Qua điều trị lọc máu liên tục cho 48 trường
hợp sốc nhiễm khuẩn biến chứng suy đa cơ
quan, tuổi trung vị 14,5 tháng, nhỏ nhất 3 tháng,
nam chiếm tỉ lệ 58,3% nữ 41,7%, cho thấy cải
thiện lâm sàng như tri giác, nhịp tim, nhiệt độ,
xanh tái, da nổi bông, cũng như cải thiện tình
trạng toan máu, lactate máu, giảm nhu cầu sử
dụng vận mạch. Tỉ lệ tử vong 39,6%. Các yếu tố
liên quan đến tử vong có ý nghĩa thống kê bao
gồm tình trạng sốc sâu, Hôn mê sâu Glasow < 5
điểm, tổn thương gan nặng, chỉ số vận mạch –
tăng co cơ tim VIS cao. Lọc máu liên tục là biện
pháp điều trị hỗ trợ cuối cùng nếu được chỉ định
thích hợp khi mà các biện pháp khác trở nên
không hiệu quả như thông khí cơ học sớm,
chống sốc theo lưu đồ hướng dẫn, áp dụng tiến
bộ trong hồi sức sốc như đo và theo dõi tĩnh
mạch trung ương đến đo và theo dõi huyết áp
xâm lấn, độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung
ương, cũng như sử dụng thuốc vận mạch.
11 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lọc máu liên tục trong sốc nhiễm khuẩn biến chứng suy đa cơ quan ở trẻ em tại khoa hồi sức tích cực chống độc bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 64
LỌC MÁU LIÊN TỤC TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN BIẾN CHỨNG
SUY ĐA CƠ QUAN Ở TRẺ EM TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC
– CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nguyễn Minh Tiến*, Phạm Văn Quang*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên*, Trần Hoàng Út*Lý Tố Khanh*,
Lâm Thị Thúy Hà*, Lê Vũ Phượng Thy*Mã Tú Thanh*, Võ Thanh Vũ*, Nguyễn Thị Bích Hằng*,
Hồ Thụy Kim Nguyên*, Vưu Thanh Tùng*, Thái Quang Tùng*, Bạch Nguyễn Vân Bằng*,
Nguyễn Tô Bảo Toàn*, Tạ Minh Hòa Hiệp*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lọc máu liên tục và yếu tố liên quan đến kết quả điều trị trẻ sốc nhiễm khuẩn
biến chứng suy đa cơ quan, nhập khoa hồi sức tích cực – chống độc bệnh viện nhi đồng 1 từ 01/01/2006 –
30/09/2014.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả hàng loạt trường hợp
Kết quả: 48 trường hợp sốc nhiễm khuẩn biến chứng suy đa cơ quan, được chẩn đoán dựa trên lâm sàng và
xét nghiệm, được đưa vào lô nghiên cứu, tuổi trung vị 14,5 tháng, nhỏ nhất 3 tháng, nam chiếm tỉ lệ 58,3% nữ
41,7%, được lọc máu liên tục phương thức tĩnh – tĩnh mạch hoặc phương thức lọc thẩm tách máu tĩnh – tĩnh
mạch liên tục cho thấy cải thiện lâm sàng như tri giác, nhịp tim, nhiệt độ, xanh tái, da nổi bông, cũng như cải
thiện tình trạng toan máu, lactate máu. Tỉ lệ tử vong 39,6%. Các yếu tố liên quan đến tử vong có ý nghĩa thống
kê bao gồm tình trạng sốc sâu, Hôn mê sâu Glasow < 5 điểm, tổn thương gan nặng.
Kết luận: Lọc máu liên tục là biện pháp hỗ trợ cuối cùng điều trị sốc nhiễm khuẩn biến chứng suy đa cơ
quan khi mà các biện pháp khác trở nên không hiệu quả như thông khí cơ học sớm, chống sốc theo lưu đồ hướng
dẫn, cũng như các thuốc vận mạch.
Từ khóa: Sốc nhiễm khuẩn, hội chứng suy đa cơ quan, lọc máu tĩnh- tĩnh mạch liên tục, lọc thẩm tách máu
tĩnh – tĩnh mạch liên tục.
ABSTRACT
CONTINUOUS VENO-VENOUS HEMOFILTRATION ON MULTIPLE ORGAN DYSFUNCTION
SYNDROME DUE TO SEPTIC SHOCK IN CHILDREN ADMITTED AT PEDIATRIC INTENSIVE CARE
UNIT
Nguyen Minh Tien, Phạm Van Quang, Phung Nguyen The Nguyen, Tran Hoang Ut, Ly To Khanh,
Lam Thi Thuy Ha, Le Vũ Phuong Thy, Ma Tu Thanh, Vo Thanh Vu, Nguyen Thi Bich Hang,
Ho Thuy Kim Nguyen, Vuu Thanh Tung, Thai Quang Tung, Bach Nguyen Van Bang,
Nguyen To Bao Toan, Ta Minh Hoa Hiep
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 3 - 2015: 63 - 74
Objective: Assess the efficacy of continuous veno-venous hemofiltration (CVVH) on treatment of multiple
organ dysfunction syndromes (MODS) due to septic shock and factors related to outcome in children admitted at
Pediatric Intensive Care Unit from January 1st 2006 till September 30th 2014.
Methods: Retrospective descriptive study of cases series.
* Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Tác giả liên lạc:: BS. CKII Nguyễn Minh Tiến, ĐT: 0903391798, Email: tiennd1@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 65
Results: 48 cases of MODS due to septic shock diagnosed by clinical findings and paraclinical tests, who
were included, with age median of 14.5 month old, youngest of 3 month old, male accounting for 58.3%, female
41.7%, have been given CVVH or CVVHDF, showing improvement on clinical findings such as level of
consciousness, cardiac rate, temperature, pallor, mottled skin as well as betterment on metabolic acidosis, level of
lactate. Mortality rate was 39.6%. Risk factors related to mortality included profound shock, Glasgow coma score
under 5 points, severe hepatic injury.
Conclusion: CVVH or CVVHDF is the final supportive intervention for patients with MODS due to septic
shock who failed to standard therapeutic protocol including early intubation, shock resuscitation by flowchart
protocol, inotrope or vasoactive drugs.
Key words: Multiple organ dysfunction syndromes, septic shock, continuous veno-venous hemofiltration,
continuous veno-venous hemodiafiltration.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em là bệnh lý có tỉ
lệ mắc và tử vong cao đặc biệt khi có biến chứng
sốc nhiễm khuẩn, hay tổn thương đa cơ quan.
