Nghiên cứu chuẩn HL7 dùng trao đổi dữ liệu điện tử trong y khoa và xây dựng chương trình đọc bản tin HL7

TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn tập trung nghiên cứu về nội dung tiêu chuẩn định dạng bản tin HL7 phiên bản 2.3.1. Đây là một chuẩn về dữ liệu dạng văn bản thông tin y tế được ứng dụng khá rộng rãi và có triển vọng phát triển thành chuẩn thống nhất trong mạng thông tin y tế thế giới. Nội dung của tiêu chuẩn rất rộng (trên 1200 trang toàn text), đầy đủ và chi tiết, hầu hết mọi vấn đề liên quan đến văn bản trong thông tin y tếđều có thể sử dụng chuẩn này. Do giới hạn về thời gian, luận văn được giới hạn nghiên cứu chuẩn HL7 về cấu trúc bản tin Nhập viện của bệnh nhân, trên cơ sởđó, một chương trình phần mềm có chức năng tạo và dịch một bản tin tuân theo chuẩn HL7 (dựa theo sự kiện bệnh nhân nhập viện) đã được thiết kế. Phần mềm này đã được xây dựng để có thể tạo, đọc và tìm kiếm danh sách bệnh nhân theo chuẩn HL7 và có thểứng dụng thử nghiệm trong công tác quản lý đầu vào bệnh nhân tại các cơ sở y tế, tạo nền tảng để phát triển phần mềm tổng quát quản lý bệnh viện theo chuẩn HL7 trong hệ thống thông tin y tế, đặc biệt trong ứng dụng y tế từ xa. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN . ii TÓM TẮT LUẬN VĂN iii MỤC LỤC iv CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Mởđầu 1 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1. LỊCH SỬ CHUẨN THÔNG TIN Y TẾ HL7 . 3 2.2. NGUYÊN TẮC MÃ HÓA TRONG HL7 . 6 2.2.1. Nguyên tắc . 6 2.2.2. Ví dụ về mã hóa và giải mã một bản tin HL7 6 2.3. CÁC KHÁI NIỆM CƠ SỞ TRONG HL7 7 2.3.1. Sự kiện kích khởi (trigger event) . 7 2.3.2. Môi trường truyền thông 11 2.3.3. Bản tin 13 2.3.4. Đoạn . 14 2.3.5. Trường 14 2.3.6. Ký hiệu phân định bản tin (message delimiter) . 18 2.3.7. Loại dữ liệu 20 2.3.8. Sử dụng các trình tự thoát ra trong trường văn bản . 27 2.3.9. Các quy luật kiến trúc dữ liệu 30 2.3.10. Cấu tạo một bản tin quản trị bệnh nhân . 32 2.4. CẤU TRÚC BẢN TIN NHẬP VIỆN . 33 Bản tin đăng ký bệnh nhân – ADT/ACK (sự kiện A04) 33 2.4.1. Đoạn mào đầu bản tin (MSH – Message Header Segment) . 34 2.4.2. Đoạn loại sự kiện (Event type segment – EVN) . 40 2.4.3. Đoạn xác nhận bệnh nhân (Patient Identification segment – PID) . 42 2.4.4. Đoạn thân nhân bệnh nhân (Next of kin / associated parties segment – NK1) . 51 2.4.5. Đoạn thông tin nhập viện (Patient Visit segment – PV1) 58 2.4.6. Đoạn thông tin chẩn đoán (Diagnosis segment – DG1) 63 2.4.7. Đoạn thông tin bảo hiểm (Insurance segment – IN1) 67 CHƯƠNG 3: PHẦN THỰC HÀNH: CHƯƠNG TRÌNH MessageHL7 v1.0.1 3.1. Giới thiệu chương trình “ĐỌC VÀ TẠO BẢN TIN HL7” 70 3.2. Yêu cầu hệ thống . 71 3.3. Sử dụng chương trình 71 3.4. Trợ giúp chương trình . 74 3.5. Bàn luận về chương trình 75 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 4.1. Kết luận . 77 4.2. Khả năng và hướng phát triển . 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 79 PHỤ LỤC PHỤ LỤC A – BẢNG HL7 VÀ NGƯỜI DÙNG ĐỊNH NGHĨA . 80 PHỤ LỤC B – LOẠI BẢN TIN 98 PHỤ LỤC C – CÁC ĐOẠN CỦA BẢN TIN . 101 PHỤ LỤC D – MÃ NGUỒN CHƯƠNG TRÌNH . 105

pdf113 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3628 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu chuẩn HL7 dùng trao đổi dữ liệu điện tử trong y khoa và xây dựng chương trình đọc bản tin HL7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG ---------------EÓD--------------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 DÙNG TRAO ĐỔI DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG Y KHOA VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỌC BẢN TIN HL7 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH SVTH: VÕ THANH HOÀNG i Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 01 Năm 2007 Email : hoangquit@yahoo.com Lời CẢM ƠN VÕ THANH HOÀNG Xin tri ân, Xin được tỏ lòng biết ơn đến mọi người đã giúp tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. " Cảm ơn em, Jenny, người yêu dấu của anh, đã luôn bên anh, động viên, hỗ trợ trong những lúc anh khó khăn nhất " Xin cảm ơn Ba, Me đã hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho con. Cảm ơn anh Liêm đã nhiệt tình giúp em, và bé Út đã luôn cổ vũ cho anh " Các bạn trong lớp Vật Lý Kỹ Thuật Y sinh K02 thân thương, các anh em dễ mến trong cùng phòng trọ đã động viên, cổ vũ " Các Thầy Cô trong khoa Khoa Học Ứng Dụng đã cho em nhiều kiến thức bổ ích " Thầy, TS. Huỳnh Quang Linh, người đã tận tình hướng dẫn tôi xuyên suốt quá trình làm luận văn Ðể hoàn thành tốt luận văn này, ngoài sự nổ lực hết mình của bản thân, còn là nhờ sự giúp đỡ từ những người khác. Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến: LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn tập trung nghiên cứu về nội dung tiêu chuẩn định dạng bản tin HL7 phiên bản 2.3.1. Đây là một chuẩn về dữ liệu dạng văn bản thông tin y tế được ứng dụng khá rộng rãi và có triển vọng phát triển thành chuẩn thống nhất trong mạng thông tin y tế thế giới. Nội dung của tiêu chuẩn rất rộng (trên 1200 trang toàn text), đầy đủ và chi tiết, hầu hết mọi vấn đề liên quan đến văn bản trong thông tin y tế đều có thể sử dụng chuẩn này. Do giới hạn về thời gian, luận văn được giới hạn nghiên cứu chuẩn HL7 về cấu trúc bản tin Nhập viện của bệnh nhân, trên cơ sở đó, một chương trình phần mềm có chức năng tạo và dịch một bản tin tuân theo chuẩn HL7 (dựa theo sự kiện bệnh nhân nhập viện) đã được thiết kế. Phần mềm này đã được xây dựng để có thể tạo, đọc và tìm kiếm danh sách bệnh nhân theo chuẩn HL7 và có thể ứng dụng thử nghiệm trong công tác quản lý đầu vào bệnh nhân tại các cơ sở y tế, tạo nền tảng để phát triển phần mềm tổng quát quản lý bệnh viện theo chuẩn HL7 trong hệ thống thông tin y tế, đặc biệt trong ứng dụng y tế từ xa. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN.................................................................................... iii MỤC LỤC.......................................................................................................... iv CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU U 1.1. Mở đầu ...................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn .......................................................... 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1. LỊCH SỬ CHUẨN THÔNG TIN Y TẾ HL7 ........................................... 