Một số ý kiến về tổ chức chính quyền và pháp luật áp dụng tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Cư trú và đi lại. Cần có quy định trao thẩm quyền cho chính quyền đặc khu xem xét và cấp thị thực lưu trú cho người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại đặc khu. Luật có thể quy định khung pháp lý về điều 7 Không nên giới hạn phạm vi áp dụng chế độ thuế thu nhập ưu đãi trong thời gian đến năm 2030 như trong Dự thảo Luật (Điều 23), bởi điều đó sẽ có tác dụng làm cho đặc khu giảm bới sức hút theo thời gian, đối với người bên ngoài. kiện xác định quốc gia, vùng lãnh thổ mà công dân của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó được cấp hoặc miễn thị thực. Dựa vào quy định chung ấy, chính quyền đặc khu ra quy định cụ thể về các quốc gia, vùng lãnh thổ có công dân được hưởng chế độ đặc biệt về cấp hoặc miễn thị thực. Chuyển giao công nghệ. Trong điều kiện đất nước đang phát triển, thì đặc khu HC-KT phải đảm nhận tốt vai trò đầu mối tiếp nhận công nghệ tiên tiến từ nước ngoài để góp phần hiện đại hoá nền sản xuất nội địa. Chính quyền đặc khu cần được trao quyền hạn rộng rãi trong việc quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của công nghệ được ưu tiên chuyển giao để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trong đặc khu. Tuy nhiên, cần xây dựng cơ chế giám sát, kiểm soát để bảo đảm việc chuyển giao công nghệ vào đặc khu đạt được mục tiêu chung về hiện đại hoá nền sản xuất của quốc gia. Một mặt, chính quyền đặc khu được quyền quyết định phê duyệt các dự án đầu tư có tác dụng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam qua lãnh thổ đặc khu; mặt khác, chính quyền đặc khu chịu sự giám sát của chính quyền cấp trên, thông qua các cơ quan chức năng có thẩm quyền về chất lượng của công nghệ được chuyển giao. Cần có các quy định chế tài thật mạnh và dứt khoát, có tính răn đe cao nhằm ngăn chặn, xử lý việc lạm dụng các quyền rộng rãi được thừa nhận để tiếp nhận công nghệ lạc hậu và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ý kiến về tổ chức chính quyền và pháp luật áp dụng tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Ngọc Điện* * PGS. TS. Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học hải ngoại (Pháp). Tóm tắt: Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu hành chính - kinh tế) dự kiến được triển khai ở Việt Nam nhằm thu hút đầu tư theo một quy chế đặc biệt mang tính ưu đãi đối với doanh nghiệp. Đây được xem là giải pháp tốt cho bài toán phát triển ở những vùng đất đặc thù. Nhưng nhiều vấn đề sẽ được đặt ra trong khuôn khổ xây dựng khung pháp lý cho một không gian như thế. Hai vấn đề nổi cộm trong số đó, đồng thời cũng là các vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận tại kỳ họp vừa qua, là: tổ chức chính quyền của đặc khu hành chính - kinh tế được xây dựng như thế nào? Việc xây dựng và áp dụng pháp luật trên phạm vi đặc khu được thực hiện ra sao? Abstract: Special administrative-economic zone is expected to be developed in Vietnam for the purpose of attracting investment according to a special regulation considered adavantageous to businesses. That is regarded as good solution of the problem of development of particular areas and by the way helpful for the reduction of socio- development gap between different corners of the country. Many issues must be resolved for the building of legal framework of such special zones. Two of