Phát triển dịch vụ logistics ở Đà Nẵng: Thực trạng và một số đề xuất

Bốn là, nâng cao vai trò và trình độ của đội ngũ quản lý logistics. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường và hoạt động kinh doanh dịch vụ logictics trong các khâu lưu thông, vận chuyển, phân phối, dự trữ hàng hóa; kết hợp kiểm tra với hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các quy trình, điều kiện kinh doanh đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định; xử lý nghiêm minh và kịp thời các vi phạm theo đúng quy định pháp luật để xây dựng thị trường kinh doanh dịch vụ logistics lành mạnh và hiệu quả, góp vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất kinh doanh tăng trưởng. Bố trí sử dụng nguồn nhân lực vào các phòng chuyên môn theo đúng ngành nghề đào tạo và phù hợp với năng lực của họ; rà soát, đánh giá lại toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên trên mọi lĩnh vực như giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng lao động. Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động logistics: Nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tạo điều kiện cho người lao động học tập, làm việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn; ứng dụng khoa học, công nghệ trong việc thực hiện các quy trình, thủ tục hải quan; xác định rõ mục tiêu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo. Năm là, tăng cường liên kết với các địa phương và khu vực trong phát triển logistics. Tăng cường hợp tác, liên kết với các địa phương lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với các tỉnh,/thành trong nước và phối hợp với các viện, các trường đại học, xây dựng chương trình, tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức về logistics cho cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp; thúc đẩy liên kết giữa các viện, các trường đại học, các doanh nghiệp để hình thành mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp logistics (bao gồm cả đào tạo tại chỗ). Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các trung tâm logistics có quy mô phù hợp trên các tuyến đường vành đai thành phố, kết nối các đầu mối gom hàng, các kho tập kết, phân phối hàng tại các khu vực tập trung sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp. Chú trọng phát triển hệ thống kho bãi, kho bãi chuyên dụng. Định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ logistics trên địa bàn Đà Nẵng theo nguyên tắc dành quỹ đất và phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực để xây dựng và khai thác hiệu quả hạ tầng logistics; Thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn và trong cả nước, với các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, tạo dựng lợi thế cạnh tranh riêng biệt về dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp logistics nội địa và các giải pháp về nguồn nhân lực. Tạo điều kiện phát huy vai trò các hiệp hội ngành nghề liên quan đến dịch vụ logistics. Cần tiếp tục duy trì tốt việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo nguồn hàng ổn định cho dịch vụ logistics.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển dịch vụ logistics ở Đà Nẵng: Thực trạng và một số đề xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 54Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 1. Mở đầu Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nêu rõ nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế của Đà Nẵng thành “trung tâm kinh tế biển, hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại miền Trung” [1]. Sự phát triển đáng ghi nhận về hạ tầng giao thông, cảng biển sau hơn 20 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương được xem là điều kiện cần để Đà Nẵng nâng cấp ngành logistics lên một tầm cao mới, xứng đáng là cánh cửa hướng Đông quan trọng của tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. Thực tế, ở khu vực ven biển miền Trung đã phát triển 20 cảng biển lớn, nhỏ, nhưng tổng sản lượng hàng qua cụm cảng của toàn vùng chỉ chiếm một thị phần khiêm tốn của cả nước. Nguyên nhân chính là do mật độ cảng biển dày đặc, nên PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS Ở ĐÀ NẴNG: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT Lê Đức Thọ * Văn Công Vũ ** Tóm tắt: Logistics được xem là một trong những ngành mũi nhọn, đưa Đà Nẵng vươn lên trở thành trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng được kỳ vọng là trung tâm dịch vụ logistics, vì là điểm đầu, đồng thời là điểm cuối, trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. Bài viết sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp, nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng của ngành logistics ở Đà Nẵng và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển ngành logistics Đà Nẵng hiện nay. Từ khóa: Dịch vụ, logistics, logistics Đà Nẵng. Abstract: Logistics is considered as one of the key industries to make Danang rise to become an economic center of the Central region - Central Highlands. Da Nang is expected to be a logistics service center because it is the starting point and the end point on the East-West Economic Corridor. The paper uses the method of collecting secondary materials to study the potential and current situation of logistics industry development in Da Nang; thereby, proposing a number of solutions to continue developing the logistics industry in Da Nang today. Keywords: Service, logistics, Da Nang logistics. * Giảng viên Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng. ** Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 55Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 nguồn vốn đầu tư dàn trải, quy mô đầu tư nhỏ lẻ, thiếu cầu bến cho tàu trọng tải lớn, đặc biệt là các bến cho tàu container vận hành trên tuyến biển xa. Do vậy, hoạt động của các cảng miền Trung chỉ mang tính chất gom hàng, rồi vận chuyển đến các cảng Hải Phòng hoặc TP Hồ Chí Minh để xuất dương. Vì vậy, Đà Nẵng từ lâu đã được kỳ vọng là trung tâm dịch vụ logistics lớn, quan trọng, vì nó vừa là điểm đầu, vừa là điểm cuối trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. Tuy nhiên, sự phát triển các ngành dịch vụ logistics ở Đà Nẵng trong những năm qua và hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này nhằm đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics của Đà Nẵng là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tế. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tiềm năng phát triển dịch vụ logistics ở thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng nằm ở trung điểm của cả nước, là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đà Nẵng hội tụ gần như đầy đủ những yếu tố quan trọng về kết cấu hạ tầng để ngành logistics phát triển mạnh mẽ [4]. Với vị trí chiến lược là điểm cuối của tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, Đà Nẵng đã và đang có lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là tâm điểm của các di sản văn hóa thế giới, như phố cổ Hội An, Mỹ Sơn về hướng nam; Cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng về phía bắc, với hệ thống giao thông đường bộ kết nối với Tây Nguyên qua Quốc lộ 14B. Hạ tầng giao thông tại Đà Nẵng ngày càng hoàn thiện, hệ thống cảng nước sâu đang được đầu tư đồng bộ, đã góp phần cho địa phương phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, tạo điều kiện thuận lợi kết nối các vùng miền, đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm dịch vụ cảng biển lớn nhất của khu vực trong tương lai. Cảng Đà Nẵng là một trong những cảng biển đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cảng biển Việt Nam, là nhân tố vô cùng quan trọng để phát triển các dịch vụ lgistics. Nó sẽ trở thành điểm giao thương quốc tế quan trọng để hàng hóa khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây vươn ra thế giới. Đây sẽ là cảng tổng hợp, container, du lịch quốc tế trọng điểm ở khu vực, đồng thời tiếp chuyển hàng quá cảnh của một số vùng thuộc Lào, Thái Lan hay Myanmar trên Hành lang kinh tế Đông - Tây. Tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Đà Nẵng - Huế, khi hoàn thành đi vào hoạt động, cùng với tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây kết nối với cửa khẩu Đắc Ốc, sẽ tạo ra sức hút rất lớn không chỉ hàng hóa khu vực miền Trung - Tây Nguyên, mà cả của Lào, Thái Lan và Myanmar. Về cơ sở vật chất phục vụ phát triển dịch vụ logistics, Đà Nẵng có 761 công ty chuyên hoạt động trên lĩnh vực vận tải, kho bãi, trong đó có nhiều công ty được đánh giá rất tốt (Bảng 1), gần 60 chi nhánh ngân hàng được kết nối giao dịch quốc tế và 30 công ty bảo hiểm trong nước và quốc tế “phủ sóng” hầu hết các lĩnh vực. Hiện ở đây có khoảng 50 trạm phát kết nối với đường dây 500 kV quốc gia, nguồn cấp nước với tổng công suất đạt trên 200.000m3/ngày và dự kiến năm nay sẽ nâng lên gấp đôi [4]. Với hệ thống hạ tầng đảm bảo như vậy, có thể nói, Đà Nẵng đáp ứng đủ các điều kiện cần cho ngành logistics phát triển, lan tỏa khắp khu vực miền Trung. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 56Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 Bảng 1. Tổng hợp các dịch vụ logistic được đánh giá cao ở Đà Nẵng hiện nay Viconship Đà Nẵng - Dịch vụ logistics tại Đà Nẵng, miền Trung và Lào Chi nhánh CTCP Transimex - Dịch vụ Logistics tại Đà Nẵng CTCP Logistics Portserco - Dịch vụ vận tải tại Đà Nẵng Cty Tiếp vận viễn dương - Logistic tại Đà Nẵng CTCP Saigonship Đà Nẵng - Dịch vụ logistics tại Đà Nẵng Vosa Đà Nẵng - Dịch vụ logistic ở Đà Nẵng Cty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đại Dương Container CTCP Giao nhận và vận tải quốc tế Hải Khánh - Vận chuyển hàng hóa tại Đà Nẵng CTCP Nhất Phong Vận - Dịch vụ logistic tại Đà Nẵng CTCP Vận tải đa phương thức Vietranstimex CTCP Vận tải PST CTCP Cảng Đà Nẵng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Có hơn 60 đầu kéo container chuyên dụng, gần 10 hecta diện tích kho, bãi chứa container; cung cấp, tích hợp các giải pháp logistics như dịch vụ door-to-door, vận chuyển nội địa Bắc Trung Nam, đa phương thức, hàng quá cảnh Lào và quốc tế. Trang bị đầy đủ phương tiện chuyên dùng, như đội xe vận chuyển container,... Hệ thống kho bãi mới, hiện đại, thiết kế chống bão lớn; hệ thống an ninh và camera đạt tiêu chuẩn. Transimex còn trang bị đầy đủ các phương tiện xếp dỡ, rút hàng. Cung cấp các dịch vụ vận tải đa phương tiện về đường biển, đường sắt, đường hàng không,..; giao vận hàng hóa trong nước và quốc tế; dịch vụ khai thuế, làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu; cho thuê, lưu kho, bốc dỡ hàng hóa; vệ sinh, khử mùi container, khử trùng hàng hóa theo yêu cầu. Cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa trong nước và quốc tế; mạng lưới các đối tác mở rộng khắp thế giới; luôn cung cấp đầy đủ các dịch vụ logistics; am hiểu các thủ tục xuất nhập khẩu. Chuyên vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế với chất lượng cao; đội ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân có trình độ, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics. Trang bị đầy đủ thiết bị, phương tiện phục vụ nhu cầu công việ; tư vấn xuất nhập khẩu hàng hóa; hỗ trợ dịch vụ làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường biển, đường bộ; chuyên phục vụ nhu cầu có chất lượng cho khách hàng trong và ngoài nước. Hoạt động trong các lĩnh vực đa phương tiện, gồm: Giao nhận bằng đường hàng không và đường biển; khai thuế hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu và bảo hiểm; vận tải đa phương thức; thu gom hàng lẻ và phân phối. Phục vụ các gói dịch vụ trên hệ thống xe tải thùng kín 1-12 tấn theo các tuyến: Đà Nẵng - miền Trung, Tây Nguyên, TP HCM - các tỉnh miền Trung, Hà Nội - các tỉnh miền Trung. Chuyên cung cấp các dịch vụ vận tải; sở hữu khối lượng lớn máy móc, đầu kéo và sơ-mi rơ-mooc hiện đại; bốc xếp, vận chuyển các loại hàng hóa và hàng dự án theo hình thức “chìa khóa trao tay”. Cung cấp các dịch vụ vận tải đa phương thức, dịch vụ logistc; cải tạo, sửa chữa phương tiện vận tải và đại lý phân phối hàng hóa. Có thể tiếp nhận tàu chở hàng rời lên đến 45.000 DWT/tàu và tàu container 2.000 TEUs, tàu khách trên 75.000 GRT; có thể đáp ứng ngay mọi yêu cầu của khách hàng logistics. TT Doanh nghiệp dịch vụ Năng lực hoạt động (Nguồn: Kết quả điều tra, tổng hợp do tác giả thực hiện) Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 57Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 Về hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông, Đà Nẵng đã được kết nối trực tiếp với tuyến cáp quang biển quốc tế với tốc độ 10GBs, sóng Wifi đã phủ khắp thành phố. Đà Nẵng chú trọng xây dựng đô thị bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ. Đây là những yếu tố thuận lợi để Đà Nẵng phát triển lĩnh vực logistics, mở ra hướng đi mới cho các nhà đầu tư [4]. Như vậy, với vị trí phân bố, điều kiện kinh tế - xã hội, tiềm năng kinh tế, định hướng phát triển của mình, Đà Nẵng có nhiều thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics trong thời gian tới. 2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ logistic ở Đà Nẵng Quan điểm và mục tiêu của thành phố Đà Nẵng là phát triển Đà Nẵng theo hướng hiện đại và thông minh mang tầm quốc tế và có bản sắc, lấy người dân làm trung tâm, trong đó chất lượng cuộc sống của người dân phải đạt mức cao. Theo đó, Đà Nẵng cần phải tập trung vào ba trụ cột chính là: du lịch, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển. Bên cạnh ưu tiên phát triển du lịch và công nghệ thông tin, Đà Nẵng đang bồi đắp các nguồn lực cho sự phát triển của ngành logistics, dựa vào việc huy động các nguồn lực của xã hội, của các nhà đầu tư trong, ngoài nước. Đà Nẵng quyết tâm trở thành một trung tâm kinh tế biển, hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại miền Trung, rà soát lại quy hoạch phát triển không gian đô thị thông minh, bền vững. Tháng 7/2018, Hội đồng Nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết về quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ logistics đến năm 2030, tầm nhìn 2050, với mục tiêu xây dựng hệ thống trung tâm logistics gắn kết hợp lý với phát triển thương mại, công nghiệp, giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, sử dụng đất và phát triển hạ tầng khép kín của thành phố và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Mục tiêu tổng thể của Đà Nẵng là phát triển hệ thống hạ tầng logistics đồng bộ, liên thông, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu dịch chuyển, xử lý dòng hàng hóa phát sinh của thành phố, các tỉnh lân cận và một phần lượng hàng hóa từ hành lang kinh tế Đông - Tây. Liên Chiểu được xác định là cảng cửa ngõ của chuỗi cung ứng dịch vụ logistics trong các nước ASEAN và các nước châu Á - Thái Bình Dương. Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho dịch vụ logistics trên địa bàn Đà Nẵng là 13.695 tỷ đồng. Nguồn vốn phát triển các trung tâm logistics do UBND thành phố kêu gọi đầu tư. Nguồn vốn cải thiện kết nối giao thông đường bộ, nút giao thông thuộc địa phương quản lý do ngân sách địa phương tài trợ. Trung ương đầu tư tuyến đường sắt kết nối cảng Liên Chiểu với ga hàng hóa Kim Liên mới và các tuyến đường bộ thuộc Trung ương quản lý. Tổng diện tích đất được huy đông ước khoảng 312 ha. UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết, quy mô trung tâm logistics chính và số lượng trung tâm logistics vệ tinh, phù hợp với từng thời kỳ, với tổng diện tích sử dụng 20 ha tại các xã Hòa Sơn và Hòa Nhơn thuộc huyện Hòa Vang, giao Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng thực hiện các bước xây dựng cơ bản tiếp theo. Về quy mô, trung tâm logistics Đà Nẵng sẽ bao gồm Trung tâm logistics cảng Liên Chiểu, Trung tâm logistics Hòa Nhơn, Trung tâm logistics ga hàng hóa Kim Liên mới, Trung tâm logistics cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Trung tâm logistics công nghiệp Khu công nghệ cao, các trung tâm logistics nhỏ lẻ và các kho NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 58Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 bãi khác. Đồng thời, Đà Nẵng cũng tập trung quy hoạch, cải thiện hệ thống giao thông kết nối, xây dựng mới một đường sắt khổ đơn, lồng kết nối trực tiếp ga hàng hóa đường sắt Kim Liên với Trung tâm logistics cảng Liên Chiểu và xây dựng tuyến đường bộ kết nối cảng Liên Chiểu với quốc lộ 1 phía nam hầm Hải Vân. Dự kiến lượng xử lý luồng hàng hóa qua cảng biển của trung tâm logistics trên địa bàn thành phố đến 2020 sẽ là 25%,, năm 2025 – 30%, năm 2030 – 35% và năm 2050 – 55%. Đối với luồng hàng hóa qua cảng hàng không trong thời gian đó tương ứng là 10%, 15%, 20%, và 40%. Luồng hàng hóa qua đường sắt dự kiến năm 2030 là 20% và năm 2050 là 40%. Trung tâm logistics có khả năng cung cấp một số dịch vụ cạnh tranh trao đổi hàng hóa quốc tế trung chuyển trên hành lang kinh tế Đông - Tây vào ra cảng biển Đà Nẵng, hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại miền Trung với vai trò trung tâm của Đà Nẵng như tinh thần Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị đã nêu. Tuy nhiên, hoạt động logistics ở Đà Nẵng đến nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có, phạm vi hoạt động chỉ gói gọn trong nước và các nước trong khu vực. Các dịch vụ hoạt động ở mảng đầu tư này còn rất manh mún, đơn lẻ, chưa tạo được tính liên kết tạo chuỗi dịch vụ giữa các doanh nghiệp, chủ yếu chỉ là giao nhận vận tải cơ bản, chịu chi phí cao, phụ thuộc chỉ định dịch vụ của các tổ chức kinh tế nước ngoài với tỷ lệ dịch vụ chưa đến 30%; phạm vi hoạt động còn nhỏ hẹp (nội địa hoặc một vài nước trong khu vực). Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực logistics vừa yếu, vừa thiếu, từ tài chính đến cơ hội kinh doanh, đặc biệt thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Về tính thân thiện (thủ tục hải quan, quy trình kiểm hàng hóa, giấy phép,...) của nhân viên, sở ngành quản lý, kiểm soát dịch vụ logistics chỉ được xếp hạng C trong hệ thống dịch vụ công ở địa phương. 2.