Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu quế và hồi của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội (Naforimex)

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Mặt hàng quế, hồi và xuất khẩu mặt hàng quế, hồi 3 1.1.Mặt hàng quế, hồi và đặc điểm của mặt hàng quế, hồi 3 1.1.1.Mặt hàng quế và đặc điểm của mặt hàng quế 3 1.1.2. Mặt hàng hồi và đặc điểm mặt hàng hồi 5 1.2. Đặc điểm thị trường và khách hàng xuất khẩu quế, hồi của Việt Nam 7 1.3.Nội dung xuất khẩu quế, hồi 10 1.3.1.Phương thức xuất khẩu 10 1.3.2.Tạo nguồn xuất khẩu 11 1.3.3.Cơ cấu hàng xuất khẩu 12 1.3.4.Tổ chức ký kết hợp đồng 12 1.3.5. Hiệu quả xuất khẩu quế, hồi 16 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu sản phẩm quế và hồi Việt Nam 18 1.4.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp xuất khẩu quế, hồi 18 1.4.1.1. Điều kiện cơ sở vật chất 18 1.4.1.2. Tiềm lực tài chính 18 1.4.1.3. Yếu tố con người 19 1.4.1.4. Các yếu tố khác 20 1.4.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp xuất khẩu quế, hồi 20 1.4.2.1. Yếu tố kinh tế trong và ngoài nước 20 1.4.2.2. Hệ thống chính sách pháp luật 21 1.4.2.3. Các yếu tố văn hoá, xã hội 21 1.4.2.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng 22 1.4.2.5. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác 22 1.4.2.6. Điều kiện tự nhiên 22 Chương 2: Thực trạng xuất khẩu quế và hồi của công ty Naforimex 24 2.1. Khái quát về công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội (Naforimex) 24 2.1.1. Sự ra đời và phát triển 24 2.1.2.Nhiệm vụ, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty Naforimex 25 2.1.2.1.Nhiệm vụ chủ yếu 25 2.1.2.2.Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động 27 2.1.2.3.Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính 28 2.1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty 29 2.1.4.Đặc điểm kinh doanh 30 2.1.4.1. Đặc điểm ngành hàng kinh doanh 30 2.1.4.2. Đặc điểm vốn kinh doanh 31 2.1.4.3. Đặc điểm thị trường, phương thức kinh doanh 32 2.1.5.Kết quả kinh doanh của công ty 32 2.2.Xuất khẩu quế, hồi và đặc điểm kinh doanh xuất khẩu quế và hồi của Naforimex 33 2.2.1.Xuất khẩu quế, hồi của công ty 33 2.2.2.Đặc điểm kinh doanh xuất khẩu quế và hồi của công ty 34 2.3.Phân tích thực trạng xuất khẩu quế, hồi của công ty Naforimex 35 2.3.1.Kim ngạch xuất khẩu quế, hồi 35 2.3.2.Cơ cấu mặt hàng quế, hồi xuất khẩu 38 2.3.4.Phương thức xuất khẩu 41 2.3.5.Thị trường xuất khẩu 44 2.3.6.Hiệu quả xuất khẩu quế, hồi của công ty 46 2.4.Đánh giá thực trạng xuất khẩu quế, hồi của công ty Naforimex 48 2.4.1.Những điểm mạnh 48 2.4.1.1. Thị trường 48 2.4.1.2.Phương thức xuất khẩu 48 2.4.1.3.Thực hiện hợp đồng 49 2.4.2.Những điểm yếu 50 2.4.2.1.Vốn kinh doanh 50 2.4.2.2.Hoạt động marketing xuất khẩu 50 2.4.2.3.Kim ngạch xuất khẩu 50 2.4.2.4.Cơ cấu hàng xuất khẩu 51 2.4.2.5. Đội ngũ nhân viên lao động, cơ sở vật chất 51 Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu quế, hồi của công ty Naforimex 52 3.1.Định hướng kinh doanh và kinh doanh xuất khẩu của công ty Naforimex 52 3.2.Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu quế, hồi của Naforimex 54 3.2.1.Về thị trường 54 3.2.1.1.Tiếp tục duy trì thị trường hiện tại 54 3.2.1.2.Tăng cường xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và Châu Mỹ 54 3.1.2.3.Chủ động tìm kiếm bạn hàng 55 3.2.2.Về nguồn hàng 55 3.2.2.1.Ký hợp đồng mua hàng ổn định cho nông dân 56 3.2.2.2.Sử dụng các đầu mối thu mua 57 3.2.2.3.Có trạm thu mua ổn định 57 3.2.3.Về vốn 58 3.2.4.Về khả năng cạnh tranh 59 3.2.5.Về con người, cơ sở vật chất 62 3.2.6.Linh hoạt trong kinh doanh 63 KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

doc77 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu quế và hồi của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội (Naforimex), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng (%) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Quế ống 28000 39,4 35000 35,9 32000 35,9 48000 37,6 51200 35,9 Quế thanh 30000 42,2 40000 41,0 36000 40,4 52000 40,7 58100 40,8 Quế chi 10000 14,1 16000 16,4 16000 17,9 23000 18,0 26500 18,6 Quế bột 3000 4,3 6500 6,7 5100 5,8 4500 3,7 6555 4,7 Tổng 71000 100 97500 100 89100 100 127500 100 142355 100 (Nguồn: Công ty CP SX và XNK lâm sản Hà Nội) USD Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu quế theo mặt hàng N¨m Nhìn vào bảng 2.5 và biểu đồ 2.3 trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu quế theo mặt hàng của công ty có xu hướng tương đối ổn định. Trong năm năm trở lại đây, mặt hàng quế thanh luôn đứng đầu về kim ngạch và tỷ trọng. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu quế thanh luôn đạt trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu quế. Quế ống cũng luôn đạt trên 30% kim ngạch xuất khẩu quế. Quế bột luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất dưới 7%. Đây cũng là một đặc điểm mà công ty do quế thanh và quế ống có giá trị xuất khẩu cao nhất. Hai loại này cũng chiếm tỷ trọng cao nhất nên sẽ làm kim ngạch xuất khẩu quế của công ty ngày càng lớn. Giá quế bột không cao, chiếm tỷ trọng thấp về kim ngạch là điều hợp lý. Tỷ lệ quế thanh và quế ống xuất khẩu ổn định và chiếm tỷ trọng cao trong khối lượng cũng như kim ngạch có nguyên nhân chính là do thói quen mua bán của công ty. Công ty hầu như chỉ chào hàng những mặt hàng thông thường với những bạn hàng đã từng có mối quan hệ buôn bán trước đây, rất ít khi tìm được bạn hàng mới. Điều thuận lợi là khi công ty đã làm ăn quen với khách hàng nào thỡ lỳc họ có nhu cầu bao giờ cũng ưu tiên hỏi Naforimex trước xem có loại hàng họ cần không. Nhưng công ty cũng chưa cú cỏc hình thức giới thiệu, quảng cáo một cách có hệ thống và đầy đủ về các loại sản phẩm quế để khách hàng tìm đến và lựa chọn. Kế hoạch, chiến lược và định hướng xuất khẩu quế của công ty còn sơ sài và chưa cụ thể, linh hoạt nên công ty mới chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm và ký kết được hợp đồng nào thì thực hiện hợp đồng đú. Cỏc hợp đồng xuất khẩu thường được tiến hành theo từng thương vụ nhỏ lẻ. Mỗi hợp đồng chỉ xuất khẩu được vài trăm kg đến vài tấn nên giá trị xuất khẩu nhỏ. Riêng về mặt hàng hồi thì công ty chỉ xuất khẩu hồi khụ nguyờn cỏnh. