Thứ nhất, cấp phép hành chính có nội
dung thẩm tra các điều kiện của cá nhân, tổ
chức đề nghị cấp phép. Ngược lại, phê duyệt
hành chính không có nội dung tương tự. Hơn
nữa, các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên
đều không quy định về các điều kiện phê duyệt
hành chính.
Thứ hai, mục đích của cấp phép hành
chính là nhằm bổ sung quyền cụ thể, hạn chế
nghĩa vụ cụ thể hoặc chứng nhận năng lực tự
thực hiện hoạt động nhất định hợp pháp trong
thực tế cho cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép
hành chính. Ngược lại, phê duyệt hành chính
không có mục đích tương tự. Mục đích của phê
duyệt hành chính là công nhận tính đúng đắn,
hợp pháp của các hoạt động, dự thảo thuộc
quyền chủ động của cá nhân, tổ chức đề nghị
phê duyệt.
Thứ ba, cấp phép hành chính chủ yếu
được sử dụng để giải quyết các công việc liên
quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ của cá nhân,
tổ chức ngoài bộ máy nhà nước. Ngược lại,
phê duyệt hành chính chủ yếu được sử dụng
để giải quyết các công việc trong nội bộ bộ
máy nhà nước.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận diện cấp phép hành chính ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
79
Cấp phép hành chính là một trong phương
thức quản lý hành chính nhà nước quan trọng
đối với mọi quốc gia trên thế giới. Thông qua
cấp phép hành chính, nền hành chính quốc gia
có thể điều tiết linh hoạt các hoạt động kinh tế
- xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Để bảo
đảm cơ sở pháp lý thống nhất, ổn định của
phương thức này, nhiều quốc gia đã luật hóa
những yêu cầu pháp lý chung, cơ bản đối với
cấp phép hành chính trên tất cả các lĩnh vực
của quản lý hành chính nhà nước; ví dụ: Luật
cấp phép hành chính năm 2003 của Trung
Quốc, Luật thủ tục hành chính năm 1993 của
Nhật Bản, v.v.
Ở Việt Nam, cấp phép hành chính là vấn đề
phổ biến, được quy định phi tập trung ở nhiều
văn bản quy phạm pháp luật. Trên thực tế, cấp
phép hành chính được tổ chức thực hiện riêng
theo từng lĩnh vực, từng địa phương và ở từng
cơ quan hành chính nhà nước. Một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực
trạng này là do cấp phép hành chính chưa được
nghiên cứu một cách tập trung, chuyên sâu và
đầy đủ. Theo đó, việc nhận diện về cấp phép
hành chính trong xây dựng và thực hiện pháp
luật ở Việt Nam chưa thực sự rõ ràng, đầy đủ
và thống nhất.
1. Quan niệm về cấp phép hành chính
Ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “cấp phép
hành chính” chưa được sử dụng phổ biến,
thống nhất. Bên cạnh đó, các thuật ngữ “giấy
phép”, “giấy chứng nhận”, “chứng chỉ hành
nghề”, “phê duyệt”, “phê chuẩn”, “cho phép”
lại được sử dụng phổ biến trong hầu hết các
lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước.
Theo đó, việc cấp các văn bản và thực hiện các
hoạt động này thường được ngầm hiểu là cấp
phép hành chính.
Theo Từ điển tiếng Việt, “cấp” được hiểu là
“giao cho hưởng, giao cho toàn quyền sử
dụng”; “phép” được hiểu là “sự đồng ý của cấp
trên cho làm việc gì đó”2. Như vậy, ở góc độ
ngữ nghĩa của từ, thuật ngữ “cấp phép” thể
hiện quan hệ bất bình đẳng về ý chí giữa bên đề
nghị cấp phép và bên cấp phép. Trong đó, bên
đề nghị cấp phép phải chính thức yêu cầu bên
cấp phép đồng ý cho mình hưởng quyền lợi
hoặc thực hiện hoạt động nhất định. Nói cách
Tóm tắt: Cấp phép hành chính là phương thức quản lý hành chính nhà nước quan trọng đối
với mọi quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, việc nhận diện về cấp phép hành chính trong xây dựng
và thực hiện pháp luật ở Việt Nam chưa thực sự rõ ràng, đầy đủ và thống nhất. Do đó, nội dung
của bài viết này là luận giải các quan niệm về cấp phép hành chính; phân biệt cấp phép hành
chính và một số hoạt động có tính chất tương tự để tạo tiền đề lý luận cho việc hoàn thiện chế
định pháp luật về cấp phép hành chính ở Việt Nam.