Năm 2003 Liên đoàn thế giới các hiệp hội hồi sức
cấp cứu nhi đã phát động chương trình quốc tế
kiểm soát nhiễm khuẩn huyết trẻ em, thông qua
các hướng dẫn chẩn đoán sớm và điều trị hiệu
quả(8). Cho đến nay các hướng dẫn đã được cập
nhật theo y học chứng cớ qua các năm 2007,
2009(1) và mới đây phối hợp với chương trình
kiểm soát sống còn nhiễm khuẩn huyết
(surviving sepsis campaign) năm 2012(5) đã cập
nhật xử trí nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc
nhiễm khuẩn ở cả người lớn và trẻ em. Tuy
nhiên vẫn còn không ít các trường hợp nhiễm
khuẩn huyết nặng, sốc nhiễm khuẩn kém đáp
ứng với điều trị và biểu hiện suy đa cơ quan cần
điều trị can thiệp hỗ trợ lọc máu liên tục. Cũng
theo chương trình kiểm soát sống còn nhiễm
khuẩn huyết (surviving sepsis campaign) năm
2012, hiệu quả lọc máu tĩnh tĩnh mạch liên tục
cho thấy cải thiện tình trạng dư dịch và tổn
thương các cơ quan trong nhiễm khuẩn huyết
nặng, sốc nhiễm khuẩn(5). Cho tới nay cơ chế
bệnh sinh trong nhiễm khuẩn huyết sốc nhiễm
khuẩn có liên quan đến các vấn đề phóng thích
các nội độc tố của vi khuẩn, kích hoạt tế bào nội
mạc mao mạch, kích hoạt các tế bào viêm,...mà
hậu quả đưa đến sản xuất nhiều cytokine gây
viêm như TNF, IL-1, IL-2, IL-6, IL-8, IL-12,...từ
đó đưa đến tổn thương các cơ quan. Lọc máu
liên tục ngoài điều trị suy thận cấp, lấy bớt dịch
phù khỏi cơ thể, thải loại ure, creatinine, kali, còn
giúp loại bỏ Cytokine gây viêm và các hóa chất
trung gian. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài lọc máu liên tục trong sốc nhiễm
khuẩn biến chứng suy đa cơ quan ở trẻ em nhằm
rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn để chia sẽ
với các bác sĩ công tác hồi sức nhi, đặc biệt là
trong lĩnh vực lọc máu, góp phần nâng cao chất
lượng điều trị và cải thiện tử vong.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả lọc máu liên tục và yếu tố
liên quan đến kết quả điều trị trẻ sốc nhiễm
khuẩn biến chứng suy đa cơ quan, nhập khoa
hồi sức tích cực – chống độc bệnh viện Nhi Đồng
1 từ 01/01/2006 – 30/09/2014.
Mục tiêu cụ thể
So sánh tỉ lệ biểu hiện lâm sàng, cận lâm
sàng trước sau lọc máu lần thứ nhất
Xác định tỉ lệ đặc điểm kỹ thuật lọc máu và
biến chứng liên quan, tỉ lệ sống còn, số lần lọc
máu liên tục, thời gian nằm hồi sức.
Nhận định các yếu tố liên quan đến kết quả
lọc máu liên tục.
PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hồi cứu loạt trường hợp.
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 66
Chọn mẫu liên tiếp không xác suất.
Tiêu chí chọn bệnh
Bệnh nhân 15 tuổi, được chẩn đoán lâm
sàng sốc nhiễm khuẩn biến chứng suy đa cơ
quan bao gồm các tiêu chí (1),(2),(3),(4):
(1) Có hội chứng đáp ứng viêm toàn thân:
Systemic Inflammatory Response Syndrome
(SIRS): hiện diện ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau
trong đó ít nhất có một tiêu chuẩn về nhiệt độ
hay số lượng bạch cầu:
Sốt > 38,5 0C hoặc hạ thân nhiệt < 360C.
Tim nhanh theo tuổi(*) hoặc tim chậm ở trẻ
dưới 1 tuổi(**).
Thở nhanh theo tuổ (***).
Bạch cầu tăng hoặc giảm theo tuổi(*****) hay
band neutrophile > 10%.
Nhóm tuổi
Nhịp tim
Nhịp Thở(***) HA t thu (mmHg)(****) Số lượng bạch cầu x 10
3
(*****)
Nhanh(*) Chậm(**)
180 50 34
1 tuần - 180 40 19,5 <5
1 tháng - 180 34 17,5 <5
2 – 5 tuổi >140 NA > 22 15,5 <6
6 -12 tuổi >130 NA > 18 13,5 <4,5
13 - 110 NA > 14 11 <4,5
(2) được xác định hay gợi ý tác nhân vi
khuẩn qua một trong các tiêu chí sau:
Cấy máu dương tính (mọc vi khuẩn gây
bệnh).
Soi nhuộm Gram hay PCR phát hiện phân tử
di truyền vi khuẩn hoặc cấy mọc vi khuẩn trên
mẫu bệnh phẩm.
Tăng bạch cầu trong dịch cơ thể vô khuẩn
(dịch ổ bụng, màng phổi, dịch não tủy).
Có ổ nhiễm khuẩn gợi: từ đường tiêu hóa, hô
hấp, tiết niệu, gan mật, da trên lâm sàng hay
chẩn đoán hình ảnh (Xquang, siêu âm).
CRP tăng (> 20 mg/L) hay PCT
(procalcitonin) tăng (> 0,5 ng/ml).
(3) Có biểu hiện hội chứng suy đa cơ quan
theo tiêu chuẩn Goldstein: khi có 2 trong các cơ
quan bị suy sau đây trong đó có cơ quantim
mạch (sốc nhiễm khuẩn):
+ Cơ quan tim mạch: Tụt huyết áp(****)
không đáp ứng với bù dịch ≥ 40 ml/kg/giờ.
HA vẫn tụt hoặc.
Cần vận mạch để duy trì huyết áp bình
thường (Dopamin > 5 g/kg/ph hoặc Dobutamin,
Epinephrine) hoặc.
Có 2 tiêu chuẩn sau (giảm tưới máu):
Toan chuyển hóa (BE < - 5 mEq/l) không giải
thích được.
Lactate máu động mạch > 2 lần trị số bình
thường (> 4 mmol/L).
Thiểu niệu: < 0,5 ml/kg/h.
CRT > 5 giây.
Chênh lệch nhiệt độ ngoại biên và trung tâm
> 30C.
+ Cơ quan hô hấp:
PaO2/FIO2 < 300 (không có tim bẩm sinh tím
hoặc bệnh phổi trước đó)
PaCO2 > 65 hoặc baseline + 20 mmHg.
Cần FIO2 > 50% để duy trì SaO2 > 92%.
Cần thông khí cơ học.
+ Thần kinh:
Glasgow < 11đ.
Glasgow giảm 3 đ.
+ Huyết học:
Tiểu cầu < 80.000/mm3.
INR > 2.
+ Thận: Creatinin 2 lần giới hạn trên theo
tuổi, tức là ≥ 0,8 mg% (70,8µmol/L) trẻ < 1 tuổi, ≥
1,4 mg% (123,9µmol/L), trẻ 1-8 tuổi, ≥ 2mg%
(176,9µmol/L) trẻ > 8 tuổi. Bất thường chức năng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 67
thận khi urê > 40 mg% (7,1mmol/L) hoặc
creatinine > giới hạn trên theo tuổi.
+ Gan:
Bilirubin toàn phần > 4 mg/dl (không áp
dụng cho sơ sinh).