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu nhỏ (xem bảng 2.4). Đây cũng là điều hợp lý vì khối lượng xuất khẩu hồi của cả nước ta chỉ đạt vài trăm tấn (xem bảng 1.2). Mặc dù sản lượng hồI mỗi năm của Việt Nam khoảng 6000 tấn nhưng hầu như chúng để phục vụ cho chế biến trong nước và nhu cầu tiêu dùng của dân cư. 2.3.4.Phương thức xuất khẩu Cũng như tất cả các mặt hàng xuất khẩu khác, công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội xuất khẩu quế, hồi theo hai phương thức chính, đó là xuất khẩu trực tiếp và nhân làm dịch vụ xuất khẩu uỷ thác. Nhận xuất khẩu xuất khẩu uỷ thác: Theo phương thức này công ty Naforimex là người đứng ra tiến hành các thủ tục xuất khẩu, làm trung gian thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu cho bên uỷ thác và hưởng lợi nhuận theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. Việc tìm kiếm đối tác nước ngoài, chuẩn bị và vận chuyển hàng hoá ra cảng xếp hàng, Naforimex đều không phải thực hiện. Công ty chỉ phải làm các chứng từ, mở L/C và các thủ tục thanh toán khác. Hiện nay, mỗi hợp đồng xuất khẩu uỷ thác công ty thu phí, sau khi trừ đi chi phí thỡ lói khoảng dưới 1% tổng trị giá lô hàng. Trước đây, khi hoạt động xuất khẩu bị hạn chế đối với nhiều doanh nghiệp trong nước thỡ cỏc công ty đó thường thuê công ty Naforimex thực hiện xuất khẩu uỷ thác. Nhưng kể từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa, khuyến khích các thành phần kinh tế đều tham gia xuất khẩu thì nhiều doanh nghiệp khỏc đó tự xuất khẩu mà không cần thuê Naforimex nữa. Tuy nhiên, vài năm gần đây, các doanh nghiệp trong nước lại thường nhờ công ty thực hiện xuất khẩu uỷ thác là vì muốn công ty ứng vốn cho họ, giúp họ mở rộng kinh doanh, và thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu. Khi ứng vốn cho các doanh nghiệp này, công ty cũng được hưởng lãi suất từ khoản tiền này. Xuất khẩu trực tiếp: Hình thức này đem lại hiệu quả cao hơn các hình thức khác nhưng công ty hiện nay thực hiện khá thụ động. Chủ yếu doanh nghiệp chỉ mua hàng xuất khẩu khi có đơn đặt hàng từ đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó công ty cũng chủ động tìm kiếm bạn hàng mới nhưng hiệu quả không cao. Trong bảng 2.6 dưới đây thể hiện kim ngạch xuất khẩu quế, hồi theo phương thức xuất khẩu trực tiếp và kim ngạch hàng xuất khẩu công ty nhận làm dịch vụ uỷ thác. Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu quế, hồi theo phương thức xuất khẩu Năm Xuất khẩu trực tiếp Làm dịch vụ xuất khẩu uỷ thác Tổng kim ngạch XK (USD) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (USD) Tỷ trọng (%) 2002 85.300 62,4 51.300 37,6 136.600 2003 98.150 67,5 47.350 32,5 145.500 2004 100.160 69,3 44.300 30,7 144.460 2005 105.000 66,7 52.400 33,3 157.400 2006 120.200 70,5 50.205 29,5 170.405 (Nguồn: Công ty CP SX và XNK lâm sản Hà Nội) USD Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu quế, hồi theo phương thức xuất khẩu N¨m Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy, công ty thực hiện xuất khẩu dưới hình thức xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn hình thức xuất khẩu uỷ thác. Tuỳ từng năm, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp gấp rưỡi đến gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu uỷ thác và ngày càng có xu hướng tăng. Điều này cũng là một tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp vì kinh doanh theo phương thức xuất khẩu trực tiếp thể hiện sự chủ động, linh hoạt. Cụ thể là năm 2002, xuất khẩu trực tiếp chiếm 62,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu quế, hồi nhưng đến năm 2006 đã tăng lên là 70,5%. Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp có tăng nhưng tăng không đáng kể trong năm năm trở lại đây. Hiện nay, để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, công ty bao giờ cũng ký hợp đồng xuất khẩu xong mới ký hợp đồng mua hàng trong nước phục vụ cho xuất khẩu. Công ty nhận hàng và giao hàng ngay mà không mua và dự trữ trong kho hai mặt hàng quế và hồi vì hiện tại công ty không có kho hàng. Công ty hầu như không thực hiện các hoạt động như thu gom, đóng gói và vận chuyển hàng hoá nội địa mà thuờ cỏc cơ sở và các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ này làm. Công ty chủ yếu thực hiện công đoạn tìm kiếm bạn hàng và thực hiện các thủ tục xuất khẩu. 2.3.5.Thị trường xuất khẩu Với cách thức xuất khẩu quế, hồi như đã đề cập ở trên, thị trường xuất khẩu quế, hồi của công ty không ổn định. Công ty cũng có một số thị trường truyền thống như Singapore, Anh, Đài Loan, Hàn Quốc. Tuy nhiên những mối quan hệ này chưa thiết lập được các đơn đặt hàng liên tục, thường xuyên hay định kỳ từ những khách hàng ở các thị trường này. Naforimex chủ yếu xuất khẩu quế, hồi sang thị trường khu vực Châu Á. Các nước này nhập khẩu hàng về để chế biến lại rồi tái xuất cho các nước có nhu cầu về hàng chất lượng cao hoặc làm nguyên liệu trong ngành công nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm. Thị trường Đài Loan nhập khẩu quế chi là chủ yếu. Đây là nguyờn liệu để sử dụng trong các bài thuốc bắc. Thị trường Singapore mua quế, hồi để sử dụng trong công nghiệp chế biến hoá mỹ phẩm.. Ấn Độ sử dụng để nghiền thành bột gia vị sử dụng trong nấu ăn. Tuy nhiên vì hàm lượng tinh dầu trong các sản phẩm này của nước ta cao nên giá bán đắt hơn một số nước. Do vậy, hiện nay Ấn Độ có xu hướng chuyển sang mua hàng của Indonexia với giá thấp hơn nhiều. Công ty cũng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Châu Mỹ nhưng số lượng và giá trị không đáng kể. Châu Âu, Châu Mỹ là thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng hàng cao đi kèm với nó là những điều khoản chặt chẽ trong hợp đồng. Do hoạt động marketing chưa được đầu tư đúng mức nên công ty mớI xuất khẩu sang được một số ít nước với khối lượng hàng nhỏ lẻ như Anh, Mỹ, Nga... Chính vì vậy, mỗi năm thị trường xuất khẩu quế, hồi có sự khác biệt rất lớn. Công ty hầu như chỉ kinh doanh với các thị trường ở Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Thị trường Châu Phi, Châu Úc chưa được công ty tìm hiểu để tiến hành xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu quế, hồi trong những năm gần đây của công ty cụ thể như sau: Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu quế, hồi theo thị trường xuất khẩu Thị trường Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2006 Năm 2006 Kim ngạch XK (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch XK (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch XK (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch XK (USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch XK (USD) Tỷ trọng (%) Châu Á 80.100 58,6 91.050 62,6 89.540 62,0 126.700 80,5 150.080 88,1 Châu Âu 30.400 22,2 31.150 21,4 32.310 22,4 23.000 14,6 15.560 9,1 Châu Mỹ 26.100 19,2 23.300 16,0 22.610 15,6 7.700 4,9 4.765 2,8 Tổng kim ngạch XK 136.600 100 145.500 100 144.460 100 157.400 100 170.405 100 (Nguồn: Công ty CP SX và XNK lâm sản Hà Nội) USD Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu quế, hồi của công ty sang các thị trường N¨m Cụ thể là năm 2002, tỷ trọng xuất khẩu chỉ đạt 58,6% nhưng sau năm năm, tức là năm 2006 đã tăng lên là 88,1%. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu sang Châu Âu, Châu Mỹ ngày càng giảm. Xuất khẩu sang Châu Á thường có giá thấp đi kèm với chất lượng hàng không cao nhưng khối lượng hàng bán được nhiều hơn. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khu vực khác, công ty cần nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu và tăng cường hoạt động marketing. Đối với thị trường trong nước, công ty thường mua quế, hồi từ các đơn vị sản xuất và chế biến quế, hồi ở các tỉnh phía Bắc là chủ yếu như Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh... Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng không thường xuyên, đều đặn và chặt chẽ. Chỉ khi có đơn đặt hàng từ nước ngoài thì công ty mới tìm mua hàng tại các cơ sở này. Cũng như khi họ nhờ công ty xuất khẩu hộ quế và hoa hồi thì công ty cũng chỉ đồng ý khi đã thương lượng được với khách nước ngoài. 2.3.6.Hiệu quả xuất khẩu quế, hồi của công ty Cạnh tranh trong xuất khẩu quế và hồi là rất gay gắt vì số lượng các công ty cả trong lẫn ngoài nước tham gia lĩnh vực kinh doanh này là rất lớn. Chính vì vậy, lợi nhuận thu được trong mỗi lần xuất khẩu hàng cũng không nhiều. Một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả là tỷ suất lợi nhuận trên chi phí. Nếu tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả thu được từ xuất khẩu càng lớn và ngược lại. Chỉ tiêu này được tính theo công thức là: k = Lợi nhuận/Chi phí. Cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được k đồng lợi nhuận. Có thể theo dõi hiệu quả xuất khẩu quế, hồi qua bảng sau: Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí xuất khẩu quế, hồi của Naforimex Năm 2002 2003 2004 2005 2006 k 0,03 0,045 0,05 0,07 0,075 (Nguồn: Công ty CP SX và XNK lâm sản Hà Nội) Qua bảng 2.8 ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trong xuất khẩu quế và hồi ngày càng tăng. Từ năm 2002, cứ bỏ ra 1.000.000 VND chi phí thì công ty thu về được 30.000 VND lợi nhuận thì đến năm 2006 đã tăng lên 75.000 VND lợi nhuận trên 1.000.000 chi phí. Điều này thể hiện hiệu quả xuất khẩu quế, hồi của công ty ngày càng tăng. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp, thể hiện sự cải tiến có hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Hiệu quả xuất khẩu còn được thể hiện ở hệ số doanh lợi doanh thu. Hệ số này cho biết trong một đồng doanh thu thu về có bao nhiêu đồng lợI nhuõn. Thụng thường hệ số này càng cao càng tốt. Công thức tính hệ số doanh lợi doanh thu như sau: Hệ số doanh lợi doanh thu = Lợi nhuận xuất khẩu/Doanh thu xuất khẩu Bảng 2.9: Hệ số doanh lợi doanh thu Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Hệ số doanh lợi doanh thu 0,029 0,043 0,048 0,065 0,07 (Nguồn: Công ty CP SX và XNK lâm sản Hà Nội) So sánh bảng 2.8 và 2.9 với bảng 1.3 ta thấy hiệu quả xuất khẩu quế, hồi của Naforimex cao hơn so với hiệu quả trung bình của các công ty xuất khẩu quế hồi Việt Nam. 2.4.Đánh giá thực trạng xuất khẩu quế, hồi của công ty Naforimex 2.4.1.Những điểm mạnh 2.4.1.1. Thị trường Công ty Naforimex xuất khẩu quế, hồi sang cả ba thị trường khu vực là Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Trong đó công ty có một số thị trường truyền thống là Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore…Sự tồn tại của những thị trường truyền thống đối với một công ty có ý nghĩa quan trọng. Nó thể hiện được sự uy tín kinh doanh của công ty đú trờn thị trường đồng thời giúp công ty giảm được chi phí trong việc tìm kiếm bạn hàng, chi phí giao dịch đàm phỏn… để tăng lợi nhuận. 2.4.1.2.Phương thức xuất khẩu Hiện nay, công ty chủ yếu xuất khẩu bằng phương thức trực tiếp. Đây là phương thức xuất khẩu có nhiều ưu điểm như cho phép người mua nắm được nhu cầu của thị trường về số lượng, giá cả, chất lượng. Đồng thời giúp ngườI bán không phải chia sẻ lợi nhuận và tăng cường uy tín của công ty trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, công ty còn nhận làm dịch vụ xuất khẩu uỷ thác để tăng doanh thu và lợi nhuận mà vẫn tận dụng được những thế mạnh của mình. 2.4.1.3.Thực hiện hợp đồng Quế, hồi của công ty luôn có chất lượng tốt, đảm bảo đúng yêu cầu của hợp đồng nên hàng của công ty chưa bao giờ bị trả lại. Công ty lại có quan hệ tốt với hải quan, giám định, bảo hiểm, vận tải… nên quy trình xuất khẩu luôn được thực hiện nhanh chóng với chi phí hợp lý. Trong vài năm gần đây, công ty cũng đã chủ động tìm kiếm bạn hàng và ký kết các hợp đồng xuất khẩu quế và hồi, thực hiện xuất khẩu trực tiếp. 2.4.1.4. Định hướng xuất khẩu Trong những năm gần đây, công ty đã xác định quế và hồi trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của công ty, cùng với các mặt hàng truyền thống như gỗ, tinh dầu các loại... Công ty đã có nhiều chính sách tích cực nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu quế, hồi. Chính vì vậy, kết quả xuất khẩu quế và hồi đó cú những chuyển biến tích cực. Kim ngạch xuất khẩu quế, hồi đã tăng liên tục trong 3 năm gần đây. Đặc biệt, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu quế, hồi chiếm tỷ trọng ngày một cao trong kim ngạch xuất khẩu của công ty. Giá trị của quế, hồi khá cao, do đó việc xuất khẩu của công ty đòi hỏi phải có nguồn vốn khá lớn. Công ty Naforimex có tiềm lực vốn tương đối mạnh, do đó công ty có khả năng cyng cấp vốn cho các doanh nghiệp trong nước để mua hàng xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp trong nước thường sẵn sàng nhờ công ty Naforimex làm uỷ thác xuất khẩu để được cấp một khoản tín dụng, mở rộng quy mô kinh doanh. . Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu quế, hồi trong 3 năm gần đây đó cú xu hướng tăng. Khi công ty chủ động trong kinh doanh hơn thì hiệu quả xuất khẩu quế, hồi của công ty ngày càng cao. Chính sách kinh doanh khá chặt chẽ, do đó, công ty Naforimex hầu như không gặp khó khăn gì đáng kể khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu cũng như thanh toán tiền hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, hiệu quả của các hợp đồng xuất khẩu quế và hồi của công ty không cao. Do công ty không có sản xuất mà chỉ tiến hành mua hàng rồi xuất khẩu cho những khách hàng có nhu cầu nên lợi nhuận từ mỗi hợp đồng là không nhiều. Sở dĩ là do, nếu giá xuất khẩu quá cao thì công ty không thể cạnh tranh được với rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khác, kể cỏc cỏc doanh nghiệp xuất khẩu ở ngay vựng cú nguyên liệu. 2.4.2.Những điểm yếu Mặc dù trong những năm gần đây, tình hình xuất khẩu quế, hồi của công ty đó cú những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khá nhiều tồn tại mà công ty chưa khắc phục được. 2.4.2.1.Vốn kinh doanh Naforimex là công ty kinh doanh có quy mô không lớn, lại kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng nên lượng vốn giành cho mua hàng xuất khẩu quế, hồi còn hạn chế. Với số vốn kinh doanh bình quân cuối kỳ năm 2006 là 48 tỷ VND, phần vốn giành cho phòng kinh doanh lâm đặc sản chỉ là 3 tỷ VND. 2.4.2.2.Hoạt động marketing xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu quế, hồi vẫn còn rất bị động. Công ty Naforimex hầu như chỉ chờ các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài liên hệ chứ chưa chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho mình. Mặc dù công ty đó cú trang web riêng để quảng cáo cho công ty nói chung và cho mặt hàng xuất khẩu quế, hồi nói riêng nhưng còn rất sơ sài, chỉ mang tính giới thiệu chung chung. Không hề có đưa các loại mặt hàng quế, hồi để giới thiệu trong website nên gây khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác nước ngoài. 