Mở rộng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trong diều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 5 CHƯƠNG I 7 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI 7 I. Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa 7 I.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hóa 7 I.1.1. Khái niệm 7 I.1.2. Vai trò 8 I.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 10 I.2.1. Xuất khẩu trực tiếp 10 I.2.2. Xuất khẩu gián tiếp 11 I.2.3. Xuất khẩu tại chỗ 12 I.2.4. Xuất khẩu theo nghị định thư 13 I.2.5. Gia công quốc tế 13 I.2.6. Xuất khẩu ủy thác 13 I.2.7. Buôn bán đối lưu 13 I.2.8. Tạm nhập tái xuất 14 I.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa 14 I.3.1. Yếu tố kinh tế 14 I.3.2. Môi trường văn hóa - xã hội 15 I.3.3. Môi trường chính trị - pháp luật 16 I.3.4. Yếu tố cạnh tranh 17 II. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. 18 II.1. Vị trí của sản xuất và xuất khẩu gạo đối với Việt Nam 18 II.2 Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo 19 II.2.1. Điều kiện đất đai 19 II.2.2. Điều kiện khí hậu 20 II.2.3. Nước tưới tiêu 21 II.2.4. Nhân lực 21 II.2.5. Địa lý cảng khẩu 21 II.3. Thúc đẩy xuất khẩu gạo để tranh thủ cơ hội của thị trường thế giới. 22 II.3.1. Xuất khẩu gạo tranh thủ xu hướng phân công lao động quốc tế ngày càng sâu 22 II.3.2. Xuất khẩu gạo tranh thủ xu thế thương mại hóa và hội nhập 22 II.3.3. Xuất khẩu gạo tranh thủ cơ hội cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ AFTA/ASEAN, WTO hiện nay 23 III. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu gạo của một quốc gia 24 III.1. Nghiên cứu thị trường 24 III.2. Tổ chức nguồn hàng xuất khẩu 25 III.3. Lựa chọn đối tác kinh doanh 26 III.4. Đàm phán ký kết hợp đồng 27 III.5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 27 CHƯƠNG II 29 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (1989 – 2005) 29 I. Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam 29 I.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn 1989 – 2005. 29 I.2. Tính chất gạo xuất khẩu của Việt Nam 35 I.3. So sánh xuất khẩu gạo của Việt Nam với các nước Châu Á 36 I.4. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 37Mỹ 42 II. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam 45 II.1. Yếu tố nghiên cứu thị trường 45 II.2. Tổ chức nguồn hàng xuất khẩu 51 CHƯƠNG III 59 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 59 I. Dự báo thị trường gạo đến năm 2010 59 I.1. Dự báo sản xuất và tiêu thụ gạo thế giới 59 I.2. Triển vọng buôn bán gạo trên thế giới 66 II. Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới 72 II.1. Cơ hội thách thức do điều kiện hội nhập mang lại 72 II.2. Triển vọng xuất khẩu gạo Việt Nam 75 III. Định hướng và giải pháp thị trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 78 III.1. Định hướng xuất khẩu gạo Việt Nam 78 III.2. Phát triển sản xuất 79 III.3. Đối với khâu chế biến vận chuyển 80 III.4. Về tổ chức thu mua hàng hóa 82 III.5. Phát triển thị trường 82 III.6. Về quản lý và điều hành xuất khẩu gạo 84 KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

doc102 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trong diều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y thác của Chính phủ, doanh nghiệp còn phải thực hiện nhiệm vụ được giao là phải thu mua hết lúa hàng hóa cho nông dân, nên lượng vốn cần rất lớn để mua hàng tạm trữ”. Theo tính toán của các doanh nghiệp, để thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng có số lượng 1.000 tấn, doanh nghiệp phải cần 4 tỉ đồng tiền vốn. Và để gom đủ hàng cho một tàu vận chuyển có tải trọng 15.000 tấn để giao cho khách thì doanh nghiệp cần có 60 tỉ đồng. Trong khi hiện nay hiếm có doanh nghiệp nào của Việt Nam đủ lực để xuất 1 tàu gạo. Đây là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp phải chào bán gạo giá thấp nhằm có hợp đồng và mở L/C, khi đó mới tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, hiện nay các ngân hàng chưa có cơ chế cho doanh nghiệp vay vốn để mua lúa tạm trữ, mà quy định vay vốn phải có hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên, chỉ những doanh nghiệp lớn mới được tiếp cận nguồn vốn này. Các doanh nghiệp khác để được vay vốn phải ký hợp đồng với khách hàng bằng mọi giá, trong khi trong kho chưa có hạt gạo nào nên độ rủi ro sẽ rất lớn. Để tháo gỡ cho các doanh nghiệp, Vietfood đã có văn bản kiến nghị với Chính phủ và các ngân hàng xem xét tháo gỡ cơ chế vốn cho doanh nghiệp.Cụ thể, cho các doanh nghiệp vay vốn bằng cơ chế thế chấp hàng trong kho được mua từ vốn vay. Hoặc căn cứ trên danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín trong ngành mà hiệp hội và Bộ Thương mại đã công bố. “Nếu cứ áp dụng cơ chế vay vốn cũ, doanh nghiệp khó lòng tiếp cận được vốn, khi đó khách hàng nước ngoài sẽ tiếp tục làm khó, người thiệt hại chính là nông dân”, ông Phong nói. Hiện nay, các cơ quan cung cấp tín dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam là Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Các cơ quan này chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp sau khi đã có hợp đồng xuất khẩu. Vì vậy, nếu không được cấp tín dụng kịp thời, nhà xuất khẩu sẽ không thể mua được gạo xuất khẩu theo hợp đồng và có thể còn bị phạt do không thực hiện đúng hợp đồng. Các DNNN ở ĐNB và ĐBSCL đều cho rằng tiếp cận tín dụng hiện nay còn nhiều hạn chế, thông thường Ngân hàng chỉ đáp ứng đủ 1/3 nhu cầu vay của doanh nghiệp. II.3. Các yếu tố khác Hiện nay, phần lớn quan hệ giao dịch buôn bán gạo thường được bắt đầu từ người mua nước ngoài hoặc là trực tiếp, hoặc là thông qua cơ quan Chính phủ. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa chủ động tìm kiếm thị trường; chưa có được các hợp đồng lớn ổn định. Các hợp đồng chủ yếu là các hợp đồng Chính phủ chiếm 1/2 lượng gạo xuất khẩu. Hoạt động của Hiệp hội xuất nhập khẩu lương thực Việt Nam trong việc cung cấp thông tin về giá cả, thị trường chưa có hiệu quả. Mặt khác, do gạo là nguồn an ninh lương thực quốc gia nên Nhà nước quản lý hoạt động xuất khẩu bằng việc cấp quota nên các doanh nghiệp cũng không chủ động trong việc ký hợp đồng. Bên cạnh sự yếu kém trong tìm kiếm bạn hàng của các doanh nghiệp trong xuất khẩu gạo thì trong đàm phán kí kết hợp đồng các doanh nghiệp cũng chịu nhiều thiệt thòi do thiếu thông tin thị trường. Việc thực hiện hợp đồng cũng gặp nhiều trở ngại, nhiều khi các doanh nghiêp xuất khẩu gạo Việt Nam bị phạt do không thực hiện hợp đồng. Có nhiều nguyên nhân nhưng có thể kể đến những nguyên nhân cơ bản như: thiếu nguồn hàng do thiếu vốn, giá thị trường tăng nên các doanh nghiệp giữ hàng lại đợi giá cao hơn, chất lượng gạo thấp không đạt yêu cầu,…Những bất cập trên không ít thì nhiều đang ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu gạo nước ta trong tương lai, làm mất đi giá trị thực sự của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế, ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 I. Dự báo thị trường gạo đến năm 2010 I.1. Dự báo sản xuất và tiêu thụ gạo thế giới Theo Dow Jones, dự đoán mới của Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc(FAO) cho thấy sản lượng gạo năm 2006 sẽ đạt 410,98 triệu tấn (tương đương 615 triệu tấn thóc), tăng 1,5% so với năm trước. Trong 7 nước sản xuất lớn nhất, chiếm 79-80% tổng sản lượng thế giới, sản lượng thóc của năm 2006 dự đoán sẽ tăng ở Trung Quốc tăng 20%; Inđônêsia tăng 0,6%; Việt Nam tăng 1,1%; Myanmar tăng 1,7% nhưng giảm 3% ở Ấn Độ, Thái Lan giảm 3,3%. Bảng 3.1: Cung và cầu gạo thế giới, thống kê và dự báo (triệu tấn quy xay sát)  Dự trữ đầu vụ Sản lượng Nhập khẩu Tiêu thụ nội địa Xuất khẩu Dự trữ cuối vụ  2005/06 (Dự kiến) Thế giới 74,60  410,98 25,90  418,18 27,64 67,40 Mỹ  1,21  7,09  0,48  4,04  3,75  1,00 Các nước khác 73,39  403,89 25,42  414,15 23,90 66,40 Những nước XK lớn 15,36  133,92  0,30  114,16 18,92 16,49  Ấn Độ  9,10 87,86  0,00 83,50  3,80  9,66  Pakistan  0,06  5,50  0,00  2,66  2,82  0,07  Thái lan  2,31 18,00  0,00  9,50  7,30  3,51  Việt Nam  3,89 22,56  0,30 18,50  5,00  3,25 Những nước NK lớn 12,76 59,50 10,29 69,61  0,41 12,53 Brazil  1,59  7,80  0,70  9,15  0,18  0,76 EU-25  1,13  1,71  0,98  2,55  0,18  1,09 Indonesia  3,45 34,96  0,70 35,60  0,00  3,51 Nigeria  0,42  2,70  1,80  4,35  0,00  0,57 Philippine  4,59  9,60  1,50 11,00  0,00  4,69  Một số nước Trung Đông 1,38  2,27  3,55  5,37  0,06  1,77 Một số nước khác Myanma  0,71 10,44  0,00 10,40  0,20  0,55 Trung Mỹ/Caribê  0,13  0,07  0,40  0,49  0,00  0,10 Trung Quốc 35,14  127,40  0,60  135,20  0,80 27,14 Ai Cập   0,50  4,13  0,00  3,30  1,00  0,33 Nhật Bản   1,92  8,26  0,70  8,25  0,20  2,43 Mexico  0,17  0,18  0,60  0,78  0,00  0,18  Hàn Quốc  0,91  4,77  0,40  4,85  0,13  1,10 2004/05 (Ước tính) Thế giới  86,09  402,68 26,35  414,16 27,78 74,60 Mỹ  0,76  7,46  0,42  3,93  3,50  1,21 Các nước khác 85,33  395,21 25,93  410,23 24,28 73,39 Những nước XK lớn 17,05  130,31  0,30  112,90 19,40 15,36  Ấn Độ  10,80 85,31  0,00 82,51  4,50  9,10  Pakistan  0,24  4,92  0,00  2,66  2,45  0,06  Thái lan  1,71 17,36  0,00  9,48  7,27  2,31  Việt Nam 4,30 22,72  0,30 18,25  5,17  3,89 Những nước NK lớn 12,56 60,20  9,26 68,67  0,59 12,76  Brazil  1,34  9,00  0,55  9,00  0,30  1,59  EU-25 0,97  1,86  1,00  2,53  0,18  1,13  Indonesia 4,02 34,83  0,50 35,85  0,05  3,45  Nigeria 1,00  2,30  1,37  4,25  0,00  0,42  Philippine 4,05  9,44  1,50 10,40  0,00  4,59 Một số nước Trung Đông  0,99  2,27  3,25  5,07  0,06  1,38 Một số nước khác  Myanma 1,63  9,57  0,00 10,30  0,19  0,71  C Amer & Carib  0,11  0,07  0,42  0,48  0,00  0,13  Trung Quốc  44,93  125,36  0,61  135,10  0,66 35,14  Ai Cập 0,72  4,13  0,00  3,25  1,10  0,50  Nhật Bản 1,70  7,94  0,78  8,30  0,20  1,92  Mexico  0,18  0,20  0,55  0,75  0,00  0,17  Hàn Quốc 0,85  5,00  0,19  4,86  0,27  0,91  2003/04 Thế giới 110,29  391,38 24,86  415,58 27,41 86,09 Mỹ  0,83  6,42  0,48  3,66  3,31  0,76 Các nước khác  109,46  384,96 24,38  411,93 24,10 85,33 Những nước XK lớn 18,41  133,22  0,30  115,40 19,48 17,05  Ấn Độ  11,00 88,28  0,00 85,38  3,10 10,80  Pakistan  0,05  4,85  0,00  2,70  1,95  0,24  Thái lan  3,30 18,01  0,00  9,47 10,14  1,71  Việt Nam 4,07 22,08  0,30 17,85  4,30  4,30 Những nước NK chính 12,34 59,35  9,37 68,14  0,37 12,56  Brazil  0,59  8,71  0,81  8,69  0,08  1,34  EU-25 0,96  1,73  1,02  2,51  0,23  0,97  Indonesia 4,34 35,02  0,65 36,00  0,00  4,02  Nigeria 1,35  2,20  1,45  4,00  0,00  1,00  Philippine 3,81  9,20  1,29 10,25  0,00  4,05  Một số nước Trung Đông  0,99  2,21  2,99  5,15  0,06  0,99 Một số nước khác  Myanma 1,23 10,73  0,00 10,20  0,13  1,63  C Amer & Carib  0,15  0,07  0,35  0,45  0,00  0,11  Trung Quốc  67,22  112,46  1,12  135,00  0,88 44,93  Ai Cập 0,87  3,90  0,00  3,22  0,83  0,72  Nhật Bản 2,47  7,09  0,70  8,36  0,20  1,70  Mexico  0,17  0,20  0,54  0,73  0,00  0,18  Hàn Quốc 1,02  4,45  0,19  4,61  0,21  0,85 Nguồn: Agroviet,USDA Theo dự báo mới nhất của USDA, sản lượng gạo thế giới vụ 2005/2006 sẽ tiếp tục tăng 2,3% so với vụ trước, lên 410,98 triệu tấn. Trong đó, sản lượng gạo vụ 2005/2006 dự báo sẽ tăng chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản, và Mỹ, tăng 11-13% so với vụ trước. Ngược lại sản lượng gạo vụ 2005/2006 dự báo sẽ giảm 4,6% ở Ấn Độ, còn 87 triệu tấn, và ở Thái Lan giảm 3,8% còn 17 triệu tấn. Tiêu thụ gạo thế giới vụ 2004/2005 được USDA dự báo sẽ giảm gần 1 triệu tấn so với vụ trước, nhưng vẫn cao hơn sản lượng tới 14,1 triệu tấn. Tồn kho gạo thế giới cuối vụ 2004/2005 dự báo sẽ tiếp tục giảm mạnh, giảm 16,5% so với cuối vụ trước, còn 71,444 triệu tấn. Do giá gạo Châu á vững, chênh lệch giữa giá gạo Mỹ và gạo Châu á sẽ giảm dần, do đó gạo Mỹ sẽ cạnh tranh hơn trên một số thị trường. Tại Châu á, Trung Quốc tiếp tục giữ vai trò chủ đạo. Trung Quốc đã quay trở lại tập trung cho nguồn cung cho thị trường nội địa hơn là cho xuất khẩu. Tại Châu Phi, sản lượng gạo dự đoán sẽ tăng 3,5% so với vụ trước, lên gần 19 triệu tấn. Phần lớn sản lượng tăng ở Ai Cập, Nigiêria, Madagaxca trong khi lại giảm ở Môdămbích. Tại Mỹ La Tinh và Caribê, theo số liệu mới nhất, sản lượng tăng nhẹ ở các nước ác-hen-ti-na, Brazil, Bôlivia, Urugoay và Côlôbia trong khi lại giảm ở Chi-Lê, Pê-Ru và Equado. Trung Mỹ và Caribe bị bão và thời tiết xấu nên sản lượng giảm, nhất là Côxtarica, CuBa và Đôminica, riêng Mêhicô có sản lượng tăng 18% nhờ tăng diện tích và năng suất. Sản lượng của EU(25) sẽ đạt 2,7 triệu tấn, diện tích gieo trồng tại một số nước sản xuất. Theo dự báo của USDA, tổng mức tiêu thụ gạo của thế giới đến năm 2010 là 493.324 ngàn tấn. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ gạo bình quân từ nay đến năm 2010 là 0,9%/năm, trong đó số lượng gạo dùng làm thực phẩm là 399.023 ngàn tấn, sử dụng làm thực phẩm với tốc độ tăng bình quân là 1%/năm. Bảng 3.2: Dự báo mức tiêu thụ gạo của thế giới tới năm 2010 của USDA Các khu vực Tổng sử dụng Thực phẩm Tiêu thụ theo đầu người (kg) Thực tế 1998 (1.000 tấn) Dự đoán 2010 Mức tăng (%) Thực tế 1998 (1.000 tấn) Dự đoán 2010 Tăng trưởng (%) Thực tế 1998 Dự đoán 2010 91-98 98-010 91-98 98-010 Thế giới 329.402 439.324 1,7 0,9 352.023 399.023 1,8 1,0 59.9 59.1 1 Các nước đang PT 374.711 420.115 1,8 1,0 337.119 382.162 1,9 1,1 73.3 70.3 Châu Phi 14.929 19.353 3,6 2,2 12.985 17.720 3,5 2,6 18.0 18.8 Mỹ la Tinh 15.221 18.050 1,3 1,4 14.056 16.842 2,1 1,5 27.9 28.5 Châu á 344.248 382.340 1,7 0,9 309.777 347.242 1,8 1,0 92.0 89..2 Cận đông 6.337 8.454 3,0 2,4 5.902 8.072 3,3 2,6 24.7 26.1 Nam á 111.110 130.816 2,0 1,4 103.648 123.054 2,4 1,4 80.9 80.9 Đông nam á 226.802 243.070 1,6 0,6 200.227 216.115 1,5 0,6 108.4 104.8 2 Các nước PT 15.832 16.836 0,6 0,5 14.070 14.548 0,9 0,3 15.9 15.9 Bắc Mỹ 3.726 4.428 2,2 14 3.090 3.627 3,4 1,3 10.3 11.2 Tây âu 2.364 2.734 2,5 1,2 2.167 2.499 2,9 1,2 5.6 6.5 EU(15) 2.301 2.662 2,7 1,2 2.104 2.426 3,0 1,2 5.6 6.5 Châu đại dương 334 433 8,2 2,2 189 285 8,8 3,4 8.4 11.6 3 Các nước PT khác 9.407 9.242 -0,6 -0,1 8.624 8.138 -0,4 -0,5 49.7 45.0 4 Các nền kinh tế chuyển đổi 1.859 2.373 -2,8 2,1 1.799 2.313 -1,4 2,1 4.4 5.7 Đông âu 442 481 2,7 0,7 432 471 3,1 0,7 3.6 3.9 Các quốc gia độc lập 1.389 1.860 -4,4 2,5 1.324 1.815 -2,8 2,5 4.7 6.6 Nguồn: FAO, USDA năm 2000 - Thương mại Dự báo tiêu thụ gạo theo nhóm nước: Tổng mức tiêu thụ của các nước đang phát triển sẽ tăng khoảng 1%/năm và tại các nước phát triển chỉ tăng 0,5%/năm. Dự báo tiêu thụ gạo theo mục đích sử dụng: tiêu dùng gạo như thực phẩm tại các nước đang phát triển sẽ tăng bình quân 1,1%/năm còn tại các nước phát triển là 0,3%/năm. I.2. Triển vọng buôn bán gạo trên thế giới Theo dự báo của USDA, buôn bán gạo toàn cầu dự báo sẽ tăng bình quân 2,4%/năm trong giai đoạn 2003- 2012. Tới năm 2012, buôn bán gạo dự báo sẽ đạt trên 33 triệu tấn, tăng 25% so với mức kỷ lục đạt trong năm 1998. Ty nhiên, so với tổng lượng tiêu thụ, tỷ trọng gạo giao dịch vẫn ở mức khá nhỏ so với các loại ngũ cốc khác, chỉ đạt 6-7%. Nhập khẩu Gạo hạt dài(Indica) sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng giao dịch gạo toàn cầu. Các nước nhập khẩu gạo chủ yếu ở Châu Á, Trung Đông, Cận Shahara Châu Phi và Mỹ La Tinh, trong đó phải kể đến Inđônêsia, Iran, Irắc, Philippin và Ảrập Xêút sẽ vẫn là những nước nhập khẩu gạo hạt dài chủ yếu. Trong khi đó, gạo hạt trung bình (Japonica) vẫn được các nước có mức thu nhập cao và trung bình nhập khẩu nhiều, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Gioócđanni. Tuy nhiên, tăng trưởng nhập khẩu gạo hạt trung bình sẽ không cao như tăng trưởng nhập khẩu hạt dài, bất chấp những dự báo về xu hướng tăng nhập khẩu hạt trung bình và gạo hạt ngắn vào Nhật Bản và Hàn Quốc theo các cam kết của WTO. Mức tăng trưởng dân số cao cùng với những hạn chế về khả năng tăng trưởng của sản xuất nội địa làm tăng nhu cầu nhập khẩu gạo của Inđônêsia. Các nước Châu Phi và Trung Đông cũng có xu hướng tăng nhập khẩu trong những năm tới do dân số tăng trong khi sản xuất nội địa hạn chế do điều kiện tự nhiên không thuận lợi ở các nước Bắc Phi trong khi Trung Đông và các nước Cận Sahara lại bị cản trở do những khó khăn về cơ sở hạ tầng và bất trắc về chính trị. Cụ thể ở bảng 3.3: Bảng 3.3: Dự báo các nước nhập khẩu gạo thế giới tới năm 2010 Đơn vị: triệu tấn Các nước 02/02 02/03 03/04 04/05 05/06 06/07 07/08 08/09 09/10 Cận Sahara 5,8 5,7 5,5 5,6 5,6 5,6 5,7 5,7 5,8 Inđônêsia 3,5 3,3 3,5 3,8 4,0 4,3 4,6 5,0 5,3 Các nước Châu Á 2,3 2,7 2,5 2,5 2,5 2,6 2,6 2,6 2,7 Các nước khác 1,1 1,0 1,9 1,9 1,9 1,9 1,9 2,0 2,0 I ran 1,0 1,5 1,4 1,5 1,6 1,6 1,6 1,7 1,7 Các nước Bắc Phi và Trung Đông 1,4 1,5 1,4 1,5 1,5 1,6 1,6 1,7 1,7 Trung Mỹ/Caribe 1,3 1,4 1,4 1,4 1,5 1,5 1,5 1,6 1,6 I rắc 1,3 1,1 1,2 1,2 1,3 1,3 1,3 1,4 1,4 Philippin 1,1 1,0 1,0 1,1 1,1 1,2 1,2 1,3 1,3 A rập Xếut 1,1 0,9 1,0 1,1 1,1 1,1 1,2 1,2 1,2 EU(1) 0,8 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 0,9 Nhật Bản 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 Nam Phi 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 0,7 0,7 Liên Xô cũ(2) 0,6 0,7 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 Mêhico 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,6 0,6 Trung Quốc 0,2 0,3 0,3 0,4 0,4 0,4 0,4 0,5 0,5 Malaysia 0,6 0,6 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Brazil 0,6 0,5 0,6 0,6 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Mỹ 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 Canada 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 Các nước Nam Mỹ 0,4 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 Trung Đông âu 0,3 0,4 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 Hàn Quốc 0,1 0,1 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 Tổng 25,9 26,3 26,9 27,6 28,3 28,9 29,6 30,3 31,0 Nguồn: USDA Baseline Projection, 2/2003 (1). Không tính thương mại nội bộ EU (2). Bao gồm cả thương mại nội bộ Liên Xô cũ Inđônêsia là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong thời gian qua, nhưng năm 2004 lượng nhập khẩu gạo của Inđônêsia giảm đáng kể còn 800 nghìn tấn do Chính phủ Inđônêsia duy trì lệnh cấm nhập khẩu gạo đến hết năm 2004. Theo Dow Jones, tin tức từ Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippin (NFA) cho thấy vào cuối Tháng 4/2006 hoặc đầu Tháng 5 tới, Cơ quan này sẽ tiếp tục đấu thầu nhập khẩu 300.000 tấn gạo, hàng giao chủ yếu trong Tháng 5, Tháng 6/2006. Đợt nhập khẩu này của NFA nhằm tăng lượng gạo cho những tháng giáp hạt vào Quý 3 hàng năm. Theo Dow Jones, hiện NFA đang quan tâm nhiều đến gạo của Việt Nam , bởi nguồn cung thóc gạo của Việt Nam khá dồi dào sau thu hoạch vụ lúa chính, chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Hiện giá chào bán gạo của Việt Nam thấp hơn 20 - 30 USD/tấn so với giá chào bán gạo cùng loại của Thái Lan. Cho đến cuối Tháng 3/2006, NFA đã ký hợp đồng nhập khẩu 888.500 tấn gạo, trong đó hơn 50% là nhập khẩu từ Việt Nam. Dự đoán cả năm 2006, nhập khẩu của Philippin sẽ đạt tới 1,4 triệu tấn, cao hơn 300.000 tấn so với dự báo ban đầu (1,1 triệu tấn) và cao hơn 415 tấn so với năm 2005. Trong đó có 200.000 tấn gạo trong hạn ngạch nhập khẩu được cấp cho nông dân Philippin. Thời tiết khô hạn làm sản lượng gạo của Philippin năm nay giảm sút và đẩy nhu cầu nhập khẩu gạo tăng. Theo Dow Jones, nhập khẩu gạo năm 2006 dự đoán sẽ duy trì ở mức cao ở một số nước Trung Đông và Châu Á như Iran, Irắc, ẢRậpXêút, Philippin, Bangladet và Inđônêsia. Xuất khẩu Thái Lan và Việt Nam, 2 nước đứng đầu về xuất khẩu gạo hạt dài, dự báo sẽ chiếm khoảng 44% trong tổng lượng xuất khẩu gạo toàn cầu. Năng suất tăng trong khi mức tiêu thụ bình quân đầu người trên thị trường nội địa có xu hướng giảm đi sẽ tạo điều kiện tăng nguồn cung xuất khẩu của 2 nước này. Xuất khẩu gạo của Trung Quốc - nước đứng thứ 5 về xuất khẩu gạo, chỉ tăng nhẹ trong những năm tới do Trung Quốc chuyển từ sản xuất gạo cấp thấp sang các loại gạo có chất lượng cao nhưng năng suất thấp để đáp ứng nhu cầu tăng lên về loại gạo này từ thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu. Gạo chất lượng cao Basmati giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu của Pakistan. Mặc dù nguồn thu từ xuất khẩu gạo chiếm vị trí quan trọng trong nguồn thu ngoại tệ của Pakistan nhưng những khó khăn về nguồn nước tưới cũng như cơ sở hạ tầng ngăn