Chỉ định: Phẫu thuật nội soi một trocar hỗ
trợ cắt ruột thừa qua rốn được chỉ định điều trị
trong tất cả các trường hợp viêm ruột thừa cấp ở
trẻ em.
Kỹ thuật: Là phương pháp mổ an toàn, khả
thi, hiệu quả, có thể lựa chọn để thay thế
phương pháp khác điều trị viêm ruột thừa cấp ở
trẻ em.
Đánh giá kết quả: Kết quả điều trị rất khả
quan, hạn chế được những tai biến trong mổ
cũng như biến chứng sau mổ, sẹo mổ đẹp, đáp
ứng được nhu cầu về mặt thẩm mỹ
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật nội soi một trocar hỗ trợ cắt ruột thừa qua rốn điều trị viêm ruột thừa cấp ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 46
PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT TROCAR HỖ TRỢ CẮT RUỘT THỪA
QUA RỐN ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP Ở TRẺ EM
Trần Ngọc Sơn*, Nguyễn Thành Thắng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Báo cáo kết quả ứng dụng phương pháp nội soi 1 trocar hỗ trợ cắt ruột thừa ở trẻ em.
Phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013, chúng tôi thực hiện 119 trường
hợp cắt ruột thừa một trocar. Chúng tôi sử dụng trocar 10 mm 2 kênh đặt tại rốn, dụng cụ phẫu thuật chuyên
biệt dài 450 mm. Sau khi nội soi trong ổ bụng, ruột thừa được kẹp và kéo ra ngoài tại vị trí rốn, sau đó ruột thừa
được cắt ngoài ổ bụng.
Kết quả: Tuổi trung bình của các bệnh nhi là 7,2, thời gian mổ trung bình là 36,7 phút và thời gian nằm
viện trung bình là 2,6 ngày. Có 110 trường hợp (92,7%) được mổ với chỉ 1 trocar, 9 trường hợp (7,6%) phải đặt
thêm 2 trocar. Không có bệnh nhân nào tử vong, không có biến chứng trong mổ. Sau mổ có 8 trường hợp bị
nhiễm khuẩn vết mổ. Theo dõi 3 – 8 tháng tất cả các bệnh nhân đều không có triệu chứng liên quan, kết quả về
thẩm mỹ rất tốt, không có sẹo mổ.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi với 1 trocar hỗ trợ cắt ruột thừa qua rốn là phương pháp an toàn, khả thi với
kết quả thẩm mỹ rất tốt và có thể là lựa chọn hàng đầu trong cắt ruột thừa viêm ở trẻ em.
Từ khóa: Viêm ruột thừa cấp ở trẻ em.
ABSTRACT
ONE TROCAR TRANSUMBILICAL LAPAROSCOPIC‐ASSISTED APPENDECTOMY FOR ACUTE
APPENDICITIS IN CHILDREN
Tran Ngoc Son, Nguyen Thanh Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 45 ‐ 49
Objectives: We report our experience in performing laparoscopic assisted appendectomy using only one
trocar in children.
Methods: From October 2012 to March 2013 we performed 119 one trocar laparoscopic assisted
appendectomy. In the procedures, a 10 mm operative telescope was used, with a 450 mm atraumatic grasper
introduced through the operative channel. After the intraabdominal laparoscopic dissection, the appendix was
exteriorized through the umbilical incision and appendectomy was performed outside the abdomen as in the open
procedure.
Results: The mean age was 7.28 ± 2.61, the average operating time was 36.76 ± 10.82 and mean hospital
stay 2.67 ± 0.93 days. The procedure was completed using only one trocar in 110 patients (92.4%), in 9 patients
(7.6%) two additional trocars were needed. There was no death, no intraoperative complication. Wound infection
was noted in 8 patients postoperatively. At 3 to 8 months follow‐up, all patients were asymptomatic, with
excellent cosmesis, no visible operative scar.
Conclusions: Transumbilical laparoscopic‐assisted appendectomy is safe and feasible and can be a viable
option in management of acute appendicitis in children.
