- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại chỗ nguồn nhân
lực logistics từ phía cộng đồng doanh nghiệp.
Bên cạnh sự giúp đỡ đào tạo từ phía các hiệp hội,
tổ chức, các trường đại học thì các doanh nghiệp
logistics cũng cần phải có những chính sách đào tạo
và xây dựng đội ngũ nhân viên, phát huy được sức
mạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp một
cách tối ưu, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
và lâu dài.
- Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là
tiếng Anh, và các kỹ năng mềm cho nguồn nhân lực.
Đặc điểm của logistics là chuỗi dịch vụ liên khu
vực nên có sự tương tác giữa các đối tác từ nhiều
nước khác nhau. Vì vậy, năng lực sử dụng ngoại ngữ
và hiểu biết về văn hóa các nước là cần thiết.
- Kết nối nhiều ngành trong chuỗi dịch vụ logistics.
Liên quan đến logistics không chỉ cần đội ngũ cán
bộ về quản lý kinh tế mà còn nhiều ngành liên quan
như xây dựng (hạ tầng, kho bãi, cảng biển), bảo quản
(kỹ thuật nhiệt, hóa học, công nghệ sinh học), vận
chuyển (giao thông, bốc xếp).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành logistics cho vùng duyên hải miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Liên kết phát triển logistics miền Trung
17Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS
CHO VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
* GS.TS., Đại học Đà Nẵng.
? trần VĂn nam*
1. đặt vấn đề
Vùng duyên hải miền Trung nằm ở vị trí trung độ
của đất nước, là dải đất hẹp ngang bao gồm 9 tỉnh/
thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận với diện tích 49.409,7 km2, chiếm
14,93% diện tích cả nước. Đóng vai trò là nhịp cầu nối
giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ và khu vực Tây
Nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho Vùng mở rộng
giao lưu kinh tế với cả nước.
Vùng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về
đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng
không. Ngoài Quốc lộ 1A nối xuyên suốt các tỉnh,
thành trong cả nước, Vùng còn có thể giao thương
với các nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar
và xa hơn là các nước Nam Á, vùng Tây Nam Trung
Quốc thông qua trục Hành lang kinh tế Đông - Tây và
các Quốc lộ 49, 14, 19, 24, 25, 26, 27, 28, 29. Tất cả các
tỉnh/thành phố trong Vùng đều giáp biển với chiều
dài 1.430 km, chiếm 43,8% bờ biển cả nước (3.260 km)
trong đó bờ biển tỉnh Khánh Hòa là dài nhất với 385
km. Sở hữu bờ biển dài với các bãi biển nổi tiếng như
Lăng Cô, Non Nước, Cửa Đại, Nha Trang, Mũi Né là
điều kiện thuận lợi để Vùng phát triển du lịch và các
ngành công nghiệp khai thác, chế biến thủy sản, dịch
vụ hậu cần nghề cá, khai thác khoáng sản biển
Theo đánh giá của các chuyên gia [1], lợi thế cạnh
tranh của Vùng nổi bật ở 4 lĩnh vực: (1) Ngư nghiệp:
nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản; (2)
Cảng biển và các dịch vụ logistics; (3) Phát triển các
ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo, chế biến
gắn liền với lợi thế cảng biển; và (4) Du lịch, đặc biệt
là du lịch biển đảo. Trong đó lợi thế phát triển dịch
vụ cảng biển và logistics là rất lớn, với “mặt tiền” là
Thái Bình Dương, kết nối với lục địa phía Tây (thông
qua các trục Hành lang kinh tế Đông Tây: EWEC) mà ít
quốc gia nào trong khu vực có được.