3 2.2. NGUYÊN TẮC MÃ HÓA TRONG HL7................................................. 6 2.2.1. Nguyên tắc ......................................................................................... 6 2.2.2. Ví dụ về mã hóa và giải mã một bản tin HL7.................................... 6 2.3. CÁC KHÁI NIỆM CƠ SỞ TRONG HL7 ................................................ 7 2.3.1. Sự kiện kích khởi (trigger event) ........................................................... 7 2.3.2. Môi trường truyền thông...................................................................... 11 2.3.3. Bản tin .................................................................................................. 13 2.3.4. Đoạn ..................................................................................................... 14 2.3.5. Trường.................................................................................................. 14 2.3.6. Ký hiệu phân định bản tin (message delimiter) ................................... 18 2.3.7. Loại dữ liệu .......................................................................................... 20 2.3.8. Sử dụng các trình tự thoát ra trong trường văn bản ............................. 27 2.3.9. Các quy luật kiến trúc dữ liệu .............................................................. 30 2.3.10. Cấu tạo một bản tin quản trị bệnh nhân ............................................. 32 2.4. CẤU TRÚC BẢN TIN NHẬP VIỆN ..................................................... 33 Bản tin đăng ký bệnh nhân – ADT/ACK (sự kiện A04).................................... 33 2.4.1. Đoạn mào đầu bản tin (MSH – Message Header Segment)................. 34 2.4.2. Đoạn loại sự kiện (Event type segment – EVN) ................................... 40 2.4.3. Đoạn xác nhận bệnh nhân (Patient Identification segment – PID) ..... 42 2.4.4. Đoạn thân nhân bệnh nhân (Next of kin / associated parties segment – NK1) ............................................................................................................... 51 2.4.5. Đoạn thông tin nhập viện (Patient Visit segment – PV1) .................... 58 2.4.6. Đoạn thông tin chẩn đoán (Diagnosis segment – DG1) ...................... 63 2.4.7. Đoạn thông tin bảo hiểm (Insurance segment – IN1).......................... 67 CHƯƠNG 3: PHẦN THỰC HÀNH: CHƯƠNG TRÌNH MessageHL7 v1.0.1 3.1. Giới thiệu chương trình “ĐỌC VÀ TẠO BẢN TIN HL7” .................... 70 3.2. Yêu cầu hệ thống..................................................................................... 71 3.3. Sử dụng chương trình.............................................................................. 71 3.4. Trợ giúp chương trình ............................................................................. 74 3.5. Bàn luận về chương trình ........................................................................ 75 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN iv www.bme.vn 4.1. Kết luận ................................................................................................... 77 4.2. Khả năng và hướng phát triển ................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 79 PHỤ LỤC PHỤ LỤC A – BẢNG HL7 VÀ NGƯỜI DÙNG ĐỊNH NGHĨA..................... 80 PHỤ LỤC B – LOẠI BẢN TIN ........................................................................ 98 PHỤ LỤC C – CÁC ĐOẠN CỦA BẢN TIN ................................................. 101 PHỤ LỤC D – MÃ NGUỒN CHƯƠNG TRÌNH ........................................... 105 v CÁC TỪ VIẾT TẮT VD Ví dụ LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Mở đầu Trong hệ thống thông tin y tế, đặc biệt là hệ thống thông tin bệnh viện, việc lưu trữ những thông tin về bệnh nhân từ khi nhập viện đến khi xuất viện, hay là nhập viện lại nhiều lần; những thông tin quản lý hoạt động trong bệnh viện… thường xuyên xảy ra với dung lượng lưu trữ lớn. Việc lưu trữ bằng sổ sách đã xuất hiện những bất cập như lượng thông tin lưu trữ quá lớn, việc tìm kiếm khó khăn, đặc biệt là việc chia sẻ thông tin giữa các khoa trong bệnh viện hoặc giữa các bệnh viện với nhau là hầu như chưa thực hiện được. Chính vì vậy, các bệnh viện đã chuyển dần sang việc thu thập và lưu trữ thông tin bằng máy tính. Tuy nhiên, việc định dạng cho những thông tin điện tử này có nhiều khác nhau giữa các bệnh viện nên quá trình chia sẻ thông tin gặp khó khăn. Do đó, năm 1987 một ủy ban gồm những người sử dụng, những nhà cung cấp và những nhà tư vấn trong lĩnh vực này đứng đầu là giáo sư Sam Schultz tại Bệnh viện trường Đại học Pennsylvania Mỹ đã thống nhất và đưa ra một chuẩn chung cho khuôn dạng dữ liệu dạng văn bản gọi là HL7 để thuận tiện cho việc chia sẻ thông tin dạng văn bản này. Theo đó, một loạt các quy tắc mã hóa và giải mã dạng dữ liệu văn bản được định nghĩa. Việc ứng dụng chuẩn dữ liệu này đã đem lại nhiều lợi ích trong các hệ thống thông tin y tế, đặc biệt là lĩnh vực y tế từ xa. Ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện đang từng bước phát triển, điều này giúp truy cập thông tin nhanh, hỗ trợ công tác chẩn đoán, thống kê và nghiên cứu khoa học của các chuyên khoa, giảm thiểu tài liệu lưu trữ hàng năm cho hệ thống bệnh viện. Tuy nhiên vẫn chưa có một chuẩn thống nhất chung nào dùng cho trao đổi dữ liệu văn bản giữa các khoa, các bệnh viện. Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, SVTH: VÕ THANH HOÀNG 1 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 đặc biệt nước ta vừa gia nhập WTO, đòi hỏi cần có những hệ thống thông tin y tế chuẩn hóa để có thể nâng cao khả năng chăm sóc sức khỏe cho người dân, hòa nhập cùng với các hệ thống thông tin y tế tiên tiến của những nước phát triển. Do vậy, mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn được đề ra là: 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn Mục tiêu được đề ra của luận văn là khảo sát công năng và cấu trúc của tiêu chuẩn định dạng bản tin thông tin y tế HL7 (phiên bản 2.3.1), trên cơ sở đó thiết kế một chương trình phần mềm có chức năng quản lý hồ sơ bệnh nhân theo chuẩn HL7 nhằm thử nghiệm khả năng ứng dụng trong công tác quản lý bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Do nội dung của tiêu chuẩn rộng (trên 1200 trang toàn text) và nhiều chi tiết phức hợp, từ thông tin văn bản về lý lịch bệnh nhân cho đến những liên kết quản lý hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị, liên kết với các cơ sở dữ liệu về tài chính bảo hiểm v.v…, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu chuẩn HL7 về cấu trúc bản tin Nhập viện của bệnh nhân. Cho nên, các nhiệm vụ chính của luận văn được đề ra như sau: - Khảo sát tổng quan về chuẩn định dạng bản tin thông tin y tế HL7 và sự phát triển ứng dụng trong mạng thông tin y tế. - Khảo sát cấu trúc dữ liệu về chuẩn định dạng bản tin thông tin y tế HL7. - Thiết kế thử nghiệm phần mềm tạo, đọc và tìm kiếm danh sách bệnh nhân theo chuẩn HL7 và xem xét khả năng ứng dụng thử nghiệm trong công tác quản lý đầu vào bệnh nhân các cơ sở y tế. SVTH: VÕ THANH HOÀNG 2 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1. Lịch sử chuẩn thông tin y tế HL7 Tương tự như người ta ở các nước khác nhau, có ngôn ngữ bản địa hoàn toàn khác nhau chỉ có thể giao tiếp được với nhau nếu họ có thể nói một ngôn ngữ chung, các ứng dụng máy tính chỉ có thể chia sẻ thông tin nếu chúng giao tiếp với cùng một tài nguyên chung. Đối với người ta hay máy tính để có thể chia sẽ dữ liệu với nhau, phải có: a) các chức năng để có thể giao tiếp vật lý, VD như nói và nghe, gởi và nhận tài liệu, tập tin dữ liệu, chia sẻ dữ liệu và thông tin. (Điều này được gọi là "functional interoperability" (thao tác giữa các phần chức năng)). b) Nói một ngôn ngữ chung (theo các thuật ngữ về danh từ, động từ, cấu trúc ngữ pháp…) và chia sẻ cùng từ vựng mà cho phép chúng hiểu các điều kiện và các quá trình xử lý y khoa phức tạp. (Đây được gọi là "semantic interoperability" (thao tác giữa các phần ngữ nghĩa)). Một nhóm các nhà sử dụng hệ thống máy tính y tế (những người sau đó thiết lập tổ chức Health Level 7) vào năm 1987 bắt đầu phát triển tài nguyên HL7 để tạo ra ngôn ngữ chung mà cho phép các ứng dụng y tế chia sẻ dữ liệu lâm sàng với nhau. Theo thời gian tài nguyên hoạt động trung gian HL7 trở thành chuẩn được công nhận cấp quốc gia, quốc tế và toàn cầu. HL7 là chữ viết tắt của tiêu chuẩn Health Level Seven (HL7), tiêu chuẩn này định dạng văn bản dùng để trao đổi dữ liệu điện tử trong tất cả các môi trường y tế. Ủy ban thành lập nên chuẩn HL7 được gọi là HL7 Working Group. HL7 không chỉ phổ biến trong các tiểu bang nước Mỹ, mà nó đã lan rộng ra nhiều nước khác như Úc, Nhật Bản, Đức, Hà Lan, New Zealand, và SVTH: VÕ THANH HOÀNG 3 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 Canada. Tại các nước này, nền y học và chăm sóc sức khỏe rất phát triển, người ta đã chấp nhận sử dụng tiêu chuẩn HL7 như là một tiêu chuẩn duy nhất trong trao đổi thông tin dạng văn bản trong y tế. Sau phiên bản 2.2, HL7 cho xuất bản phiên bản 2.3 vào tháng 12 năm 1994. Phiên bản 2.3 là kết quả của hơn hai năm làm việc và hàng ngàn giờ của các thành viên hoạt động HL7 từ sau khi xuất bản phiên bản 2.2. Các thành tựu chính của nó bao gồm việc duy trì được sự tương thích với phiên bản 2.2, sửa lỗi và mở rộng tiêu chuẩn. HL7 được thiết kế phù hợp với các đòi hỏi của tiêu chuẩn ANSI (American National Standards Institute - Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa kỳ), các tổ chức tiêu chuẩn về bản tin trong công nghệ máy tính ở lĩnh vực y tế (ASTM - American Society for Testing Materials). HL7 đang tham gia vào Ủy ban tiêu chuẩn thông tin y tế của ANSI (ANSI’s Healthcare Informatics Standards Board - HISB). Tháng 6 năm 1994, HL7 trở thành Tổ chức Phát triển Tiêu chuẩn ANSI chính thức (ANSI Accredited Standards Developing Organization). Phiên bản HL7 2.2 được ANSI công nhận chính thức năm 1996 và v2.3 được ANSI cấp giấy chứng nhận tháng 5 năm 1997. Phiên bản 2.3.1 của HL7 đã được ANSI công nhận và là phiên bản 2.3 được công bố rộng rãi. Năm 2006, HL7 công bố chính thức xuất bản phiên bản HL7 v3.0. Đây là một phiên bản mới của HL7 được cập nhật thêm nhiều phần, như bổ sung phần Kiến trúc Tài liệu Lâm sàng (Clinical Documents Architecture), Mô hình Thông tin Tham khảo (Reference Information Model - RIM) dùng trong hệ thống thông tin y tế bao gồm: Đặc điểm Loại dữ liệu, Định dạng dữ liệu XML, các Từ khóa điều khiển. Tuy nhiên, hiện tại chuẩn HL7 v2.3.1 vẫn đang thịnh hành và phổ biến nhiều nhất trên thế giới. Trong tương lai không xa, người ta cũng sẽ dần chuyển sang chuẩn HL7 v3.0. SVTH: VÕ THANH HOÀNG 4 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 "Level Seven" ý nói đến cấp độ cao nhất của mô hình giao tiếp thông tin của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO – International Standards Organization) dành cho Sự kết nối trung gian của các hệ thống mở (OSI – Open System Interconnection), đó là cấp ứng dụng. Cấp ứng dụng định nghĩa dữ liệu được trao đổi, thời gian trao đổi và sự liên lạc của các lỗi xảy ra cho ứng dụng. Cấp độ 7 hỗ trợ các chức năng như kiểm tra an ninh, định danh tham gia, kiểm tra có sẵn, trao đổi vật lý và quan trọng nhất là cấu trúc trao đổi dữ liệu. [2] 7 Application 6 Presentation 5 Session 4 Transport 3 Network 2 Data Link 1 Physical Function Communication HL7 7 Layer ISO Communication Model Thông tin thêm về mô hình 7 lớp của ISO tham khảo tại: Nội dung của chuẩn HL7 bao gồm: a) cấu trúc tổng thể của tất cả giao diện bao gồm giao diện truy vấn chung b) quản trị bệnh nhân (nhập viện, ra viện, chuyển tuyến và đăng ký) c) danh mục chỉ định d) hệ thống tính viện phí e) dữ liệu theo dõi lâm sàng f) một giao diện tổng quát cho việc đồng bộ hóa các tập tin tham khảo chung (tập tin chủ) g) quản trị thông tin y khoa h) danh mục bệnh nhân, danh mục tài nguyên SVTH: VÕ THANH HOÀNG 5 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 i) các bản tin tham khảo của bệnh nhân dùng cho hội chẩn giữa 2 viện khác nhau j) các bản tin chăm sóc bệnh nhân hỗ trợ cho việc thông tin về các chứng bệnh nan y, và cung cấp chức năng cách thức thực thi lâm sàng trong hệ thống thông tin vi tính. [3] 2.2. Nguyên tắc mã hóa trong HL7 2.2.1. Nguyên tắc Khuôn dạng bản tin quy định theo nguyên tắc mã hóa của HL7 gồm các trường dữ liệu, các trường này có độ dài thay đổi và được ngăn cách bởi một ký tự ngăn cách trường. Các nguyên tắc mô tả cách mã hóa của các kiểu dữ liệu trong một trường được quy định riêng. Các trường dữ liệu được kết