these issues, which are also those interesting to the National Assembly’s deputies the most in the course of debates during the recent session, are as follows: how to set up the government of the special administrative-economic zone? How to set up regulation to be applied in this zone? Thông tin bài viết: Từ khóa: đặc khu hành chính - kinh tế, chính quyền tự quản, chính quyền uỷ nhiệm, luật đặc biệt Lịch sử bài viết: Nhận bài: 10/01/2018 Biên tập: 18/01/2018 Duyệt bài: 26/01/2018 Article Infomation: Keywords: Special administrative- economic zone, self-government, delegate government, special regulations. Article History: Received: 10 Jan. 2018 Edited: 18 Jan. 2018 Approved: 26 Jan. 2018 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN VÀ PHÁP LUẬT ÁP DỤNG TẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 35Số 3+4 (355+356) T02/2018 1. Tổ chức chính quyền đặc khu hành chính - kinh tế 1.1 Các mô hình Việc thành lập đặc khu hành chính - kinh tế (HC-KT) đặc biệt, nhắm đến mục tiêu chủ yếu trước mắt là thu hút nhà đầu tư nhằm xây dựng một không gian kinh tế năng động. Trong trường hợp đất nước đang phát triển, thì nhà đầu tư được trông đợi chủ yếu đến từ nước ngoài. Về phần mình, nhà đầu tư, dù trong nước hay nước ngoài, mong muốn nơi mình đến đầu tư là một môi trường thông thoáng và an toàn: thủ tục đầu tư đơn giản và nhanh; quản lý đầu tư gọn, nhẹ; chính sách thuế ưu đãi; cơ chế giải quyết tranh chấp minh bạch, công bằng và có hiệu quả. Trong dài hạn, đặc khu HC-KT được sử dụng như tác nhân đổi mới, thông qua sự lan toả hiệu ứng của các thành tựu HC-KT từ đó ra đến cả quốc gia. Để sự lan toả diễn ra một cách hợp lý và đem lại hiệu quả tốt nhất, cần có sự kết nối giữa chính quyền của đặc khu với toàn bộ hệ thống chính quyền của quốc gia với tư cách là người quản trị, điều hoà, phối hợp các hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô. Về mặt tổ chức bộ máy chính quyền, có hai cách để đạt được mục tiêu đó: hoặc xây dựng một chính quyền tự quản theo mô hình thực thể pháp lý công pháp độc lập, hoặc xây dựng một chính quyền uỷ nhiệm với những quyền hạn đặc biệt cho phép giải quyết nhanh gọn các vấn đề đặt ra trong quản lý. Chính quyền tự quản. Chính quyền tự quản được hiểu là chính quyền được trao quyền tự trị cao theo kiểu một nhà nước thu nhỏ. Toàn bộ chính quyền là một thực thể 1 Trong trường hợp đặc khu được thành lập ở một vùng đất mới, nghĩa là gần như chưa có người ở, thì cư dân đến đây thường được chọn lọc theo một cơ chế chặt chẽ, cho phép xây dựng ngay từ đầu một cộng đồng dân cư địa phương chất lượng cao. Kinh nghiệm của quần đảo Cayman thuộc Anh là một ví dụ: hạt nhân của đặc khu là các doanh nghiệp; người muốn di dân đến đây phải được đề nghị việc làm bởi một doanh nghiệp toạ lạc trên đặc khu: https://en.wikipedia.org/ wiki/Demographics_of_the_Cayman_Islands (truy cập ngày 07/01/2015). chính trị được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền với đầy đủ ba thiết chế - lập pháp, hành pháp và tư pháp. Điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nước đích thực theo nghĩa đầy đủ và chính quyền tự trị đặc khu là chính quyền tự trị không có quân đội riêng và không có quyền riêng về ngoại giao. Điều này hợp lý, bởi sự tự trị của đặc khu HC-KT được xây dựng chỉ nhằm mục đích tạo không gian thông thoáng để thu hút đầu tư. Nói cách khác, tính tự trị của đặc khu được thiết lập và hoàn thiện để