Nội dung các test được lựa chọn dùng để
kiểm tra:
- Test 1: Đấm thẳng tay trước 10s (sl).
- Test 2: Đấm móc tay sau 10s (sl).
- Test 3: Đá thẳng vào đích 15s (sl).
- Test 4: Đá tạt vào đích 15s (sl).
- Test 5: Đạp ngang vào đích 15s (sl).
- Test 6: Đá tạt 2 bên - 2,5m trong 30s (sl).
- Test 7: Đấm thẳng + đá tạt 30s (sl).
- Test 8: Đấm thẳng + đạp ngang 30s (sl).
- Test 9: Đánh rờ ve 2 tay 15s (sl).
- Test 10: Đấm thẳng 2 tay liên tục (sl).
Như vậy, qua 3 bước tổng hợp tài liệu hệ
thống hóa các test, phỏng vấn các chuyên gia và
kiểm nghiệm độ tin cậy và tính thông báo của
các test lựa chọn, nghiên cứu lựa chọn được 10
test đánh giá về thể lực chuyên môn, các test
này có tính khoa học, tính khách quan đảm bảo
độ tin cậy để đánh giá trình độ thể lực chuyên
môn cho nam VĐV Vovinam lứa tuổi 16 - 17
tập luyện tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu
TDTT tỉnh Đồng Nai [3].
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn các test đánh giá thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Vovinam lứa tuổi 16-17 tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 49
LỰA CHỌN CÁC TEST ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC CHUYÊN MÔN
CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN VOVINAM LỨA TUỔI 16-17 TỈNH ĐỒNG NAI
ThS. Trương Thị Trà My1, ThS. Phan Văn Khởi2, ThS. Trần Kiên2
1Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
2Trường Đại học An ninh nhân dân
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vovinam - Việt Võ Đạo do cố võ sư
Nguyễn Lộc sáng tạo tại Hà Nội vào năm 1938
trên cơ sở lấy võ và vật dân tộc làm nòng cốt.
Tại tỉnh Đồng Nai Vovinam là một bộ môn đem
lại nhiều huy chương trong năm nên Vovinam
rất phát triển về mặt phong trào lẫn thành tích
cao với những VĐV tiêu biểu từ đầu thập niên
90 đến nay như: Dương Hồng Thanh, Nguyễn
Văn Tuấn, Lê Uyên Phương,... với những tấm
huy chương tại các giải Vô địch Quốc gia và
Quốc tế [3]. Với mong muốn góp phần vào
công tác huấn luyện và đào tạo vận động viên
Vovinam trẻ để bổ sung lực lượng vào đội
tuyển và nâng cao thành tích của tỉnh nhà. Đó là
lý do chọn nghiên cứu: “Lựa chọn các test
đánh giá thể lực chuyên môn cho nam
vận động viên Vovinam lứa tuổi 16-17 tỉnh
Đồng Nai”.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình
nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp tổng
hợp và phân tích tài liệu, phương pháp phỏng
vấn, phương pháp toán thống kê. [4]
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Để xác định lựa chọn các test đánh giá thể lực
chuyên môn của các nam VĐV Vovinam lứa tuổi
16-17 nghiên cứu tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Tổng hợp các test đánh giá thể lực
chuyên môn cho các nam VĐV Vovinam.
- Bước 2: Lựa chọn các test đánh giá thể lực
chuyên môn của các VĐV nam Vovinam qua
phỏng vấn.
- Bước 3: Kiểm tra độ tin cậy và tính thông
báo của các test.
1. Tổng hợp các test đánh giá thể lực
chuyên môn cho các nam VĐV Vovinam
Qua tổng hợp nhiều nguồn tài liệu nghiên
cứu về lĩnh vực Vovinam trong nước [3, 5],
đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia,
nghiên cứu đã tổng hợp được 19 test được sử
dụng trong kiểm tra thể lực chuyên môn cho
nam VĐV Vovinam, cụ thể trình bày ở Bảng 1.
Tóm tắt: Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các ý kiến, kiến thức của các nhà chuyên môn,
lựa chọn các test đánh giá thể lực chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả huấn luyện và thành
tích thi đấu cho nam vận động viên Vovinam lứa tuổi 16-17 tỉnh Đồng Nai. Qua nghiên cứu đã
xác định được 10 test đánh giá thể lực chuyên môn dùng kiểm tra cho các nam vận động viên
Vovinam lứa tuổi 16-17 đủ độ tin cậy và có tính thông báo cao.
Từ khóa: thể lực chuyên môn, vận động viên, Vovinam, tỉnh Đồng Nai.
Abstract: On the basis of synthesizing and analyzing the opinions and knowledge of
experts, selecting professional strength assessment tests to improve training efficiency and
performance for male athletes Vovinam aged 16-17 in Dong Nai province. Through the study,
10 professional strength assessment tests were used to test for male Vovinam athletes aged
16-17 with sufficient reliability and high notification.
