Những vấn đề cần lưu ý trong lâm sàng để
tránh chẩn đoán nhầm bệnh ký sinh trùng
với bệnh khác
Khối u dưới da hay ở các phủ tạng do ấu
trùng giun đũa chó Toxocara hay giun
Gnathostoma gây nên sẽ có ELISA dương tính với
kháng nguyên tương ứng (đã có hàng nghìn
bệnh nhân rải rác trên toàn quốc), đặc biệt vị trí
ký sinh là bất kỳ trên cơ thể nên dễ nhầm với
nhiều bệnh khác.
Đôi khi bệnh sán lá gan nhỏ
Clonorchis/Opisthorchis gây nhiều khối u rải rác
trong gan như các khối u di căn (đã gặp ở Bệnh
viện 108), đó là các ổ sán trong đường mật của
gan được quan sát trên siêu âm. Trong trường
hợp này cần xét nghiệm phân tìm trứng sán hay
làm phản ứng huyết thanh ELISA. Những
trường hợp đã biến chứng u đường mật
cholangiocarcinoma thì xử trí khó khăn hơn (đã
gặp nhiều ở Bệnh viện Việt Đức). Bệnh sán lá
gan nhỏ phân bố ở ít nhất 24 tỉnh, có địa
phương tỷ lệ nhiễm tới 37,3-40,1%, có bệnh nhân
nhiễm tới 1.270 sán(4,7).
Khối u do sán lá phổi, trên hình ảnh Xquang
phổi do sán lá phổi Paragonimus, nhiều khi
nhầm ổ sán với u phổi hay lao phổi (đã gặp ở
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương và các
tỉnh, có bệnh nhân nữ 13 tuổi, 2003 ở Đà BắcHòa Bình vào Bệnh viện chẩn đoán u phổi, chỉ
định mổ cắt lá phổi có u, nhưng khi xác định
sán lá phổi và điều trị 2 ngày khỏi và khối u
biến mất. Năm 2008, bệnh nhân sán lá phổi 8
tuổi ở Tuyên Quang cũng chẩn đoán nhầm u
phổi và mổ cắt thùy phổi, trong khối u có 2 sán
lá phổi (nếu chẩn đoán đúng không cần mổ).
Bệnh sán lá phổi phân bố tại ít nhất 10 tỉnh miền
núi phía Bắc, có nơi 15% (Sơn La)(3). Cần xét
nghiệm đờm nhiều lần để tìm trứng sán hay làm
phản ứng huyết thanh ELISA.
Khối u do bệnh ấu trùng sán lợn
cysticercosis gây các u dưới da dễ nhầm với
bệnh da liễu, cần sinh thiết tìm đầu sán trong u;
ấu trùng sán lợn ở não gây động kinh, co giật,
liệt.nhầm với u não, cần chụp CT não và làm
ELISA để xác định; bệnh ấu trùng sán lợn ở mắt
gây nhầm với một số bệnh ở mắt. Bệnh ấu trùng
sán lợn phân bố rải rác ở ít nhất 50 tỉnh, có nơi
tỷ lệ nhiễm 7,2% (như ở Bắc Ninh)(5).
Ngoài ra có một số ký sinh trùng hiếm gặp
khác gây u và sinh u như ấu trùng sán nhái,
giun chỉ tổ chức
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân một trường hợp sán lá gan lớn ký sinh tại phổi gây chẩn đoán nhầm với ung thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 130
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP SÁN LÁ GAN LỚN KÝ SINH TẠI PHỔI
GÂY CHẨN ĐOÁN NHẦM VỚI UNG THƯ
Nguyễn Văn Đề*
TÓM TẮT
Bệnh ký sinh trùng có thể gây nên các khối u gây chẩn đoán nhầm với ung thư, trong đó có sán lá gan lớn.
Mục tiêu: Thông báo ca bệnh nhiễm sán lá gan lớn bị chẩn đoán nhầm với K phổi.
Phương pháp: Mô tả và phân tích bệnh án.