cản Pakistan tăng sản xuất và xuất khẩu gạo, làm lượng xuất khẩu của nước này, sau khi tăng nhẹ, lại giảm xuống mức 2,4 triệu tấn, tương đương với mức xuất khẩu năm 2000. (Bảng 3.4) Bảng 3.4: Dự báo các nước xuất khẩu gạo thế giới tới năm 2010 Đơn vị: Triệu tấn Nước 02/02 02/03 03/04 04/05 05/06 06/07 07/08 08/09 09/10 Thái Lan 6,5 7,5 7,8 7,9 8,0 8,1 8,3 8,5 8,6 Ấn Độ 6,0 3,9 4,0 4,3 4,5 4,8 5,0 5,3 5,5 Việt Nam 3,1 4,0 4,2 4,3 4,5 4,6 4,8 4,9 5,1 Mỹ 2,9 3,1 3,0 3,1 3,1 3,1 3,1 3,0 3,0 Các nước khác ngoài Mỹ 2,2 2,4 2,3 2,1 2,1 2,0 2,1 2,2 2,3 Pakistan 1,5 1,0 1,6 1,8 2,0 2,0 2,1 2,1 2,1 Trung Quốc 1,8 2,3 2,0 1,9 1,8 1,8 1,7 1,8 1,9 Các nước Nam Mỹ 0,9 1,0 1,1 1,1 1,2 1,2 1,2 1,3 1,3 Úc 0,5 0,5 0,5 0,5 0,6 0,6 0,6 0,6 0,7 Ác- hen-ti-na 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,4 0,4 0,4 EU (1) 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 Tổng 25,9 26,3 26,9 27,6 28,3 28,9 29,6 30,3 31,0 Nguồn: USDA Baseline Projection, 2/2003 (1)Không tính thương mại nội bộ EU Từ Bảng 3.4 có thể thấy: Sản lượng xuất khẩu gạo thế giới tăng dần qua các năm từ 25,9 triệu tấn năm 2002 đến 32 triệu tấn năm 2010. Theo dự báo thì xuất khẩu gạo tăng từ năm 2002 đến năm 2004, nhưng thực tế thì xuất khẩu gạo trong 3 năm này lại giảm dần, năm 2002 là 27,92 triệu tấn giảm xuống 25,37 triệu tấn năm 2004. Thái Lan vẫn là cường quốc xuất khẩu gạo trong những năm tới. Dự báo năm 2004 xuất khẩu 7,8 triệu tấn nhưng thực tế thì năm 2004 Thái Lan xuất khẩu tới 10 triệu tấn gạo. Theo Dow Jones, Báo cáo của Văn phòng kinh tế nông nghiệp Thái Lan (OAE) cho thấy hạn hán làm diện tích trồng lúa vụ 2 của nước này chỉ đạt 8,1 triệu rai(1,296 triệu ha) giảm 14,1% so với vụ trước. Sản lượng thóc vụ 2 của Thái Lan năm 2005 dự đoán đạt 5,22 triệu tấn, giảm 17,6% so với vụ trước. Nhằm nâng đỡ giá thóc gạo cho nông dân, Chính phủ Thái Lan đã quyết định tiếp tục thực hiện chương trình can thiệp thị trường lúa vụ 2 với giá sàn mua thóc gạo hơn giá thị trường. Theo đó Chính phủ Thái Lan sẽ mua thóc loại hạt trắng 100% với giá 6.600 Bath/tấn; thóc loại 5% tấm với giá 6.500 Bath/tấn. Chương trình này thực hiện từ 1/4/2005 đến 31/7/2005 tại tất cả các vùng trừ khu vực Miền Nam Thái Lan từ 1/7/2005 đến 30/9/2005. Dự kiến Chính phủ Thái Lan sẽ mua 2,5 triệu tấn thóc vụ 2 từ nông dân. Vừa qua Chính phủ Thái Lan đã thực hiện chương trình can thiệp thị trường lúa vụ chính 2004/2005 (ban đầu từ Tháng 11/2004 đến tháng 3/2005, sau đó kéo dài đến hết Tháng 4/2005). Ấn Độ, theo như dự báo thì lượng gạo xuất khẩu ngày càng tăng kể từ năm 2004 đến năm 2010, nhưng vẫn thấp hơn mức kỷ lục năm 2002 (6,6 triệu tấn). Trong khi thực tế xuất khẩu gạo của ấn độ ngày càng giảm dần, năm 2004 còn 2,8 triệu tấn nguyên nhân là do Chính phủ Ấn Độ đã ngừng trợ cấp xuất khẩu gạo sau khi dự trữ trong nước giảm mạnh nên lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ năm 2006 dự báo tiếp tục giảm. Theo FAO cho biết, sản lượng thóc của ấn Độ năm 2006 dự báo sẽ đạt 87,86 triệu tấn, tăng so với năm 2005 là 85,31 triệu tấn. Lượng gạo Chính Phủ Ấn Độ thu mua trong niên vụ 2003/2004 đạt 19,25 triệu tấn, tăng 7,3% so với mức 17,94 triệu tấn hồi năm ngoái. Xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm mạnh từ mức 4,4 triệu tấn năm 2003 xuống còn 2,8 triệu tấn năm 2004. Dự báo sẽ giảm hơn nữa trong năm 2005. Trung Quốc cũng là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn. Năm 2004 là 2 triệu tấn, trong khi thực tế năm 2004 xuất khẩu của Trung Quốc giảm đáng kể xuống còn 800 nghìn tấn, do sản lượng và tồn kho gạo của Trung Quốc năm 2004 giảm mạnh đã làm xuất khẩu gạo của nước này giảm tới 69% (1,78 triệu tấn) so với năm 2003. Mỹ cũng là nước xuất khẩu gạo lớn, năm 2004 xuất khẩu Mỹ đúng bằng 3 triệu tấn theo như dự báo nhưng Mỹ đã vượt lên trên ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới sau Thái Lan và Việt Nam. Ngoài ra có Pakistan và các nước khác ngoài Mỹ cũng xuất khẩu gạo với lớn khoảng từ 1-2,5 triệu tấn/năm. Theo dự báo mới nhất của USDA (8/12/2005) xuất khẩu gạo thế giới năm 2006 dự báo sẽ tăng so với năm trước, lên 27,64 triệu tấn. Trong đó, vị trí của các nước xuất khẩu gạo sẽ không có sự thay đổi so với năm 2005, xuất khẩu gạo năm 2006 dự báo giảm ở Thái Lan, tăng 0,03 triệu tấn so với năm trước lên 7,3 triệu tấn và ở Việt Nam giảm 0,17 triệu tấn còn 5 triệu tấn. II. Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới II.1. Cơ hội thách thức do điều kiện hội nhập mang lại Về triển vọng khả năng thương mại mặt hàng gạo, trong xu thế tự do hoá thương mại hiện nay, cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo cho các nước cũng được mở ra. Một mặt, Chương trình Công ước Viện trợ lương thực về các sản phẩm có hạt(tương đương với lúa mì) đang có xu hướng giảm dần, kể từ năm 1990/1991 đến 1997/1998 đã giảm hơn 50% tương đương với 5,5 triệu tấn. Trong Công ước về Viện trợ năm 1995, tổng mức đóng góp tối thiểu hàng năm của các nước phát triển giảm 29%. Các nước kém phát triển đang chuyển dần sang nhập khẩu lương thực hoàn toàn theo điều kiện thương mại. Vì vậy, tổng giá trị thương mại lương thực sẽ tăng lên. Mặt khác, trong khuôn khổ các cuộc đàm phán về nông nghiệp của WTO, các nước nhập khẩu lương thực cũng đã đưa ra các cam kết về mở rộng thị trường lương thực, giảm trợ cấp sản xuất trong nước. Việt Nam là quan sát viên của GATT (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại) và chính thức nộp đơn gia nhập WTO ngày 4/1/1995. Ngày 22/8/1996, Việt Nam đã gửi Bị vong lục về chế độ ngoại thương của Việt Nam tới WTO. Tháng 7/1998, Việt Nam tiến hành phiên họp đa phương đầu tiên tới Nhóm công tác về minh bạch hóa các chính sách kinh tế thương mại. Cho tới nay, Việt Nam đã thực sự hoàn tất về cơ bản giai đoạn minh bạch hóa chính sách và đang ở giai đoạn đàm phán rất quan trọng về mở cửa thị trường một cách toàn diện. Gia nhập WTO đã đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho Việt Nam, điều này được thể hiện ở các điểm sau đây: Thứ nhất, Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ khắc phục được tình trạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế. Ví dụ như sự đối xử tối huệ quốc (MFN) không điều kiện, thuế quan thấp cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, thúc đẩy việc thâm nhập thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại với các nước, sự đối xử theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập và củng cố cải cách kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, các Hiệp định của Vòng đàm phán Uruguay đã đem lại cho Việt Nam các lợi ích như: Đẩy mạnh thương mại và quan hệ của Việt Nam với các thành viên khác trong WTO và đảm bảo nâng cao vai trò quan trọng của Việt Nam trong các hoạt động kinh tế và chính trị toàn cầu như là một thành viên của WTO. Thứ hai, gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển. Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng ra thế giới nhờ được hưởng những thành quả của các vòng đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế, tăng cường tiếp cận thị trường của WTO, đặc biệt trong các lĩnh vực hàng dệt may và nông sản. Cơ hội xuất khẩu bình đẳng sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, sản xuất sẽ được mở rộng và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đối với các mặt hàng nông sản, là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, Việt Nam sẽ có nhiều thị trường xuất khẩu mặt hàng này hơn vì hạn ngạch nhập khẩu gạo và các nông sản khác sẽ được thay thế bằng thuế và thuế sẽ phải được cắt giảm theo Lộ trình quy định của WTO. Việt Nam có lợi nhiều khi các thị trường gạo mở cửa, đặc biệt là các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. So với các nước đang phát triển khác, Việt Nam sẽ có lợi hơn từ các Hiệp định của Vòng Uruguay vì theo quy định của WTO, hàng xuất khẩu dưới dạng sơ chế của các nước đang phát triển sang các nước phát triển thường không phải chịu thuế hoặc thuế thấp. Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều hàng sơ chế, sẽ rất có lợi từ quy định này. Bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa trong nước, Việt Nam còn tận dụng được cơ hội từ nhập khẩu như lựa chọn nhập các loại hàng hóa có kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến để nhanh chóng phát triển các ngành có công nghệ cao, ngành mũi nhọn, nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới. Thứ ba, Việt Nam sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ với các cường quốc thương mại chính. Việc tham gia WTO sẽ cho phép Việt Nam cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, có điều kiện tiếp cận các quy tắc công bằng và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp thương mại. Những nguyên tắc của WTO đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng sẽ có lợi vì sẽ nhận được một số ưu đãi đặc biệt như được miễn trừ sự ngăn cấm trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu hàng hóa thuộc loại cạnh tranh, sự miễn trừ này sẽ bị loại bỏ trong thời gian 8 năm. Thứ tư, Việt Nam sẽ có lợi gián tiếp từ yêu cầu của WTO về việc cải cách hệ thống ngoại thương, bảo đảm tính thống nhất của các chính sách thương mại và các bộ luật của Việt Nam cho phù hợp với hệ thống thương mại quốc tế. Các quy định của WTO sẽ loại bỏ dần những bất hợp lý thương mại, thúc đẩy cải thiện hệ thống kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Thứ năm, Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới… của nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần chủ yếu vào việc chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam trong những năm qua. Sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có tác động tích cực như: tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp trong nước học hỏi thêm về cách thức quản lý sản xuất, tiếp thị, tiếp thu công nghệ… Theo Vụ trưởng Vụ Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan Rachane Potjanasutorn, Việt Nam và Thái Lan đã nhất trí về kế hoạch cùng hợp tác để củng cố hoạt động xuất khẩu và bình ổn giá gạo trên thị trường quốc tế, trong đó bao gồm cả việc Thái Lan trợ giúp Việt Nam nâng cao chất lượng gạo thông qua việc lập một hệ thống quản lý hoàn chỉnh từ thu hoạch, cất giữ, bán hàng và vận chuyển gạo. Ông Rachane cũng cho biết: "Kế hoạch hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam sẽ trở thành mô hình cho việc mở rộng hợp tác giữa các nước xuất khẩu gạo trong khu vực. Nó cũng sẽ góp phần củng cố việc buôn bán gạo có chất lượng cao trên toàn cầu và ổn định giá gạo trên thị trường thế giới. Trong thời gian tới, Thái Lan và Việt Nam dự kiến sẽ cùng chuyển gạo sang thị trường Trung Đông theo kế hoạch hợp tác nói trên". Bên cạnh những cơ hội đó, Việt Nam đồng thời cũng phải đương đầu với các thách thức sau khi gia nhập WTO. Bởi lẽ, so với thế giới, Việt Nam còn là một trong những nước nghèo với mức GDP đạt 372 USD/người/năm, hệ thống chính sách kinh tế-xã hội đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ, trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý… có sự chênh lệch lớn so với các nước phát triển. Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải thực thi đầy đủ các cam kết của mình, đặc biệt là các cam kết trong một số lĩnh vực như dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các biện pháp đảm bảo thương mại công bằng, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực vật và hàng rào kỹ thuật thương mại…, nên việc thực thi sẽ rất khó khăn. Điều này không chỉ yêu cầu Việt Nam phải thông qua các luật lệ, quy định phù hợp với WTO và nền kinh tế thị trường, mà còn đòi hỏi tình hình thực tiễn phải đáp ứng được các yêu cầu của WTO. Cụ thể, Việt Nam phải nâng cao đáng kể năng lực cho các cơ quan có liên quan cũng như thay đổi cơ bản về quản lý và tổ chức, đầu tư đáng kể cho nguồn nhân lực, hợp lý hóa công tác tổ chức thương mại và phân bổ ngân sách. Nếu không, sẽ phát sinh hai vấn đề: Thứ nhất, Việt Nam không thể thực hiện các nghĩa vụ WTO của mình và thứ hai là Việt Nam không thể tận dụng được hết các cơ hội khi gia nhập WTO, từ đó sẽ dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng, có thể gây tổn hại cho nền kinh tế. II.2. Triển vọng xuất khẩu gạo Việt Nam Trong thời gian tới, Việt Nam có rất nhiều cơ hội tăng sản lượng và chất lượng gạo xuất khẩu. Nếu Việt Nam tận dụng được cơ hội nhu cầu thị trường tăng lên(trong khi các nước có tiềm năng cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu gạo như: Myanmar, Pakistan và Campuchia còn đang chậm hơn trong nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất và tìm cách mở rộng thị trường), đồng thời, tăng cường có hiệu quả áp dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất đi đôi với cải thiện cơ chế chính sách và phương thức xúc tiến thương mại, bắt kịp Thái Lan, Trung Quốc và ấn Độ trong cạnh tranh xuất khẩu vào các thị trường mới mở, Việt Nam sẽ có thể mở rộng xuất khẩu trên cả hai thị trường gạo phẩm cấp cao và gạo chất lượng trung bình. Tổng các thị phần có thể ở mức 17- 18%, khối lượng gạo xuất khẩu có hể đạt cao nhất 5,2 triệu tấn/năm trong vòng 5 năm tới và 6,2 triệu tấn/năm trong thời kỳ 5 năm tiếp theo. Ngược lại, nếu Việt Nam duy trì năng lực cạnh tranh như hiện tại, đồng nghĩa với Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ sẽ có cơ hội tiếp tục giữ vững thị phần của họ ở khu vực thị trường gạo chất lượng cao, trong khi đó khoảng cách không nhiều về khả năng cạnh tranh xuất khẩu giữa Việt Nam và nhóm 3 nước đang phát triển sẽ càng