Từ khóa: Cấp phép hành chính; phê duyệt hành chính; văn bản hành chính.
Nhận bài: 05/5/2017; Hoàn thành biên tập; 27/6/2017; Duyệt đăng: 01/8/2017
Abstract: Administrative licensing is an important state administrative management method
to every country. However, the identification of administrative licensing in the development and
enforcement of legislation in Vietnam has not yet clear, complete and consistent. Therefore,
the ve licensing in Vietnam.
Keywords: Administrative licensing; Administrative approval; Administrative documents.
Date of receipt: 05/5/2017; Date of revision: 27/6/2017; Date of approval: 01/8/2017
NHẬN DIỆN CẤP PHÉP HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM
Nguyễn Mạnh Hùng1
1 Tiến sĩ, Giảng viên Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội.
2 Xem Hoàng Phê - Chủ biên, Trung tâm từ điển học - Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng,
tr.124, 775.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
80
khác, cấp phép hành chính chỉ được tiến hành
theo đề nghị của bên “yếu thế” trong quản lý
hành chính nhà nước để mang lại lợi ích thực
tế cho họ. Nhìn chung, đặc điểm này của cấp
phép hành chính được phản ánh thống nhất
trong pháp luật hành chính của Việt Nam và
nhiều quốc gia khác3.
Theo cách hiểu nêu trên, cấp phép hành
chính không bao gồm việc Nhà nước quy định
quyền, lợi ích cho các cá nhân, tổ chức thông
qua hình thức ban hành văn bản quy phạm
pháp luật. Sở dĩ như vậy là vì ban hành văn bản
quy phạm pháp luật xuất phát từ sự chủ động
của Nhà nước nhằm điều chỉnh những quan hệ
phổ biến trong xã hội. Ngược lại, Nhà nước
(chủ thể cấp phép hành chính) sẽ ở thế bị động
trước đề nghị cấp phép hành chính của những
cá nhân, tổ chức cụ thể. Điều này cho thấy cấp
phép hành chính là một hình thức của áp dụng
quy phạm pháp luật hành chính nhằm hướng
tới mục đích có lợi cho đối tượng bị áp dụng
theo yêu cầu của họ trong những trường hợp
cụ thể.
Xét trong mối tương quan giữa các hình
thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính
(sử dụng, chấp hành, tuân thủ và áp dụng quy
phạm pháp luật hành chính), các học giả Trung
Quốc đã đưa ra nhiều học thuyết để xác định và
luận giải về tính chất của cấp phép hành chính;
cụ thể là Thuyết trao quyền, Thuyết cấm chỉ,
Thuyết giải cấm, Thuyết kiểm chứng và Thuyết
tổng hợp4.
Thứ nhất, theo Thuyết trao quyền, cấp
phép hành chính được đặt trong mối tương
quan với hình thức sử dụng quy phạm pháp
luật hành chính (hình thức thực hiện quy phạm
pháp luật hành chính có nội dung là việc các
cá nhân, tổ chức thực hiện những hoạt động
được pháp luật hành chính cho phép - thực hiện
quyền chủ quan). Theo đó, người được cấp
phép hành chính có thêm quyền chủ quan nhất
định mà trước khi được cấp phép họ không có.
Tương đồng với quan điểm nêu trên, theo
quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật tài nguyên
nước năm 2012 của Việt Nam thì tổ chức, cá
nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào
nguồn nước có các quyền: Được xả nước thải
vào nguồn nước theo quy định của giấy phép;
Được Nhà nước bồi thường thiệt hại trong
trường hợp giấy phép bị thu hồi trước thời hạn
vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của
pháp luật; v.v.