Keywords: professional strength, athlete, Vovinam, Dong Nai province.
50 BÀI BÁO KHOA HỌC
Bảng 1. Tổng hợp các test đánh giá thể lực chuyên môn sau phỏng vấn
TT
Tên test
Lần 1 Lần 2
Số phiếu
đồng ý
%
Số phiếu
đồng ý
%
Các test thể lực chuyên môn
1 Đấm thẳng tay trước 10s (sl) 20 80% 20 80%
2 Đấm thẳng tay sau 10s (sl) 17 68% 17 68%
3 Đấm múc tay trước 10s (sl) 18 72% 18 72%
4 Đấm múc tay sau 10s (lần) 11 44% 11 44%
5 Đấm móc tay trước 10s (sl) 17 68% 17 68%
6 Đấm móc tay sau 10s (s) 25 100% 25 100%
7 Đá thẳng vào đích 15s (sl) 22 88% 22 88%
8 Đá tạt vào đích 15s (sl) 22 88% 22 88%
9 Đạp ngang vào đích 15s (sl) 23 92% 23 92%
10
Đá tạt 2 bên - 2,5m trong 30s
(sl)
19 76% 19 76%
11 Đấm thẳng + đá tạt 30s (sl) 20 80% 20 80%
12 Đấm thẳng + đạp ngang 30s (sl) 22 88% 22 88%
13 Đánh rờ ve 2 tay 15s (sl) 25 100% 25 100%
14 Đấm thẳng 2 tay liên tục (sl) 19 76% 19 76%
15
Đấm tay trước buộc thun 10s
(sl)
14 56% 14 56%
16 Đấm tay sau buộc thun 10s (sl) 19 76% 19 76%
17 Đá tạt buộc thun 15s (sl) 17 68% 17 68%
18 Đá thẳng buộc thun 15s (sl) 10 40% 10 40%
19 Đạp ngang buộc thun 15s (sl) 11 44% 11 44%
2. Lựa chọn các test đánh giá thể lực
chuyên môn cho các nam VĐV Vovinam lứa
tuổi 16-17 tỉnh Đồng Nai
Để loại bỏ những test không thực sự được
nhiều người quan tâm sử dụng và chỉ giữ lại
những test thực sự có tính ứng dụng cao đối với
môn Vovinam. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn
2 lần bằng phiếu cùng 1 cách đánh giá, trên
cùng một hệ thống các test [3]. Hai lần phỏng
vấn cách nhau 1 tháng với cách trả lời theo
phương thức đánh dấu vào 2 mức lựa chọn test
như sau: Đồng ý sử dụng và không sử dụng.
Nghiên cứu gửi phiếu phỏng vấn đến 25 chuyên
gia, giảng viên, HLV Vovinam có kinh nghiệm;
trong đó có 02 chuyên gia, 04 giảng viên và
19 HLV. Nghiên cứu quy ước lựa chọn những
test có tỷ lệ đồng ý sử dụng ở mức >75% ở cả
2 lần phỏng vấn (Bảng 1).
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 51
Kết quả phỏng vấn lựa chọn được 11 test
đánh giá thể lực chuyên môn cho nam VĐV
Vovinam lứa tuổi 16-17 tỉnh Đồng Nai. Điều
này cho thấy tính trùng hợp và ổn định của kết
quả hai lần phỏng vấn. Có nghĩa là các test có
sự đồng nhất giữa 2 lần phỏng vấn không có sự
khác nhau giữa lần 1 và lần 2.
3. Kiểm nghiệm độ tin cậy của các test
được lựa chọn
3.1. Kiểm nghiệm độ tin cậy của các test
Một test dùng để đánh giá đối tượng nghiên
cứu khi và chỉ khi nó đảm bảo có đủ độ tin cậy
[2, 6]. Vì vậy 11 test qua phỏng vấn ở trên
trước hết cần phải được tiến hành kiểm tra độ
tin cậy của chúng. Kiểm tra độ tin cậy thông
qua test lập lại 2 lần trong 7 ngày. Kết quả kiểm
tra độ tin cậy của các test thể lực chuyên môn
được giới thiệu ở Bảng 2.
Qua Bảng 2 cho thấy 10/11 test đều có
r ≥ 0,8 và P < 0,05 nên đủ độ tin cậy để sử dụng.
Test bị loại gồm là test: Đấm tay sau buộc thun
10s (sl) r = 0,74 < 0,8 không đủ độ tin cậy để sử
dụng nên bị loại. Nghiên cứu tiến hành bước tiếp
theo là kiểm nghiệm tính thông báo của các test.