hợp lại thành các nhóm logic được gọi là các đoạn. Các đoạn được ngăn cách bởi các ký tự phân đoạn. Mỗi đoạn bắt đầu với một giá trị chữ 3 ký tự, giá trị này được nhận dạng trong một bản tin. Các đoạn có thể được định nghĩa như yêu cầu hoặc tùy chọn và có thể cho phép được lặp lại. Các trường dữ liệu riêng được tìm thấy trong bản tin bởi vị trí của chúng trong các đoạn kết hợp. Tất cả dữ liệu được biểu diễn như các ký tự hiển thị từ một ký tự đã chọn. Bộ ký tự hiển thị mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange) là bộ ký tự mặc định trừ khi có sự thay đổi trong đoạn tiêu đề MSH (Message Header Segment). Ký tự ngăn cách trường phải được chọn từ sự thiết lập ký tự hiển thị mã ASCII. Tất cả dấu ngăn cách đặc biệt khác và các ký tự đặc biệt cũng là các ký tự hiển thị, ngoại trừ ký tự phân đoạn là ký tự mã ASCII Carriage Return (ký tự xuống dòng). [2] 2.2.2. Ví dụ về mã hóa và giải mã một bản tin HL7 Để hiểu hơn về cấu trúc của một bản tin HL7, chúng ta nghiên cứu một bản tin HL7 điển hình như việc 1 bệnh nhân nhập viện sẽ bao gồm các đoạn thông tin chính sau: SVTH: VÕ THANH HOÀNG 6 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 1. Đoạn mào đầu bản tin: MSH||STORE|MISSION|MINE|LAUREL|199801181007|security|ADT|MSG0 0201||| 2. Đoạn loại sự kiện: EVN|01|199801181005|| 3. Đoạn xác nhận bệnh nhân: PID|||PATID1234567||Doe^John^B^II||19470701|M||C|371 MAIN AVE^SAN FRANCISCO^CA^94122-0619||45-681-2888|||||||| 4. Đoạn thân nhân bệnh nhân: NK1||Doe^Linda^E||wife| 5. Đoạn thông tin nhập viện: PV1|1|I|100^345^01||||00135^SMITH^WILLIAM^K|||SUR|ADM| Trên đây là toàn bộ phần thông tin đã được mã hóa theo tiêu chuẩn HL7. Giải mã bản tin này, chúng ta sẽ lần lượt giải mã từng đoạn trong bản tin, sau đó kết hợp lại ta thu được những thông tin sau: Bệnh nhân John B. Doe, II, có mã bệnh nhân là 1234567, nam giới, da trắng, sinh ngày 1 tháng 7 năm 1947, sống tại 371 Avenue-Sanfrancisco, nhập viện ngày 18 tháng 1 năm 1998 hồi 10 giờ 05 phút sáng, được bác sĩ William K.Smith xét nghiệm và điều trị. Bệnh nhân được chỉ định nằm viện tại giường số 01, phòng 345, tổ chăm sóc 100. Phần thân nhân có vợ là Linda E.Doe, bản tin được gửi từ Mission tới Mine sau khi bệnh nhân nhập viện 2 phút. Dấu “|” dùng để phân cách giữa các trường dữ liệu, nếu không có trường dữ liệu nó được coi như là trường trống. [1] 2.3. Các khái niệm cơ sở trong cấu trúc HL7 [2] 2.3.1. Sự kiện kích khởi (trigger event) HL7 giả định rằng một sự kiện trong thế giới thực của chăm sóc sức khỏe tạo ra nhu cầu cho dữ liệu để truyền giữa các hệ thống. Sự kiện thế giới SVTH: VÕ THANH HOÀNG 7 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 thực được gọi là sự kiện kích khởi (trigger event). VD một bệnh nhân được nhập viện (là một trigger event) có thể gây ra nhu cầu cho dữ liệu về bệnh nhân đó để được gởi đến một số hệ thống khác. Trigger event có thể là một sự theo dõi (VD kết quả xét nghiệm) cho một bệnh nhân tạo ra một nhu cầu cho sự theo dõi đó để được gởi tới một số hệ thống khác. Khi sự truyền tin được khởi tạo bởi hệ thống ứng dụng mà giải quyết với trigger event đó, phiên giao dịch có tên gọi theo thuật ngữ là unsolicited update (sự cập nhật tự gởi đi). Chú ý: không có giả thiết nào được làm về thiết kế hoặc kiến trúc của hệ thống ứng dụng tạo ra “unsolicited update”. Phạm vi của HL7 được giới hạn bằng đặc điểm của các bản tin giữa các hệ thống ứng dụng và sự kiện kích khởi chúng. HL7 cho phép sử dụng trigger event ở vài cấp độ khác nhau của dữ liệu có tính chất hột (data granularity) và các mối quan hệ giữa chúng. VD, hầu hết sự kiện kích khởi Quản trị bệnh nhân (Patient Administration – ADT) liên quan đến một đối tượng đơn (như là một sự kiện nhận bệnh nhân, mà tạo ra một bản tin chứa dữ liệu về một bệnh nhân đơn hoặc/và một tài khoản đơn). Các sự kiện kích khởi ADT khác được liên quan với mối quan hệ giữa hơn một đối tượng (VD sự kiện hợp bệnh nhân chỉ định hoặc hợp tài khoản). Vài sự kiện kích khởi ADT gắn liền với một tập hợp đối tượng mà không có mối quan hệ trung gian lớn (VD một truy vấn địa phương có đáp ứng chứa dữ liệu về một tập hợp bệnh nhân nội trú người mà chỉ liên quan tạm thời theo cấu trúc địa phương). 2.3.1.1. Sự nhận (acknowledgment): chế độ nguyên thủy Khi sự cập nhật tự động gởi được gởi từ một hệ thống đến hệ thống khác, chế độ nhận này chỉ ra rằng nó được nhận ở cấp ứng dụng. Lý do là nó không đủ để biết hệ thống truyền thông lớp dưới đảm bảo phân phát bản tin. Nó cũng cần biết rằng ứng dụng nhận xử lý dữ liệu thành công tại mức ứng dụng địa phương. SVTH: VÕ THANH HOÀNG 8 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 Sự nhận có thể chứa dữ liệu quan tâm đến hệ thống khởi tạo việc trao đổi. VD, nếu một hệ thống chăm sóc bệnh nhân đã xử lý sự kiện kích khởi “một xét nghiệm được yêu cầu cho một bệnh nhân”, nó có thể gởi một sự cập nhật tự động đến ứng dụng xét nghiệm để xác định bệnh nhân, yêu cầu xét nghiệm và các thông tin khác về yêu cầu. Hệ thống phụ thuộc sẽ nhận ra xét nghiệm yêu cầu khi nó xử lý thành công. Chuẩn HL7 không giả thiết về quyền sở hữu dữ liệu. Nó cũng không yêu cầu quyền sở hữu của mình trên hoạt động đến sau của dữ liệu nhận, hoặc không giả định về thiết kế hoặc kiến trúc của hệ thống ứng dụng nhận. Phạm vi của HL7 bị giới hạn ở đặc trưng kỹ thuật của bản tin giữa các hệ thống nhận, và sự kiện kích khởi chúng. Chuẩn HL7 không có chức năng giải thích yêu cầu một hệ thống trao chuyển dữ liệu trong bản tin đến cơ sở dữ liệu của nó trước khi nhận nó. Tất cả yêu cầu là hệ thống nhận chấp nhận trách nhiệm cho dữ liệu, cung cấp kiểm tra toàn vẹn mà sẽ áp dụng lên dữ liệu từ bất cứ nguồn nào. Để tiếp tục VD trước, hệ thống phụ thuộc có thể nhận yêu cầu xét nghiệm sau khi đặt nó trong một trình tự đầu vào. Giả thiết duy nhất là trình tự đầu vào vẫn duy trì ở cùng cấp toàn vẹn như là cơ sở dữ liệu. 2.3.1.2. Sự nhận: chế độ tăng cường Mô hình nhận HL7 đã được mở rộng để phân biệt cả sự nhận ứng dụng và chấp nhận, như là các điều kiện mà dưới chúng phải có. Với một sự nhận chấp nhận dương, hệ thống nhận truyền bản tin đến nơi lưu trữ an toàn theo cách mà giải phóng hệ thống gởi từ nhu cầu gởi lại bản tin. Sau khi bản tin đã được xử lý bởi hệ thống nhận, một sự nhận ứng dụng có thể được dùng để hoàn lại trạng thái