Thứ hai, theo Thuyết cấm chỉ, cấp phép
hành chính được đặt trong mối tương quan với
hình thức tuân thủ quy phạm pháp luật hành
chính (hình thức thực hiện quy phạm pháp luật
hành chính có nội dung là việc các cá nhân, tổ
chức kiềm chế không thực hiện những hoạt
động mà pháp luật hành chính ngăn cấm).
Theo đó, cấp phép hành chính được luận giải
với tính chất là một công cụ mà Nhà nước sử
dụng để hạn chế tự do và lợi ích của phần đông
cá nhân, tổ chức trong xã hội (chủ thể không
được cấp phép hành chính).
Xuất phát từ việc thừa nhận nguyên tắc
“công dân được làm tất cả những gì mà pháp
luật không cấm” thì lẽ đương nhiên cấp phép
hành chính chỉ tồn tại trong giới hạn những hoạt
động đang bị pháp luật ngăn cấm. Theo đó,
trước khi được cấp phép, các cá nhân, tổ chức
đều không được thực hiện những hoạt động là
đối tượng của cấp phép hành chính. Mặt khác,
khi thực hiện những hoạt động được cấp phép
hành chính thì cá nhân, tổ chức cũng không
được xử sự vượt quá giới hạn đã được cấp
phép. Ví dụ: Theo quy định tại khoản 9 Điều 8
Luật giao thông đường bộ năm 2008 của Việt
3 Xem: ThS.Vương Hải Vĩnh (WANG HAIYONG), “Nghiên cứu trình tự cấp phép hành chính ở Trung Quốc - Nhìn
từ góc độ trung tâm dịch vụ hành chính” Chuyên đề thuộc Hội thảo quốc tế: Pháp luật Việt Nam - Trung Quốc lần
thứ tư.
4 Xem PGS.TS. Thẩm Thọ Văn (SHEN SHOU WEN), “Bàn thêm về tính chất của cấp phép hành chính”Chuyên
đề thuộc Hội thảo quốc tế: Pháp luật Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 4; Chủ đề: Thủ tục hành chính và xử lý vi phạm
hành chính, (08/2011), Trường Đại học Vân Nam và Trường Đại học Luật Hà Nội, Vân Nam - Trung Quốc.
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
81
Nam thì “điều khiển xe cơ giới không có giấy
phép lái xe theo quy định” là hành vi bị nghiêm
cấm; Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật
xây dựng năm 2014 của Việt Nam thì “xây
dựng công trình không đúng với giấy phép xây
dựng được cấp” là hành vi bị nghiêm cấm.
Mặt khác, do không thể phân biệt rành
mạch hình thức tuân thủ quy phạm pháp luật
hành chính và hình thức chấp hành quy phạm
pháp luật hành chính (hình thức thực hiện quy
phạm pháp luật hành chính có nội dung là việc
các cá nhân, tổ chức thực hiện những hoạt
động mà pháp luật hành chính bắt buộc họ phải
thực hiện), nên đương nhiên cấp phép hành
chính cũng có tương quan mật thiết với hình
thức chấp hành quy phạm pháp luật hành
chính. Theo đó, chủ thể đề nghị cấp phép hành
chính phải chấp hành các nghĩa vụ về thủ tục
cấp phép; nộp phí, lệ phí cấp phép và các nghĩa
vụ khác trong quá trình thực hiện những hoạt
động được cấp phép theo quy định của pháp
luật. Ví dụ: theo quy định tại khoản 2 Điều 38
Luật tài nguyên nước năm 2012 của Việt Nam
thì tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép xả
nước thải vào nguồn nước có các nghĩa vụ:
Thực hiện đúng nội dung của giấy phép; thực
hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
pháp luật; bảo đảm xử lý nước thải đạt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép trong suốt
quá trình xả nước thải vào nguồn nước; thực
hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng
ngừa và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước
do hoạt động xả nước thải của mình gây ra theo
quy định; v.v.