Bảng 2. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của các test
TT Chỉ tiêu
Lần 1 Lần 2 Hệ số
tương
quan
(r)
X 1 1 X 2 2
1
TH
Ể
L
Ự
C
C
H
U
Y
ÊN
M
Ô
N
Đấm thẳng tay trước 10s (sl) 14 1,35 14 1,24 0,98
2 Đấm móc tay sau 10s (s) 16 1,24 16 1,23 0,99
3 Đá thẳng vào đích 15s (sl) 14 1,86 14 1,86 0,99
4 Đá tạt vào đích 15s (sl) 16 1,17 16 1,16 0,99
5 Đạp ngang vào đích 15s (sl) 12 1 13 0,74 0,91
6 Đá tạt 2 bên – 2,5m trong 30s (sl) 12 1,13 12 1,09 0,99
7 Đấm thẳng + đá tạt 30s (sl) 17 1,13 17 1,12 0,99
8 Đấm thẳng + đạp ngang 30s (sl) 15 1 15 1,11 0,99
9 Đánh rờ ve 2 tay 15s (sl) 24 1,31 24 1,32 0,99
10 Đấm thẳng 2 tay liên tục (sl) 37 1,13 37 1,12 0,99
11 Đấm tay sau buộc thun 10s (sl) 14 1,24 13 1,25 0,74
3.2. Kiểm nghiệm tính thông báo của các
test [7]:
Tính thông báo của các test được đánh giá
qua mối tương quan thứ bậc giữa kết quả thực
hiện các test với thành tích thi đấu của các
VĐV được trình bày tại Bảng 3.
Bảng 3. Kết quả kiểm tra tính thông báo của các test
TT Test r P
1 Đấm thẳng tay trước 10s (sl) 0,74 <0,01
2 Đấm móc tay sau 10s (s) 0,80 <0,01
3 Đá thẳng vào đích 15s (sl) 0,82 <0,01
4 Đá tạt vào đích 15s (sl) 0,71 <0,01
52 BÀI BÁO KHOA HỌC
5 Đạp ngang vào đích 15s (sl) 0,73 <0,01
6 Đá tạt 2 bên - 2,5m trong 30s (sl) 0,75 <0,01
7 Đấm thẳng + đá tạt 30s (sl) 0,84 <0,01
8 Đấm thẳng + đạp ngang 30s (sl) 0,81 <0,01
9 Đánh rờ ve 2 tay 15s (sl) 0,61 <0,01
10 Đấm thẳng 2 tay liên tục (sl) 0,66 <0,01
│r│≥ 0,6 thì test đủ tính thông báo và có thể sử dụng được.
- Từ kết quả thu được ở Bảng 3 cho thấy:
Tất cả 10 test đã được xác định độ tin cậy này
đều thể hiện mối tương quan đủ mạnh, có đầy
đủ tính thông báo bởi [r] tính > 0,6 với P < 0,01
nên có thể ứng dụng trong thực tiễn để kiểm tra
thể lực chuyên môn cho VĐV nam Vovinam
lứa tuổi 16-17 tỉnh Đồng Nai.
Nội dung các test được lựa chọn dùng để
kiểm tra:
- Test 1: Đấm thẳng tay trước 10s (sl).
- Test 2: Đấm móc tay sau 10s (sl).
- Test 3: Đá thẳng vào đích 15s (sl).
- Test 4: Đá tạt vào đích 15s (sl).
- Test 5: Đạp ngang vào đích 15s (sl).
- Test 6: Đá tạt 2 bên - 2,5m trong 30s (sl).
- Test 7: Đấm thẳng + đá tạt 30s (sl).
- Test 8: Đấm thẳng + đạp ngang 30s (sl).
- Test 9: Đánh rờ ve 2 tay 15s (sl).
- Test 10: Đấm thẳng 2 tay liên tục (sl).
Như vậy, qua 3 bước tổng hợp tài liệu hệ
thống hóa các test, phỏng vấn các chuyên gia và
kiểm nghiệm độ tin cậy và tính thông báo của
các test lựa chọn, nghiên cứu lựa chọn được 10
test đánh giá về thể lực chuyên môn, các test
này có tính khoa học, tính khách quan đảm bảo
độ tin cậy để đánh giá trình độ thể lực chuyên
môn cho nam VĐV Vovinam lứa tuổi 16 - 17
tập luyện tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu
TDTT tỉnh Đồng Nai [3].
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đã xác định được 10 test
được lựa chọn để đánh giá thể lực chuyên môn
dùng kiểm tra cho các VĐV Vovinam nam có
đủ độ tin cậy với r ≥ 0,8 (từ 0,91 đến 0,99) và
tính thông báo với r ≥ 0,6 (0,61 đến 0,84). Các
test trên sẽ được dùng trong nghiên cứu đánh
giá thực trạng và kiểm tra đánh giá thể lực
chuyên môn sau thời gian tập luyện với các chu
kỳ trong năm nhằm đánh giá trình độ thể lực
chuyên môn cho các VĐV nam Vovinam lứa
tuổi 16-17 tỉnh Đồng Nai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Aulic.I.V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, Nxb. TDTT, Hà Nội.
