Phát triển công viên thể thao từ quan điểm đô thị sinh thái

Kết luận Công viên thể thao là nơi quan trọng để mọi người dân đến tập luyện thể dục thể thao, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển đô thị của đất nước. Sự tồn tại của nó không chỉ giúp cư dân đô thị cải thiện tốt hơn về sức khỏe, thể chất và tinh thần, truyền bá văn hóa thể thao mà còn nâng tầm cảnh quan đô thị hiện đại. Đồng thời, các công trình dịch vụ hỗ trợ của công viên thể thao sẽ khiến công viên trở thành một khu phức hợp tập hợp nhiều cơ sở, có thể tích hợp các ngành dịch vụ ăn uống, vui chơi và các ngành liên quan khác với nó. Tuy nhiên, cần sự phân bố các công viên thể thao đồng đều trong thành phố lớn và trên địa bàn của cả nước. Hiện tại ở nước ta có một số nguyên nhân dẫn đến việc chưa xây dựng được các công viên thể thao như: Việc xây dựng một công viên thể thao rất tốn kém. Hơn nữa, do tính chất phúc lợi công cộng đặc biệt của các dự án này, hầu hết kinh phí được chính phủ đầu tư, điều này gây áp lực rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Để giảm bớt áp lực về tài chính, xây dựng các công viên thể thao nên tổ chức theo hình thức xã hội hóa, thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân và tổ chức khai thác theo luật định hiện hành. Xây dựng và phát triển các công viên thể thao dựa trên đặc điểm văn hóa thể thao của địa phương. Tiến hành khảo sát, lắng nghe nhiều hơn nhu cầu của dân trong thiết kế và tốt nhất là để công chúng tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp vào công tác xây dựng để không chỉ có thể thiết kế phù hợp với nhu cầu của công chúng mà còn tránh được lãng phí thiếu thực tiễn. Đồng thời, cần thiết lập các địa điểm để quảng bá văn hóa thể thao và ý nghĩa của thể thao để mọi người hiểu được tầm quan trọng của thể thao đem lại cho cuộc sống.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển công viên thể thao từ quan điểm đô thị sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao 14 PHAÙT TRIEÅN COÂNG VIEÂN THEÅ THAO TÖØ QUAN ÑIEÅM ÑO THÒ SINH THAÙI Tóm tắt: Nghiên cứu cơ sở lí luận, xác định khái niệm, phân loại đặc điểm loại hình hoạt động của công viên thể thao. Lấy một số mô hình công viên thể thao của các nước: Anh, Đức, Nhật và Trung Quốc làm trường hợp để phân tích các vấn đề chung và chỉ ra những khó khăn tồn tại. Đề xuất đưa ra những gợi ý cho việc xây dựng các công viên thể thao ở đô thị Việt Nam. Từ khóa: Đô thị sinh thái; công viên đô thị; công viên thể thao. *TS, Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội Vũ Minh Cường* 1. Mở đầu Ngày nay quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ chóng mặt đã làm cho môi trường đô thị bị ô nhiễm nghiêm trọng, diện tích đất dành cho sinh hoạt cộng đồng và tập thể dục thể thao (TDTT) liên tục bị thu hẹp. Tổ chức Y tế Thế giới đã chỉ ra rằng “việc thiếu vận động trong thời gian dài sẽ gây ra suy giảm về thể chất và lâu dài dễ dẫn đến tử vong”. Để nâng cao thể chất cho cộng đồng, cơ quan chính quyền và ngành TDTT cần nhanh chóng nghiên cứu và đưa ra các chương trình hành động, xúc tiến các biện pháp hiệu quả giúp cho việc phát triển phong trào TDTT quần chúng nhằm nâng cao thể chất cho nhân dân. Công viên trong thành phố không chỉ đóng vai trò tích cực trong việc cải thiện chức năng của đô thị mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt đa dạng của người dân, đồng thời là yếu tố môi trường quan trọng để khuyến khích người dân tham gia các hoạt động TDTT nâng cao sức khỏe. Sự gia tăng và phổ cập của các công viên trong đô thị không chỉ là biểu hiện quá trình chuyển đổi của thành phố từ phát triển nhanh sang phát triển chất lượng cao, mà còn là sự chuyển dịch từ nhu cầu cá nhân sang nhu cầu đa dạng của cộng đồng cư dân. Việc xây dựng công viên trong thành phố có ý nghĩa mang tính đột phá trong