phục vụ chủ yếu cho sự hình thành và phát triển một “quốc gia kinh tế” (economic nation) mạnh và thịnh vượng. Quốc gia kinh tế là một thực thể độc lập về mặt kinh tế, có khung pháp lý đặc thù chi phối đời sống kinh tế; nhưng quốc gia kinh tế không có chủ quyền riêng mà vẫn là một phần không tách rời của quốc gia mẹ được chính quyền trung ương điều hành. Chính quyền tự quản được thiết lập ở nhiều đặc khu nổi tiếng như Hong Kong và Macau của Trung Quốc, quần đảo Cayman và British Virgin Island của Anh, Khu tự do JAFZA của các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), tỉnh tự trị Jeju của Hàn Quốc, Đặc điểm chung của các vùng đất này là sự đồng đều về nhận thức chính trị ở một trình độ nhất định của cư dân địa phương1. Điều này cho phép cư dân địa phương tham gia vào đời sống chính trị của đặc khu với đầy đủ ý thức trách nhiệm công dân, đặc biệt là trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển của đặc khu. Sự chín chắn của đại đa số cư dân về phương diện nhận thức chính trị là điều kiện tối cần thiết để xây dựng các thiết chế quyền lực mạnh thông qua việc lựa chọn các ứng viên bằng lá phiếu bầu cử. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 36 Số 3+4 (355+356) T02/2018 Chính quyền uỷ nhiệm. Chính quyền uỷ nhiệm tại đặc khu được xem là tai mắt, đúng hơn là hoá thân của chính quyền cấp trên tại địa bàn, là người thực hiện chức năng quản lý của chính quyền cấp trên tại địa bàn nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đặc thù được xác định2. Mô hình này phù hợp đối với những vùng đất có vị trí địa lý thuận lợi cho việc thu hút đầu tư nhưng còn kém phát triển về mặt xã hội, đặc biệt là mặt bằng dân trí chưa cao3. Do đặc điểm về trình độ phát triển xã hội, việc trao cho cư dân địa phương các quyền tham gia thiết lập chính quyền tự quản thông qua lá phiếu bầu cử có thể dẫn đến rủi ro4. Bởi vậy, việc thiết lập chính quyền ở những vùng đất này nên do chính quyền cấp trên đảm nhận. Vì không do cư dân địa phương tạo ra bằng lá phiếu bầu, chính quyền uỷ nhiệm không có thiết chế quyết nghị giống như cơ quan lập pháp, mà chỉ có hệ thống hành chính quản lý và hệ thống toà án. Hệ thống hành chính quản lý chủ yếu bao gồm các cơ quan cung ứng dịch vụ công cho doanh nghiệp, quản lý dịch vụ hạ tầng phục vụ sản xuất - kinh doanh và thuế quan. Chính quyền địa phương uỷ nhiệm được trao các quyền rộng rãi trong khi cư dân địa phương không có công cụ chính trị cho phép giám sát trực tiếp công việc của họ. Một cách hợp lý, phải đặt một cơ chế giám sát chặt chẽ của chính quyền cấp trên đối với chính quyền uỷ nhiệm ở các đặc khu. Chính quyền uỷ nhiệm phải giải trình trước chính quyền cấp trên về các công việc của mình. Các vị trí trong chính quyền uỷ nhiệm có 2 Các đặc khu kinh tế được thành lập ở Trung Quốc như Thẩm Quyến, Sán Đầu ở Trung Quốc là ví dụ điển hình. 3 Sự tồn tại của các vùng đất kém phát triển được cho là điều tất nhiên theo một lý thuyết, gọi là thuyết tăng trưởng theo cực (growth poles) được François Perroux, một nhà kinh tế học người Pháp, đưa ra vào những năm 1950 (xem: Perroux, François (1955): Note sur la notion de poles croissance. Économie Appliquée, 1 & 2:307- 320 (bản dịch tiếng Anh của Mette Monsted (1974). Tư tưởng chủ đạo là trên lãnh thổ quốc gia có những vùng, miển mà do đặc điểm riêng về địa lý tự nhiên, nhân văn, xã hội, có trình độ phát triển không giống nhau, trong đó, vùng, miền có điều kiện phát triển tốt nhất được xác định là các cực tăng trưởng. Đối với quốc gia, cực tăng trưởng đóng vai trò chất kích thích, động lực thúc đẩy sự phát triển chung. 