[2]. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, Nxb. TDTT, Hà Nội.
[3]. Trương Thị Trà My (2017), Nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam vận
động viên trẻ Vovinam lứa tuổi 16-17 tỉnh Đồng Nai sau 1 năm tập luyện. Bài viết nghiên
cứu khoa học cấp cơ sở Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Đồng Nai.
[4]. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm (1999), Giáo trình Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
TDTT, Nxb. TDTT, Hà Nội.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 53
[5]. Trần Thị Kim Hương, Phạm Thị Kim Liên (2013), Nghiên cứu đánh giá năng lực chuyên
môn về thể lực và kỹ thuật của sinh viên chuyên sâu Vovinam chuyên ngành huấn luyện thể
thao Khóa 35 sau 01 học kỳ học tập, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trường Đại học
TDTT TP. Hồ Chí Minh.
[6]. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp toán thống kê trong TDTT, Nxb. TDTT, Hà Nội.
[7]. VX. Ivanop (1996), Những cơ sở của toán học thống kê, Nxb. TDTT.
Bài nộp ngày 13/05/2020, phản biện ngày 11/8/2020, duyệt in ngày 15/8/2020
54 BÀI BÁO KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC
CHO ĐỘI TUYỂN KARATEDO NAM TRƯỜNG THPT BÌNH HƯNG HÒA,
QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH HỐ HỒ CHÍ MINH
PGS.TS. Châu Vĩnh Huy - ThS. Lê Trần Ngọc Hiển
Trường Đại học Sư phạm TDTT TP. Hồ Chí Minh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xác định phát triển thể lực là yếu tố quan
trọng công tác huấn luyện Karatedo, chúng tôi
mạnh dạn chọn nghiên cứu bài viết: “Nghiên
cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao
thể lực cho đội tuyển Karatedo nam trường
THPT Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân,
Thành phố Hồ Chí Minh”.
Mục đích nghiên cứu là lựa chọn và ứng
dụng một số bài tập nhằm nâng cao thể lực cho
đội tuyển Karatedo nam Trường THPT Bình
Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
Từ đó làm cơ sở để các huấn luyện viên có
thêm những tài liệu tham khảo cũng như đề ra
những bài tập, phương pháp huấn luyện cho
phù hợp với vận động viên Karatedo tại các
trường phổ thông trong địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp
tham khảo tài liệu; Phương pháp phỏng vấn;
Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương
pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp toán
thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá thực trạng thể lực đánh giá
thể lực cho đội tuyển Karatedo nam trường
THPT Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân,
TP. Hồ Chí Minh
1.1. Xác định một số test đánh giá thể lực
cho đội tuyển Karatedo nam trường THPT
Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TP. Hồ
Chí Minh
Qua các bước tổng hợp tài liệu, phỏng vấn,
kiểm nghiệm độ tin cậy, bài viết đã lựa chọn
được 6 test thể lực chung và 5 test thể lực
chuyên môn có đủ độ tin cậy để tiến hành phân
tích đánh giá sự tăng trưởng các test của nam
vận động viên đội tuyển Karatedo trường THPT
Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TP. Hồ
Chí Minh.
Test thể lực chung: Chạy 30m XPC (s);
Chạy con thoi 4 × 10m (giây) Bật xa tại chỗ
(cm); Nằm sấp chống đẩy 30s (lần); Dẻo xoạc
ngang (cm); Nhảy dây 2 phút (lần).
Test thể lực chuyên môn: Giật tay liên tục
30s (lần); Tấn kiba đấm thẳng luân phiên 2 tay
Tóm tắt: Thông qua các phương pháp nghiên cứu, chúng tôi xác định được 11 test đánh
giá và 22 bài tập nâng cao thể lực của môn Karatedo. Từ đó, áp dụng các test và các bài tập vào
quá trình huấn luyện và đánh giá thể lực cho đội tuyển Karatedo nam trường THPT Bình Hưng
Hoà, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Bài tập Karatedo, kiểm tra thể lực, trường THPT Bình Hưng Hòa.
Abstract: By research methods, we selected 11 assessment tests and 22 physical exercises
in Karatedo. Then, using these tets and exercises applies to training programs and fitness
assessment for the male’s Karatedo team of Binh Hung Hoa high School, Binh Tan district, Ho
Chi Minh City.
Keywords: Exercises of Karatedo, fitness test, Binh Hung Hoa high School.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lua_chon_cac_test_danh_gia_the_luc_chuyen_mon_cho_nam_van_do.pdf