lịch sử quy hoạch và xây dựng đô thị, nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển hài hòa, lành mạnh và bền vững của đô thị. Trong sự phát triển của công viên đô thị gắn kết chức năng TDTT vào thì càng hiệu quả và trở nên nổi bật hơn. Trên thế giới từ lâu nhiều nước đã xây dựng công viên thể thao mang lại hiệu quả hoạt động cho loại hình hoạt động công cộng trong đô thị. Ở nhiều nước trên thế giới mô hình công viên thể thao tích hợp môi trường sinh thái tự nhiên và không gian tập luyện đa chức năng đã được xây dựng với quy mô lớn. Là một công viên thể thao lấy hoạt động TDTT làm cốt lõi, tích hợp thể thao giải trí, nghỉ ngơi thư giãn, bảo vệ môi trường sinh thái, ngắm cảnh và du lịch. Sự phát triển các chức năng TDTT của công viên đô thị là từ việc thúc đẩy nhu cầu giải trí của người dân và sự gia tăng về nhu cầu rèn luyện sức khỏe, lúc đầu chưa rõ ràng và thường bị che lấp bởi chức năng giải trí và thư giãn. Tuy nhiên, với sự nâng cao nhận thức về TDTT của người dân và yêu cầu cao hơn về sức khỏe, công viên đô thị đã trở thành một chức năng TDTT. Khái niệm về công viên thể thao ban đầu chưa xuất hiện trong nghiên cứu về lĩnh vực TDTT, nó là một thành phần của quá trình xây dựng và phát triển đô thị đương đại, dần dần được hình thành với những thay đổi trong hệ tư duy xã hội, củng cố các khái niệm sinh thái, một khu phức hợp đa chức năng và những thay đổi trong phương pháp rèn luyện TDTT hàng ngày của con người. Tuy nhiên, do ở nước ta việc xây dựng công viên thể thao còn chưa được hình thành nên các công viên đô thị chưa khai thác hết chức năng, gây lãng phí tài nguyên không gian, chưa hình thành, phát huy được lợi ích văn hóa, sinh thái và kinh tế. Vì vậy, trong bài này sẽ phân tích các công viên thể thao của một số 15 Sè §ÆC BIÖT / 2020 nước trên thế giới và khu vực để định hướng cho việc xây dựng và phát triển công viên thể thao ở nước ta. 2. Tổng quan về sự phát triển công viên thể thao Hầu hết các nghiên cứu ở nước ngoài đều cho rằng nguồn gốc của các công viên thể thao có thể bắt nguồn từ khái niệm thể thao ở Hy Lạp cổ đại. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng các sân thể thao nên được thiết lập trong môi trường tự nhiên trong lành để có lợi cho cơ thể và trí óc của con người. Từ quan niệm truyền thống kết hợp giữa các địa điểm thể thao và môi trường tự nhiên nơi đây có thể được coi là nguồn gốc của các đặc điểm cảnh quan sau này của các công viên thể thao. Vào thời Trung cổ, các nhà quý tộc châu Âu đã bắt đầu xây dựng những khu vườn riêng có thể được sử dụng để săn bắn, cưỡi ngựa, bắn cung và các hoạt động khác. Khoảng giữa đến cuối thế kỷ 19, phong trào công viên đô thị ở Hoa Kỳ đã phá vỡ đặc quyền chỉ giới quý tộc mới được tập thể dục trong khung cảnh thiên nhiên. Cuối thế kỷ 19, với sự thành công của Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên, việc xây dựng các sân vận động bước sang một kỷ nguyên mới, nhiều sân vận động nổi tiếng chú trọng đưa yếu tố cảnh quan vào khuôn viên trong khu hoạt động thể thao. Ví dụ, công viên Olympic Munich của Đức, được xây dựng cho Thế vận hội Olympic 1972, không chỉ đặt sân vận động trong một khung cảnh đẹp như tranh vẽ, mà còn trở thành một trong những bức tranh tô điểm cho cảnh quan đô thị sau khi hoàn thành Thế vận hội. Vào những năm 1990, khái niệm về công viên thể thao được đưa ra, và các quốc gia bắt đầu xanh hóa các cơ sở và địa điểm tập luyện thể thao. Mặt khác, tính chất công cộng của các công viên thể thao dần được bộc lộ trong quá trình phát triển. Ví dụ, Công viên Thể thao Gosling (osling) của Anh được xây dựng vào năm 1959 đã xem xét đầy đủ các nhu cầu về cơ sở vật chất và địa điểm cho nhiều môn thể thao và được trang bị nhiều dịch vụ hỗ trợ như bơi lội, phục vụ ăn uống, trò chơi trẻ em... Hiện nay, theo các kết quả nghiên cứu của nước