Một số giải pháp quản lý ở trường cao đẳng nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện (competency), trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
Thực tế ở Việt Nam, hầu hết thầy giáo có kiến thức chuyên môn rất tốt
nhưng kiến thức thực tiễn sản xuất, đời sống thì không cao nên chủ yếu dạy
những gì mình có chứ chưa vươn tới dạy những gì người học cần. Để góp phần
từng bước khắc phục tình trạng này cần phải chỉ đạo nhà trường theo các nội
dung sau đây:
Một là, thành lập Câu lạc bộ Nhà giáo – Doanh nhân. CLB này thu hút
những doanh nhân giỏi, nhiều kiến thức thực tiễn sản xuất cũng như kiến thức
cuộc sống tổ chức cho họ tham gia khóa học Sư phạm nghề để trực tiếp dứng
lớp ở những thời gian thích hợp, tham gia góp ý chương trình đào tạo và tham
gia hội đồng chấm thi tốt nghiệp nghề. (Thực tế hai năm qua, Trường Cao đẳng
Nghề Tỉnh Ninh thuận đã thực hiện giải pháp này, đã thu hút được 1 tổng giám
đốc, ba giám đốc và một số trưởng phó phòng của các doanh nghiệp trên địa bàn
tích cực tham gia vào CLB này). Chính những doanh nhân trực tiếp giảng dạy sẽ
Kỹ năng nghề
(skill)
Thái độ
(attitude)
Kiến thức
(knowledge)4
là cơ hội tốt cho SV tiếp cận được kiến thức tế ngay trong tiết học; cơ hội đến
với các doanh nghiệp đó tham quan học tập và có thể làm việc bán thời gian.
Đồng thời, mô hình này cũng góp phần tạo động lực để giáo viên nhà trường
phấn đấu nhiều hơn để nâng cao kiến thức thực tiễn và kiến thức sống, góp phần
nâng cao năng lực giảng dạy của mình. Đây là mô hình mới hoàn toàn đối với hệ
thống dạy nghề cả nước.
Hai là, chỉ đạo kiên quyết tìm các đề bài thực tế thay cho các đề bài mang
tính mô phỏng hoặc giả định thiếu tính thực tế và không tạo được cảm giác làm
thật nên chưa tạo ra được tay nghề thật. Chẳng hạn đề thi tốt nghiệp trung cấp
nghề Kỹ thuật Xây dựng, thay vì xây, tô một hình khối rồi phá đi sau khi chấm
điểm, thì xây các công trình cho Nhà trường sử dụng lâu dài. Hoặc việc thực
hành của lớp nghề lao động nông thôn vận dụng vật tư thực hành để xây dựng
nhà tình nghĩa vừa nâng cao kỹ năng nghề vừa nâng cao ý thức vì cộng đồng của
giáo viên và sinh viên.
6 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp quản lý ở trường cao đẳng nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện (competency), trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ Ở TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC
HIỆN (COMPETENCY), TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI
CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC
TS. BÙI ĐỨC TÚ
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Tỉnh Ninh Thuận
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cạnh tranh giữa các địa phương và
cạnh tranh giữa các quốc gia trong bối cảnh thế giới phẳng của công nghệ cao
đang đòi hỏi mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương và mỗi quốc gia nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cho mình. Trong đó, nguồn nhân lực kỹ thuật là hết sức
quan trọng.
Trong các loại hình trường đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật thì trường dạy
nghề của ngành LĐ- TB&XH đóng vai trò trụ cột. Tuy vậy, mặc dù những năm
gần đây Tổng cục Dạy nghề đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh cả hệ thống dạy
nghề, các địa phương đã có sự đầu tư thật sự cho các trường dạy nghề, nhưng
thực trạng không thể phủ nhận là các doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung
vẫn chưa đánh giá cao chất lượng đầu ra của hệ đào tạo nghề, vì họ cho rằng học
sinh ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội (mặc dù so với hàng chục ngàn
sinh viên tốt nghiệp đại học đang thất nghiệp hiện nay thì sinh viên tốt nghiệp hệ
nghề vẫn dễ kiếm được việc làm hơn nhờ kỹ năng thực hành tốt hơn do cơ cấu
chương trình ở hệ nghề là ít nhất 70% thời lượng dành cho thực hành kỹ năng
nghề, cao hơn hẳn so với cơ cấu chương trình Đại học và Trung học chuyên
nghiệp của nước ta hiện nay). Một trong những lý do các doanh nghiệp đánh giá
như vậy là thực tế nhiều sinh viên ra trường chưa được trang bị đầy đủ các thành
tố cấu thành năng lực thực hiện (competency) mà doanh nghiệp nói riêng và xã
hội kỳ vọng.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
- Khái niệm năng lực thực hiện (competency):
Khái niệm năng lực thực hiện đượccác nhà khoa học trong và ngoài nước
hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Chúng tôi cho rằng định nghĩa sau đây của nhà
tâm lý học Weinert (2001) là khá sát thực với lĩnh vực đào tạo nghề:
Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm
các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp,
xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở vận dụng hiểu
biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.
