Pháp luật Việt Nam về bảo đảm các điều kiện tồn tại phát triển của trẻ em

Thứ nhất, cần quy định quyền sống của trẻ em thành một điều luật riêng biệt trong Hiến pháp chứ không nên lồng ghép vào quy định quyền sống của con người tại Điều 19 như hiện nay. Với quy định hiện tại có hai hạn chế lớn: Một là, chưa làm nổi bật một trong những quyền quan trọng nhất của trẻ em trong Hiến pháp khiến cho việc tìm hiểu những quyền trẻ em trong Hiến pháp bị “hoà lẫn” trong quyền con người nói chung; Hai là, khó lòng làm rõ nội hàm quyền sống của trẻ em ở trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp. Chúng tôi cho rằng quyền sống của trẻ em cần phải được ghi nhận cụ thể hơn trong quyền sống của con người, là vấn đề đặc biệt trong quyền sống của con người, làm rõ tính đặc thù trong nội hàm quyền và thể hiện nỗ lực của Nhà nước trong bảo vệ quyền này. Đề xuất này không chỉ thuần tuý là sự ghi nhận về mặt hiến định, nó còn thể hiện thái độ, tuyên bố của Nhà nước về mối quan tâm sâu sắc đối với trẻ em trong sự nghiệp phát triển Tổ quốc từ quyền thiên liêng nhất - quyền sống. Thứ hai, cần có những quy định cụ thể hơn về quyền của thai nhi. Ở đây cần xác định rõ thai nhi có phải là con người, có phải là trẻ em và xác định từ thời điểm nào thai nhi có thể được thụ hưởng các quyền con người, quyền của trẻ em. Hiện tại quyền của thai nhi vẫn đang là vấn đề có nhiều tranh luận ở Việt Nam và việc ghi nhận, bảo vệ quyền của thai nhi vẫn đang tản mạn, riêng rẽ ở các luật chuyên ngành mà chưa có tiếng nói chung trong quy định của Hiến pháp. Việc quy định cụ thể hơn quyền của thai nhi trong Hiến pháp, trong luật dân sự, luật trẻ em là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm những điều kiện tồn tại và phát triển của thai nhi trong thực tiễn. Việc xác định tư cách con người của thai nhi còn tác động rất lớn tới sự điều chỉnh của pháp luật đối với các hành vi nạo, phá thai của luật hình sự.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật Việt Nam về bảo đảm các điều kiện tồn tại phát triển của trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinionTạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 68 (6/2020) 24-32 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO ĐẢM CÁC ĐIỀU KIỆN TỒN TẠI PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM VIETNAM LAW ON ASSURANCE OF CONDITIONS FOR CHILDREN’S SURVIVAL AND DEVELOPMENT Võ Khánh Linh*, Phan Duy Anh†, Hoàng Trung Hiếu‡ Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 3/12/2019 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/6/2020 Ngày bài báo được duyệt đăng: 29/6/2020 Tóm tắt: Bài viết tổng hợp và phân tích cụ thể các quy định pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ Hiến pháp đến các luật chuyên ngành ở góc độ bảo đảm các điều kiện tồn tại và phát triển trẻ em - một khía cạnh quan trọng trong bảo đảm quyền sống của trẻ em. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số đánh giá thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Từ khoá: Quyền trẻ em, tồn tại và phát triển, Luật Việt nam. Abstract: The article summarizes and analyzes in detail the laws in the Vietnamese legal system from the Constitution to specialized laws in the perspective of ensuring the conditions of children’s survival and development - an important aspect in ensuring children’s right to life. From there, the authors give some assessments on the current situation of Vietnamese law on this issue.§ Keywords: Children’s right, survival and development, Vietnam Law. * Khoa Chính trị học, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam † Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) ‡ Khoa Chính trị học, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam § Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1969 (Convention on the Rights of the Child 1969) 1. Đặt vấn đề Trong thời gian qua, pháp luật Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong nội luật hoá quyền sống của trẻ em theo tinh thần của CRC 1969§. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, từ văn bản có hiệu lực cao nhất là Hiến pháp, cho đến các luật chuyên ngành và các văn bản quy phạm pháp luật khác đều có quy định về vấn đề này, cụ thể như sau: Các điều kiện tồn tại và phát triển của trẻ em được ghi nhận và bảo đảm trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Hiến pháp 2013 đã ghi nhận tại Khoản 1, Điều 37: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc 25Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion và giáo dục; đượ c tham gia và o cá c vấ n đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Đây là quy định thể hiện ý chí của Nhà nước trong bảo vệ, tăng cường và thúc đẩy quyền trẻ em nói chung và bảo đảm các điều kiện tồn tại và phát triển của trẻ em. Mặc dù không có quy định cụ thể về khái niệm quyền sống của trẻ em, tuy nhiên quyền trẻ em luôn là đối tượng điều chỉnh về quyền con người mà vấn đề này được quy định tại Điều 19: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tướ c đoạ t tính mạng trái luật.”. Hơn nữa, những điều kiện bảo đảm sự tồn tại và phát triển của trẻ em cũng được thể hiện qua những quy định về quyền con người như: Điều 14: “Tất cả các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đều được công nhận,tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”; Điều 20 về quyền tự do và an toàn cá nhân (hay an ninh cá nhân); Điều 34 về quyền được bảo đảm an sinh xã hội; Điều 38 về quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc y tế; Điều 39 về quyền được học tập, giáo dục; Điều 41 về quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa. Bên cạnh đó, tại Chương III Hiến pháp năm 2013 quy định về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường cũng đã có một số quy định liên quan đến trẻ em từ góc độ bảo đảm những điều kiện tồn tại và phát triển ¶ Phan Duy Anh (2016), Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, tr. 10. ** Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội, tr. 164. như: Khoản 2, Điều 58 về việc Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình; Khoản 2, Điều 61 về việc Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu họ c phí ; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý. Quyền sống của trẻ em, theo nghĩa rộng của quyền này, không chỉ là sự toàn vẹn về tính mạng của trẻ em, mà còn là những điều kiện bảo đảm sự tồn tại và phát triển toàn diện cho trẻ em ¶. Ở khía cạnh thứ hai, CRC khuyến nghị trách nhiệm chủ động, tích cực của các quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự phát triển của trẻ em **. Với tư cách là đạo luật có hiệu lực cao nhất, luật nền tảng của hệ thống pháp luật quốc gia, có thể thấy những quy định mang tính định hướng của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã làm tốt vai trò thể hiện quan điểm của Nhà nước và vai trò của pháp luật trong bảo đảm điều kiện tồn tại và phát triển của trẻ em. Đây chính là nền tảng cho những luật chuyên ngành khác thể hiện rõ vai trò của mình trong bảo đảm quyền sống của trẻ em. Các điều kiện tồn tại và phát triển của trẻ em được ghi nhận và bảo đảm trong các luật chuyên ngành 26 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion Bên cạnh các quy định của Hiến pháp 2013, quyền sống của trẻ em ở góc độ là những điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển còn được thể chế hóa trong nhiều văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong phạm vi của mình, bài viết chỉ dẫn những quy định nền tảng trong một số các văn bản luật chuyên ngành. 2. Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS) Điều 16 BLDS 2015 đã quy định mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau và năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Từ quy định này, có thể hiểu trong hệ thống pháp luật Việt Nam thì trẻ em được coi là một chủ thể của quyền con người là từ lúc được sinh ra. Cùng với đó, các quyền nhân thân được ghi nhận và bảo vệ với tất cả mọi người, trong đó đã hàm ý tới quyền sống của trẻ em từ góc độ quyền tự do và cá nhân, trách nhiệm của cha mẹ đối với trẻ em từ các quy định tại Điều 33 về quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể và Điều 39 về quyền nhân thân trong hôn nhân gia đình. 3. Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) BLHS 2015 có nhiều quy định bảo đảm quyền sống của trẻ em thể hiện rất rõ trong hình phạt tử hình và giới hạn áp dụng hình phạt tử hình tại Điều 40. Điều này cho thấy không được áp dụng hình phạt tử hình và thi hành án tử hình với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (với trường hợp không thi hành án tử hình, tức đã bị kết án tử hình mà là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì chuyển thành hình phạt tù chung thân). Thứ nhất, quy định này cho thấy pháp luật hình sự Việt Nam hoàn toàn phù hợp với nội dung của CRC 1989 khi đã bảo vệ sự sống của trẻ em từ trước khi được sinh ra, mặc dù đó không phải là sự bảo vệ quyền sống của một tự nhiên nhân (không tử hình phụ nữ có thai). Thứ hai, pháp luật hình sự Việt Nam bảo đảm điều kiện tồn tại và phát triển của trẻ em khi thấy rõ sự gắn kết, mối liên hệ quan trọng trong sự sống và phát triển của trẻ em ở giai đoạn đầu đời với người mẹ (không tử hình phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi). Những quy định thuộc Chương XII - Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội - thể hiện chính sách hình sự đặc biệt đối với trẻ em (dưới 16 tuổi) trên một số phương diện như sau: Thứ nhất, phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi (bao gồm trẻ em) và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội (Khoản 1 Điều 91); Thứ hai, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả (Khoản 2 Điều 91); Thứ ba, không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình; Thứ tư, được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất (Khoản 6 Điều 91, từ Điều 100 đến Điều 106); Thứ năm, án đã tuyên với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm (Khoản 7 Điều 91) 27Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion cũng như không được coi là có án tích (Điều 107). Có thể thấy những đường hướng xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội đã phản ánh rất nhiều chính sách khoan hồng của luật hình sự đối với trẻ em. Điều này nhằm hạn chế những tác động không có lợi của hình phạt tới các điều kiện tồn tại và phát triển của trẻ em trong độ tuổi này cũng như ảnh hưởng của chúng tới tương lai của các em. BLHS 2015 cũng quy định những tội phạm riêng liên quan tới các hành vi xâm hại đến đối tượng là trẻ em như: Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến 16 tuổi); Điều 145 (tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi); Điều 146 (tội dâm ô với người dưới 16 tuổi); Điều 147 (tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 152 (tội đánh tráo người dưới 1 tuổi); Điều 153 (tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi). Cùng với đó, BLHS 2015 đã quy định về phạm tội với người dưới 16 tuổi và phụ nữ có thai là tình tiết tăng nặng trong quyết định hình phạt tại danh mục các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 52) và xác định “phạm tội đối với người dưới 16 tuổi” là một trong những số tình tiết định khung tăng nặng trong Chương XIV - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người. Có thể thấy rằng, BLHS 2015 bảo vệ đối tượng trẻ em ở mức độ rất cao từ hai khía cạnh: lên án người phạm tội đối với trẻ em và khoan hồng đối với người phạm tội là trẻ em. Điều này lần lượt thể hiện quan điểm của luật hình sự Việt Nam không chỉ bảo vệ toàn vẹn tính mạng mà còn bảo đảm những điều kiện tồn tại, phát triển của trẻ em. 4. Luật trẻ em 2016 LTE 2016 quy định về quyền và bổn phận của trẻ em, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. Đây là đạo luật có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền trẻ em, trong đó có quyền sống. Nội dung của LTE 2016 cơ bản đã thể hiện việc nội luật hoá các quy định của CRC 1989. Điều 12 về quyền sống của trẻ em đã ghi nhận trẻ em “được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển”. Cùng với đó, các quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục, quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động, quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt, quyền được bảo vệ khỏi chất ma tuý, quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính, quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm hoạ, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang được quy định lần lượt từ Điều 25 đến Điều 31 đã thể hiện rõ khía cạnh “được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển” trước những tác nhân có thể phương hại tới quyền sống của trẻ em. LTE năm 2016 còn quy định trách nhiệm của Nhà nước, xã hội, gia đình trong bảo vệ sự tồn tại và phát triển toàn diện của trẻ em ở các phương diện như sau: 28 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion Phương diện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em và vai trò của cha, mẹ LTE 2016 đã quy định “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện” (Điều 15) và yếu tố để bảo đảm quyền này chính là “Trẻ em có quyền được chung sống với cha mẹ, được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trừ trường hợp cách ly cha mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tối nhất của trẻ” (Điều 22). Chung sống với cha mẹ là điều kiện để trẻ em có thể phát triển toàn diện bởi lẽ cha, mẹ là người có điều kiện gần gũi, yêu thương với tư cách là “đấng sinh thành” của trẻ em. Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em không chỉ là trách nhiệm với tư cách là người cha, người mẹ mà đó còn là trách nhiệm được nêu rõ trong LTE 2016 tại Điều 96, Điều 98 như bảo đảm chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em ở từng độ tuổi, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và phòng chống bệnh cho trẻ em, trách nhiệm tiếp cận dịch vụ y tế để sàng lọc, phòng ngừa các bệnh bẩm sinh cho trẻ em Trong quá trình đó, cha mẹ và các thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm tôn trọng các quyền của trẻ em (Điều 75). Như vậy có thể thấy, trách nhiệm chăm sóc trẻ em trước tiên phải nêu cao vai trò của cha, mẹ, hay nói cách khác trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, “việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp †† Điều 18 (1) CRC 1969 quy định: “Các Quốc gia thành viên phải có những cố gắng cao nhất để bảo đảm việc thừa nhận nguyên tắc là cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và sự phát triển của con cái. Cha mẹ, và tùy trường hợp có thể là người giám hộ hợp pháp, có trách nhiệm đầu tiên trong việc nuôi dưỡng và sự phát triển của trẻ em. Những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là điều quan tâm cơ bản của họ”. xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tối nhất của trẻ em” (Khoản 1 Điều 47). Trong quá trình đó, Nhà nước có trách nhiệm ban hành các chính sách trợ cấp, trợ giúp, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo từng nhóm đối tượng khác nhau và khuyến khích xã hội dành sự ưu tiên các điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em (Điều 42). Các quy định trên là phù hợp với Điều 18 CRC †† khi xác định nghĩa vụ, trách nhiệm đầu tiên trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em thuộc về cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khác và xác định nghĩa vụ của nhà nước phải hỗ trợ, trợ giúp các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, dành cho họ những sự trợ giúp thích đáng trong việc thực hiện trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Những quy định này phần nào có thể thấy LTE 2016 coi trọng như thế nào vai trò của cha mẹ, các thành viên gia đình trong chăm sóc, nuôi dưỡng vì sự phát triển toàn diện của trẻ em. Phương diện chăm sóc y tế và được hưởng tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất LTE 2016 đã ghi nhận: “Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng, khám, chữa bệnh”. Như vậy trẻ em là đối tượng được ưu tiên tiếp cận hàng 29Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion đầu trong chăm sóc y tế, hay nói cách khác, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Điều này nêu cao trách nhiệm của Nhà nước ở các khía cạnh sau đây (Điều 43): Thứ nhất, có chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Thứ hai, bảo đảm thực hiện các biện pháp theo dõi sức khỏe định kỳ, chăm sóc dinh dưỡng, sức khoẻ ban đầu, tiêm chủng cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi; tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định của pháp luật; Thứ ba, ưu tiên tư vấn, bảo vệ, chăm sóc về sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và trẻ em; Thứ tư, có chính sách, biện pháp tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, trẻ sơ sinh; xóa bỏ phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em; Thứ năm, đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em theo quy định của pháp luật; Thứ sáu, có chính sách, biện pháp để trẻ em được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, điều kiện vệ sinh cơ bản và an toàn thực phẩm; Thứ bảy, khuyến khích xã hội ủng hộ, đầu tư nguồn lực để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Có thể thấy, các quy định trên của LTE 2016 là phù hợp với nội dung của Điều 24 CRC 1989. Phương diện quyền được giáo dục LTE 2016 đã ghi nhận tại Điều 16 về quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu: “Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân, được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh”. Để hỗ trợ trẻ em được tiếp cận một cách đầy đủ quyền được giáo dục, trách nhiệm của Nhà nước đã được xác định rõ ở Điều 44: Thứ nhất, chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học, giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học; Thứ hai, đặc biệt quan tâm tới các chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận giáo dục và giới thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi và pháp luật về lao động; Thứ ba, có chính sách phù hợp để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và chính sách hỗ trợ để trẻ em trong độ tuổi được giáo dục mầm non phù hợp với Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ; Thứ tư, xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phải phải phù hợp với từng độ tuổi, từng nhóm độ tuổi trẻ em, có trọng tâm, đáp ứng chất lượng, yêu cầu phát triển toàn diện và hội nhập; Thứ năm, quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Có thể thấy, các quy định trên của LTE 2016 là phù hợp với nội dung của Điều 28, 29 CRC 1989. Phương diện quyền được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và sinh hoạt văn hóa LT 2016 đã ghi nhận tại Điều 17 về quyền vui chơi, giải trí: “Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ 30 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi”. Để bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao, du lịch cho trẻ em, Điều 24 đã xác định trách của Nhà nước như sau: Thứ nhất, có chính sách hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn hóa nghệ thuật; Thứ hai, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở cho trẻ em; Thứ ba, có chính sách ưu tiên trẻ em khi sử dụng dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao, du lịch và tham quan di tích, thắng cảnh; Thứ tư, tạo điều kiện để trẻ em giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa tốt đẹp và được sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình; Thứ năm, khuyến khích tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia ủng hộ, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí; Thứ sáu, khuyến khích sáng tạo, sản xuất đồ chơi, trò chơi cho trẻ em bảo đảm an toàn, lành mạnh, mang bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể thấy, các quy định trên của LTE 2016 là phù hợp với nội dung của Điều 30, 31 CRC 1989. 5. Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 (LHNGĐ) Chương V LHNGĐ 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Trong đó có nhiều quy định liên quan đến vai trò, trách nhiệm của cha mẹ đối với con, là một trong những điều kiện bảo đảm sự tồn tại và phát triển của trẻ em: Điều 69 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ; Điều 70 quy định về nghĩa vụ và quyền của con; Điều 71 quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng; Điều 72 quy định về nghĩa vụ và quyền giáo dục con và Điều 74 quy định về bồi thường thiệt hại do con gây ra. Trong phạm vi hẹp là mối quan hệ gia đình, LHNGĐ đã có những quy định rõ về vai trò, trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo đảm phát triển toàn diện cho trẻ em. 6. Luật Giáo dục 2019 (LGD) Một trong những nội dung quan trọng trong xây dựng LGD 2019 đó là bảo đảm các quyền được giáo dục không chỉ đối với công dân mà đặc biệt quan tâm tới đối tượng thụ hưởng quyền là trẻ em. Với tư tưởng đó, các quy định của LGD 2019 đã từng bước hiện thực hoá, cụ thể hoá quyền học tập của công dân nói chung, quyền học tập của trẻ em nói riêng, cũng như phương diện bảo đảm, thúc đẩy quyền được giáo dục của trẻ em được quy định trong LTE 2016. Một số điều luật của LGD 2019 đã thể hiện quan điểm này bao gồm: Thứ nhất, giáo dục tiểu học là bắt buộc, từng bước phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi (Điều 14); Thứ hai, giáo dục mầm non phải nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành nhân cách (Điều 23) và có phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ em (Điều 24); Thứ ba, giáo dục phổ thông phải nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam (Điều 29) và có các phương pháp giáo dục phù hợp cho từng cấp học (Điều 30); Thứ tư, ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, 31Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion phát triển giáo dục ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa để trẻ em có thể tiếp cận quyền được giáo dục (Điều 17); Thứ năm, các trường hợp ưu tiên không đóng học phí, hỗ trợ học phí, miễn học phí (Điều 99) 7. Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo đảm điều kiện tồn tại và phát triển của trẻ em Hiện nay, quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm điều kiện tồn tại và phát triển của trẻ em cơ bản đã phù hợp với CRC 1969. Việt Nam đã có những động thái tích cực trong nội luật hoá các quy định pháp luật về trẻ em, đặc biệt là quyền sống của trẻ em. Điểm sáng Chương II - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các quy định về quyền con người được ghi nhận một cách cởi mở hơn trong các đạo luật chuyên ngành. Trong phần này, nhóm tác giả nêu ba vấn đề lớn có ý nghĩa góp phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo đảm điều kiện tồn tại và phát triển của trẻ em như sau: Thứ nhất, cần quy định quyền sống của trẻ em thành một điều luật riêng biệt trong Hiến pháp chứ không nên lồng ghép vào quy định quyền sống của con người tại Điều 19 như hiện nay. Với quy định hiện tại có hai hạn chế lớn: Một là, chưa làm nổi bật một trong những quyền quan trọng nhất của trẻ em trong Hiến pháp khiến cho việc tìm hiểu những quyền trẻ em trong Hiến pháp bị “hoà lẫn” trong quyền con người nói chung; Hai là, khó lòng làm rõ nội hàm quyền sống của trẻ em ở trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp. Chúng tôi cho rằng quyền sống của trẻ em cần phải được ghi nhận cụ thể hơn trong quyền sống của con người, là vấn đề đặc biệt trong quyền sống của con người, làm rõ tính đặc thù trong nội hàm quyền và thể hiện nỗ lực của Nhà nước trong bảo vệ quyền này. Đề xuất này không chỉ thuần tuý là sự ghi nhận về mặt hiến định, nó còn thể hiện thái độ, tuyên bố của Nhà nước về mối quan tâm sâu sắc đối với trẻ em trong sự nghiệp phát triển Tổ quốc từ quyền thiên liêng nhất - quyền sống. Thứ hai, cần có những quy định cụ thể hơn về quyền của thai nhi. Ở đây cần xác định rõ thai nhi có phải là con người, có phải là trẻ em và xác định từ thời điểm nào thai nhi có thể được thụ hưởng các quyền con người, quyền của trẻ em. Hiện tại quyền của thai nhi vẫn đang là vấn đề có nhiều tranh luận ở Việt Nam và việc ghi nhận, bảo vệ quyền của thai nhi vẫn đang tản mạn, riêng rẽ ở các luật chuyên ngành mà chưa có tiếng nói chung trong quy định của Hiến pháp. Việc quy định cụ thể hơn quyền của thai nhi trong Hiến pháp, trong luật dân sự, luật trẻ em là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm những điều kiện tồn tại và phát triển của thai nhi trong thực tiễn. Việc xác định tư cách con người của thai nhi còn tác động rất lớn tới sự điều chỉnh của pháp luật đối với các hành vi nạo, phá thai của luật hình sự. Thứ ba, nâng mức trần độ tuổi được xác định là trẻ em. LTE 2016 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi, trong khi định nghĩa trẻ em của CRC 1969 là những người dưới 18 tuổi. Quy định này của CRC 1969 có ý nghĩa mở, mức 18 tuổi là mức tiêu 32 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion chuẩn nhưng không phải bắt buộc, cố định với mọi quốc gia. Điều này cho phép các quốc gia có thể quy định mức trần độ tuổi của trẻ em thấp hơn 18 tuổi, hoặc tối đa là 18 tuổi. Chúng tôi cho rằng việc nâng trần độ tuổi của trẻ em là người dưới 18 tuổi là cơ sở để mở rộng hơn khả năng tiếp cận và thụ hưởng quyền trẻ em. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn là độ tuổi mà trẻ em đang dần tích luỹ, phát triển để trưởng thành, do đó các em vẫn có quyền được xã hội quan tâm bởi các quyền trẻ em đặc thù. Việc nâng trần độ tuổi trẻ em là hoàn toàn khả thi với những quy định hiện hành trong hệ thống pháp luật quốc gia, dù rằng điều này sẽ cần phải tính toán đến việc sửa đổi một số ngành luật có liên quan. Nhưng xét từ góc độ nhân đạo và nhân quyền điều này là cần thiết. Tài liệu tham khảo: [1]. Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), “Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người”, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. [2]. Phan Duy Anh (2016), Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội. [3]. Võ Khánh Linh, Phan Duy Anh (2019), Luận giải về nội hàm quyền sống của trẻ em, Tạp chí Pháp luật về Quyền con người, số 1 - 2019, tr. 78 - 85. [4]. Võ Khánh Vinh (2011), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền dân sự và chính trị”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Địa chỉ tác giả: Võ Khánh Linh, Khoa Chính trị học, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Email: vokhanhlinh07031991@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphap_luat_viet_nam_ve_bao_dam_cac_dieu_kien_ton_tai_phat_tri.pdf
Tài liệu liên quan