ngoài có liên quan như Anh, Mỹ, Nhật, Trung Quốc và các nước khác đã hình thành phong cách công viên thể thao của riêng mình. Ở Anh, việc xây dựng các công viên thể thao tập trung vào nhu cầu của người dân địa phương; có nhiều dự án trong nhà, thiết kế hướng đến một trung tâm thể thao; các dịch vụ hỗ trợ cũng rất đầy đủ; đồng thời cũng xem xét nhu cầu của nhiều đối tượng, đặc biệt là cơ sở vật chất và quản lý cho người khuyết tật được thiết kế đặc biệt để thể hiện sự chăm sóc nhân văn. Ở Mỹ, các công viên thể thao chủ yếu là thể thao ngoài trời, bóng và đua xe là phổ biến nhất; hầu hết được phân bố nằm ở khu vực ven biển, cơ sở vật chất phong phú đáp ứng nhu cầu sinh hoạt đa dạng và giải trí tốt; có chỉ tiêu quy hoạch rõ ràng nhưng bán kính phục vụ nhỏ; bố trí công trình nhỏ gọn, không gian xanh tương đối nhỏ. Nhật Bản, các mô hình phát triển công viên thể thao rất đa dạng; các loại dự án hoàn chỉnh, làm nổi bật các dự án giải trí; nhu cầu của người cao tuổi và vận động viên nghiệp dư được xem xét riêng trong thiết kế các công viên thể thao. Trung Quốc, vào cuối thời nhà Thanh, các sự kiện thể thao nước ngoài du nhập vào, người nước ngoài bắt đầu xây dựng các công viên và sau đó ý tưởng tập thể dục bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc. Vào những năm 1960, các công viên của Trung Quốc được thiết kế thêm các môn thể thao. Sang thế kỷ XXI, các công viên thể thao được xây dựng chuyên biệt. Đặc biệt sau Thế vận hội Bắc Kinh 2008, quốc gia này đã khởi động việc xây dựng các công viên thể thao hiện đại và đa dạng các loại hình. Hiện tại các công viên thể thao mới xây dựng của Trung Quốc đã nổi tiếng trên thế giới và châu lục. Còn ở Việt Nam, ý tưởng xây dựng công viên thể thao cũng có từ khá sớm, tuy nhiên cho đến năm 2008 đề án xây dựng một khu công viên thể thao – cây xanh, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt tại quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 14/4/2008. Trong phạm vi khu vực nghiên cứu được chia thành các dự án thành phần và đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án cho đến nay đã có những sự biến động về quy hoạch trên địa bàn như: Sự điều chỉnh về địa giới hành chính, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao 16 Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Quy hoạch phân khu đô thị S4 đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 4324/QĐ- UBND ngày 16/7/2013, trong đó có một số định hướng mới. Những biến động này đã ảnh hưởng đến mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, quỹ đất phát triển đô thị, không gian quy hoạch, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh và nghiên cứu quy hoạch đồng bộ khu công viên cho phù hợp trong tình hình mới. Chính vì thế đề án cho tới nay vẫn chưa được tiến hành xây dựng. Mới đây ngày 21/12/2019, tổ hợp đặc biệt gồm hơn 1000 máy tập, chuỗi sân chơi với 15 bộ môn thể thao khai trương trên 10,2 ha công viên lớn nhất Đông Nam Á vừa được ra mắt tại khu Thành phố thông minh Vinhomes Smart City hứa hẹn kiến tạo một không gian sống lành mạnh cho cư dân mọi lứa tuổi và còn trở thành điểm đến mới phía Tây Hà Nội. Tuy nhiên đây mới chỉ dừng lại là khu sinh thái có chủ đề thể thao để cho cư dân đến nghỉ ngơi, thư giãn và tập luyện, chưa đúng nghĩa với chức năng của một công viên thể thao thực thụ. 3. Xác định khái niệm công viên thể thao Quá trình hình thành và phát triển công viên thể thao đến nay, việc xác định khái niệm của nó vẫn chưa tạo thành sự đồng thuận trong giới học thuật. Các học giả nước ngoài trích dẫn và mô tả về công viên thể thao vào năm 1992 như sau: “Các cơ sở thể thao và địa điểm tập luyện TDTT được thiết lập trong không gian xanh tươi của công viên sẽ thu hút người dân đô thị đến đây để giải trí và hoạt động tích cực. Trong khi đó, các hoạt động huấn luyện thể