Thứ nhất, tên của Chương III là: “Trách
nhiệm trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa”. Thực ra, chương này quy định
không chỉ về trách nhiệm mà còn về quyền
hạn, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có
liên quan. Vì vậy, tên của chương là không phù
hợp với nội dung được thể hiện trong chương.
Thứ hai, nội dung của một số điều trong
chương này (ví dụ Điều 29 “Công khai thông
tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Điều 30
“Kiểm tra, giám sát việc hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa; Điều 31 “Đánh giá hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa”; Điều 32 “Xử lý vi phạm
pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”)
không phù hợp với tên của Chương III. Do đó,
theo chúng tôi, việc đưa các điều luật này vào
Chương III là khiên cưỡng, không đúng chỗ,
không đảm bảo tính hợp lý. Chúng tôi được
biết, các điều luật này trước đây được quy định
trong Chương IV của dự thảo Luật trình Quốc
Hội khóa 14 tại kỳ họp thứ 3 với tên gọi là :
“Nguồn vốn, cơ chế phối hợp, giám sát và đánh
giá hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Nay có lẽ
do bỏ chương này nên các nội dung của nó
phải đưa một cách khiên cưỡng vào các
chương khác có liên quan trong đó có Chương
III của dự thảo Luật.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
46
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Nguyễn Bích Thủy1
Tóm tắt: Mặc dù các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận nhưng nhìn chung, hiệu quả
của chúng là không cao. Nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều, trong đó có một nguyên
nhân rất quan trọng đó là sự thiếu khoa học trong việc phân công trách nhiệm, quyền hạn và
sự yếu kém trong việc phối hợp công tác giữa các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc thực
hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, Luật Hỗ trợ DNNVV lần này coi đây
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần phải giải quyết. Bài viết này sẽ nêu rõ một số hạn
chế cơ bản, nguyên nhân của các hạn chế đó, đồng thời trình bày một số giải pháp mà Luật đã
ghi nhận nhằm khắc phục chúng.
Từ khóa: Trách nhiệm, quyền hạn, phân công, phối hợp, Bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh
Nhận bài: 01/8/2017; Hoàn thành biên tập: 17/8/2017; Duyệt đăng: 05/9/2017
Abstract: Though policies, programs of supporting SMEs have reached considerable results
over the past time but the activity of implementation and support impact of those policies are
limited. There are many reasons for this situation but the important reason is that the assignation
of tasks, rights is not scientific and the coordination between related state agencies in supporting
SME is weak. Therefore, the Law on Supporting SMEs considers it as the main duty to be solved.
This article will clarify some basic limitations, reasons of those limitations and solutions realized
by the Law.
Keywords: Responsibility, power, assignation, coordination, Ministry, sector, people’s
council, provincial people’s committee.
Date of receiving: 01/8/2017; Date of editing: 17/8/2017; Date of publish approval:
05/9/2017
1. Một số hạn chế trong công tác hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1. Hạn chế cơ bản trong công tác hỗ trợ
doang nghiệp nhỏ và vừa
Mặc dù đã có được một số thành tựu nhất
định nhưng đánh giá một cách tổng quát thì có
thể thấy rằng, công tác hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong thời gian qua ở nước ta vẫn
còn nhiều hạn chế, cụ thể là:
Thứ nhất, tuyệt đại đa số các chương trình
trợ giúp DNNVV sau khi kết thúc vẫn không
có được sự đánh giá đúng và kịp thời về hiệu
quả của chúng đối với hoạt động của doanh
nghiệp, ví dụ về số lượng doanh nghiệp được
tham gia chương trình hỗ trợ thì nhiều chương
trình mới dừng ở mức ước tính tỉ lệ DNNVV
có thể tham gia hoặc rất chung chung (với giải
thích 97% DN là DNNVV nên đa số là
DNNVV tham gia). Thậm chí có chương trình
không thể đánh giá được mức độ tham gia của
các doanh nghiệp. Ngoài ra, trên thực tế, chưa