2.4.2.3.Kim ngạch xuất khẩu Xuất khẩu quế, hồi của công ty chỉ dừng lại ở mức thực hiện những thương vụ đơn lẻ, khối lượng cũng như giá trị của từng hợp đồng không cao. Hoạt động kinh doanh của Naforimex với từng bạn hàng cũng không có tính lâu dài và quan hệ chặt chẽ. Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu của công ty không ổn định mà có sự thay đổi qua từng năm. 2.4.2.4.Cơ cấu hàng xuất khẩu Cơ cấu mặt hàng quế, hồi xuất khẩu của công ty cũng không phong phú, đa dạng. Với mặt hàng quế, chủ yếu là quế thanh, quế ống, cũn cỏc loại khác rất ít. Với hoa hồi thì chỉ là hồi loại I. Công ty cần tăng số chủng loại hàng xuất khẩu, nhất là các loại hàng đã qua sơ chế để tăng giá trị xuất khẩu, nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh. 2.4.2.5. Đội ngũ nhân viên lao động, cơ sở vật chất Mặt hàng quế, hồi lại có giá biến động thất thường. Điều này đòi hỏi người tham gia quá trình xuất nhập khẩu phải nắm bắt nhanh nhậy tình hình thị trường, phán đoán được xu hướng giá cả, xu hướng tiêu dùng cũng như sản xuất mặt hàng quế, hồi mới có thể nắm bắt được kịp thời các cơ hội, đem lại doanh thu và lợi nhuận. Ở công ty Naforimex, đội ngũ nhân viên xuất nhập khẩu giàu kinh nghiệm nhưng lại thiếu sự nhạy bén với sự biến động của thị trường. Ngoài ra , công ty không có hệ thống thông tin cập nhật liên tục về giá cả quế, hồi trên thị trường. Công ty có hệ thống cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, thiếu kho hàng và nơi sơ chế, bao gói hàng trước khi xuất khẩu nờn luụn phải đi thuê. Điều này dẫn đến chi phí xuất khẩu tăng. Công ty còn chưa có nguồn hàng cố định nờn tớnh chủ động trong các hợp đồng xuất khẩu chưa cao. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu quế, hồi của công ty Naforimex 3.1.Định hướng kinh doanh và kinh doanh xuất khẩu của công ty Naforimex Công ty Naforimex là công ty nhà nước mới chuyển đổi thành công ty cổ phần gần hai năm nay. Trước đây khi còn là một công ty nhà nước, Naforimex hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nhiều năm liền. Nhưng từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, Naforimex bước đầu đã làm ăn có lãi. Trong định hướng phát triển của mình, công ty vẫn tiếp tục duy trì kinh doanh tổng hợp xuất nhập khẩu và dịch vụ. Trong đó công ty lấy xuất nhập khẩu làm hoạt động trọng tâm, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ. Chính vì thế, qua các cuộc họp của toàn công ty, lãnh đạo công ty đã nhấn mạnh: “…Cần phải thu hút khách hàng, thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế, mặt hàng kinh doanh, cắt giảm chi phí kinh doanh của từng hợp đồng và của từng phòng nghiệp vụ…”. Bên cạnh đó, Naforimex cũng tích cực hơn nữa trong việc chào hàng, thu mua và sơ chế hàng để xuất khẩu mang lại lợi nhuận, nâng cao uy tín với khách hàng. Chính vì thế mà công ty và phòng kinh doanh đã cử trực tiếp cán bộ xuống cơ sở tìm hiểu khách hàng trong nước cũng như mặt hang kinh doanh. Tổ chức thu mua tận cơ sở, đầu tư trực tiếp xuống cơ sở sản xuất và sau đó thu mua lại sản phẩm để xuất đi nước ngoài. Trong định hướng phát triển, lãnh đạo công ty tiếp tục ưu tiên cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như quế, hồi, gỗ… Ngoài ra công ty còn chú trọng đến mặt hàng nhập khẩu và các mặt hàng kinh doanh nội địa, các hoạt động dịch vụ như cho thuờ… Với thị trường trong nước, công ty có chủ trương mở rộng hệ thống phân phối hàng của mình tại các siêu thị và trung tâm thương mại trên toàn quốc đối với các mặt hàng mà công ty đang nhận làm đại lý độc quyền. Tiếp tục cung ứng các vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước. Về xuất khẩu, công ty chủ trương tiếp tục phát triển các mặt hàng chủ yếu là quế, hồi, gỗ. Về nhập khẩu, công ty chủ trương phát huy thế mạnh của mình về kinh nghiệm và khả năng tài chính ổn định để thu hút các đơn hàng nhập khẩu, đặc biệt là các đơn hàng có giá trị lớn. Công ty hiện nay đang có định hướng kinh doanh một số mặt hàng nhập khẩu tự doanh cú kờnh phân phối riêng của mình. Bảng 3.10: Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2010, 2015, 2020 của Naforimex Chỉ tiêu 2010 2015 2020 Doanh thu (tỷ VND) 48 60 75 Kim ngạch XNK (nghìn USD) 600 1.000 1.300 Lợi nhuận trước thuế (tỷ VND) 1 1,4 2 Thu nhập bình quân (triệu VND) 4 6 9 (Nguồn: Công ty CP SX và XNK lâm sản Hà Nội) Về dài hạn, công ty đặt ra kế hoạch nhằm sớm đưa có kho chứa hàng và nơi chế biến trước khi xuất khẩu. Còn trước mắt, mục tiêu của công ty là nâng cao kim ngạch xuất khẩu quế, hồi. Để thực hiện được mục tiêu trước mắt, công ty cần chủ động tìm kiếm bạn hàng của mình, tạo cơ hội và ký kết các hợp đồng xuất khẩu quế, hồi nhiều hơn nữa và tăng dần về khối lượng xuất khẩu trong từng hợp đồng. Công ty cũng cần tạo nguồn hàng quế, hồi ổn định, có chất lượng tốt để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Công ty Naforimex cần cắt giảm dần chi phí nhằm giảm giá thành xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận thu được trong quá trình xuất khẩu. Đồng thời tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nâng cao trình độ nhân viên xuất khẩu. Các biện pháp để thực hiện các mục tiêu trên sẽ được cụ thể hoá dưới đây: 3.2.Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu quế, hồi của Naforimex 3.2.1.Về thị trường 3.2.1.1.Tiếp tục duy trì thị trường hiện tại Thị trường hiện nay của công ty đang tập trung chủ yếu ở Châu Á. Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu một lượng nhỏ sang Châu Âu và Châu Mỹ. Trên khu vực Châu Á, các nước nhập khẩu chính là Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc. Để duy trì được những thị trường truyền thống này, công ty cần thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng nhằm giữ uy tín trong kinh doanh. Hàng xuất khẩu đi các nước phải đáp ứng đúng yêu cầu của nhà nhập khẩu về chất lượng, thời gian giao hàng với giá cả hợp lý. Muốn vậy, công ty phải chú trọng đến chất lượng hàng mua vào, phân loại và bao gói đúng quy định. Để chất lượng hàng được đảm bảo đến tận tay người mua thì bảo quản cũng là khâu quan trọng. Thông thường, những hợp đồng xuất khẩu quế, hồi của công ty có khối lượng nhỏ nên điều kiện giao hàng CIF là chủ yếu. Như vậy, nghĩa vụ thuê tàu (tàu chợ) thuộc về người bán. Công ty phải có trách nhiệm thông báo cho chủ tàu biết điều kiện bảo quản hàng của mình để chất lượng hàng không bị giảm sút trong quá trình vận chuyển. 3.2.1.2.Tăng cường xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và Châu Mỹ Đây là những thị trường giàu tiềm năng do công nghiệp chế biến rất phát triển. Nhu cầu về hoá mỹ phẩm, dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng tăng. Đặc biệt là Mỹ - thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới thì đây là thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Naforimex nói riêng. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, công ty cần tăng cường hoạt động marketing như trưng bày sản phẩm, tham gia hội chợ trong và ngoài nước. 3.1.2.3.Chủ động tìm kiếm bạn hàng Tình hình xuất khẩu quế, hồi của công ty trong thời gian qua không ổn định, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng giảm thất thường. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty chưa năng động trong hoạt động tìm kiếm bạn hàng mới ở thị trường trong nước lẫn ngoài nước. Hiện tại công ty mới chỉ dùng lại ở mức độ chờ các đơn đặt hàng từ nước ngoài rồi mới đi tìm nguồn hàng trong nước. Còn chủ động tìm kiếm nhà nhập khẩu còn hạn chế và hiệu quả không cao. Do đó, Naforimex kinh doanh một cách bị động, chi phí tìm kiếm khách hàng lớn. Để có thể năng động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, công ty trước hết phải tiến hành tổ chức nghiên cứu, cả thị trường cung và cầu quế, hồi. Dựa vào các kết quả từ hoạt động nghiên cứu thị trường đem lại, công ty có thể xác định được đâu là thị trường tiềm năng, thị trường hiện tại đối với mặt hàng quế, hồi. Công cụ Internet hiện nay là nguồn dữ liệu khổng lồ và quý giá để tìm kiếm bạn hàng trong kinh doanh. Từ các trang web của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng quế, hồi, công ty có thể tìm được cho mình những bạn hàng có nhu cầu về mặt hàng này. Bằng các cách tiếp cận phù hợp như gửi đơn chào hàng, gửi bảng bỏo giỏ...cụng ty có thể đặt vấn đề kinh doanh, trao đổi, đàm phán, thương lượng và có thể thu được các mối quan hệ tốt đẹp hơn. Có thể không ký được hợp đồng ngay trong lần tiếp cận đầu tiên nhưng đây là cơ sở cho việc tạo quan hệ sau này. 3.2.2.Về nguồn hàng Từ trước đến nay công ty chưa thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài và ổn định với các bạn hàng trong nước đối với hoạt động tạo nguồn hàng quế, hồi xuất khẩu. Vì thế công ty hay gặp khó khăn trong việc mua hàng phục vụ xuất khẩu. Việc thương lượng về giá cả cho đầu vào phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình . Quế và hồi được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống lẫn trong công nghiệp, do đó nhu cầu về quế, hồi của các doanh nghiệp nước ngoài cũng là nhu cầu thường xuyờn. Chớnh vì vậy, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu quế, hồi của công ty được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn, chất lượng quế, hồi ổn định, đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của khách hàng nhập khẩu, công ty cần có kế hoạch duy trì nguồn hàng trong nước, ký kết làm ăn lâu dài với những người cung cấp quế, hồi. Việc tạo lập quan hệ tốt đẹp, bền vững với nhà cung cấp, không chỉ giúp nguồn hàng của Naforimex được đảm bảo, mà chi phí tìm kiếm và tạo nguồn hàng cũng giảm một cách đáng kể. Hơn nữa, các cơ hội kinh doanh với bạn hàng nước ngoài không bị bỏ lỡ do công ty lúc nào cũng có sẵn các chủng loại hàng phục vụ ngay cho xuất khẩu. Để có nguồn hàng ổn định, công ty có thể thực hiện các biện pháp sau: 3.2.2.1.Ký hợp đồng mua hàng ổn định cho nông dân Việc đầu t Việc đầu tư cho trồng quế rừng thấp không dài, khoảng từ 3-5 năm là có thể thu hoạch vỏ lần đầu tiên, sau mỗi 3 năm lại tái thu hoạch; còn trồng quế rừng cao thì dài hơn, khoảng từ 15-20 mới cho thu hoạch lần một, sau 10 năm mới thu hoạch được lần hai. Cây quế là cây lâu năm, cho khai thác từ 70-80 năm. Hồi cũng tương tự, là cây lâu năm, sau khi trồng 5-7 năm có thể cho thu hoạch. Nhưng hiện nay tình trạng các yếu tố sản xuất đầu vào như phân bón tăng giá, giá quế và hồi sau khi thu hoạch lại thất thường, cú lỳc xuống quá thấp khiến một số hộ trồng quế đã chặt bỏ cây quế để trồng các loại cõy khác. Muốn người nông dân tiếp tục duy trì cây quế và hồi, đồng thời tạo ra nguồn cung cấp hàng ổn định, công ty có thể ký hợp đồng mua hàng ổn định lâu dài cho người trồng trọt. Đây là cơ sở để người nông dân yên tâm trồng và sẵn sàng vay vốn để đầu tư lâu dài. Trong hợp đồng mua, công ty cần quy định chặt chẽ về chất lượng hàng để không gây thiệt hại cho công ty khi mua về những sản phẩm chất lượng thấp. 3.2.2.2.Sử dụng các đầu mối thu mua Ngay bây giờ công ty có thể đạt hàng trực tiếp từ các người trung gian chuyên đi thu mua quế, hồi để bán cho các công ty xuất khẩu. Cách này sẽ có giá mua cao hơn nhưng lại được đảm bảo về chất lượng, số lượng hàng phục vụ xuất khẩu. Công ty không chủ động được nguồn hàng nếu không có quan hệ lâu dài với các trung gian thu mua. Sử dụng các đầu mối thu mua công ty sẽ bị ép giá khi khan hiếm hàng. Đây cũng là điều hợp lý trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Khi ký hợp đồng cụ thể với người cung ứng thì họ sẽ phải đảm bảo về số lượng, chất lượng hàng cho công ty. Đồng thời khi hàng khan hiếm đẩy giá mua lên cao trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty có thể chia đôi rủi ro này với nhà cung cấp chứ không phải gánh chịu một mình. Đặc biệt, nếu có mối quan hệ tốt với người cung ứng, công ty có thể lấy hàng trước và trả tiền chậm. Trong trường hợp này coi như công ty Naforimex được cấp tín dụng bởi nhà cung ứng. 3.2.2.3.Có trạm thu mua ổn định Công ty có thể trực tiếp tổ chức những đơn vị, những trạm để thu mua định kỳ tại cỏc vựng trồng quế và hồi ở các tỉnh phía Bắc. Căn cứ vào đặc điểm của rừng quế cao, cứ sáu tháng cho thu hoạch một lần vào vụ xuân từ tháng 2-3 và vụ thu từ tháng 7-8. Đối với rừng quế thấp thì khoảng 3 năm cho thu hoạch một lần. Hồi được thu hái quả hai lần trong năm từ tháng 7-9 và từ tháng 11-12. Sau đó quế và hồi tươi được sấy và phơi khô tại chớnh cỏc hộ gia đình. Như vậy, với mặt hàng xuất khẩu là quế và hồi khụ luụn được trữ sẵn tại các gia đình này, công ty nên cử trực tiếp nhân viên am hiểu về sản phẩm xuống tận nơi để mua hàng định kỳ. Cách làm này tuy hơi mất thời gian nhưng công ty lại mua được hàng với giá rẻ hơn vì mua tận nơi sản xuất. 3.2.3.Về vốn Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn là điều kiện tiền đề đầu tiên không thể thiếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển được. Doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, muốn đáp ứng nhu cầu của thị trường thì không thể thiếu vốn kinh doanh được. Do đó doanh nghiệp phải có biện pháp để huy động thêm vốn kinh doanh và có kết hoạch sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Để khắc phục tình trạng thiếu vốn, công ty phải: - Xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cho hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tới. Đặc biệt, xác định chính xác nhu cầu vốn cho công tác thu mua hàng hoá trong nước phục vụ xuất khẩu trong đó có quế và hồi. Trên cơ sở nhu cầu vốn cần thiết theo kế hoạch đã lập, công ty cần xây dựng kế hoạch huy động vốn bao gồm số vốn hiện có và số vốn cần bổ sung, lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp. Đặc điểm nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là