Một số ý kiến về biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt quy định trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng biện pháp tố tụng đặc biệt có thể dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án ” Như vậy, Điều 223 quy định chỉ được áp dụng các biện pháp tố tụng đặc biệt sau khi đã khởi tố vụ án, nhưng quy định tại Điều 227 lại quy định thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, chỉ được sử dụng vào việc khởi tố vụ án hình sự. Vậy thông tin, tài liệu quy định tại Điều 227 được thu thập bằng cách nào? Có phải là vẫn được thu thập bằng biện pháp tố tụng đặc biệt trước khi khởi tố vụ án hình sự không? Và như vậy, chứng cứ đó có bảo đảm tính hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 87 hay không? Việc quy định tại khoản 2 Điều 227 cũng chưa rõ là các vụ án nào bởi tại khoản 1 cũng đã quy định rồi thì các vụ án ở đây là các vụ án nào, có phải chỉ là các vụ án theo quy định tại Điều 224 hay không? Tóm lại, đây là một trong những quy định mới của BLTTHS năm 2015 tuy chưa được kiểm nghiệm nhiều về tính hiệu quả trong thực tiễn áp dụng để giải quyết các vụ án hình sự để đánh giá mức độ phù hợp của biện pháp này. Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc quy định áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là cần thiết, song cũng rất cần có hướng dẫn cụ thể, minh bạch, công khai để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất trong giải quyết các vụ án hình sự và tránh việc áp dụng tràn lan, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân./.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ý kiến về biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt quy định trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019 PHẠM MINH TUYÊN Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có nhiều điểm mới quan trọng nhằm bảo vệ các quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, hướng tới xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại. Đồng thời, Bộ luật này cũng phản ánh những thay đổi lớn trong nhận thức và quan điểm về pháp luật tố tụng hình sự cho phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn, đặc biệt là từ những đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa khi Việt Nam đã là thành viên của nhiều điều ước quốc tế đa phương quan trọng như Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Công ước Liên hợp quốc về Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia... Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và các tội phạm về tham nhũng nói riêng, có thể thấy, tình hình tội phạm nói chung và các tội phạm về tham nhũng, ma túy và các vụ án đặc biệt nghiêm trọng nói riêng ngày càng có chiều hướng gia tăng về số lượng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, rất khó khăn cho việc điều tra khám phá. Nếu chúng ta chỉ giữ nguyên các biện pháp tố tụng điều tra như hiện nay thì tỷ lệ phát hiện các vụ án về ma túy, tham nhũng là rất thấp, gây mất lòng tin của MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 PHẠM MINH TUYÊN* * Tiến sĩ, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã quy định một chương mới là “Chương XVI: Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt”. Đây là một nội dung mới và cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Bài viết phân tích những nhận thức chung đối với các quy định về “Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt” trong việc phát hiện, xử lý các tội phạm theo Điều 224 BLTTHS năm 2015. Từ khóa: Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, tố tụng hình sự. Ngày nhận bài: 22/11/2019; Ngày biên tập xong: 09/12/2019; Ngày duyệt đăng: 24/12/2019 The Criminal Procedure Code (CPC) in 2015 has regulated a new chapter named “Chapter XVI: Special methods of investigation and legal proceedings”. This new regulation has remained controversial opinions; therefore, the article analyses common awareness about “Special methods of investigation and legal proceedings” in crimes detection and handling according the Article 224 of 2015 CPC. Keywords: Special methods of investigation and legal proceedings, criminal proceedings. 14 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT QUY ĐỊNH... Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019 nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, cần nghiên cứu để áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định trong BLTTHS năm 2015 1. Sự cần thiết phải luật hóa biện pháp điều tra đặc biệt đối với các tội phạm về an ninh quốc gia, ma túy, tham nhũng, khủng bố và rửa tiền Trong thực tiễn, để phát hiện, điều tra, xử lý nhóm các tội phạm trên, có những khó khăn, vướng mắc, bất cập mà Bộ luật hình sự (BLHS) và các văn bản dưới luật chưa kịp điều chỉnh và hướng dẫn. Các đối tượng phạm tội đã lợi dụng triệt để kẽ hở của pháp luật và những hạn chế trong công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội của Nhà nước để thực hiện hành vi phạm tội rất tinh vi, gây ra hậu quả rất lớn, làm ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả hoạt động quản lý của Nhà nước nhưng không dễ để phát hiện, xử lý. Nếu có phát hiện thì việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp cả về quy mô, tính chất của vụ án, ý thức chống đối pháp luật của người phạm tội và mối quan hệ của họ. Việc áp dụng pháp luật giữa các Cơ quan tố tụng có nhiều vụ cũng không được thống nhất, gây rất nhiều khó khăn trong quá trình xử lý vụ án trong các nhóm tội này. Thực tế trong bối cảnh hiện nay, nếu chỉ có điều tra công khai như BLTTHS năm 2003 thì hiệu quả điều tra mang lại không cao, dẫn đến sự hoài nghi trong nhân dân cho rằng tham nhũng rất nhiều nhưng phát hiện, xử lý được rất ít, nhất là việc thu hồi tài sản tham nhũng. Hơn nữa, đa số các trường hợp phạm tội về an ninh quốc gia, ma túy, tham nhũng, khủng bố và rửa tiền đa phần là phạm tội có tổ chức. Người phạm tội liên kết với nhau lên kế hoạch cụ thể, có sự bàn bạc, thống nhất, phân công nhiệm vụ theo từng vị trí chức vụ mà người phạm tội đảm nhận. Việc phạm tội có sự chuẩn bị kỹ càng về phương thức, thủ đoạn phạm tội cũng như che dấu tội phạm tinh vi, xảo quyệt. Thông thường, đối với các tội phạm về tham nhũng thì người phạm tội thường là người giữ chức vụ, có trình độ chuyên môn, nhận thức sâu trong lĩnh vực, công việc mà mình đảm nhiệm, có điều kiện để phát sinh tham nhũng và có mối quan hệ xã hội, nghề nghiệp rộng rãi. Do đó, việc điều tra, thu thập chứng cứ nếu theo quy định hiện hành sẽ gặp rất nhiều khó khăn, người phạm tội sẽ có nhiều thời gian để tiêu hủy các chứng cứ quan trọng hoặc thông đồng với nhau để đối phó với cơ quan pháp luật. Để đấu tranh phòng, chống các tội phạm về tham nhũng, ma túy và các vụ án đặc biệt khác đạt được kết quả cao nhất, đòi hỏi phải có quy định để tạo điều kiện cho hoạt động điều tra sử dụng biện pháp đặc biệt được pháp luật thừa nhận, đồng thời cũng phù hợp với quy định của một số nước như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc... Do vậy, BLTTHS năm 2015 dành 01 chương (chương XVI) với 08 điều, từ Điều 223 đến Điều 228 để quy định biện pháp này. Việc luật hóa các biện pháp điều tra đặc biệt trong BLTTHS lần này là hết sức cần thiết, nhằm cụ thể hóa yêu cầu của Hiến pháp năm 2013, trong đó có yêu cầu bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự, song vẫn bảo đảm nhiệm vụ “...Phát hiện chính xác và xử lý công minh, 15Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019 PHẠM MINH TUYÊN kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”. Để đáp ứng được nhiệm vụ của BLTTHS đề ra, cần phải tạo điều kiện cho Cơ quan điều tra chủ động thu thập chứng cứ, xác định đối tượng tình nghi phạm tội trong quá trình điều tra các vụ án tham nhũng phức tạp, có tổ chức, đặc biệt nghiêm trọng. Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) cũng đòi hỏi mọi quốc gia phải áp dụng các biện pháp cần thiết, đủ mạnh và biện pháp này cũng là một biện pháp đặc biệt trong việc đấu tranh phòng, chống các tội phạm tham nhũng, các tội phạm ma túy và các tội phạm có tổ chức xuyện quốc gia. Theo đánh giá của UNCAC và kinh nghiệm của nhiều quốc gia thành viên, các biện pháp điều tra đặc biệt được quy định bao gồm: kiểm soát vận chuyển (thường áp dụng trong các vụ án ma túy, tham nhũng, rửa tiền); giám sát, theo dõi điện tử (theo dõi điện thoại, thư điện tử...); giám sát, theo dõi đối tượng tình nghi; hoạt động tình báo, hoạt động “chìm”; kiểm tra liêm chính; giám sát giao dịch tài chính và một số biện pháp khác. Qua đánh giá không đầy đủ của các quốc gia đã áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt, các biện pháp này rất có hiệu quả trong việc thu thập thông tin, đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại một số quốc gia. Việc áp dụng các biện pháp này cũng giúp xử lý “sớm” hành vi có dấu hiệu tham nhũng và giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có được thông tin và chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phong tỏa, tạm giữ, kê biên để thu hồi tài sản tham nhũng. Do vậy, việc luật hóa biện pháp điều tra đặc biệt trong BLTTHS năm 2015 là hoàn toàn phù hợp với Công ước về đấu tranh chống tội phạm tham nhũng, ma túy, chống tội phạm có tổ chức mà Việt Nam đã tham gia.1 2. Các nội dung cơ bản của biện pháp điều tra đặc biệt trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 2.1. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt Theo quy định tại Điều 223 BLTTHS năm 2015 thì các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định như sau: “Sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt: 1. Ghi âm, ghi hình bí mật; 2. Nghe điện thoại bí mật; 3. Thu giữ bí mật dữ liệu điện tử”. Theo quy định trên, các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt này chỉ được áp dụng sau khi đã khởi tố vụ án. Trước khi khởi tố vụ án, cơ quan điều tra sử dụng các biện pháp trinh sát thông thường, không được áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Nếu áp dụng là trái pháp luật và các chứng cứ thu thập được không có giá trị pháp lý, tức là không được coi là chứng cứ để dùng vào việc chứng minh tội phạm. 1 Xem thêm bài viết của Hà Thanh về “Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng” Thứ Năm, 24/03/2016, 11:15 [GMT+7] 16 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT QUY ĐỊNH... Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019 2.2. Trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (Điều 224) Để tránh việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt một cách tùy tiện, tràn lan, BLTTHS năm 2015 cũng quy định cụ thể những trường hợp được áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt như sau: “Có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với các trường hợp: 1. Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền. 2. Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Như vậy, không phải bất cứ vụ án nào, tội phạm nào cũng được áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Chỉ những vụ án như quy định trên thì mới áp dụng biện pháp này. Song quy định trên cũng mang tính tùy nghi chứ không bắt buộc. Theo chúng tôi, sở dĩ quy định mang tính tùy nghi cũng là nhằm bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự, tránh việc lạm dụng hoặc tùy tiện áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt này. Bởi lẽ, trong một chừng mực nào đó, các biện pháp trên cũng hạn chế quyền con người, quyền công dân nên cần rà soát kỹ, hạn chế áp dụng trong một số trường hợp. Không được thực hiện các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phổ biến vì đây là vấn đề rất nhạy cảm, kể cả liên quan điều ước Liên Hợp Quốc và trong luật của mỗi nước vì quyền bí mật về cá nhân đã được hiến định. 2.3. Thẩm quyền, trách nhiệm quyết định và thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt Theo quy định tại Điều 225 BLTTHS năm 2015, Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, cấp quân khu có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Trường hợp vụ án đang được thụ lý, điều tra ở cấp huyện, cấp khu vực thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, cấp khu vực đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấp quân khu xem xét, quyết định áp dụng. Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải ghi rõ thông tin cần thiết về đối tượng bị áp dụng, tên biện pháp được áp dụng, thời hạn, địa điểm áp dụng, cơ quan tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 123 Bộ luật này. Quyết định trên phải được Viện trưởng VKSND cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng biện pháp này, kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ nếu xét thấy không còn cần thiết. Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền và người thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải giữ bí mật. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo ngay kết quả việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn. 17Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019 PHẠM MINH TUYÊN 2.4. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt Theo quy định tại Điều 226 BLTTHS năm 2015, thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn, trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật này. Tuy nhiên, luật không quy định chính xác thời hạn được gia hạn thêm là bao nhiêu mà chỉ giới hạn là không quá thời hạn điều tra đã được quy định trong BLTTHS tương ứng với từng loại tội phạm. 2.5. Sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt Theo quy định tại Điều 227 BLTTHS năm 2015, thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời. Không được sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác. Thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thể dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án. 2.6. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt Theo quy định tại Điều 228 BLTTHS năm 2015, căn cứ để hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp này chủ yếu là không còn lý do, không còn cần thiết để áp dụng. Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải kịp thời hủy bỏ quyết định đó trong những trường hợp Luật định cụ thể như: - Có đề nghị bằng văn bản của Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền; - Có vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; - Không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. 3. Một số quan điểm khác nhau về áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và những vướng mắc, bất cập 3.1. Những quan điểm khác nhau về áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt Vấn đề quy định biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong BLTTHS là vấn đề mới và là cần thiết như đã phân tích ở trên, tuy nhiên vấn đề này cũng có nhiều quan điểm đồng tình và không đồng tình. Quan điểm đồng tình cho rằng, trong thực tiễn điều tra, cơ quan điều tra cũng đã sử dụng một số biện pháp nghiệp vụ trong quá trình điều tra một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, các vụ án có tổ chức, các vụ án phức tạp. Mặt khác, cần luật hóa các biện pháp điều tra đặc biệt để bảo đảm yêu cầu của Hiến pháp là “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật”, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Quy định biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt sẽ giúp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn đấu tranh chống tội phạm, cũng như thu thập chứng cứ đầy đủ và có giá trị pháp lý trực tiếp chứng minh tội phạm. Quan điểm không đồng tình e ngại 18 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT QUY ĐỊNH... Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019 việc lạm dụng biện pháp điều tra đặc biệt xâm phạm quyền con người, quyền công dân, tạo ra mối lo ngại trong cuộc sống, không yên tâm của người dân. Như quan điểm của Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an nêu rõ, quan điểm không đồng tình có 1 chương riêng về biện pháp điều tra đặc biệt trong BLTTHS vì bản thân ông cũng chưa hiểu khái niệm này hàm ý chỉ biện pháp gì. Theo ông Vương thì:“Việc áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt thì chưa hiểu rõ đặc biệt cái gì, vì nó liên quan đến vấn đề chứng cứ và nguồn chứng cứ. Chứng cứ có 2 cái liên quan đặc biệt là dữ liệu điện tử và tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được. Đọc được thì chúng ta thu được rồi, ở đây còn nghe được, ý là nghe trộm, nhưng chỉ phát huy hiệu quả trong giai đoạn trinh sát. Vấn đề thư tín, giấy tờ, tài sản trong tố tụng được quyền khám xét, thu giữ theo quyết định phê chuẩn là biện pháp thu thập tài liệu. Cần phân biệt 2 nội dung biện pháp điều tra tố tụng và biện pháp trinh sát của lực lượng công an. Mà nói về trinh sát, đây là hoạt động bí mật nên luật hóa cũng không để làm gì, luật hóa cũng khó vì vướng yêu cầu đảm bảo bí mật. Còn nói các biện pháp này là giống biện pháp trinh sát thì tôi chưa hiểu nó đặc biệt thế nào vì chúng tôi vẫn làm lâu nay. Chúng tôi chỉ phân biệt 2 loại chứng cứ là chứng cứ điện tử và chứng cứ nghe được, nhìn được. Và những thông tin kiểu nghe trộm, lén ghi hình cũng chỉ phát huy tác dụng trong hoạt động trinh sát chứ khi đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bị can, bị cáo thì khi đó ở trại rồi, có được sử dụng điện thoại đâu mà tổ chức nghe trộm?”2 2 Theo Ngọc Thành/VOV.VN Nhiều quan điểm cho rằng, phải có hướng dẫn thật cụ thể đối tượng và trường hợp nào, bối cảnh nào cần áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt, nếu áp dụng tràn lan