thao có hệ thống, tổ chức thi đấu, biểu diễn thể thao và các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng vẫn có thể được tổ chức tại các địa điểm xung quanh công viên đô thị”. Qua những mô tả này, khái niệm về “Công viên Thể thao” có thể được khái quát qua ba điểm: Thứ nhất, các địa điểm hoặc cơ sở thể thao phải được bố trí ở vị trí có cảnh quan đẹp, dễ thu hút được sự quan tâm của quần chúng nhân dân; Thứ hai, có thể tổ chức huấn luyện và thi đấu chuyên nghiệp tại đây; Thứ ba, có thể thu hút cư dân đến để giải trí và nghỉ ngơi tích cực. Ở nước ta, cho tới thời điểm này chưa có một công viên đô thị nào được xây dựng và thiết kế để tích hợp được các cơ sở thể thao nằm trong khuôn viên của công viên. Trên thực tế hiện nay các công viên đô thị đang được quy hoạch và thiết kế chỉ nhằm mục đích tạo ra cảnh quan, không gian xanh để thu hút công chúng đến vui chơi giải trí. Cũng có một số công viên lắp đặt thêm một số dụng cụ thể thao ở bên trong để cho mọi người đến tập luyện, tuy nhiên những dụng cụ này chỉ để cho những người cao tuổi tập luyện và trẻ em vui chơi, chưa đáp ứng được nhu cầu rèn luyện thân thể cho lứa tuổi thanh niên. Bài viết này dựa trên tiêu chuẩn phân loại không gian xanh đô thị, dựa trên khái niệm ban đầu trong “quy hoạch công viên đô thị và môi trường cây xanh”, mô tả đề cập đến nội hàm trong “Công viên thể thao” và tích hợp kết quả nghiên cứu của một số mô hình công viên thể thao của các nước trên thế giới. Từ đó đề xuất các giải pháp triển khai các mô hình, thiết kế xây dựng công viên thể thao vừa có thể đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí hàng ngày của công chúng, vừa có thể huấn luyện, tổ chức thi đấu thể thao chuyên nghiệp, đồng thời tích hợp cảnh quan, không gian sinh thái giữa đô thị, triển khai được các mô hình cung ứng dịch vụ liên quan đến hoạt động văn hóa, kinh tế, du lịch và thể thao. 4. Phân loại công viên thể thao Mô hình công viên thể thao ở nước ta chưa được thiết kế và xây dựng nên các chuyên gia trong nước mới chỉ tiến hành một số nghiên cứu thăm dò nhất định. Tuy nhiên, do các tiêu chuẩn khác nhau nên việc phân loại công viên thể thao cũng khác nhau. Căn cứ vào quy mô, cấp độ và tiêu chuẩn mà phân loại công viên ra thành các cấp như: Tỉnh thành phố, Quận huyện, phường xã Ngoài ra phân biệt chúng theo các loại hình thể thao khác nhau để phân loại công viên thể thao theo chức năng hoạt động và công năng sử dụng. Từ những căn cứ nêu trên về khái niệm công viên thể thao, bài viết này đề xuất ba phương pháp phân loại như sau: Thứ nhất, theo loại hình công viên tổng hợp: việc phân loại này đề cập đến phương pháp phân loại công viên, bao gồm công viên tổng hợp và công viên cộng đồng trong quy hoạch không gian xanh đô thị. Lý do tại sao phân loại thành các lĩnh vực là bởi 17 Sè §ÆC BIÖT / 2020 vì các công viên thể thao không chỉ cần có các thiết bị thể thao ngoài trời cho công chúng hoạt động tập luyện, mà còn phải có mức độ đầu tư chuyên nghiệp nhất định, tức là “trang bị cơ sở vất chất có thể huấn luyện thể thao chuyên nghiệp”. Điều đặc biệt quan trọng là phải phân biệt “công viên thể thao” thực sự với công viên có chủ đề “thể thao”. Thứ hai, theo loại hình thể thao: cách phân loại này được kế thừa từ cách phân loại các môn thể thao và tính đặc điểm loại hình hoạt động của các môn thể thao như hoạt động của môn điền kinh, các môn thể thao giải trí dưới nước, các môn bóng và các môn thể thao có yếu tố mạo hiểm... Thứ ba, theo môi trường thành phố: hầu hết cảnh quan tự nhiên của công viên thể thao trong đô thị là được xây dựng theo thiết kế, trong khi các công viên thể thao được xây dựng ở ngoại ô thường có sự tận dụng địa hình, cảnh quan tự nhiên tại chỗ. Nền móng cảnh quan khác nhau cũng phản ánh tính chất của công viên thể thao ở một mức độ nhất định. Công viên thể thao