Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển thể lực chuyên môn chạy 100m cho nam sinh viên chuyên ngành điền kinh năm thứ ba ngành huấn luyện thể thao trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh
KEÁT LUAÄN
Từ những kết quả nghiên cứu trên, cho phép
đi đến một số kết luận sau:
1. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 05
test và 18 bài tập (10 bài tập phát triển sức
mạnh, 5 bài tập phát triển tốc độ, 3 bài tập phát
triển sức bền) phát triển thể lực chuyên môn
chạy 100m cho nam sinh viên chuyên Ngành
Điền kinh năm thứ ba ngành HLTT Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh.
2. Kết quả thực nghiệm sư phạm với thời
gian 08 tháng, đã xác định được hiệu quả rõ rệt
của các bài tập đã lựa chọn và kế hoạch thực
nghiệm đã xây dựng trong việc phát triển thể lực
chuyên môn. Thành tích và nhịp tăng trưởng của
nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng ở
tất cả các test.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển thể lực chuyên môn chạy 100m cho nam sinh viên chuyên ngành điền kinh năm thứ ba ngành huấn luyện thể thao trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BµI B¸O KHOA HäC
40
Tóm tắt:
Thông qua sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy đề tài đã lựa chọn chọn
được 5 test đánh giá và 18 bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên ngành
Điền kinh năm thứ ba Ngành Huấn luyện thể thao (HLTT) Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Ứng
dụng các bài tập đã đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển thể lực chuyên môn cho đối trượng
nghiên cứu.
Từ khóa: Bài tập, thể lực chuyên môn chạy 100m, sinh viên, Điền kinh – Ngành HLTT - Đại học
TDTT Bắc Ninh.
Choosing and evaluating the effectiveness of a 100m specialized fitness
development exercise for male students majoring in Athletics for the third year
of sports training at Bac Ninh Sports University
Summary:
Through the use of routine scientific research methods, the thesis has selected 5 assessment
tests and 18 specialized physical exercises for male students majoring in Athletics for the third year
of sports training at Bac Ninh Sports University. Application of exercises has brought high efficiency
in the development of professional fitness for research subjects.
Keywords: Exercises, professional fitness of 100m running, students, athletics, Bac Ninh Sports
University.
*TS, Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh; Email: longanh@gmail.com
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Chạy 100m là hoạt động diễn ra nhanh nên
đòi hỏi VĐV ngay từ đầu phải phát huy tốc độ
thể hiện ở thời gian trả lời tín hiệu xuất phát,
thời gian thực hiện động tác đạp chân vào bàn
đạp, cũng như có độ dài và tần số bước hợp lý
trong chạy lao và chạy giữa quãng. Ngoài ra để
đạt thành tích cao trong chạy 100m đòi hỏi
VĐV phải có trình độ thể lực chuyên môn (sức
mạnh tốc độ, tốc độ chuyên môn, sức bền tốc
độ), kỹ thuật điêu luyện và hình thái cơ thể phù
hợp. Đây là nội dung thi đấu đòi hỏi cạnh tranh
mạnh mẽ về chức năng vận động giữa các VĐV
để giành chiến thắng mà sự chuẩn bị thể lực
chuyên môn là yếu tố có tính chất quyết định
giúp VĐV đạt được thành tích cao nhất. Việc
nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng
cao hiệu quả trong tuyển chọn, huấn luyện cũng
như trong giảng dạy môn Điền kinh nói chung
và cự ly 100m nói riêng đã có nhiều tác giả
nghiên cứu đến. Tuy nhiên, việc lựa chọn một
cách có khoa học, có hệ thống các bài tập phát
triển thể lực chuyên môn chạy 100m cho sinh
viên chuyên ngành Điền kinh Ngành HLTT thì
chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu: “Lựa chọn và đánh giá
hiệu quả bài tập phát triển thể lực chuyên môn
chạy 100m cho nam sinh viên chuyên ngành
Điền kinh năm thứ ba Ngành HLTT Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh” có ý nghĩa thực tiễn trong
giảng dạy và huấn luyện cho sinh viên, VĐV
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
LÖÏA CHOÏN VAØ ÑAÙNH GIAÙ HIEÄU QUAÛ BAØI TAÄP PHAÙT TRIEÅN
THEÅ LÖÏC CHUYEÂN MOÂN CHAÏY 100M CHO NAM SINH VIEÂN
CHUYEÂN NGAØNH ÑIEÀN KINH NAÊM THÖÙ BA NGAØNH HUAÁN LUYEÄN THEÅ THAO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC THEÅ DUÏC THEÅ THAO BAÉC NINH
Nguyễn Thành Long*
41
- Sè 6/2019
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các
phương pháp: Phương pháp phân tích và tổng
hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn tọa đàm,
phương pháp kiểm tra sư phạm và phương pháp
toán học thống kê.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Lựa chọn các test đánh giá thể lực
chuyên môn chạy 100m của nam sinh viên
chuyên ngành Điền kinh năm thứ 3 Ngành
HLTT Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Ðể lựa chọn các test ứng dụng trong kiểm tra,
đánh giá thể lực chuyên môn chạy 100m cho
nam sinh viên chuyên ngành Điền kinh năm thứ
3 Ngành HLTT Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh, chúng tôi đã thực hiện các bước sau:
Bước 1. Xác định các yêu cầu khi lựa chọn
các test;
Bước 2. Xác định các test qua tham khảo tài
liệu;
Bước 3. Phỏng vấn lựa chọn các test bằng
phiếu hỏi;
Bước 4. Xác định tính thông báo và độ tin
cậy các test.
Thông qua phương pháp đọc và phân tích tài
liệu bước đầu chúng tôi lựa chọn được 8 test
đánh giá thể lực chuyên môn chạy 100m của
nam sinh viên chuyên ngành Điền kinh năm thứ
3 Ngành HLTT Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh. Chúng tôi đã phỏng vấn các giáo viên,
HLV, chuyên gia Điền kinh để lựa chọn các test
đánh giá thể lực chuyên môn chạy 100m. Đây
là những test có đủ độ tin cậy và mang tính
thông báo cao. Kết quả phỏng vấn đã lựa chọn
được 5 test sau:
- Bật xa tại chỗ (cm);
- Chạy 30m tốc độ cao (s);
- Chạy 60m xuất phát cao (s);
- Chạy 120m xuất phát cao (s);
- Chạy 100m xuất phát thấp (s).
2. Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực
chuyên môn chạy 100m của nam sinh viên
chuyên ngành Điền kinh năm thứ 3 Ngành
HLTT Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Ðể lựa chọn các bài tập phát triển thể lực
chuyên môn chạy 100m của nam sinh viên
chuyên ngành Điền kinh năm thứ 3 Ngành
HLTT Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, chúng
tôi đã thực hiện các bước sau:
- Tiến hành lựa chọn các bài tập qua tham
khảo các nguồn tài liệu chuyên môn của các tác
giả trong và ngoài nước; Quan sát sư phạm và
phỏng vấn trực tiếp các giảng viên, HLV, chuyên
gia Điền kinh để lựa chọn bài tập. Tiến hành
phỏng vấn bằng phiếu hỏi các giảng viên, HLV,
chuyên gia đang giảng dạy và huấn luyện Điền
kinh.
Kết quả nghiên cứu trên đã lựa chọn được 18
bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho đối
tượng nghiên cứu bao gồm: 10 bài tập phát triển
sức mạnh, 5 bài tập phát triển tốc độ chuyên
môn, 3 bài tập phát triển sức bền chuyên môn
3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng bài tập
phát triển thể lực chuyên môn chạy 100m
cho nam sinh viên chuyên ngành Điền kinh
năm thứ 3 Ngành HLTT Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh
3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm so sánh
song song trên 14 sinh viên chuyên ngành Điền
kinh, Ngành HLTT khóa Đại học 50, Trường
Đại học TDTT Bắc Ninh.