- Mô hình hóa năng lực thực hiện (4 trụ cột):
2
- Đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện (Competency-Based Training)
Để người học có thể nhanh chóng hòa nhập thực tế sản xuất, có năng lực
đáp ứng với các tiêu chuẩn của doanh nghiệp, rút ngắn thời gian đào tạo ..., hầu
hết các hệ thống dạy nghề trên thế giới hiện nay chuyển sang tiếp cận theo năng
lực thực hiện (riêng CHLB Đức đã áp dụng thành công từ nhiều năm trước thông
qua hệ thống đào tạo kép).
Về nội dung đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện phải bảo đảm người
học sau khi tốt nghiệp có năng lực giải quyết các nhiệm vụ sản xuất tại một vị trí
làm việc trong do doanh nghiệp. Địa điểm đào tạo theo năng lực thực hiện có thể
là trong nhà trường hay tại nơi làm việc. Tiêu chuẩn đánh giá đào tạo theo năng
lực thực hiện được xác định từ năng lực của người lao động lành nghề trong sản
xuất, nên sau khi kết thúc đào tạo người học có thể đảm đương luôn vị trí lao
động tương ứng..
Đơn vị của năng lực thực hiện là các thành tố năng lực, các thành tố này
xác định bởi công việc (task) mà người lao động phải thực hiện. Để thực hiện
một công việc, người lao động cần phải có:
Một là, kỹ năng (skill) .khả năng sử dụng các công cụ lao động và tư liệu
sản xuất để làm ra sản phẩm/bán thành phẩm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật qui
định; Hai là, kiến thức (knowlege) biết tại sao phải làm như thế; tại sao làm khác
sẽ hư hỏng. Và ba là, thái độ (attitude) làm việc với đầy đủ ý thức, tinh thần
trách nhiệm trong sự liên đới xã hội.
Các thành tố này của năng lực thực hiện có thể minh họa bằng mô hình
sau đây:
Năng lực
Chuyên môn
Năng
lực
Phương
pháp
Năng lực Xã hội
Năng
lực Cá
thể
3
3. ĐỀ XUẤT CÁC CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
3.1. Chỉ đạo tăng cường sử dụng phương pháp dạy học tích hợp, góp
phần nâng cao năng lực thực hiện của sinh viên
Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp dạy học
tích hợp trong việc kết hợp nâng cao 2 thành tố kỹ năng (skill) và kiến thức
(knowlege) của người học nghề (do sự hòa quyện hợp lý giữa giới thiệu lý thuyết
với thực tế máy móc cần thực hành kỹ năng); từ sự hiểu biết về ý nghĩa, cách
thức soạn giáo án và cách thức tiến hành dạy học tích hợp, cần động viên,
khuyến khích các trưởng khoa khắc phục khó khăn ban đầu quyết tâm và tạo
được nề nếp thực hiện phương pháp này.
Để làm mẫu cho các giáo viên triển khai đại trà phương pháp dạy học tích
hợp, chủ trương hầu hết các tiết dạy kiểm tra cũng như tiết thao giảng giáo viên
dãy giỏi sử dụng phương pháp này. Chính việc chuẩn bị công phu của giáo viên
tham gia dạy các tiết này cũng như việc tham gia góp ý giáo án, góp ý giờ dạy đã
cùng nhau tạo ra được hình mẫu cơ bản về dạy học tích hợp ở nhà trường.
3.2. Tổ chức và chỉ đạo việc đào tạo nghề theo hướng gắn với thực tế
đời sống xã hội, nhằm góp phần nâng cao năng lực thực hiện cho người học.