từ: nợ phải trả, nguồn tự bổ sung, giá trị cổ phần của công ty. Là công ty có lịch sử kinh doanh lâu đời và có uy tín, lại nhập khẩu những mặt hàng có giá vốn lớn như ụtụ, mỏy ủi… nên được khách hàng ứng tiền trước, tạo ra một khoản vốn trong chừng mực nào đó. Công ty phải theo dõi chặt chẽ phần vốn này theo từng khoản mục, từng vụ việc để tránh tình trạng thất thoát vốn và đảm bảo trả nợ, tạo lòng tin với khách hàng và là cơ sở cho quan hệ làm ăn lâu dài. - Lập kế hoạch phân phối và sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất, cân nhắc xem nên đầu tư vào những mặt hàng nào có thể thu hồi vốn và có lãi. Khi phát sinh thêm nhu cầu vốn kinh doanh, công ty chủ động đáp ứng kịp thời nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục không gián đoạn; ngược lại, nếu thừa vốn, công ty cần có biện pháp xử lý linh hoạt như mở rộng kinh doanh, liên doanh liên kết, cho vay… để đồng vốn luôn vận động và sinh lời. 3.2.4.Về khả năng cạnh tranh Mặt hàng quế và hồi là mặt hàng xuất khẩu không cần giấy phép và được Nhà nước khuyến khích nên có rất nhiều công ty xuất nhập khẩu thực hiện kinh doanh mặt hàng này. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay không chỉ giữa các doanh nghiệp trong một nước mà cả với doanh nghiệp nước ngoài, công ty cần có sự linh hoạt trong kinh doanh để cạnh tranh và xuất khẩu được. Nâng cao khả năng cạnh tranh thể hiện ở: - Cơ cấu mặt hàng: Quế có nhiều loại được chia theo hình thức bề ngoài của sản phẩm. Đó là quế ống, quế thanh, quế chi (quế cành), quế bột, quế vuông, quế vụn...Những loại này đều là quế sấy khô đã được cắt ra theo từng hình dạng khác nhau phù hợp với mục đích mua hàng của nhà nhập khẩu. Quế chi được dùng làm thuốc; quế bột được sử dụng làm gia vị; quế ống, quế thanh được dùng để chế biến thành tinh dầu hay sử dụng trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm... Giá của từng mặt hàng này cũng khác nhau nhưng để tận dụng được mọi cơ hội trong kinh doanh, đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng, công ty cần có đủ các loại mặt hàng quế phục vụ xuất khẩu. Còn hiện nay, đối với hoa hồi công ty chỉ xuất khẩu nguyên hoa hồi sấy khô loại có chất lượng cao nên công ty cũng cần chủ động về nguồn hàng này để sẵn sàng xuất khẩu đi khi có khách hàng yêu cầu. - Chất lượng sản phẩm: để đảm bảo khả năng cạnh tranh tốt thì doanh nghiệp cần quan tâm cả tới chất lượng sản phẩm để tạo uy tín với khách hàng, giữ được quan hệ tốt đẹp lâu dài với họ. Chất lượng này được đảm bảo từ nguồn hàng mà công ty mua về, việc bao gói, sơ chế, bảo quản trong quá trình vận chuyển tới khách hàng. Chất lượng đầu vào có thể được đảm bảo bởi công ty thu mua hàng từ những nhà cung ứng uy tín và đã ký hợp đồng cung cấp đảm bảo hàng có chất lượng. Chỉ có phần sơ chế, đóng gói phải đảm bảo đúng theo yêu cầu của khách hàng. Sau khi đã đóng gói thì phần bảo quản hàng để chất lượng không bị thay đổi trước khi đến được với nhà nhập khẩu cũng rất quan trọng. Quế, hồi sấy khô là những mặt hàng dễ ẩm mốc, cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, không để ánh nắng mặt trời chiếu vào. - Sơ chế sản phẩm: Ít khi khách hàng nhập khẩu nguyên quế, hồi sấy khô mà không cắt thành kích thước phù hợp như quế vuông (loại quế được cắt bằng máy chuyên dùng), quế ống (loại quế chỉ có một vòng cuộn lại duy nhất) nên khi công ty mua về phải sơ chế chúng cho phù hợp với nhu cầu của khách và bao gói lại. - Giảm chi phí: Việc cắt giảm chi phí giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho công ty. Các chi phí có thể cắt giảm hoặc tiết kiệm được bao gồm: + Chi phí tìm kiếm bạn hàng và giao dịch kinh doanh: Đây là các khoản chi phớ khú xác định một cách rõ ràng và đầy đủ nhưng đây cũng là một chi phí đáng kể trong quá trình xuất khẩu. Tuy nhiên với khách hàng thường xuyên, khách hàng truyền thống thì chi phí này được giảm đáng kể nhờ căn cứ vào các hợp đồng đã ký trước đây, chỉ cần thay đổi một vài điều khoản cho phù hợp. Thậm chí chỉ cần thông qua đơn chào hàng của khách và đơn chấp nhận chào hàng của công ty với nội dung đơn giản ngắn gọn thì hợp đồng đã được xác lập. Còn với những khách hàng mới thì cần đàm phán, thương lượng mất nhiều thời gian, công sức dẫn đến tăng chi phí. Do đó cần tìm kiếm và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với các bạn hàng truyền thống lâu năm của công ty. + Chi phí tạo nguồn và mua hàng: Cỏc khõu trung gian trong quá trình mua hàng làm gia tăng chi phí. Để giảm được chi phí này, công ty cần mua hàng từ những nguồn càng gần với người trực tiếp trồng và chế biến quế, hồi. Cấp tín dụng cho người trồng có thể là một cách làm hay trong dài hạn. Còn trước mắt, việc ký hợp đồng cung cấp hàng để công ty xuất khẩu với nhà cung ứng và giữ được quan hệ tốt, tin cậy lẫn nhau có thể giúp Naforimex chậm thanh toán tiền hàng. Đây là cách công ty được nhà cung ứng cấp cho một khoản tín dụng. + Chi phí sơ chế và chế biến: Hiện nay, công ty chưa có cơ sở chế biến để thực hiện những công đoạn này mà đang đi thuê ở bên ngoài. Điều này làm gia tăng chi phí của sản phẩm. Trong tương lai, khi hoạt động kinh doanh của công ty được mở rộng, công ty nờn cú một xưởng chế biến để tự tiến hành các công đoạn chế biến, đóng gói, kẻ ký mã hiệu để đảm bảo chất lượng, giải quyết thêm công ăn việc làm cho người lao động. + Chi phí vận chuyển nội địa: Do phương tiện vận tải của công ty còn hạn chế nên công ty thường hay thuờ cỏc dịch vụ vận chuyển chở hàng tới cảng xuất khẩu. Nếu có điều kiện, công ty nên chủ động tự thực hiện công đoạn này để giảm chi phí xuất khẩu, hạ giá thành, tăng hiệu quả xuất khẩu. + Chi phí thanh toán quốc tế: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ sử dụng hình thức thanh toán bằng L/C thường được công ty sử dụng đối với những khách hàng mới. Phương thức này có độ rủi ro thấp hơn nhưng phí trả cho ngân hàng lại là cao nhất. Nhưng điều này là hợp lý đối với doanh nghiệp để tránh rủi ro trong thanh toán. Còn với khách hàng uy tín và truyền thống, công ty lại thường sử dụng bằng hình thức điện chuyển tiền. Đây là hình thức thanh toán nhanh chóng nhưng độ rủi ro hơi cao cho nhà xuất khẩu. Nhưng vì là khách hàng truyền thống nên công ty rất tin cậy họ khi sử dụng hình thức này. - Giá bán sản phẩm: Mặc dù, chất lượng hàng được đảm bảo nhưng giá bán không được cao quá mà phải tương đương hoặc không hơn nhiều so với các công ty cùng kinh doanh mặt hàng này. Hoặc nếu giá cao hơn thì công ty phải có những điều khoản khác có lợi để hấp dẫn khách hàng như điều kiện thanh toán, điều kiện giao hàng...Nhưng công ty cũng phải tính toán để cân đối hợp lý với chi phí, từ đó có một khoản lợi nhuận thích hợp. 3.2.5.Về con người, cơ sở vật chất Việt Nam không phải là nước xuất khẩu nhiều hai mặt hàng này. Đối với hồi thì Trung Quốc là nước dẫn đầu cung cấp 90% nhu cầu thế giới, sau đó là Việt Nam. Chính vì vậy giá xuất khẩu phụ thuộc vào tình hình cung cầu trên thế