ALT > 2 lần trị số bình thường. Tổn thương
gan nặng AST hoặc ALT > 1000 đv/L
(4) có chỉ định lọc máu liên tục:
Nhiễm khuẩn huyết suy đa cơ quan kèm suy
thận cấp hoặc.
Xem xét các trường hợp nhiễm khuẩn huyết
suy đa cơ quan không kèm suy thận cấp nhưng
có biểu hiện phản ứng viêm mạnh (CRP tăng cao
> 100mg/L), sốt cao liên tục kém đáp ứng với
biện pháp hạ sốt tích cực, nhịp tim tăng > 180
lần/ph, ARDS.
Biện pháp hạ sốt tích cực bao gồm Lau mát
hạ sốt tích cực. Paracetamol 10-15 mg/kg/ lần
TTM chậm trong 15 phút. Nếu thân nhiệt vẫn
còn > 39oC sau 1 giờ sử dụng paracetamol TTM:
kết hợp Ibuprofen 10 mg/kg/lần (uống hay qua
sonde dạ dày). Không sử dụng Ibuprofen nếu có
xuất huyết tiêu hóa. Rửa dạ dày bằng NaCl 0,9%
lạnh, ± kết hợp thụt tháo NaCl 0,9% lạnh: khi còn
sốt > 40oC và không đáp ứng với Paracetamol +
Ibuprofen. Cách tạo NaCl 0,9% lạnh dùng trong
rửa dạ dày hay thụt tháo để hạ sốt: Dung dịch
Nacl 0,9% để ngăn 4-10oC của tủ lạnh hoặc dung
dịch NaCl 0,9% ướp đá lạnh trong 30 phút hay
để trong ngăn đá tủ lạnh 10-15 phút trong các
trường hợp khẩn cấp nhưng không có sẵn NaCl
0,9% làm lạnh.
Tiêu chí loại trừ
Các trường hợp bệnh nhân nhiễm khuẩn
huyết không có biến chứng sốc nhiễm khuẩn
được lọc máu liên tục hay được điều trị bằng
phương pháp khác như thay huyết tương.
Có bất thường bệnh lý khác đi kèm như
bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý thần kinh, bệnh phổi
mạn, hội chứng thận hư, đa dị tật.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
01/01/2006 – 30/09/2014, tại khoa Hồi sức tích
cực - Chống độc Bệnh Viện Nhi Đồng 1.
Các bước tiến hành
Sau khi có chỉ định lọc máu, bệnh nhân sẽ
được tiến hành lọc máu theo qui trình lọc máu
liên tục của khoa hồi sức như sau:
Máy PRISMA flex hoặc máy Aquarius (đã
được trang bị tại Khoa Hồi Sức).
Dịch lọc sử dụng: dung dịch Hemosol.
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm 2 nòng số
6-7F hoặc 8-11F (tùy bệnh nhân).
Màng lọc cho máy lọc máu PRISMA FLEX
loại M60 cho trẻ < 20 kg hoặc M100 cho trẻ 20
kg.
Tốc độ lọc hay tốc độ dịch thay thế: 40
ml/kg/h, Tốc độ bơm máu 4-6 ml/kg/ph.
Kháng đông: Heparin hóa máu bệnh nhân
bằng liều tấn công 3 phút trước khi bắt đầu
(heparin 0 – 50 UI/kg hoặc fraxiparin liều 0 – 20
UI/kg nếu tiểu cầu < 50.000/mm3) tiêm tĩnh mạch
tùy tình trạng đông máu của bệnh nhân, liều
duy trì được pha với natri clorua 0,9% và truyền
vào chu trình trước màng lọc (fraxiparin liều 0 –
10 UI/kg/giờ hoặc heparin 0 – 20 UI/kg/giờ) bằng
máy bơm tiêm tự động. Bệnh nhân có nguy cơ
chảy máu (INR > 2) giảm nửa liều. Nếu bệnh
nhân có biểu hiện xuất huyết và INR > 4, không
dùng kháng đông. Lưu ý theo dõi chức năng
đông máu mỗi 4-6 giờ để điều chỉnh liều kháng
đông thích hợp.
Theo dõi
Bệnh nhân được theo dõi quá trình lọc máu
bằng phiếu theo dõi lọc máu.
Sinh hiệu và theo dõi lượng xuất nhập được
theo dõi mỗi giờ trong 6 giờ đầu, ít nhất mỗi 4
giờ trong 24 giờ kế.
Thu nhập số liệu
Sốc nhiễm khuẩn biến chứng suy đa cơ quan
thuộc lô nghiên cứu được tiến hành thu thập số
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 68
liệu trong quá trình lọc máu, theo hồ sơ nghiên
cứu kèm theo bao gồm:
Đặc điểm bệnh nhân: tuổi, giới, địa chỉ,
ngày xuất hiện sốc, ngày xuất hiện biến chứng
thở bất thường.
Biểu hiện lâm sàng trước lúc và trong quá
trình lọc máu liên tục tại thời điểm t0, t6, t12,
t24: Mạch/Nhịp tim, nhiệt độ, huyết áp, tri
giác (Glasgow), xanh tái, da nổi bông, toan
chuyển hoá, chỉ số vận mạch tăng co (VIS
vasoactive Inotropic Score = (dopamine +
dobutamine) x 1 + (adrenaline +
noradrenaline) x 100 + Milrinone x 15.
Xét nghiệm lúc lọc máu: CTM, Hct, tiểu cầu,
đường huyết, ion đồ, lactate máu, khí máu động
mạch, CVP, chức năng đông máu toàn bộ tại thời
điểm t0, t6, t12, t24, xét nghiệm chức năng gan:
SGOT, SGPT, chức năng thận, tại thời điểm t0,
t12, t24.
Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để phân tích
số liệu, sử dụng các phép kiểm Independent
Samples T Test dành cho biến định lượng độc
lập, phép kiểm paired-sample t test dành cho
biến định lượng cặp đôi, phép kiểm χ2 dành
cho biến định tính so sánh 2 tỉ lệ độc lập, phép
kiểm Wilcoxon Signed Ranks Test dành cho
biến định tính so sánh cặp đôi, ngưỡng ý
nghĩa thống kê P < 0,05.
KẾT QUẢ
Trong thời gian gần 9 năm từ 01/01/2011 –
30/09/2014, có 48 trẻ sốc nhiễm khuẩn biến
chứng suy đa cơ quan, thỏa tiêu chí nhận vào,
được đưa vào lô nghiên cứu, với các đặc điểm
sau:
Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, vi sinh
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, vi sinh.