nội thành, công viên thể thao ngoại ô thành phố. 5. Các căn cứ để thiết kế, xây dựng công viên thể thao Việc xây dựng công viên thể thao không chỉ cần có đặc điểm văn hóa của một công viên thông thường, hòa nhập với môi trường sinh thái xung quanh mà còn phải làm nổi bật được chức năng thể thao của nó. Từ việc xác định khái niệm và cách thức phân loại, bài viết này sẽ nêu các đặc điểm chính có liên quan chặt chẽ đến khái niệm công viên thể thao. 5.1. Tính phổ biến Trong việc thiết kế cơ sở vật chất công viên, chúng ta phải xem xét đầy đủ đến nhu cầu của cư dân đô thi tại khu vực xung quanh, để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi và rèn luyện sức khỏe của họ trong công viên. Đồng thời, để đạt được sự “phổ biến” này, công viên thể thao cần có khả năng tiếp cận và khả năng phục vụ cao trong quy hoạch và thiết kế, tức là khả năng phục vụ cộng đồng trong một bán kính cụ thể. Công viên thể thao không phải là sân vận động hay không gian xanh. Nó là sự kết hợp giữa sân chơi thể thao, cảnh quan tự nhiên và không thuần túy như một nơi dành cho chơi thể thao. Thông qua việc giới thiệu các khuôn viên và cảnh quan, các địa điểm có thể được thư giãn và giải trí, do đó nó truyền đạt khái niệm “nghỉ ngơi tích cực”, trong đó mọi người tập TDTT và nghỉ ngơi. Khác với cảnh quan sân vườn, cảnh quan bên trong công viên thể thao không còn giới hạn trong việc trải nghiệm của con người, mà vươn lên vai trò môi trường cảnh quan công viên ở tầm cao của thành phố. Tức là sự tồn tại của chính công viên như một môi trường cảnh quan, tính năng này yêu cầu công viên không chỉ cần quan tâm đến việc tạo hình cảnh quan sân vườn trong thiết kế nội khu mà còn phải tính đến trong quy hoạch tổng thể xây dựng môi trường cảnh quan của một đô thị. 5.2. Đặc điểm tự nhiên Đặc điểm tự nhiên là điểm khác biệt quan trọng giữa công viên thông thường và công viên thể thao. Tính chủ động: Một công viên thể thao tốt không chỉ cung cấp cho người dân các hoạt động thuận tiện tối đa, nơi tập trung đông người, đáp ứng nhu cầu của cư dân, mà còn tạo ra không khí văn hóa thể thao, để mọi người được tuyên truyền, kích thích sự yêu thích thể thao và tạo được môi trường sống lành mạnh. Tính chuyên nghiệp: Tính chuyên nghiệp của công viên thể thao có nghĩa là bản thân công viên thể thao nó có thể tổ chức các sự kiện thể thao chuyên nghiệp hoặc huấn luyện thể thao chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp sẽ là đặc điểm quan trọng giúp phân biệt công viên thể thao với công viên truyền thống. 5.3. Đặc điểm chức năng Đặc điểm chức năng phản ánh những chức năng riêng biệt của công viên thể thao khác với công viên truyền thống. Tính cộng đồng: Sự khác biệt so với các công viên truyền thống là các công viên thể thao chủ động trong lập kế hoạch hoạt động chuyên môn, mặc dù không làm hạn chế đến các hoạt động của dân cư đô thị, nhưng sẽ hình thành một bầu không gian thể thao theo kế hoạch sắp đặt sẵn. Các vận động viên thể thao ngoài thời gian tập luyện sẽ chủ động tham gia hướng dẫn cho cộng đồng dân cư tới tập luyện các môn thể thao mà họ yêu thích. Hoạt động tham gia hướng dẫn này không có ở các công viên thông thường. Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao 18 Tính hệ thống: Các công viên thể thao lâu đời, chẳng hạn như công viên thể thao Gosling ở Anh quốc, có một hệ thống hoàn chỉnh riêng biệt, không chỉ đáp ứng nhu cầu hoạt động thể thao chuyên nghiệp mà còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các vận động viên thể thao có điều kiện để giúp đỡ những người dân đến chơi thể thao trong công viên. Mở rộng các hoạt động cung cấp một loạt các dịch vụ hỗ trợ như các trò chơi cho trẻ em, phục vụ ăn uống, khám chữa bệnh, hội nghị và dịch vụ kinh tế thương mại có liên quan. 5.4. Nguyên tắc thiết kế công viên thể thao Công viên thể thao là