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của
Chính phủ cũng như lãnh đạo các địa phương nên
các hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng liên quan đến
phát triển dịch vụ cảng biển cũng như logistics trong
Vùng đã không ngừng được phát triển, đến nay đã
hình thành được một hệ thống cảng biển khá đồng
bộ, hiện đại, phân bố đều khắp tại các địa phương
trong đó có nhiều cảng lớn như Chân Mây, Đà Nẵng,
Quy Nhơn, Nha Trang Hệ thống giao thông vận tải
nội vùng và liên vùng cũng đã được đầu tư nâng cấp
tạo thuận lợi cho việc giao thương vận tải giữa miền
Bắc, miền Nam, Tây Nguyên với vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung thông qua các tuyến vận tải chính
như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B (đường Hồ Chí Minh),
Quốc lộ 19; tuyến vận tải đường sắt Bắc - Nam. Các
Liên kết phát triển logistics miền Trung
18 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Đông Tác,
Cam Ranh cũng đã được đầu tư cải tạo nâng cấp, cơ
bản đáp ứng được nhu cầu vận tải hành khách, hàng
hóa trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, điểm yếu hiện nay của ngành logistics
Việt Nam nói chung và của vùng duyên hải miền
Trung nói riêng đó là nguồn nhân lực của ngành còn
thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Vì vậy, để khai
thác những tiềm năng và lợi thế của Vùng nhằm phát
triển dịch vụ logistics trong tương lai thì việc đẩy
mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
cho ngành logistics được xem là giải pháp trọng tâm
trong chiến lược phát triển chung của Vùng.
2. tình hình cung - cầu nguồn nhân lực logistics
ở Việt nam nói chung và vùng duyên hải miền
trung nói riêng
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, nguồn nhân
lực trong ngành logistics Việt Nam hiện nay còn yếu
và thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng. Mặc dù đã
phát triển dịch vụ 3PL nhưng nhìn chung chất lượng
dịch vụ còn rất thấp mà nguyên nhân cơ bản là do
chất lượng nguồn nhân lực thấp. Theo báo cáo của
Bộ Giao thông vận tải (GTVT), đến thời điểm đầu năm
2015, cả nước có khoảng 1.200 doanh nghiệp đang
hoạt động trong lĩnh vực logistics, hơn 6.000 nhân
viên chuyên nghiệp trong tổng số gần 1 triệu người
hoạt động trong lĩnh vực logistics [2]. Hầu hết các
doanh nghiệp logistics của Việt Nam là doanh nghiệp
vừa và nhỏ, với số lượng nhân viên dưới 50 người và
chủ yếu chỉ là mua bán cước tàu biển, cước máy bay,
đại lý khai quan, dịch vụ xe vận tải... và mới chỉ đáp ứng
được 25% nhu cầu của thị trường nội địa Việt Nam.
Theo dữ liệu điều tra của Viện Nghiên cứu và Phát
triển Logistics Việt Nam, hiện có khoảng 53,3% doanh
nghiệp logistics cho biết đang thiếu đội ngũ nhân
viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ; 30% doanh
nghiệp cho biết họ phải tự đào tạo nhân viên; chỉ
có 6,7% doanh nghiệp logistics hài lòng với trình độ
chuyên môn của nhân viên trong công ty của mình [4].
Thực tế, trong nguồn nhân lực logistics hiện nay có
đến 80,26% số người tự tích lũy kiến thức về logistics
thông qua các công việc hàng ngày; 23,6% lực lượng
lao động được tham gia các khóa học về logistics ở
trong nước và chỉ có 3,9% số người đã được tham gia
các khóa đào tạo quốc tế. Mặc dù nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn còn hạn chế nhưng do khó khăn
về tài chính nên hiện chỉ mới có 6,9% doanh nghiệp
logistics có thuê các chuyên gia nước ngoài để phục
vụ cho hoạt động của mình.
Nguồn cung nhân lực logistics trình độ đại học ở
Việt Nam hiện nay còn rất yếu, cả nước chỉ mới có một
số cơ sở giáo dục đại học có đào tạo chuyên ngành
logistics hoặc các ngành gần như: trường Đại học
Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, trường
Đại học Hàng hải Việt Nam, trường Đại học Ngoại
thương, trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội,
trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, trường Đại
học Hà Nội... với số lượng khá hạn chế, cụ thể:
- Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố
Hồ Chí Minh: Tuyển sinh bắt đầu từ năm 2008 với
780 sinh viên, đến năm 2014 có 145 sinh viên đã tốt
nghiệp chuyên ngành này.