Đặc điểm Kết quả
Tuổi trung vị (tháng) 14,5 (3 tháng – 13 tuổi)
≤ 2 tuổi 31 (64,6%)
Cân nặng trung vị (kg) 10 (6 – 37)
≤ 10kg 25 (52,1%)
Giới: Nam/nữ 28 (58,3%) / 20 (41,7%)
Địa phương: Thành phố/tỉnh 16 (33,3%) / 32 (66,7%)
Điều trị tuyến trước/tự đến 31 (64,6%) / 17 (35,4%)
Lâm sàng
Ngày vào sốc 1 - 4 (1-2: 70,8%)
Sốc sâu (HA tụt, không đo được) 34 (70,8%)
Đường vào/ ổ
nhiễm khuẩn
Tiêu hóa 26 (54,2%)
Hô hấp 7 (14,6%)
Da 5 (10,4%)
Không rõ 10 (20,8%)
Điểm PRISM 20,1 ± 3,2
Điểm PELOD 18,6 ± 2,4
Hội chứng suy đa cơ quan 48 (100%)
Cận lâm sàng
Hct (%) 33,8 ± 2,9
Bạch cầu (/mm
3
) / neutrophile (%) 21326 ± 3426/78,6 ± 4,5
Tiểu cầu (10
3
/mm
3
) 78,2 ± 15,7
CRP (mg/L) 98,5 ± 26,2
AST/ALT (đv/L) 1838,6 ± 74,3 / 759,2 ± 63,6
Tổn thương gan 38 (79,2%)
Urê (mmol/L)/creatinine (µmol/L) 7,3 ± 2,4 / 129,6 ± 34,6
Suy thận cấp 29 (60,4%)
Điểm Glasgow 9,8 ± 1,4, 5 - 11: 13 (27,1%), < 5: 9 (18,8%)
PaO2/FiO2 226,5 ± 45,6
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 69
Đặc điểm Kết quả
ARDS (PaO2/FiO2 < 200) 23 (47,9%)
DIC 28 (58,3%)
Lactate máu (mmol/L) / ScvO2 (%) 5,8 ± 1,2 / 66,7 ± 4,2
Lactate máu > 2,5 mmol/L 46 (95,8%)
Na
+
/K
+
/Ca
++
(mmol/L) 132,4 ± 4,6 / 5,4 ± 0,7 / 1,02 ± 0,06
Đường huyết (mmol/L) 6,3 ± 2,7 / 10: 11 (22,9%)
pH/HCO
3
/BE 7,22 ± 0,06 / 11,4 ± 4,3 / - 8,5 ± 0,4
Toan chuyển hóa nặng (pH < 7,2) 33 (68,7%)
Cấy máu mọc vi khuẩn gây bệnh 13 (27,1%)
Escherichia coli 5
Burkholderia cepacia 2
Klebsiella spp 2
Staphylococcus aureus 3 (2 ca sau chủng ngừa)
Acinetobacteria spp 1
PRISM pediatric risk of mortality, PELOD: pediatric logistic organ dysfunction, ARDS acute respiratory distress syndrome,
DIC: disseminated intravascular coagulation
Can thiệp điều trị ngoài lọc máu liên tục
Bảng 2: Can thiệp điều trị ngoài lọc máu liên tục.
Đặc điểm Kết quả
Biện pháp hỗ trợ hô hấp (thở máy) 48 (100%)
Midazolam số ca/liều tối đa TB (mg/kg/giờ) 48 (100%)/0,26 ± 0,12
Fentanyl số ca/liều tối đa TB (mcg/kg/giờ) 26 (54,2%)/1,8 ± 0,5
Biện pháp hỗ trợ tuần hoàn (chống sốc) 48 (100%)
Tổng dịch trung bình (ml/kg) trong 6giờ đầu 85,4 ± 15,6
Đại phân tử số ca/lượng dịch trung bình (ml/kg) 39 (81,3%) 38,2 ± 9,6
Dopamine số ca/liều tối đa TB (mcg/kg/phút) 48 (100%)/ 10,6 ± 1,4
Dobutamine số ca/liều tối đa TB (mcg/kg/phút) 48 (100%)/11,8 ± 1,5
Adrenaline số ca/liều tối đa TB (mcg/kg/phút) 23 (47,9%)/1,2 ± 0,23
Noradrenaline số ca/liều tối đa TB (mcg/kg/phút) 17 (35,4%) /1,1 ± 0,12
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm đo CVP 43 (89,6%)
Đặt catheter động mạch đo HAĐMXL 45 (93,8%)
Đặt thông tiểu 48 (100%)
Kháng sinh ban đầu Cephalosporine thế hệ thứ 3 40 (83,3%)
Quinolone 8 (16,7%)
Kháng sinh tiếp theo Carbapenem 37 (77,1%)
Vancomycin 3 (6,3%)
Sử dụng gamaglobuline TTM 2 (4,2%)
Hydrocortisone TM 11 (22,9%)
Điều trị khác Điều chỉnh toan chuyển hóa 46 (95,8%)
Điều trị hạ đường huyết 14 (29,2%)
Truyền máu (hồng cầu lắng) 15 (31,3%)
Kết quả điều trị Thời gian nằm khoa hồi sức (ngày) 14,8 ± 5,3
Sống 29 (60,4%)
Tử vong 19 (39,6%)
CVP central nervous pressure: Áp lực tĩnh mạch trung tâm, HAĐMXL: huyết áp động mạch xâm lấn TB: trung bình, TTM:
truyền tĩnh mạch, TM tĩnh mạch.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 70
Đặc điểm lọc máu đợt đầu
Bảng 3: Đặc điểm lọc máu đợt đầu.
Đặc điểm Kết quả
Phương thức lọc máu CVVH/CVVHDF 41 (85,4%) /
7 (14,6%)
Chỉ định lọc máu
Suy đa cơ quan kèm suy thận cấp 29 (60,4%)
Suy đa cơ quan
không kèm suy thận cấp
19 (39,6%)
.Sốt cao > 39
0
C liên tục, nhịp tim nhanh,
không đáp ứng biện pháp hạ sốt tích cực
16 (33,3%)
.Thở máy + ARDS + nhịp tim nhanh > 180
l/ph
3 (6,3%)
Ngày bệnh lúc lọc máu (ngày) Median 3
(3-4: 83,3%)
Thời gian từ lúc sốc –
lúc bắt đầu lọc máu (giờ)
28,6 ± 9,4 (18-
96)
Thời gian từ lúc có chỉ định - lọc máu trung
bình (giờ)
1,9 ± 1,2 (1-4)
Thời gian lọc máu trung bình (giờ) 31,6 ± 7,1
Thể tích dịch thay thế trung bình (ml/kg/giờ) 40,8 ± 2,4
Thể tích dịch thẩm tách trung bình
(ml/kg/giờ)
24,7 ± 3,2
Thể tích dịch lấy ra trung bình (ml/kg/giờ) 2,4 ± 1,3
Đặc điểm Kết quả
Dịch thay thế Hemosol 48 (100%)
Tốc độ bơm máu (ml/kg/phút) 5,3 ± 1,2
Chống đông
Heparin 6 (12,5%)
Tấn công (UI/kg) 50,6 ± 4,7
Duy trì (UI/kg/giờ) 16,8 ± 2,4
Fraxiparin 42 (87,5%)
Tấn công (UI/kg) 20,8 ± 0,6
Duy trì (UI/kg/giờ) 11,5 ± 2,8
Catheter 2 nòng 6-6.5F/7F/8-11F 25 (52,1%) /18
(37,5%)/
5(10,4%)
Đặt 2 catheter cùng lúc 13 (27,1%)
Biến chứng
do can
thiệp điều
trị lọc máu
liên tục
Đông màng lọc 9 (18,8%)
Tắc catheter 11 (22,9%)
Khí hệ thống 5 (10,4%)
Tụt huyết áp 18 (37,5%)
Hạ thân nhiệt 10 (20,8%)
Hạ kali máu 14 (29,2%)
Số trường hợp lọc máu
liên tục ≥ 2 lần
17 (35,4%)
CVVH Continuous veno-Venous Hemofiltration, CVVHDF
Continuous veno-Venous Hemodiafiltration.