- Thời gian thực nghiệm: Toàn bộ quá trình
thực nghiệm được tiến hành trong thời gian 08
tháng, (học kỳ V và học kỳ VI). Thời gian tập
luyện là 2 giáo án/1 tuần (theo thời khóa biểu
của Trường). Thời gian tập từ 90 phút - 105
phút/giáo án. Tổng số giáo án giảng dạy môn
chuyên ngành hẹp 100m của chương trình thực
nghiệm sư phạm là 40 giáo án (1 giáo án = 2
tiết) và được lặp lại giống nhau trong 2 học kỳ.
- Đối tượng thực nghiệm: 14 nam sinh viên
chuyên ngành Điền kinh khóa Đại học 50
Ngành HLTT, trong đó 7 nam sinh viên nhóm
thực nghiệm, và 7 nam sinh viên nhóm đối
chứng, các đối tượng thực nghiệm này được lựa
chọn và phân nhóm ngẫu nhiên.
- Nhóm thực nghiệm: Bao gồm 7 nam sinh viên,
được áp dụng hệ thống các bài tập chuyên môn do
chúng tôi lựa chọn. Hệ thống các bài tập này được
coi là những bài tập chính, sắp xếp khoa học trong
lịch trình giảng dạy và trong từng giáo án của môn
học được ứng dụng vào nhóm thực nghiệm.
- Nhóm đối chứng: Bao gồm 7 nam sinh viên
được áp dụng hệ thống các bài tập chuyên môn,
trong lịch trình môn học và trong các giáo án
BµI B¸O KHOA HäC
42
Bảng 1. Tiến trình thực nghiệm các bài tập phát triển thể lực chuyên môn
chạy 100m (nhóm thực nghiệm)
TT Nội dung bài tập
Tuần/giáo án
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Bài tập phát triển sức mạnh
1 Bật nhảy thu gối trên hố cát 20 lần x3 tổ, nghỉ giữa 2 phút + + + + + + + + +
2 Bật nhảy qua 5 rào thực hiện 5 tổnghỉ giữa 2 phút + + + + + + + + +
3 Bật xa tại chỗ 5 lần x 2 tổ nghỉ giữa1'/lần và 5'/tổ + + + + + + + + +
4 Bật xa 3 bước tại chỗ 5 lần x 2 tổ,nghỉ giữa 1'/lần, 3-5'/tổ + + + + + + + + + + +
5 Bật cóc 20m x 3 tổ, nghỉ giữa 2 - 3phút + + + + + + +
6
Gánh tạ ngồi 1/2 bật nhảy 3 tổ x 10
lần/tổ, trọng lượng tạ 30 – 35kg,
nghỉ giữa 3 - 5 phút
+ + + + + + + + + + +
7 Gánh tạ đạp sau 30m x 5 tổ, nghỉ giữatổ 3 phút, trọng lượng tạ 25 - 35kg + + + + + + + + +
8
Gánh tạ bật nhảy đổi chân, 3 tổ x 20
lần, nghỉ giữa 3 - 5 phút, trọng
lượng tạ 25 - 35kg
+ + + + + + + + + + +
9
Gánh tạ nâng cao đùi tạ chỗ 3 tổ x
10"/tổ, nghỉ giữa 2 - 3 phút, trọng
lượng tạ 15 - 25kg
+ + + + + + + +
10
Gánh tạ ngồi sâu 5 lần/tổ x 3 tổ,
nghỉ giữa 1 - 3 phút, trọng lượng tạ
35 - 45kg
+ + + + + + +
Bài tập phát triển tốc độ
11
Chạy tốc độ cao 30m x 3 lần x 2 tổ,
nghỉ giữa các lần 3’-5’, nghỉ giữa tổ
10 – 12’. Tốc độ yêu cầu 95 - 100%
Vmax
+ + + + + +
12
Chạy xuất phát cao 30m x 5 lần x 1
tổ, nghỉ giữa các lần 3’-5’, tốc độ
yêu cầu 95 - 100% Vmax
+ + + + + + + + + +
13
Chạy xuất phát cao 60m x 3 lần x 1
tổ, nghỉ giữa 5 - 7’, tốc độ yêu cầu
90 - 95% Vmax
+ + + + + + + + + + + +