Nguồn: Báo cáo của Bộ Giao thông vận tải về thực
trạng và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực
logistics tháng 12.2014
- Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã hợp tác với
trường Đại học California (Mỹ), năm thứ 2 tuyển sinh
120 sinh viên; Chương trình đào tạo cử nhân quản trị
logistics, năm thứ 3 tuyển sinh 382 sinh viên; Khóa
học ngắn hạn về logistics trong hợp tác Tiểu vùng
sông Mê Kông thu hút hơn 400 sinh viên.
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, trường
Đại học Ngoại thương, trường Đại học Hà Nội, trường
Đại học Hàng hải có đào tạo một số chuyên ngành
gần với ngành logistics, nhưng chủ yếu cũng chỉ là
trang bị kiến thức liên quan đến thanh toán quốc
tế, giao nhận quốc tế, bảo hiểm trong vận tải đường
biển với số lượng sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia
trực tiếp vào ngành logistics không nhiều.
Ngoài các trường, một số hiệp hội và các nhóm
doanh nghiệp cũng có tổ chức đào tạo ngắn hạn
theo phương thức hợp tác với đối tác nước ngoài hay
Liên kết phát triển logistics miền Trung
19Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
các giảng viên tự do như: Viện Nghiên cứu và Phát
triển Logistics đã hợp tác với Hội đồng Cố vấn Giáo
dục của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận quốc tế
(FIATA) để đào tạo chương trình “Quản lý giao nhận
vận tải quốc tế”. Viện cũng tham gia trực tiếp trong
Tiểu ban Giáo dục và Đào tạo của Hiệp hội Giao nhận
các nước ASEAN (AFTA) để xây dựng chương trình
đào tạo logistics chung cho các thành viên ASEAN.
Viện còn kết hợp với các đối tác mở các khóa đào
tạo nghiệp vụ giao nhận, gom hàng đường biển
Về giao nhận hàng không, IATA thông qua Việt Nam
Airlines đã tổ chức được một số lớp học nghiệp vụ và
tổ chức thi cấp bằng IATA có giá trị quốc tế. Dự án phát
triển nguồn nhân lực trong ngành logistics và ngành
hàng không quốc tế (International Logistics Aviation
Service - ILAS) được triển khai tại Việt Nam với mục
đích tìm kiếm và đào tạo nhân lực quản lý ngành dịch
vụ logistics và hàng không, do Logistics Knowledge
Company phối hợp cùng Work Global thực hiện, cũng
đang trong giai đoạn tuyển sinh, chưa đào tạo.
Ở khu vực duyên hải miền Trung hiện nay, chỉ có
trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng có đào tạo
chuyên ngành logistics (tên gọi là quản trị chuỗi cung
ứng) với quy mô tuyển sinh khoảng 100 - 150 chỉ tiêu
mỗi năm (mới bắt đầu đào tạo từ năm 2014) và 02
trường có đào tạo ngành gần đó là kinh doanh quốc tế
(Ngoại thương) là trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng và trường Đại học Duy Tân với quy mô tuyển sinh
của cả 02 trường khoảng 500 - 600 sinh viên mỗi năm.
Theo ước tính của Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt
Nam (VIFFAS), nguồn cung cấp lao động cho ngành
logistics chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu.
Nhưng thực tế, hầu hết các công ty dịch vụ logistics
ở Việt Nam hiện nay đều khẳng định tình trạng thiếu
nhân lực trình độ cao [3]. Trong khi đó, dự báo trong
vòng 3 năm tới, các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam
cần khoảng 18.000 nhân viên có trình độ chuyên môn
cao và khoảng hơn 1 triệu lao động làm việc trong
các hoạt động liên quan. Điều này cho thấy áp lực đối
với việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho
ngành logistics ở Việt Nam là rất lớn, đồng thời cũng
là bài toán nan giải đặt ra cho ngành giáo dục đào tạo
trong việc đáp ứng các nhu cầu đó.