* Bệnh viện nhi Trung Ương
Tác giả liên hệ: TS. BS Trần Ngọc Sơn ĐT: 0462738854 Email: drtranson@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 47
Key words: Acute appendicitis in children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cắt RT qua nội soi ổ bụng là
phương pháp hiệu quả, được áp dụng thường
quy để điều trị VRT tại các bệnh viện được trang
bị dụng cụ nội soi(3,4). Một trong những tiến bộ
trong PTNS hiện nay là PTNS một trocar (dụng
cụ thao tác và camera đi chung ở 1 trocar). Kỹ
thuật này được đề xuất lần đầu tiên bởi Pelosi và
Pelosi năm 1992(10). So với PTNS nhiều trocar thì
phẫu thuật một trocar có vết mổ nhỏ, tính thẩm
mỹ cao, ít đau sau mổ, mặt khác không mất
nhiều thời gian trong quá trình mổ để đặt các
trocar. Tuy nhiên, khó khăn chung nhất khi sử
dụng phương pháp này là phẫu trường tam giác
quen thuộc của các phẫu thuật viên nội soi
không còn, hạn chế sự linh hoạt của các dụng cụ
nội soi và camera, dụng cụ nội soi và kính soi
phải thao tác di chuyển đồng thời cùng với
nhau, phẫu trường nội soi rất hẹp, điều này có
thể làm tăng khó khăn khi tiến hành các thao tác
tương đối đơn giản(4,7,8,11).
Trên thế giới đã có những công trình nghiên
cứu về phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi một
trocar trong điều trị viêm ruột thừa cấp ở trẻ em
cũng như ở người lớn. Tại Việt Nam hiện có rất
ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Đã có
nghiên cứu cắt RT nội soi 1 trocar trên người
lớn(7), hoặc sử dụng một vết mổ nhỏ qua rốn và
đưa các dụng cụ thao tác qua chung lỗ này(8).
Tuy nhiên, PTNS 1 trocar hỗ trợ cắt RT qua rốn
trong điều trị VRTC ở trẻ em chưa có nghiên
cứu nào được thực hiện, phương pháp này hiện
đang được quan tâm của nhiều phẫu thuật viên
nội soi trên thế giới. Liệu PTNS 1 trocar điều trị
VRTC ở trẻ em Việt Nam có an toàn và hiệu quả
không ? Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến
hành đề tài“ Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật
nội soi một trocar hỗ trợ cắt ruột thừa qua rốn
điều trị viêm ruột thừa cấp ở trẻ em”.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm các bệnh nhân dưới 16 tuổi, không
phân biệt giới tính, được chẩn đoán VRT cấp, đã
được ứng dụng điều trị bằng PTNS 1 trocar hỗ
trợ cắt RT qua rốn, thời gian từ 01/10/2012 đến
31/03/2013 tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương.
Phuong pháp nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Gồm tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán
cuối cùng là VRT cấp, được lựa chọn điều trị
bằng PTNS 1 trocar hỗ trợ cắt RT qua rốn.
Những bệnh nhân này có đầy đủ hồ sơ, các
dữ liệu chẩn đoán trước mổ, cách thức phẫu
thuật, kết quả theo dõi và đánh giá kết quả sau
mổ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không đủ điều kiện trên, VRT đã có biến
chứng VFM, tiền sử mổ bụng cũ qua rốn.
Loại hình nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca bệnh.
Tất cả các bệnh nhân tiến cứu đều được theo
dõi theo mẫu bệnh án thống nhất, do nhóm
phẫu thuật viên tại bệnh viện Nhi Trung Ương
thực hiện.
Ống kính nội soi 10 mm góc 00 gồm có 2
kênh (1 kênh dành cho camera và 1 kênh dành
cho forcep, Camera và forcep sẽ được sử dụng
đồng thời trên ống soi này).
Hình 1. Ống kính nội soi 2 kênh với forcep dài 450
mm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 48
Kỹ thuật mổ
Bệnh nhân nằm ngửa đầu dốc, có thể
nghiêng trái 150, phẫu thuật viên chính đứng
bên trái bệnh nhân, phụ mổ đứng bên trái phẫu
thuật viên chính.
Thực hiện bơm hơi kỹ thuật mở qua trocar
10 mm: Rạch da ngang rốn dài 1cm, bóc tách
cân, cơ, mở phúc mạc, đặt trocar 10 mm vào lỗ
vừa mở.
Áp lực ổ bụng được ấn định 8 – 12 mmHg.
Sau đó áp lực được duy trì với áp lực trên, lưu
lượng khí bơm vào ổ bụng duy trì 1 – 3 lít/phút.