Kết quả: Bệnh nhân nam giới 36 tuổi ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội vào bệnh viện Hà nội tháng 10/2012 có
triệu chứng ho ra máu từng đợt, chụp phổi có u ở thùy dưới phổi phải, hạch rốn phổi to và được chẩn đoán là
ung thư phổi mặc dầu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh ký sinh trùng (bạch cầu ái toan tăng cao). Mổ cắt thùy
phổi có khối u, hạch phổi và một phần màng tim. Sau khi phẫu thuật, phân tích khối u cho thấy không phải ung
thư mà là do sán lá gan lớn gây nên.
Kết luận: Bệnh sán lá gan lớn ký sinh ở phổi có thể gây chẩn đoán nhầm với ung thư phổi.
Từ khóa: Ung thư, ký sinh trùng, bạch cầu ái toan, Fasciola
ABSTRACT
A CASE STUDY OF LUNG FASCIOLIASIS FOR MISDIAGNOSIS AS CANCER
Nguyen Van De* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 130 - 134
Parasitic diseases, including fascioliasis caused the tumor for misdiagnosis as cancer.
Objectives: To report case study for misdiagnosis between fascioliasis and lung cancer.
Methods: Describe and analysis a case-record.
Results: A 36-year-old man residing in a village of Chuong My district, Hanoi City, visited the Hanoi
Hospital in October 2012. He have uncontinuos hemoptysis, have lung tumor in lower lobe by X-ray and CT
scanner and big lung gland. This case was misdiagnosis as lung cancer, despite have been the symptoms
suspected fascioliasis (as eosinophilia).Operation for cutting a lower lobe of lung. Analysis for tumor after
operation showed that no cancer and caused by Fasciola
Conclusions: The lung fascioliasis cans misdiagnosis as lung cancer.
Key words: Cancer, Parasite, Eosinophil, Fasciola.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người bị bệnh do nhiều nguyên nhân
gây nên. Mỗi nguyên nhân gây bệnh có những
triệu chứng lâm sàng/cận lâm sàng nhất định và
mỗi triệu chứng/hình ảnh có thể do nhiều
nguyên nhân gây nên, trong đó có ký sinh
trùng. Có những bệnh với triệu chứng lâm sàng
rất đặc hiệu nhưng cũng có nhiều bệnh lâm
sàng không đặc hiệu, thậm chí còn không biểu
hiện lâm sàng. Việt Nam là nước nhiệt đới, có
đủ các điều kiện để bệnh ký sinh trùng lưu hành
rộng khắp cả nước và gây ảnh hưởng lớn đến
sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt gây ra những triệu
chứng hay hình ảnh tổn thương do ký sinh
trùng rất đa dạng. Do vậy, trên thực tiễn lâm
sàng, kể cả chẩn đoán hình ảnh nhiều trường
hợp chẩn đoán nhầm, thậm chí có trường hợp
đến khi xuất viện vẫn chưa tìm được nguyên
nhân gây bệnh hoặc có trường hợp phẫu thuật
* Đại học Y Hà Nội
Tác giả liên lạc: PGS TS. Nguyễn Văn Đề, ĐT: 0912377281, Email: ngvdeyhn@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 131
không cần thiết(8). Chính vì thế, chúng tôi muốn
chia sẻ một số thông tin cần thiết nhân một bệnh
nhân bị sán lá gan lớn ký sinh ở phổi đã chẩn
đoán nhầm với u phổi để nhằm giảm thiểu chẩn
đoán nhầm trong lâm sàng có liên quan đến
bệnh ký sinh trùng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phân tích bệnh án: lâm sàng, cận lâm sàng
Xác định các yếu tố gây chẩn đoán nhầm
ung thư
Xác định các yếu tố trong chẩn đoán sán lá
gan lớn
KẾT QUẢ
Giới thiệu bệnh án
Bệnh nhân nam giới Trần Văn T. 36 tuổi, địa
chỉ xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội,
công nhân công ty xi măng. Vào Bệnh viện Hà
Nội 8/10/2012 với lý do ho ra máu, diễn biến
từng đợt suốt 2 tháng và mức độ tăng dần, gầy
sút.