kết quả của hệ thống gởi. 2.3.1.3. Truy vấn Một trao đổi dữ liệu khác xảy ra khi một hệ thống gởi một truy vấn đến hệ thống khác. VD, trong ứng dụng thông tin, có thể có một sự kiện kích khởi SVTH: VÕ THANH HOÀNG 9 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 “một thủ tục được lên lịch” cho bệnh nhân người chưa đăng ký sẵn trong cơ sở dữ liệu của ứng dụng thông tim. Ứng dụng có thể gởi một bản tin yêu cầu chứa mã ID của bệnh nhân đến hệ thống quản trị và nhận một đáp ứng chứa dữ liệu cần thiết để cho phép xử lý yêu cầu. Giao dịch gởi yêu cầu này là một truy vấn. Thông tin chảy giữa các hệ thống được chứa trong đáp ứng. Bản thân đáp ứng không nhận một bản tin thứ 3. Trong tất cả trường hợp, chuẩn HL7 gồm một trao đổi đơn giản bản tin giữa một cặp ứng dụng: sự cập nhật tự động và sự nhận của nó hoặc truy vấn và đáp ứng của nó. Mô hình hoạt động lớp dưới là mô hình của máy khách và máy chủ. Một ứng dụng tương tác với ứng dụng khác dùng một mã sự kiện mà xác định giao dịch. Ứng dụng khác đáp ứng với một bản tin mà gồm dữ liệu hoặc một biểu thị lỗi. Ứng dụng khởi tạo có thể nhận một trạng thái đẩy ra từ ứng dụng khác hoặc từ phần mềm cấp thấp chỉ ra rằng bản tin của nó không được nhận đúng. Truy vấn HL7 có thể được đặt công thức dùng một trong vài phương pháp sau: 1. “Bộ lọc truy vấn” HL7, định nghĩa thông qua đoạn QRD và QRF. Những bộ lọc này hỗ trợ như trong các ấn bản trước của HL7, và được tham khảo theo truy vấn “chế độ nguyên thủy”. 2. Ngôn ngữ truy vấn nhúng chọn câu lệnh, mà ngôn ngữ đó làm cho hệ thống truy vấn có thể định dạng yêu cầu như là một câu lệnh truy vấn dạng tự do (free-form), sử dụng ngôn ngữ truy vấn của sự chọn lựa (VD, SQL). 3. Bảng yêu cầu ảo, có chức năng tương tự bản tin Ngôn ngữ truy vấn nhúng, nhưng định dạng nghiêm ngặt hơn với các phân cách. SVTH: VÕ THANH HOÀNG 10 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 4. Các yêu cầu thủ tục lưu trữ, mã đơn vị của chương trình trên hệ thống đáp ứng mà được xây dựng để thỏa mãn một truy vấn chỉ định (VD, định nghĩa trước các truy vấn, thủ tục lưu trữ SQL) Do các truy vấn định nghĩa trước hỗ trợ bởi HL7 bị giới hạn về số lượng và định nghĩa chính xác, mỗi truy vấn có một tên thủ tục lưu trữ tương ứng và danh sách thông số liên đới với nó. 5. Các truy vấn lặp lại sự kiện, là yêu cầu cho dữ liệu định dạng như là bản tin sự kiện. HL7 bao gồm các câu lệnh lựa chọn SQL như một phương tiện thay thế tiêu chuẩn lựa chọn truy vấn mã hóa. Sự thay thế này được đề nghị như là một quy ước cho các phần thực thi, và không có ngụ ý hệ thống máy chủ phải hỗ trợ SQL chung hoặc phải dựa trên kỹ thuật cơ sở dữ liệu có liên quan. 2.3.2. Môi trường truyền thông Chuẩn HL7 định nghĩa bản tin khi chúng được trao đổi giữa thực thể ứng dụng và thủ tục dùng để trao đổi chúng. Như là nó hoạt động một cách khái niệm ở cấp 7 của mô hình ISO cho Hệ thống mở kết nối trung gian (Open System Interconnection – OSI). Nó có liên quan chính với nội dung dữ liệu và mối tương quan của bản tin và với việc truyền thông các cấp ứng dụng trong điều kiện lỗi. Do tài nguyên OSI không thực thi toàn bộ, nhóm làm việc HL7 quan tâm đến cung cấp chuẩn mà sẽ hữu dụng trong thời gian tới. HL7 cũng nhận ra rằng hiện tại và sẽ tiếp tục quan tâm đến truyền thông dữ liệu chăm sóc sức khỏe giữa các hệ thống hoạt động trong môi trường truyền thông mà cung cấp một cấp độ cao về chức năng, nhưng sử dụng tài nguyên khác hơn là ISO OSI. Toàn bộ môi trường quan tâm của HL7 gồm, nhưng không giới hạn để: SVTH: VÕ THANH HOÀNG 11 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 a) các môi trường không dự tính trước mà không cung cấp ngay cả sự ổn định vận chuyển cơ bản. Các môi trường đó bao gồm liên kết điểm đến điểm RS-232, modem, và ngay cả LAN, nếu sự nối kết với máy chủ của chúng được làm qua giao tiếp RS-232. Cho đến khi chuẩn cấp cao OSI trở thành thực sự phổ biến, nhiều giao diện của chăm sóc sức khỏe sẽ thực thi trên các kết nối đó. Trong một môi trường như vậy, tài nguyên cấp thấp hơn HL7 (Lower Level Protocols – LLP) có thể được dùng giữa các hệ thống để tăng khả năng của môi trường truyền thông. Tài nguyên cấp thấp hơn HL7 được định nghĩa trong hướng dẫn thực thi HL7, không phải là một phần chính thức của chuẩn. b) các môi trường mà hỗ trợ một cấp vận chuyển mạnh mẽ, nhưng không phù hợp với yêu cầu mức cao. Điều này bao gồm các môi trường như là TCP/IP, DECNET, và SNA. c) ISO và tính sở hữu công việc mạng mà thực thi đến một dịch vụ trình diễn và dịch vụ cấp cao khác. IBM’s SNA LU6.2 và SUN Microsystem’s NFS là các ví dụ về tính sở hữu công việc mạng hoàn chỉnh. d) hai hay nhiều ứng dụng đang chạy trên cùng một máy vật lý và/hoặc máy luận lý mà không tích hợp chặt. Trong những môi trường này, khả năng bản tin có thể được cung cấp bởi một dịch vụ truyền thông xử lý trung gian (VD, các ống (pipelines) trong hệ thống UNIX). Chuẩn HL7 giả định rằng môi trường truyền thông sẽ cung cấp các khả năng sau: a) sự truyền không lỗi. Các ứng dụng có thể giả định rằng chúng nhận chính xác tất cả byte truyền trong cách chính xác mà chúng được gởi đi. Điều này ngầm định rằng việc kiểm tra lỗi được làm ở mức thấp hơn. SVTH: VÕ THANH HOÀNG 12 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 Tuy nhiên ứng dụng gởi có thể không giả định rằng bản tin được nhận thực sự không nhận một bản tin nhận. b) sự chuyển đổi ký tự. Nếu 2 máy trao đổi dữ liệu dùng các đặc trưng khác nhau của cùng một tập ký tự, môi trường truyền thông sẽ chuyển dữ liệu từ một đặc trưng này đến đặc trưng khác. c) Chiều dài bản tin. HL7 không giới hạn về kích cỡ tối đa của bản tin HL7. Chuẩn giả định rằng môi trường truyền thông có thể vận chuyển bản tin của bất kỳ chiều dài nào mà có thể cần thiết. Thực tế, các mặt có thể đồng ý đặt vài giới hạn trên cho kích thước bản tin và có thể dùng tài nguyên bản tin liên tục cho bản tin vượt quá giới hạn trên. Chú ý: Chỉ khi HL7 không làm giả định về thiết kế hoặc kiến trúc của hệ thống ứng dụng gởi và nhận bản tin HL7, nó không giả định về môi trường truyền thông đến những điều kể trên. Ngoài ra, từ những giả định trên, môi trường truyền thông, gồm kiến trúc của nó, thiết kế và thực thi là ngoài vùng của HL7. 2.3.3. Bản tin Một bản tin là một đơn vị cơ sở của trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống. Nó gồm một nhóm đoạn trong một trình tự đã định nghĩa. Mỗi bản tin có một loại bản tin dùng định nghĩa mục đích của nó. VD loại bản tin ADT được dùng để truyền các phần của dữ liệu quản trị bệnh nhân (ADT - Patient Administration) từ hệ thống này đến hệ thống khác. Mã 3 ký tự chứa bên trong mỗi bản tin xác định loại của nó. Những mã này được liệt kê trong bảng Loại bản tin, phụ lục B. Sự kiện thế giới thật mà khởi tạo một sự trao đổi bản tin được gọi là sự kiện kích khởi. Phụ lục B chứa các mã đại diện tất cả sự kiện kích khởi đã định nghĩa. Những mã này đại diện các giá trị như Sự kiện nhận một bệnh nhân, hoặc Một sự kiện đề nghị xảy ra. Có một mối liên hệ một-nhiều giữa loại bản tin và mã sự kiện kích khởi. Cùng mã sự kiện kích khởi có thể không liên đới với nhiều hơn một loại bản tin; tuy nhiên một loại bản tin có thể liên đới với nhiều hơn một sự kiện kích khởi. SVTH: VÕ THANH HOÀNG 13 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH www.bme.vn LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 Tất cả loại bản tin và mã sự kiện kích khởi bắt đầu bằng ký tự “Z” là dùng cho bản tin định nghĩa địa phương. Các mã đó không được định nghĩa trong chuẩn HL7. Phần này định nghĩa các thành phần của bản tin và cung cấp phương pháp để định nghĩa bản tin tóm tắt được dùng trong các phần sau. 2.3.4. Đoạn Một đoạn là một nhóm logic của các trường dữ liệu. Các đoạn của bản tin có thể được bắt buộc hoặc tùy chọn. Chúng có thể chỉ xuất hiện một lần trong bản tin hoặc chúng có thể được phép lặp lại. Mỗi đoạn được cho trước một tên. Vd, bản tin ADT có thể chứa các đoạn sau: Đoạn mào đầu (MSH – message header segment), Đoạn loại sự kiện (EVN – event type segment), Đoạn mã bệnh nhân (PID – patient identify segment), và Đoạn thân nhân bệnh nhân (NK1 – next of kin segment). Mỗi đoạn được xác định bởi một mã 3 ký tự được gọi là ID đoạn. Mã ID gán với các đoạn khác nhau được liệt kê trong Phụ lục C. Tất cả mã ID đoạn bắt đầu bằng ký tự Z được dùng cho bản tin định nghĩa địa phương. Các mã như vậy sẽ không được định nghĩa trong chuẩn HL7. 2.3.5. Trường Một trường là một chuỗi ký tự. HL7 không quan tâm hệ thống thực sự lưu trữ dữ liệu ra sao trong một ứng dụng. Khi trường được truyền đi, chúng được gởi như là các chuỗi ký tự. Ngoại trừ nơi nào có ghi chú, trường dữ liệu HL7 có thể chứa giá trị rỗng. Việc gởi giá trị rỗng, mà được truyền trong dấu (“”), thì khác với việc bỏ sót một trường dữ liệu tùy chọn. Sự khác biệt này xảy ra khi nội dung của bản tin sẽ được dùng để cập nhật một bộ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu hơn là tạo ra một bộ dữ liệu mới. Nếu không có giá trị nào được gởi, (ngoại trừ bị bỏ quên) giá trị cũ nên giữ không đổi. Nếu giá trị rỗng được gởi đi, giá trị cũ nên được đổi thành giá trị rỗng (xem SVTH: VÕ THANH HOÀNG 14 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 thêm phần 2.3.9, “QUY TẮC CẤU TRÚC BẢN TIN”, bước 2d). Các chương khác nhau của chuẩn chứa bảng thuộc tính đoạn. Những bảng này liệt kê và mô tả các trường dữ liệu trong đoạn và đặc điểm cách dùng của chúng. Trong việc định nghĩa đoạn, thông tin sau được chỉ định cho mỗi trường: 2.3.5.1. Vị trí (thứ tự trong một đoạn) Thứ tự thông thường của trường dữ liệu trong đoạn. Con số này được dùng để tham khảo đến nơi trường dữ liệu được ghi. Trong bảng thuộc tính đoạn, thông tin này được cung cấp trong cột có nhãn SEQ. 2.3.5.2. Chiều dài tối đa Số ký tự tối đa mà trường dữ liệu có thể có. Chiều dài tối đa không phải là khái niệm quan trọng trong bản tin tóm tắt hoặc quy tắc mã hóa HL7. Chiều dài của một trường mang tính quy chuẩn. Tuy nhiên trong thực tế nhìn chung nó thường được dàn xếp trên một nền cơ bản đã chỉ định. Nó được tính toán để bao gồm các ký hiệu phân tách thành phần và thành phần con. Bởi vì chiều dài tối đa là chiều dài của một sự kiện duy nhất, ký hiệu phân cách sự lặp lại ( \ ) không chứa trong phần tính toán chiều dài tối đa (Xem phần 2.3.5.5, “Sự lặp lại”). Trong bảng thuộc tính trường thông tin này chứa trong cột có nhãn là LEN. 2.3.5.3. Loại dữ liệu Sự giới hạn về nội dung của trường dữ liệu. Có một số loại dữ liệu được định nghĩa bởi HL7. Các loại này được giải thích trong phần 2.3.7, “LOẠI DỮ LIỆU”. Trong bảng thuộc tính đoạn thông tin này được cung cấp trong cột có nhãn là DT. 2.3.5.4. Tùy chọn Có hay không trường là bắt buộc, tùy chọn hoặc điều kiện trong một đoạn. Các thiết kế là: R Bắt buộc (required) SVTH: VÕ THANH HOÀNG 15 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 O Tùy chọn (optional) C Điều kiện (conditional) về sự kiện kích khởi hoặc về vài trường khác. Sự định nghĩa trường theo bảng thuộc tính đoạn nên chỉ định thuật toán mà định nghĩa điều kiện cho trường này. X Không dùng trong sự kiện kích khởi này. B Giữ lại để tương thích phần phía sau (backward) của các phiên bản trước của HL7. Sự định nghĩa trường theo bảng thuộc tính đoạn nên chỉ rõ sự tùy chọn của trường cho phù hợp các phiên bản trước. Chú ý: Đối với phiên bản 2.3 và cao hơn: sự tùy chọn của trường nên được tài liệu rõ ràng trong định nghĩa trường đoạn theo mỗi bảng định nghĩa đoạn; nếu sự tùy chọn của trường trong một đoạn thay đổi phụ thuộc vào sự kiện kích khởi, sự tùy chọn đó cũng nên được tài liệu rõ ràng. Chú ý: Đối với các trường được định nghĩa bởi loại dữ liệu HL7 chứa nhiều thành phần hoặc thành phần con, sự tùy chọn của một thành phần hay thành phần con cho trước phải được chỉ định trong các định nghĩa trường chi tiết theo bảng thuộc tính đoạn hình thức. (Xem phần 2.3.6, “CÁC KÝ HIỆU GIỚI HẠN BẢN TIN”, 2.3.7, “LOẠI DỮ LIỆU”, và 2.3.9, “QUY LUẬT CẤU TRÚC BẢN TIN”). Trong bảng thuộc tính đoạn thông tin này được cung cấp trong cột có nhãn là OPT. 2.3.5.5. Sự lặp lại Có hay không trường lặp lại. Các thiết kế là: N Không lặp lại (no repetition) Y Trường có thể lặp lại một số lần không rõ ràng hoặc xác định (integer) Trường có thể lặp lại trên số lần chỉ định bởi số integer Mỗi sự xảy ra có thể chứa số ký tự được chỉ định bởi độ dài tối đa của trường. Trong bảng thuộc tính đoạn, thông tin này được cung cấp bởi cột có nhãn là RP/#. SVTH: VÕ THANH HOÀNG 16 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 2.3.5.6. Bảng HL7 định nghĩa một bảng các giá trị cho trường này. Một mục trong cột “Số Bảng” có