Thứ ba, Thuyết giải cấm được hình thành
trên cơ sở tổng hợp các quan điểm của Thuyết
trao quyền và Thuyết cấm chỉ. Theo đó, cấp
phép hành chính được xác định là biện pháp để
thu hẹp phạm vi ngăn cấm phổ biến của pháp
luật đối với cá nhân, tổ chức cụ thể được cấp
phép. Nói cách khác, chủ thể được cấp phép
hành chính có quyền được thực hiện những
hoạt động mà pháp luật đã ngăn cấm họ thực
hiện trước khi được cấp phép. Ví dụ: Theo quy
định tại khoản 4 Điều 12 Luật xây dựng năm
2014 của Việt Nam thì xây dựng công trình
không đúng quy hoạch xây dựng là hành vi bị
nghiêm cấm, trừ trường hợp có giấy phép xây
dựng có thời hạn.
Bên cạnh đó, cấp phép hành chính còn có
khả năng thu hẹp phạm vi bắt buộc thực hiện
phổ biến của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức
cụ thể được cấp phép. Ví dụ: Theo quy định tại
khoản 1 Điều 42 Luật nghĩa vụ quân sự năm
2014 của Việt Nam thì Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định tạm
hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối
với công dân quy định tại Điều 41 của Luật này.
Như vậy, cấp phép hành chính có ý nghĩa
giải trừ nghĩa vụ nói chung, chứ không đơn
thuần chỉ là giải cấm. Nói cách khác, cấp phép
hành chính là cầu nối giữa nghĩa vụ pháp lý
phổ biến với quyền cụ thể của cá nhân, tổ chức
xác định.
Thứ tư, Thuyết kiểm chứng quan niệm cấp
phép hành chính chỉ đơn thuần là việc chủ thể
cấp phép kiểm tra và chứng nhận cho chủ thể
đề nghị cấp phép có đúng và đủ các điều kiện
để thực hiện hoạt động được cấp phép hành
chính hay không. Do đó, cấp phép hành chính
không có mục đích “trao quyền” mà nhằm mục
đích chứng nhận năng lực thực tế hợp pháp cho
chủ thể đề nghị cấp phép thực hiện hoạt động
được cấp phép. Nói cách khác, việc “trao
quyền” được Nhà nước tiến hành thông qua
hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp
luật; còn việc cấp phép hành chính là hoạt động
áp dụng quy phạm pháp luật nhằm chứng nhận
năng lực thực tế của chủ thể đề nghị cấp phép
hành chính.
Thực tiễn pháp lý ở Việt Nam và nhiều
quốc gia khác cho thấy, cấp phép hành chính
không chỉ liên quan đến việc bổ sung quyền
chủ quan cho chủ thể được cấp phép mà còn
liên quan đến vấn đề thực hiện quyền đã có của
chủ thể được cấp phép. Ví dụ: Người sở hữu
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
82
xe ôtô đương nhiên có đủ cả ba quyền: chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt tài sản này (theo lý
thuyết chung về quyền sở hữu đối với tài sản).
Tuy vậy, người sở hữu xe ôtô lại không mặc
nhiên được tự mình điều khiển phương tiện
này theo quy định của pháp luật; ví dụ: khoản
1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008
của Việt Nam quy định: “Người lái xe tham gia
giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định
tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe
phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp”. Do đó,
cấp phép hành chính là cầu nối giữa năng lực
pháp luật phổ biến (khả năng được hưởng
quyền, phải thực hiện nghĩa vụ) và năng lực
thực tế để thực hiện quyền, giải trừ nghĩa vụ
cụ thể của chủ thể được cấp phép.
Thứ năm, Thuyết tổng hợp được sinh ra
trên cơ sở tổng kết Thuyết trao quyền, Thuyết
cấm chỉ, Thuyết giải cấm và Thuyết kiểm
chứng theo phương thức thỏa hiệp. Do đó,
thuyết tổng hợp còn được gọi là thuyết thỏa
hiệp5.