Diễn tiễn tổn thương các cơ quan trước và sau lọc máu lần đầu
Bảng 4: Diễn tiễn tổn thương các cơ quan trước và sau lọc máu lần đầu.
Cơ quan T0 sau lọc máu T12 sau lọc máu T24 sau lọc máu P
Nhịp tim (l/p) 189,6 ± 10,5 169,2 ± 15,3 154,7 ± 16,4 < 0,05*
Nhiệt độ (
0
C) 39,2 ± 0,6 38,3 ± 1,4 37,7 ± 0,4 < 0,05*
Xanh tái 23/48 18/48 11/48 < 0,05**
Da nổi bông 17/48 10/48 6/48 < 0,05**
Hô hấp
PaO2/FiO2 226,5 ± 45,6 255,2 ± 34,6 302,3 ± 32,5 < 0,05*
AaDO2 235,6 ± 4,4 194,7 ± 11,5 125,4 ± 10,3 < 0,05*
Gan
AST (UI/L) 1838,6 ± 74,3 1684,7 ± 85,4 1526,5 ± 72,4 NS*
ALT (UI/L) 759,2 ± 63,6 618,4 ± 52,6 542,2 ± 51,7 NS*
Thận
Ure (mmol/L) 7,3 ± 2,4 6,6 ± 1,5 5,9 ± 0,8 NS*
Creatinin (µmol/L) 129,6 ± 34,6 106,4 ± 23,8 79,3 ± 18,6 < 0,05*
Tri giác GCS (điểm) 9,8 ± 1,4 10,5 ± 1,1 10,9 ± 1,2 NS*
Chuyển hóa
Na
+
(mmol/L) 132,4 ± 4,6 134,2±3,5 131,8 ± 3,2 NS*
K
+
(mmol/L) 5,4 ± 0,7 3,3 ± 0,6 3,4 ± 0,3 < 0,05*
Ca
++
(mmol/L) 1,02 ± 0,06 0,91 ± 0,02 1,01 ± 0,03 NS*
Lactate (mmol/L) 5,8 ± 1,2 3,4 ± 2,2 2,3 ± 1,4 < 0,05*
ScvO2 (%) 66,7 ± 4,2 70,3 ± 4,6 73,4 ± 3,8 < 0,05*
Kiềm toan
pH 7,22 ± 0,06 7,32 ± 0,04 7,36 ± 0,02 < 0,05*
HCO
3-
11,4 ± 4,3 15,8 ± 2,3 17,4 ± 2,5 < 0,05*
BE - 8,5 ± 0,4 -5,8 ± 0,9 -4,4 ± 0,6 < 0,05*
Chỉ số VIS 59,4 ± 12,6 46,7 ± 9,3 38,2 ± 10,1 < 0,05*
Điểm PRISM 20,1 ± 3,2 18,1 ± 2,5 15,4 ± 1,6 < 0,05*
Điểm PELOD 18,6 ± 2,4 17,5 ± 1,7 16,7 ± 2,1 NS*
ScvO2: saturation of central oxygen, BE: base excess, VIS: vasoactive drugs score.
*phép kiểm Paired Samples T Test, **phép kiểm Wilcoxon Signed Ranks Test, ngưỡng ý nghĩa P < 0,05, NS: non-significant.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 71
Các yếu tố liên quan đến kết quả lọc máu
Bảng 5. So sánh đặc điểm nhóm sống và tử vong.
Yếu tố
Nhóm sống
(n = 29)
Nhóm tử vong
(n = 19)
P value
Tuổi < 12 tháng 13 9 NS**
Giới (nam) 16 12 NS**
Sốc sâu 17 17 < 0,05**
Glasgow < 5 2 7 < 0,05**
pH 7,25 ± 0,01 7,2 ± 0,02 NS*
HCO
3
12,6 ± 2,2 11,1 ± 2,4 NS*
BE -7,8 ± 2,4 -8,7 ± 2,6 NS*
Lactate (mmol/L) 4,7 ± 1,3 6,2 ± 1,1 < 0,05**
AST (đv/L) 1142,6 ± 42,7 2559,7 ± 61,2 < 0,05**
ALT (đv/L) 484,6 ± 53,2 1084,6 ± 72,5 < 0,05**
VIS 46,3 ± 5,4 71,4 ± 6,3 < 0,05**
PRISM 16,8 ± 3,1 22,7 ± 4,2 < 0,05**
PELOD 15,7 ± 2,1 20,6 ± 2,3 < 0,05**
MODS
không suy thận
15 4
Thời gian từ lúc
sốc – bắt đầu lọc
máu (giờ)
24,5 ± 4,3 31,6 ± 6,4 NS*
Thời gian từ lúc
chỉ định – lọc máu
(giờ)
1,8±1,3 3,1±0,6 NS*
MODS: Multiple organ dysfunction syndrome, *phép kiểm
Independent Samples T Test, **phép kiểm 2 Test, ngưỡng ý
nghĩa P< 0,05, NS: non-significant.
BÀN LUẬN
Trong thời gian gần 9 năm từ 01/01/2011 –
30/09/2014, có 48 trẻ sốc nhiễm khuẩn biến
chứng suy đa cơ quan, tuổi trung vị 14,5 tháng,
nhỏ nhất 3 tháng, lớn nhất 13 tuổi, phần lớn trẻ
dưới 2 tuổi (64,6%), và có cân nặng thấp dưới 10
kg (52,1%), nam chiếm tỉ lệ 58,3% nữ 41,7%. Đa
số trẻ ở ngụ ở tỉnh (66,7%), chuyển viện từ tuyến
trước (64,6%).