4 Rủi ro lớn nhất là sự lựa chọn sai lầm các ứng viên cho các vị trí nắm giữ quyền lực dẫn đến sự ra đời của một chính quyền kém năng lực và tham nhũng. thể bị xử lý kỷ luật trong trường hợp không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đặc biệt là không làm tròn nhiệm vụ xây dựng, duy trì không gian cởi mở, thông thoáng, thuận lợi, an toàn cho hoạt động đầu tư. 1.2 Sự lựa chọn của Việt Nam Đề xuất mô hình chính quyền uỷ nhiệm. Dự kiến sẽ có 3 đặc khu HC-KT được thành lập ở Việt Nam, là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà) và Phú Quốc (Kiên Giang). Cả ba đều là những đơn vị hành chính đang vận hành với các thiết chế chính quyền phù hợp với các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nghĩa là có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Về mặt lý thuyết, có thể “nâng cấp” các thiết chế này để trở thành các yếu tố cấu thành tổ chức chính quyền đặc khu HC-KT theo mô hình chính quyền tự quản. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, kinh nghiệm các nước cho thấy, mô hình chính quyền tự quản chỉ tỏ ra hiệu quả trong không gian xã hội thích ứng. Một trong những yếu tố đặc trưng của không gian xã hội này là sự đồng đều về nhận thức chính trị của cư dân địa phương ở một trình độ nhất định. Điều đó cho phép người dân tham gia tích cực và có trách nhiệm vào việc kiến tạo hệ thống chính trị của đặc khu cũng như cho phép triển khai có hiệu quả sự giám sát của người dân đối với hoạt động của chính quyền nhằm ngăn chặn, xử lý sự lạm quyền. Ở nước ta, các nơi dự kiến xây dựng đặc khu HC-KT, mặt bằng dân trí không nổi trội so với các nơi khác trong nước. Tất nhiên, các cư dân đặc khu mang quốc tịch BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 37Số 3+4 (355+356) T02/2018 Việt Nam sống trên đặc khu vẫn được hưởng đầy đủ các quyền chính trị được thừa nhận cho công dân Việt Nam. Nhưng, trong điều kiện phải bảo đảm việc thực thi quyền chính trị trên địa phận đặc khu không gây phương hại đến an ninh quốc gia, thì không thể trao cho cư dân đặc khu những quyền và nghĩa vụ mà bản thân chủ thể chưa thực sự có sự chuẩn bị tốt để tiếp nhận và sử dụng. Nói cách khác, trong hoàn cảnh, điều kiện hiện tại của đất nước, không thể xây dựng khái niệm cư dân đặc khu HC-KT với những quyền và nghĩa vụ chính trị đặc thù mà cư dân trên phần còn lại của lãnh thổ quốc gia không có. Nói tóm lại, mô hình chính quyền tốt nhất cho đặc khu HC-KT ở Việt Nam chỉ có thể là mô hình chính quyền uỷ nhiệm. Đề xuất cấp chính quyền đặc khu: chính quyền trực thuộc trung ương. Vấn đề cấp chính quyền đặc khu phải được đặt và giải quyết trong khuôn khổ hệ thống luật đang vận hành. Tư tưởng chủ đạo là bảo đảm việc trao cho chính quyền đặc khu các quyền hạn cần thiết để thực hiện các mục tiêu được xác định, nhưng không làm xáo trộn nếp nếp vận hành của hệ thống chính trị, pháp lý chung. Với tư tưởng đó, một khi xác định rằng chính quyền đặc khu cần có những quyền hạn rộng rãi để thực hiện nhiệm vụ của mình, cấp chính quyền trao uỷ nhiệm tất nhiên cũng phải là cấp có thẩm quyền rộng rãi. Trong khuôn khổ luật thực định, chính quyền uỷ nhiệm đặc khu nên được đặt dưới thẩm quyền giám sát của chính quyền trung ương. Lý do là, chính quyền cấp tỉnh nơi dự kiến có