễ quá sức “củ chuối” như dậy muộn hay quên hồ sơ, lạc đường thì loại bỏ nó ngay và luôn. Dưới đây là những lý do có thể sử dụng do Vui Vẻ khuyên dùng. Lý do khách quan: ♦ Tắt đường (Áp dụng nếu phỏng vấn giờ cao điểm) ♦ Ngập lụt (Áp dụng ONLY vào mùa mưa, đang mùa khô mà nói cái này là hết phim nhé) ♦ Sự cố từ phương tiện di chuyển (hư xe, chết máy) Lý do chủ quan: ♦ Vấn đề sức khỏe (Đau bụng, đau răng, đau đầu, đau đủ thứ) ♦ Vấn đề gia đình (Có chuyện gấp, quan trọng, đừng XẠO là người nhà ốm/bệnh/mất nếu không muốn xui) Vậy bạn nên nói như thế nào khi gọi? “Chào anh/chị. Em xin phép sẽ đến trễ 30 phút (định lượng thời gian cụ thể) vì lý do xe chết máy do bị ngập ở Bình Thạnh (lý do ngắn gọn, hợp lý và có tính chân thật). Em thành thật xin lỗi. Mong anh/chị thông cảm. Em xin cảm ơn.” Khi đã đến nơi phỏng vấn, xin lỗi một lần nữa với thái độ thành khẩn. Và trong suốt buổi phỏng vấn, thể hiện thái độ lịch sự, nghiêm túc và mong muốn được làm việc tại công ty. Khi ra về, hãy kết thúc bằng câu nói “Cảm ơn anh/chị đã thông cảm cho em.” Nếu cẩn thận hơn nữa, bạn có thể viết một email xin lỗi vì đã đến muộn để ghi lại điểm (đã mất) với nhà tuyển dụng. Cùng là tình huống này nhưng lại có cách giải quyết hoàn toàn khác nhau. Câu chuyên (có thật 1000%) về cách ứng xử của 2 ứng viên sẽ giải đáp câu hỏi bạn nên làm gì nếu rơi vào tình huống tương tự. Câu chuyện 1: Anh đến trễ buổi phỏng vấn và bị nhà tuyển dụng từ chối phỏng vấn. Anh đành bỏ về nhà và nộp đơn xin việc chỗ khác. Vui Vẻ hỏi bạn, anh sai ở đâu? Thái độ bỏ về và “coi như xong” thể hiện tinh thần vô trách nhiệm cùng phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp của anh. Không đề cập đến việc lý do cho việc đến trễ của anh là hợp lý hay không vì nhà tuyển dụng chỉ nhìn thấy kết quả. Anh đã không làm gì để khắc phục “lỗi đến trễ” từ phía mình mà cho nó qua đi. Vậy bạn nên làm gì khi rơi vào tình huống đó? Khi làm sai, hãy xin lỗi. Đó là điều cơ bản nhất chúng ta đã được học. Hãy thể hiện tinh thần trách nhiệm bằng cách gọi điện hoặc viết email nếu không gặp được nhà tuyển dụng. Vui Vẻ khuyên bạn nên xin lỗi bằng email, vì khi viết chúng ta sẽ cân nhắc và lựa chọn những từ ngữ thích hợp hơn. Và biết đâu điều kỳ diệu xảy ra, bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng thành công và được trao cơ hội thứ 2. Vui Vẻ cho rằng, tinh thần trách nhiệm là cốt lõi để thành công trong sự nghiệp. Và đừng quên là Trái Đất tròn, biết đâu bạn lại làm việc với chính nhà tuyển dụng đã từ chối mình trong tương lai. Bạn muốn họ nhớ đến mình như một người “vô trách nhiệm” hay một người “biết sửa sai”? 18 Bài học từ “chị” đó là “đừng bao giờ bỏ cuộc” và “hãy sống có trách nhiệm” với mỗi hành động mình làm. Với cẩm nang này, Vui Vẻ đã sẵn sàng để cấp cứu cho bạn mình. Bạn: “Sao rồi ông? Tui nên làm gì bây giờ?” VV: “Ông viết email xin lỗi đi. Thành khẩn vào.” Bạn: “Tui gửi rồi mà chưa thấy trả lời.” VV: “HừmTheo tui tính thì ông rớt chắc rồi. Xin việc chỗ khác đi. Và nhớ là muốn xin việc thì đừng đi trễ nữa cha nội”. Bạn: (Cúp máy một cách phũ phàng) Còn bạn thì sao, bạn có thể “lật ngược tình huống” và thuyết phục được nhà tuyển dụng cho mình cơ hội thứ 2 được hay không? _ Mr. Vui Vẻ – Tư vấn viên “hên xui”_ Câu chuyện 2: Vì lý do bất khả kháng, chị đến muộn và bị nhà tuyển dụng từ chối phỏng vấn. Nhưng chị đã làm gì để thuyết phục nhà tuyển dụng cho mình cơ hội thứ 2 và trở thành nữ quản lý huyền thoại của công ty? Điều duy nhất chị làm chính là chờ. Đúng vậy. Chị kiên nhẫn chờ cho đến khi nhà tuyển dụng bước ra để xin lỗi. Không giải thích. Không trình bày. Không van xin. Tất cả chị làm là cúi xuống và xin lỗi vì đã đến trễ buổi phỏng vấn. Bị ấn tượng bởi tinh thần trách nhiệm của chị, nhà tuyển dụng quyết định cho chị cơ hội thứ hai. 19 HR Insider là cổng thông tin của VietnamWorks hướng dẫn các kỹ năng nghề nghiệp và quản lý nhân sự; thường xuyên cập nhật bài viết mới cung cấp các thông tin về thị trường lao động Việt Nam, chính sách nghề nghiệp, lương bổng, kỹ năng tìm việc, phỏng vấn, quản lý và thăng tiến.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_nang_dau_phong_van_6062.pdf