Trocar ở rốn là đường vào của Camera, sau
khi thăm khám toàn bộ ổ bụng để loại trừ các
bệnh lý khác và xác định chẩn đoán, tiến hành
các bước tiếp theo, nếu RT không dính vào xung
quanh và manh tràng di động, dùng forcep 5
mm được đưa qua kênh 5mm túm lấy đầu ruột
thừa hoặc tại gốc ruột thừa, nhẹ nhàng di
chuyển đồng thời cả trocar 10 mm, camera và
forcep đã túm được RT và đưa RT ra ngoài qua
rốn, phải rất thận trọng vì RT dễ vỡ, tạm thời
dừng bơm hơi.
Sau khi đã đưa RT ra ngoài tiến hành cắt RT,
mạc treo RT được đốt điện hoặc buộc chỉ, khâu
buộc gốc RT, gốc RT có thể được vùi hoặc không
vùi.
Hình 2. Kẹp gốc ruột thừa trong mổ.
Sau đó, manh tràng được đưa trở lại vào ổ
bụng. Trocar được đặt lại, tiến hành bơm hơi,
kiểm tra lại gốc RT ở trong ổ bụng. Kiểm tra túi
thừa Meckel, xếp lại ruột, dừng bơm hơi, xả khí,
rút trocar và đóng vết mổ.
Trong tình huống phức tạp, nếu RT dính vào
xung quanh như mạc nối lớn, các quai ruột hoặc
vào thành bụng thì cần phải dùng forcep để gỡ
dính giải phóng RT để RT hoàn toàn tự do, hoặc
nếu manh tràng không có độ di động, dùng móc
điện tiến hành giải phóng để manh tràng di
động một phần. Hay trường hợp RT sau manh
tràng, RT góc gan, RT chui vào thành bụng sau
hay thanh mạc đại tràng thì cần giải phóng, bóc
tách phúc mạc thành sau, mở cửa sổ ở mạc treo
RT để giải phóng RT và manh tràng, rồi dùng
forcep túm lấy RT và đưa ra ngoài qua rốn.
Dùng kháng sinh sau phẫu thuật:
Cephalosporin thế hệ thứ 3 kết hợp với
Metronidazole, giảm đau: Paracetamol theo
thể trọng.
Các số liệu nghiên cứu được xử lý trên máy
vi tính theo chương trình phần mềm SPSS 18.0.
KẾT QUẢ
Trong 6 tháng nghiên cứu, thời gian từ
01/10/2012 đến 31/03/2013 có 119 bệnh nhân
được phẫu thuật, trong đó có 110 bệnh nhân
được mổ hoàn toàn bằng một Trocar, có 9 bệnh
nhân đang phẫu thuật một Trocar phải thay đổi
kỹ thuật đặt thêm Trocar, không có bệnh nhân
nào phải chuyển mổ mở.
Trong 119 bệnh nhân nghiên cứu có 78 trẻ
trai, chiếm 65,5%. Có 41 trẻ gái chiếm 35,5%, sự
khác biệt giữa tỷ lệ trẻ trai và trẻ gái là có ý
nghĩa thống kê với p = 0,01 < 0,05.
Tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái = 1,9/1.
Thời gian trung bình để tiến hành 1 ca mổ là
36,76 ± 10,82 phút (ngắn nhất là 15 phút và dài
nhất là 60 phút).
Trong 119 bệnh nhân có 110 bệnh nhân được
mổ hoàn toàn bằng nội soi một Trocar (Chiếm
92,4%), 9/119 bệnh nhân phải đặt thêm trocar
(Chiếm 7,6%).
Thời gian nằm viện trung bình là 2,67 ± 0,93
ngày, ngắn nhất là 1 ngày và dài nhất là 6 ngày.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn rốn sau mổ nghiên cứu
của chúng tôi có 8/119 bệnh nhân, chiếm 6,8%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 49
Không có trường hợp nào tắc ruột sau mổ hay
áp xe tồn dư.
BÀN LUẬN
Những lợi ích của phẫu thuật cắt ruột thừa
nội soi đã được chứng minh, quan sát toàn bộ
ổ bụng được thực hiện thuận lợi và kỹ càng,
cho phép chẩn đoán phân biệt với những bệnh
lý liên quan trong ổ bụng cũng như dễ dàng
đánh giá những trường hợp khó hay ở vị trí
bất thường.