14
Chạy tốc độ cao 60m x 3 lần x 1 tổ,
nghỉ giữa 5’-7’, tốc độ yêu cầu 95 -
100% Vmax
+ + + + + + + + +
15
Chạy xuất phát cao 80m x 3 lần x 1
tổ, nghỉ giữa 5’-7’, tốc độ yêu cầu 90
- 95% Vmax
+ + + + + + + + + + +
Bài tập phát triển sức bền
16
Chạy 100m xuất phát thấp x 3 lần x
2 tổ, nghỉ giữa các lần 3’-5’, nghỉ
giữa tổ 10 – 12’. Tốc độ yêu cầu 85
- 90% Vmax
+ + + + + + +
17
Chạy 120m xuất phát cao x 3 lần x 2
tổ, nghỉ giữa các lần 3’-5’, nghỉ giữa
tổ 10 – 12’. Tốc độ yêu cầu 85 -
90% Vmax
+ + + + + + + + +
18
Chạy 150m xuất phát cao x 3 lần x 1
tổ, nghỉ giữa 5 - 7’. Tốc độ yêu cầu
85 - 90% Vmax
+ + + + + + +
43
- Sè 6/2019
giảng dạy của môn học đã được áp dụng từ trước
đến nay do giáo viên chủ nhiệm lớp biên soạn.
- Địa điểm thực nghiệm: Bộ môn Điền kinh,
Cử tạ Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
3.2. Xây dựng tiến trình thực nghiệm ứng
dụng cho đối tượng thực nghiệm trên cơ sở hệ
thống các bài tập đã lựa chọn
Căn cứ vào chương trình, kế hoạch, lịch trình
và giáo án giảng dạy của Nhà trường và của bộ
môn, chúng tôi tiến hành xây dựng tiến trình cho
nhóm thực nghiệm được trình bày tại bảng 1.
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.
Trước khi tiến hành thực nghiệm, đề tài tiến
hành kiểm tra các test đã lựa chọn nhằm đánh
giá mức độ đồng đều giữa 2 nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng tại thời điểm bắt đầu năm
học thứ ba (chuyên môn hẹp). Qua xử lý số liệu
bằng phương pháp toán học thống kê, kết quả
được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Kết quả kiểm tra các test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn chạy 100m
của nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm
TT Test
Kết quả kiểm tra ( x ± d )
t P
Nhóm ĐC (n = 7) Nhóm TN (n = 7)
1 Bật xa tại chỗ (cm) 243.59 ± 5.01 250.84 ± 4.70 0.623 >0.05
2 Chạy 30m TĐC (s) 3.49 ± 0.34 3.45 ± 0.31 0.703 >0.05
3 Chạy 60m XPT (s) 8.18 ± 0.65 7.99 ± 0.62 0.694 >0.05
4 Chạy 120m XPC (s) 14.50 ± 0.95 14.35 ± 0.94 0.61 >0.05
5 Chạy 100m XPT (s) 12.42 ± 0.63 12.44 ± 0.67 0.578 >0.05
Từ kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy, giữa
2 nhóm thực nghiệm và đối chứng thành tích
không có sự khác biệt, (P > 0.05), điều đó chứng
tỏ rằng, trước khi tiến hành thực nghiệm, trình
độ thể lực chuyên môn chạy 100m của 2 nhóm
là đồng đều nhau.
Kết quả kiểm tra sau 04 tháng thực nghiệm
(kết thúc học kỳ V).
Sau thời gian thực nghiệm 04 tháng - thời
điểm kết thúc học kỳ V, chúng tôi đã kiểm tra
trình độ thể lực chuyên môn chạy 100m của 2
nhóm nhóm thực nghiệm và đối chứng, kết quả
thu được như trình bày ở bảng 3.