đặc khu chỉ được trao thẩm quyền hạn chế trong một số lĩnh vực quan trọng, trong khi chính quyền đặc khu cần có thẩm quyền cao hơn để thực hiện các mục tiêu của đặc khu. Nói rõ hơn, các đặc khu HC-KT nên được xác định là các đơn vị hành chính lãnh thổ ngang với cấp tỉnh. 2. Xây dựng và áp dụng pháp luật Luật quốc gia và luật đặc biệt. Là một phần của lãnh thổ quốc gia, đặc khu HC-KT, trên nguyên tắc, cũng chịu sự chi phối của luật áp dụng chung trên phạm vi lãnh thổ. Có những quy định của luật có thể được áp dụng cho đặc khu cũng như cho các phần còn lại của lãnh thổ quốc gia mà không gây khó khăn, bởi vậy, không cần phải ra quy định riêng cho đặc khu. Ví dụ điển hình là các quy định về hộ tịch, về nghĩa vụ và hợp đồng, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,.... Trái lại, đối với những vấn đề liên quan đến mục đích tồn tại của đặc khu, thì các giải pháp phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý đặc thù. Một trong những điều bận tâm hàng đầu của nhà đầu tư là sự minh bạch của môi trường pháp lý nơi hoạt động đầu tư được thực hiện. Bỏ một số tiền lớn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư mong muốn có sự bảo đảm pháp lý về quyền sở hữu đối với các tài sản được tạo lập trong khuôn khổ các hoạt động ấy, bao gồm quyền sở hữu đối với lợi tức thu được một cách hợp pháp. Quyền sở hữu tư nhân đã được hiến định như là một phần của quyền con người và được pháp luật bảo hộ (Điều 32 Hiến pháp). Cũng theo Hiến pháp, tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hoá (Điều 51 khoản 3). Hiến pháp cũng quy định trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường (Điều 32 khoản 3). Cần có những quy định cụ thể hoá việc áp dụng các quy định trên của Hiến pháp trong phạm vi đặc khu để tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư và đặc biệt là để loại trừ nguy cơ lạm dụng quyền của nhà chức trách trong việc trưng dụng, trưng mua tài sản. Những quy định như thế nên được xây dựng như một phần của luật về đặc khu HC-KT. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 38 Số 3+4 (355+356) T02/2018 Áp dụng chuẩn mực và tập quán quốc tế. Đặc khu được hiểu là vùng đất tự do giao thương, là nơi cho phép áp dụng trực tiếp các chuẩn mực quốc tế và tập quán quốc tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong giao lưu dân sự giữa các chủ thể và cả trong việc giải quyết xung đột, tranh chấp pháp lý giữa các chủ thể. Vì vậy, cần có quy định thừa nhận quyền của các chủ thể giao dịch trong khuôn khổ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại đặc khu được thoả thuận áp dụng các chuẩn mực và tập quán quốc tế thay vì các quy định trong luật áp dụng chung trên phạm vi lãnh thổ quốc gia5. Tất nhiên, các chuẩn mực, tập quán được áp dụng phải không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, cũng không được trái với đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, cũng cần có các quy định thừa nhận quyền thoả thuận ấy cùng với những điều kiện chặt chẽ kèm theo. Quyền lập quy của chính quyền đặc khu. Là chính quyền uỷ nhiệm, chính quyền đặc khu, trên nguyên tắc, không thể có nhiều quyền hơn cấp uỷ nhiệm cho mình - là cấp Chính phủ. Trong điều kiện Chính phủ phải tuân thủ luật do Quốc hội ban hành, Chính phủ không thể ra những quy định mang tính ngoại lệ trái với các quy định của luật. Trong khi đó, chính quyền đặc khu cần được trao quyền hạn để ra các quy định mang