Tất cả các trẻ nhập viện trong tình trạng sốc,
trong đó sốc sâu chiếm tỉ lệ 70,8%. Đường vào ổ
nhiễm khuẩn đa số từ đường tiêu hóa 54,2%, kế
đến là đường hô hấp 14,6%, da 10,4%, không rõ
đường vào 20,8%. Tình trạng sốc nhiễm khuẩn
thường xảy ra vào ngày 1,2 (70,8%) với số lượng
bạch cầu tăng cao, CRP cao, kèm tổn thương các
cơ quan như gan (79,2%), thận (60,4%), hội
chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) 47,9%,
rối loạn tri giác với điểm Glasgow trung bình 9,8,
đông máu nội mạch lan tỏa DIC 58,3%, rối loạn
chuyển hóa hạ đường huyết (29,9%), tăng đường
huyết (22,9%), tăng lactate máu (95,8%), toan
chuyển hóa nặng (68,7%). Điểm số PRISM,
PELOD trung bình lần lượt là 20,1 và 18,6 phản
ánh độ nặng của bệnh và tổn thương các cơ quan
đưa đến hội chứng suy đa cơ quan. Bằng chứng
vi sinh ghi nhận cấy máu mọc vi khuẩn gây bệnh
trong 27,1% các trường hợp, trong đó nhiễm
Escherichia coli chiếm ưu thế. Có 3 trường hợp
cấy máu mọc với tụ cầu vàng Staphylococcus
aureus, trong 2 trường hợp từ nhiễm khuẩn sau
tiêm ngừa vacxin 3 trong 1 Sởi - Quai bị - Rubella
biểu hiện hội chứng sốc độc tố với biểu hiện lâm
sàng sốt cao liên tuc, ói mửa, tiêu chảy, tụt huyết
áp, đỏ da, kết mạc mắt sung huyết, lưỡi dâu, rối
loạn tri giác nhưng không có dấu hiệu thần kinh
khu trú.
Về điều trị, tất cả các trường hợp (100%)
được đặt nội khí quản giúp thở, thở máy với an
thần bằng midazolam đơn thuần hoặc phối hợp
fentanyl (54,2%). Theo hướng dẫn quốc tế về xử
trí nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn
của Chương trình kiểm soát sống còn nhiễm
khuẩn huyết (surviving sepsis campaign) năm
2012(6), chỉ định đặt nội khí quản thở máy sớm
nếu bệnh nhân thở không hiệu quả, sốc không
ổn định, tri giác xấu hơn, giúp cải thiện chống
sốc hiệu quả hơn. Tất cả các trường hợp được
truyền dịch chống sốc với tổng lượng dịch trung
bình trong 6 giờ đầu là 85,4 ml/kg, có 81,3% các
trường hợp không đáp ứng với dung dịch điện
giải, được đổi sang dung dịch cao phân tử với
lượng cao phân tử sử dụng trung bình là
38,2ml/kg. Loại cao phân tử chúng tôi sử dụng là
gelatin hoặc hoặc HES 130 6% hoặc HES 200 6%.
Tất cả các trường hợp trong lô nghiên cứu của
chúng tôi, đều sử dụng thuốc vận mạch
dopamine và dobutamine với liều tối đa trung
bình tương ứng là 10,6 và 11,8 mcg/kg/ph trong
khi adrenaline và noradrenaline chiếm tỉ lệ
47,9% và 35,4% với liều tối đa trung bình là 1,2
và 1,1 mcg/kg/ph. Đo và theo dõi áp lực tĩnh
mạch trung tâm (CVP central nervous pressure)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 72
và huyết áp động mạch xâm lấn (HAĐMXL)
được thực hiện ở 89,6% và 93,8% các trường hợp
và là kỹ thuật rất cần thiết cho điều trị hướng
mục tiêu sớm, giúp hướng dẫn điều chỉnh tốc độ
dịch truyền và thuốc vận mạch cũng như lấy
máu xét nghiệm(1).
Chúng tôi sử dụng hydrocortisone liều thấp
cho 11 (22,9%) trường hợp sốc kháng với
cathecolamine. Chỉ định corticoid trong sốc
nhiễm khuẩn ở trẻ em theo các tác giả bao gồm
tử ban tối cấp do não mô cầu, hoặc trẻ có tiền sử
sử dụng corticoid gần đây vì bất thường trục hạ
đồi – tuyến yên – thượng thận hay trẻ sốc nhiễm
khuẩn không đáp ứng với cathecolamine(2,6). Tất
cả các trường hợp tuân thủ sử dụng kháng sinh
trong vòng 1 giờ đầu tiên với kháng sinh ban
đầu là cephalosporine thế hệ thứ 3 (cefotaxime
hoặc ceftriaxone) 83,3%, quinolone
(ciprofloxacine hoặc pefloxacine) 16,7%(6). Tuy
nhiên, có 3 (6,9%) trường hợp trẻ sốc nhiễm
trùng có biểu hiện nhiễm khuẩn da (nhọt da
nung mủ vùng mông, lưng và cánh tay trái sau
tiêm chủng) được sử dụng nhóm kháng sinh
điều trị tụ cầu trùng là vancomycin. Các trường
hợp diễn tiến nặng, kém đáp ứng kháng sinh
ban đầu cephalosporine thế hệ thứ 3 hoặc
quinolone, chúng tôi đổi sang kháng sinh phổ
rộng nhóm carbapenem 77,1%. Theo hướng dẫn
quốc tế về xử trí nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc
nhiễm khuẩn của Chương trình kiểm soát sống
còn nhiễm khuẩn huyết (surviving sepsis
campaign) năm 2012, dùng kháng sinh thích hợp
sớm cho nhiễm khuẩn huyết nặng hoặc sốc
nhiễm khuẩn cải thiện tử vong hơn sử dụng
kháng sinh trễ, không thích hợp, sử dụng kháng
sinh càng trễ, càng làm tăng tỉ lệ tử vong(6). Có
95,8% các trường hợp được sử dụng bicarbonate
điều chỉnh toan chuyển hóa máu. Tuy nhiên cần
lưu ý rằng toan chuyển hóa là do thiếu tưới máu
mô nên điều cần thiết là tối ưu hóa tưới máu mô
hơn là sử dụng bicarbonate. Ngoài ra có 29,2%
các trường hợp được điều chỉnh hạ đường huyết
và 2 trường hợp được truyền gammaglobulin
(4,2%) là 2 trường hợp hội chứng sốc độc tố to
nhiễm tụ cầu vàng sau chủng ngừa.
Mặc dù được điều trị tích cực với tất cả các
biện pháp can thiệp trên nhưng các bệnh nhân
trong lô nghiên cứu vẫn không đáp ứng với điều
trị và diễn tiến nặng biến chứng tổn thương gan,
thận, hô hấp đưa đến hội chứng suy đa cơ quan
nên được tiến hành lọc máu liên tục.