Thực tế ở Việt Nam, hầu hết thầy giáo có kiến thức chuyên môn rất tốt
nhưng kiến thức thực tiễn sản xuất, đời sống thì không cao nên chủ yếu dạy
những gì mình có chứ chưa vươn tới dạy những gì người học cần. Để góp phần
từng bước khắc phục tình trạng này cần phải chỉ đạo nhà trường theo các nội
dung sau đây:
Một là, thành lập Câu lạc bộ Nhà giáo – Doanh nhân. CLB này thu hút
những doanh nhân giỏi, nhiều kiến thức thực tiễn sản xuất cũng như kiến thức
cuộc sống tổ chức cho họ tham gia khóa học Sư phạm nghề để trực tiếp dứng
lớp ở những thời gian thích hợp, tham gia góp ý chương trình đào tạo và tham
gia hội đồng chấm thi tốt nghiệp nghề.... (Thực tế hai năm qua, Trường Cao đẳng
Nghề Tỉnh Ninh thuận đã thực hiện giải pháp này, đã thu hút được 1 tổng giám
đốc, ba giám đốc và một số trưởng phó phòng của các doanh nghiệp trên địa bàn
tích cực tham gia vào CLB này). Chính những doanh nhân trực tiếp giảng dạy sẽ
Kỹ năng nghề
(skill)
Thái độ
(attitude)
Kiến thức
(knowledge)
4
là cơ hội tốt cho SV tiếp cận được kiến thức tế ngay trong tiết học; cơ hội đến
với các doanh nghiệp đó tham quan học tập và có thể làm việc bán thời gian....
Đồng thời, mô hình này cũng góp phần tạo động lực để giáo viên nhà trường
phấn đấu nhiều hơn để nâng cao kiến thức thực tiễn và kiến thức sống, góp phần
nâng cao năng lực giảng dạy của mình. Đây là mô hình mới hoàn toàn đối với hệ
thống dạy nghề cả nước.
Hai là, chỉ đạo kiên quyết tìm các đề bài thực tế thay cho các đề bài mang
tính mô phỏng hoặc giả định thiếu tính thực tế và không tạo được cảm giác làm
thật nên chưa tạo ra được tay nghề thật. Chẳng hạn đề thi tốt nghiệp trung cấp
nghề Kỹ thuật Xây dựng, thay vì xây, tô một hình khối rồi phá đi sau khi chấm
điểm, thì xây các công trình cho Nhà trường sử dụng lâu dài. Hoặc việc thực
hành của lớp nghề lao động nông thôn vận dụng vật tư thực hành để xây dựng
nhà tình nghĩa vừa nâng cao kỹ năng nghề vừa nâng cao ý thức vì cộng đồng của
giáo viên và sinh viên.
Ba là, chỉ đạo tăng cường sự gắn kết giữa Nhà trường với các doanh
nghiệp ttrong và ngoài tỉnh. Cần tích cực trong việc khai thác tối đa sự phối kết
hợp với doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực thực hiện (competency) cho
SV sau khi tốt nghiệp. Điển hình cho sự phối kết hợp với doanh nghiệp là các
hợp đồng đào tạo theo địa chỉ giữa cơ sở đào tạo nghề và đanh nghiệp.... Các
doanh nghiệp chẳng những cử chuyên gia tham gia giảng dạy, tạo điều kiện cho
SV thực tập mà còn tham gia các hoạt động tư vấn trong buổi Lễ Tốt nghiệp các
khóa đào tạo nghề của Nhà trường.
Bốn là, trang bị các kỹ năng lập hồ sơ giới thiệu về mình khi xin việc, kỹ
năng trả lời phỏng vấn của các nhà tuyển trạch...
Chẳng hạn, trang bị cho người học những kỹ năng viết hồ sơ giới thiệu về
mình khi xin việc như: Viết ngắn gọn, súc tích (không nên quá 1 trang giấy) và
có phần “đánh bóng” một cách hợp lý; thay vì liệt kê các công việc đã làm là liệt
kê những thành quả mà mình đã đạt được một cách ấn tượng; liệt kê kinh nghiệm
công tác theo ngược thời gian, nghĩa là những việc mới làm viết trước; hoặc các
yêu cầu cụ thể như không ca thán về hoàn cảnh khó khăn của gia đình, bản thân
nên đến xin việc (vì doanh nghiệp không phải là nhà từ thiện); tuyệt đối không
được để lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp...