nghĩa là tên bảng và tên thành phần là tương đương. Cách HL7 định nghĩa các giá trị có nghĩa cho bảng sẽ khác nhau. Các trường, như Nơi bệnh nhân ở, sẽ phải có giá trị thay đổi từ cơ quan này đến cơ quan khác. Các bảng như vậy được thiết kế do người dùng hoặc HL7 định nghĩa một phần. Ngay cả các bảng này không được định nghĩa trong chuẩn, chúng được cho trước một số của bảng người dùng định nghĩa để việc thực thi dễ dàng. Loại dữ liệu IS thường được dùng để mã hóa giá trị cho các bảng này. Chú ý rằng vài bảng (VD, sự xác định vị trí) có tham khảo đến tập tin chính chung. Các vấn đề khác, như Loại sự kiện (Bảng HL7 0003), là một phần của chuẩn HL7 vì chúng ảnh hưởng đến sự thực thi bản tin chứa chúng. Chúng bị giới hạn theo các giá trị đã được thiết lập bởi chuẩn HL7. ID loại dữ liệu hầu như thường dùng nhất để mã hóa giá trị cho bảng HL7. Khi một bảng HL7 tồn tại thì nó được đề nghị phải sử dụng. Các giá trị được liệt kê trong phụ lục A. Các bảng HL7 cũng xuất hiện trong văn bản dưới định dạng hộp chuẩn (standard box format) (VD, bảng HL7 0003 – Loại sự kiện). Ngoài ra bảng có thể được bao gồm một nền chỉ định một phía (site-specific basis). Vẫn còn có các trường khác chứa giá trị được mã hóa bằng cách tham khảo đến các tài liệu chuẩn khác. VD, trường mã hóa cho các thủ tục của thư viện được định nghĩa bởi chuẩn ASTM E1238-94. Loại dữ liệu CE được dùng để mã hóa các giá trị cho những trường này. Cuối cùng, có vài bảng người dùng định nghĩa chứa giá trị có thể được chuẩn hóa qua các cơ quan nhưng không thể áp dụng chuẩn văn phòng tồn tại cho các cơ quan đó. Đối với những bảng này, một tập hợp các giá trị đề nghị có thể được liệt kê trong phụ lục A. Những giá trị đề nghị xuất hiện SVTH: VÕ THANH HOÀNG 17 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 trong văn bản dưới định dạng không hộp tiêu chuẩn (standard non-box format) (VD, bảng HL7 0062 – Lý do sự kiện trong phần “Mã lý do sự kiện”). Người ta mong chờ rằng những giá trị này sẽ được sử dụng nơi mà khả năng ứng dụng trong một cơ quan và dùng như một cơ sở cho sự mở rộng khi có yêu cầu. Ủy ban chức năng thích hợp trong HL7 thu hút các đề nghị cho các giá trị thêm từ các cơ quan áp dụng chuẩn. Các loại dữ liệu HL7 khác nhau (AD, CD, CE, CF, CK, CM, CN, CP, CQ, CX, DLN, ED, EI, FC, ID, IS, JCC, MO, HD, PL, PPN, PT, QSC, RI, RP, SCV, TQ, VH, XAD, XCN, XON, XPN, và XTN) được dùng để vận chuyển các giá trị xếp thành bảng, hoặc có một thành phần chứa các giá trị xếp thành bảng. Trong bảng thuộc tính đoạn, thông tin này được cung cấp trong cột có nhãn là TBL#. Ngoại trừ duy nhất là loại dữ liệu CE và CF, chứa định danh bảng là một phần của định nghĩa loại dữ liệu. 2.3.5.7. Số ID Số nguyên nhỏ xác định duy nhất trường dữ liệu thông qua chuẩn. Trong sự định nghĩa đoạn, thông tin này được cung cấp trong cột có nhãn là ITEM #. 2.3.5.8. Tên Tên mô tả cho trường. Trong bảng thuộc tính đoạn thông tin này được cung cấp trong cột có nhãn là ELEMENT NAME. Khi sử dụng cùng một tên trong nhiều hơn một đoạn, nó phải có cùng loại dữ liệu và cùng nghĩa trong mỗi đoạn, nhưng nó sẽ có một số ID riêng biệt (xem phần 2.3.5.7, “Số ID”) trong mỗi đoạn riêng biệt. Để tránh sự tối nghĩa nảy sinh từ sự thỏa thuận này, bất cứ khi nào một trường được tham khảo tại đây, tên đoạn và vị trí phải luôn được đi kèm. 2.3.6. Ký hiệu phân định bản tin (message delimiter) Trong việc kiến tạo một bản tin, các ký tự đặc biệt chắc chắn được dùng. Chúng là ký hiệu kết thúc đoạn, ký hiệu phân chia trường, ký hiệu phân SVTH: VÕ THANH HOÀNG 18 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 chia thành phần, ký hiệu phân chia thành phần con, ký hiệu phân chia sự lặp lại, và ký tự thoát. Ký hiệu kết thúc đoạn luôn luôn là một ký tự xuống dòng (carriage return) (trong mã ASCII là 0D cơ số 16). Các ký hiệu phân định khác được định nghĩa trong đoạn mào đầu MSH, với ký hiệu phân định trường ở vị trí ký tự thứ 4, và ký hiệu phân định khác xảy ra khi trong trường được gọi là ký tự mã hóa, mà là trường đầu tiên sau đoạn ID. Giá trị ký hiệu phân định trong đoạn MSH là giá trị phân đoạn được dùng suốt toàn bộ bản tin. Trong việc thiếu sót của các sự cân nhắc khác, HL7 yêu cầu sử dụng các giá trị đề nghị tìm thấy trong Hình 2-1 các giá trị phân định. Ở bất kỳ phương diện nào cho trước, tập hợp con của các “ký hiệu phân định có thể” có thể được giới hạn bởi sự dàn xếp giữa các ứng dụng. Điều này ngụ ý rằng các ứng dụng nhận sẽ dùng những ký hiệu phân định đã chấp nhận ở trên, khi chúng xuất hiện trong đoạn mào đầu (Message Header segment – MSH), để phân tích từ loại bản tin. Hình 2-1. Các giá trị của ký hiệu phân định SVTH: VÕ THANH HOÀNG 19 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 Ký hiệu phân đoạn Giá trị đề nghị Vị trí ký tự mã hóa Cách dùng Ký hiệu kết thúc đoạn hex 0D - Kết thúc một bộ dữ liệu của đoạn. Giá trị này không thể được đổi bởi ký hiệu thực thi. Ký hiệu phân cách trường | - Phân cách 2 trường dữ liệu kề nhau trong một đoạn. Nó cũng phân cách đoạn ID từ trường dữ liệu đầu tiên trong mỗi đoạn. Ký hiệu phân cách thành phần ^ 1 Phân cách các thành phần kề nhau của trường dữ liệu nơi mà được phép. Ký hiệu phân cách thành phần con & 4 Phân cách các thành phần con kề nhau của trường dữ liệu nơi mà cho phép. Nếu không có các thành phần con, ký tự này có thể được bỏ qua. Ký hiệu phân cách sự lặp lại ~ 2 Phân cách sự xuất hiện nhiều lần của một trường nơi mà cho phép. Ký tự thoát \ 3 Ký tự thoát để dùng với bất kỳ trường nào đại diện bởi một loại dữ liệu ST, TX hoặc FT, hoặc để dùng với thành phần dữ liệu (thứ tư) của loại dữ liệu ED. Nếu không có ký tự thoát nào được dùng trong bản tin, ký tự này có thể được bỏ qua. Tuy nhiên, nó phải được hiện hữu nếu các thành phần con được dùng trong bản tin. 2.3.7. Loại dữ liệu Loại dữ liệu trong phần này được liệt kê theo thứ tự alphabet. Chú ý: Đối với loại dữ liệu chứa các thành phần hoặc các thành phần con nhiều lần, VD cho trong phần này không chỉ định sự tùy chọn của thành phần hoặc thành phần con. Điều này phải được chỉ định trong sự định nghĩa trường theo bảng thuộc tính đoạn hình thức để có được độ dài tối đa 64K. SVTH: VÕ THANH HOÀNG 20 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 Ngoại trừ loại dữ liệu TS và chiều dài tối đa hoặc tối thiểu cho