xây dựng được các tiêu chí để đánh giá tác
động của các chương trình đến sản xuất, kinh
doanh của DNNVV như các chương trình nâng
cao chất lượng sản phẩm, đổi mới và nâng cao
năng lực công nghệ, sở hữu trí tuệ, tư vấn thị
trường, đào tạo nghề
Thứ hai, tiến độ thực hiện các chính sách,
chương trình hỗ trợ DNNVV còn rất chậm, do
đó không phát huy được tác dụng đối với
1 Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
47
doanh nghiệp. Điều này trước hết thể hiện ở
chỗ, thông thường, thời gian để xây dựng các
văn bản quy phạm hướng dẫn thực hiện thông
thường phải kéo dài từ 02 đến 03 năm. Ví dụ
như Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia
đến 2020, Chương trình quốc gia phát triển
công nghệ cao, Chương trình phát triển sản
phẩm quốc gia gắn với công nghệ tiên tiến..,
Quỹ Phát triển DNNVV được thành lập sau
hơn 03 năm xây dựng đề án và cho đến nay,
DNNVV vẫn chưa tiếp cận được vốn của
Quỹ. Việc tổ chức thực hiện một số chính
sách ưu đãi, hỗ trợ còn gặp nhiều vướng mắc
như chính sách ưu đãi thuế cho DNNVV,
chính sách hỗ trợ DNNVV trong công nghiệp
hỗ trợ.
Thứ ba, việc xây dựng và thực hiện chính
sách hỗ trợ DNNVV ở cấp địa phương còn hạn
chế. Công tác nắm bắt nhu cầu và tình hình sản
xuất, kinh doanh của DNNVV còn yếu. Nhiều
địa phương chưa chủ động xây dựng các
chương trình, kế hoạch trợ giúp DNNVV trên
địa bàn, hầu hết mới chỉ tham gia thực hiện các
chương trình do các Bộ, ngành chủ trì với mức
độ khiêm tốn (xúc tiến thương mại, sở hữu trí
tuệ, quản lý chất lượng..). Khoảng 30% số địa
phương chưa phê duyệt và triển khai kế hoạch
phát triển DNNVV của tỉnh cũng như chưa có
báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch về Bộ
Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời tổng hợp và
tháo gỡ các kiến nghị, khó khăn của doanh
nghiệp.
1.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn
chế trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa
Những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ
nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có một
nguyên nhân rất quan trọng, đó là sự phân
công, phân nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà
nước trong việc xây dựng và thực thi công tác
hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa còn bất
hợp lý, cụ thể là:
Thứ nhất, sự phối hợp giữa các Bộ, cơ
quan ngang Bộ; giữa Trung ương và địa
phương còn nhiều trục trặc; thiếu cơ chế điều
phối hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV.
Hiện nay, hầu như mỗi một bộ/ngành độc lập
triển khai các chính sách/chương trình của
mình, thiếu sự liên kết với các chương trình
khác nhằm tập trung cho một nhóm doanh
nghiệp trọng điểm để phát triển thành các
doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có tác
động lan tỏa tới các doanh nghiệp khác. Cơ chế
báo cáo và chia sẻ thông tin cũng chưa được
thực hiện nghiêm túc và đầy đủ.
Thứ hai, năng lực của các đơn vị đầu mối
thực hiện hỗ trợ DNNVV còn yếu và thiếu.
Theo quy định tại Điều 15 và 18 của Nghị
định 56/2009/NĐ-CP, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, các Sở Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương
có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về
trợ giúp phát triển DNNVV; làm đầu mối
phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc
xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp
phát triển DNNVV, trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt, ban hành và chỉ đạo tổ chức thực
hiện. Tuy nhiên, hiện tại, theo báo cáo, mới
chỉ có 16/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có đơn vị đầu mối trực thuộc Sở Kế
hoạch và Đầu tư hoặc cấp tương đương thực
hiện chức năng trợ giúp phát triển DNNVV
trên địa bàn tỉnh.
Các nhiệm vụ liên quan đến phát triển
DNNVV tại địa phương được giao cho các
phòng ban khác nhau (Phòng đăng ký kinh
doanh, phòng quản lý ngành) xử lý để thực
hiện chức năng và nhiệm vụ nói trên. Hiện nay,
trong phạm vi cả nước chỉ có khoảng hơn 200
cán bộ chuyên trách về trợ giúp phát triển
DNNVV thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư.