Từ kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy: Hầu
hết ở các test kiểm tra của 2 nhóm thành tích đã
có sự khác biệt. Tuy nhiên sự khác biệt thành
Bảng 3. Kết quả kiểm tra các test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn chạy 100m
của nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 4 tháng thực nghiệm
TT Test
Kết quả kiểm tra ( x ± d )
t P
Nhóm ĐC (n = 7) Nhóm TN (n = 7)
1 Bật xa tại chỗ (cm) 251.56 ± 6.01 260.84 ± 5.70 2,603 < 0.05
2 Chạy 30m TĐC (s) 3.38 ± 0.24 3.15 ± 0.21 2,443 < 0.05
3 Chạy 60m XPT (s) 7.78 ± 0.67 7.49 ± 0.62 2,671 < 0.05
4 Chạy 120m XPC (s) 14.15 ± 0.45 13.87 ± 0.43 0.91 > 0.05
5 Chạy 100m XPT (s) 12.13 ± 0.53 12.12 ± 0.57 1,578 > 0.05
BµI B¸O KHOA HäC
44
tích có ý nghĩa thống kê chỉ có 3/5 test (Bật xa
tại chỗ (cm), Chạy 30 m TĐC (s), Chạy 60 m
XPT (s)), (P<0.05). Còn 2/5 test thành tích có
sự khác biệt, nhưng không có ý nghĩa thống kê
(Chạy 120 m XPC (s), Chạy 100m XPT (s)), (P
> 0.05). Như vậy, sau thời gian thực nghiệm 4
tháng có thể thấy năng lực sức mạnh tốc độ và
tốc độ chuyên môn đã được cải thiện. Ở giai
đoạn thực nghiệm sau cần tăng cường các bài
tập nhằm phát triển năng lực sức bền chuyên
môn, chỉ có như vậy thành tích chạy 100m cho
nam sinh viên chuyên ngành Điền kinh năm thứ
3 Ngành HLTT Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh mới được cải thiện.
Kết quả kiểm tra sau 08 tháng thực nghiệm
(kết thúc học kỳ VI).
Sau thời gian thực nghiệm 08 tháng – thời
điểm kết thúc học kỳ VI, chúng tôi tiến hành
kiểm tra trình độ thể lực chuyên môn của đối
tượng nghiên cứu ở 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng, kết quả thu được như trình bày ở bảng 4.
Từ kết quả thu được ở các bảng 4 cho thấy:
Sau thời gian thực nghiệm 8 tháng, thành tích
kiểm tra ở hầu hết các test đã có sự khác biệt rõ
rệt và có ý nghĩa thống kê (P < 0.05), Nhóm thực
nghiệm có trình độ thể lực phát triển tốt hơn hẳn.
Kết quả này đã khẳng định tính hiệu quả của các
bài tập trong việc phát triển thể lực chuyên môn
chạy 100m cho nam sinh viên chuyên ngành
Điền kinh năm thứ 3 Ngành HLTT Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh.