sít sao, thị phần nhập khẩu gạo của Việt Nam, vì vậy sẽ càng bị thu hẹp ít nhất 15 -16%, gạo xuất khẩu chỉ có khả năng đạt cao nhất khoảng 4 triệu tấn/năm trong thời kỳ 2001-2005 và 4,8 triệu tấn/năm trong thời kỳ 2006-2010. Với xu thế phát triển của đất nước, tương quan với tình hình thị trường và các nước cạnh tranh xuất khẩu có thể nhận định chung: Việt Nam vẫn là một trong các nước có nhiều khả năng và nằm trong 4 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong vòng 10 năm tới. Dự báo, trong bối cảnh cạnh tranh bám đuổi mạnh mẽ giữa các nước, tăng thêm thị phần xuất khẩu trong thời gian tới là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Một số nhà kinh tế cho rằng, tiếp tục giữ được thị phần như hiện nay ở các khu vực thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam là khả năng xảy ra cao nhất, theo đó xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ đạt 4,61 triệu tấn/năm trong thời kỳ 2001 –2005 và 5,42 triệu tấn/năm thời kỳ 2006-2010. Thị trường quan trọng của gạo Việt Nam vẫn là Châu Á, hàng năm có thể xuất vào 1,9 - 2,7 triệu tấn gạo; Châu Phi 1,3-1,5 triệu tấn; tiếp theo là khu vực Mỹ La Tinh và Caribe có thể xuất vào mỗi năm 0,5-0,9 triệu tấn. Bảng 3.5: Dự báo thị trường gạo Việt Nam giai đoạn 2001-2010 Đơn vị: 1.000 tấn Thị trường 2001-2005 2006-2010 Châu Phi 1.570 1.490 Châu Á 2.190 2.730 Mỹ La Tinh và Caribê 620 880 Khu vực còn lại 230 320 Tổng 4.610 5.420 Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 284/2004. Mặt khác, trong khoảng 10 năm tới, nhu cầu gạo có chất lượng cao sẽ tăng lên chiếm 30 - 40% số lượng tiêu thụ trong nước tương đương 5 - 6 triệu tấn gạo và gạo phẩm cấp cao cho xuất khẩu sẽ tăng lên chiếm 40 - 50% tổng lượng gạo xuất khẩu, tương đương 2 - 2,5 triệu tấn để đảm bảo yêu cầu của các thị trường Trung Cận Đông, Châu Âu, Đông và Đông Nam Châu Á, Bắc Mỹ và Mỹ La Tinh. Như vậy 10 năm tới, mặc dù khả năng tăng thị phần gạo xuất khẩu của Việt Nam là rất thấp nhưng Việt Nam vẫn có cơ hội tăng giá trị xuất khẩu gạo nhờ đầu tư cải thiện chất lượng gạo xuất khẩu. Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2006 sản xuất nông nghiệp tiếp tục xu hướng chuyển đổi về cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng. Nhiều địa phương sẽ chuyển diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi thuỷ sản hoặc trồng các loại cây khác có hiệu quả cao hơn. Diện tích trồng lúa sẽ giảm sút. Sản lượng thóc năm 2006 dự báo sẽ giảm 0,7 - 0,8 triệu tấn so với năm trước, còn 35,1 - 35,2 triệu tấn. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo, giá xuất khẩu gạo bình quân của Việt Nam năm 2006 sẽ đạt 255 USD/tấn, tăng 45 USD/tấn so với giá bình quân năm 2005, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2006 sẽ đạt ít nhất 3,8 triệu tấn, trị giá xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. III. Định hướng và giải pháp thị trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế III.1. Định hướng xuất khẩu gạo Việt Nam Sản xuất lương thực nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng luôn là ngành quan trọng bậc nhất của nông nghiệp Việt Nam nhằm thực hiện 3 mục tiêu: * Đảm bảo vững chắc anh ninh lương thực quốc gia, tăng thêm khối lượng lương thực dự trữ, thoả mãn nhu cầu trong bất kỳ tình huống nào. * Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho cung cấp công nghiệp. * Tăng cường năng suất cây trồng và năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Xuất phát từ mục tiêu trên, các định hướng cơ bản được đề xuất là: - Tăng cường thâm canh tăng năng suất, kết hợp khai hoang tăng vụ ở những nơi có điều kiện. Trong đó, thâm canh tăng năng suất là hướng chủ yếu lâu dài, kết hợp với nâng cao chất lượng lúa hàng hoá. Tuy nhiên, một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở ĐBSCL có thể sẽ chuyển sang canh tác các loại hoa màu khác hay nuôi trồng thuỷ sản sao cho cho có hiệu quả kinh tế cao hơn. - Đa dạng hoá trong sản xuất, đa dạng hoá về chủng loại gạo(gạo thông thường, gạo đặc sản, gạo cao cấp), đa dạng hoá về phẩm cấp các giống lúa(cùng một giống lúa nhưng có thể có giống siêu thuần chủng, thuần chủng cấp1, cấp2), đa dạng hoá nguồn lúa gạo cho xuất khẩu. Tuy nhiên, việc đa dạng hoá phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường quốc tế để sản xuất ra các sản phẩm thích hợp. - Tích cực ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để vừa tăng năng suất vừa tăng chất lượng gạo. Nhưng chúng ta phải chú ý kèm với áp dụng khoa học kỹ thuật là bảo vệ môi trường sinh thái. * Mục tiêu và phương hướng phát tiển xuất khẩu lúa gạo. - Tăng lượng gạo xuất khẩu trên cơ sở vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và có lãi cho người sản xuất và xuất khẩu. - Mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phải xây dựng được một hệ thống phân phối trên thị trường quốc tế. Cùng với việc thúc đẩy mở rộng thị trường là chú trọng chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam. - Nâng cao kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở nâng cao giá gạo xuất khẩu trên thị trường quốc tế. * Xuất phát từ mục tiêu trên chúng ta cần định hướng sản xuất như sau: - Đa dạng hoá chủng loại gạo với nhiều loại khác nhau để có thể đáp ứng các nhu cầu thị trường thế giới. Chúng ta đa dạng hoá chủng loại sản phẩm nhưng mang tính tích cực, càng ngày càng có nhiều chủng loại tốt, cấp cao, đặc sản phù hợp với nhu cầu thị hiếu của các thị trường gạo trên thế giới. - Đa phương hoá thị trường tiêu thụ gạo, xác định và có sự ưu tiên đối với thị trường xuất khẩu gạo mang tính chiến lược, lâu dài bằng ổn định số lượng và nâng cao chất lượng hàng hoá. Khi có cơ hội phải chiếm lĩnh và biến những thị trường tiềm năng thành những thị trường quen thuộc và truyền thống của mình. - Khuyến khích và tạo điều kiện cho nhiều hình thức tổ chức tham gia xuất khẩu để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu ở mọi nơi, mọi lúc, mọi quy mô của khách hàng. Như vậy đòi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước phải có cơ chế linh hoạt mềm dẻo thích ứng kịp thời những biến động của thị trường. - Tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế, các hiệp định thương mại đa phương và song phương để tạo cơ hội thâm nhập và khai thác các thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo. - Kinh doanh gạo cũng như mọi hàng hoá khác đều phải phù hợp với quy luật kinh tế thị trường. Từ đó xây dựng mọi cơ sở nền tảng cho xuất khẩu gạo phù hợp với nhu cầu thị trường và tập quán thương mại. III.2. Phát triển sản xuất Để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu gạo trong những năm tới đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản trong đầu tư phát triển, chuyển từ đầu tư tăng diện tích và sản lượng gạo sang đầu tư cho phát triển gạo chất lượng cao hơn trên thị trường thế giới bằng các giải pháp cơ bản sau: Quy hoạch từng vùng trồng các giống lúa khác nhau để tránh sự lai tạp giữa các loại giống lúa khi cùng trồng xen lẫn trong cùng một vùng, cũng có thể quy hoạch từng vùng lúa để phục vụ cho xuất khẩu sang từng thị trường khác nhau. Giảm diện tích gạo có chất lượng thấp, mở rộng diện tích gạo có chất lượng cao, các giống lúa có khẳ năng kháng bệnh và chịu được các điều kiện thiên tai khắc nghiệt như các giống lúa CR203, OM 80 - 81, IR 58, IR 64, các giống lúa lai Trung Quốc và một số giống lúa đặc sản có phẩm chất cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Khẩn trương hoàn thiện qu hoạch vùng lúa xuất khẩu của cả nước và kế hoạch cụ thể ưu tiên đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất lúa trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch và kế hoạch xuất khẩu gạo của cả nước. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp khoa học kỹ thuật. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu sản xuất, cung ứng và ứng dụng các giống lúa mới... Tăng cường phối hợp giữa nghiên cứu và khuyến nông các giống lúa chất lượng cao và nâng cao hiệu quả phối hợp hành động với mục tiêu nâng cao năng suất và mở rộng nguồn cung giống lúa, từ đó có thể thu hút nông dân. Củng cố vấn đề quyền sử dụng đất sao cho đất có thể được tập trung dồn thửa nhằm có được quy mô sản xuất lớn hơn song vẫn không ảnh hưởng đến quyền sở hữu. Điều này góp phần giảm chi phí phân loại và giúp cho việc kiểm soát chất lượng gạo. Nới lỏng các quy định về mục đích sử dụng đất, cho nông dân được tự do chọn lựa đối tượng canh tác để tối đa hóa nguồn thu nhập theo tín hiệu thị trường. III.3. Đối với khâu chế biến vận chuyển Một yếu tố quan trọng gây hạn chế chất lượng gạo là công nghệ sau thu hoạch. Chất lượng phơi nắng thóc kém khiến tỷ lệ hạt gẫy vỡ trong xay xát cao. Ở Thái Lan, hong khô thóc được tách thành một giai đoạn riêng trong công nghệ sau thu hoạch, do đó, tỷ lệ hạt gẫy vỡ cao nhất chỉ 25%. Công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam kém hiệu quả do quá tập trung vào công đoạn xay xát mà chưa quan tâm đến các công đoạn khác, và một phần do việc đầu tư nâng cấp công nghệ không đem lại lợi tức cao. Đây là khâu rất yếu hiện nay. Vì vậy, trong những năm tới cần tập trung giải quyết theo các hướng: Hoàn thiện công nghệ sau thu hoạch: cần quan tâm đầu tư nâng cấp công nghệ thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch(dùng máy sấy thay cho phơi thóc bằng ánh sáng mặt trời). Tăng cường đầu tư cho công nghệ xay xát, chế biến gạo. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc cung cấp cây giống, khuyến nông, mua, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển, bốc xếp... tất cả phải thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn ISO. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và bến cảng phục vụ xuất khẩu gạo, trong đó mở rộng cảng Cần Thơ trở thành cảng chủ yếu để xuất khẩu gạo. Tăng cường dự trữ nhằm giảm thiểu các biến động bất lợi của thị trường thế giới, và các thiệt hại do thiên tai gây ra, xây dựng hệ thống kho dự trữ và tổ chức lại hệ thống mua gom, dự trữ gạo xuất khẩu. Tăng cường quản lý chất lượng gạo xuất khẩu, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu từ khâu trồng, thu hoạch, bảo quản đến khâu xay xát, chế biến và đóng gói theo tiêu chuẩn thống nhất phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới, xây dựng quy chế bắt buộc về áp dụng tiêu chuẩn gạo xuất khẩu. Tư nhân hoá và cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trong lũnh vực xay xát gạo nói riêng và trong toàn kênh thu mua nói chung, nhờ đó nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống thu mua chế biến của Việt Nam so với các nước xuất khẩu gạo khác. Thu hút vốn FDI vào lĩnh vực chế biến gạo, cũng như chế biến một số lương thực, thực phẩm khác. Điều này một mặt mở rộng mối quan hệ giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến, mặt khác góp phần cải thiện công nghệ xay xát và nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. III.4. Về tổ chức thu mua hàng hóa * Nhà nước cần xây dựng hệ thống tổ chức thu mua lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu gắn với chính quyền địa phương trong vùng qui hoạch. Tiến tới hình thành mạng lưới theo mô hình HTX hoặc tổ hợp tác thu mua lúa thống nhất giữa các địa phương theo phương thức và giá sàn quy định của Nhà nước. Giải quyết thoả đáng quan hệ giữa Nhà nước, nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong phân phối lợi nhuận. Phương thức mua lúa tạm trữ xuất khẩu đối với vùng ĐBSCL cần được nghiên cứu bổ sung để giảm bớt bù lỗ của Nhà nước và đến được tay người sản xuất. * Tổ chức lại hệ thống mua gom gạo xuất khẩu trên cơ sở đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu cũng như người dân, hình thành Quỹ bình ổn giá gạo nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh gạo trong những thời điểm bất lợi của thị trường thế giới. * Hoàn thiện hệ thống chính sách của Nhà nước về đầu tư, tín dụng, tiền tệ, xuất khẩu, thuế, đất đai, bảo hiểm và trợ giá, đào tạo nhân lực và phát huy vai trò của hiệp hội sản xuất và kinh doanh lương thực trong phạm vi cả nước. III.5. Phát triển thị trường Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu gạo như hiện nay và các năm tới, Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp hữu hiệu về thị trường nước ngoài. Để tăng sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, không chỉ là tăng năng suất và chất lượng sản xuất trong nước để giảm chi phí, mà còn phải mở rộng và ổn định thị trường theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, đảm bảo chữ tín với khách hàng, tăng cường tiếp thị, đầu tư nghiên cứu và dự báo thị trường ...Các giải pháp cụ thể, như: Hoàn thiện hệ thống thông tin về tình hình mặt hàng gạo trên thế giới. Tăng cường hỗ trợ trong việc cung cấp các thông tin về biến động thị trường gạo quốc tế, phát triển mạng lưới cung cấp thông tin về thị trường thế giới cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường xuất khẩu thông qua hệ thống tham tán thương mại. Đăng ký nhãn mác cho gạo xuất khẩu nhằm bảo vệ thương hiệu của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tích cực tham gia các cuộc đàm phán tiến tới việc mở cửa thị trường gạo ở các nước khác trong Châu á và tiến tới tự do hoá thị trường gạo trên phạm vi toàn cầu. Tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ thương mại với các nước thuộc thị trường truyền thống. Khai thác thị trường Trung Quốc: Đây là nước có dân số đông nhất thế giới. Trung Quốc là thị trường có mức tiêu thụ lớn, trong những năm gần đây Trung Quốc nhập khẩu khá nhiều gạo của