Diễn biến lâm sàng
Lúc đầu ho từng đợt, ngứa họng, cảm giác
tanh họng và khạc nhổ đờm lẫn máu màu đỏ, số
lượng ít, ho như vậy từng đợt trong tháng,
không đau rát, không sốt, kém ăn, gầy sút (1 kg).
Khám toàn thân
Không sốt, tỉnh táo, huyết áp 110/70, mạch
đều 81 lần/phút, cân nặng 57 kg.
Cận lâm sàng
+ Xét nghiệm huyết học:
Xét nghiệm lần 1: Hồng cầu 4,9T/L (bình
thường 4,0-5,8T/L), Hb 138 G/L (bình thường
125-160G/L), Hematocrit 40% (bình thường 40-
47%), thể tích trung bình hồng cầu 81,1fL (bình
thường 85-95 fL); số lượng bạch cầu 16,09 G/L
(bình thường 4,0-10 G/L), bạch cầu trung tính
46,6% (bình thường 50-75%), bạch cầu Lympho
9,5% (bình thường 20-45%), bạch cầu Mono 3,0%
(bình thường 1,0-6,0%), bạch cầu ưa Acid 39,5%
(bình thường 1,0-4,0%), bạch cầu ưa Basơ 0,1%
(bình thường 0-2%), số lượng tiểu cầu 149 G/L
(bình thường 150-450).
Xét nghiệm lần 2: Hồng cầu 5,65T/L (bình
thường 4,0-5,8T/L), Hb 168 G/L (bình thường
125-160G/L), Hematocrit 47% (bình thường 40-
47%), thể tích trung bình hồng cầu 83,2fL (bình
thường 85-95 fL); số lượng bạch cầu 16,18 G/L
(bình thường 4,0-10 G/L), bạch cầu trung tính
37,4% (bình thường 50-75%), bạch cầu Lympho
11,9% (bình thường 20-45%), bạch cầu Mono
3,2% (bình thường 1,0-6,0%), bạch cầu ưa Acid
45,4% (bình thường 1,0-4,0%), bạch cầu ưa Basơ
0,2% (bình thường 0-2%), số lượng tiểu cầu 192
G/L (bình thường 150-450).
+ Xét nghiệm sinh hóa:
CRP hs 10,82 mg/dl (bình thường ≤ 0,5), ion
Na 137 mmol/l (bình thường 135-145), ion Kali
3,89 mmol/l (bình thường 3,5-5), ion Clo 100,5
mmol/l (bình thường 98-106), Calci 2,16 mmol/l
(bình thường 2,15-2,6).
+ Xét nghiệm khác: Siêu âm gan có 2 nốt
tăng âm không bóng cản, đường kính 9 mm,
nghĩ đến u máu. Hình ảnh CT có u phổi phải và
hạch rốn phổi sưng.
Hội chẩn phẫu thuật
Bệnh nhân đã được điều và theo dõi 2 ngày
(8/10 đến 9/10/2012) với có u thùy dưới phổi
phải, chẩn đoán theo dõi K phổi. Kết luận sau
hội chẩn là K phổi, chỉ định mổ cắt thùy phổi.
Kết quả phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ thùy dưới phổi phải,
nạo vét hạch và cắt bỏ một phần màng tim.
Màng phổi không dính, không có dịch, thùy
phổi trên, giữa mềm mại, không có u, thùy
dưới có u đường kính 3 x 4 cm, rắn chắc,
không xâm lấn lá tạng.