Mặc dù hiện tại chưa có số liệu chính thức đánh giá
về tình hình cung cầu nhân lực trong ngành logistics
ở khu vực duyên hải miền Trung, nhưng với những dữ
liệu chung của cả nước cũng như tình hình cung ứng
nguồn nhân lực của ngành này trên địa bàn khu vực,
có thể nhận định rằng nếu không có sự đột phá trong
đào tạo nguồn nhân lực thì tình trạng thiếu hụt lao
động trong ngành logistics ở vùng duyên hải miền
Trung sẽ rất trầm trọng trong tương lai.
3. giải pháp phát triển nguồn nhân lực logistics
cho vùng duyên hải miền trung trong tương lai
Để phát triển nguồn nhân lực logistics cho khu
vực duyên hải miền Trung trong quá trình hội nhập
quốc tế, cần triển khai các giải pháp đồng bộ như sau:
- Gia tăng quy mô đào tạo nguồn nhân lực logistics
từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn khu vực.
Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn khu vực
cần phải tăng cường mở rộng đào tạo nguồn nhân
lực ngành logistics/quản trị chuỗi cung ứng để đảm
bảo cung ứng nguồn nhân lực mới có chất lượng
phục vụ cho mục tiêu phát triển nguồn nhân lực dài
hạn và bền vững. Muốn vậy, một mặt các trường hiện
đã đào tạo ngành này cần tăng cường đội ngũ giảng
viên cả về số lượng và chất lượng tiếp cận với chuẩn
quốc tế nhằm mở rộng quy mô đào tạo. Đối với các
cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có tiềm năng như
Đại học Huế, Đại học Quy Nhơn, Đại học Nha Trang,
trường Cao đẳng Thương mại cần tích cực chuẩn bị
các điều kiện cần thiết và xây dựng đề án mở ngành
mới trong lĩnh vực logistics. Bộ Giáo dục và Đào tạo
cần xem xét tạo điều kiện hỗ trợ cho các trường trong
việc cho phép mở ngành cũng như triển khai đề án
đào tạo chất lượng cao nhằm nhanh chóng gia tăng
số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trình
độ đại học, cao đẳng cung ứng cho các doanh nghiệp
logistics trên địa bàn khu vực cũng như cả nước. Bên
cạnh chương trình đào tạo cử nhân, việc phát triển
chương trình đào tạo thạc sĩ (thực hành) là hết sức
cần thiết, vì đây là nguồn cung ứng chất lượng cao
cho ngành logistics.
Trong giai đoạn đầu, có thể khuyến khích các
trường trong và ngoài nước đã có kinh nghiệm đào
Liên kết phát triển logistics miền Trung
20 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
tạo ngành logistics liên kết với các cơ sở đào tạo hiện
có trong khu vực để đào tạo nguồn nhân lực trình độ
đại học, sau đại học như kinh nghiệm của Đại học Đà
Nẵng đã liên kết thành công với Đại học Liège (Bỉ)
trong việc đào tạo thạc sĩ logistics tại Đà Nẵng thời
gian qua. Chính các chương trình đào tạo này là cơ
hội để các trường đào tạo đội ngũ giảng viên, học hỏi
kinh nghiệm về tổ chức đào tạo và tiếp cận với các
chương trình đào tạo ở trình độ quốc tế.
- Không ngừng cải tiến nội dung, chương trình nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo.
Logistics là ngành hoạt động mang tính chất thực
hành và tính quốc tế hóa rất cao, do đó để nâng cao
chất lượng đào tạo các chuyên ngành logistics, trước
hết các trường cần hoàn thiện khung chương trình
đào tạo với định hướng tiếp cận các chương trình đào
tạo tiên tiến trên thế giới kết hợp với yêu cầu thực
tiễn phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, dựa vào
các thông tin và nhu cầu từ doanh nghiệp để đào tạo
nguồn nhân lực thật hợp lý, cân bằng về cung và cầu.
Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
ngành logistics, cần nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên theo hướng phát triển chuyên sâu thông
qua các hoạt động đào tạo mới, đào tạo lại và đặc biệt
là tích lũy kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực logistics.