Có 41 trường hợp (85,4%) được lọc máu theo
phương thức tĩnh - tĩnh mạch liên tục (CVVH),
và 7 trường hợp (14,6%) theo phương thức lọc
thẩm tách máu tĩnh – tĩnh mạch liên tục
(CVVHDF) với các chỉ định hội chứng suy đa cơ
quan kèm suy thận cấp (60,4%), không kèm suy
thận 39,6% (bảng 3). Theo chương trình kiểm
soát sống còn nhiễm khuẩn huyết (surviving
sepsis campaign) năm 2012, chỉ định lọc máu
liên tục trong nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc
nhiễm khuẩn là khi có biến chứng suy đa cơ
quan trong đó có suy thận cấp(5). Các chỉ định
khác còn bàn cải, tuy nhiên các tác giả Nhật Bản
đã chỉ định và áp dụng lọc máu liên tục cho các
trường hợp nhiễm khuẩn huyết suy đa cơ quan
không kèm suy thận như tổn thương gan, ARDS,
phản ứng viêm mạnh với sốt cao liên tục, nhịp
tim nhanh, cho kết quả khả quan và ưa chuộng
phương thức lọc thẩm tách máu tĩnh – tĩnh mạch
liên tục (CVVHDF)(13,12). Đa số các trường hợp
được lọc máu liên tục vào ngày thứ 3,4 của bệnh
(83,3%). Thời gian từ lúc có chỉ định lọc máu đến
khi gắn bệnh nhân vào máy lọc máu trung bình
là 1,9 ± 1,2 giờ. Đây là thời gian dành cho tiếp cận
tĩnh mạch trung tâm, cũng như khởi động mồi
dịch hệ thống máy lọc máu để máy sẵn sàng
hoạt động. Thời gian này càng ngắn càng tốt vì
can thiệp lọc máu được tiến hành nhanh chóng.
Tuy nhiên không phải dễ đạt được vì tiếp cận
mạch máu trung tâm ở trẻ nhỏ rất khó đặc biệt ở
trẻ có cân nặng ≤ 10kg trong lô nghiên cứu của
chúng tôi chiếm 52,1% các trường hợp. Để rút
ngắn thời gian chuẩn bị, chúng tôi chia 2 nhóm
thực hiện song song một nhóm thực hiện tiếp
cận mạch máu gồm các bác sĩ giỏi có kinh
nghiệm trong chích tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 73
cảnh trong phần lớn với catheter 6-6.5F (52,1%)
và 7F 2 nòng (37,5%), một nhóm khởi động
chuẩn bị máy lọc máu liên tục gồm các bác sĩ
điều dưỡng giỏi thuần thục lắp ráp mồi dịch hệ
thống máy lọc máu. Thời gian ngắn nhất trong
nghiên cứu của chúng tôi là 1 giờ. Tuy nhiên
cũng cần lưu ý tiếp tục hồi sức hô hấp tuần hoàn
tối ưu cũng như điều chỉnh rối loạn điện giải,
thăng bằng kiềm toan. Thời gian từ lúc sốc – lúc
bắt đầu lọc máu 28,6 ± 9,4 giờ. Đây là thời gian
cần thiết cho mọi nổ lực tích cực để đạt được
mục tiêu trong hồi sức sốc nhiễm trùng trước khi
đưa ra quyết định lọc máu. Chưa có bằng chứng
lọc máu sớm trong nhiễm khuẩn huyết nặng, sốc
nhiễm trùng cải thiện kết quả điều trị(5,9). Thời
gian lọc máu liên tục trung bình 31,6 ± 7,1 giờ.
Chúng tôi sử dụng dịch hemosol chứa điện giải
và có chất đệm là bicarbonate làm dịch thay thế
cũng như dịch thẩm tách. Thể tích dịch thay thế
trung bình 40,8 ± 2,4 ml/kg/giờ. Thể tích dịch
thẩm tách trung bình 24,7 ± 3,2 ml/kg/giờ. Cho
tới hiện nay vẫn chưa có đủ bằng chứng lọc máu
với liều cao ≥ 50 ml/kg/giờ cải thiện tỉ lệ tử vong
trong sốc nhiễm khuẩn(3,7). Các khuyến cáo liều
dich thay thế thích hợp hiện nay là 20-40
ml/kg/giờ(15).
Chúng tôi chống đông hệ thống lọc máu
phần lớn (87,5%) bằng fraxiparine (nadroparine)
liều tấn công trung bình 20,8 ± 0,6 UI/kg, duy trì
11,5 ± 2,8 UI/kg/giờ, số còn lại (12,5%) được
chống đông bằng heparin với liều tấn công trung
bình 50,6 ± 4,7 UI/kg, duy trì 16,8 ± 2,4 UI/kg/giờ.
Mặc dù chống đông liều cao như vậy nhưng vẫn
có biến chứng đông màng lọc (18,8%), tắc
catheter (22,9%) nên chúng tôi phải thay quả lọc
hay catheter hoặc chích 2 catheter ở 2 tĩnh mạch
đùi trái, phải hoặc chích thêm tĩnh mạch cảnh
trong (27,1%) để lọc máu liên tục đạt hiệu quả,
giảm đông màng lọc và tắc catheter. Để phòng
ngừa đông màng lọc, tắc catheter ngoài theo dõi
chức năng đông máu để điều chỉnh kháng đông,
cần theo dõi sát áp lực xuyên màng (TMP), áp
lực máu ra (access pressure), áp lực máu về
(return pressure) để điều chỉnh thông catheter
kịp thời, thực hiện thủ thuật rửa màng lọc và
chỉnh liều thuốc kháng đông thích hợp. Ngoài ra
ở trẻ ≤ 10 kg thường có vấn đề mất máu ra tuần
hoàn ngoài cơ thể, trẻ dễ bị sốc sau khi rút máu
ra ngoài cơ thể vào hệ thống lọc, hoặc kèm thêm
mất máu khi chích tĩnh mạch trung tâm gặp khó
khăn, nên trong nghiên cứu chúng tôi có 15 trẻ
cần truyền thêm máu chiếm tỉ lệ 31,3%.
Đánh giá hiệu quả lọc máu qua thay đổi lâm
sàng và cận lâm sàng (bảng 4) cho thấy mạch,
nhiệt độ cải thiện rõ ở thời điểm 12, 24 giờ sau
khi bắt đầu lọc máu. Tương tự như vậy, tỉ lệ dấu
hiệu da xanh tái, da nổi bông/rối loạn vận mạch
cải thiện dần ở thời điểm 12, 24 giờ sau khi bắt
đầu lọc máu. Cải thiện các chỉ số hô hấp như
PaO2/FiO2, AaDO2 có ý nghĩa thống kê. Men gan
có cải thiện sau lọc máu nhưng không có ý nghĩa
thống kê. Creatinine máu cải thiện đáng kể
nhưng còn ở mức cao. Các trị số chức năng gan
thận trong giới hạn bình thường trong suốt quá
trình lọc máu. Có tình trạng giảm kali máu ở thời
điểm 12, 24 giờ nên cần bổ sung kali trong dịch
thay thế và dịch nuôi ăn tĩnh mạch. Ngoài ra lọc
máu liên tục cải thiện tình trạng toan máu kiềm
dư (BE: base excess), tình trạng nợ oxy máu như
cải thiện lactate máu và độ bão hòa oxy máu tĩnh
mạch trung tâm ScvO2: saturation of central
oxygen), đặc biệt cải thiện chỉ số vận mạch – tăng
co cơ tim (VIS: vasoactive drugs score), tức là
giảm được nhu cầu dùng thuốc vận mạch(4,12), cải
thiện chỉ số bệnh nặng trẻ em PRISM, PELOD.