Đa số những kỹ thuật cắt ruột thừa nội soi
hiện nay áp dụng tại hầu hết các bệnh viện là sử
dụng 3 trocar. Để giảm chi phí điều trị và tỷ lệ
các biến chứng, cũng như tăng tính thẩm mỹ,
chúng tôi ứng dụng phương pháp cắt ruột thừa
nội soi bằng một trocar qua rốn.
Chỉ định phẫu thuật
Theo nhiều tác giả trong và ngoài nước,
phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa có thể áp dụng
cho các bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Kỹ thuật
này được có thể áp dụng được đối với các
bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp, kể cả những
trường hợp viêm ruột thừa đã có biến chứng
viêm phúc mạc(13).
Thời gian mổ và tỷ lệ thành công của
PTNS
Bảng 1. So sánh thời gian phẫu thuật và tỷ lệ thành công PTNS của các tác giả.
Tác giả Thời gian mổ nội soi trung bình (phút) Đặt thêm Trocar (%) Chuyển mổ mở (%)
Koontz C.S (2006)(6), n = 111 36 1,8 1,8
Andrei B (2010)(1), n = 110 30 4,5 0
Stanfill A.B (2010)(13), n = 48 46,49 18,8 0
D’Alessio A (2002)(2), n = 150 35 18,7 4
Rispoli G (2002)(11) n = 65 25 7,7 7,7
Guanà R (2010)(5)n = 231 38 1 1
Nghiên cứu của Chúng tôi (2013), n = 119 36,76 7,6 0
*Nhận xét: Kết quả ở bảng 1 cho thấy rằng
thời gian mổ trung bình của chúng tôi ngắn hơn
1 số tác giả Stanfill AB, Guanà R nhưng lại dài
hơn so với tác giả Rispoli G, D’Alessia A. Qua
kết quả này chúng tôi suy luận rằng một số tác
giả có thời gian mổ ngắn hơn có thể do chọn
mẫu nghiên cứu đang còn ít, kỹ thuật mổ có thể
thành thạo hơn. Kết quả của chúng tôi ngắn hơn
các tác giả trên có thể giải thích được rằng một
số tác giả thực hiện trên người lớn nên phẫu
thuật có phần khó khăn hơn, phẫu thuật 1
đường mổ có sủ dụng găng tay (Như là trocar
đặt qua rốn) và cột các trocar vào đầu các ngón
găng tay, chính thao tác này làm mất thời gian
hơn.
Cũng từ kết quả bảng trên, nghiên cứu của
chúng tôi không có trường hợp nào phải chuyển
sang mổ mở, phù hợp với kết quả của Stanfill
AB (2010)(13), Andrei B (2010)(1). Trong mổ chúng
tôi không gặp phải trường hợp nào có túi thừa
Meckel cũng như các bệnh lý khác kèm theo
trong ổ bụng.
Trong nghiên cứu của Rispoli G (2002)(11) thì
các trường hợp phải thay đổi kỹ thuật là do sự
dính phức tạp tại vùng hố chậu phải, mặt khác
ruột thừa khó, vị trí bất thường.
Thời gian nằm viện sau mổ
Bảng 2. So sánh thời gian nằm viện sau mổ của các
tác giả.
Thời gian (ngày)
Tác giả
Trung
bình
Ngắn
nhất
Dài
nhất
Koontz CS (2006)(6) 1,8 1 11
Rispoli G (2002)(11) 2 1 4
Esposito C (1998)(4) 2 1 4
Andrei B (2010)(1) 2,9 2 5
Rosso (1998)(12) 2,6 1 7
Nghiên cứu của Chúng tôi (2013) 2,67 1 6
*Nhận xét: Qua kết quả ở bảng trên thấy
rằng thời gian nằm viện trung bình sau mổ
ngắn, kết quả của chúng tôi cũng gần tương
đương với các tác giả trên.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Ngoại Nhi 50
Nhiễm khuẩn rốn sau mổ
Kết quả của chúng tôi vẫn còn cao hơn so
với 1 số tác giả khác, có lẽ chúng tôi suy luận
rằng kỹ thuật cắt ruột thừa ngay tại rốn và cô
lập gốc ruột thừa với mép vết mổ còn chưa tốt,
do đó tại vị trí ruột thừa được cắt có thể đã tiếp
xúc với mép vết mổ.