Muốn vậy, các cơ sở giáo dục đào tạo cần tích cực
tìm kiếm những nguồn học bổng thông qua các
chương trình, dự án hợp tác quốc tế để cử giảng viên
đi đào tạo chuyên môn logistics tại nước ngoài. Các
địa phương có thể dành một số suất học bổng cho
sinh viên, giảng viên các trường đại học, cao đẳng đi
đào tạo, thực tập ở nước ngoài nhằm nâng cao trình
độ chuyên môn, cập nhật kiến thức theo hướng hội
nhập với thế giới.
Để tăng cường khả năng thực hành, các trường
có đào tạo chuyên ngành logistics cần xúc tiến lập
dự án đầu tư xây dựng các phòng thực hành để sinh
viên trong các cơ sở đào tạo được thực hành xử lý các
nghiệp vụ cụ thể của logistics như xử lý đơn hàng,
điều phối vận tải, kiểm soát kho hàng nhằm nâng
cao năng lực thực tiễn cho người học. Ngoài ra, các cơ
sở đào tạo cần chủ động liên kết với các công ty hoạt
động trong lĩnh vực này để gửi sinh viên đến thực tập
nghề nghiệp, gắn đào tạo lý thuyết với thực hành,
đào tạo theo địa chỉ sử dụng.
Hiệp hội logistics tại các địa phương có thể huy
động nguồn đóng góp của các thành viên cùng với
một phần hỗ trợ của chính quyền để hình thành quỹ
phát triển nguồn nhân lực logistics qua đó cử các cán
bộ quản lý ngành, các chuyên viên và cán bộ phụ
trách các hoạt động cốt lõi logistics của các doanh
nghiệp có điều kiện ra nước ngoài thực tập tại các tổ
chức, doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực này ở các
quốc gia phát triển nhằm học hỏi kinh nghiệm, nâng
cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành làm hạt nhân
cho các đơn vị, giúp nhanh chóng tiếp cận với trình
độ của thế giới.
- Tăng cường đào tạo lại, đào tạo bổ sung cho nguồn
nhân lực hoạt động trong ngành logistics và các hoạt
động liên quan.
Để thúc đẩy ngành logistics phát triển một cách
sâu rộng và toàn diện thì các ban, ngành có liên quan
tới khu vực dịch vụ logistics của các địa phương vùng
duyên hải miền Trung cần phải hợp tác với nhau chặt
chẽ, đặc biệt là ngành giao thông vận tải, ngành công
thương, ngành bưu chính viễn thông, hải quan... để
có giải pháp tổng thể trong việc phát triển nguồn
nhân lực logistics nói chung. Bởi vì việc phát triển
nguồn nhân lực logistics không chỉ đơn thuần là của
các doanh nghiệp, mà một bộ phận lớn các hoạt động
liên quan trong chuỗi dịch vụ logistics được tiến hành
đều có sự tham gia của các ngành này. Vì vậy, các
ngành cũng cần hợp tác chặt chẽ với các trường đại
học và các doanh nghiệp, tạo ra mối quan hệ tương
tác qua lại lẫn nhau để có được sự hỗ trợ cần thiết, kết
hợp chặt chẽ giữa đào tạo và thực tiễn.
Về phía các cơ sở đào tạo, cần tiếp tục phát huy
các chương trình đào tạo trung và ngắn hạn được
thực hiện bởi các trung tâm logistics, hiệp hội và các
công ty đào tạo. Trong giai đoạn đầu có thể lấy Trung
tâm Logistics của trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà
Liên kết phát triển logistics miền Trung
21Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nẵng làm đầu mối để mời các nhà quản lý, các chuyên
gia logistics từ các quốc gia phát triển đến để trao đổi
kinh nghiệm, chuyển giao kiến thức cho các giảng
viên của các cơ sở đào tạo cũng như tổ chức các khóa
học ngắn hạn nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ
quản lý cấp trung và cấp cao của các doanh nghiệp
và cán bộ quản lý nhà nước. Các khóa học nâng cao
giúp cán bộ quản lý có cái nhìn tổng quan toàn diện
về chuỗi dịch vụ mà doanh nghiệp mình mong muốn
cung cấp, từ đó có các biện pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Về lâu dài, có thể
nghiên cứu để tiếp tục thành lập các trung tâm tại các
trường đại học khác cũng như xúc tiến hành lập Viện
Nghiên cứu Phát triển Logistics tại Đà Nẵng hoặc Nha
Trang nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao
ứng dụng logistics cho cộng đồng doanh nghiệp trên
địa bàn khu vực.