Xử lý tổn thương sau phẫu thuật
+ Sinh thiết hạch: 3 sinh thiết 0,5 mm màu
nâu, cắt mảnh nhuộm HE, PAS, Gieson, kết quả
cho thấy các mảnh cắt mô hạch với cấu trúc các
nang Lympho quá sản, phát triển vào vùng tuỷ
và vùng tủy tăng sinh mô bào xoang, không
thấy tế bào ác tính. Kết luận: hạch quá sản phản
ứng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 132
+ Làm tiêu bản khối u: mô phổi có nang hoại
tử đông kèm vách xơ dày rõ với phản ứng mô
hạt dị vật, có nhiều bạch cầu ái toan, một số tế
bào khổng lồ, trong nang có cấu trúc của sán lá
gan lớn cắt ngang (hình 1), trong mạch máu có
huyết khối, mô phổi xung quanh có hiện tượng
viêm long không đặc hiệu phần lớn là mô liên
kết và không có tế bào u.
+ Kiểm tra huyết thanh chẩn đoán: ELISA
dương tính (hiệu giá 1/3200) với kháng nguyên
sán lá gan lớn.
Hình 1: Tiêu bản cắt mảnh qua u phổi có hình ảnh
sán lá gan lớn
Những yếu tố gây chẩn đoán nhầm ung
thư
Trên bệnh nhân có ho ra máu từng đợt, chụp
phổi có khối u ở phổi và có hạch rốn phổi sưng
to.
Những yếu tố là triệu chứng của bệnh sán
lá gan lớn
Có tổn thương gan, có bạch cầu ái toan tăng
cao và đặc biệt có ELISA dương tính cao (hiệu
giá 1/3200) với kháng nguyên sán lá gan lớn.
Những vấn đề khác
Do bỏ sót những dấu hiệu nghi ngờ bệnh ký
sinh trùng nên không kiểm tra nguyên nhân này
trước khi quyết định phẫu thuật.
BÀN LUẬN
Những tổn thương “dạng u” do ký sinh
trùng gây nên
Khối u là tổ chức tế bào phát triển quá mức
bình thường tạo nên. Trên nguyên tắc chung,
mọi tế bào của cơ thể đều có thể phát triển thành
khối u (sinh u). Khối u được chia thành 2 nhóm
chính là u lành tính và u ác tính (ung thư). Các
khối u lành tính thường tồn tại hoà bình với cơ
thể, trừ trường hợp quá to gây chèn ép hoặc bị
viêm nhiễm hoặc u nội tiết gây rối loạn chức
năng. Các u ác tính đều gây nguy hiểm với sức
khoẻ với mức độ khác nhau tuỳ thuộc từng loại
tế bào và từng loại tổ chức, phủ tạng. Khối u đư-
ợc tạo ra hết sức đa dạng cả về vị trí, tính chất
nguy hiểm, nguyên nhân và bệnh sinh. Các khối
u có thể gặp ở mọi cơ quan và tổ chức của cơ
thể, chính vì vậy mà bệnh nhân bị u không chỉ
có ở bệnh viện u bướu mà ở tất cả các bệnh viện
từ đa khoa đến chuyên sâu. Đó là chưa kể
những người chung sống hoà bình với khối u
lành tính suốt đời không đến bệnh viện. Các tác
nhân gây khối u bao gồm đột biến gen nguyên
phát /thứ phát, loạn sản tế bào tại chỗ, viêm
nhiễm /xơ hoá dẫn đến sinh u, các tuyến nội tiết
tăng sinh phì đại do thiếu hocmon, các tác nhân
ngoại lai như vius, vi trùng, ký sinh trùng, hoá
chất độc hại (do nhiễm vô tình từ môi trường
hay cố ý như thuốc lá, rượu...). Trong vô vàn
nguyên nhân sinh u như vậy, có nguyên nhân
do ký sinh trùng. Ví dụ các u dưới da do ấu
trùng giun sán, khối u trong phủ tạng như gan,
phổi phúc mạc, não, tinh hoàn, buồng trứng...
đều có thể do ký sinh trùng gây nên. Những
khối u ác tính trong gan, đặc biệt là ung thư
đường mật cholangiocarcinoma có vai trò của
ký sinh trùng ký sinh tại gan, nhất là sán lá gan.