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển logistic ở Đà Nẵng trong điều kiện hiện nay Một là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ logistics đối với sự phát triển của đất nước, hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics. Đà Nẵng đã thông qua Nghị quyết về quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành dịch vụ logistics đến năm 2030 tầm nhìn 2050 [3]. Nghị quyết xác định ưu tiên thu hút đầu tư vào các cơ sở logistics nhằm lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực, đạt hiệu quả cao, đơn giản hóa các thủ tục, tránh chồng chéo nhiệm vụ quyền hạn giữa các cơ quan liên quan. Thành phố cần rà soát quy định phân công, phân cấp công tác quản lý hoạt động logistics trên địa bàn, đảm bảo rõ ràng, hiệu lực, hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo, thiếu trách nhiệm, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Rà soát quy hoạch xây dựng, quy hoạch phân khu và các quy hoạch ngành cũng như các kế hoạch triển khai quy hoạch để bổ sung, điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo đồng bộ về kết cấu hạ tầng, cơ cấu sản xuất phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics, tích hợp sâu dịch vụ logistics trong chiến lược phát triển ngành. Nâng cao nhận thức của người lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ thể hiện qua thái độ tích cực, hành vi đúng đắn với công việc và các quan hệ xã hội khác. Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 59Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 Hai là, phát triển logistics phải gắn với nâng cao năng lực kết cấu hạ tầng, cần đầu tư lớn vào thiết bị, phương tiện cũng như công nghệ hiện đại phục vụ cho ngành logistics. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các trung tâm logistics có quy mô phù hợp trên các tuyến đường vành đai thành phố, kết nối các đầu mối gom hàng, các kho tập kết, phân phối hàng tại các khu vực tập trung sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khu công nghiệp; chú trọng phát triển hệ thống kho bãi, kho bãi chuyên dụng. Quan điểm quy hoạch là, hệ thống Trung tâm logistics gắn kết hợp lý với quy hoạch phát triển thương mại, công nghiệp, giao thông, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khác của Đà Nẵng và khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Đồng thời, cần đảm bảo dành quỹ đất đủ để bố trí phát triển các khu chức năng, đáp ứng khả năng khai thác lâu dài. Đà Nẵng phải tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, kho tàng, bến bãi, công nghệ thông tin, cung cấp điện, nước. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước, cần có cơ chế, chính sách hợp lý, hấp dẫn đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, thu hút các doanh nghiệp logistics lớn trong nước và quốc tế trực tiếp góp vốn xây dựng trung tâm logistics. Để đảm bảo hiệu quả quá trình vận chuyển hàng hóa và cải thiện chất lượng, Đà Nẵng cần xây dựng chuỗi cung ứng lạnh và áp dụng hệ thống quản lý đội xe vận tải, bao gồm máy đo tốc độ công nghệ số sử dụng GPS và mạng Internet; cắt giảm các thủ tục giấy tờ liên quan đến kê khai hải quan; đào tạo về an toàn nghiệp vụ, kỹ năng mềm và đạo đức nghề nghiệp cho lái xe. Ba là, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, đang thay đổi toàn bộ viễn cảnh ngành logistics toàn cầu. Lĩnh vực logistics thế giới sẽ chuyển dịch trọng tâm về các thị trường đang phát triển tại châu Á. Đầu tư vào công nghệ và con người sẽ là yếu tố quyết định cho sự phát triển lĩnh vực logistics trong tương lai. Đây là những yếu tố mà các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp dịch vụ logistics Đà Nẵng cần tính đến trong kế hoạch phát triển logistics thời gian tới. Các trường đại học mặc dù đã xây dựng chương trình đào tạo về logistics và quản lý chuỗi cung ứng thuộc các khoa quản trị kinh doanh, kinh tế vận tải, nhưng chủ yếu đào tạo kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương, vận tải. Vì vậy, để phát triển nguồn nhân lực hiệu quả cho ngành dịch vụ logistics Việt Nam, trước hết, Chính phủ cần có định hướng rõ ràng hơn cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics. Cùng với đó, tăng cường phối hợp giữa các bộ, ban, ngành có liên quan để có thể phân định khả năng và trách nhiệm mỗi bên trong phát triển ngành dịch vụ logistics, trong đó có việc phát triển nguồn nhân lực logistics. Bên cạnh sự hỗ trợ đào tạo từ phía các hiệp hội, tổ chức, các trường đại học, thì các doanh nghiệp logistics cần có chính sách đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân viên, phát huy sức mạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp một cách tối ưu, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và lâu dài. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 60Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 Bốn là, nâng cao vai trò và trình độ của đội ngũ quản lý logistics. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường và hoạt động kinh doanh dịch vụ logictics trong các khâu lưu thông, vận chuyển, phân phối, dự trữ hàng hóa; kết hợp kiểm tra với hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các quy trình, điều kiện kinh doanh đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định; xử lý nghiêm minh và kịp thời các vi phạm theo đúng quy định pháp luật để xây dựng thị trường kinh doanh dịch vụ logistics lành mạnh và hiệu quả, góp vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất kinh doanh tăng trưởng. Bố trí sử dụng nguồn nhân lực vào các phòng chuyên môn theo đúng ngành nghề đào tạo và phù hợp với năng lực của họ; rà soát, đánh giá lại toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên trên mọi lĩnh vực như giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng lao động. Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động logistics: Nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tạo điều kiện cho người lao động học tập, làm việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn; ứng dụng khoa học, công nghệ trong việc thực hiện các quy trình, thủ tục hải quan; xác định rõ mục tiêu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo. Năm là, tăng cường liên kết với các địa phương và khu vực trong phát triển logistics. Tăng cường hợp tác, liên kết với các địa phương lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với các tỉnh,/thành trong nước và phối hợp với các viện, các trường đại học, xây dựng chương trình, tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức về logistics cho cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp; thúc đẩy liên kết giữa các viện, các trường đại học, các doanh nghiệp để hình thành mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp logistics (bao gồm cả đào tạo tại chỗ). Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các trung tâm logistics có quy mô phù hợp trên các tuyến đường vành đai thành phố, kết nối các đầu mối gom hàng, các kho tập kết, phân phối hàng tại các khu vực tập trung sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp. Chú trọng phát triển hệ thống kho bãi, kho bãi chuyên dụng. Định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ logistics trên địa bàn Đà Nẵng theo nguyên tắc dành quỹ đất và phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực để xây dựng và khai thác hiệu quả hạ tầng logistics; Thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn và trong cả nước, với các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, tạo dựng lợi thế cạnh tranh riêng biệt về dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp logistics nội địa và các giải pháp về nguồn nhân lực. Tạo điều kiện phát huy vai trò các hiệp hội ngành nghề liên quan đến dịch vụ logistics. Cần tiếp tục duy trì tốt việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo nguồn hàng ổn định cho dịch vụ logistics. 3. Kết luận Đà Nẵng, với kỳ vọng là điểm nhấn ngành dịch vụ logistics, sẽ trở thành vị trí “đắc địa” của điểm cuối ra Thái Bình Dương trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. Đó cũng là bước đệm để Đà Nẵng phát huy hết tiềm năng lợi thế của ngành logistics, tạo đà phát triển kinh tế cho Đà Nẵng và khu vực miền Trung. Thành phố hiện đang có chủ trương sẽ đẩy mạnh phát triển loại hình dịch vụ logistics, trở thành trung tâm logistics lớn của khu vực và cả nước trong tương lai. Trước mắt, Đà Nẵng cam kết tiếp tục cải thiện hơn nữa nhằm hoàn thiện chính sách quản lý, tạo Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 61Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 08/2020 dựng một môi trường đầu tư kinh doanh ngày một năng động và hiệu quả hơn; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hệ thống hạ tầng hiện đại và đồng bộ hơn để đáp ứng các yêu cầu phát triển của ngành logistics của Đà Nẵng trong tương lai./. Tài liệu tham khảo [1]. Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội, [2]. Hoài Thanh (2018), “Đà Nẵng phê duyệt Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng logistics đến năm 2030, tầm nhìn 2045”, https://baodautu.vn. [3]. Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nẵng (2018), “Nghị quyết về quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistics đến năm 2030, tầm nhìn 2050”, Đà Nẵng. [4]. Lưu Thảo Ly (2018), “Logistics Đà Nẵng: Sức mạnh lan tỏa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”, https://baomoi.com. Ngày nhận bài: 07/02/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_dich_vu_logistics_o_da_nang_thuc_trang_va_mot_so.pdf
Tài liệu liên quan