Như đã phân tích ở trên, các thuyết trao
quyền, cấm chỉ, giải cấm và kiểm chứng đều
có những nội dung hợp lý và có minh chứng
thực tế. Tuy vậy, việc luận giải phiến diện về
cấp phép hành chính là nhược điểm chung, cơ
bản của các học thuyết này. Với tính chất là
hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành
chính nhằm hướng tới mục đích có lợi cho đối
tượng bị áp dụng theo yêu cầu của họ, cấp phép
hành chính là một bộ phận quan trọng của cơ
chế thực hiện pháp luật hành chính; có quan hệ
mật thiết với các bộ phận khác của cơ chế này.
Như vậy, việc lựa chọn, kết hợp những nội
dung hợp lý của các học thuyết nêu trên theo lý
thuyết hệ thống là cần thiết để có thể nhận diện
rõ ràng, đầy đủ và thống nhất về cấp phép hành
chính. Từ đó, có thể hiểu: Cấp phép hành chính
là một hình thức của áp dụng quy phạm pháp
luật hành chính, trong đó, chủ thể có thẩm
quyền tiến hành thẩm tra các điều kiện, theo
thủ tục do pháp luật hành chính quy định nhằm
bổ sung quyền cụ thể, hạn chế nghĩa vụ cụ thể
hoặc chứng nhận năng lực tự thực hiện hoạt
động nhất định hợp pháp trong thực tế cho cá
nhân, tổ chức đề nghị cấp phép.
2. Phân biệt cấp phép hành chính và một
số hoạt động có tính chất tương tự ở Việt
Nam
2.1. Phân biệt cấp phép hành chính và
cấp giấy phép trong quản lý hành chính nhà
nước
Ở Việt Nam hiện nay, chưa có văn bản quy
phạm pháp luật định nghĩa chung về giấy phép
trong quản lý hành chính nhà nước. Mặc dù,
một số loại giấy phép trong quản lý hành chính
nhà nước đã được định nghĩa trong văn bản
quy phạm pháp luật chuyên biệt, nhưng không
thực sự rõ nghĩa. Ví dụ: Khoản 17 Điều 3 Luật
xây dựng năm 2014 quy định: Giấy phép xây
dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng
mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Về phương diện pháp luật thực định, việc
xác định các văn bản hành chính có phải là
giấy phép hay không thì căn cứ trước hết và
quan trọng nhất là tên gọi của văn bản. Theo
đó, hoạt động cấp các văn bản hành chính có
tên gọi hợp pháp là “giấy phép” đều được xác
định là cấp phép hành chính.
Về lý luận, cấp phép hành chính còn bao
gồm nhiều hoạt động khác nữa, như cấp thị
thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú cho người
nước ngoài; v.v. Hơn nữa, cấp phép hành chính
còn có thể là việc chủ thể có thẩm quyền quyết
định miễn, giảm nghĩa vụ bằng văn bản hoặc
chỉ đơn giản là việc ký xác nhận đồng ý miễn,
giảm nghĩa vụ cho cá nhân, tổ chức đề nghị
miễn, giảm nghĩa vụ.