Trong nghiên cứu của chúng tôi không khảo
sát sự thay đổi các cytokine gây viêm trong máu
và dịch lọc trong quá trình lọc máu, nhưng theo
các tác giả khác(1,8), lọc máu liên tục giúp thải loại
các cytokine gây viêm như TNFα, IL1, IL6, IL8,
ILRa. Lọc máu liên tục qua màng bán thấm dựa
trên nguyên lý đối lưu lấy đi khỏi cơ thể các
cytokine gây viêm trọng lượng phân tử trung
bình như TNFα, IL1β, IL6, IL8, IL10, IFNγ, là các
cytokine đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh
nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, ngoài ra
lọc máu liên tục còn giảm được sự tăng thân
nhiệt quá mức (sốt cao liên tục không đáp ứng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 74
thuốc hạ sốt) nhờ tuần hoàn ngoài cơ thể. Có 17
trường hợp (35,4%) sau lọc máu liên tục đợt 1,
tình trạng vẫn còn nặng: mạch còn nhanh, xanh
tái, da nổi bông, rối loạn vận mạch, tổn thương
các cơ quan nên được lọc máu lần 2 hoặc hơn
nửa. Biến chứng do can thiệp lọc máu liên tục
ngoài đông màng lọc, tắc catheter, chúng tôi còn
ghi nhận khí hệ thống (10,4%), tụt huyết áp
(37,5%), hạ thân nhiệt (20,8%), hạ kali máu
(29,2%) nhưng được khắc phục xử lý kịp thời.
Thời gian điều trị trung bình tại khoa Hồi
sức là 14,8 ngày, cứu sống 29 trẻ (60,4%), 19 trẻ
tử vong (39,6%)(10,14,18,17,16,19), trong bệnh cảnh sốc
kéo dài, suy hô hấp, hôn mê.
Các yếu tố liên quan đến tử vong có ý nghĩa
thống kê bao gồm tình trạng sốc sâu, hôn mê sâu
Glasgow < 5, tổn thương gan nặng, chỉ số VIS,
PRISM, PELOD cao nên cần can thiệp điều trị
tích cực nhằm cứu sống từng bệnh nhân nặng,
giúp cải thiện tử vong.
KẾT LUẬN
Qua điều trị lọc máu liên tục cho 48 trường
hợp sốc nhiễm khuẩn biến chứng suy đa cơ
quan, tuổi trung vị 14,5 tháng, nhỏ nhất 3 tháng,
nam chiếm tỉ lệ 58,3% nữ 41,7%, cho thấy cải
thiện lâm sàng như tri giác, nhịp tim, nhiệt độ,
xanh tái, da nổi bông, cũng như cải thiện tình
trạng toan máu, lactate máu, giảm nhu cầu sử
dụng vận mạch. Tỉ lệ tử vong 39,6%. Các yếu tố
liên quan đến tử vong có ý nghĩa thống kê bao
gồm tình trạng sốc sâu, Hôn mê sâu Glasow < 5
điểm, tổn thương gan nặng, chỉ số vận mạch –
tăng co cơ tim VIS cao. Lọc máu liên tục là biện
pháp điều trị hỗ trợ cuối cùng nếu được chỉ định
thích hợp khi mà các biện pháp khác trở nên
không hiệu quả như thông khí cơ học sớm,
chống sốc theo lưu đồ hướng dẫn, áp dụng tiến
bộ trong hồi sức sốc như đo và theo dõi tĩnh
mạch trung ương đến đo và theo dõi huyết áp
xâm lấn, độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung
ương, cũng như sử dụng thuốc vận mạch. Vì
vậy, ngoài thuốc điều trị, cần trang bị cho các
bệnh viện tỉnh các phương tiện hồi sức hiện đại
về hô hấp, tuần hoàn, cũng như chuyển giao các
kỹ thuật nâng cao, cần thiết như thở máy, đo
huyết áp xâm lấn, độ bão hòa oxy máu tĩnh
mạch trung ương, đặc biệt là lọc máu liên tục để
cứu sống nhiều hơn nữa các trường hợp sốc
nhiễm khuẩn biến chứng suy đa cơ quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bellomo R, Kellum JA, Gandhi CR et al (2000). The effect of
intensive plasma water exchange by hemofiltration on
hemodynamics and soluble mediators in canine endotoxemia.
Am J Respir Crit Care Med ;161:pp.1429–36.
2. Brierley J, Carcillo JA, Choong K, Cornell T, DeCaen A,
Deymann A et al (2009). Clinical practice parameters for
hemodynamic support of pediatric and neonatal septic shock:
2007 update from the American College of Critical Care
Medicine. Crit Care Med ;37:pp.666-688.
3. Clark E, et al (2014). High-volume hemofiltration for septic
acute kidney injury: a systematic review and meta-analysis.
Critical Care, 18:R7
4. Cole L, Bellomo R (2002). A phase II randomized, controlled
trial of continuous hemofiltration in sepsis. Crit Care Med.
Jan;30(1):pp.100-6.
5. PayenD, Mateo J, Cavaillon JM, Fraisse F, Floriot C(2009).
Impact of continuous venovenous hemofiltration on organ
failure during the early phase of severe sepsis: a randomized
controlled trial. Crit Care Med 37: pp.03-10
6. Dellinger RP, Levy MM, Carlet JM, Bion J, Parker MM,
Jaeschke R et al (2013). Surviving Sepsis Campaign:
International guidelines for management of severe sepsis and
septic shock. Int Care Med ; 41: pp.580-637
7. Grootendorst AF, Van Bommel EF, van der Hoven B et al
(1992). High volume hemofiltration improves hemodynamics
of endotoxininduced shock in the pig. J Crit Care ;7:pp.67–75.
8. Hörner C, Schuster S (2007). Hemofiltration and immune
response in severe sepsis. J Surg Res. Sep;142(1):pp.59-65.
9. Karvellas J, Maha R Farhat (2011). A comparison of early
versus late initiation of renal replacement therapy in critically
ill patients with acute kidney injury: a systematic review and
meta-analysis. Critical Care, 15:R72
10. Leslie W. Hayes (2009). Outcomes of critically ill children
requiring continuous renal replacement therapy. Journal of
Critical Care 24, pp.394–400.
11. Matsuda K. Moriguchi T (2010), Efficacy of Continuous
Hemodiafiltration with a Cytokine-Adsorbing Hemofilter in
the Treatment of Acute Respiratory Distress Syndrome.Acute
Blood Purification, Vol. 166: pp.83-92.
12. Boussekey N, Chiche A, Faure K, Devos P, Guery B (2008),
Randomized, pilot, comparing study, high and low volume
on hemofiltration, use of vasopressor in septic shock, Intensive
Care Med 34:pp.46-53.
13. Nakamura M, Oda S (2010), Treatment of Severe Sepsis and
Septic Shock by CHDF Using a PMMA Membrane Hemofilter
as a Cytokine Modulator. Acute Blood Purification,Vol. 166:
pp.73-82.
14. Ole Pedersen, Søren Bruun Jepsen (2012), Continuous renal
replacement therapy for critically ill infants and children,
Danish Medical Journal ;59(2):pp.4385.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- loc_mau_lien_tuc_trong_soc_nhiem_khuan_bien_chung_suy_da_co.pdf