một loại hình công viên giải trí, có những đặc thù nhất định trong quy hoạch và thiết kế. Bài viết này đề xuất ba nguyên tắc cơ bản với quy hoạch và thiết kế công viên thể thao. Nguyên tắc tổng quát hóa: Nguyên tắc này nhằm nhấn mạnh rằng các công viên thể thao hiện đại không chỉ được thiết kế cho các vận động viên chuyên nghiệp mà còn phải được công chúng chấp nhận, đặc biệt là nhóm đối tượng người già, trẻ em, phụ nữ hoặc người khuyết tật. Phương châm là mọi nhóm người đều được đáp ứng nhu cầu tập TDTT. Nguyên tắc phân kỳ: Do tính phức tạp của nó, quy hoạch và thiết kế các công viên thể thao cần phải xem xét sự phát triển và thay đổi sau khi hoàn thành, khi tình hình thực tế không phù hợp với ý tưởng thiết kế, sẽ có những điều chỉnh và cập nhật sau đó. Rất khó để chọn một vị trí địa lý phù hợp hoàn toàn cho xây dựng một công viên thể thao. Công viên thể thao là nơi có đầy đủ cây xanh để giải quyết vấn đề nghỉ ngơi, rèn luyện sức khỏe của cư dân đô thị nên việc xây dựng nó đòi hỏi vị trí địa lý cực kỳ cao. Để đáp ứng bán kính phục vụ và đúng với ý định ban đầu là cung cấp cho cư dân đô thị những địa điểm rèn luyện thể thao tốt, công viên thể thao cần tính đến các yếu tố quan trọng như giao thông thuận tiện và đáp ứng đủ lượng người tới tập luyện và vui chơi khi lựa chọn địa điểm. Điều này đã dẫn đến những hạn chế lớn hơn đối với việc lựa chọn địa điểm ban đầu của công viên truyền thống. Nguyên tắc nhân văn: Về mặt nội dung, công viên thể thao không chỉ là nơi rèn luyện thân thể mà còn là nơi củng cố tinh thần. Từ góc độ này, các công viên thể thao còn được giao sứ mệnh truyền bá văn hóa thể thao (xây dựng các bức tượng thể thao đặt bên trong khuôn viên), phổ biến thể thao tới quần chúng nhân dân, vì vậy đặc trưng văn hóa thể chất này cần được quan tâm trong quy hoạch và thiết kế xây dựng công viên thể thao. Các công viên thể thao với tư cách là một địa điểm phức hợp và đa chức năng bao gồm môi trường sinh thái, văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, kinh tế đô thị, và các địa điểm tập thể dục thể thao, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các thành phố văn minh. 6. Mô hình thí điểm lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng công viên thể thao Căn cứ vào việc nghiên cứu về các công trình của công viên thể thao trên thế giới và khu vực, bài viết đề xuất mô hình thí điểm lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng công viên thể thao ở nước ta trong giai đoạn phát triển hiện nay. 6.1. Xác định cơ sở pháp lí khi xây dựng công viên thể thao Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng triển khai dự án, dân cư, xã hội, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; các quy định của quy hoạch chung, quy hoạch phân khu có liên quan đến tổng thể quy hoạch. Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch. Xác định khả năng sử dụng quỹ đất hiện có, đề xuất giải pháp quy hoạch điều chỉnh hợp lý, đảm bảo các yếu tố khống chế trong khu vực. Khớp nối các quy hoạch liên quan và dự án đã và đang triển khai xây dựng trong khu vực, đảm bảo đồng bộ về quy hoạch kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật của đô thị. Xác định các vùng cấm, vùng hạn chế xây dựng đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật. Xác định tính chất, chức năng sử dụng đất theo quy hoạch và các chỉ tiêu cho từng lô đất về diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình, chỉ giới xây dựng. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cần đảm bảo phù hợp với quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. 