Như vậy, cấp giấy phép trong quản lý hành
chính nhà nước chỉ là một bộ phận, một hình
thức cụ thể của cấp phép hành chính. Theo đó,
5 Xem PGS.TS. Thẩm Thọ Văn (SHEN SHOU WEN), tlđd, tr. 9.
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
83
cấp giấy phép trong quản lý hành chính nhà
nước có đầy đủ những đặc điểm của cấp phép
hành chính nói chung; như: i) Là một hình thức
của áp dụng quy phạm pháp luật hành chính; ii)
Do chủ thể có thẩm quyền tiến hành trên cơ sở
thẩm tra các điều kiện cấp phép hành chính,
theo thủ tục do pháp luật hành chính quy định;
iii) Có mục đích nhằm bổ sung quyền cụ thể,
hạn chế nghĩa vụ cụ thể hoặc chứng nhận năng
lực tự thực hiện hoạt động nhất định hợp pháp
trong thực tế cho cá nhân, tổ chức đề nghị cấp
phép hành chính. Điểm khác biệt duy nhất giữa
cấp giấy phép trong quản lý hành chính nhà
nước và các hình thức khác của cấp phép hành
chính là: kết quả của cấp giấy phép trong quản
lý hành chính nhà nước được thể hiện bằng văn
bản hành chính có tên gọi hợp pháp là “giấy
phép”; còn các hình thức khác của cấp phép
hành chính không có đặc điểm này.
2.2. Phân biệt cấp phép hành chính và
cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận
trong quản lý hành chính nhà nước
Các thuật ngữ “bằng”, “chứng chỉ”, “chứng
nhận” là tên gọi phổ biến của văn bản hành
chính được pháp luật hiện hành quy định ở Việt
Nam. Nhìn chung, các văn bản này được cấp
để xác nhận về năng lực, trình độ, sự kiện, tình
trạng pháp lý của cá nhân, tổ chức. Theo đó,
các văn bản này không trực tiếp bổ sung quyền
cụ thể, hạn chế nghĩa vụ cụ thể hoặc chứng
nhận năng lực tự thực hiện hoạt động nhất định
hợp pháp trong thực tế cho cá nhân, tổ chức
được cấp văn bản; ngoại trừ chứng chỉ hành
nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt
động. Nói cách khác, cấp chứng chỉ hành nghề
và giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động là
hình thức cụ thể của cấp phép hành chính; việc
cấp các văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận
khác trong quản lý hành chính nhà nước không
phải là cấp phép hành chính.
Tuy vậy, các loại văn bản hành chính nêu
trên không được pháp luật phân biệt rõ ràng.
Một số giấy phép có bản chất giống như chứng
chỉ, giấy chứng nhận. Ví dụ: “Giấy phép lái xe”
và “giấy chứng đủ điều kiện điều khiển xe”
hoàn toàn giống nhau về bản chất và ý nghĩa
pháp lý.
Việc sử dụng thiếu nhất quán các thuật ngữ
pháp lý: giấy phép, chứng chỉ, giấy chứng nhận
giữa các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành
chính nhà nước là điều dễ hiểu, vì chúng được
quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật
khác nhau. Tuy vậy, ngay cả Luật xử lý vi
phạm hành chính năm 2012 - văn bản luật quy
định về hình thức xử phạt tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề cũng không
quy định rành mạch giữa giấy phép, chứng chỉ,
giấy chứng nhận; cụ thể khoản 8 Điều 2 của
Luật này quy định: “Giấy phép, chứng chỉ
hành nghề là giấy tờ do cơ quan nhà nước,
người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức
theo quy định của pháp luật để cá nhân, tổ
chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề
hoặc sử dụng công cụ, phương tiện. Giấy phép,
chứng chỉ hành nghề không bao gồm giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ
gắn với nhân thân người được cấp không có
mục đích cho phép hành nghề”. Theo quy định
này thì thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú đối
với người nước ngoài và giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh đều là “giấy phép, chứng
chỉ hành nghề”, nhưng lại không có đủ căn cứ
để xác định văn bản nào là giấy phép, văn bản
nào là chứng chỉ hành nghề.
Như vậy, cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy
chứng nhận trong quản lý hành chính nhà
nước và cấp phép hành chính đều có những
đặc điểm giống nhau, như: i) Là một hình thức
của áp dụng quy phạm pháp luật hành chính;
ii) Do chủ thể có thẩm quyền tiến hành trên cơ
sở thẩm tra các điều kiện, theo thủ tục do pháp
luật hành chính quy định. Mặt khác, hai hoạt
động này có những điểm khác nhau cơ bản
sau:
Thứ nhất, cấp phép hành chính chỉ được
tiến hành theo đề nghị của cá nhân, tổ chức có
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
84
nhu cầu được cấp phép. Bên cạnh đó, cấp văn
bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận trong quản
lý hành chính nhà nước có thể được tiến hành
trong trường hợp không có đề nghị của cá
nhân, tổ chức được cấp các văn bằng, chứng
chỉ, giấy chứng nhận này; ví dụ: văn bằng,
chứng chỉ, giấy chứng nhận tốt nghiệp của hệ
thống giáo dục quốc dân được cấp cho người
học mà không cần thiết phải có sự đề nghị của
họ6.