Để làm rõ hơn về sự khác biệt thành tích các
Bảng 4. Kết quả kiểm tra các test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn chạy 100m
của nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 8 tháng thực nghiệm
TT Test
Kết quả kiểm tra ( x ± d )
t P
Nhóm ĐC (n = 7) Nhóm TN (n = 7)
1 Bật xa tại chỗ (cm) 253.59 ± 5.24 268.80 ± 5.72 3.603 < 0.05
2 Chạy 30m TĐC (s) 3.28 ± 0.13 3.00 ± 0.08 4.426 < 0.05
3 Chạy 60m XPT (s) 7.62 ± 0.32 7.19 ± 0.23 5.631 < 0.05
4 Chạy 120m XPC (s) 13.85 ± 0.45 13.55 ± 0.44 3.925 < 0.05
5 Chạy 100m XPT (s) 11.80 ± 0.53 11.70 ± 0.47 3.528 < 0.05
Sức mạnh tốc độ là một trong những tố chất thể lực chuyên môn quan trọng nhất trong
huấn luyện VĐV chạy 100m (ảnh minh họa)
45
- Sè 6/2019
Bảng 5. Nhịp độ tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn chạy
100m của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 8 tháng thực nghiệm
TT Test
Kết quả kiểm tra ( x ± d ) Nhịp độ tăng trưởng(W%)
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Đối
chứng
Thực
nghiệm
Chênh
lệchBan đầu Sau 8 tháng Ban đầu Sau 8 tháng
1 Bật xa tạichỗ (cm) 243.59 ± 5.01253.59 ± 5.24 250.84 ± 4.70 268.80 ± 5.72 2.01 3.46 1.45
2 Chạy 30mTĐC (s) 3.49 ± 0.34 3.28 ± 0.13 3.45 ± 0.31 3.00 ± 0.08 3.1 6.98 3.88
3 Chạy 60mXPT (s) 8.18 ± 0.65 7.62 ± 0.32 7.99 ± 0.62 7.19 ± 0.23 3.54 5.27 1.73
4 Chạy 120mXPC (s) 14.50 ± 0.95 13.85 ± 0.45 14.35 ± 0.94 13.55 ± 0.44 2.29 2.87 0.58
5 Chạy 100mXPT (s) 12.42 ± 0.63 11.80 ± 0.53 12.44 ± 0.67 11.70 ± 0.47 2.56 3.07 0.51
test của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, cũng
như đánh giá rõ hơn về hiệu quả của các nhóm
bài tập phát triển thể lực chuyên môn chạy 100m
của nam sinh viên chuyên ngành Điền kinh năm
thứ 3 Ngành HLTT Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh sau 8 tháng thực nghiệm, chúng tôi tiến
hành đánh giá nhịp độ tăng trưởng thể lực, kết
quả được trình bày tại bảng 5.
Từ kết quả thu được ở bảng 5 cho thấy: Sau
8 tháng thực nghiệm qua 2 học kỳ việc áp dụng
các bài tập đã lựa chọn và tiến trình đã xây dựng
của đề tài. Nhịp độ tăng trưởng thể lực chuyên
môn của 2 nhóm đều tăng. Tuy nhiên nhịp tăng
trưởng của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so
với nhóm đối chứng từ 0.51 đến 3.88%. Như
vậy, có thể khẳng định sau 8 tháng thực nghiệm
việc áp dụng các bài tập đã lựa chọn, bước đầu
đã đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển thể
lực chuyên môn, cũng như nâng cao thành tích
chạy 100m của nam sinh viên chuyên ngành
Điền kinh năm thứ ba Ngành HLTT Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh.
KEÁT LUAÄN
Từ những kết quả nghiên cứu trên, cho phép
đi đến một số kết luận sau:
1. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 05
test và 18 bài tập (10 bài tập phát triển sức
mạnh, 5 bài tập phát triển tốc độ, 3 bài tập phát
triển sức bền) phát triển thể lực chuyên môn
chạy 100m cho nam sinh viên chuyên Ngành
Điền kinh năm thứ ba ngành HLTT Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh.
2. Kết quả thực nghiệm sư phạm với thời
gian 08 tháng, đã xác định được hiệu quả rõ rệt
của các bài tập đã lựa chọn và kế hoạch thực
nghiệm đã xây dựng trong việc phát triển thể lực
chuyên môn. Thành tích và nhịp tăng trưởng của
nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng ở
tất cả các test.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Dương Nghiệp Chí ( 1991 ), Đo lường thể
thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
2. Nguyễn Đại Dương (2006), Điền kinh,
Nxb TDTT, Hà Nội.
3. D. Harre (1996), Học thuyết huấn luyện,
(Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển), Nxb
TDTT, Hà Nội.
4. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý
luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
5. Valich. B (1981), Huấn luyện VĐV Điền
Kinh trẻ, Nxb TDTT Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp
thống kê trong TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.
(Bài nộp ngày 16/9/2019, Phản biện ngày
12/12/2019, duyệt in ngày 26/12/2019)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lua_chon_va_danh_gia_hieu_qua_bai_tap_phat_trien_the_luc_chu.pdf