giới. Giá của mặt hàng quế, hồi luôn biến động thất thường đòi hỏi người kinh doanh phải hết sức nhạy bén với từng biến động, dù là nhỏ của thị trường. Không chỉ có thị trường nước ngoài - nơi nhập khẩu những mặt hàng của công ty mà cả thị trường trong nước - nơi cung cấp nguồn hàng phục vụ cho xuất khẩu cũng cần được nắm rõ để giảm rủi ro và bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh. Trình độ nhân viên xuất nhập khẩu của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội đều tốt nghiệp từ Đại học Ngoại thương, Đại học Ngoại ngữ nên về cơ bản họ được cung cấp một nền tảng ban đầu vững chắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Nhiều người là nhân viên lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động này. Tuy nhiên, phần lớn họ là những người lớn tuổi nên cũng có nhiều khó khăn hạn chế trong các hoạt động như nghiên cứu thị trường. Trình độ ngoại ngữ, vi tính cũng là một rào cản với một số nhân viên trong công ty. Vì mặc dù ngoại ngữ và vi tính đã là những tiêu chí cơ bản khi công ty tuyển dụng lao động nhưng để sử dụng thành thạo trong giao dịch, kinh doanh thì cần phải có sự đào tạo thêm của công ty giành cho cán bộ nhân viên của mình. Để nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên, công ty Naforimex cần tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cũng như tổ chức cỏc khoỏ học ngoại ngữ và vi tính bắt buộc, định kỳ cho các nhân viên xuất nhập khẩu. Công ty có thể trực tiếp mời các giáo viên là người của Bộ Thương mại hay Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) về dạy hoặc cử người đi học các lớp đào tạo thường xuyên được mở ngắn ngày ở các trung tâm uy tín. Đồng thời công ty cần giáo dục để nhân viên nâng cao trách nhiệm và ý thức lao động, có chế độ thưởng phạt xứng đáng với công sức hay hậu quả mà họ tạo ra. Công ty cần thay đổi môi trường làm việc hoà đồng nhưng cũng phải có sự phấn đấu để mỗi nhân viên tự vươn lên, thi đua lẫn nhau trong công việc. Việc phấn đấu của họ chỉ phát huy hiệu quả thực sự và được tạo động lực khi công ty có những đãi ngộ hợp lý về cả vật chất lẫn tinh thần cho người lao động. Cùng với việc nâng cao trình độ cho nhân viên xuất nhập khẩu, công ty cần thay đổi và hoàn thiện lại cơ sở vật chất để phục vụ tốt hơn nữa cho công việc của người lao động. Hiện nay công ty có phòng kinh doanh lâm sản riêng để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu quế, hồi của công ty. Tuy nhiên công ty lại chưa bố trí máy vi tính riờng cú trang bị hệ thống mạng Internet cho các phòng kinh doanh chuyên biệt để họ chủ động trong việc tìm kiếm bạn hàng, nguồn hàng. Điều này gây bất tiện và khó khăn không ít cho hoạt động của nhân viên xuất nhập khẩu. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty nói chung và xuất khẩu quế, hồi nói riêng. Để giải quyết tình trạng trên và tạo điều kiện tốt hơn trong lao động, công ty cần trang bị thêm các thiết bị văn phòng. 3.2.6.Linh hoạt trong kinh doanh Hiện nay, xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu quế, hoa hồi. Bên cạnh đó công ty Naforimex còn nhận các hợp đồng xuất khẩu uỷ thác cho các công ty khác. Khi thực hiện xuất khẩu uỷ thác công ty chỉ nhận được phí uỷ thác, và khoản tiền này thường không cao. Nhưng trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay thì phải biết kết hợp nhiều phương thức kinh doanh mới có nhiều việc làm cho cán bộ nhân viên, tạo ra nhiều doanh thu cho công ty. Xuất khẩu trực tiếp làm tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh và đem lại lợi nhuận cao hơn cho công ty. Phương thức xuất khẩu này làm tăng phát huy được tối đa các ưu thế của bản thân công ty cũng như tận dụng những lợi ích mà mặt hàng quế, hồi đem lại để gia tăng lợi nhuận. Để có thể tăng cường hơn nữa trong việc xuất khẩu quế, hồi theo phương thức xuất khẩu trực tiếp, trước hết công ty phải có được bạn hàng của riêng mình, có được nguồn hàng ổn định và chắc chắn. Công ty hiện nay cũng đó cú một số bạn hàng truyền thống cho riêng từng loại hàng xuất khẩu. Những khách hàng truyền thống này có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Việc giữ mối quan hệ tốt đẹp với những đối tác này rất quan trọng. Đó là bởi vì trong hoạt động kinh doanh hiện nay, tìm kiếm được một khách hàng mới là vô cùng khó khăn và tốn kém. Hơn nữa với khách hàng quen thuộc, việc giao dịch và đàm phán đơn giản với tiến độ nhanh hơn và chi phí ít tốn kém hơn. Chẳng hạn, với một khách hàng mới, khi họ muốn mua một loại hàng nào đó của công ty sẽ phải gửi thư chào hàng cố định mua hàng. Công ty Naforimex khi nhận được thư đó sẽ căn cứ vào nội dung của thư cùng tình hình thị trường,cung-cầu trên thế giới và các điều kiện khác để trả lời. Hai bên sẽ phải thương lượng nhiều lần bằng thư, fax, thư điện tử... mất nhiều thời gian mới đi được đến thoả thuận. Nhưng ngược lại, với khách quen muốn mua hàng, họ chỉ viết thư chào mua hàng với nội dung cần mua hàng như lần trước, còn khối lượng và giá có thể thay đổi. Việc đàm phán trở nên đơn giản hơn nhiều. Hai bên dựa vào uy tín của nhau để làm việc nên rất dễ dàng. Thanh toán với khách hàng quen thường sử dụng phương thức chuyển tiền, vừa đơn giản vừa tiết kiệm chi phí so với sử dụng phương thức tín dụng chứng từ mà công ty thường chọn khi làm ăn với những khách hàng mới. Hơn thế nữa, việc giữ được mối quan hệ làm ăn lâu dài, tốt đẹp với những khách hàng này cũng là một hình thức để công ty Naforimex giữ và củng cố uy tín của mình trong hoạt động kinh doanh trên thị trường thế giới. Thực tế khi có uy tín với công ty này, họ có thể giới thiệu cho những công ty khác để đặt quan hệ làm ăn với chúng ta. Do vậy mối quan hệ lâu dài và truyền thống với một nhóm khách hàng sẽ giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu ở công ty ổn định hơn. Để có được các khách hàng truyền thống, trước hết công ty phải tìm kiến các khách hàng tương đối lớn, có nhu cầu thực sự hoặc đang và sẽ kinh doanh lâu dài mặt hàng quế và hoa hồi. Khi thực hiện hợp đồng với các khách hàng như vậy, công ty trước hết phải giữ được chữ tín trong kinh doanh. Công ty cũng cần phải tạo những điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ khách hàng của mình khi thực hiện hợp đồng. Để giữ được mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với bạn hàng, công ty trước hết phải luôn thực hiện tốt các thoả thuận trong hợp đồng. Hàng giao cho khách phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, khối lượng và thời hạn giao hàng phải đúng. Công ty cũng cần có các biện pháp bảo quản thích hợp để hàng hoá không bị giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, công ty cũng cần có những ưu đãi đối với khách hàng quen thuộc như giảm giá, hoặc chấp nhận thanh toán chậm. Công ty cũng cần có các hành động, thái độ thể hiện sự quan tâm và thiện chí duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng này như thăm hỏi, chúc mừng nhõn cỏc dịp lễ tết hay trong ngày