Sẹo mổ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các
bệnh nhân đều hài lòng về vết mổ. Tuy nhiên, vì
có những bệnh nhân hoàn toàn không thấy sẹo
hoặc sẹo rất nhỏ nên cần phải dặn dò bệnh nhân
chu đáo trước khi xuất viện, để tránh chẩn đoán
lầm viêm ruột thừa lần thứ 2.
Hình 3. Ảnh chụp bệnh nhân sau mổ 3 tháng.
100% các trường hợp sau mổ được chúng tôi
kiểm tra và đánh giá lại, sau mổ 3 tháng 100%
các bệnh nhân đều có kết quả tốt, không gặp
phải vấn đề gì. Kết quả của chúng tôi cũng
tương đương với các tác giả Esposito C(4), Stanfill
AB(13), Rispoli G(11).
KẾT LUẬN
Chỉ định: Phẫu thuật nội soi một trocar hỗ
trợ cắt ruột thừa qua rốn được chỉ định điều trị
trong tất cả các trường hợp viêm ruột thừa cấp ở
trẻ em.
Kỹ thuật: Là phương pháp mổ an toàn, khả
thi, hiệu quả, có thể lựa chọn để thay thế
phương pháp khác điều trị viêm ruột thừa cấp ở
trẻ em.
Đánh giá kết quả: Kết quả điều trị rất khả
quan, hạn chế được những tai biến trong mổ
cũng như biến chứng sau mổ, sẹo mổ đẹp, đáp
ứng được nhu cầu về mặt thẩm mỹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andrei B (2010). Laparoscopic Assisted Appendectomy –
Comparative Study. Journal of Pediatr Surg. 4 (1). pp 1 – 66.
2. D’alessio A, Piro E, Tadini B (2002). One – trocar
transumbilical laparoscopic – Assisted appendectomy in
chirldren: Our experience. Eur J Pediatr Surg. 12 (1), pp: pp 24
– 27.
3. De Matos P, Lugwig K (1999). Laparoscopic Appendectomy.
Atlas of laparoscopic surgry.current medicin, (2) 18: pp 320 –
334.
4. Esposito C (1998). One – trocar appendectomy in pediatric
surgery. Surg endosc, 12: pp 177 – 178.
5. Guanà R, Gesmundo R, Maiullar E (2010). Treatment of acute
appendicitis with one – port transumbilical laparoscopic –
Assisted appendectomy: A six – year, single – centre
experience. African Journal of Paediatric Surgery, 7(3), pp 169
– 173.
6. Koontz CS (2006). Video – Assisted Transumbilical
Appendectomy In Children. Journal of pediatric surgery,
41(4), pp 710 – 712.
7. Nguyễn Tấn Cường, Đỗ Hữu Liệt, Lê Trần Đức Tín (2008).
Cắt ruột thừa nội soi với 1 trocar rốn. Y học TP. Hồ Chí Minh.
Tập 12(4): tr 126 – 130.
8. Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Đăng Phấn (2011). Cắt ruột
thừa nội soi một đường mổ qua rốn với 2 Trocar. Đại hội
phẫu thuật nội soi châu á – Thái Bình Dương (ELSA) lần thứ
10.
9. Ohno Y, Morimura T, Hayashi SI (2012). Transumbilical
laparoscopically Assisted appendectomy in chirldren: The
results of a single – port, single – channel procedure. Surg
Endesc, 26(2), pp 523 –527.
10. Pelosi MA, Pelosi III MA (1992). Laparascopic appendectomy
using a single umbilical puncture (Minilaparoscopy). J
Reprod med 37: pp 588 – 594.
11. Rispoli G, Atmellino MF, Esposito C (2002). One – trocar
appendectomy. Surg endosc, 16, pp 833 – 835.
12. Rosso RD (1998). Initial Experience With Laparoscopic
Assisted Appendicectomy, Using An Umbilical One – Trocar
Technique. Swiss Surg, 4, pp 7 – 9.
13. Stanfill AB, Danielle KM, Kavitha K (2010). Transumbilical
Laparoscopically Assisted Appendectomy: An Alternative
Minimally Invasive Technique in Pediatric Patients. J of Lapar
& Advan Surg Techn, 20 (10), pp 873 – 876.
Ngày nhận bài 01/07/2013.
Ngày phản biện nhận xét bài báo 10/07/2013.
Ngày bài báo được đăng: 15–09‐2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phau_thuat_noi_soi_mot_trocar_ho_tro_cat_ruot_thua_qua_ron_d.pdf