tính ưu đãi, khuyến khích đối với nhà đầu tư so với các quy định trong luật chung được áp dụng trên phần còn lại của lãnh thổ quốc gia. Bởi vậy, để quyền lập quy của chính quyền đặc khu cho phép chính quyền ra những quy định vốn thuộc thẩm quyền của cơ quan lập pháp, cần ghi nhận quyền này trong một văn bản lập pháp. Nói cách khác, 5 Nên thừa nhận quyền này cho tất cả các chủ thể, không phân biệt quốc tịch, và trong mọi trường hợp giao dịch, chứ không nên chỉ giới hạn việc thừa nhận cho các giao dịch có yếu tố nước ngoài như tại Điều 6, Điều 7 của Dự thảo Luật đơn vị HC-KT đặc biệt (dự thảo Luật). Đã gọi là đặc khu, thì tính đặc biệt của không gian pháp lý phải được nhìn nhận một cách phổ quát trên phạm vi lãnh thổ: mọi chủ thể sống trên đó đều được hưởng quy chế đặc biệt như nhau, không phân biệt quốc tịch, gốc gác xuất xứ. 6 Thời hạn xét duyệt hồ sơ xin đầu tư nên được quy định hợp lý trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm các nước. Hầu hết các nước tiên tiến đều quy định thời hạn xét duyệt rất ngắn, có thể trong vòng 24 giờ, như ở Pháp hoặc ở Mỹ. Xem Ph. Merle, Droit commercial - Sociétés commerciales, Dalloz, Paris, 2008, tr. 91. Luật Tổ chức đơn vị HC-KT đặc biệt phải có các quy định xác định rõ thẩm quyền của chính quyền đặc khu trong việc ban hành các văn bản lập quy cấp đặc khu có chứa đựng các quy định áp dụng trong phạm vi đặc khu thay thế cho các quy định của luật được áp dụng trên phần còn lại của lãnh thổ quốc gia. Một số quy định đặc biệt áp dụng cho đặc khu Điều kiện thành lập doanh nghiệp. Kinh nghiệm của các đặc khu kinh tế thành công của các nước cho thấy, để đặc khu thực sự là môi trường đầu tư hấp dẫn, thì việc thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện theo những thủ tục đơn giản nhất và trong khoảng thời gian ngắn nhất. Luật về đặc khu HC-KT có thể không dự kiến được tất cả những vấn đề cần giải quyết liên quan đến việc thành lập các doanh nghiệp trên phạm vi đặc khu, đặc biệt là các vấn đề kỹ thuật liên quan đến ngành nghề đặc thù6. Bởi vậy, luật về đặc khu HC-KT chỉ cần ghi nhận một điều khoản cho phép chính quyền đặc khu quy định điều kiện thành lập doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm của từng đặc khu về khả năng thu hút đầu tư. Quy định về sử dụng đất. Do quyền sở hữu đất được hiến định thuộc sở hữu toàn dân, chủ thể quan hệ pháp luật chỉ có quyền sử dụng đất toạ lạc trên phạm vi đặc khu như các chủ thể sử dụng đất trên các phần còn lại của lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, việc giao hoặc cho thuê đất có thể được quy định với nội dung thông thoáng. Chẳng hạn, có thể không áp dụng quy định về hạn điền đối với đất nông nghiệp để tạo điều kiện cho việc xây dựng các nông trại tư nhân quy mô lớn. Việc tiếp cận đất đai của người nước ngoài BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 39Số 3+4 (355+356) T02/2018 cũng cần được quy định theo hướng cởi mở nhằm tạo sự an tâm cho nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Thời hạn sử dụng đất nên được quy định dài hơn so với thời hạn được ghi nhận trong luật chung. Quyền sở hữu nhà ở. Có thể xây dựng khung pháp lý riêng cho việc xác lập, thực hiện quyền sở hữu nhà áp dụng trên phạm vi đặc khu. Với khung pháp lý này, người nước ngoài có thể tạo lập nhà ở toạ lạc tại đặc khu trong những điều kiện thông thoáng hơn so với các điều kiện được quy định trong luật hiện hành. Thuế và