Thứ hai, mục đích của cấp phép hành
chính là nhằm bổ sung quyền cụ thể, hạn chế
nghĩa vụ cụ thể hoặc chứng nhận năng lực tự
thực hiện hoạt động nhất định hợp pháp trong
thực tế cho cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép
hành chính. Bên cạnh đó, mục đích của cấp văn
bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận trong quản
lý hành chính nhà nước là để xác nhận về năng
lực, trình độ, sự kiện, tình trạng pháp lý của cá
nhân, tổ chức được cấp các văn bản này.
2.3. Phân biệt cấp phép hành chính và
phê duyệt hành chính
Các thuật ngữ “phê duyệt”, “phê chuẩn”
cũng được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh
vực của quản lý hành chính nhà nước (sau đây
viết tắt là phê duyệt hành chính). Ví dụ: Khoản
4 Điều 5 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày
12/04/2012 của Chính phủ quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý viên chức (đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số
56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015) quy định
“Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập xây
dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định theo
thẩm quyền để tổ chức thực hiện”; Theo quy
định tại khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015 thì Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền phê chuẩn
kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch
Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện; v.v.
Nhìn chung, có thể hiểu: Phê duyệt hành
chính là một hình thức của áp dụng quy phạm
pháp luật hành chính, trong đó, chủ thể có thẩm
quyền tiến hành xem xét và quyết định công
nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các hoạt
động, dự thảo thuộc quyền chủ động của cá
nhân, tổ chức do mình quản lý. Theo đó, phê
duyệt hành chính và cấp phép hành chính có
một số điểm giống nhau, như: i) Là một hình
thức của áp dụng quy phạm pháp luật hành
chính; ii) Do chủ thể có thẩm quyền tiến hành
theo thủ tục do pháp luật hành chính quy định;
iii) Chỉ được tiến hành theo đề nghị của cá
nhân, tổ chức có nhu cầu được cấp phép/phê
duyệt. Mặt khác, hai hoạt động này có những
điểm khác nhau cơ bản sau:
Thứ nhất, cấp phép hành chính có nội
dung thẩm tra các điều kiện của cá nhân, tổ
chức đề nghị cấp phép. Ngược lại, phê duyệt
hành chính không có nội dung tương tự. Hơn
nữa, các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên
đều không quy định về các điều kiện phê duyệt
hành chính.
Thứ hai, mục đích của cấp phép hành
chính là nhằm bổ sung quyền cụ thể, hạn chế
nghĩa vụ cụ thể hoặc chứng nhận năng lực tự
thực hiện hoạt động nhất định hợp pháp trong
thực tế cho cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép
hành chính. Ngược lại, phê duyệt hành chính
không có mục đích tương tự. Mục đích của phê
duyệt hành chính là công nhận tính đúng đắn,
hợp pháp của các hoạt động, dự thảo thuộc
quyền chủ động của cá nhân, tổ chức đề nghị
phê duyệt.
Thứ ba, cấp phép hành chính chủ yếu
được sử dụng để giải quyết các công việc liên
quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ của cá nhân,
tổ chức ngoài bộ máy nhà nước. Ngược lại,
phê duyệt hành chính chủ yếu được sử dụng
để giải quyết các công việc trong nội bộ bộ
máy nhà nước. (Xem tiếp trang 93)
6 Xem các điều 20 và 21 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông,
văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được ban hành kèm theo Thông tư số:
19/2015/TT-BGDĐT ngày 08/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_dien_cap_phep_hanh_chinh_o_viet_nam.pdf