vui của khách hàng, sau khi kết thúc một hợp đồng với họ cần hỏi thăm về chất lượng của hàng đã xuất khẩu cho họ xem họ có phàn nàn gỡ khụng. Ngoài những khách hàng cũ, công ty cũng cần chủ động tìm kiếm những khách hàng mới có nhu cầu mua quế và hồi trờn cỏc trang mạng Internet. Khi thấy những công ty rao hàng cần mua thì Naforimex cần chủ động liên lạc với họ, gửi bảng báo giá về các loại mặt hàng để họ tham khảo. KẾT LUẬN Luận văn trên nội dung gồm ba chương: Chương 1: Mặt hàng quế, hồi và xuất khẩu mặt hàng quế, hồi Chương 2: Thực trạng xuất khẩu quế và hồi của công ty Naforimex Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu quế, hồi của công ty Naforimex Trong đó, chương 1 đó nờu được đặc điểm của quế, hồi về hình dáng cây, điều kiện sinh trưởng, phát triển, cách thu hoạch và chế biến… Bên cạnh đú cũn nêu lên đặc điểm mặt hàng quế, hồI xuất khẩu là hàng gia vị khô, giá bán chịu ảnh hưởng bởi tình hình cung cầu trên thế giới, điều kiện thời tiết. Việt Nam xuất khẩu quế, hồi đi nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Anh.... Các nước này nhập về chủ yếu sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm. Phương thức xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu quế, hồi Việt Nam là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác. Cơ cấu hàng xuất khẩu còn nghèo nàn, mới qua sơ chế nên chất lượng và giá bán không cao. Chương 2 đưa ra những hiểu biết khái quát về sự ra đời và phát triển, đặc điểm kinh doanh, kết quả kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội (Naforimex). Đặc điểm kinh doanh xuất khẩu quế, hồI của Naforimex cho thấy thực trạng về thị trường, phương thức xuất khẩu của Naforimex. Từ đó đưa ra những phân tích thực trạng xuất khẩu quế, hồI của công ty về kim ngạch theo phương thức xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, cơ cấu hàng xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu quế, hồi trong năm năm gần đây. Qua việc phân tích trên thấy được điểm mạnh, điểm yếu trong thực trạng xuất khẩu quế, hồi của công ty. Chương 3 nêu lên định hướng kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất khẩu nói riêng của công ty trong tương lai. Để thực hiện được định hướng này, tụi đó đề xuất một số giải pháp về thị trường, về nguồn hàng, về vốn, về con người, khả năng cạnh tranh và sự linh hoạt trong kinh doanh của Naforimex. Với nhóm giải pháp về thị trường, đưa ra những biện pháp để duy trì thị trường hiện tại, mở rộng thị trường mới trong tương lai và cách chủ động tìm bạn hàng mới. Giải pháp về nguồn hàng để tạo ra một nguồn hàng ổn định phục vụ cho xuất khẩu. Công ty có thể ký hợp đồng mua dài hạn với nông dân, mua từ các đầu mốI trung gian gom hàng hoặc thu mua trực tiếp định kỳ tại nơi sản xuất. Con người đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động nờn nhúm giải pháp về con ngườI cũng được đưa ra. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu cần tự nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình đồng thời có sự quan tâm đào tạo của chính công ty. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó giải pháp về nâng cao khả năng cạnh tranh được nêu lên bằng cách tăng chất lượng, hạ giá thành, giảm chi phí xuất khẩu…Giải pháp về vốn đưa ra nhằm khắc phục tình trạng thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất khẩu quế, hồi nói riêng. Tuy nhiên, luận văn không tránh khỏi những hạn chế do không đầy đủ về số liệu, khả năng phân tích của bản thân còn hạn chế. Luận văn mới phân tích được sơ lược về thực trạng xuất khẩu quế, hồI của công ty Naforimex. Những giải pháp đưa ra còn thiếu tính cụ thể. Rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để luận văn này hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sỏch, bỏo, tạp chí Phòng đăng ký kinh doanh - Sở thương mại Hà Nội – năm 2005 - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Báo cáo thường niên năm 2002 – 2005 của công ty Naforimex Báo cáo tài chính của phòng Kế toán tài chính năm 2006 của công ty Naforimex Điều lệ hoạt động của công ty Naforimex GS.TS Võ Thanh Thu – Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Lao động & Xã hội, 2002. II. Website Website của công ty: www.naforimexhanoi.com Website của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam: www.vietfores.org www.vietnamnet.vn www.mot.gov.vn www.bachkhoatoanthu.gov.net MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ 1. BẢNG Bảng 1.1: Biểu thuế một số gia vị nhập khẩu của Nhật Bản 9 Bảng 1.2: Số liệu thống kê khối lượng quế, hồi xuất khẩu của Việt Nam 15 Bảng 1.3: Hiệu quả xuất khẩu quế, hồi Việt Nam 17 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của công ty Naforimex 33 Bảng 2.4: Số liệu xuất khẩu quế và hồi của công ty Naforimex 36 Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu quế theo mặt hàng 39 Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu quế, hồi theo phương thức xuất khẩu 42 Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu quế, hồi theo thị trường xuất khẩu 45 Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí xuất khẩu quế, hồi của Naforimex 47 Bảng 2.9: Hệ số doanh lợi doanh thu 48 Bảng 3.10: Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2010, 2015, 2020 của Naforimex 53 2. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Khối lượng xuất khẩu quế, hồi của Việt Nam 16 Biểu đồ 2.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu quế, hồi của Naforimex 36 Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu quế theo mặt hàng 40 Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu quế, hồi theo phương thức xuất khẩu 43 Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu quế, hồi của công ty sang các 46 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ NN&PTNT - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Công ty CP SX và XNK lâm sản Hà Nội - Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội CHDCND - Cộng hoà dân chủ nhân dân LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, sinh viên lớp Thương mại quốc tế 45, khoa Thương mại, trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Tôi cam đoan rằng nội dung luận văn này không hề sao chép từ bất cứ luận văn, chuyên đề hay nghiên cứu của bất cứ ai. Tôi hoàn toàn tự thực hiện dựa vào những tài liệu thu thập được từ tình hình thực tế của công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà NộI (Naforimex) trong thời gian thực tập tại đây và những số liệu trên internet. Nếu phát hiện được luận văn này sao chép của các tác giả khỏc, tụi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và kỷ luật của nhà trường. Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2007 Sinh viên Nguyễn Thị Quỳnh Hoa NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. Hà Nội, ngày tháng năm 2007 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. Hà Nội, ngày tháng năm 2007 GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc0 45.doc