Về phía doanh nghiệp logistics, cần hợp tác chặt
chẽ với các trường đại học, các trung tâm logistics để
thực hiện nhiệm vụ đào tạo lại, đào tạo bổ sung cho
đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc trong các công
đoạn khác nhau của logistics nhưng chưa được đào
tạo chính thức bằng cách cùng xây dựng các chương
trình đào tạo, cử các chuyên gia giỏi tham gia giảng
dạy một số chuyên đề thực tế có tính chuyên sâu để
nhanh chóng bổ sung, cập nhật kiến thức cần thiết về
logistics cho đội ngũ cán bộ, nhân viên hiện đang làm
việc trong các doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ngành học
logistics nhằm thu hút nguồn tuyển sinh chất lượng cao.
Thực tế hiện nay một số chương trình đào tạo đại
học chuyên ngành logistics ở bậc cử nhân có chất
lượng đầu vào chưa cao, chưa thu hút được nhiều sinh
viên giỏi vào học vì đa số người học vẫn chưa có hiểu
biết nhiều về ngành học này. Vì vậy, để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực logistics trong tương lai, ngoài
việc không ngừng hoàn thiện chương trình đào tạo,
tăng cường đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất phục
vụ đào tạo thì việc phải tăng cường công tác quảng
bá để thu hút nhân tài vào học ngành này cũng
quan trọng không kém. Để làm được điều này cần:
+ Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về
triển vọng phát triển và định hướng chiến lược phát
triển ngành logistics của Việt Nam nói chung và của
vùng duyên hải miền Trung nói riêng. Các tỉnh thành
trong khu vực cần sớm nghiên cứu, xây dựng và ban
hành chính sách hỗ trợ và thu hút nguồn nhân lực
logistics, đồng thời tuyên truyền rộng rãi chính sách
đó đến tất cả các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ các
cơ sở giáo dục đào tạo thu hút nhân tài vào học các
ngành học này.
+ Các cơ sở giáo dục đào tạo cần đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, quảng bá cho ngành học bằng
nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: đẩy
mạnh công tác tư vấn tuyển sinh hàng năm đến tận
các trường phổ thông; tổ chức các hội thảo khoa học;
các buổi báo cáo chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu
về logistics và các hoạt động diễn ra trong khu vực
dịch vụ logistics; thường xuyên cập nhật các bản tin
logistics trên các trang diễn đàn, fanpage của trường,
Liên kết phát triển logistics miền Trung
22 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
khuyến khích sinh viên tham gia học hỏi và tìm hiểu
về ngành dịch vụ còn nhiều tiềm năng này.
+ Các doanh nghiệp logistics cũng cần tích cực
tham gia công tác quảng bá cho ngành bằng cách
thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc, trao đổi giữa
các chuyên gia, nhà quản trị logistics chuyên nghiệp
với sinh viên trong các trường đại học; tích cực cử các
chuyên gia, nhà quản lý giỏi tham gia các cuộc hội
thảo khoa học, buổi tọa đàm, trao đổi về logistics do
các trường đại học, viện nghiên cứu tổ chức nhằm
trao đổi kinh nghiệm quản lý, điều hành hoạt động
logistics đồng thời qua đó thực hiện công tác thông
tin, tuyên truyền về ngành logistics cho toàn xã biết
và tham gia
- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại chỗ nguồn nhân
lực logistics từ phía cộng đồng doanh nghiệp.