Trung bình có khoảng 2-3 cán bộ/địa phương
chuyên trách công tác trợ giúp DNNVV. Thậm
chí một số thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh,
Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ có một cán bộ
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
48
thuộc phòng Kinh tế ngành phụ trách công tác
trợ giúp phát triển DNNVV. Đây là một trong
những nguyên nhân chủ yếu khiến cho việc
thực hiện các chính sách trợ giúp phát triển
DNNVV chưa thực sự hiệu quả.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện công tác hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhằm khắc phục các bất cập và tồn tại về cơ
chế phối hợp giữa các cơ quan trong công tác
hỗ trợ DNNVV, Luật Hỗ trợ DNNVVđã quy
định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ
quan từ trung ương đến địa phương, trách
nhiệm của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang
bộ, trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh, trách nhiệm của hiệp hội
doanh nghiệp và các tổ chức cung cấp dịch vụ
hỗ trợ DNNVVCác nội dung này được quy
định tại Chương III của Luật Hỗ trợ DNNVV,
gồm 12 Điều (từ Điều 21 đến Điều 32). Cụ thể
như sau:
2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ,
ngành trung ương
Quản lý nhà nước về DNNVV đã được đề
cập tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP nhưng trong
Nghị định này không quy định đầy đủ trách
nhiệm, quyền hạn quản lý nhà nước của các cơ
quan liên quan từ Trung ương đến địa phương.
Thực tiễn cho thấy, hầu hết Bộ, ngành, địa
phương đều thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về DNNVV theo lĩnh vực, địa bàn phụ
trách thông qua việc ban hành, triển khai,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cơ chế
chính sách hỗ trợ DNNVV thuộc ngành, lĩnh
vực, địa bàn quản lý; đồng thời bố trí nguồn
lực để triển khai cơ chế chính sách đã ban
hành. Do đó, để thống nhất công tác quản lý
nhà nước về DNNVV ở từng Bộ, ngành, địa
phương, Luật đưa ra quy định nhằm bao quát
tất cả các nội dung liên quan đến quản lý nhà
nước về hỗ trợ DNNVV, bao gồm: xây dựng,
ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch
về hỗ trợ DNNVV; tổ chức, kiện toàn hệ
thống cơ quan hỗ trợ DNNVV; xây dựng, vận
hành và công bố thông tin về DNNVV; kiểm
tra, đánh giá và giám sát các hoạt động hỗ trợ
DNNVV; hợp tác quốc tế về hỗ trợ phát triển
DNNVV (Điều 24).
Kế thừa quy định tại Nghị định
56/2009/NĐ-CP, Luật quy định Bộ Kế hoạch
và Đầu tư là cơ quan giúp Chính phủ thống
nhất thực hiện quản lý nhà nước về hỗ trợ
DNNVV; tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ
tướng Chình phủ về hoạt động hỗ trợ DNNVV
(khoản 1 Điều 22).
Về trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư: Luật kế thừa các nhiệm
vụ, quyền hạn đã quy định tại Nghị định
56/2009/NĐ-CP, đồng thời bổ sung thêm các
nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến quản lý nhà
nước về hỗ trợ DNNVV nhằm đáp ứng yêu cầu
quản lý trong thời kỳ mới và tăng cường vai
trò đầu mối về hỗ trợ DNNVV. Các nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể bao gồm:
- Thực hiện vai trò điều phối, xác định mục
tiêu, đối tượng, trọng tâm hỗ trợ để triển khai
các kế hoạch, chương trình, dự án hỗ trợ
DNNVV trên phạm vi toàn quốc;
- Chủ trì phải phối hợp với các Bộ, cơ quan
ngang Bộ bố trí nguồn vốn chi đầu tư phát triển
để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy
định của khoản 2 Điều 22 Luật Hỗ trợ DNNVV
- Tổ chức đòa tạo và bồi dưỡng cho cơ
quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV ở cấp Trung
ương và cấp địa phương;
- Xây dựng, vận hành hệ thống thông tin
phục vụ xếp hạng tín nhiệm DNNVV (khoản 4
Điều 22);
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ khi thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về hỗ trợ DNNVV
trong ngành, lĩnh vực do mình phụ trách thì có
các quyền hạn chung như sau:
“a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
49
b) Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra,
đánh giá việc thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa;
c) Tổ chức việc thống kê và công bố thông
tin về doanh nghiệp nhỏ và vừa;
d) Hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa
tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
đ) Ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa”.
Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn chung nêu
trên, các Bộ, cơ quan ngang Bộ như Bộ Tài
chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam đều được Luật quy định cho một số
quyền hạn đặc thù (khoản 2,3,4 và 5 Điều 24).
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Một trong những hạn chế, bất cập khi triển
khai Nghị định 56/2009/NĐ-CP là hệ thống cơ
quan thực hiện hoạt động hỗ trợ DNNVV ở các
địa phương chưa được kiện toàn. Theo quy
định tại Điều 15 và 18 của Nghị định
56/2009/NĐ-CP, Cục Phát triển doanh nghiệp
thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở Kế hoạch
và Đầu tư địa phương có chức năng, nhiệm vụ
quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển
DNNVV; làm đầu mối phối hợp với các cơ
quan liên quan xây dựng chương trình, kế
hoạch trợ giúp phát triển DNNVV, trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt, ban hành và chỉ đạo tổ
chức thực hiện. Tuy nhiên, theo số liệu thống
kê cho thấy, mới chỉ có 20/63 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có đơn vị đầu mối trực
thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cấp tương
đương thực hiện chức năng trợ giúp phát triển
DNNVV trên địa bàn tỉnh. Các nhiệm vụ liên
quan đến phát triển DNNVV tại địa phương
được giao cho các phòng, ban khác nhau
(Phòng đăng ký kinh doanh, phòng quản lý
ngành) thực hiện. Đây là một trong những
nguyên nhân chủ yếu khiến cho việc thực hiện
các chính sách trợ giúp phát triển DNNVV
chưa thực sự hiệu quả.
Để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ cho
DNNVV ở địa phương, Luật Hỗ trợ DNNVVđã
quy định một các tương đối cụ thể nhiệm vụ,
quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh và mối quan hệ giữa hai loại cơ
quan này. Cụ thể là, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
ngoài việc có quyền quyết định bố trí quỹ đất để
hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế
biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập
trung cho DNNVV (khoản 1 Điều 11) và quyền
quyết định hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho
DNNVV tại các khu công nghiệp, khu công
nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn (khoản
2 Điều 11) thì còn có trách nhiệm: (1) Ban hành
chính sách và bố trí nguồn lực hỗ trợ DNNVV
tại địa phương; quyết định dự toán ngân sách hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của
pháp luật về ngân sách nhà nước và (2) Giám
sát việc tuân thủ pháp luật về hỗ trợ DNNVV ở
địa phương (khoản 1 Điều 25).
Liên quan đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Luật cũng đã có một số quy định, trong đó ghi
nhận những nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản liên
quan đến việc xây dựng, tổ chức thi hành cũng
như kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công
tác hỗ trợ DNNVV ở địa phương (khoản 2
Điều 25).
Để củng cố, tăng cường đơn vị đầu mối
thực hiện hỗ trợ DNNVV ở địa phương, Luật
quy định: UBND cấp tỉnh tổ chức đầu mối hỗ
trợ DNNVV ở địa phương. Với quy định này
không có nghĩa là hình thành ra một tổ chức
mới mà sẽ kiện toàn, sắp xếp cơ cấu tổ chức
thực hiện hỗ trợ DNNVV theo hướng không
phát sinh tổ chức, biên chế mới tại cấp tỉnh.