vài loại dữ liệu khác (CE, PN, TX, FT), độ dài trường của các thuộc tính HL7 được chỉ định trong bảng thuộc tính đoạn, và bất kỳ độ dài chỉ định nào của các thành phần hoặc thành phần con của những thuộc tính này phải được chỉ định trong các định nghĩa trường theo bảng thuộc tính đoạn hình thức. Nhìn chung, HL7 không chỉ định các độ dài của các thành phần và/hoặc các thành phần con. Các ví dụ loại dữ liệu trong tiêu chuẩn này được cho dùng quy tắc mã hóa HL7, với các giá trị của ký hiệu phân định từ Hình 2-1 của phần 2.3.6, “CÁC KÝ HIỆU PHÂN ĐỊNH BẢN TIN”. Mặc dù chỉ một tập hợp các quy luật mã hóa được định nghĩa như một tiêu chuẩn trong HL7 phiên bản 2.3, các quy tắc mã hóa khác là có thể (nhưng do chúng không là chuẩn, chúng có thể chỉ được dùng bởi sự thỏa thuận chỉ định một phía). Trong các định nghĩa loại dữ liệu nào đó, ngoặc vuông “[“ và “]” được dùng để chỉ các phần tùy chọn của loại dữ liệu (hoặc của loại dữ liệu thành phần hoặc thành phần con). Hình 2-2. Loại dữ liệu HL7 Loại dữ liệu Tên loại dữ liệu Ghi chú/Định dạng Kiểu vừa chữ vừa số ST Chuỗi (String) TX Dữ liệu văn bản (Text data) FT Văn bản đã định dạng (Formatted text) Kiểu số CQ Số lượng ghép với đơn vị (Composite quantity with units) ^ MO Tiền tệ (Money) ^ NM Số học (Numeric) SVTH: VÕ THANH HOÀNG 21 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 SI Thứ tự nhận dạng (Sequence ID) SN Số học đã cấu trúc (Structured numeric) ^ ^ ^ Kiểu nhận dạng (Identifier – ID) ID Mã hóa các giá trị cho bảng HL7 IS Mã hóa các giá trị cho bảng do người dùng định nghĩa VID Nhận dạng phiên bản (Version identifier) ^ ^ <ID phiên bản quốc tế (CE) HD Ký hiệu thiết kế theo bậc (Hierarchic designator) ^ ^ Chỉ dùng như là phần của EI và các loại dữ liệu khác. EI Định danh thực thể (Entity identifier) ^ <ID tên khoảng trắng (IS)> ^ ^ <loại ID tổng thể (ID)> RP Điểm tham khảo (Reference pointer) ^ ^ <loại dữ liệu (ID)> ^ PL Nơi nằm bệnh nhân (Person location) ^ ^ <giường (IS)> ^ ^ < tình trạng nơi nằm (IS )> ^ ^ <tòa nhà (IS )> ^ ^ PT Loại xử lý (Processing type) ^ Kiểu ngày giờ (Date/Time) DT Ngày (Date) YYYY[MM[DD]] TM Thời gian (Time) HH[MM[SS[.S[S[S[S]]]]]][+/-ZZZZ] TS Dấu thời gian (Time stamp) YYYY[MM[DD[HHMM[SS[.S[S[S[S]]]]]]]][+/- ZZZZ] ^ Mã các giá trị (Code Values) CE Yếu tố đã mã hóa (Coded element) ^ ^ <tên hệ thống mã hóa (ST)> ^ ^ ^ <tên hệ thống mã hóa thay thế (ST)> CNE Mã hóa không cần loại trừ (Coded with ^ ^ <tên hệ thống mã hóa (ST)> ^ SVTH: VÕ THANH HOÀNG 22 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 no exceptions) ^ ^ <tên của hệ thống mã hóa thay thế (ST)> ^ <ID phiên bản hệ thống mã hóa (ST)> ^ <ID phiên bản hệ thống mã hóa thay thế (ST)> ^ CWE Mã hóa có loại trừ (Coded with exceptions) ^ ^ <tên hệ thống mã hóa (ST)> ^ ^ ^ <tên hệ thống mã hóa thay thế (ST)> ^ <ID phiên bản hệ thống mã hóa (ST)> ^ <ID phiên bản hệ thống mã hóa thay thế (ST)> ^ CF Yếu tố đã mã hóa với giá trị được định dạng (Coded element with formatted values) ^ ^ ^ <định danh thay thế (ID)> ^ <văn bản đã định dạng thay thế (FT)> ^ CK ID đi kèm với số kiểm tra (Composite ID with check digit) ^ ^ <mã xác định sự sắp xếp số kiểm tra (ID)> ^ < phân quyền (HD)> CN Số ID đi kèm và tên (Composite ID number and name) ^ ^ <tên đã đặt (ST)> ^ ^ <hậu tố (VD, JR hoặc III) (ST)> ^ ^ ^ ^ CX Mở rộng ID kèm với số kiểm tra (Extended composite ID with check digit) ^ ^ <mã xác nhận sự sắp xếp số kiểm tra (ID)> ^ phân quyền (HD)> ^ ^ < phân cấp (HD)> XCN Mở rộng số ID đi kèm và tên (Extended composite ID number and name) Trong phiên bản 2.3, dùng loại dữ liệu này thay cho loại dữ liệu CN. ^ & <tiền tố Họ (ST) ^ ^ ^ ^ <tiền tố (VD, DR) (ST)> ^ ^ <bảng nguồn (IS)> ^ ^ <mã loại tên (ID)> ^ ^ <mã xác định sự sắp xếp số kiểm tra (ID)> ^ <định danh mã loại (IS)> ^ ^ < mã tên đại diện (ID)> Tổng thể (Generic) CM Thành phần đi kèm (Composite) Không có loại dữ liệu CM mới được cho phép sau phiên bản HL7 2.2. Do đó không có loại dữ liệu CM mới trong phiên bản 2.3. Nhân khẩu học AD Địa chỉ (Address) ^ ^ ^ SVTH: VÕ THANH HOÀNG 23 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 ^ ^ <đất nước (ID)> ^ ^ <tên địa lý khác (ST)> PN Tên người (Person name) ^ ^ ^ <hậu tố (VD, JR hoặc III) (ST)> ^ ^ <cấp độ (VD, MD) (ST)> TN Số điện thoại (Telephone number) [NN] [(999)]999-9999[X99999][B99999][C văn bản bất kỳ] XAD Địa chỉ mở rộng (Extended address) Trong phiên bản 2.3, thay loại dữ liệu AD. ^ ^ ^ ^ ^ <đất nước (ID)> ^ ^ <tên địa lý khác (ST)> ^ ^ <theo dõi dân số(IS)> ^ XPN Tên người mở rộng (Extended person name) Trong phiên bản 2.3, thay loại dữ liệu PN. ^ & ^ ^ ^ <tiền tố (VD, DR) (ST)> ^ ^ <Mã loại tên (ID) > ^ XON Tên ghép mở rộng và số ID cho tổ chức (Extended composite name and ID number for organizations) ^ ^ ^ ^ <mã xác định sự sắp xếp số kiểm tra (ID)> ^ <phân quyền (HD)> ^ ^ <ID phân cấp (HD)> ^ XTN Số viễn thông mở rộng (Extended telecommunications number) Trong phiên bản 2.3, thay loại dữ liệu TN. [NNN] [(999)]999-9999 [X99999] [B99999] [C văn bản bất kỳ] ^ ^ ^ <địa chỉ email (ST)> ^ ^ <mã vùng/thành phố (NM)> ^ ^ <mở rộng (NM)> ^ Đặc biệt/ Chương chỉ định (Specialty/Cha pter Specific) Dạng sóng (Waveform) CD Định nghĩa kênh (Channel definition) Chỉ dành cho dữ liệu dạng sóng. ^ & <tên kênh (ST)> ^ ^ <độ nhạy/ đơn vị kênh (*) > ^ ^ <tần số lấy mẫu (NM)> ^ <giá trị dữ liệu tối thiểu/ tối SVTH: VÕ THANH HOÀNG 24 GVHD: TS. HUỲNH QUANG LINH LVTN: NGHIÊN CỨU CHUẨN HL7 VÀ XÂY DỰNG CT ĐỌC BẢN TIN HL7 TRƯỜNG ĐH BK TP.HCM 2007 đa (*)> MA Ma trận đa chiều (Multiplexed array) Chỉ dành cho dạng sóng. ^ <mẫu 1 từ kênh 2 (NM)> ^ ...~<mẫu 2 từ kênh 1 (NM)> ^ ^ ...~ NA Ma trận số (Numeric array) Chỉ dành cho dữ liệu dạng sóng. ^ ^ <giá trị 3 (NM)> ^ ^ ... ED Dữ liệu đóng gói (Encapsulated data) Hỗ trợ mã hóa chuẩn ASCII MIME của dữ liệu cơ số 2 ^ ^ ^ ^ <dữ liệu (ST)> Giá của dữ liệu (Price Data) CP Giá ghép (Composite price) Trong phiên bản 2.3, thay loại dữ liệu MO. ^ ^ ^ ^ ^ <loại tầm (ID)> Quản trị bệnh nhân/ Thông tin tài chính (Patient Administration/ Financial Information) FC Lớp tài chính (Financial class) ^ Các truy vấn mở rộng (Extended Qeries) QSC Truy vấn lựa chọn giới hạn (Query selection criteria) ^

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghien cuu chuan HL7.pdf
Tài liệu liên quan