Bên cạnh sự giúp đỡ đào tạo từ phía các hiệp hội,
tổ chức, các trường đại học thì các doanh nghiệp
logistics cũng cần phải có những chính sách đào tạo
và xây dựng đội ngũ nhân viên, phát huy được sức
mạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp một
cách tối ưu, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
và lâu dài.
- Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là
tiếng Anh, và các kỹ năng mềm cho nguồn nhân lực.
Đặc điểm của logistics là chuỗi dịch vụ liên khu
vực nên có sự tương tác giữa các đối tác từ nhiều
nước khác nhau. Vì vậy, năng lực sử dụng ngoại ngữ
và hiểu biết về văn hóa các nước là cần thiết.
- Kết nối nhiều ngành trong chuỗi dịch vụ logistics.
Liên quan đến logistics không chỉ cần đội ngũ cán
bộ về quản lý kinh tế mà còn nhiều ngành liên quan
như xây dựng (hạ tầng, kho bãi, cảng biển), bảo quản
(kỹ thuật nhiệt, hóa học, công nghệ sinh học), vận
chuyển (giao thông, bốc xếp)...
kết luận
Nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tạo điều
kiện cho người lao động học tập, làm việc tích lũy kiến
thức, kinh nghiệm từ thực tiễn; ứng dụng khoa học
công nghệ trong việc thực hiện các quy trình, thủ tục
hải quan; đào tạo về công tác quản lý doanh nghiệp,
cập nhật các chủ trương, đường lối, chính sách của
nhà nước; xác định rõ mục tiêu đào tạo, xây dựng
kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo
ngắn hạn và trung hạn, chọn lựa đúng đối tượng đào
tÀi liỆu tham khẢo
1. PGS.TS. Hồ Thị Thu Hòa & TS. Lê Phúc Hòa. 2016.
“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logisctics Việt Nam”.
Vietnam Logistics Review ngày 08.7.2016.
2. TS. Trần Du Lịch. 2013. “Môi trường đầu tư vùng
duyên hải miền Trung”, Kỷ yếu Hội thảo Xúc tiến đầu tư vùng
duyên hải miền Trung. Đà Nẵng, 3.2013.
3. ThS. Nguyễn Thành Nam. 2016. “Giải pháp phát triển
nguồn nhân lực ngành dịch vụ logistics Việt Nam”. Tài chính.
Kỳ 2. Số tháng 6.2016.
4. PGS.TS. Trịnh Thị Thu Hương. 2016. “Đào tạo phát
triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam”. Giao thông vận tải.
Ngày 26.6.2016.
5. TS. Bùi Văn Danh. “Cần một chiến lược phát triển toàn
diện nguồn nhân lực logistics Việt Nam”. Vietnam Logistics
Review. 2016.
6.
7. www.unctad.org/.
tạo. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần đào tạo hoặc tái
đào tạo một số kỹ năng khác như: kỹ năng giao tiếp
và tính toán tốt, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng
sử dụng máy vi tính, phần mềm văn phòng.
Xuất phát từ yêu cầu phát triển trong điều kiện
hội nhập quốc tế và cạnh tranh toàn cầu hiện nay,
các doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác giáo
dục ý thức lao động, tác phong làm việc, tinh thần
doanh nghiệp cho nhân viên nhằm tạo ra sự chuyển
biến mạnh mẽ về nhận thức thể hiện qua thái độ tích
cực, hành vi đúng đắn với công việc và các quan hệ xã
hội khác từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để làm được
điều này, các doanh nghiệp cần tích cực xây dựng
các chương trình đào tạo, huấn luyện nội bộ cho phù
hợp với điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Hiệp
hội logistics cần phối hợp với các cơ sở nghiên cứu
nhằm nghiên cứu xây dựng một hệ thống các tiêu
chuẩn nghề nghiệp cho nhân viên hoạt động trong
ngành logistics, làm căn cứ cho các doanh nghiệp xây
dựng đội ngũ nhân viên logistics theo hướng chuyên
nghiệp và hội nhập quốc tế.
t.V.n.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_nguon_nhan_luc_chuyen_nganh_logistics_cho_vung_du.pdf