thì người dân sẽ bị xâm phạm quyền tự do riêng tư. Luật cần quy định ngắn gọn nên trong quá trình triển khai, cơ quan có trách nhiệm phải hướng dẫn cụ thể ngay vì đây là chế định mới. Viện kiểm sát phải tăng cường kiểm sát việc áp dụng những biện pháp này; Tòa án khi xét xử cũng vậy, cần xem xét các chứng cứ có trong vụ án có được thu thập theo đúng quy định hay không? Tuy nhiên, vai trò của người trực tiếp làm vẫn là quan trọng nhất. Các Điều tra viên, Kiểm sát viên căn cứ trường hợp cụ thể để có đề xuất áp dụng và người có trách nhiệm phải xem xét, xử lý vấn đề này. Việc thu thập chứng cứ qua các biện pháp như ghi âm, ghi hình bí mật, nghe điện thoại bí mật, thu thập bí mật dữ liệu điện tử... trong nhiều trường hợp là nguồn chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm trực tiếp. Trước đây, các biện pháp này không quy định trong luật thì phải tiến hành thủ tục chuyển hóa chứng cứ. Trong nhiều trường hợp không thể chuyển hóa được, đồng nghĩa với việc từ chối một nguồn chứng cứ hết sức thuyết phục, thậm chí người phạm tội phải tâm phục, khẩu phục ngay. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đây là nguồn chứng cứ rất quý để chứng minh tội phạm. 3.2. Những điểm còn vướng mắc, bất cập trong quy định về biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt Thứ nhất, như quan điểm của Thứ 19Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019 PHẠM MINH TUYÊN trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương đã phát biểu về quy định tại Điều 223, thì các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được áp dụng sau khi khởi tố vụ án! Quy định như vậy có hợp lý không? Bởi lẽ, để khởi tố vụ án thì cần phải có các chứng cứ, chứng minh đã có hành vi phạm tội xảy ra. Đối với các vụ án về tham nhũng, ma túy, an ninh quốc gia, việc chứng minh hành vi phạm tội để khởi tố vụ án hình sự không hề đơn giản, đôi khi phải sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, trong đó không thể không có các biện pháp ghi âm, ghi hình, nghe lén điện thoại và thu thập dữ liệu điện tử. Nếu khởi tố vụ án rồi mới được áp dụng các biện pháp này thì liệu có đạt được kết quả như mong muốn không, hay vô hình chung đã tạo điều kiện để người phạm tội tiêu hủy chứng cứ, đặc biệt là dữ liệu điện tử. Trong trường hợp đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can cùng lúc thì không cần phải áp dụng các biện pháp đặc biệt này, kể cả người phạm tội bị bắt tạm giam hay tại ngoại cũng khó mà áp dụng được những biện pháp này. Thứ hai, quy định tại Điều 223 lại mâu thuẫn với quy định tại khoản 1 Điều 227 về sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Tại khoản 1 Điều 227 có quy định: “1. Thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời. Nghiêm cấm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác. 2. Thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng biện pháp tố tụng đặc biệt có thể dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án” Như vậy, Điều 223 quy định chỉ được áp dụng các biện pháp tố tụng đặc biệt sau khi đã khởi tố vụ án, nhưng quy định tại Điều 227 lại quy định thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, chỉ được sử dụng vào việc khởi tố vụ án hình sự. Vậy thông tin, tài liệu quy định tại Điều 227 được thu thập bằng cách nào? Có phải là vẫn được thu thập bằng biện pháp tố tụng đặc biệt trước khi khởi tố vụ án hình sự không? Và như vậy, chứng cứ đó có bảo đảm tính hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 87 hay không? Việc quy định tại khoản 2 Điều 227 cũng chưa rõ là các vụ án nào bởi tại khoản 1 cũng đã quy định rồi thì các vụ án ở đây là các vụ án nào, có phải chỉ là các vụ án theo quy định tại Điều 224 hay không? Tóm lại, đây là một trong những quy định mới của BLTTHS năm 2015 tuy chưa được kiểm nghiệm nhiều về tính hiệu quả trong thực tiễn áp dụng để giải quyết các vụ án hình sự để đánh giá mức độ phù hợp của biện pháp này. Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc quy định áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là cần thiết, song cũng rất cần có hướng dẫn cụ thể, minh bạch, công khai để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất trong giải quyết các vụ án hình sự và tránh việc áp dụng tràn lan, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_y_kien_ve_bien_phap_dieu_tra_to_tung_dac_biet_quy_din.pdf
Tài liệu liên quan