ngoại hối. Điều chắc chắn là chế độ thuế áp dụng tại đặc khu HC-KT phải là một chế độ đặc biệt, vừa mang tính ưu đãi cao đối với nhà đầu tư, vừa góp phần tăng thu cho ngân sách quốc gia của nước sở tại. Chính quyền đặc khu cần được trao quyền hạn rộng rãi trong việc quy định các sắc thuế địa phương, đặc biệt là thuế nhà đất. Bên cạnh đó, có thể cân nhắc đề ra các quy định đặc thù về thuế thu nhập cá nhân áp dụng trong dài hạn cho đặc khu HC-KT7. Thuế xuất nhập khẩu nên được miễn hoàn toàn trên phạm vi đặc khu. Áp dụng chế độ tự do lưu thông ngoại hối trên phạm vi đặc khu. Các ngoại tệ được chấp nhận là phương tiện thanh toán trong giao dịch dân sự và thương mại. Cư trú và đi lại. Cần có quy định trao thẩm quyền cho chính quyền đặc khu xem xét và cấp thị thực lưu trú cho người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại đặc khu. Luật có thể quy định khung pháp lý về điều 7 Không nên giới hạn phạm vi áp dụng chế độ thuế thu nhập ưu đãi trong thời gian đến năm 2030 như trong Dự thảo Luật (Điều 23), bởi điều đó sẽ có tác dụng làm cho đặc khu giảm bới sức hút theo thời gian, đối với người bên ngoài. kiện xác định quốc gia, vùng lãnh thổ mà công dân của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó được cấp hoặc miễn thị thực. Dựa vào quy định chung ấy, chính quyền đặc khu ra quy định cụ thể về các quốc gia, vùng lãnh thổ có công dân được hưởng chế độ đặc biệt về cấp hoặc miễn thị thực. Chuyển giao công nghệ. Trong điều kiện đất nước đang phát triển, thì đặc khu HC-KT phải đảm nhận tốt vai trò đầu mối tiếp nhận công nghệ tiên tiến từ nước ngoài để góp phần hiện đại hoá nền sản xuất nội địa. Chính quyền đặc khu cần được trao quyền hạn rộng rãi trong việc quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của công nghệ được ưu tiên chuyển giao để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh trong đặc khu. Tuy nhiên, cần xây dựng cơ chế giám sát, kiểm soát để bảo đảm việc chuyển giao công nghệ vào đặc khu đạt được mục tiêu chung về hiện đại hoá nền sản xuất của quốc gia. Một mặt, chính quyền đặc khu được quyền quyết định phê duyệt các dự án đầu tư có tác dụng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam qua lãnh thổ đặc khu; mặt khác, chính quyền đặc khu chịu sự giám sát của chính quyền cấp trên, thông qua các cơ quan chức năng có thẩm quyền về chất lượng của công nghệ được chuyển giao. Cần có các quy định chế tài thật mạnh và dứt khoát, có tính răn đe cao nhằm ngăn chặn, xử lý việc lạm dụng các quyền rộng rãi được thừa nhận để tiếp nhận công nghệ lạc hậu và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống■ TÀI LIỆU THAM KHẢO - https://en.wikipedia.org/wiki/Demographics_of_the_Cayman_Islands (truy cập ngày 07/01/2015). - Dự thảo Luật Đơn vị HC-KT đặc biệt, công bố trên DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1319&LanID=1426&TabIndex=1 (truy câp ngày 31/12/2017) - François Perroux: Note sur la notion de poles croissance. Économie Appliquée, 1 & 2:307- 320, 1955. - Jung-Dong Park, The Special Economic Zones of China and Their Impact on Its Economic Development, Praeger Publishers, Connecticut, 1997. - Philippe Merle, Droit commercial - Sociétés commerciales, Dalloz, Paris, 2008 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 40 Số 3+4 (355+356) T02/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_y_kien_ve_to_chuc_chinh_quyen_va_phap_luat_ap_dung_ta.pdf
Tài liệu liên quan