6.2. Bố cục không gian trong công viên thể thao Việc xây dựng công viên dựa theo nguyên tắc 19 Sè §ÆC BIÖT / 2020 “điều chỉnh các chức năng phù hợp với điều kiện từng địa phương, đặt con người làm trung tâm, hướng về thiên nhiên”. Công viên thể thao được chia thành ba khu vực: Khu vui chơi giải trí tự nhiên, khu thể dục sinh thái và hoạt động thể thao, ngoài ra bên trong còn có sân vận động, các công trình thể thao khác như đua thuyền, câu cá, sân golf mini và rèn luyện kĩ năng sinh tồn. Khu hoạt động thể thao chủ yếu cung cấp các địa điểm cho các hoạt động thể thao khác nhau, với đầy đủ tiện ích nội khu và chức năng hoàn chỉnh. Khu vui chơi giải trí thiên nhiên chiếm ưu thế bởi môi trường cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, dễ chịu, những bãi cỏ rộng, hồ nước phẳng lặng, cỏ cây hoa lá trù phú tạo nên một nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn trong thành phố. Khu thể dục sinh thái, tích hợp khái niệm sinh thái và các hoạt động thể dục, phá vỡ khoảng trống của cảnh quan phi sinh thái trong các phòng tập thể dục, hiện thực hóa việc xây dựng cảnh quan sinh thái của khu tập thể dục và mở ra một mô hình tập thể dục gắn với thiên nhiên. 6.3. Thiết kế kiến trúc nội khu trong công viên thể thao Bố cục không gian công viên thể thao được chia thành các khu vực khác nhau trên cơ sở đa chức năng. Địa điểm của hoạt động thể thao đều nằm ở trung tâm, sân vận động chính là điểm nhấn của công viên, kiến trúc cần thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc, chứa đựng ý nghĩa về sự kết hợp giữa thể thao và thiên nhiên. Đường giữa xuyên tâm kéo dài từ đường vành đai nối các địa điểm với nhau, vòng ngoài cùng là đường vòng tròn bao quanh công viên tạo thành hệ thống mạng lưới đường hoàn chỉnh. Các lối vào và lối ra của công viên gần với các trục đường chính của thành phố và có cổng nhằm ngăn cách dòng người và phương tiện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng bên trong. Đồng thời, toàn bộ khu vực được tích hợp môi trường cảnh quan bãi cỏ rộng lớn, kết hợp với hồ nước, rừng cây và gò đất cao tạo không gian cảnh quan tự nhiên, không chỉ mang lại nơi rèn luyện sức khỏe tốt cho cư dân đô thị mà còn tạo ra môi trường ngoài trời trong lành, dễ chịu cho thành phố. Tạo kiến trúc đẹp, hiện đại, hài hòa cho các tuyến đường lớn trong khu vực, tạo được yếu tố thẩm mỹ đối với khu vực lân cận. Trong không gian thể thao, các yếu tố giải trí và các yếu tố cảnh quan tươi xanh được đưa vào. Kết hợp với môi trường, địa hình phong phú tạo thành một địa điểm thể thao, giải trí đẹp mắt, để người dân có thể cảm nhận được sự thoải mái dễ chịu trong khi tập luyện tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, thiết kế của công viên còn tính đến các nhu cầu khác nhau trong thực tế sử dụng và chia thành các khu vực riêng biệt. Ví dụ, khu yên tĩnh trong rừng tre, khu cảnh quan bãi cỏ ven hồ, khu hoạt động của người cao tuổi và khu hoạt động của trẻ em là một không gian yên tĩnh hơn tạo ra một môi trường đáp ứng các yêu cầu khác nhau cho những người có nhu cầu khác nhau. Dành không gian và áp dụng quy hoạch theo từng giai đoạn hoặc các phương pháp khác trong quy hoạch. Thiết kế để chừa chỗ cho công viên thể thao để tạo điều kiện điều chỉnh và mở rộng kịp thời trong quá trình vận hành sau này. Tóm lại, một công viên thể thao đa chức năng phản ánh hiệu quả chi phí và kết hợp lịch sử, văn hóa, phong tục địa phương và môi trường cảnh quan. 6.4. Thiết kế môi trường sinh thái trong công viên thể thao Đặc điểm cảnh quan của toàn bộ công viên thể thao chủ yếu là thiết kế xây dựng các hạng mục cho giống với môi trường tự nhiên. Phát huy hết lợi thế của điều kiện địa mạo nguyên thủy và kết hợp các đặc điểm văn hóa truyền thống địa phương. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa với khu vực xung quanh và phù hợp với định hướng chung theo quy hoạch phân khu đô thị. Phân khu chức năng cây xanh, dịch vụ giải trí, TDTT hợp lý, tạo được tầm nhìn khai thác tối đa cảnh quan khu vực. Trong khu vực công viên bố trí hồ nước lớn, ngoài việc phục vụ điều hòa thoát nước của khu vực còn đóng vai trò quan trọng trong tổ chức cảnh quan công viên. Bố trí mạng đường chính trong khu công viên và các đường đi dạo mềm dẻo, tạo sự thay đổi về không gian, hướng nhìn, tăng sự hấp dẫn cho khách tham quan đến vui chơi, giải trí và tập luyện TDTT. Đồng thời, các công trình thể thao phải được phủ xanh đa dạng thực vật để nơi đây trở thành điểm ngắm cảnh, thưởng thức đa dạng sinh thái của đất Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao 20 nước, để công viên không chỉ có chức năng rèn luyện sức khỏe mà còn có tác dụng là nơi chữa bệnh sinh thái. Kết luận Công viên thể thao là nơi quan trọng để mọi người dân đến tập luyện thể dục thể thao, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển đô thị của đất nước. Sự tồn tại của nó không chỉ giúp cư dân đô thị cải thiện tốt hơn về sức khỏe, thể chất và tinh thần, truyền bá văn hóa thể thao mà còn nâng tầm cảnh quan đô thị hiện đại. Đồng thời, các công trình dịch vụ hỗ trợ của công viên thể thao sẽ khiến công viên trở thành một khu phức hợp tập hợp nhiều cơ sở, có thể tích hợp các ngành dịch vụ ăn uống, vui chơi và các ngành liên quan khác với nó. Tuy nhiên, cần sự phân bố các công viên thể thao đồng đều trong thành phố lớn và trên địa bàn của cả nước. Hiện tại ở nước ta có một số nguyên nhân dẫn đến việc chưa xây dựng được các công viên thể thao như: Việc xây dựng một công viên thể thao rất tốn kém. Hơn nữa, do tính chất phúc lợi công cộng đặc biệt của các dự án này, hầu hết kinh phí được chính phủ đầu tư, điều này gây áp lực rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Để giảm bớt áp lực về tài chính, xây dựng các công viên thể thao nên tổ chức theo hình thức xã hội hóa, thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân và tổ chức khai thác theo luật định hiện hành. Xây dựng và phát triển các công viên thể thao dựa trên đặc điểm văn hóa thể thao của địa phương. Tiến hành khảo sát, lắng nghe nhiều hơn nhu cầu của dân trong thiết kế và tốt nhất là để công chúng tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp vào công tác xây dựng để không chỉ có thể thiết kế phù hợp với nhu cầu của công chúng mà còn tránh được lãng phí thiếu thực tiễn. Đồng thời, cần thiết lập các địa điểm để quảng bá văn hóa thể thao và ý nghĩa của thể thao để mọi người hiểu được tầm quan trọng của thể thao đem lại cho cuộc sống. Tài liệu tham khảo 1. Li Xiangjun (2008), Phân loại và đặc điểm của công viên chủ đề thể thao, Giáo dục thể thao cho người lớn, Tạp chí. 2. Li Chaogang (2010), Nghiên cứu về phương thức quản lý sân vận động công cộng ở “khu vực đồng bằng sông Dương Tử”, Viện Giáo dục Thể chất Thượng Hải. 3. Từ Hiểu Hoa (2012), Nghiên cứu Quy hoạch và Thiết kế Công viên Thể thao Đô thị, Hàng Châu: Đại học Chiết Giang. 4. Lưu Trường (2013, Nghiên cứu thiết kế không gian bên ngoài của công viên thể thao đương đại, Đại học Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, Harbin. 5. Zhang Xiaoling, Jing Shenhao (2013), Phát triển các công viên thể thao đô thị trên quan điểm nhu cầu sinh thái, Kiến trúc cảnh quan Trung Quốc. 6. Zhao Kangjie (2016), Nghiên cứu điển hình về sự phát triển của công viên thể thao đô thị Chiết Giang, Nghiên cứu Đại học Ôn Châu, Ôn Châu. 7. Tiếng Meng (2016), Nghiên cứu Quy hoạch, Thiết kế và Phát triển Công viên Thể thao Đô thị, Rừng Bắc Kinh, Đại học Công nghiệp. 8. Xu Zhengbang (2016), Nghiên cứu hiện trạng phát triển và giải pháp đối phó của các công viên thể thao ở Thiên Tân, Viện Giáo dục Thể chất Thiên Tân. 9. Luo Tianqing, Fu Weiyun (2016), Không gian hoạt động công viên cộng đồng và phân bổ cơ sở vật chất giải trí trong bối cảnh già hóa dân số, Nghiên cứu điển hình Thượng Hải.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_cong_vien_the_thao_tu_quan_diem_do_thi_sinh_thai.pdf
Tài liệu liên quan