Khối u do ký sinh trùng hầu như không tự khỏi
mà cần có can thiệp đúng tuỳ từng loài ký sinh
trùng(2). Bản thân ký sinh trùng sinh u không
những là tác nhân gây ung thư như sán lá gan
mà khối u đã làm cho các nhà lâm sàng chẩn
đoán nhầm với u ác tính và xử lý như một ung
thư (phẫu thuật cắt bỏ, tiêm/truyền hoá chất,
chạy tia xạ...) dẫn đến hậu quả không tốt cho
bệnh nhân, nhất là suy sụp tinh thần bệnh nhân.
Các loài ký sinh trùng thường gây u như sán lá
gan, sán lá phổi, ấu trùng sán lợn, giun đũa chó,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 133
giun đầu gai v.vĐể tránh nhầm lẫn đáng tiếc
xẩy ra, chúng ta cần xem xét vị trí các khối u,
đặc điểm của từng khối u và các biểu hiện lâm
sàng/cận lâm sàng kèm theo để xác định có phải
khối u do ký sinh trùng hay không(8).
Tổn thương do sán lá gan lớn gây chẩn
đoán nhầm với u
Khi sán lá gan lớn Fasciola ký sinh trong gan
gây nên tổn thương dạng khối u nhưng có âm
hỗn hợp trên siêu âm, đặc biệt có ELISA dương
tính với kháng nguyên sán lá gan lớn và có bạch
cầu ái toan tăng cao trong máu (bệnh này lưu
hành trên toàn quốc với trên 20.000 bệnh nhân ở
ít nhất 52 tỉnh)(6). Điều đáng lưu ý là sán lá gan
lớn ngoài ký sinh ở gan, còn bất thường sán non
có thể di chuyển và ký sinh trong cơ bắp, phúc
mạc, đại tràng, khớp gối, tuyến vú, dưới da, tim,
phổi, màng phổi, ổ mắt, thành bụng, ruột thừa,
tuỵ, lách, hạch bẹn, hạch cổ, mào tinh hoàn
...gây nên những khối u nơi ký sinh rất khó chẩn
đoán(1). Trong nghiên cứu này là sán lá gan lớn
ký sinh ở phổi, ở Việt nam đã gặp sán lá gan lớn
ký sinh ở dưới da ngực, tuyến vú, bắp chân và
khớp gối(7).
Những vấn đề cần lưu ý trong lâm sàng để
tránh chẩn đoán nhầm bệnh ký sinh trùng
với bệnh khác
Khối u dưới da hay ở các phủ tạng do ấu
trùng giun đũa chó Toxocara hay giun
Gnathostoma gây nên sẽ có ELISA dương tính với
kháng nguyên tương ứng (đã có hàng nghìn
bệnh nhân rải rác trên toàn quốc), đặc biệt vị trí
ký sinh là bất kỳ trên cơ thể nên dễ nhầm với
nhiều bệnh khác.
Đôi khi bệnh sán lá gan nhỏ
Clonorchis/Opisthorchis gây nhiều khối u rải rác
trong gan như các khối u di căn (đã gặp ở Bệnh
viện 108), đó là các ổ sán trong đường mật của
gan được quan sát trên siêu âm. Trong trường
hợp này cần xét nghiệm phân tìm trứng sán hay
làm phản ứng huyết thanh ELISA. Những
trường hợp đã biến chứng u đường mật
cholangiocarcinoma thì xử trí khó khăn hơn (đã
gặp nhiều ở Bệnh viện Việt Đức). Bệnh sán lá
gan nhỏ phân bố ở ít nhất 24 tỉnh, có địa
phương tỷ lệ nhiễm tới 37,3-40,1%, có bệnh nhân
nhiễm tới 1.270 sán(4,7).
