Liên kết thu hút đầu tư xây dựng hệ thống và trung tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

c. Liên kết để thu hút đầu tư Như mọi vấn đề liên quan đến liên kết vùng khác, để phát triển hệ thống và trung tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, việc liên kết để thu hút đầu tư cho việc xây dựng hệ thống và trung tâm logistics là một trong những yêu cầu và cũng là một trong những giải pháp rất cần thiết. Sự tranh giành cơ hội để trở thành vị trí trung tâm logistics vùng có thể là xu hướng tự nhiên của các nhà quản lý ở các địa phương. Nhưng tính hiệu quả vùng xét cả về ngắn hạn và nhất là dài hạn thì lại cần có sự nghiên cứu, phân tích thấu đáo. Những điều kiện đầu tiên của phát triển hệ thống và trung tâm logistics vùng là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các loại: giao thông, kho tàng, bến bãi, công nghệ thông tin, cung cấp điện, nước ; và cần khối lượng đầu tư vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài Vì vậy, bên cạnh nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước, cần đặc biệt có cơ chế, chính sách hợp lý, hấp dẫn đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, thu hút trực tiếp các doanh nghiệp logistics lớn trong nước và quốc tế góp vốn xây dựng trung tâm logistics và/ hoặc huy động vốn của các nhà đầu tư bằng cách tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán như thông lệ quốc tế.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên kết thu hút đầu tư xây dựng hệ thống và trung tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Liên kết phát triển logistics miền Trung 2 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng 1. Vai trò của việc hình thành hệ thống và trung tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung 1.1. Logistics Hiện có nhiều định nghĩa về logistics, nhưng về đại thể, có thể hiểu logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, kiểm soát các luồng chuyển dịch và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu đến điểm cuối của chuỗi cung ứng thông qua các khâu nối tiếp nhau của quá trình hoạt động kinh tế. Logistics có một số đặc điểm cơ bản sau: - Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, liên quan mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, có hệ thống qua các bước; nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện. Do đó logistics xuyên suốt mọi giai đoạn, từ giai đoạn đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. - Logistics liên quan đến tất cả nguồn tài nguyên/ các yếu tố đầu vào cần thiết (vật tư, nhân lực, thông tin) để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. - Logistics liên quan đến tối ưu hóa sự điều vận (lưu chuyển, dự trữ) chủng loại, khối lượng nguồn tài nguyên theo địa điểm (điểm đi - điểm đến) và thời gian (lúc nào - bao lâu) trong suốt quá trình hoạt động từ điểm đầu đến điểm cuối của chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, logistics có vai trò rất to lớn đối với việc hợp lý hóa các hoạt động kinh tế, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh cả ở cấp vĩ mô lẫn vi mô. LIÊN KẾT THU HÚT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG VÀ TRUNG TÂM LOGISTICS TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ? BÙi tẤt thẮng* * PGS.TS., Viện Chiến lược Phát triển. 1.2. Hệ thống mạng lưới logistics Hệ thống mạng lưới logistics là hệ thống luân chuyển các nguồn tài nguyên, gồm các địa điểm và các luồng tài nguyên đến, đi và di chuyển. Các luồng di chuyển liên quan trực tiếp tới các phương thức vận tải (đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không hay đường ống) cũng như sự kết hợp của nhiều phương thức vận tải với nhau. Hệ thống mạng lưới logistics có thể có nhiều dạng khác nhau, từ giản đơn đến phức tạp; nhưng ở dạng cấu trúc đơn giản nhất có thể chỉ bao gồm một cấu trúc kết nối các nhà cung cấp với nhà máy sản xuất, kho bãi và cuối cùng kết nối với khách hàng. hình 1: cấu trúc mạng lưới logistics dạng đơn giản Cung cấp nguyên liệu/ đầu vào è Nhà máy/xí nghiệp è Khách hàng/thị trường Các hệ thống mạng lưới logistics khác nhau thì sẽ có các hoạt động không giống nhau, nhưng về cơ bản các hoạt động chủ yếu trên hệ thống mạng lưới logistics bao gồm các hoạt động sau: dự báo cung - cầu các nguồn lực; dịch vụ khách hàng; quản trị dự trữ, đóng gói, xếp dỡ; quản trị hoạt động vận tải; làm các thủ tục hành chính liên quan Điều 233 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam xác định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng Liên kết phát triển logistics miền Trung 3Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.” 