Việt Nam nhưng chủ yếu là nhập khẩu tiểu ngạch. Đối với thị trường này đòi hỏi Nhà nước phải có sự chỉ đạo đồng nhất trong hoạt động xuất khẩu; thực hiện đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại ở các cấp độ khác nhau (Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện) bảo đảm quan hệ ngoại thương lâu dài và ổn định nhằm tránh những rủi ro và tổn thất. Thị trường các nước ASEAN, trong giai đoạn chuyển đổi thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm lúa gạo của Việt Nam nói riêng, thị trường ASEAN đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, từ năm 1996 đến nay đã có những thay đổi, xu hướng giảm tỷ lệ xuất khẩu và đặc trưng cơ bản của các nước ASEAN là có cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giống nhau nên các nước này nhập khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là hình thức tạm nhập tái xuất, đặc biệt là Singapo nên không phù hợp với yêu cầu nâng cao giá trị xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Mặt khác do tác động của CEPT/AFTA ít có tác động đến khối lượng xuất khẩu các sản phẩm nông sản nói chung và sản phẩm lúa gạo nói riêng trong tương lai. Tuy nhiên, thị trường ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam. III.6. Về quản lý và điều hành xuất khẩu gạo Để đáp ứng yêu cầu và tình hình thực tế trong giai đoạn tới, ngày 4/4/2001 Chính phủ đã có quyết định số 46/2001/QĐ - TTg về xuất khẩu - nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005. Theo tinh thần của Nghị quyết này sẽ bãi bỏ cơ chế hạn ngạch xuất khẩu gạo cũng như việc quy định doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu. Đây là một bước đột phá mới trong cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được xuất khẩu gạo chỉ cần có đăng ký kinh doanh ngành hàng lương thực hoặc nông sản. Đối với những hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường có sự thoả thuận giữa Chính Phủ Việt Nam với Chính phủ các nước(hợp đồng Chính phủ) Bộ NN&PTNT kết hợp với Bộ Thương mại sau khi trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp làm đại diện giao dịch ký kết hợp đồng. Sau đó sẽ phân chia số lương ký kết được trên cơ sở lượng lúa hàng hoá của các địa phương để UBND các tỉnh trực tiếp giao cho các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện, có tính đến quyền lợi của các doanh nghiệp ký kết hợp đồng. Cũng theo quyết định này Thủ Tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định các biện pháp cần thiết có thể nhằm can thiệp một cách có hiệu quả vào thị trường lúa gạo nhằm bảo đảm lợi ích của nông dân ổn định sản xuất nông nghiệp và thị trường trong nước. Giảm bớt khó khăn với hoạt động sản xuất và lưu thông lúa gạo. Kế hoạch trả nợ và viện trợ của Chính phủ hàng năm sẽ được thực hiện theo cơ chế đấu thầu hoặc theo quyết định của Thủ Tướng Chính phủ. Việc khuyến khích tự do xuất khẩu trong cơ chế thị trường rất có thể phát sinh cạnh tranh vô tổ chức giữa một số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Do vậy việc quản lý theo quyết định 45 cần phải cân nhắc tính toán cho kỹ lưỡng nhằm đảm bảo phát huy cao nhất khẳ năng chủ động của các doanh nghiệp trong xuất khẩu đáp ứng yêu cầu cải tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, trong công tác điều hành xuất khẩu gạo, Chính phủ cần quan tâm đến các vấn đề như: Khắc phục biểu hiện ỷ lại vào Nhà nước hoặc phó thác cho các doanh nghiệp. Chính phủ cần tăng cường đàm phán song phương, đa phương để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, công tác thị trường xuất khẩu và nhập khẩu cần được gắn kết chặt chẽ với nhau. KẾT LUẬN Xuất khẩu gạo Việt Nam đã trở thành ngành chủ lực mũi nhọn đối với ngành Nông nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế của cả nước, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tiến nhanh hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ chỗ thiếu đói triền miên và phải nhập khẩu lương thực bình quân hàng năm trên nửa triệu tấn gạo, Việt Nam đã vươn lên trở thành cường quốc đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn lao trong những năm qua, tăng nhanh về số lượng, đảm bảo an ninh lương thực, bên cạnh đó còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đóng góp phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu gạo trong 16 năm qua vẫn bộc lộ một số những yếu kém như chưa có quy hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể về sản xuất lúa gạo xuất khẩu; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chế biến, bảo quản xuất khẩu còn yếu kém; chất lượng lúa gạo vẫn còn thấp so với yêu cầu của thị trường thế giới...do đó sức cạnh tranh của gạo Việt Nam vẫn còn thấp . Vì vậy, để hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam có hiệu quả hơn thì cần tập trung đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng và phẩm cấp, tổ chức tốt và khép kín các khâu thu mua, chế biến, marketing bán hàng, đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả cũng như ổn định thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng - Chủ biên , Giáo trình Kinh tế Quốc tế - NXB Lao động xã hội (2004) Nguyễn Sinh Cúc- Chủ Biên, Nông Nghiệp, Nông Thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới- NXB Thống kê (2003). Nguyễn Hữu Khải- Chủ biên, CNH- HĐH Nông Nghiệp Nông Thôn Việt Nam và Chương Trình đẩy mạnh xuất khẩu nông sản - NXB Thống Kê (2003). Lê Thị Vân Anh- Chủ Biên, Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế – NXBLĐ (2003). Nguyễn Trung Quế - Chủ biên, Nông Nghiệp Việt Nam trên con đường CNH - HĐH - NXB TPHCM (2003). Lê Doãn Diên - Chủ biên, Nâng cao chất lượng lúa gạo phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu - NXB Nông nghiệp (2003). Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập KTQT. Kỷ yếu Hội thảo KHQG Bộ Thương mại & Trường đại học Ngoại thương, HN, 2003. Niên Giám Thống Kê các năm. Tổng cục Thống kê Kinh tế –Xã hội Việt Nam hướng tới chất lượng tăng trưởng - hội nhập-phát triển bền vững - NXB Thống kê (2003) Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn – Tháng 12/2005, Tháng 1,2/2006. Thời báo Kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2004 - 2005; Số: 67, 72, 73, 74- Tháng 4/2005. Nghiên Cứu Kinh tế Số 284, 310 - Tháng 3/2004. Thông Tin Tài Chính Số 6 - Tháng 3/2004; Số 4, 5, 6-Tháng 2, 3/2005. Kinh tế và Dự báo Số 5/2004. Tạp Chí Thương mại Số 35/2004; Số 1+2/2005; Số 10,11/2005. Tạp Chí Thị Trường Giá Cả Số 3/2004; Xuân 2005. Thông Tấn Xã Việt Nam : Kinh tế Việt Nam và Thế giới – Số 1853, 1865/2005. Đề án chiến lược phát triển thị trường nông lâm thủy sản đến năm 2010 - Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp Trang WEB: vv….

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 127.doc
Tài liệu liên quan