Điều 25 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa quy định trách nhiệm hỗ trợ DNNVV của
Hội đồng nhân dân và UBND cấp tỉnh như sau:
“1. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều 11, khoản 4 Điều 18 của Luật này;
b) Ban hành chính sách và bố trí nguồn lực
hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa
phương; quyết định dự toán ngân sách hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của
pháp luật về ngân sách nhà nước;
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
50
c) Giám sát việc tuân theo pháp luật về hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách
nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và tổ chức triển khai hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; kế
hoạch, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh;
b) Kiểm tra, đánh giá công tác hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương và
báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Tôn vinh doanh nghiệp nhỏ và vừa có
thành tích, đổi mới sáng tạo, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương”.
3. Một vài nhận xét về nội dung của Luật
liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các
cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa
Luật Hỗ trợ DNNVV lần này dành hẳn
Chương III để quy định về nhiệm vụ, quyền
hạn của các cơ quan nhà nước ở trung ương và
địa phương trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa với tên gọi là: “Trách nhiệm trong
hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
Qua nghiên cứu cho thấy Luật Hỗ trợ
DNNVVđã có một số thành công như sau:
Thứ nhất, đã khắc phục được một trong
những hạn chế rất cơ bản của pháp luật hiện
hành về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là
không quy định rõ, đầy đủ thẩm quyền của các
cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương
liên quan đến việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa. Thực tế cho thấy, việc thiếu vắng các quy
định này đã làm hạn chế rất nhiều tính hiệu quả
của công tác hỗ trợ mà Nhà nước ta đã thực
hiện trong thời gian qua.
Thứ hai, về cơ bản Luật Hỗ trợ DNNVV
đã xác định rõ thẩm quyền của tất cả các cơ
quan nhà nước có liên quan đến công tác hỗ
trợ, từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến
các Bộ, cơ quan ngang bộ đến Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với tư cách là
các chủ thể có vai trò quan trọng trong việc xây
dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, Luật Hỗ trợ
DNNVVcũng cho thấy một số quy về vấn đề này
vẫn còn hạn chế cần được khắc phục như sau:
Thứ nhất, tên của Chương III là: “Trách
nhiệm trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa”. Thực ra, chương này quy định
không chỉ về trách nhiệm mà còn về quyền
hạn, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có
liên quan. Vì vậy, tên của chương là không phù
hợp với nội dung được thể hiện trong chương.
Thứ hai, nội dung của một số điều trong
chương này (ví dụ Điều 29 “Công khai thông
tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Điều 30
“Kiểm tra, giám sát việc hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa; Điều 31 “Đánh giá hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa”; Điều 32 “Xử lý vi phạm
pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”)
không phù hợp với tên của Chương III. Do đó,
theo chúng tôi, việc đưa các điều luật này vào
Chương III là khiên cưỡng, không đúng chỗ,
không đảm bảo tính hợp lý. Chúng tôi được
biết, các điều luật này trước đây được quy định
trong Chương IV của dự thảo Luật trình Quốc
Hội khóa 14 tại kỳ họp thứ 3 với tên gọi là :
“Nguồn vốn, cơ chế phối hợp, giám sát và đánh
giá hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Nay có lẽ
do bỏ chương này nên các nội dung của nó
phải đưa một cách khiên cưỡng vào các
chương khác có liên quan trong đó có Chương
III của dự thảo Luật.
Kết luận:
Việc ban hành các cơ chế, chính sách, biện
pháp cụ thể để hỗ trợ DNNVV là việc làm hết
sức cần thiết. Tuy nhiên, có cơ chế, chính sách,
giải pháp hỗ trợ cụ thể mà không có đầy đủ bộ
máy hoặc có bộ máy nhưng không quy định rõ
ràng, đầy đủ, hợp lý chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của từng bộ phận trong bộ máy đó
thì rút cuộc, chính sách, biện pháp hỗ trợ cũng
chỉ tồn tại trên giấy mà thôi. Vì vậy, việc Luật
dành hẳn một chương là Chương III để quy
định về vấn đề này là hết sức cần thiết, góp
phần bảo đảm tính thực thi của đạo luật này.
(Xem tiếp trang 55)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhiem_vu_quyen_han_cua_cac_co_quan_nha_nuoc_trong_viec_ho_tr.pdf