Khối u do sán lá phổi, trên hình ảnh Xquang
phổi do sán lá phổi Paragonimus, nhiều khi
nhầm ổ sán với u phổi hay lao phổi (đã gặp ở
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương và các
tỉnh, có bệnh nhân nữ 13 tuổi, 2003 ở Đà Bắc-
Hòa Bình vào Bệnh viện chẩn đoán u phổi, chỉ
định mổ cắt lá phổi có u, nhưng khi xác định
sán lá phổi và điều trị 2 ngày khỏi và khối u
biến mất. Năm 2008, bệnh nhân sán lá phổi 8
tuổi ở Tuyên Quang cũng chẩn đoán nhầm u
phổi và mổ cắt thùy phổi, trong khối u có 2 sán
lá phổi (nếu chẩn đoán đúng không cần mổ).
Bệnh sán lá phổi phân bố tại ít nhất 10 tỉnh miền
núi phía Bắc, có nơi 15% (Sơn La)(3). Cần xét
nghiệm đờm nhiều lần để tìm trứng sán hay làm
phản ứng huyết thanh ELISA.
Khối u do bệnh ấu trùng sán lợn
cysticercosis gây các u dưới da dễ nhầm với
bệnh da liễu, cần sinh thiết tìm đầu sán trong u;
ấu trùng sán lợn ở não gây động kinh, co giật,
liệt...nhầm với u não, cần chụp CT não và làm
ELISA để xác định; bệnh ấu trùng sán lợn ở mắt
gây nhầm với một số bệnh ở mắt. Bệnh ấu trùng
sán lợn phân bố rải rác ở ít nhất 50 tỉnh, có nơi
tỷ lệ nhiễm 7,2% (như ở Bắc Ninh)(5).
Ngoài ra có một số ký sinh trùng hiếm gặp
khác gây u và sinh u như ấu trùng sán nhái,
giun chỉ tổ chức(6).
KẾT LUẬN
Bệnh nhân nam giới 36 tuổi có ho ra máu, có
u ở thùy dưới phổi phải, hạch to và được chẩn
đoán là ung thư phổi. Mổ cắt khối u, hạch phổi
và một phần màng tim. Sau khi phẫu thuật,
phân tích khối u cho thấy không phải ung thư
mà là do sán lá gan lớn gây nên. Như vậy là sán
lá gan lớn ký sinh ở phổi gây chẩn đoán nhầm
với ung thư phổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mas-Coma S, Bargues MD (1997). Human liver flukes: A review.
Res Rev Parasitol 1997; 57: 145-218.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 134
2. Nguyễn Văn Đề, Đỗ Tuấn Anh (2011). Nhiễm sán lá gan lớn trên
nhóm người được chẩn đoán lá U gan tại bệnh viện Việt Đức
năm 2006-2010. Tạp chí Y học thực hành. Số 8/2011. Tr 169-172
3. Nguyễn Văn Đề, Lê Khánh Thuận, Lê Thanh Hoà (2005). Sán lá
phổi (Lung fluke). Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, 2005.
4. Nguyễn Văn Đề, Lê Khánh Thuận (2004). Sán lá gan (Liver fluke).
Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, năm 2004.
5. Nguyễn Văn Đề (2004). Bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn ở người
Việt Nam. Tạp chí Thông tin Y Dược Số 9/2004. Tr13-16
6. Nguyễn Văn Đề (2012). Cập nhật bệnh Ký sinh trùng ở Việt
Nam. Báo cáo tại Hội nghị Khoa học Quốc tế Mekong-Sante-110 năm
Đại học Y Hà Nội. Tiểu ban Truyền nhiễm Vi sinh-Ký sinh trùng.
Tr. 9-21
7. Nguyễn Văn Đề (2005). Sán lá gan với ung thư gan mật. Tạp chí Y
họcViệt Nam. Tập 310. Tháng 5/2005. Tr 35-52.
8. Nguyễn Văn Đề (2011). Vấn đề bệnh Ký sinh trùng gây chẩn
đoán nhầm trong lâm sàng. Tạp chí Thông tin Y Dược Số 3/2011.
Tr 2-5.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_mot_truong_hop_san_la_gan_lon_ky_sinh_tai_phoi_gay_chan.pdf