1.3. Trung tâm logistics Theo Hiệp hội Trung tâm Logistics châu Âu Europlatforms (European Association of Freight Villages): trung tâm logistics là một khu vực thực hiện các hoạt động liên quan đến vận tải, logistics và phân phối hàng hóa nội địa cũng như quốc tế, được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Trung tâm logistics được kết nối với các phương thức vận tải khác nhau như đường ôtô, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không, Các chức năng cơ bản của một trung tâm logistics bao gồm: lưu kho bãi (Storage); xếp dỡ hàng (Materials handling); gom hàng (Consolidation); chia nhỏ hàng (Break bulk); phối hợp phân chia hàng (Cross-docking); tạo ra giá trị logistics gia tăng - VAL (Value Added Logistics); lưu giữ hàng tối ưu (Postponement); chuyển tải (Transshipment) và một số chức năng khác. Trung tâm logistics còn là nơi thực hiện các thủ tục hải quan, thông quan, kiểm tra kiểm soát hàng hóa, cũng như các chức năng quản lý nhà nước khác theo quy định đối với hoạt động logistics nội địa và hoạt động logistics quốc tế; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng như ăn, nghỉ, motel, dịch vụ tư vấn, dịch vụ tài chính - tín dụng, cho thuê văn phòng Trên thực tế, có nhiều loại hình trung tâm logistics, cụ thể là: - Theo quy mô, có các loại: trung tâm logistics cấp toàn cầu, trung tâm logistics cấp khu vực, cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp doanh nghiệp. - Theo vị trí địa lý, có các loại: trung tâm logistics hàng hải, hàng không, cảng cạn - Theo tính chất hoạt động, có: trung tâm logistics tổng hợp, trung tâm logistics chuyên ngành/chuyên dụng Vì trung tâm logistics có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống logistics nên việc lựa chọn quy mô, vị trí, loại hình trung tâm logistics có vai trò quyết định đối với sự phát triển của mạng lưới logistics. Nhìn chung, ngày nay, nơi được chọn làm trung tâm logistics phải có cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hệ thống kho bãi và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, đủ khả năng phục vụ lưu lượng lớn hàng hóa luân chuyển liên tục, các dịch vụ logistics cơ bản các hoạt động và dịch vụ liên quan khác. Để xây dựng trung tâm logistics, người ta có thể căn cứ theo những tiêu chí cơ bản sau: - Đối với trung tâm logistics cấp địa phương: chủ yếu ở mức độ cung cấp các dịch vụ cơ bản như: xếp/ dỡ hàng, gom hàng, phân phối hàng; là trung tâm trung chuyển hàng hóa theo các phương thức vận tải khác nhau. - Đối với trung tâm logistics cấp quốc gia và khu vực: ngoài việc cung cấp các dịch vụ cơ bản, còn phục vụ hỗ trợ hoạt động kinh tế thương mại của cả khu vực; là trung tâm thực hiện các hoạt động lắp ráp, lưu kho quy mô lớn, các dịch vụ khách hàng đa dạng. - Đối với trung tâm logistics cấp quốc tế và toàn cầu: là trung tâm logistics phát triển hoàn chỉnh, không chỉ đóng vai trò như cấp quốc gia và khu vực, mà còn là đầu mối đa chức năng cho thương mại và vận tải quốc tế; đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chuỗi cung ứng thương mại khu vực và toàn cầu. Thế giới cũng có nhiều mô hình trung tâm logistics cấp quốc tế và toàn cầu, gắn liền với sự phát triển các cảng biển, cảng hàng không và các phương tiện vận tải, thông tin và tổ chức hiện đại như cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng Yokohama (Nhật Bản), Singapore. Những năm gần đây, lĩnh vực logistics có được đề cập nhiều hơn so với trước, nhưng địa vị của ngành kinh tế logistics vẫn còn rất mờ nhạt. - Về cơ sở pháp lý và chính sách phát triển logistics: Có thể nói, ở Việt Nam, vấn đề phát triển logistics cho đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức như đáng ra phải thế. Ngoài Luật Thương mại (2005) coi logistics là một hành vi thương mại, và những quy định điều kiện kèm theo kinh doanh logistics; các văn bản pháp lý liên quan đến phát triển logistics vẫn còn chưa hoàn thiện, chưa rõ ràng, chưa theo thông lệ quốc tế, và còn nhiều bất cập trong áp dụng thực tiễn - Về các điều kiện phát triển logistics như hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, nhân lực, nhìn chung còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, đối với hạ tầng giao thông, về cơ bản còn thiếu, lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển logistics hiện đại. Ví dụ, về hệ thống cảng biển, cả nước hiện có 49 cảng biển, trong đó có 17 cảng biển loại I, 23 cảng biển loại II và 9 cảng biển loại III, với tổng số 166 bến cảng, phần lớn các bến cảng tập trung ở một số cảng biển lớn: cảng Hải Phòng: 29 bến, cảng Đà Nẵng: 12 bến, cảng Vũng Tàu: 19 bến, cảng Cần Thơ: 14 bến. Đối với cảng hàng không, Việt Nam có 21 sân bay, trong đó có 3 sân bay Liên kết phát triển logistics miền Trung 4 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng quốc tế tương đối lớn ở 3 miền là sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Đà Nẵng, nhưng so với các nước trong khu vực hệ thống cảng hàng không Việt Nam còn hạn chế cả về quy mô, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, trình độ khoa học công nghệ, tay nghề đội ngũ kỹ thuật viên, năng lực đội ngũ quản lý. Các lĩnh vực đường bộ, đường sông, đường sắt cũng tương tự như vậy, tuy được cải thiện rất nhiều so với trước, nhưng vẫn còn thua kém xa nhiều nước đang cạnh tranh trong khu vực. Về hệ thống cảng cạn (ICD), vốn là một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng của hệ thống logistics nhưng mới phát triển gần đây và tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam, một số ở khu vực phía Bắc chưa có cảng cạn nào ở khu vực miền Trung. - Về mức độ phát triển logistics: Trong những năm gần đây đã có một số nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh ngành logistics, như: + Công ty Liên doanh Indo-Trans Keppel Logistics Vietnam (ITL Keppel) và Công ty Keppel Logistics thuộc Tập đoàn Viễn thông và Vận tải Keppel đã đưa vào khai thác Trung tâm Phân phối Hiệp Phước tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5 năm 2009. + Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (Protrade) và Tập đoàn YCH của Singapore đã ký kết thành lập Trung tâm Logistics YCH-Protrade tại xã Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương vào tháng 10.2009. + Công ty DB Schenker Việt Nam thuộc Tập đoàn logistics hàng đầu thế giới Schenker đã chính thức khánh thành và đưa vào khai thác Trung tâm Logistics SGL tại Khu công nghiệp Sóng Thần I (Bình Dương) vào tháng 3 năm 2010. Đây là dự án liên doanh giữa Schenker Việt Nam và Gemadept. Dự án có vốn đầu tư gần 6 triệu USD với quy mô xây dựng hơn 10.000m2 nhằm cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và logistics nội địa cũng như logistics quốc tế. + Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ đã đầu tư khoảng 14 triệu USD, xây dựng Trung tâm Logistics Tiên Sơn (Bắc Ninh) trên diện tích khoảng 10 ha (2010). Trung tâm logistics Tiên Sơn dự kiến xây dựng 30.000 m2 kho và 23.000 m2 CY với khả năng phục vụ khoảng 3.600 TEU. Trung tâm này có vị trí chiến lược gần với các hệ thống đường bộ và hệ thống đường sắt cũng như rất gần các khu kinh tế năng động nhất miền Bắc. Đây là trung tâm logistics - ICD đầu tiên xây dựng và khai thác tại miền Bắc đồng thời cũng là một trung tâm logistics tương đối thành công ở Việt Nam. + Damco là doanh nghiệp đã đầu tư và hoạt động trong ngành logistics Việt Nam từ hơn 15 năm, chuyên cung cấp các giải pháp logistics nội địa và quốc tế. Công ty này đã đầu tư hơn 4 triệu USD để phát triển trung tâm logistics tại huyện Dĩ An (Bình Dương) đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2011 với 26.000 m2 kho. Trung tâm lại được lựa chọn xây dựng tại một vị trí rất thuận lợi, gần với đầu mối giao thông đường bộ, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ các cảng trong khu vực đi Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và là cầu nối cho hệ thống phân phối trên cả nước. Trung tâm này sẽ hỗ trợ cho các hoạt động logistics ở hai cảng Cát Lái và Cái Mép, cung cấp các dịch vụ về kho hàng lẻ, kho ngoại quan, kho nội địa và CFS. + Công ty Kerry Logistics - một trong những nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu châu Á, đã khai trương giai đoạn đầu một trung tâm logistics tại Đà Nẵng có quy mô khoảng 9.000 m2. Nguồn: Trường Đại học Ngoại thương - Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Mã số: B2010-08-68. Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Sĩ Lâm. Hà Nội. 3.2012. hình 2: đề xuất vị trí các hệ thống trung tâm logistics quốc gia Liên kết phát triển logistics miền Trung 5Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng + Unilever Việt Nam đã chính thức khai trương Trung tâm phân phối hàng tiêu dùng nhanh, lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), huyện Thuận An, Bình Dương với diện tích 10 ha. UPS Việt Nam cũng đầu tư phát triển hai trung tâm logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong năm 2011, và đang tiếp tục mở rộng kinh doanh ra các tỉnh, thành phố khác. (Xem: Trường Đại học Ngoại thương - Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Mã số: B2010-08-68. Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Sĩ Lâm. Hà Nội. 3.2012). Nhìn chung, số lượng các doanh nghiệp và trung tâm logistics Việt Nam chưa nhiều, quy mô nhỏ, chưa có định hướng chung quốc gia rõ ràng và chưa phát huy được hiệu quả, tác dụng đối với cả nền kinh tế cũng như mỗi vùng. 2. liên kết để thu hút đầu tư xây dựng hệ thống và trung tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung 2.1. Yêu cầu của việc xây dựng hệ thống và trung tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng, việc xây dựng hệ thống và trung tâm logistics đang là một yêu cầu thực tế do các yếu tố sau. - Nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, chi phí logistics của Việt Nam thuộc loại cao, chiếm khoảng 25% GDP; trong khi tại các nước phát triển chỉ chiếm từ 9 - 15%. Chi phí logistics quá cao sẽ làm hàng hóa xuất - nhập khẩu của Việt Nam đắt hơn các đối tác cạnh tranh. Do vậy, nhu cầu trước tiên là phải tìm cách giảm chi phí logistics xuống mức 10 - 15% như thông lệ quốc tế. Để thực hiện mục tiêu này, cần phát triển hệ thống mạng lưới logistics và các trung tâm logistics hiện đại và phân bố hợp lý. - Tăng cường thu hút đầu tư Hệ thống mạng lưới và các trung tâm logistics là một trong những yếu tố thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp logistics có ý nghĩa rất quan trọng tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Chúng cũng là cơ sở để gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh, và vì thế, có thể xem như điều kiện không thể thiếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp - một chương trình đang được thúc đẩy mạnh mẽ với mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020. - Phát triển kinh tế vùng và thành phố Hệ thống mạng lưới và các trung tâm logistics phát triển là một trong những điều kiện tiên quyết quần tụ cộng đồng doanh nghiệp, người lao động và dân cư, cơ sở kinh tế và xã hội của sự phát triển mạnh mẽ các vùng kinh tế trọng điểm và các đô thị lớn. Vì vậy, các vùng kinh tế trọng điểm và các thành phố lớn hiện có cần nhanh chóng tiếp cận việc thúc đẩy các hệ thống và các trung tâm logistics theo kịp trình độ phát triển của khu vực và thế giới. 2.2. Phương hướng liên kết để thu hút đầu tư xây dựng hệ thống và trung tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung a. Phát triển hệ thống logistics và trung tâm logistics phù hợp với định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là 1 trong 4 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, bao gồm 5 tỉnh/ thành phố: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam, có diện tích 27.884 km2, chiếm 8,4% diện tích cả nước; dân số khoảng 6,5 triệu người, chiếm 7% dân số cả nước; có chuỗi 7 đô thị lớn là Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Vạn Tường, Quảng Ngãi và Quy Nhơn; có 4 khu kinh tế (KKT) lớn là KKT Chân Mây - Lăng Cô (Huế), KKT mở Chu Lai (Quảng Nam), KKT Dung Quất (Quảng Ngãi) và KKT Nhơn Hội (Bình Định); cùng hệ thống chuỗi 24 khu công nghiệp. Đặc trưng của vùng này là các khu kinh tế cảng biển tổng hợp. Các khu kinh tế gồm có: Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, Khu kinh tế Chân Mây, và Khu kinh tế Nhơn Hội. So với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế này yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả nước) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 6/7 di sản thế giới tại Việt Nam). Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Không gian phát triển kinh tế biển và ven biển giúp cho vùng này có điều kiện trở thành trục kinh tế biển hùng mạnh của cả nước với tuyến hành lang kinh tế thương mại tự do quốc tế dọc theo vùng duyên hải, dựa trên trục Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt quốc gia và hệ thống cảng biển. Liên kết phát triển logistics miền Trung 6 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Hạ tầng gồm có 4 cảng hàng không với 2 cảng hàng không quốc tế là Phú Bài và Đà Nẵng; hệ thống cảng biển gồm Chân Mây, Liên Chiểu, Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung Quất, Quy Nhơn, hầu hết đều là cảng nước sâu, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn, nằm không xa hải phận quốc tế, có hệ thống đường sắt và đường bộ cao tốc Bắc - Nam chạy qua, tạo điều kiện cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có thể trở thành đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế quan trọng với các nước trong khu vực và thế giới. Đà Nẵng còn là điểm cuối trong Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2014) thì mục tiêu phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được xác định là “trở thành khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền vững, là vùng động lực phát triển cho toàn vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, là cửa ngõ ra biển quan trọng của các tỉnh vùng Tây Nguyên, khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam và tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây”; và “Định hướng đến năm 2030 vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tiếp tục là khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền vững, chất lượng tăng trưởng ngày càng cao, là vùng có cảnh quan môi trường tốt và là trung tâm dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á”. b. Xác định vị trí và cấu trúc hệ thống trung tâm logistics hợp lý Để xác định vị trí và cấu trúc hệ thống trung tâm logistics, về cơ bản, chúng tôi nhất trí cách đặt vấn đề theo các tiêu chí do nhóm nghiên cứu Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của trường Đại học Ngoại thương về Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam (3.2012) như sau: - Trung tâm phát triển kinh tế - thương mại, đầu tư và định hướng là nơi tập trung phát triển đến năm 2020 tầm nhìn 2030. - Tập trung nhiều hoạt động logistics, có cơ sở hạ tầng logistics phát triển và nơi sẽ được định hướng phát triển mạnh các hoạt động logistics và cơ sở hạ tầng logistics đến năm 2020 tầm nhìn 2030. - Trung tâm các vùng kinh tế trọng điểm đã được Việt Nam xác định tập trung ưu tiên phát triển. - Nằm trên các hành lang kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông mà Việt Nam tham gia. Dựa trên các tiêu chí này, nhóm nghiên cứu đề xuất 3 trung tâm logistics quốc gia cho Việt Nam tại các vị trí mô tả ở Hình 2 như sau: - Trung tâm logistics quốc gia Bắc Bộ: nên bố trí trong khu vực địa phận thành phố Hải Phòng, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương. - Trung tâm logistics quốc gia miền Trung: nên bố trí trong khu vực địa phận thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam. - Trung tâm logistics quốc gia phía Nam: nên bố trí trong khu vực địa phận tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Với sự thận trọng cần thiết, nhóm nghiên cứu đề tài nêu trên cũng cho rằng, trung tâm logistics quốc gia cụ thể là nằm ở địa phận tỉnh nào, nằm cụ thể ở vị trí nào tại tỉnh đó còn cần phải có những nghiên cứu khoa học nghiêm túc chi tiết cụ thể nhiều mặt về thực trạng phát triển và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, thương mại đầu tư, cơ sở hạ tầng trên cơ sở đó so sánh theo nhiều tiêu chí lợi ích để chọn được vị trí tối ưu. Đặc biệt, các trung tâm đó phải có quỹ đất rộng để có thể phát triển bền vững lâu dài, quá trình phát triển phải có tầm nhìn đến năm 2050 - 2100 mà không bị hạn chế do phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và địa phương, không bị giới hạn do phát triển của hệ thống giao thông vận tải trong vùng và đặc biệt phải đảm bảo nguyên tắc phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - thương mại cho vùng kinh tế trọng điểm cũng như thúc đẩy và thuận lợi giao thương giữa Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng trên các hành lang kinh tế. (Xem: Trường Đại học Ngoại thương - Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Mã số: B2010-08-68. Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Sĩ Lâm. Hà Nội. 3.2012). Về cấu trúc hệ thống trung tâm logistics, cũng có nhiều dạng thích hợp với điều kiện cụ thể của mỗi vùng về yếu tố địa kinh tế, quy mô, cơ cấu kinh tế Nhưng thông thường, các hệ thống logistics được cấu tạo thành các cụm trung tâm hay các chuỗi liên kết có trung tâm hạt nhân; trong đó sẽ có một trung tâm logistics lõi và chùm nhiều trung tâm logistics vệ tinh. Các trung tâm logistics vệ tinh sẽ được xác định trên cơ sở hệ thống cảng cạn (Inland Container Port - ICD). Liên kết phát triển logistics miền Trung 7Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng hình 3: mô hình cấu trúc hệ thống cụm trung tâm logistics Nguồn: Trường Đại học Ngoại thương - Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Mã số: B2010-08-68. Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Sĩ Lâm. Hà Nội. 3.2012. c. Liên kết để thu hút đầu tư Như mọi vấn đề liên quan đến liên kết vùng khác, để phát triển hệ thống và trung tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, việc liên kết để thu hút đầu tư cho việc xây dựng hệ thống và trung tâm logistics là một trong những yêu cầu và cũng là một trong những giải pháp rất cần thiết. Sự tranh giành cơ hội để trở thành vị trí trung tâm logistics vùng có thể là xu hướng tự nhiên của các nhà quản lý ở các địa phương. Nhưng tính hiệu quả vùng xét cả về ngắn hạn và nhất là dài hạn thì lại cần có sự nghiên cứu, phân tích thấu đáo. Những điều kiện đầu tiên của phát triển hệ thống và trung tâm logistics vùng là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các loại: giao thông, kho tàng, bến bãi, công nghệ thông tin, cung cấp điện, nước; và cần khối lượng đầu tư vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài Vì vậy, bên cạnh nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước, cần đặc biệt có cơ chế, chính sách hợp lý, hấp dẫn đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, thu hút trực tiếp các doanh nghiệp logistics lớn trong nước và quốc tế góp vốn xây dựng trung tâm logistics và/ hoặc huy động vốn của các nhà đầu tư bằng cách tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán như thông lệ quốc tế. tÀi liỆu tham khẢo 1. Hoàng Văn Châu (Chủ biên). 2009. Giáo trình logistics và vận tải quốc tế. Hà Nội: Thông tin và Truyền thông. 2. Đặng Đình Đào (Chủ biên). 2011. Logistics: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. Hà Nội: Đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Trần Sĩ Lâm. “Việt Nam cần có trung tâm logistics”. Vietnam Logistics Review. Issue 36. 10.2010. 4. Hoàng Mai. “Việt Nam bước đầu hình thành các trung tâm logistics”. Vietnam Logistics Review. Issue 37. 11.2010 5. Nguyễn Văn Nam (Chủ biên). 2010. Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam. Hà Nội: Thông tin và Truyền thông. 6. Nguyễn Thanh Thủy. “Phát triển nguồn nhân lực trong khu vực dịch vụ logistics Việt Nam”. Vietnam Logistics Review. Issue 44. 6.2011. 7. Đoàn Thị Hồng Vân (Chủ biên). 2010. Logistics những vấn đề cơ bản. Hà Nội: Lao động - Xã hội. 8. Trường Đại học Ngoại thương - Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Mã số: B2010-08-68. Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Sĩ Lâm. Hà Nội. 3.2012 Về dài hạn, mạng lưới và trung tâm logistics muốn phát triển đều cần quỹ đất và có sự phân công giữa các địa phương trong vùng. Đồng thời, việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá xây dựng và kinh doanh ở các trung tâm logistics trên quy mô vùng (và cả nước) cần được tiến hành thông qua sự phối hợp, liên kết. Tóm lại, việc phối hợp, liên kết để thu hút đầu tư phát triển mạng lưới và trung tâm logistics ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là vấn đề khá mới mẻ, thậm chí còn ở những giai đoạn đầu tiên, nhiều bỡ ngỡ. Vì vậy, việc tổ chức hội thảo này là rất cần thiết, và điều quan trọng hơn là phải thiết định những bước đi tiếp theo với việc xác định trung tâm logistics vùng và hệ thống của chúng. Đồng thời, nghiên cứu các cơ chế, giải pháp khuyến khích sự liên kết phát triển và kinh doanh trong lĩnh vực logistics của vùng. Nên chăng, Ban điều phối vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cần tổ chức tiến hành xây dựng một đề án, chuyên đề riêng về lĩnh vực này để báo cáo Chính phủ và triển khai trên thực tế trong thời gian tới. B.t.t.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflien_ket_thu_hut_dau_tu_xay_dung_he_thong_va_trung_tam_logis.pdf
Tài liệu liên quan