3.3. Chỉ đạo hun đúc thái độ (attitude) nghề nghiệp nhằm nâng cao
năng lực thực hiện cho người học nghề
Nhờ nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của thành tố thái độ (attitude) đối
với năng lực thực hiện của SV khi ra trường, cần vận dụng một cách linh hoạt,
sáng tạo nhiều hoạt động giáo dục ở Nhà trường trong thời gian qua. Cụ thể như
sau:
Một là, hun đúc tình yêu quê hương đất nước và tinh thần chủ quyền lãnh
thổ. Thông qua các buổi sinh hoạt chào cờ, thông qua các cuộc thi Robocon
mang chủ đề lịch sử để nâng cao tinh thần yêu quê hương đất nước và ý thức bảo
vệ chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam. Từ đó, tạo được cốt lõi của đạo đức nghề
5
nghiệp, tạo động lực học tốt nhất để sau này đóng góp xây dựng quê tương, đất
nước, cạnh tranh với nguồn nhân lực của các nước trên thế giới, mà đặc biệt là
cạnh tranh với nguồn nhân lực của các nước Đông Nam Á sau khi thành lập
Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Hai là, xác định động cơ học nghề một cách đúng đắn và nhất quán. Tác
động vào ý thức của HS, SV để khẳng định việc chọn con đường học nghề của
các em là hoàn toàn chính xác, không nhất thiết phải vào đại học, tránh việc
đứng núi này trông núi nọ ảnh hưởng đến thái độ học tập của các em trên lớp
cũng như khi đi vào thực tiễn. Để thực hiện điều này, cần thuyết phục SV thông
qua các buổi sinh hoạt ngoại khoá, các buổi chào cờ...đặc biệt, thường xuyên sưu
tầm những mẩu chuyện, những thông tin trên các phương tiện thông tin đại
chúng để đưa lên trang web của Nhà trường hoặc in và dán các bảng thông báo
cho SV và phụ huynh đọc...
Ba là, tăng cường các hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Thực tế các
doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung khi tuyển dụng một người không chỉ
sử dụng cho công việc chuyên môn thuần túy và đơn độc. Mà cần những người
vừa có tay nghề cao vừa có kỹ năng hoạt động nhóm tích cực hiệu quả, vừa có
các kỹ năng khác như tạo phong trào văn thể mỹ để nâng cao giá trị tinh thần, giá
trị thương hiệu và sự gắn kết vì màu cờ sắc áo của đơn vị... Điển hình như phong
trào hiến máu nhân đạo; hoặc phong trào Bảo vệ môi trường sống “Xanh – Sạch
– Đẹp” theo hướng “Xanh hóa hoạt động Đào tạo nghề”.
4. KẾT LUẬN
Nâng cao năng lực thực hiện cho người học nghề là góp phần tích cực vào
việc thực hiện chủ trương của Đảng: Đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục
trong lĩnh vực đào tạo nghề. Các giải pháp nêu trên có cơ sở khoa học, cơ sở
thực tiễn và có tính khả thi cao. Các trường cao đẳng nghề cần có những bước
đột phá về quản lý để sản phẩm đầu ra của nhà trường ngày càng được xã hội
chấp nhận nhờ có năng lực thực hiện tốt, phù hợp hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo – Bùi Việt Phú (2012); Một số góc nhìn về quản lý và phát triển
giáo dục; NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
2. Nguyễn Minh Đường (2007); Giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh Việt Nam là
thành viên WTO – Cơ hội và thách thức; Tạp chí Khoa học Giáo dục (tr 23) – Viện
Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Bộ GD-ĐT; Hà Nội.
3. Phan Văn Kha (2007); Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực – Khái
niệm, nội dung và cơ chế; Tạp chí Khoa học Giáo dục (tr 16) – Viện Chiến lược và
Chương trình Giáo dục, Bộ GD-ĐT; Hà Nội.
4. Bùi Đức Tú (2013); Giáo dục nghề nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm góp
phần phát triển nguồn nhân lực ttrong bối cảnh hội nhập Quốc tế; NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội; Hà Nội.
6
5. Austraylian National Training Authority (2004); Histoty of Vocational
Education and Training in Australia; Austraylia.
SUMMARY
This article studies theoretical basis and suggests some solutions for management of
a vocational college on competency approach in the context of the fundamental and
comprehensive innovation of Vietnam education.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chi_dao_thuc_hien_doi_moi_day_hoc_theo_tiep_can_nang_luc_thuc_hien_2_9078.pdf